Pháp cú 54, 55: Truyện hương người đức hạnh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Hương các loại hoa thơm

Không ngược bay chiều gió

Nhưng hương người đức hạnh

Ngược gió khắp tung bay

Chỉ có bậc chân nhân

Tỏa khắp mọi phương trời."

(IV-Phẩm Hoa, Pháp Cú 54)

"Hoa chiên đàn, già la

Hoa sen, hoa vũ quý

Giữa những hương hoa ấy

Giới hương là vô thượng."

(IV-Phẩm Hoa, Pháp Cú 55)

Tích Pháp Cú: Tôn giả A-Nan là thị giả của Phật nên Ngài lúc nào cũng bên cạnh Phật. Khi Phật vào hương phòng thì Ngài ở ngoài canh trừng. Nếu có người đến gặp Phật thì Ngài đón tiếp hỏi han và thu xếp gặp Phật. Khi Phật đi đâu thì Ngài xắp xếp đồ đạc, mang theo hành lý đi với Phật.

Ngài làm thị giả vĩ đại, chu đáo, cẩn trọng, tôn kính Phật vô thượng... đặc biệt Ngài có một hạnh nguyện vĩ đại, một tài năng thiên bẩm trong lịch sử loài người không ai có. Đó là mọi lời nói hay lời dạy của Phật đều được Ngài khắc ghi trong tâm. Sau khi Phật nhập Niết Bàn 7 ngày là Đại Kết Tập Kinh Điển Phật Pháp lần 1. Ngài A-Nan đã chủ trì đọc tụng kinh điển Phật. Ngài đã ghi nhớ toàn bộ kinh điển Phật thuyết giảng trong suốt 45 năm giáo hóa trong đầu. Kỳ đại hội kết tập kinh điển đó diễn ra trong 3 tháng. Thời đó chưa có chữ viết nên toàn bộ kinh phải ghi nhớ nên tụng kinh có công đức lớn vì lưu giữ Chánh pháp.

Do lúc nào cũng ở bên Phật nên Ngài phát hiện một điều. Đó là cơ thể của Phật luôn tỏa hương thơm tự nhiên. Có thể Phật đi từ nơi này qua nơi khác nhiều ngày không tắm mà cơ thể Phật vẫn cứ tỏa hương thơm. Mùi hương đó giống mùi "hoa chiên đàn, già la, hoa sen, hoa vũ quý".

Do vậy, vào một buổi chiều Ngài A-Nan ngồi và chiêm nghiệm so sánh mùi hương nơi cơ thể Phật giống mùi gỗ chiên đàn hay gỗ già la hay hoa sen, hoa vũ quý... Rồi Ngài thấy khi Phật đi đầu gió thì mùi hương rõ ràng. Khi Phật đi cuối hướng gió thì Ngài không ngửi thấy. Và Ngài nghĩ rằng:

"Ngay cả hương thơm của Đức Phật cũng không thể bay ngược chiều gió. Vậy có loại hương gì có thể bay ngược chiều gió được không".

Ngài đến hỏi Phật thì Phật trả lời:

"Hương các loại hoa thơm

Không ngược bay chiều gió

Nhưng hương người đức hạnh

Ngược gió khắp tung bay

Chỉ có bậc chân nhân

Tỏa khắp mọi phương trời."

(IV-Phẩm Hoa, Pháp Cú 54)

"Hoa chiên đàn, già la

Hoa sen, hoa vũ quý

Giữa những hương hoa ấy

Giới hương là vô thượng."

(IV-Phẩm Hoa, Pháp Cú 55)

Phật nói rằng: "Giới thương, đức hương, định hương, tuệ hương... Những loại hương thơm đó tỏa khắp nhân gian mà không lệ thuộc chiều gió. Đó là những hương thơm cao quý nhất". Và thế là có bài cúng hương mỗi khi ta dâng hương lễ Phật như sau:

"Giới hương, định hương, giữ tuệ hương

Giải thoát, giải thoát chi kiến hương

Quang minh, Vân đài biến pháp giới

Cúng dường Thập phương Tam Bảo tiền"

Bài học kinh nghiệm:

Bài học 1: Giới hương vô thượng

Kệ Pháp cú 54 là câu trả lời của Phật khi Đức A-Nan hỏi. Phật nói rằng: "Hương thơm, hay tiếng thơm của bậc thánh nhân sẽ lan tỏa khắp nhân gian. Hương đó có thể ngược chiều gió tung bay khắp nơi".

Kệ pháp cú 55 Phật khẳng định tiếp: "Trong tất cả các loại hương tự nhiên của hoa lá cây cỏ thì Giới hương của người đức hạnh là cao quý nhất".

Chính vì vậy, khi cúng hương dâng lên Phật thì ta hay tụng bài kệ "Cúng hương". Bài "Cúng hương" đó không nói đến hương hoa sen, hương chiên đàn, già la hay vũ quý cấu tạo nên nén hương cúng Phật. Mà bài "Cúng hương" lại nói: "Hương của tu giới hạnh, hương của tu thiền định, hương của tu trí tuệ chánh pháp, hương của đắc đạo giải thoát là chi kiến hương, tức hương thơm đúng đắn nhất".

"Quang minh, vân đài biến pháp giới" là hạnh nguyện Bồ Tát nguyện độ khắp pháp giới chúng sinh đắc đạo Quang minh, diệt trừ Vô minh, thành tựu Phật quả (ngồi đài mây). Câu cuối là lời khẳng định: "Đó là những loại hương tối thượng cúng dường Mười phương Tam Bảo".

Bài học 2: Nhân tướng học

"Ma Y thần tướng" là một trường phái tướng pháp nổi tiếng có từ thời Nam Tống thế kỷ thứ X. Phái Ma Y đã xây dựng lên lý thuyết căn bản của tướng pháp Trung Hoa. Về sau các trường phái tướng pháp khác căn cứ vào nền tảng Ma Y để phát triển hệ thống lý luận của riêng họ.

Mở đầu sách Ma Y nói rằng:

"Nhất thanh thần hương sắc.

Nhị cốt cách tác phong.

Tam bộ vị cơ thể".

Đứng cao nhất (Thượng thừa) có tướng thần thái, khí sắc, thanh hương. Cao thứ 2 (Trung thừa) có tướng xương cốt và tác phong: đi đứng nằm ngồi, ăn uống nói cười. Đứng thấp nhất (Hạ thừa) có tướng bộ phận vị trí cơ thể: mặt mũi chân tay.

Vậy nên hương thơm cơ thể Đức Phật là thượng thừa tướng pháp. Trong Trung Bộ Kinh có 1 bản "Kinh Tướng" nói chi tiết nhân duyên quá khứ thế nào mà nay Phật có đầy đủ viên mãn 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp.

Vậy nên tướng pháp, tướng thuật, nhân tướng học đều từ Nhân Quả mà thành.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#lvt