107

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Có lẽ giữa người với người thật sự tồn tại duyên phận, thiện duyên và cả nghiệt duyên.

Dạo xưa lúc mấy người Xuân Trường đang ở Tuyên Quang, bố anh cũng ở đấy, vì Trọng Quang muốn về quê hương, muốn lá rụng về cội.

Giờ Xuân Trường ở Hà Nội, đúng lúc bố đẻ anh cũng đến Hà Nội, vì chú ta không có suy nghĩ giống Trọng Quang, chú ta là trẻ mồ côi, quê hương chẳng phải điều gì quan trọng với chú ta, chú ta muốn vào bệnh viện tốt, điều kiện tốt, thể diện vẻ vang hơn.

Trước khi đến bệnh viện mẹ anh không báo với ai hết.

Dì chưa bao giờ quên cái đêm rối ren cách đây rất lâu, hôm ấy ở bệnh viện tất cả mọi người đều bị đẩy sang ngã rẽ khác cuộc đời, bẵng đi đã 5-6 năm. Mối quan hệ giữa những người này như rễ cây, nhưng tính ra thì nguồn cơn sự việc chỉ là mối duyên nợ rối mù giữa ba người dì, chồng cũ và Trọng Quang mà thôi.

Vào lúc suy sụp nhất, dì từng bị những mối quan hệ đan xen chằng chịt bủa vây, cắm đầu vào ngõ cụt sâu hun hút không tài nào thoát được. Sau này tốn hai năm uống thuốc và chữa trị, dưới sự dẫn dắt dần dần tháo gỡ hơn nửa, rốt cuộc dì ý thức được rằng nút thắt lớn nhất là bản thân mình.

Có đôi khi con người là thế, trong nhà chưa tỏ ngoài ngõ đã tường. Thời điểm dì tỉnh táo nhất thì nghĩ đạo lý đơn giản nhường ấy, sao lúc trước mình không hiểu? Thời điểm tinh thần suy sụp lại thấy rối ren không có điểm cuối.

Mãi đến năm nay nghe tin chồng cũ nhập viện, dì mới thay đổi. Tưởng như người lững lờ trôi trong mây mù tối tăm mờ mịt đã lâu, đột nhiên rơi xuống đất.

Bác sĩ đề nghị dì có thể thử tháo gỡ từ ngọn nguồn. Thế là nhận được điện thoại của người giúp việc, dì quyết định đến gặp chồng cũ lần nữa. Lần này không có người khác, không dính líu đến ai cả, tự tay dì tháo gỡ nút thắt này.

Cơ mà trước khi lên tầng, dì gặp phải một chuyện nhỏ chen ngang ở cửa bệnh viện. Khi đó vừa xuống xe, khép áo khoác bước vào cửa, bỗng thoáng thấy cách đó không xa có một người mặc áo khoác màu lam đứng bên đường nghe điện thoại, hắn quay lưng lại với dì, một tay hẵng còn vịn cửa xe.

Dì bị cận thị nhưng không nặng lắm, nên bình thường không đeo kính. Từ khoảng cách này chỉ xác định được người nọ là một chàng trai trẻ cao gầy trắng trẻo, phong độ vượt trội, không thấy rõ mặt. Nhưng giây phút hắn quay đầu lại, dì cảm giác điệu bộ cầm điện thoại nói chuyện đầy bình tĩnh lạnh nhạt cứ na ná Xuân Trường, làm dì suýt chút nữa nhận nhầm.

Cũng may dì phản ứng kịp, con trai dì không có cái áo khoác nào màu này và rất hiếm khi thấy hắn quàng khăn đen dày quịch. Thế là dì bật cười lắc đầu, bước thẳng vào bệnh viện.

Đã lâu rồi không gặp chồng cũ, lần cuối cùng gặp chú ta là cái lần trong phòng bệnh Trọng Quang.

Ngày đó chú ta chạy vội giữa đêm khuya vào bệnh viện, trên người nhuốm hơi lạnh bị Xuân Trường đấm lệch mồm, khác hoàn toàn dáng vẻ áo mũ chỉnh tề trước đây, nhìn thật nhếch nhác. Trong ấn tượng của dì, đó là dáng vẻ mất thể diện nhất của tên chồng cũ.

Ban đầu nghe nói chồng cũ bị bệnh, dì bèn men theo dáng vẻ đêm đó để tưởng tượng chú ta gầy hơn, nhợt nhạt hơn, lôi thôi hơn. Vì nỗi căm thù đến tận xương tủy mà còn bội nhọ thêm 30% nữa.

Nhưng đến lúc gặp ông ấy trong phòng bệnh thật thì vẫn ngẩn cả người.

Nếu không phải có người nói với dì từ trước thì dì chẳng thể nhận ra đây là cái người lằng nhằng với cô hơn 10 năm.

“Tên bịp bợm” từng có vẻ ngoài hào hoa phong độ nay mặc quần áo bệnh nhân chẳng vừa người, một tay được giúp việc dìu, một tay chống nạng, nhưng từ này dùng cho chú ta thì không hợp cho lắm.

Chú ta còng lưng nhích từng bước nhỏ đến nhà vệ sinh, kết quả đi được nửa đường bỗng trông thấy ngoài cửa có người, bèn chậm chạp quay đầu lại…

Và thế là dì bắt gặp một gương mặt phù thũng tái nhợt.

Người ta hay nói tư thế đi đường ảnh hưởng đến cốt cách và khí chất, lâu dần đến cả vẻ ngoài cũng thay đổi theo. Cách đây rất lâu, khi dì và chú ta hẵng còn thắm thiết, hay nghe người ta khen ngợi rằng chồng là một người đàn ông đẹp trai lịch lãm. Mà giờ đây, người đàn ông rù rờ phù thũng chẳng còn tìm thấy đâu bóng hình trong quá khứ.

Tất cả những lời tích cóp đầy bụng, biến mất sạch trong chớp nhoáng trông thấy chú ta.

Thậm chí dì còn ngỡ ngàng mất vài giây, dì nghĩ người đàn ông trung niên phù thũng tái nhợt này là ai? Vì sao ngay lúc thấy dì lại vô thức giơ tay lên che mặt, sau đó kéo người giúp việc hoảng hốt vội vàng trốn vào nhà vệ sinh, bởi thế mà tư thế càng tức cười hơn.

Hồi lâu sau dì mới hoàn hồn, trong lòng khẽ “À” lên: Đây là Lương Thanh Sơn.

Ấy thế mà… là ông ta.

Vì một người như thế mà dì suy nhược thần kinh, siết chặt Xuân Trường người duy nhất có thể túm được, lãng phí trọn vẹn 5 – 6 năm cuộc đời…

Mới buồn cười làm sao.

Chú ta ở trong nhà vệ sinh hồi lâu, chẳng biết vì gặp khó khăn hay chưa sẵn sàng gặp ai. Tới khi người giúp việc đỡ chú ta đi ra, dì đã khép hờ cửa phòng thay chú ta.

Ông nhích dần nhích dần về bên giường. Trước đây đôi mắt chú ta sáng lắm, lúc cần có thể ôn hòa có thể nhiệt tình, nhưng giờ đây cứ cụp suốt, toát lên vẻ chết lặng và yếu đuối.

Người giúp việc đỡ chú ta lên giường, điều chỉnh độ nghiêng của gối tựa lưng, rồi kéo một cái ghế đến bên giường và nói: “Mời ngồi.”

“Không cần đâu.” Dì nói: “Tôi đến gặp chút thôi, đứng đây là được rồi.”

Giúp việc vốn định đứng sang một bên, chợt thấy ông ta phẩy phẩy tay, phát âm ngọng nghịu: “Ra ngoài một chút.”

“Ơ…” Giúp việc chần chừ một lúc rồi vui vẻ đi ra ngoài, trong phòng chỉ còn lại hai người.

Mẹ anh nói: “Anh gọi tôi đến để cho tôi xem cuộc sống thảm hại của anh à?”

Người nọ vẫn chẳng nhìn dì, cúi gằm mặt ngồi nơi đầu giường. Ban nãy đi đi lại lại, tuy rằng khó khăn nhưng chí ít chú ta vẫn có tí sức sống. Giờ ngồi ì trên giường, sự chết lặng tối tăm ủ ê lập tức bủa vây. Mãi lâu sau, chú ta mới chớp mắt ú ớ nói: “Dân, rất xin lỗi.”

Mấy chục năm trước nghe chú ta xin lỗi, bao giờ dì cũng thấy tủi thân. Năm sáu năm trước nghe chú ta xin lỗi ở bệnh viện, dì còn tức giận đến mức điên loạn.

Giờ lại nghe chú ta xin lỗi, lẽ ra dì phải cười giễu và khinh thường mới đúng, nhưng lúc này thế mà rất đỗi bình tĩnh.

Một chồng cũ lạ lẫm kéo dì ra khỏi cái bóng của quá khứ, biến thành người ngoài cuộc. Dì xách túi đứng bên giường, nhìn người bệnh chẳng hề quen thuộc nói những lời vô nghĩa.

Thoáng chốc ấy dì chợt hiểu ra vì sao bác sĩ đề nghĩ dì đến gặp người này một lần.

Chỉ có gặp rồi dì mới thấu tỏ, vật đổi sao dời, cảnh còn người mất, cái người dì từng yêu, từng mệt mỏi, từng căm hận đã biến mất từ lâu, không có ai đứng im tại chỗ để chờ cho dì một lời giải thích cả. Bao năm nay thứ tra tấn dì chỉ là ảo ảnh trong kí ức mà thôi.

“Vẫn căm ghét tôi thế à?” Chú ta nói.

Dì nhìn người đàn ông trung niên xa lạ ấy, bỗng thấy thật tức cười và nở nụ cười trong lòng thật, để rồi thấy rối rắm khôn xiết.

Vén lọn tóc buông xõa bên tai, hít sâu và nói: “Bỏ đi.”

Nói ghét người này đúng là chuyện nực cười.

Ông ta ngước mắt lên, động tác chậm rì nhưng vẫn bắt được cảm xúc trong mắt dì.

Chú ta mưu mô tính toán, hiếu thắng ham chiến suốt mấy chục năm chỉ vì thể diện. Thích mình hay ghét mình đều được, chỉ cần không xem thường thì chú ta luôn thản nhiên đón nhận. Chú ta từng cho rằng, trên đời này bất cứ ai cũng có thể khinh thường chú ta ra mặt vì một nguyên nhân nào đó, chỉ trừ Thúy Dân. Vì dì sẽ chỉ không muốn thấy chú ta hoặc hận chú ta cả đời.

Chưa bao giờ chú ta nghĩ, mình lại nhìn thấy điều không muốn thấy nhất trong mắt người không thể nào nhất.

Có lẽ… đây mới là quả báo cay đắng nhất của chú ta.

Thà rằng dì điên loạn như vài năm trước, đỏ mắt chửi mình, đánh mình, trút sạch phẫn nộ và tủi thân tồn đọng. Nhưng cuối cùng chỉ rút điện thoại xem giờ, rồi nói với chú ta: “Tôi chẳng biết phải nói gì cả, những lời đã nghĩ kĩ giờ cũng chẳng muốn nói nữa. Thôi thì cứ thế đi, coi như tôi chỉ nhận một cú điện thoại và đến gặp chốc lát rồi đi ngay. Anh…”

Dì lặng đi một lát rồi nói: “Anh cố gắng chữa trị, chịu khó làm phục hồi chức năng.”

Chú ta nhọc nhằn nở nụ cười tự giễu, biểu cảm ấy xuất hiện trên gương mặt chú ta bây giờ giống bị co giật hơn. Chú ta há hốc mồm định nói gì đó.

Dì lập tức cắt lời chú ta: “Đừng nghĩ nhiều, không ai muốn đất và tiền của anh hết.”

Lời dì nói giống hệt Xuân Trường, chú ta chậm rì gục đầu xuống, nhìn chằm chằm không khí rồi chẳng nhúc nhích nữa. Chú ta sống như ruồi như chó hơn nửa cuộc đời, cuối cùng hiếm khi lương tâm trỗi dậy, muốn tặng người khác thứ trong tay mình nhưng chẳng một ai nhận hết.

Dì nhìn chú ta một lần cuối cùng, rồi đẩy cửa bước ra khỏi phòng bệnh.

Căn phòng này nằm ở cuối hành lang, bên cạnh là cửa sổ rộng lớn, ánh mặt trời mùa đông rọi vào nhưng chẳng ấm áp đâu, mà trắng lòa chói mắt.

Dì cất bước đi xa, ngồi xuống băng ghế dài trống không. Ban nãy trong phòng bệnh nói năng bình tĩnh, nhưng ngay lúc ngồi xuống vẫn cầm lòng không đặng ngẩn ngơ. Như một học trò miệt mài đèn sách hơn mười năm, sau khi kết thúc kì thi Đại học sẽ rơi vào trạng thái trỗng rỗng.

Chẳng rõ là cảm giác gì, rất khó miêu tả là mất mát hay nhẹ nhõm. Mãi đến khi có người ngồi xuống bên cạnh, đưa một cốc nước ra trước mặt thì dì mới giật mình bừng tỉnh.

“Trường?” Dì nhận nước, ngạc nhiên nhìn người bên cạnh.

Bất chợt thấy bỡ ngỡ làm sao, có lẽ lâu rồi dì không bình tĩnh ngồi với con trai mình thế này. Dì như mơ một giấc mơ dài đằng đẵng và nhạt nhẽo, đột nhiên tỉnh giấc, cậu con trai cao cao, luôn mím chặt môi nghiêng đầu của mình đã trưởng thành.

“Sao con lại tới đây?” Dì ngỡ ngàng hỏi: “Đến từ lúc nào?”

“Con đến lâu rồi.” Xuân Trường nói.

Hắn vừa nhận được tin mẹ mình về Hà Nội thì lập tức đến bệnh viện luôn, gần như đến ngay sau mẹ. Khác rằng, hắn dừng lại vài phút dưới tầng vì trông thấy Minh Vương.

Ban đầu Xuân Trường không muốn cho Minh Vương đến đây, nên lúc gọi điện chỉ nói có việc bận, sẽ về muộn. Ai ngờ bị người nọ đoán trúng. Nhưng hắn vẫn không cho em đối mặt với mớ bòng bong cũ kĩ, bèn hôn hôn dỗ dành bảo cậu chờ hắn trong xe.

Lúc hắn đến phòng bệnh, dì vừa khép hờ cửa phòng, nhưng hắn chẳng muốn gặp bố đẻ mình tí nào, bèn tựa đứng ngoài cửa chờ, nghe hết không lọt chữ nào toàn bộ cuộc nói chuyện của hai người.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro