119070c4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 4: P/tích nội dung, ý nghĩa nguyên lý mối quan hệ phổ biển ?

Trả lời: Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, nó nói lên rằng mọi sự vật hiện tượng trong thế giới dù phong phú và đa dạng nhưng đều phải tồn tại trong mối liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng khác, chịu sự tác động, sự quy định của các sự vật, hiện tượng khác. Trong đó có những mối liên hệ phổ biến nhất, là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng, đó là mối liện hệ giữa: các mặt đối lập, lượng và chất, cái chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng...

Mối liên hệ phổ biến gồm những đặc điểm sau:

• Tính khách quan: Mối liên hệ là cái vốn có của các sự vật hiện tượng không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, là điều kiện tồn tại và phát triển của các sự vật hiện tượng, con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn.

• Tính phổ biến: Theo quan điểm biện chứng thì không có sự vật, hiện tượng nào lại tồn tại biệt lập với sự vật, hiện tượng khác, mà tất cả chúng hợp thành một cấu trúc hệ thống mở, có sự tương tác giữa các sự vật trong một hệ thống và giữa các hệ thống với nhau.

• Tính đa dạng: Các sự vật hiện tượng trong thế giới là đa dạng phong phú, do đó mối liên hệ phổ biến cũng đa dạng phong phú theo. Cùng một mối liện hệ nhất định của sự vật nhưng trong những điều kiện khác nhau, những giai đoạn khác nhau thì có những tính chất và vai trò khác nhau.

Vd: trong điều kiện đất nước còn chiến tranh, nhà nước ta thực hiện chế độ bao cấp nhằm làm yên lòng chiến sĩ và cũng để tập trung tài lực, vật lực phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc, nhưng khi đất nước sau giải phóng, chúng ta cần một cơ chế kinh tế mới để thúc đẩy nền kinh tế của đất nước, nhưng ta lại chậm chạp trong cơ chế đổi mới, nên giai đoạn này được coi là giai đoạn thất bại của nền kinh tế nước nhà.

Có mối liên hệ bên trong - bên ngoài, trực tiếp - gián tiếp, tất nhiên - ngẫu nhiên, bản chất - hiện tượng,...

Ý nghĩa phương pháp luận:

Sự vật không tồn tại biệt lập mà tồn tại trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác, muốn nhận thức một sự vật phải xem xét các mối liên hệ của nó. Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải có quan điểm toàn diện, khắc phục quan điểm phiến diện, siêu hình.

Vì tính đa dạng và phong phú của mối liên hệ nên trong nhận thức và thực tiễn phải kết hợp với quan điểm lịch sử cụ thể, nghĩa là ta phải chú ý đến điều kiện hoàn cảnh mà mối liên hệ nảy sinh và phát triển, phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của mối lien hệ cụ thể trong những tình huống cụ thể, từ đó có được những giải pháp đúng đắn và có hiệu quả trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro