Chương III. thì

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bảy năm về trước, em mười bảy
Anh mới đôi mươi, trẻ nhất làng
Xuân Dục, Đoài Đông hai cánh lúa
Bữa thì em tới, bữa anh sang
Núi đôi - Vũ Cao
...
Nắng, trên nền trời sớm lọt qua một vài sợi nắng.
Nắng trượt qua cụm sả, trườn mình qua kẽ lá chanh trong vườn.
Nắng, nắng lên.
Nắng lên qua cánh cổng sắt, vượt đầu mái ngói đỏ.
Các chị xách nồi, xách xoong vào bếp. Chị Ảnh bên trái ôm bó củi, bên phải cầm túi riềng mang từ ngoài sân vào tới bếp. Các em thấy chị mang nặng liền chạy ùa lại, đứa đòi ôm phụ củi đứa bảo đưa em riềng. Ngơi tay, chị vẫy Yết. Kéo tà áo nâu của người em, chị thì thầm nhỏ rồi bỗng bụm miệng cười, Yết lắc đầu nguầy nguậy, má đỏ hồng hồng.
Vừa lúc các anh bộ đội tập thể dục về, sân nhỏ đông đúc hẳn. Ảnh ới các em :
- Con Giải với con Ngư đâu? Sáng nay đội 5 phụ trách cơ mà, ra trải chiếu cho các anh ngồi.
Mã xua tay với chị Ảnh:
- Ảnh không phải gọi các o ấy đâu, để bọn tôi làm cũng được. O chỉ chỗ để chiếu cho tôi rồi tôi bảo các anh lấy cho.

Anh Mã cười một cái cho chị Ảnh an tâm. Anh Mã cười lên hiền khô, hai má mỗi bên có một cái lúm đồng tiền. Ai bảo gì anh cũng chịu nghe, nhưng anh Mã này khác với anh "Mã nghệ sĩ", các anh hay gọi Mã là nghệ sĩ vì lúc nào không có nhiệm vụ là anh lại ôm cây ghi ta bên mình. Lúc anh "nghệ sĩ" đàn, mái tóc của anh phủ quá mắt mang vẻ trầm tư, bạn bè khuyên anh cắt tóc cho gọn nhưng nói hoài anh vẫn không chịu. Lâu, các anh cũng chẳng để ý nữa. Theo lời Mã kể, cây ghi ta này được một người họ hàng đem về từ tận Hà Nội xa xôi.

Năm ấy anh Mã mười bảy, các anh bộ đội về thăm làng, thấy các anh một vai đeo súng trường, vai kia đeo đàn trông rất oách. Mã cũng vác đàn xin học bằng được, đêm nào cũng trốn ra ngồi bờ sông với các anh. Máu nghệ sĩ thấm dần vào Mã, đồng thời tư tưởng yêu nước, chiến đấu vì tổ quốc, vì nhân dân như ngọn lửa âm ỉ cháy trong người anh. Hết năm đó, anh xin đi bộ đội. Anh Mã thưa chuyện với u thầy ngay trong bữa cơm đầu ngày Tết, u thầy anh đồng ý ngay. U anh buồn nhưng không nói, bà muốn con trai ở lại làm cho xã rồi bà sẽ kiếm cho nó một người vợ, như thế sống qua ngày. Nhưng bà cũng biết, chừng nào còn chiến tranh chừng đó chưa có hạnh phúc. Vậy nên bà để con đi.

Nữ ngồi thẳng lưng, khoanh chéo chân để cho Thiên Bình tết tóc. Bình lớn chải mái tóc đen nhánh của chị, rẽ tóc sang hai bên rồi tết. Tóc của chị Nữ chỉ dài đến hơn vai một chút nhưng dày vô cùng. Bình tết cho chị thành hai bím tóc lớn, hai bím tóc lúc lắc hai bên. Lúc đầu chị Nữ cau mày, chị bảo như thế vướng víu và trẻ con quá. Sau khi nhìn vào gương vài phút, chị cũng mỉm cười và hài lòng. Quờ tay vơ đống tóc rụng, Nữ nhìn xót xa.

- Phải chi mà ở đây có bồ kết cho chị em mình dùng thì hay nhỉ ?
- Hay chị hỏi thủ trưởng, nhỡ đâu anh ấy quen mấy bác trong làng thì sao ?

Xử Nữ nghĩ cũng thương các chị em, nắng gió, đất đỏ bụi bùn cứ lẫn hết vào trong tóc các chị, gội rửa đến mấy cũng không được óng ả, suôn mềm như trước nữa. Mà người con gái, quý nhất là mái tóc. Chăm chút từ bé đến lớn, chị nâng niu mái tóc của mình vô cùng. Chị mẩm, đợi chiều nay đi làm về sẽ ghé qua nhà u Ba hỏi xin bồ kết.
Chị Hường vỗ tay đen đét lùa đám con gái đi ra ngoài. Các chị bám áo nhau chạy tán loạn, nào có chị nào dám ra trải chiếu bày mâm đâu.
- Có chi mà phải ngại? Bọn mầy làm như các anh thèm để ý bọn mầy, ra bưng giúp các chin đồ ăn lên đi.

Chị cười mấy đứa con gái ngại ngùng, chị đâu có ngượng đâu mà bọn nó làm mình làm mẩy thấy ghê. Chẳng qua là chị có hẹn với người ta ở nhà trước rồi, hết chiến tranh là anh mang trầu cau qua lấy chị liền. Chị cứ cười thôi, nhưng ai nhìn chị cũng xót xa vô bờ, nhất là Bình nhỏ.

Cả đại đội ai cũng biết đến anh Thông - người yêu chị Hường, anh là chàng trai tuấn tú, sôi nổi, tuổi đời chưa nhỉnh quá 25. Những lúc hành quân qua liên khu, anh thường dừng lại một lúc để thăm hỏi và dặn dò chị Hường. Anh cũng quý con bé Bình vô cùng, anh dặn nó hãy quan tâm, chăm sóc cho Hường những lúc anh không có ở đây. Ai cũng quý và mong tin anh, đặc biệt là con bé Bình và chị Hường.

Nhưng rồi, mùa xuân không về với anh chị. Anh Thông hi sinh. Giặc giết anh dưới gốc thông quê mẹ. Chúng nó nã từng phát súng vào người anh. Đồng đội thấy mà chẳng thể làm được gì, những chàng trai trẻ đẹp còn sung sức, có người qua đời vì bom thả, có người hi sinh dưới mũi súng quân thù. Đến người mạnh mẽ nhất như anh Liên cũng còn rơi nước mắt khi nghe tin huống chi là các chị.

Đồng đội của anh về báo tin, họ chôn anh rồi, ngay đất mẹ thôi. Các anh trao lại chị lọn tóc buộc chỉ đỏ hôm nào chị tiễn đưa anh đi, cả cuốn nhật ký anh vẫn hay đem bên mình. Chị Hường như chết lặng, hôm đó, trời đất cũng như buồn lây cho chuyện tình anh chị. Hường ôm chặt lấy Bình nhỏ mà khóc nấc lên, cả tiểu đội dỗ dành mà cũng không sao khiến chị nguôi lòng. Từ đó, chị ngẩn ngơ.

Chính Bình nhỏ là người tự tay cắt tóc cho chị, em cầm kéo cắt từng lọn tóc óng ả mà người con gái ấy chăm sóc, giữ gìn. Tay em run, người em run bần bật cố nén tiếng khóc chực chờ bật ra. Chị Hường khóc, cả đại đội khóc cùng với chị, đặc biệt là Song Ngư. Hôm ấy, lần đầu tiên nó chứng kiến sự thật đau lòng như vậy, câu chuyện mà trước đó nó chỉ mới nghe qua lời của mẹ. Giờ nó chứng kiến và ở bên cạnh chị Hường, đôi tay nhỏ bé năm chặt lấy tay chị. Đôi mắt đỏ hoe của nó đối diện với đôi mắt vô hồn và trống trải của chị Hường. Thương chị, nó lại càng căm thù giặc, lại càng thúc giục bản thân cố gắng làm việc. Tuổi nó nhỏ có thể chưa hiểu hết chuyện nhưng nó không muốn phải nhìn thấy giọt nước mắt của bất kỳ chị em nào nữa.

Mọi chuyện đã qua, chị Hường đã quay trở lại với công việc, chị không lúc nào ngơi tay nhưng Bảo Bình lại cảm thấy chị đang làm việc để che dấu đi nỗi buồn sâu kín. Nó thầm nghĩ, ngộ nhỡ, mai đây nó cũng giống như chị thì sao? Hẳn là nó sẽ đau khổ lắm. Vừa bưng nồi cá, nó vừa mơ màng bước đi, chẳng may đụng phải người một anh bộ đội. Nó giật thót, luống ca luống cuống xin lỗi anh. Kim Ngưu cười hiền.
- O bưng đi đâu để tôi bưng giùm?

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro