2. Những câu hỏi Thiền tông 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

MỜI ĐỌC SÁCH

1. Lời nói đầu
Kính thưa độc giả,
Chúng tôi biên soạn và viết ra quyển sách này, vì trước đây, chúng tôi có viết ra quyển sách "Tu theo pháp môn nào của Đạo Phật, dễ Giác Ngộ" do Trưởng Ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu giảng giải. Nhiều người đọc được quyển sách nói trên. Họ nghe lời giảng giải của vị Trưởng Ban Quản trị Chùa, khác hẳn với sự hiểu biết thông thường của họ.
Tuy họ hiểu khá nhiều, nhưng vì Đạo Phật quá ư là cao siêu, có những ẩn ý họ không thể hiểu hết nổi, hoặc có hiểu, nhưng mỗi người hiểu một cách. Nên họ nhờ chúng tôi dẫn đến Chùa, để hỏi những thắc mắc, được thật rõ thông thêm. Các câu hỏi được vị Trưởng Ban Quản trị Chùa giải đáp rất tận tình và rành mạch, nếu ai quan tâm đến Đạo Phật, nhất là các lối tu của Đạo này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.
Sau đây là các lời giải đáp mà chúng tôi ghi lại được. Cá nhân chúng tôi nhận thấy rất hay, có thể nói, những lối tu theo Đạo Phật được phơi bày, như theo lời giải của Trưởng ban, dù người học cao hay học thấp gì, thích tìm hiểu và tu theo Đạo Phật, hạng người nào cũng thành công cả.
Vì chỗ quá hay này, chúng tôi không nỡ biết một mình, nên viết ra tất cả các câu hỏi mà những người thắc mắc đã hỏi, được vị Trưởng Ban Quản trị Chùa trả lời rất tường tận, mạch lạc và dễ hiểu.
Chúng tôi thay mặt những người hỏi, xin chân thành cám ơn Trưởng Ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu đã tận tình giải nghĩa, từng chữ, từng lời, mà chúng tôi đã thắc mắc.
Người sưu tầm thiền học Phật giáo kiêm tác giả NGUYỄN NHÂN (Tức NGUYỄN CÔNG NHÂN)

Sau đây là những câu hỏi của chúng tôi ghi lại được, do vị Trưởng Ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu trả lời:

Mở đầu các câu hỏi là của bác sỹ nhãn khoa Trần Thị Yến Thanh, sanh năm 1958 (58 tuổi), tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Cư ngụ tại đường Quang Trung, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh, hỏi:
– Kính thưa Trưởng ban, chúng tôi có duyên lành đọc được quyển sách "Tu theo pháp môn nào của Đạo Phật, dễ Giác Ngộ" của người sưu tầm thiền học Phật giáo kiêm tác giả Nguyễn Nhân viết. Thú thật, chúng tôi rất mừng là hiểu Đạo Phật khá nhiều. Vì Đạo Phật quá ư là cao siêu, nên chúng tôi không hiểu nỗi những lời ẩn ý trong kinh. Vì vậy, hôm nay chúng tôi trước đến viếng Chùa, sau xin Trưởng ban vui lòng giải đáp vài thắc mắc mà chúng tôi không hiểu được không ạ?
Trưởng Ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu trả lời:
– Nếu quý vị có thắc mắc điều chi xin hỏi, chúng tôi hiểu đến đâu, xin giải đáp đến đó.
Bác sỹ Trần Thị Yến Thanh là người đi trong đoàn đứng lên nói:
– Chúng tôi đến viếng Chùa có tất cả là 40 người. Đoàn chúng tôi có rất nhiều người muốn hỏi, xin Trưởng ban nhín ít thời giờ giải đáp, chúng tôi xin thành thật cám ơn.
02- Tôi tên Trần Kiến An, xin hỏi trước
Tôi tên Trần Kiến An, sanh năm 1945, tại Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng, cư ngụ tại đường Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình, xin hỏi trước:
Tôi có đọc quyển kinh Kim Cang giảng lục của dịch giả Huệ Hưng, Ngài Tu Bồ Đề có hỏi Đức Phật như sau:
– Kính bạch Đức Thế Tôn: Con và chúng sanh hiện tại và các đời sau, muốn tu được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác làm sao con an trụ tâm và hàng phục tâm của chúng con?
Đức Phật dạy:
– Này ông Tu Bồ Đề, ông và chúng sanh hiện tại cũng như các đời sau, muốn tu để được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, phải an trụ tâm và hàng phục tâm, bằng cách là độ tất cả chín loài chúng sanh như dưới đây vào Vô Dư y Niết Bàn, nhưng không thấy có chúng sanh nào được diệt độ:
1- Thai sanh. 2- Trứng sanh. 3- Ẩm ướt sanh. 4- Hóa sanh. 5- Có sắc. 6- Không sắc. 7- Có tưởng. 8- Không tưởng. 9- Chẳng phải có tưởng, chẳng phải không tưởng, là ông và chúng sanh hiện tại cũng như các đời sau đã an trụ tâm và hàng phục tâm rồi đó.
Dịch giả Huệ Hưng giải thích về chín loài chúng sanh ấy như sau:
– Thai sanh: Loài người, trâu, bò, heo, dê, v.v...
– Trứng sanh: Loài chim, gà, vịt, v.v...
– Ẩm ướt sanh: Loài côn trùng, v.v...
– Hóa sanh: Loài muỗi, đom đóm, v.v...
– Có sắc: Chúng sanh ở cõi Dục Giới, sắc Giới (có hình tướng).
– Không sắc: Chúng sanh ở Cõi Trời Vô sắc (không hình tướng).
– Có tưởng: Tất cả chúng sanh ở trong ba cõi (trừ Cõi Trời Vô Tưởng).
– Không tưởng: Chúng sanh ở Cõi Trời Vô Tưởng.
– Chẳng phải có tưởng, chẳng phải không tưởng: Chúng sanh ở Cõi Trời Phi Phi Tưởng.
Dịch giả Huệ Hưng giải thích: "Người nào tu muốn được an trụ tâm và hàng phục tâm, phải độ hết chín loài chúng sanh nói trên vào Vô Dư y Niết Bàn, thì người đó mới được gọi là thành công trong an trụ tâm và hàng phục tâm.
Chúng tôi cũng có đi hỏi nhiều vị, có vị giảng, cũng các loài chúng sanh như trên, nhưng các loài đó là do tâm mình nghĩ tưởng ra, khi nghĩ ra loài nào dẹp loài đó, khi tâm người tu không còn một loài nào là người đó đã an trụ tâm và hàng phục được tâm rồi. Có vị giảng đặc biệt hơn, người trước không tham, vì hoàn cảnh nào đó mà khởi lòng tham gọi là hóa sanh, hoặc suy nghĩ những việc chưa xảy ra, v.v...
Các vị trên, mỗi người nói một cách, chúng tôi không biết tin vào ai. Ở đây, Trưởng ban giải thích có trùng với các ý một trong những vị nói trên không?
Vị Trưởng Ban Quản trị Chùa giải thích:
– Đây là hai câu hỏi then chốt trong kinh Kim Cang, cũng là hai câu hỏi để người tu nhận ra Phật Tánh của chính mình, chứ không phải bình thường, vị nào muốn giảng kinh Kim Cang này, vị đó phải hiểu hai ý căn bản như sau:
Thứ nhất: Người giảng phải hiểu ông Tu Bồ Đề ở quả vị nào mà hỏi như trên.
Thứ hai: Đức Phật dạy kinh theo hình thức nào.
Theo chúng tôi biết, hiện nay giảng kinh Kim Cang này có bốn hạng người tham gia; còn Đức Phật dạy kinh Kim Cang này có ba phương pháp:
Bốn hạng người tham gia gồm:
Hạng người thứ nhất: Dùng trí học hỏi chút ít và suy nghĩ ra để giảng.
Hạng người thứ hai: Dùng trí học hỏi cao, trình độ kiến thức hơn người để giảng.
Hạng người thứ ba: Dùng trí hiểu biết dụng công tu hành thiền định thành công trong vật lý, nhận ra ẩn ý kinh để giảng.
Hạng người thứ tư: Tìm hiểu và thực hành đúng như trong kinh đã dạy, nhận ra Phật Tánh của chính mình và từ trong Phật Tánh của chính mình để giảng.
Còn Đức Phật dạy tu trong các kinh Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa, niệm Phật hay niệm Chú, tùy mỗi pháp môn mà Đức Phật dạy. Như ở nơi kinh Kim Cang này, Đức Phật dạy có ba phương pháp như dưới đây:
Một: Đức Phật dạy hai câu này là để chỉ cho ông Tu Bồ Đề nhận ra tâm vật lý Thanh Tịnh của chính ông ấy.
Hai: Ở đây, Đức Phật dạy tu bằng ẩn ý.
Ba: Đức Phật dùng lời nói bình thường, không sử dụng thần thông.
Vị nào hiểu được cội nguồn như trên thì giảng kinh Kim Cang này mới không sai.
Chúng tôi xin phân tích hai câu hỏi trên của ông Tu Bồ Đề và lời dạy của Đức Phật như sau:
– Hiểu được bốn hạng người giảng nói trên.
– Hiểu được ba phương pháp của Đức Phật dạy, thì người nghe mới biết rõ lời Đức Phật dạy và chúng ta mới biết ai giảng ở trình độ nào. Chúng tôi xin nói rõ từng hạng người một như sau:
Một: Vị nào giảng bảo là độ tất cả chúng sanh có hình tướng ở bên ngoài tâm mình, vào Vô Dư y Niết Bàn, vị đó dùng trí của hạng người thứ nhất.
Chúng tôi xin dẫn thực tế như sau: Đức Phật có độ hết các loài chúng sanh đâu mà Đức Phật đã thành Phật cách đây hơn 2.550 năm rồi.
Hai: Vị nào giảng bảo là độ tất cả chúng sanh do tâm mình nghĩ tưởng và những cảnh giới trong kinh, vị đó dùng trí của hạng người thứ hai. Các Cõi Trời như trong kinh nói, mình đâu có biết ở phương nào mà "độ" mà dẹp!
Ba: Vị nào giảng bảo là độ tất cả chúng sanh vô cớ sanh ra trong tâm mình, vị đó dùng trí tuệ của hạng người thứ ba.
Bốn: Vị nào giảng thực tế: Do tâm ông Tu Bồ Đề khởi nghĩ ra, là đúng với lời Đức Phật dạy; như chúng tôi đã nói ở trên, kinh này Đức Phật dạy ẩn ý và dùng lời nói bình thường của Ngài.
Bởi vậy, tam Tổ Tăng Xán ở Trung Hoa có nói một câu:
– Chí Đạo vô nan duy hiềm giảng trạch !
Cái tuyệt đỉnh của Đạo không khó, chỉ vì người giảng tưởng tượng ra quá nhiều, làm cho người nghe rối rắm không biết đâu mà hiểu. Đã vậy, còn bày biện ra đủ chuyện trên đời, làm cho người học hỏi càng vào chỗ tối tăm.
Chúng tôi xin nói rõ thêm, chúng ta hiểu hai câu này là Đức Phật dạy đối tượng được dạy là ông Tu Bồ Đề và đại chúng thời đó, là những vị đã chứng được những quả vị cao. Ông Tu Bồ Đề muốn ghép chúng sanh hậu thế là chúng ta, để chúng ta yên lòng như có phần, nếu ai có duyên học được kinh Kim Cang, coi như có đại duyên, mà muốn tìm hiểu ý nghĩa sâu mầu của kinh nữa, là người đó đã có duyên lành tu theo Đạo Phật ít nhất cũng được vài trăm đời, chứ không phải mới tu theo Đạo Phật một đời này đâu. Còn người nào hiểu, nhận được yếu chỉ Phật dạy, mà hằng sống với tâm Thanh Tịnh của chính mình, người đó chắc chắn không còn luân hồi sinh tử nữa.
Xin nói thêm chỗ này, ông Tu Bồ Đề xin Đức Phật dạy cách an trụ tâm và hàng phục tâm để được thành Phật, chứ Đức Phật không dạy những người đi tìm cái phàm tình. Trong kinh này Đức Phật bảo là mẹ sanh ra Chư Phật, chứ không phải tầm thường. Chúng ta nghĩ xem, kinh này Đức Phật dạy là tu để thành Phật; nếu chúng ta không hiểu ý chánh của hai câu hỏi này mà giảng, làm sao giảng đúng ý của Đức Phật được? Vô tình, dẫn người nghe đi lạc đường, tội nghiệp cho người nghe và hành theo!
Bởi vậy, Đức Phật bảo:
– Các ông hãy suy xét cho kỹ lời Như Lai dạy, cái gì đúng hãy tin, nếu tin mà không hiểu lời Như Lai dạy là phỉ báng Như Lai đó!
Bởi vậy, các vị Tổ Thiền Tông có dạy:
Đạo Phật lẽ thật ở ta
Ngoài ta tìm lẽ thật ắt theo tà!
Theo tà đi trong lục Đạo
Đi trong lục Đạo biết kiếp nào ra?
Vì vậy, vị nào muốn giảng kinh Đại thừa Phật giáo, ít ra người đó cũng phải ở hạng người thứ ba, nếu không được vậy, vì ham danh lợi mà "đăng đàng" dạy người khác, mình không có Công đức gì, mà trái lại, bị quả báo không thể lường trước hết được!
Còn Đức Phật dạy kinh Kim Cang này:
Thứ nhất: Chỉ cho ông Tu Bồ Đề cùng đại chúng thời đó, cũng như chúng sanh hậu thế biết cách tu để an trụ tâm và hàng phục tâm vật lý. Ngài dạy những gì mà chúng ta nghe, thấy, hiểu và biết được, chứ Đức Phật không dạy những gì mà ngoài mắt thấy, tai nghe và sự hiểu biết của con người.
Thứ hai: Đức Phật dùng ẩn ý để dạy, vì chỗ ẩn ý này mà mỗi người suy lý và giảng một cách.
Thứ ba: Kinh Kim Cang Đức Phật không dùng thần thông, mà Như Lai chỉ dùng ngôn từ bình thường để dạy, nếu vị nào dùng trí óc tưởng tượng, suy nghĩ của con người chắc chắn phải sai.
Hai câu trên, nếu dùng một chút trí tuệ Bát Nhã của hạng người thứ tư thì có ý nghĩa như sau:
Đức Phật dạy ông Tu Bồ Đề:
– Hiện ông tu đã đạt được quả vị A La Hán, tức ở trong Niết Bàn Tĩnh lặng là Niết Bàn Hữu Dư y, cũng gọi là Niết Bàn Hóa thành.
Ông đừng:
Thứ 1: Ông đừng tưởng nhớ thân bằng quyến thuộc của ông như: Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,... của gia đình ông, tức chúng sanh thai sanh.
Thứ 2: Ông đừng tưởng nhớ cảnh vật như: Chim, cá, cảnh, hay gia súc của gia đình, tức chúng sanh trứng sanh.
Thứ 3: Ông đừng ham muốn hay buồn thương giận ghét. Ham mà không được thì lệ rơi, thương mà phải xa lìa cũng rơi lệ. Ham ăn thì nước miếng chảy ra, ham sắc thì nước ái cũng chảy ra, tức chúng sanh ẩm ướt sanh.
Thứ 4: Ông đừng nghĩ phải dùng thần thông biến hóa cho mọi người chung quanh thấy ông có thần thông, họ đến với ông để ông độ họ, tức chúng sanh hóa sanh.
Thứ 5: Ông đừng nghĩ phải dùng hình sắc gì kỳ đặc mà độ chúng sanh, tức chúng sanh có sắc.
Thứ 6: Ông đừng nghĩ phải dùng phép mầu gì linh nghiệm mà không hình sắc độ chúng sanh, tức chúng sanh không sắc.
Thứ 7: Ông đừng nghĩ phải làm sao có đệ tử hoặc phật tử nhiều, hay nuôi đệ tử nào đặc biệt, để phục vụ mình, nhất là trong lúc tuổi già, tức chúng sanh có tưởng.
Thứ 8: Ông đừng nghĩ phải cất Chùa to, cảnh Chùa cho đẹp để thu hút mọi người đến với ông, tức chúng sanh không tưởng.
Thứ 9: Ông đừng tìm hiểu Niết Bàn Thanh Tịnh của Như Lai, không biết ra làm sao? Ông đừng nghĩ tưởng như vậy. Vì Niết Bàn Thanh Tịnh của Như Lai chẳng phải có tưởng, chẳng phải không tưởng mà hiểu được, tức chúng sanh chẳng phải có tưởng chẳng phải không tưởng.
– Xin nói thêm, vị nào hiểu thật sâu câu "Ly tứ cú, tuyệt bách phi" của Đức Phật dạy thì vị đó mới hiểu nổi câu số 9 này.
Chỗ này Đức Phật dùng tâm vật lý bình thường của Ngài để dạy. Vì vậy, ai dùng trí suy luận, hay tưởng tượng để giảng thì sai, càng suy luận, càng tưởng tượng, thì càng sai nhiều.
Nếu nói gọn như các vị thiền sư, không phải độ hết chín loài chúng sanh như nói trên, mà các Ngài chỉ nói có một câu là "chớ vọng tưởng" không khi nào có chúng sanh nào "lú đầu" ra được, là đã an trụ tâm và hàng phục tâm rồi đó.

03- Ông Huỳnh Anh Kiệt, sanh năm 1960, tại Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, cư ngụ tại thành phố Oregon, Hoa Kỳ, hỏi:
Trong kinh A Di Đà có đoạn như thế này:
Nguyện sanh Tây phương Tịnh độ trung.
Cửu phẩm liên hoa di phụ mẫu.
Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh.
Bất thối Bồ tát vi bạn lữ.
Mỗi lần tụng kinh A Di Đà xong, tôi có đọc các câu trên nhưng không hiểu nghĩa. Tôi có đem câu này hỏi các thầy, nhưng tôi nghe không vừa ý. Không biết ở đây, thầy giải nghĩa như thế nào? Vì tôi có đọc cuốn sách của soạn giả Nguyễn Nhân do thầy giải thích về Đạo Phật. Chúng tôi nghe như có gì khác với sự hiểu biết bình thường của tôi. Vậy, xin thầy vui lòng giải nghĩa bốn câu trên cho chúng tôi hiểu được không?
Trưởng ban vui vẻ đáp:
– Thật tình bốn câu trên là bốn câu từ thấp đến cao tột của kinh A Di Đà. Người nào tụng kinh xong, cũng hồi hướng bài kệ nêu trên. Bốn câu nêu trên có ý nghĩa như sau:
Câu 1:
– Nguyện sanh Tây phương Tịnh Độ Trung:
Tây phương ở đây không phải là hướng Tây của chúng ta đang ở, mà là chỗ chúng ta không còn vọng niệm.
Tịnh Độ trung, có nghĩa là Thanh Tịnh nơi tâm chính mình, vì Đông phương Phật thì có Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương, tượng trưng cho chiếu soi hay khởi đầu.
Còn Tây Phương Cực Lạc là nước của Đức Phật A Di Đà, tượng trưng cho nghĩ ngơi, thảnh thơi, an lạc, nhưng an lạc trong cái Thanh Tịnh.
Vì có Đông có Tây nên có Giữa, tức Trung, là nơi chúng ta, tức Tịnh Độ của chính nơi chúng ta vậy.
Câu 2:
Cửu phẩm liên hoa di phụ mẫu.
Cửu phẩm là chín phẩm gồm:
Thượng phẩm thượng sanh.
Thượng phẩm trung sanh.
Thượng phẩm hạ sanh.
Trung phẩm thượng sanh.
Trung phẩm trung sanh.
Trung phẩm hạ sanh.
Hạ phẩm thượng sanh.
Hạ phẩm trung sanh.
Hạ phẩm hạ sanh.
Nếu giảng hết thì quá dài, chúng tôi chỉ nêu vài phẩm để quí vị hiểu:
Thượng phẩm thượng sanh:
Chúng ta niệm nam mô A Di Đà Phật, khi tiếng niệm chúng ta không niệm nữa mà tiếng nam mô A Di Đà Phật vẫn "trôi chảy" trong tâm vật lý chúng ta, giống như chiếc xe đổ dốc, không cần cho máy chạy mà nó vẫn đổ ào ào, nghe người chúng ta vui kỳ diệu lắm, chính lúc này là lúc chúng ta hòa vào cõi Tịnh Độ Trung của chúng ta, sự sống lúc này của người niệm là tạm mượn thân xác để sống, khi xác thân người niệm hết duyên, họ tự bỏ và liền ẩn vào hoa sen nơi cõi Tịnh Độ, tức khắc được sanh ra từ hoa sen và gặp ngay Đức Phật A Di Đà, cũng ngay trong lúc này, chúng ta thấy có hằng hà sa số hoa sen và những vị Tiên sống ở đây, họ rất hớn hở và vui tươi, đi cúng các nơi thờ Phật quá khứ.
Xin nói rõ thêm, khi người tu dùng tâm vật lý tu vào được Tịnh Độ Trung rồi; đồng nghĩa, người tu bên Thiền Tông, đạt được "Bí mật Thiền Tông". Khi hết tuổi thọ ở Thế Giới Cực Lạc rồi, khi trở về Thế Giới loài người sống tiếp, thì được Đức Phật A Di Đà dẫn ra ao sen kiểm thiền: Bằng cách là, Đức Phật A Di Đà nhổ 1 cành hoa sen đưa cho mình xem, nếu mình nhận ra Tánh Thấy bằng cái thấy Thanh Tịnh Phật Tánh của chính mình, thì Đức Phật xác nhận mình bằng câu:
– Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh.
Thì Đức Phật A Di Đà dẫn mình trở lại Thế Giới loài người, chỗ pháp môn Thiền Tông đang phổ biến. Khi mình nghe đến 2 tiếng Thiền Tông, tự nhiên mình bị hút vào. Nhờ vậy, mình biết tất cả những lời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy nơi Thế Giới này, trong đó có 2 phần đặc biệt:
– Một là biết Công thức Giải Thoát.
– Hai là biết tạo Công đức để vượt qua cửa "Hải Triều Dương" để trở về Phật giới.
Thượng phẩm trung sanh:
Người tu niệm Phật đến nhất tâm bất loạn: Tâm vật lý người niệm chỉ còn duy nhất có tiếng nam mô A Di Đà Phật, nhưng chưa được tự động trôi chảy. Khi không còn niệm, tâm vật lý trở lại sinh hoạt bình thường. Khi gần lâm chung, người đó cũng niệm nam mô A Di Đà Phật, không một tạp niệm nào, người đó liền được ẩn vào hoa sen ở nước Thanh Tịnh của Đức Phật A Di Đà, cách một ngày một đêm, người này được sanh ra và thấy Đức Phật A Di Đà chỉ một lần thôi, và ở trong hoa sen đó thêm nửa tiểu kiếp nữa mới được nhập vào nước Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà, (một tiểu kiếp là 1.679.000 năm, tính theo địa cầu này!)
Mỗi một bậc hạ xuống nửa tiểu kiếp. Vì vậy, hạ phẩm hạ sanh, người từ nhỏ đến lớn không biết tu hành là gì, niệm Phật là gì, khi lâm chung bỗng nhiên có duyên niệm được vài tiếng nam mô A Di Đà Phật, cũng được về nước Cực Lạc, nhưng phải ở trong hoa sen của mình 32 tiểu kiếp, tính ra số năm ở Thế Giới này là 53.728.000 năm! Rồi bắt đầu nghe các vị Bồ tát dạy tu 37 pháp Quán và Tưởng, để trợ duyên, nếu vị nào Quán và Tưởng thành công thì được chuyển sang quả vị A La Hán, sống ở nước Tịnh Độ này. Khi hết tuổi thọ sống ở đây, thì được trở lại Thế Giới loài người, đi xuất gia là thầy dạy các pháp môn Tiểu thừa.
Từ trung phẩm thượng sanh trở xuống, khi hoa sen nở ra, vị này được gọi là Tiên, chỉ được các vị Bồ tát bất thối chuyển dạy Đạo, như là Đức Bồ tát Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù hay Phổ Hiền, v.v... giáo hóa thôi, chứ Đức Phật A Di Đà không giáo hóa những người ở hàng trung phẩm và hạ phẩm này.

04- Ông Nguyễn An Huy, sanh năm 1959, tại huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, cư ngụ tại thành phố Limousin, nước Pháp, hỏi:
– Tôi nghiên cứu kinh điển của Đạo Phật về "Bố thí Ba La Mật", thật tình tôi không hiểu. Tôi có đem câu này hỏi nghĩa các vị thầy mà bạn bè chúng tôi giới thiệu, các vị ấy giảng bố thí Ba La Mật như sau:
– Người bố thí thấy mình không thật.
– Người nhận bố thí không thật.
– Người đem của ra bố thí cũng không thật.
Tại sao cái nào cũng không thật. Vậy, tất cả đều không thật, bố thí để làm gì? Không biết, ở đây Thầy giảng có trùng hợp như vậy không?
Trưởng Ban Quản trị Chùa trả lời:
– Người giảng bố thí mà cái nào cũng không thật là bố thí "Tam luân không tịch", tức bố thí để được hưởng Phước ở Cõi Trời Vô sắc.
Bố thí "Ba La Mật", tiếng này là tiếng Phạn.
– Chữ "Ba La Mật" dịch ra tiếng Trung Quốc là "Đáo bỉ ngạn".
– Dịch ra tiếng Việt Nam là "Qua bờ bên kia".
Tại sao có ý nghĩa này?
– Đức Phật dạy: Ở bên bờ bên này là Thế Giới luân chuyển của vật lý Điện từ Âm – Dương nên ồn ào, không an.
– Còn qua bờ bên kia là Thanh Tịnh, an vui.
Bố thí "Ba La Mật" này có 2 phần bố thí:
1/- Sử dụng tài vật để bố thí Ba La Mật, thì được vô lượng Phước đức; vô lượng Phước đức này sẽ dẫn người bố thí đến nơi mà người đó muốn đến trong Tam giới này.
2/- Sử dụng chánh pháp của Đức Phật dạy mà bố thí Ba La Mật, thì người này được vô lượng Công đức; Công đức chỉ sử dụng trong Phật giới thôi.
Nguyên văn câu này là của ông Tu Bồ Đề hỏi Đức Phật như sau:
– Kính bạch Đức Thế Tôn: Con phải bố thí làm sao được vô lượng Công đức?
Đức Phật dạy:
– Ông bố thí mà có vô lượng Công đức, thì ông hãy sử dụng chánh pháp của Như Lai đem đi bố thí, mà ông hãy bố thí "Ba La Mật".
Đức Phật dạy rõ như sau:
Người nào muốn dạy người khác bố thí Ba La Mật, thì người đó phải hiểu Tánh Phật của mình là gì, Tánh người của mình là sao. Khi mình biết được rõ ràng 2 phần này rồi, thì mới dạy người khác. Còn không biết được căn bản trên, vì ham danh mê tiền, sử dụng Tánh người tưởng tượng ra dạy người khác, không được Phước mà con đem họa vào thân.
Mình muốn dạy người khác Bố thí Ba La Mật, thì trước tiên phải học cho thông 4 câu này:
Tánh Phật là Tánh thật của ta
Tánh người vọng tưởng, kéo ta luân hồi
Muốn thoát ra cảnh luân hồi
Tạo nhiều Công đức, muôn đời an vui.
Vị nào hiểu căn bản 4 câu nói trên, mà biết bố thí Ba La Mật nữa, thì Giải Thoát rất dễ với người đó.

05- Ông Trần Quế, sinh năm 1937, Hoa Kỳ, có hỏi
Ông Trần Quế, sanh năm 1937, tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, cư ngụ tại thành phố Ari Zona, Hoa Kỳ, hỏi:
Kính thưa Trưởng ban, tôi tên Trần Quế, năm nay 73 tuổi. Gia đình tôi không phải tu theo Đạo Phật, nhưng hồi còn ở ghế nhà trường đại học, tôi thích xem sách các tôn giáo như: Thiên Chúa giáo, Khổng giáo, Lão giáo, Phật giáo, v.v...
Đạo giáo nào cũng chỉ có một cách tu, riêng Phật giáo sao tôi thấy quá nhiều lối tu như:
– Gõ mõ tụng kinh.
– Cầu siêu, cầu an.
– Ngồi thiền quán tưởng.
– Quán thoại đầu.
– Thiền Mật tông.
– Tịnh Độ tông.
– Thiền Nguyên thủy.
– Thiền Phát triển.
– Thiền Tông.
– v..v
Trong sách viết tu theo Thiền Tông rất nhiều người ngộ Đạo. Nhưng tôi không thấy các Ngài dạy cách tu. Tôi có đem ý này hỏi vài Chùa, nhưng tôi không được trả lời. Tôi đọc được quyển sách "Tu Theo Pháp Môn Nào Của Đạo Phật, Dễ Giác Ngộ" của soạn giả Nguyễn Nhân. Thấy lời tựa, tôi đọc ngay và đọc đi đọc lại rất nhiều lần. Lời giảng giải của Thầy trong sách thật tình quá hay, quá rõ, không chê vào đâu được. Hôm nay, tôi đến đây xin hỏi Thầy hai câu hỏi như sau, xin Thầy đừng từ chối, cám ơn:
Câu 1:
– Công thức tu theo Thiền Tông phải dụng công như thế nào để nhận ra Phật Tánh Thanh Tịnh của chính mình?
Câu 2:
– Khi người nhận ra Phật Tánh được diễn tả trạng thái như thế nào?

Trưởng Ban Quản trị Chùa thốt lên:
– Phật ơi! Hai câu hỏi của ông quá cao, tôi khó trả lời quá! Nhưng ông hỏi để tu, hay để bổ túc kho tàng kiến thức của ông?
Ông Trần Quế trả lời:
– Tôi hỏi để tu, tôi có thể sống thêm vài năm nữa là cùng, học hỏi thêm kiến thức để làm gì, khi mình bỏ thân này có mang kiến thức theo được đâu? Nêu Thầy hướng dẫn rành mạch cho tôi hiểu, tôi nhất quyết thực hành đến nơi đến chốn, tôi nguyện mang ơn Thầy mãi mãi.

Trưởng ban nói:
– Có thể nói, từ trước đến nay, những người đi tìm hiểu Đạo Phật không ai có quyết tâm như ông. Người có quyết tâm như vậy, chắc chắn sẽ có kết quả tốt, nhưng tôi nói ra sợ ông không thực hành được.
Ông Trần Quế nói:
– Dù khó đến đâu tôi cũng nhất quyết thực hiện cho bằng được. Vì tôi lớn tuổi rồi, sống nay, chết mai, nếu hiểu được pháp môn tu theo Thiền Tông mà được Giác Ngộ và Giải Thoát, là tôi cố gắng thực hành, vì từ trước đến nay tôi có đi hỏi nhiều nơi nhưng không nơi nào chỉ dạy.

Trưởng ban nói:
– Ông muốn tu theo pháp môn Thiền Tông, phải chấp nhận đảo lộn tất cả những sự hiểu biết bình thường của ông từ trước đến nay, nếu ông chịu, tôi mới nói.
Ông Trần Quế thưa:
– Kính thưa Trưởng ban, tôi rất tin tưởng Thầy, vì Thầy giải thích nhiều câu hỏi có thể nói là hóc búa, có lúc tôi ngỡ Thầy không khi nào trả lời được, nhưng Thầy trả lời quá dễ dàng.

Trưởng ban trả lời hai câu hỏi của ông Trần Quế:
Câu 1: Đây là "Công thức" tu theo Thiền Tông của Đạo Phật:
Về ăn uống:
Phải ăn uống làm sao cho cơ thể của ông được quân bình âm dương. Nếu ông ăn uống mà cơ thể được quân bình âm dương rồi, thì việc tu theo Thiền Tông coi như đã đat được 50% hiệu quả. Vì âm dương được quân bình thì vận hành Tánh người của ông, nói rõ hơn là các tế bào trong thân ông được trở về trạng thái cân bằng, nếu lỡ bị bệnh sẽ hết, dù bệnh gì cũng hết.
Cách ăn theo âm dương được lý giải như sau: Như chiếc tàu chở nặng quá (âm) bị chìm! Còn chở nhẹ quá (dương) gió thổi hay sóng đánh mạnh bị lật! Còn trung bình sẽ nghe êm ái, dễ di chuyển. Tôi sẽ tặng Thầy "Cẩm nang ăn uống" để tu theo Thiền Tông.
Về thực hành:
– Ông dẹp bỏ tất cả những khuôn phép mà ông cho là đúng, cho là hay, học ở người này, bạn kia, v.v...
– Ông dẹp bỏ tất cả dụng công tu như ngồi thiền, quán tưởng, quán thoại đầu, v.v... hay bất cứ theo hình thức nào khác.
– Ông dẹp bỏ tất cả những kiến thức mà ông huân tập từ trước đến nay.
– Ông bỏ tất cả hai bên là phải, quấy, hơn, thua, buồn, thương, giận, ghét, v.v...
– Về Thấy và Nghe của ông, vì từ trước đến nay, khi ông Thấy và Nghe, rồi phân biệt bằng Tánh người, cũng gọi là Tánh Phàm tình. Nên lúc nào ông cũng chạy theo cái Thấy và tiếng Nghe của vật lý, rồi phân biệt ra: Hay, dỡ, phải, trái, v.v..., rồi sanh ra đủ thứ chuyện trên đời.
Nay, ông phải tập cho cái hằng Thấy và hằng Nghe của Ý nằm trong Tánh Phật. Những cái hàng Thấy hằng Nghe, hai thứ này nó ở đâu?
Tôi nói cho ông rõ: Hai thứ này là của cái Ý, mà cái Ý này nói đủ là có 4 thứ: Thấy, Nghe, Nói và Biết. Bốn thứ này nó nằm trong vỏ bọc cấu tạo bằng Điện từ Quang; Điện từ Quang là loại Điện từ Thanh Tịnh. Do đó: Thấy, Nghe, Nói và Biết, nó phải tự nhiên Thanh Tịnh; vì là Thanh Tịnh nên được trùm khắp.
Trưởng ban nói tiếp:
Ông muốn tu Thanh Tịnh thiền thì chỉ cần tu tập như sau:
– Một: Khi có tiếng, ông liền Nghe có tiếng, tiếng đi qua rồi, ông Nghe không tiếng, đó là Ý ông đang Nghe.
– Hai: Khi có hình tướng, ông liền Thấy có hình tướng, cái hay Thấy của ông như vậy là của Ý hằng Thấy.
– Ba: Cái Ý hay phát ra tiếng, tiếng này gọi là Pháp, khi ông nói, cứ việc nói cho người đối diện biết là đủ, Ông đừng dính theo tiếng nói của mình, đó là tiếng nói còn trong Thanh Tịnh, mà Đức Phật gọi là tiếng nói trong Niết Bàn.
– Bốn: Cái hay Biết trong Ý nó lúc nào cũng hằng Biết, đừng duyên theo Thấy, Nghe hay Tiếng, là cái hằng Biết của Ý trong Tánh Phật. Nếu ông Thấy, Nghe hay Nói mà chạy theo các thứ này, Đức Phật gọi là chạy theo luân hồi do sức hút của vật lý Âm Dương.
Tu theo Thiền Tông, ông phải hiểu 4 căn bản trên thì mới tu đúng được, còn không hiểu căn bản này, dù ông có dụng công tu theo hành theo kiểu gì một ngàn năm sau cũng không ăn thua gì.
Ông Trần Quế hỏi:
– Như vậy phải tu tập như thế nào để đúng với pháp môn Thiền Tông?

Trưởng ban trả lời:
Ngủ thì thôi, vừa mở mát ra, vừa thấy, liền biết mình có cái hay Thấy, vừa nghe, biết mình có cái hay Nghe, không dính bất cứ trần cảnh nào, đừng lìa phút giây nào cả, đó là ông đang tập cho Tánh hay Thấy và Tánh hay Nghe của ông, ông tu tập được như vậy, từ từ trở về Tánh Thanh Tịnh của chính ông đó.
Từ ngàn xưa nó là như vậy, không ai làm ra, không ai tạo thành, nó vốn là Thanh Tịnh, nó vốn là trùm khắp, nó vốn là đầy đủ, sự sống của nó là nhờ Điện từ Quang.
Vì chỗ loài người không biết đó, nên ai cũng sử dụng cái Tưởng của Tánh người, suy nghĩ rồi tưởng tượng ra sai lệch, nên bị trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi không ngày cùng.
Khi ông tu theo Thiền Tông mà thành tựu rồi, ông sẽ nhận ra các cái Tánh chân thật của mình, nhờ đó ông không lầm lẫn nữa. Nếu những điều mà chúng tôi nói, ông thực hành được, thì ông không bị luân hồi.
Còn hiện tại, ông đang sống với thân tứ đại này, các cái thứ trong Phật Tánh, nó phải nhờ các căn để Thấy, Nghe, Nói. Khi nào ông hết duyên sống nơi Thế Giới này, thì vỏ bọc của Tánh người nhả vỏ bọc Tánh Phật của ông ra. Nếu trong vỏ bọc Tánh Phật của ông chứa hoàn toàn Công đức, thì cái vỏ bọc Tánh Phật gọi là "Như Lai tàng", tức cái kho chứa hoàn toàn Công đức và Tánh Phật. Duy nhất, cái Như Lai tàng này tự động nó được rơi vào "Trung tâm vận hành luân hồi". Từ đây, Tánh Phật mới nhìn thấy 6 đường luân hồi và 2 cửa Hải Triều Âm và Hải Triều Dương. Phật Tánh vượt qua cửa Hải Triều Dương để trở về Phật giới.
Nếu trong vỏ bọc Tánh Phật của ông không có Công đức, thì khối nghiệp thiện hay ác này nó tự động chuvền thành "Trung Ấm Thân". Cái Trung Ấm Thân này nó bị lực hút Nhân – Quả của Thế Giới này mà đi thọ hưởng hay lãnh quả báo.
Câu 2: Khi các thứ nơi Ý nằm trong Tánh hiển lộ. Tôi lấy một ví dụ về cái vui thấp để ông nghiền ngẫm:
Bình sanh, có lần nào ông làm Phước, được người nhận cám ơn và các người chung quanh tán thưởng, ông nghe lòng mình an vui thầm lặng, nhưng không dao động đến mấy ngày liền, nếu ông thấy mình được an vui là sai, đó là ý thức của Tánh Người vui chứ không phải Tánh trong Phật vui.
Cái vui của Ý trong Tánh Phật như sau:
Khi cái vui của Ý trong Tánh Phật Thanh Tịnh vui, thì: Như ông hiện giờ ông đang sống ở trong bầu không khí bị ô nhiễm, ngột ngạt, nhiệt độ oi bức, bụi bặm, tầm nhìn bị che khuất, cộng với biết bao cảnh vật không vừa ý. Bất ngờ, bầu không khí ông đang hít thở trở nên trong sạch, nhiệt độ mát mẽ, tầm nhìn thông suốt, tất cả cảnh vật đều vừa ý, nghe rất vui khỏe, ông cảm nhận cái an vui ấy, tự ông biết, chớ không dùng văn tự hay lời nói mà diễn tả được. Bởi vậy, người xưa có nói: "Khi đến chỗ an vui đó, như người uống nước nóng lạnh tự biết".
Ông Trần Quế lại hỏi:
Như vậy, việc làm hằng ngày của tôi phải như thế nào?

Trưởng ban trả lời:
– Việc làm hằng ngày của ông như sau: Hằng ngày, ông làm việc gì, cứ chăm chú việc đó mà làm, không suy nghĩ việc khác, ông tập được như vậy, khi thuần thục, tự nhiên việc làm của ông hết sức hoàn thiện.
Trưởng ban nói thêm:
Việc làm để tích Công đức và Phước đức, ông phải thực hiện như sau:
1/- Khi ông làm từ thiện, tâm vật lý của ông cứ tự nhiên Thanh Tịnh, đừng khởi ra suy nghĩ gì cả.
Vì sao không được suy nghĩ?
– Vì khi ông giúp đỡ người khác mà có suy nghĩ kèm vào, thì đường dây luân hồi sẽ được thiết lập ngay!
Nếu ông suy nghĩ thanh cao, làn sóng Điện từ Dương trong Tánh người của ông sẽ phát ra tần số thanh cao, khi ông tích lũy thật nhiều, tần sóng ấy sẽ dẫn khối nghiệp và Tánh Phật của ông. (khối nghiệp và Tánh Phật của ông chuyển thể là "Trung Ấm Thân") hút lên các Cõi Trời tương đương việc làm Phước thiện và cầu mong của ông.
Khi ông làm thiện, mà tâm ông hay nóng giận, thì ông tự tạo ra làn sóng Điện từ Âm hút Trung Ấm Thân của ông vào cõi Thần, gọi là A Tu La.
Nói tóm lại, Tánh người ông phát sanh ra tần số nào là ông hòa nhập vào tần số đó. Đây chính là nghiệp lực tự nhiên của Vũ trụ cuốn hút ông vào cảnh giới đó. Chứ không có bàn tay quyền năng nào sắp xếp hay làm việc này cả.
Còn tâm của ông ở trạng thái "vô sở trụ", tức không dính mắc bất cứ vào chỗ nào, nên luật Nhân – Quả không cuốn hút được.
Ở trạng thái này, Đức Phật dạy: ai luôn thực hiện được như vậy, lâu ngày sẽ bắt được tần số Thanh Tịnh trong Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh của chính mình.
Nếu ông thực hiện được như vậy, lúc này Tánh người của ông tạm mượn thân tứ đại để sinh hoạt vậy thôi.
Ông Trần Quế hỏi:
Xin Trưởng ban phân tích rõ:
Trưởng ban phân tích:
Trong Càn khôn Vũ trụ này có hai loại chánh:
– Những thứ trong Phật Tánh, mà chúng ta gọi là tinh thần, đó là cái Ý trong Tánh Phật.
– Tứ đại và vạn vật, mà chúng ta gọi là sắc uẩn, đó là do cải Ý trong Phật Tánh sử dụng cái Tưởng của Tánh người, suy nghĩ ra nên tạo thành nghiệp.
– Chung quy, cái nghiệp mà có là do Tánh Phật sử dụng 16 thứ của Tánh người mới có,
– Cái nghiệp này, chính là động lực đưa ông cũng như loài người đi trong 6 nẻo luân hồi.
– Ai muốn không bị luân hồi, thì đừng tạo nghiệp, chớ nơi Thế Giới này không có cách nào khác.
– Ai muốn sống với các Tánh trong luân hồi thì suy tưởng, tức không Thanh Tịnh.
Chỉ đơn giản như vậy thôi, còn ai đó bày ra chuyện này, làm ra chuyện nọ là tự mình làm ra Nhân – Quả đó.
Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa Đức Phật có dạy rõ:
– Pháp "Trụ" là ở yên, tức Thanh Tịnh.
– Pháp "Dị" tức theo luân hồi.
Dù pháp có "Trụ" hay "Dị" gì, Phật Tánh vẫn là Phật Tánh, tướng thế gian luân chuyển là của thế gian, ông muốn sống với Tánh nào tùy ý ông, Đức Phật dạy nó là như vậy, ai biết nguyên lý này mới tu theo Đạo Phật mới đúng được.
Đức Phật dạy thật rõ:
– Các tướng Thế gian thường còn là Thế Tôn nói các tướng tự nhiên sinh diệt của vật lý đi theo vòng luân chuyển trong Tam giới này. Vì từ trước đến nay, ông dụng công tu thiền, mà ông ép cho cái Tưởng của Tánh người mất đi. Tánh người là thân vật lý của con người, mà ông ép cho nó mất đi, chẳng khác nào ông sử dụng thân ông ép cho sóng biển không gợn sóng vậy.
Đức Phật dạy như sau:
– Người tu Đạo Giải Thoát, mà sử dụng thân và tâm để tu hành, chẳng khác nào nấu cát mà muốn thành cơm.
– Người tu muốn Giải Thoát, duy nhất phải biết:
1/- Phật Tánh là gì?
2/- Tánh ngưởi là sao?
Hãy nghe Như Lai nói kệ:
Tu thiền đừng kiếm hay tìm
Nhận ra Tánh Phật, sống liền với Y
Dụng công tìm kiếm mà chi
Tánh người vật lý, dẹp chi cho cuồng.
Tánh Phật là Tánh hằng luôn
Thấy, Nghe, Nói, Biết chân thường là đây
Tu thiền phải hiểu chỗ này
Tánh người luân chuyển, Phật thì tịnh thanh.
Như Lai đã dạy rất rành
Tánh người luân chuyển, tà sanh chỗ này
Chân thường Phật Tánh là đây
Chỉ cần Thanh Tịnh, dứt dây luân hồi.
Ông Trần Quế lại xen vào lời Trưởng ban:
– Sao các thầy không dạy chỗ này?
Trưởng ban trả lời:
– Vì quý thầy không biết, còn những vị thầy biết mà không dạy là có nguyên do như sau:
– Nếu dạy rõ chỗ Giải Thoát này, không ai cung phụng cho quí thầy nữa, nên quí thầy không dạy là vậy.
Trưởng ban nói:
– Hôm nay, ông biết được chỗ cao xa này, cũng có nghĩa là vô số đời trước ông đã quyết chí tìm, nên hôm nay mới gặp. Tôi đã hết tình hết lý chỉ cho ông, mong ông cố gắng, đừng đem lời nói của tôi nói bừa bãi không tốt, nếu ông muốn giúp người khác, hãy tìm hiểu kỹ coi người đối diện mình tu theo Đạo Phật họ có muốn Giải Thoát không, nếu muốn thì mới giúp họ, còn người nào tìm hiểu pháp môn Thiền Tông học này để đi kiếm tiền, ông không được phép nói cho người này biết, dù là một một chữ cũng không nói, phần này Đức Lục Tổ dạy rất rõ trong kinh Pháp Bảo Đàn, chúc ông thật nhiều may mắn.
Ông Trần Quế nghe xong rưng rưng nước mắt và hỏi thêm:
– Xin trưởng ban vui lòng sắp xếp theo thứ tự việc tu theo Thiền Tông Đạo Phật, vì tôi là người chỉ hiểu Đạo Phật qua sách kinh chứ tôi chưa hề tu theo Đạo Phật lần nào.
Trưởng ban nói tiếp:
– Đây là căn bản tu theo Thiền Tông:
Thứ nhất: Phải học hỏi, suy tư, và thực tập gọi là VĂN, TƯ, TU.
Thử hai: Phải hiểu TÀI, SẮC, DANH, THỰC, THÙY là cái gì?
Thứ ba: Phải biết SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THƯC chiều sâu của nó ra làm sao?
Tôi xin giải nghĩa 13 chữ nói trên để ông hiểu, ông muốn tu phải cố gắng, chắc chắn sẽ đạt theo ý nguyện của ông.
– Chữ văn: Đọc kinh điển hoặc nghe lời giảng của pháp sư (phải đúng pháp sư, chứ giảng sư không ăn thua gì).
– Chữ tư: Phải suy tư hiểu nghĩa cho đúng với ý pháp sư nói.
– Chữ tu: Ông phải tu tập đúng ý chánh pháp của Đức Phật đã dạy.
– Chữ tài: Tiền bạc, phải sử dụng cho đúng ý nghĩa của người tu theo Đạo Phật, chứ không phải từ bỏ tiền tài.
– Chữ sắc: về sắc đẹp của nam nữ ông đừng dính mắc vào, còn vật dụng có gì sử dụng nấy, không chê khen.
– Chữ danh: Danh lợi ở thế gian ông xem như ảo ảnh phù du.
– Chữ thực: Ông phải ăn uống triệt để theo phương cách cân bàng âm dương là ông đã giải quyết được 50% của sự tu theo Thiền Tông, gọi là tu thực.
– Chữ thùy: Việc ngủ nghỉ của người tu theo Thiền Tông, đói thì ăn, mệt thì ngủ, không bận bịu trong lòng một chút nào, nhớ đừng ép thân.
– Chữ sắc: Chữ sắc ở phần này không phải là chữ sắc của câu số 5, mà nói toàn bộ cơ thể của ông. Cơ thể khỏe mạnh, tinh thần rất sảng khoái, việc tu theo Thiền Tông rất thuận lợi, vì sắc thân ông được cân bằng, luôn vận hành Thanh Tịnh theo Điện từ Quang. Nhờ Điện từ Quang này, nên thân và tâm vật lý của ông rất nhẹ nhàng.
– Chữ thọ: Tức thọ khổ, thọ vui, hay không khổ không vui, ông không màng đến.
– Chữ tưởng: Cái suy nghĩ, hay tưởng tượng mọi thứ trên đời, mà tưởng trong Thanh Tịnh nên không sanh ra vọng.
– Chữ hành: Đây là vận hành có 2 phần:
Một là Điện từ Quang hành để bảo tồn sự sống của vỏ bọc Tánh Phật.
Hai là Điện từ Âm – Dương hành để bảo vệ từng tế bào một là nói riêng, còn nói chung là tổng thể sắc thân của ông.
Trên đây là 2 phần tồn tại của một con người cũng như tất cả các loài động và thực vật.
Đức Phật dạy:
Khi tâm suy nghĩ, tức vọng tưởng phát ra, nó tạo ra những "chông gai", nên dòng Điện từ Âm – Dương đang liên tục duy trì cơ thể của ông, nó quét cái suy nghĩ của ông đến nơi ông suy nghĩ, chính đây là luân hồi.
Vì nguyên lý này nên Đức Phật dạy:
Người tu Thanh Tịnh thiền, là để tâm vật lý mình Thanh Tịnh nên "chông gai" không lú ra, do đó Điện từ Âm – Dương nó chỉ quét để duy trì cơ thể thôi.
Vì nguyên lý này, mà Như Lai dạy pháp môn tu Thanh Tịnh thiền là không được dụng công là vậy.
– Chữ thức: Chữ thức này là hiểu biết do sự học hỏi của ông, nên gọi là học thức hay trí thức của vật lý; còn cái Biết của Ý trong Tánh, là cái Biết tự nhiên của Phật Tánh.
Trên đây là 13 phần dành riêng cho người tu theo Thiền Tông để Giác Ngộ và Giải Thoát, nếu ông thực hiện được chắc chắn sẽ có kết quả tốt.
Một lần nữa xin lưu ý ông:
– Ông sử dụng 13 thứ trên ở trạng thái Thanh Tịnh là phải. Nếu ông sử dụng các thứ trên của vật lý Âm Dương dù ông có dụng công thực hành 1.000 năm cũng chẳng đi đến đâu cả.
– Ông tu theo Thiền Tông, khi vọng tưởng nó có hiện ra, kệ nó, không màng đến, ông nhớ đừng dẹp nó.
Vì sao vậy?
Vì vọng tưởng là tự nhiên của vật lý Âm Dương nơi Thế Giới này, nếu ông dẹp, ông bị cái lỗi là vi phạm Nhân – Quả Luân hồi tự nhiên của vật lý.
Các vị đi trong đoàn thốt lên:
– Quá tuyệt! Quá tuyệt! Không ngờ ở nơi xa xôi hẻo lánh này lại có vị thông làu và giải nghĩa tu theo Thiền Tông học rất rõ ràng và tường tận như vầy.
Có nhiều vị không cầm được nước mắt và thốt lên: "Chúng tôi đi tìm lời dạy của Đức Phật, không đâu giảng rõ, đến đây, chúng tôi như vào "Bể giáo lý Thiền Tông". Chúng tôi đã ghi rõ từng lời, từng câu của Trưởng ban giải nghĩa, nhất định về áp dụng ngay Công thức tu Thiền Tông này, nhất là tu Thực và tu Tập. Một lần nữa chúng tôi xin hết lòng cám ơn Trưởng ban.
Riêng ông Trần Quế cúi đầu và khóc và hỏi thêm:
– Trưởng ban đã trả lời cho chúng tôi rõ ràng và sâu sắc. Vậy, xin phép cho chúng tôi hỏi thêm 2 câu nữa, ông hỏi:
– Tôi đi hỏi các nơi: người tu theo các pháp môn dụng công tu thiền, niệm Phật và niệm Chú, quí thầy dạy xong rồi, khuyên về nhà tu. Còn ở đây, chúng tôi hỏi gì đều được trả lời thật rõ.

Vậy, xin cho hỏi thêm 2 câu:
Câu 1: Khi chúng tôi nghe Trưởng ban giải thích, chúng tôi về nhà thực hành, khi thành tựu phải làm sao?
Câu 2: Xin giải thích rõ pháp môn Thiền Tông này và các pháp tu khác, sử dụng danh từ gì cho đúng?

Trưởng ban trả lời:
Câu 1: Vị nào tu theo pháp môn Thiền Tông được chia ra làm 3 phần chánh:
– Một là, hiểu căn bản pháp môn Thiền Tông học, nếu có yêu càu Chùa Thiền Tông Tân Diệu cấp giấy, thì quí vị được cấp giấy chúng nhận "Giác Ngộ Yếu chỉ Thiền Tông".
– Hai là, vị nào giải thích được tất cả các danh từ của Đức Phật dạy, nếu có yêu cầu chúng tôi cấp giấy, thì quí vị phải qua "Ban kiểm thiền" cho quí vị biết 3 phần như sau:
1/- Yêu cầu quí vị: Khi quí vị ở trong "trạng thái Thanh Tịnh" mà có thơ hay kệ lưu xuất ra ít nhất là 12 câu, nói lên được chỗ sâu mầu của pháp môn Thiền Tông học này.
2/- Đưa cho quí vị 26 câu hỏi về pháp môn Thiền Tông học này, nếu quí vị trả lời đúng trên 60%, thì quí vị xem như đã đạt được.
3/- Sau cùng, quí vị phải làm giải trình nguyên do mình hiểu pháp môn Thiền Tông học này.
Trong 3 trường hợp trên, nếu quí vị đạt cả 3, thì quí vị được cấp một "Bằng chứng nhận là đạt được Bí mật Thiên tông", thì Ban Quản trị Chùa có bổn phận hành lễ "Truyền Bí mật Thiền Tông" cho quí vị ở nơi thích hợp, tức quí vị được truyền Bí mật Thiền Tông giống như các vị Tổ sư thiền ngày xưa vậy.
Chúng tôi xin nói rõ cho quí vị biết 2 phàn:
Cấp giấy chứng nhận Giác Ngộ Yếu chỉ Thiền Tông bằng 1 tấm giấy màu cứng, khổ A.4, quý vị không mất 1 đồng nào, chúng tôi cũng không nhận của quý vị 1 đồng nào, với bất cứ hình thức gì.
Cấp bằng chứng nhận và truyền Bí mật Thiền Tông thì có 4 loại giấy:
A- 1 tấm bảng gỗ sơn mài màu, khổ 40×3 5cm.
B- 1 tập hành lễ truyền Bí mật Thiền Tông từ 30 đến 40 trang giấy khổ A 4.
C- 1 tập 26 câu trả lời mà Chùa đã hỏi quý vị.
Phần này quý vị cũng không tốn 1 đồng nào.
Phong Thiền Tông sư hay Thiền Tông gia: Vị nào giúp cho trên 30 người Giác Ngộ Yếu chỉ Thiền Tông và trên 15 người đạt được Bí mật Thiền Tông, thì vị này được phong Thiền Tông sư, nếu là tu sỹ; còn cư sỹ hay người bình thường được phong là Thiền Tông gia.
Cấp bằng công nhận đủ tư cách truyền Bí mật Thiền Tông lại cho người sau, thì người này phải có 3 điều kiện như sau:
Một là, vị này phải có đủ Đạo đức và năng lực về pháp môn Thiên tông học này. Tức vị này phải chịu nổi sức công kích của người khác mà không sanh lòng sân hận.
Hai là, phải có tài lực đủ chi cho trên:
– 2000 người Giác Ngộ Yếu chỉ Thiền Tông.
– 200 vị đạt được Bí mật Thiền Tông.
Ông Trần Quế nghe Trưởng ban trả lời hết những câu hỏi của mình, ông hết sức cảm động và cám ơn.

Bất ngờ Giáo sư Tiến sỹ Vật lý Tạ Quang Chung, sanh năm 1944, tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, cư ngụ tại thành phố San Diego, nam tiểu bang California, Hoa kỳ đứng lên hỏi 2 câu đặc biệt như sau:

– Thưa Trưởng ban, những gì mà Thầy giải thích mà tác giả Nguyễn Nhân ghi âm lại, chúng tôi thấy rất hợp lý, nhưng chúng tôi còn hai thắc mắc nhỏ như dưới đây, xin Trưởng ban giải đáp cho, xin cám ơn:
– Người tu dụng công là có kết quả theo vật lý, là rất thuận theo khoa học. Còn người tu Thiền Tông không càn dụng công, cứ để tâm vật lý mình tự nhiên Thanh Tịnh, thì sẽ nhận ra Niết Bàn nơi tâm mình. Xin Trưởng ban giải thích theo khoa học để chúng tôi hiểu được thông?
– Tại sao Ý trong Tánh Phật, khi vào Thế Giới loài người, tại sao không biết Công thức trở vê Phật giới của mình trước kia?

Trưởng ban trả lời:
Câu 1: Phần này được xếp vào hàng "Tuyệt mật trong Thiền Tông" mà Như Lai đã dạy ở pháp môn Thiền Tông học này. Theo lời dạy của Như Lai như sau:
– Người nào muốn biết được chỗ "Tuyệt bí mật" này, thì người đó phải đạt được "Bí mật Thiền Tông", thì vị có trách nhiệm mới được phép cung cấp chỗ này. Ở nơi pháp hội Thiền Tông này, hiện có đến 8 người đã đạt được "Bí mật Thiền Tông", nên chúng tôi nương theo Công đức của các vị này, giải thích chỗ sâu mầu mà tiến sỹ hỏi, nhưng phải có điều kiện như sau:
– Vị nào muốn nghe nên ngồi yên tại chỗ, còn vị nào không muốn nghe, xin xuống nhà dưới uống nước.
Vì sao có chỗ khắt khe này?
Xin thưa, vì Đức Phật dạy trong Huyền ký của Như Lai: Vị nào đã đạt được "Bí mật Thiền Tông", thì vị đó mới được phép nghe chỗ "Bí truyền" này, còn người bình thường hay không thích không được phép nghe.
Vì sao vậy?
Vì phần này là "Cực Dương", nó phá tất cả "Tâm Âm", tức cái tâm chấp Ngã của con người. Điển hình như, khi Như Lai vừa mở miệng để nói chỗ chân thật này, có rât nhiều người bỏ đi, còn những người ở lại nghe, họ cho Đức Phật bị Ma ám, trong đó có cả 10 đệ tử lớn của Đức Phật nữa!
Vì vậy, nên chúng tôi mới nói ra điều kiện này.
Trưởng ban nói ra điều kiện xong, không ai rời cả, nên Trưởng ban nói:
Trái đất này tồn tại được là nó luân chuyển theo Qui luật vật lý Điện từ Âm – Dương. Do vậy, người tu theo Đạo Phật mà dụng công tu hành là làm theo: Thành – Trụ – Hoại – Diệt của trái đất này, tức phải bị luân hồi.
Còn ai muốn nhận ra Niết Bàn của chính mình, thì đừng dụng công tu hành, thì Niết Bàn Thanh Tịnh của mình tự động hiện ra.
Câu 2: Tánh Phật vào địa cầu này không biết đường thoát ra là có nguyên nhân như sau:
Nơi trái đất này, là 1 trong 6 nhánh luân hồi của 1 Tam giới này.
Qui luật của nó như sau:
Trái đất này là nơi "Ngũ thú tạp cư", tức 5 loài sống chung, gồm:
1/- Loài Thần, tiếng Phạn gọi là A Tu La.
2/- Loài Người.
3/- Loài Ngạ quỷ.
4/- Loài Súc sanh.
5/- Loài Địa ngục.
Loài người là "Trung tâm luân hồi " đi trong 1 Tam giới, Chúng tôi chỉ trả lời theo câu hỏi của tiến sỹ, chứ không trả lời ngoài phạm vi này.
Sở dĩ Tánh Phật bị hút qua cửa "Hải Triều Âm" để vào Thế Giới loài người mà không biết đường thoát ra là có nguyên do như sau:
Trái đất mà chúng ta đang sinh sống gọi là "Thế Giới Dục giới Nhân – Quả Vật lý Âm Dương" do loài người là chủ động.
Quy luật của địa cầu này có 2 phần:
– Một là cuốn hút và luân chuyển.
– Hai là hình thành cho ra kết quả.
Tánh con người có đến 16 thứ:
– Trong Tánh của con người có cái Tưởng là mạnh nhất. Chính cái Tưởng này là chủ động tạo nghiệp.
Nghiệp là gì?
– Là suy nghĩ và hành động của con người.
Quy luật vật lý Điện từ Âm – Dương có 2 phần:
– Một là duy trì thân tứ đại của con người và vạn vật.
– Hai là quét và kéo cái suy nghĩ của con người đến nơi mà con người suy nghĩ.
Lý do Tánh Phật không biết lối thoát ra để trở về Phật giới:
– Đầu tiên, Tánh Phật bị hút qua cửa Hải Triều Âm và bị quăng vào địa cầu này, lơ lửng di chuyển đi khắp nơi.
Sau cùng bị hút vào tử cung của người Nữ và ngủ trong đó. Tử cung của người Nữ có 3 nhiệm vụ:
Một là nơi làm cho Tánh Phật và Trung Ám Thân không còn nhớ trước kia nữa.
Hai là nơi nuôi dưỡng tinh trùng của người Nam và noãn của người Nữ trở thành là 1 con người.
Ba là nơi ngủ suốt một thời gian dài.
Vì 3 nguyên nhân này mà Tánh Phật không biết đường thoát ra để trở về Phật giới.
5- Bà Lương Thị Hoàng Yến, nước Nga, hỏi

06 – Bà Lương Thị Hoàng Yến, sanh năm 1960, tại thành phố Phan Rang, cư ngụ tại thành phố Abinsky, nước Nga, hỏi:
– Tôi nghe rất nhiều vị thầy giảng về Thiền Tông, các vị ấy bảo, nếu muốn tu theo Thiền Tông trước nhất phải dán vào trán mình chữ tử thì mọi việc tu Thiền Tông mới đến nơi đến chốn được, xin Trưởng ban cho biết ở đây chủ trương tu theo Thiền Tông có cần dán chữ tử vào trán không?

Trưởng ban cười và trả lời:
– Vị nào dạy tu Thiền Tông, mà bảo dán chữ tử vào trán còn gì nữa để tu. Nếu dạy tu Thiền Tông, sử dụng cái trí của con người dạy, thì chỉ dạy về thiền phổ thông thôi. Vị nào muốn dạy tu Thiền Tông để giúp người nghe Giác Ngộ và Giải Thoát vị đó phải:
– Nhận ra Tánh Phật của chính mình, thì mới giảng được. Người muốn giảng Thiền Tông phải thông suốt 4 phần như sau:
1/- Phải hiểu Phật Tánh là gì?
2/- Phải hiểu Tánh người là sao?
3/- Tam giới cấu tạo như thế nào?
4/- Tu sao Giải Thoát, tu sao luân hồi?
Vị nào biết rõ 4 thứ trên thì mới dạy tu Thiền Tông học được, còn không biết 4 thứ trên mà tưởng tượng ra giảng cho người khác nghe, nên bảo dán chữ tử vào nơi trán là vậy.
Xin bà Yến nên tìm hiểu tu Thiền Tông thêm.

07- Ông Cao Văn Huyền, nước Đức hỏi
Ông Cao Văn Huyền, sanh năm 1952, tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội, cư ngụ tại Tp. Bremen, nước Đức, hỏi:
– Tôi nghe Trưởng ban nói pháp môn tu Thiền Tông, chú ý nhất là tu Sắc, tu Tập và tu Thức, còn các thứ tu kia sao lại không quan trọng?

Trưởng ban giải thích:
– Nếu nói không quan trọng là không đúng, vì khi người tu mà không màng đến Thọ và Tưởng, người tu ở chỗ an định rồi, nếu dụng công mà được, thì vị đó đã vào được quả vị A La Hán chứ không phải thường. Nhưng vì tu theo Thiền Tông không "đáp" vào nơi đó, mà phải trực chỉ đến quả Phật. Muốn đến quả Phật, đương nhiên phải vượt qua tu Thọ và qua tu Tưởng, nhưng vì hình sắc của chúng ta, do Điện từ Âm – Dương của Thế Giới này điều hành và che phủ. Nên Điện từ Quang trong Phật Tánh không phát huy công năng tự nhiên của nó được.
Do đó, con người phải làm việc theo luân chuyển của Điện từ Âm – Dương nơi trái đất này. Nếu ông biết chỗ này, ông chi cần để tâm vật lý của mình tự nhiên Thanh Tịnh, thì Điện từ Âm – Dương nơi trái đất này không bám vào ông được, nhờ vậy mà Điện từ Quang trong Tánh người của ông sẽ hiện rõ ra, tự nhiên các Tánh chân thật phát huy được công năng của nó.
Về Thức, ông phải hiểu như sau:
– Thức là cái học thức huân tập của vật lý, vì vậy, Thức này nó phải theo chiều vật lý để nhận Thành – Trụ – Hoại – Diệt! Không ai có tài nào buông bỏ được.
– Ở trong Tánh Phật không có Thức, mà chỉ có Tri, tức Biết. Vị nào tu theo Thiền Tông mà không biết chỗ này, thì tu hành vô ích. Chính chỗ này Đức Lục Tổ đã dạy rất rõ: "Ai sử dụng Thức của con người tu hành để thành Phật, thì tu hành vô ích!"
Đức Lục Tổ dạy rõ 3 phần:
Một là, ai sống với cái Tri Tánh Phật của chính mình.
Hai là, ai biết Công thức Giải Thoát.
Ba là, ai biết tạo ra Công đức.
Người đó không muốn vào Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh, cũng phải bị đẩy qua cửa Hải Triều Dương để vào.

08- Ông Ngô Quốc Hòa, TP Hồ Chí Minh hỏi
Ông Ngô Quốc Hòa, sanh năm 1951, tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, cư ngụ tại quận 8, thành phố Hồ Chí Minh, hỏỉ:
– Chúng tôi nghe Trưởng ban giải thích những câu hỏi hết sức khó, nhưng câu nào Trưởng ban cũng giải nghĩa một cách rành mạch. Xin Trưởng ban vui lòng giải thích khi con người chết, họ sẽ như thế nào?

Trưởng ban trả lời:
– Đây là câu hỏi ngoài tầm hiểu biết của chúng tôi. Chúng tôi chỉ nương theo những vị đã nhận ra Phật Tánh, trả lời cho ông. Thông thường con người có các thứ như sau:
Thứ nhất: sắc ấm.
Thứ hai: Thọ ấm.
Thứ ba: Tưởng ấm.
Thứ tư : Hành ấm.
Thứ năm: Thức ấm.
Tất cả năm ấm trên bao chung quanh bởi Điện từ Âm – Dương nơi trái đất này. Điện từ Âm – Dương nó bao bọc quanh từng tế bào một là nói riêng, còn nói chung, là nó bao khắp châu thân con người, từ trong ra ngoài điều là Điện từ Âm – Dương bao bọc cả, nhưng bên trong Điện từ Âm – Dương bao lại đó, là cái vỏ bọc bằng Điện từ Quang bao Tánh Phật.
Con người Thấy, Nghe, Nói và Biết là do cái Ý năm trong vỏ bọc của Tánh Phật phát ra. Sở dĩ con người Thấy,Nghe, Nói và Biết thô thiển là vì bị Điện từ Âm – Dương hạn chế lại.
Người bình thường không tu mà mất đi, chỉ tan rã của phần tứ đại, chứ Thọ ấm, Tưởng ấm, Hành ấm và Thức ấm vẫn còn nguyên. Nhà Phật gọi là "Trung Ấm Thân" (tức cái Ấm Thân giữa Thân trước và của Thân thọ sanh sau).
Khi sắc thân thô không còn, nhưng hình thể sắc thân tế vẫn còn, bởi những ánh sáng Điện từ Âm – Dương bao bốn thứ Ấm kia và vỏ bọc Tánh Phật ở trong đó. Nhưng hình thể Trung Ấm Thân này được rút nhỏ lại chỉ còn 60% thôi. Kỳ diệu của Trung Ấm Thân, nó di chuyển rất nhanh. Có thể qua tường, qua núi một cách hết sức dễ dàng. Từ nơi này đến nơi khác chỉ trong niệm là đến được. Nhưng Trung Ấm Thân không vào Trung Tâm vận hành luân hồi được.
Vì sao vậy?
Vì nó còn mang một khối Nghiệp, nên nó chỉ lẩn quẩn trong luân hồi thôi.
Trong kinh Nhân – Quả Đức Phật dạy:
– Trung Ấm Thân nó mang nghiệp gì, thì nó phải nhận quả nấy.
Người tu theo pháp môn Thiền Tông mới biết được phần tuyệt mật này.
Người tu theo Thiền Tông phải biết căn bản như sau:
– Dụng công tu hành là có thành tựu trong vật lý, gọi là có chứng và có đắc, tức còn nghiệp.
– Nhận ra 1 trong 4 Tánh Phật của mình, hằng sống với Tánh Phật ấy, biết Công thức Giải Thoát và tạo ra Công đức thì chắc chắn được Giải Thoát.
Ông Ngô Quốc Hòa hết sức vui mừng và cám ơn.

09- Bà Sáu Cầm, Thái Lan hỏi
Bà Sáu Cầm, sanh năm 1948, tại huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, cư ngụ tại thành phố Udon Thani, Thái Lan, hỏi:
Câu 1: Hiện giờ nhiều Nhà Ngoại cảm đi tìm mộ, họ thấy được những người ở cõi Âm, nhưng họ chỉ tìm được 60%, còn 40% tại sao không thấy?
Câu 2: Họ tu pháp môn nào mà được thấy cõi vô hình như vậy?

Trưởng ban trả lời:
– Đây là hai câu hỏi ngoài phạm vi Thiền Tông học, đáng lẽ chúng tôi không nhận. Tuy nhiên, để quý vị được thông, tôi lấy vài ý từ các kinh của Nhà Phật giải thích chỗ này:
Theo Phật giáo, phân chia trong Càn khôn Vũ trụ này như sau:
Trong Vũ trụ có Hằng Hà sa số Tam thiên Đại thiên Thế Giới. Một Tiểu thiên Thế Giới có 1.000 Thái dương hệ. Trong 1 Thái dương hệ có sáu cõi là, Trời, A Tu La, Người, Ngạ Quỷ, Súc Sanh và Địa Ngục. Cũng như ở quả địa cầu của chúng ta có rất nhiều nước, trong mỗi nước có rất nhiều sắc tộc, v.v...
Người không tu theo pháp môn vượt ngoài Tam giới của Đạo Phật, khi mất thân này họ chỉ ở 5 cõi thấp:
– Cõi A Tu La.
– Cõi Người.
– Cõi Ngạ quỷ.
– Cõi Súc sinh.
– Cõi Địa ngục.
Riêng người muốn vãng sanh về Cõi Trời, họ phải tu Phước thật lớn hay ít ra họ phải chứng được Sơ thiền (Ly sanh hỷ lạc) mới đến và sống ở Cõi Trời được.
Bình thường, chúng ta thấy được hai loài là Người và Súc sanh. Riêng người có Ngoại cảm, họ thấy được thêm cõi thứ 3 nữa, còn các cõi kia họ không thể thấy được, trừ khi họ tu chứng được Sơ thiền như nói trên. Vì vậy, con người mất đi họ chỉ tìm được 60% là phải, còn 40% họ đi các cõi khác làm sao tìm được.
Câu 2: Theo Đạo Phật, ai muốn thấy cõi Âm, cõi thứ 3 như nêu trên, họ phải tu định tâm quán tưởng, cân bằng tần sóng thức của người ở tầng thứ 3. Hai tần sóng thức này khi ngang bằng nhau họ sẽ nhận ra nhau.
Còn như các Nhà Ngoại cảm họ không phải tu mà vì một hoàn cảnh bất ngờ nào đó, đột nhiên tần sóng thức họ bị lệch về Âm, ngang bằng với tần sóng thức của người ở cõi Ngạ quỷ nên họ nhìn thấy nhau. Như chết đi sống lại vì bị: Sét đánh, điện giựt, rắn độc cắn, chó dại cắn, v.v... Họ mới có khả năng này.
Vì sao vậy?
– Vì các loài có chất độc, tần sóng thức của các loài này tương đồng với cõi Âm.
Nói thật rõ hơn về loài Người:
– Người Nam: Tần số Dương là từ 51 đến 55%; còn tần số Âm là từ 45 đến 49%.
– Người Nữ: Tần số Âm là từ 51 đến 55%; còn tần số Dương là từ 45 đến 49%.
– Người Âm: Tần số Âm của họ là 60%. Tần số Dương của họ có 40% thôi.
Vì vậy, người Nam hay người Nữ tu thiền muốn gặp được người Âm, thì phải dụng công đè nén cho tần số Âm của mình xuống bằng tần số Âm của người Âm, thì tự nhiên gặp được họ.
Xin lưu ý phần này, người thường xuyên tiếp xúc với các loài Âm lâu ngày sẽ bị như sau:
– Tần số Âm người đó sẽ quen với các loài Âm, khi mất thân làm người, người đó tức khắc được hòa nhập với các loài Âm liền!
Phần nhiều, các người này hay đưa hình ảnh của Phật và Bồ tát ra thờ. Tuy là thờ như vậy, nhưng Phật và Bồ tát không xen vào, mà chỉ có các loài Âm theo dựa hình tượng Phật hay Bồ tát thôi.
2- Những người sống với cõi Âm nhiều, họ nghe ai nói pháp môn tu Thiền Tông này, họ không dám lại gần!
Vì sao vậy?
Vì pháp môn Thiền Tông là pháp môn cực Dương, nên họ không dám đến gần, chứ nói chi là tu.
Để chứng minh pháp môn Thiền Tông học này:
– Bà thử đem quyển sách viết về Thiền Tông học, đưa cho những vị ấy đọc, nếu cố gắng đọc, họ sẽ bị nhức đầu và mắc nôn liền!
– Những người thờ thần quyền, họ cũng không dám ngó sách Thiền Tông học là vậy, chớ đừng nói chi đến tu!
– Những người bói toán, hay được "Ông lên, Bà xuống, mượn xác", họ cũng không dám xem sách Thiền Tông học này nữa!
Người tu theo Thiền Tông Nhà Phật, họ không làm những cái lặt vặt này, mà con đường duy nhất của họ là Giác Ngộ và Giải Thoát mà thôi.

10- Ông Hoàng Vân Anh, nước Đức hỏi
Ông Hoàng Vân Anh, sanh năm 1959, tại huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, cư ngụ tại thành phố Hamburg, nước Đức, hỏi:
– Thầy tôi dạy tu thiền chọn pháp môn "Nhĩ Căn Viên Thông" mà Đức Phật dạy trong kinh Thủ Lăng Nghiêm.
Xin cho hỏi ba câu, Trưởng ban vui lòng giải đáp, tôi thành thật biết ơn:
Câu 1: Thầy tôi dạy tu tọa thiền theo pháp nói trên tiếng động vào lỗ tai, tiếng gì biết rõ tiếng đó, cứ châm chú nghe đừng cho sót một tiếng nào. Đến nay, tôi tu được sáu năm, hiện tôi ngồi thiền, khi ngồi lâu nghe mệt, lâu quá mà sao không thấy có gì lạ xảy ra với tôi?
Câu 2: Theo tôi hiểu tu thiền cốt yếu để định tâm, nhưng tâm mình lúc nào cũng nghe tiếng của chiếc đồng hồ thì làm sao định được?
Câu 3: Tu theo Thiền Tông, tu Nhĩ Căn Viên Thông, phải tu làm sao cho đúng với lời của Đức Phật dạy, hay đúng với ý của Tổ sư, để có kết quả tốt?
Trưởng ban trả lời:
– Kính thưa thầy Hoàng Vân Anh. Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm có 25 vị Thánh, mỗi vị tu một pháp môn, vị nào tu cũng được thành tựu cả. Đức Phật bảo Ngài Bồ tát Quán Thế Âm chọn một pháp môn nào cho người ở cõi Ta Bà này tu được thuận tiện và dễ kết quả, Bồ tát Quán Thế Âm chọn pháp môn "Nhĩ Căn Viên Thông" cho người ở cõi Ta Bà này tu.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có nhiều nhà dịch, phần nhiều là các vị là Đạo cao đức trọng, học vấn uyên thâm; nhưng các Ngài dịch theo ý riêng của mình, vì vậy, các lời dịch không trùng ý với nhau là vậy.
Trưởng ban hỏi lại ông Hoàng Vân Anh:
– Thầy ông có tu pháp môn này không?
Ông Hoàng Vân Anh đáp:
– Dạ, thầy tôi cũng đang tu pháp môn này.
Thầy ông đã "Viên thông nhĩ căn" chưa?
– Dạ, chưa.
– Thầy ông đã chưa, ông làm sao thành tựu được, ông ăn chay hay ăn mặn? Trưởng ban hỏi.
– Dạ, ăn chay.
Ông ăn chay, ông có biết ăn cách nào để được cân bằng cơ thể, để tu thiền không?
– Dạ không, chỉ cử ăn thịt, cá và ngũ vị hương như các Chùa nấu vậy thôi.
Trưởng ban nói:
Ngày xưa, ăn chay như vậy thì được, còn ngày nay, nếu ông tu thiền mà ăn như vậy, dù ông cố gắng hành thiền như thế nào đi chăng nữa, cũng không thể nào thành công trong tu tập được. Ông thấy đó, người tu theo Đạo Phật duy nhất chỉ có một đường là Giác Ngộ và Giải Thoát. Trước nhất là phải biết "tu Thực", vì biết tu Thực thân thể không bị bệnh. Người tu mà thân thể mệt mỏi, bị bệnh, thật tình khó coi lắm. Thân mình, mình không làm chủ được, làm sao tu các pháp môn cao của Đức Phật dạy được? Biết Tu Thực, sau mới tu thiền. Còn tu "Nhĩ căn viên thông", như trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật bảo các vị Thánh trình chỗ chứng của các Ngài cho Đức Phật nghe. Hiện các vị dịch kinh hiện nay là dịch theo ý hiểu biết của mình nên không thành tựu được.
Ở đây chúng tôi giải thích có 2 thứ:
Một: Biết mình có cái Tánh hay Nghe.
Hai: Nương theo Tánh hay Nghe để nhận ra Tánh Nghe của chính mình và từ Tánh Nghe này, mà đưa người tu được "rơi vào Phật Tánh Thanh Tịnh của chính mình".
Một: Tánh hay Nghe Thanh Tịnh của mình, luôn lúc nào cũng Nghe, gọi là hằng nghe, như:
– Khi Nghe có tiếng động, mình Nghe có tiếng.
– Khi tiếng động đi qua rồi, mình nghe Nghe không tiếng.
Pháp môn Nhĩ căn viên thông này, Đức Bồ tát Quán Thế Âm sử dụng Tánh hay Nghe của Ngài để cứu nạn cứu khổ chúng sanh nào bị oan khổ.
Hai: Nhĩ căn viên thông này, trong 36 vị Tổ Thiền Tông sử dụng để được nhận ra Tánh Nghe Thanh Tịnh. Đầu tiên là Ngài A Nan Đà nghe được bằng Tánh Nghe Thanh Tịnh của ông, qua tiếng gọi của sư huynh ông là ông Ma Ha Ca Diếp, nên ông A Nan Đà được "rơi vào Tánh Nghe Thanh Tịnh" của ông, nên ông được tiếp nối dòng Thiền Tông và làm Tổ Thiền Tông đời thứ 2.
Trưởng ban nói tiếp:
– Thầy nên tìm đọc 36 vị Tổ sư Thiền Tông sẽ biết được cổ nhiều vị Giác Ngộ bằng pháp "Nhĩ căn viên thông này".
Ông Hoàng Vân Anh lại hỏi:
– Tôi thấy ở có Chùa ghi là tu theo pháp môn Thiên Thai, vậy tu theo pháp môn Thiên Thai để được thành tựu những gì, xin Trưởng ban giải thích, tôi xin cám ơn?
Trưởng ban trả lời:
– Pháp môn Thiên Thai là của Ngài Trí Khải đại sư (không phải là thiền sư) dạy bên nước Trung Quốc. Pháp môn này Ngài lấy trong pháp môn Đại thừa mà Đức Phật dạy để người tu tìm hay kiếm trong vật lý. Pháp môn này ai tu sẽ được đi trong luân hồi theo chiều vật lý.
Ông Hoàng Vân Anh lại hỏi tiếp:
– Đức Phật dạy pháp môn tu Giải Thoát, vậy phải tu như thế nào mới Giải Thoát được?
Trưởng ban trả lời tiếp:
Câu hỏi của ông thật là ngắn và gọn, vì vậy tôi cũng trả lời ngắn và gọn cho ông hiểu.
– Nếu ông có duyên lớn, nghe được lời dạy của Đức Phật dạy tu theo pháp môn Thiền Tông, ông chỉ cần nghe vị nào đã "nhận ra được Tánh Phật Thanh Tịnh" của vị đó nói chừng 5 phút, là ông đã biết rồi, nếu ông có duyên lớn, ít nhất cũng đạt được "Yếu chỉ Thiền Tông", còn khá hơn sẽ đạt được "Bí mật Thiền Tông", còn tuyệt vời hơn sẽ được "Rơi vào Trung tâm vận hành luân hồi", thấy được 6 nẻo luân hồi và 2 cửa Hải Triều Âm và Hải Triều Dương.
Còn ông nghe những người sử dụng Tánh người giảng về Giác Ngộ và Giải Thoát, ông nghe họ nói 10 năm, hay lâu hơn thế nữa, hoặc suốt cả đời, ông cũng là ông thôi, tức cũng bị đi trong lục Đạo luân hồi!
Ông Hoàng Vân Anh cũng lại hỏi tiếp:
– Vậy tôi phải tu làm sao để nhận ra "Tánh Phật Thanh Tịnh" của mình?
Trưởng ban lại trả lời tiếp:
– Phần này chúng tôi lại phải dẫn dài dòng ông mới hiểu được.
– Ông tu theo Đạo Phật, muốn nhận ra Phật Tánh Thanh Tịnh của chính mình, Trước hết, ông phải hiểu căn bản như dưới đây:
1/- Giác Ngộ là gì là giác cái gì.
2/- Giải Thoát để đi về đâu.
3/- Tạo ra Phước đức để làm gì.
4/- Tạo ra Công đức để làm chi.
Bốn phần này ông phải rõ thông, sau đó chúng tôi mới chỉ ông nhận ra Phật Tánh Thanh Tịnh của chính ông được.
Ông Hoàng Vân Anh hết sức cám ơn Trưởng ban.

11- Thầy Phổ Nhiên, nước Nhật bản hỏi
Thầy Phổ Nhiên, sanh năm 1952, tại huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh, cư ngụ tại thành phố Fukuoka, nước Nhật Bản, hỏi:
– Hiện giờ tôi ngồi thiền, nếu tôi dụng công thiền định sâu, tôi thường thấy Đức Phật Thích Ca hiện trong tâm một cách rõ ràng. Tôi muốn tiến sâu hơn nữa, không biết phải làm như thế nào nữa? Xin Thầy hướng dẫn, cám ơn?
Trưởng ban nói với Thầy Phổ Nhiên:
– Thầy về trị bệnh đi, tôi sẽ chỉ dẫn Thầy tu. Thầy muốn tu pháp môn gì, tôi chỉ cho Thầy tu pháp môn đó của Đức Phật dạy.
Thầy Phổ Nhiên hỏi lại Trưởng ban:
– Sau Thầy biết tôi đang bệnh?
Trưởng ban hỏi:
– Thầy có bệnh không?
Thầy Phổ Nhiên thưa:
– Dạ, đúng như vậy.
Trưởng ban nói:
– Người bước vào tu theo Đạo Phật, cốt là để Giác Ngộ và Giải Thoát, có hai đường chính phải biết thì đi mới không sai, còn không biết hai đường này, dù có dụng công như thế nào chăng đi nữa, hành thiền kiểu gì, ngồi thiền được bao ngày, bao tháng, bao năm, đối với Đạo Giải Thoát mà Đức Phật chỉ dạy không ăn thua gì.
Hai đường chính đó là:
Một: Phải làm chủ được bản thân, nếu thân bệnh hoạn làm sao đi vững vàng được? Không đi vững vàng thì làm sao tu theo ý muốn của mình được? Giống như xe chở người, mà yếu ớt thì làm sao chuyên chở được người?
Hai: Bước vào tu Giải Thoát, bước đầu tiên phải hiểu Giải Thoát là gì, nếu không hiểu, phải học hỏi cho thật hiểu. Nếu đã thật hiểu rồi, cứ nhắm đường ấy mà đi, thì chuyện Giải Thoát đối với người tu, giống như mình đang đứng trước cửa nhà ngó ra ngoài, chỉ cần quay mặt vào nhà là xong.
Trưởng ban nói thêm:
– Thầy bảo trị bệnh gần 2 năm mà không hết. Khi hết khách, tôi chỉ riêng cho Thầy, chừng 2 tuần, nếu Thầy chịu thực hành đúng, tôi bảo đảm Thầy sẽ hết bệnh, việc Thầy muốn tu Giác Ngộ và Giải Thoát, dễ như trở bàn tay.
Thầy Phổ Nhiên, hết sức vui mừng và cám ơn Trưởng ban.

12- Ông Phan Ánh Quang, Toronto, Canada hỏi
Ông Phan Ánh Quang, sanh năm 1954, tại huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa, cư ngụ tại thành phố Toronto, Canada, hỏi:
– Xin Trưởng ban cho chúng tôi hỏi hai câu:
Câu thứ nhất: Tu bằng phương pháp nào để cho tâm mình dễ Thanh Tịnh?
Câu thứ hai: Tu như thế nào để Tánh mình dễ hiển lộ?
Trưởng Ban Quản trị Chùa hỏi lại thầy Phan Ánh Quang:
– Hiện Thầy đang tu thiền gì?
Thầy Phan Ánh Quang trả lời:
-Dạ, tôi đang tu pháp định tâm, không cho tâm chạy theo trần cảnh bên ngoài.
Trưởng Ban Quản trị Chùa hỏi:
– Mục đích của thầy tu thiền là để được cái gi?
– Dạ, để được định tâm, thầy Phan Ánh Quang trả lời.
– Định tâm để được cái gì?
– Dạ, để được ngộ Đạo.
Trưởng ban nói:
– Tôi hỏi để xác định mục đích của thầy vậy thôi, chứ câu hỏi của thầy đã hiểu sai về Đạo Phật quá nhiều. Hiểu sai thì làm sao tu đúng được. Bởi vậy, người muốn tu theo Đạo Phật để được Giác Ngộ và Giải Thoát, đầu tiên là phải hiểu các điều căn bản như sau:
– Tu theo Đạo Phật để được cái gì?
– Đường lối tu ra làm sao, mới đúng lời của Phật hay Tổ sư dạy.
– Muốn tu theo Đạo Phật, phải học với vị thầy nào phải biết rõ đường lối tu của Đức Phật dạy.
Các kinh sách của Đức Phật dạy, phần nhiều là ẩn dụ chứ không nói trắng ra. Vì vậy, các thầy dụng công suy nghĩ, chắc chắn sẽ bị sai.
Vì sao bị sai?
Vì tu theo Đạo Phật cốt là để trở về nguồn cội của chính mình; nguồn cội của chính mình Đức Phật dạy: Không ai làm ra, nó là như vậy, nó tự đầy đủ, nó tự Thanh Tịnh, không ai làm cho nó Thanh Tịnh được, nó biết muôn pháp, nhưng không theo muôn pháp, v.v...
Người muốn làm thầy thiên hạ, trước nhất là phải hiểu lời của Đức Phật dạy như trên thì mới hiểu ý Phật và lời Tổ dạy, như:
– Tâm là cái gì?
– Phật Tánh là cái gì?
Biết được 2 phần nói trên, thì tu theo Đạo Phật không sai; bằng không biết, ngồi dụng công tu theo kiểu này, hành thiền theo kiểu nọ, rồi gặp phải ông thầy không biết phần trên, ngồi giảng chuyện trong sanh tử luân hồi, dẫn người nghe không biết lại càng không biết!
Khốn khổ hơn, nếu gặp phải ông thầy "câu" nhiều người đến, mục đích của ông ta là vì danh, vì tiền, chớ không phải vì Đạo Giải Thoát, ông có đến nghe vị thầy này giảng 100 năm cũng không thể nào Giác Ngộ được, chứ nói chi là Giải Thoát!
Thầy hỏi tôi hai câu trên, tôi có trả lời thầy cũng không hiểu, nếu thầy muốn biết, xin thầy mua vài quyển sách của soạn giả Nguyễn Nhân đọc, khi nào thầy hiểu chút ít về Thiền Tông, mà chưa nhận ra 2 câu này, lúc đó tôi sẽ giải cho.13- Ông Hoàng Văn Ân, TP. HCM hỏi
Ông Hoàng Văn Ân, sanh năm 1959, tại huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, cư ngụ tại đường Dương Quãng Hàm, quận Phú Nhuận, TP. HCM, hỏi:
– Kính Thầy, tôi nghe Thầy giải các cách tu theo Thiền Tông. Thật tình tôi chưa hiểu, tu theo Thiền Tông phải dụng công như thế nào? Xin Thầy vui lòng chi rõ cho chúng tôi, xin cám ơn?
Trưởng Ban Quản trị Chùa trả lời:
– Nếu nói dụng công tu theo Thiền Tông, tôi không biết phải giải thích ra làm sao cho Thầy hiểu. Nhưng tôi có thể nói những thiền giả họ ngộ Đạo bằng những hành động, hay câu nói của các vị thầy.
Khi thiền giả đến hỏi Đạo, tùy theo sự hiểu biết của người hỏi mà thiền sư áp dụng cách nào đó, cốt yếu để cho người hỏi nhận ra Phật Tánh của chính mình, chứ thiền sư không giải thích như các vị giảng sư, như chúng ta thấy hiện nay.
Vì tu theo Thiền Tông mà giảng kinh chẳng khác nào như người mù mà tả cảnh núi non sông hồ, không đúng vào đâu cả.
Cái quan trọng, người tu theo Thiền Tông Đạo Phật, cốt yếu, người thầy dạy cho người học, chỉ có một điều duy nhất là làm sao cho người học nhận ra Phật Tánh của chính người trò, chứ không cho họ hiểu suông.
Ví dụ: Có thiền khách hỏi Đạo với một vị Hòa thượng:
– Kính bạch Hòa thượng, thế nào là Phật Tánh của con?
– Vị Hòa thượng bảo:
– Ông lại hỏi cây cột Chùa đi.
Một câu trả lời như vô nghĩa, thế mà thiền khách nhận ra Tánh Phật của chính mình.
Một ví dụ nữa: Có thiền khách hỏi Đạo với vị thiền sư:
– Kính thưa thiền sư, Tánh Phật của con như thế nào?
Thiền sư bảo:
– Gạo ngoài chợ hôm nay giá bao nhiêu?
Một câu nói lạc đề, thế mà thiền khách hiểu thế nào là Tánh Phật của ông ta.
Một ví dụ nữa đụng đến trời: Có thiền khách hỏi Đạo với ông thầy:
– Kính bạch thầy, thế nào là Bản lai Diện mục của chính con?
Ông thầy tay đang cầm chiếc quạt, vị thầy ấy đưa quạt chỉ lên hư không và bảo:
– Ông thấy không, chiếc quạt này ta có thể đánh trúng vào mặt trời Đế Thích, ông có tin không?
Một câu nói coi như phạm thượng, nhưng vị thiền khách nhận ra Bản lai Diện mục của chính mình.
Rất đặc biệt: Mới đây có bà Huỳnh Thị Thu Lan, 51 tuổi, ở đường Quang Trung, phường 5, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Khi bà nghe được lời giải thích của chúng tôi. Bà bị một ông hàng xóm chửi rất thậm tệ. Khi bà đang nghe tiếng chửi của ông hàng xóm đó, bà nhận ra được Tánh Nghe Phật Tánh Thanh Tịnh của chính bà hết sức là kỳ diệu, không thể nào tả bằng lời của vật lý được.
Bà mới nói cho chúng tôi biết:
– Không biết, ngày xưa Đức Thế Tôn, bị Thầy Bà La Môn chửi, Thế Tôn cảm nhận tiếng chửi ấy như thế nào, mà hôm nay bà bị người hàng xóm chửi, bà nhận được tiếng chửi ấy, thật là lạ lùng, quá mát rượi và kỳ diệu lắm!
Cũng một người đặc biệt nữa:
Thầy giáo Đinh Khánh Vân, 60 tuổi, cư ngụ tại đường 30 tháng 4, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Ông đọc các quyển sách của soạn giả Nguyễn Nhân viết, bỗng ông được "Rơi vào Thanh Tịnh", ông diễn tả như sau:
– Không biết, hồi Đức Phật dạy kinh Diệu Pháp Liên Hoa trên mặt bằng rộng lớn trên núi Linh Sơn, khi Ngài Ma Ha Ca Diếp được "Rơi Thanh Tịnh", lúc đó Ngài cảm nhận được như thế nào tôi không biết. Chớ khi tôi được "Rơi vào Thanh Tịnh", tôi như bị mất thân tứ đại này, những cái biết hằng ngày của tôi bị mất, liền khi đó, các biết trong Ý của Phật Tánh tôi hiển lộ ra rất kỳ diệu và mênh mông quá,...
Phần thầy giáo Đinh Khánh Vân diễn tả lại cho chúng tôi nghe, không dám nói trắng ra ở đây.
Vì sao vậy?
Đức Phật dạy trong Huyền Ký ở đoạn này như sau:
– Khi Đức Phật còn tại thế, vị nào được "Rơi vào Thanh Tịnh", chỉ trình cho Đức Phật ấn chứng cho.
– Khi Đức Phật nhập Niết Bàn, vị nào được "Rơi vào Thanh Tịnh", vị đó chỉ trình cho vị Tổ sư thiền đang hiện diện.
– Qua các đời Tổ sư Thiền Tông, vị được "Rơi vào Thanh Tịnh", chỉ trình cho vị được phép cấp giấy chứng nhận cho mình đạt được "Bí mật Thiền Tông" thôi. Tuy nhiên, đến đời này, sẽ có rất nhiều người được "Rơi vào Thanh Tịnh". Vị kiểm thiền, nếu được sự uỷ quyền của vị đứng ra cấp giấy chứng nhận, thì vị được "Rơi vào Thanh Tịnh", cũng có thể trình cho vị này biết chỗ "Rơi" của mình cũng được.
Vị nào muốn biết Ngài Xá Lợi Phất trình với Đức Phật chỗ "Rơi" này, hãy tìm đọc lời dạy của Đức Lục Tổ Huệ Năng, có ghi đầy đủ nơi quyển Đức Phật dạy tu Thiền Tông, từ trang 23 đến trang 37.
Trên đây, chúng tôi xin nêu vài chỗ nhận ra Tánh hay Thấy, Tánh hay Nghe, chân thật, của những vị đạt được "Bí mật Thiền Tông". Nói theo bình dân gọi là ngộ Đạo.
Còn rất nhiều câu chuyện nữa, chúng tôi nói hoài cũng không thể hết được. Ông sáng ý, sẽ nhận ra Phật Tánh Thanh Tịnh của chính ông. Chúc ông đạt như các vị nêu trên.14- Ông Vũ Văn Hoàng, nước New Zealand hỏi
Ông Vũ Văn Hoàng, sanh năm 1944, tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, cư ngụ tại thủ đô Wellington, nước New Zealand, hỏi:
– Kính Trưởng ban, kinh Niết Bàn Đức Phật dạy Phật Tánh của chúng sanh là thường, còn các pháp và vạn vật ở thế gian là vô thường. Sao trong kinh Pháp Bảo Đàn, Đức LụcTổ dạy Phật Tánh là vô thường còn các pháp và vạn vật là thường. Theo Trưởng ban, Phật dạy đúng hay Lục Tổ dạy đúng?
Trưởng ban trả lời:
– Câu hỏi ông rất hay, nhưng ông hỏi Phật đúng hay Tổ đúng lại là không hay.
Vì sao vậy?
Vì Đức Phật là Đấng tối cao Giác Ngộ hoàn toàn. Còn Lục Tổ, là vị luôn lúc nào cũng sống trong Phật Tánh Thanh Tịnh của chính Ngài. Ông đem trí phàm tình của ông để hỏi cái trí tuệ chân thật của các bậc Thánh thì làm sao đúng được.
Sở dĩ Đức Phật dạy Phật Tánh là thường, còn vạn hữu bên ngoài là vô thường, là Phật dạy chung cho tất cả chúng sanh và các vị tu theo Đạo Phật mà còn chấp.
Còn Đức Lục Tổ dạy chỗ này, là Ngài dạy riêng cho ông Hành Xương. Vì Ngài đã hiểu thấu khả năng của ông Hành Xương sẽ ngộ Đạo, nên Ngài dạy thẳng chỗ chân thường trong vạn vật. Vì vậy, mà lời dạy của Đức Phật và Đức Lục Tổ có sai biệt.
Tôi xin phân tích về cái chân thường Phật Tánh mà Đức Phật nói trong kinh Niết Bàn:
Trong kinh Niết Bàn Đức Phật nói là để dạy hàng phàm phu như chúng ta, cao hơn chúng ta là hàng Nhị thừa.
Hàng phàm phu của chúng ta cho Tánh Người và thể xác của mình là thật có. Khi còn sống, lo cho nó được ăn ngon ngủ kỹ, cung cấp tất cả những gì nó muốn, nó đòi hỏi, kể cả làm những chuyện phạm pháp cũng dám làm, miễn làm sao có vật chất đầy đủ để cung phụng cho nó là được.
Còn về Tánh người, ai nói mình làm việc này, việc nọ, sẽ được hưởng cái này, cái kia, đến chỗ này đến chỗ nọ, được cao sang đủ thứ. Vì vậy, cứ cấm đầu vô làm để đạt được cái hư ảo. Lúc nào cũng lo cho nó, dù bất cứ giá nào cũng phải lo. Kể cả khi chúng ta chết đi cũng phải lo cho mồ yên mã đẹp, có người còn lo nhà, cửa, xe cộ đem theo nữa, v.v...
Còn hàng Nhị thừa, chấp chặt Phật Tánh là thường, còn hoài không thay đổi. Còn vạn vật và vạn. pháp ở thế gian là giả dối là vô thường, họ cho đó là khổ. Nên họ cố gắng tu hành để từ bỏ cái vô thường mà về an trú trong cái thường còn, họ cho là mình đạt được cái chân thường, nên họ được cái quả này quả nọ. Tuy họ chứng được quả này quả nọ, nhưng xét cho cùng họ không Giải Thoát được.
Vì sao không Giải Thoát được?
Vì họ còn "ôm cái quả vị"; khi ôm quả vị thì phải lo cho cái quả vị mà họ được, nếu nói là Giải Thoát, là tự dối lòng, còn ham được (dính mắc) mà Giải Thoát cái gì?
Đức Lục Tổ dạy Phật Tánh là vô thường.
Vì sao là vô thường?
Vì Ngài thấy nó luôn vận hành chứ không thể ở yên như hàng phàm phu và Nhị thừa chúng ta hiểu.
Người sống trong Phật Tánh, Thấy Phật Tánh luôn lúc nào cũng vận hành, nhưng vận hành trong Thanh Tịnh, chứ không phải đứng yên như trong kinh Niết Bàn Đức Phật đã dạy.
Nếu bình thường có ai hỏi, Đức Lục Tổ cũng nói như trong văn kinh thôi. Nhưng đối với ông Hành Xương, Ngài biết người này có căn cơ lớn, nên Ngài mới dạy thẳng cái thường trong vô thường của vạn vật, nên người bình thường nghe trái với văn kinh. Nhờ vậy, mà ông Hành Xương triệt ngộ Thiền Tông.
Theo Đức Lục Tổ dạy, nếu Phật Tánh là thường, nó như vậy hoài thì người tu không thể chuyển từ phàm đến Thánh được.
Các pháp và vật chất, Đức Lục Tổ bảo là thường là nói về cái thể. Xin nêu ví dụ như dưới đây ông sẽ hiểu:
Ví dụ về nước: Tính thường của nước là ướt. Dù ở trạng thái nào nó cũng ướt. Như nước ngọt, nước cam, nước đá, nước cà phê, nước trà, nước sữa, nước rượu, v.v... cái dụng của nước là vô thường, nhưng cái thể ướt của nước là thường.
Còn ví dụ về âm thanh:
Tiếng vang của âm thanh, có nhiều thứ tiếng phát ra, tuy không đồng nhất, nhưng tiếng nào rành mạch từng tiếng nấy, không tiếng nào đè lên tiếng nào, nó có đầy đủ trong không gian. Đức Phật gọi là Tánh Pháp. Tiếng vang trong Phật Tánh là trùm khắp; còn tiếng vang do loài người hay muôn động vật phát ra, tùy theo loài mà vang gần hay xa.
Nếu Phật Tánh phát ra tiếng, khi âm vang hết, nó trở về Bể Tánh Thanh Tịnh của Phật Tánh. Chỗ vang đi trùm khắp, khi hết tiếng vang, tiếng vang ấy lại trở về Phật Tánh, tiếng vang ấy cũng là vô thường. Còn cái thường của tiếng Pháp vang, là cái hàng thường của Phật Tánh Thanh Tịnh.
Xin nói thật rỗ chỗ này như sau:
Tiếng Pháp của chư Phật ở trong Bể Tánh Thanh Tịnh trong Phật Tánh nó đi trùm khắp là lý do như sau:
Vì nó không bị cản của vật lý.
Còn tiếng của các loài ở Thế Giới này không đi xa được, là vì bị sức cản của vật lý.
Hiện nay, tiếng của loài người nói ra mà được đi xa, là nhờ làn sóng Điện từ Dương của vật lý đẩy và chuyền đi, nhưng cũng trong phạm vi trái đất này. Còn muốn phát đi ngoài trái đất này, thì phải sử dụng máy có làn sóng Điện từ Dương cực mạnh. Dù máy có mạnh đến đâu, cũng không vượt ra ngoài Tam giới này.
Đức Phật nói Phật Tánh thường, là Như Lai nói tiếng pháp của chư Phật.
Đức Lục Tổ nói Phật Tánh vô thường, là Ngài nói Phật Tánh luân chuyển nơi Thế Giới này và trong 1 Tam giới này.
Ví dụ về vật chất ông dễ hiểu hơn:
Người bình thường cho vách tường là kín mít không hở, nhưng các Nhà Khoa học nhìn qua kính hiển vi điện tử, phóng to lên vài ngàn lần, họ thấy vách tường trống hở.
Ở thế gian cũng vậy, tuy một vấn đề, có ai đến hỏi người trí thức, người trí thức khi trả lời cho đối tượng hỏi, coi người hỏi ở trình độ nào, nếu hàng học sĩ họ trả lời khác, còn hạng bình dân họ trả lời khác.
Người học Đạo mà mê tín, ham thần quyền thì khác, còn người học Đạo thiền, để được Giác Ngộ và Giải Thoát thì khác.
Khi người thầy trả lời mà đã sống với Tánh Phật của mình rồi, tự nhiên vị ấy hiểu rõ căn cơ của người đối diện hỏi, không phải một đời mà vô số đời về trước.
Vì vậy, Tổ nghe ông Hành Xương hỏi, Tổ chỉ giải thích vài câu, ông Hành Xướng thoát nhiên triệt ngộ Thiền Tông. Nếu Lục Tổ nói theo văn kinh Niết Bàn, biết chừng nào ông Hành Xương ngộ Thiền Tông được.

15- Ông Lương Quốc Ân, tỉnh Phú Yên hỏi
Ông Lương Quốc Ân, sanh năm 1958, tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, hỏi:
– Kính thưa Trưởng ban, trong các kinh Đức Phật dạy, kinh nào Như Lai dạy đầy đủ nhất, để chúng tôi chỉ học duy nhất bộ kinh đó thôi?
Trưởng ban trả lời:
Thày muốn học kinh đầy đủ nhất là Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, kinh này có 28 phẩm, dẫn từ thấp đến cao, cao nhất là Phật thừa.
Ông Lương Quốc Ấn nói tiếp:
– Tiện đây, Trưởng ban có thể giải nghĩa cho chúng tôi hiểu rõ vài ý trong kinh này được không?
Trưởng ban nói:
– Nếu giải nghĩa kinh thì phải giải cặn kẻ bằng không thôi đừng giải. Vì ông, tôi giải thích cái căn bản của kinh Diệu Pháp Liên Hoa này như sau:
Người muốn học kinh Phật giáo, phải hiểu tường tận, phải hiểu từng chữ, từng lời, tu tập nữa thì mới có kết quả tốt được.
Vì sao vậy?
Vì chúng ta hiểu đúng, nếu có ai nhờ chúng ta chỉ dẫn, chúng ta chỉ dẫn không sai, không sai thì có cái lợi cho cả hai:
– Người chỉ dẫn được Công đức lớn.
– Người được chỉ dẫn đúng, vị đó hành đúng nữa, việc trở về nguồn cội của chính họ rất dễ dàng, thì có gì bằng.
Trưởng ban nói tiếp:
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa có năm nghĩa như sau:
Một là xuất sanh: Tức sản xuất và sanh ra từ giáo lý sơ đẳng, trung đẳng, cao đẳng, hay nói một cách khác là từ Tiểu thừa đến Đại thừa, từ hữu vi đến vô vi. Nhưng rất thần diệu, mầu nhiệm, đặc biệt là lộ ra cái Tri Kiến của mình, để người đạt đến Phật quả.
Hai là hiển thị: Hiển bày ra cái ý sâu mầu của Đức Phật muốn nói trong bộ kinh này.
Ba là tuyền dũng: Như dòng suối chảy mạnh, cuốn trôi tất cả các mê lầm của chúng sanh.
Bốn là thần mật: Thần kỳ và bí mật, duy nhất chỉ có một con đường là từ 1 con người phàm phu trở thành là 1 vị Phật, không có con đường nào khác.
Năm là kiết mang: Thâu tóm tất cả các kinh điển, từ Tiểu thừa đến Đại thừa, Tịnh độ cũng như Mật chú, đều nằm gọn trong bộ kinh này, Phật nói từ bình thường đến sử dụng thần thông để độ các loài Súc Sanh như:
– Loài người.
– Loài Thần (tức A Tu La).
– Loài Ngạ Quỷ.
– Loài Trời.
– Loài Thinh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát.
– Nhưng loài ở Điạ Ngục Phật không độ được.
Trên đây là mục đích của Đức Phật dạy trong bộ kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
Còn Diệu Pháp có bốn nghĩa:
Một là xảo diệu: Khéo mở cửa phương tiện, dạy con người từ phàm phu để trở thành là 1 vị Phật, không qua Thinh Văn, Duyên Giác hay Bồ Tát.
Hai là thắng diệu: Đức Phật dùng phương tiện ba xe như: Xe Nai, xe Dê, xe Trâu, để dụ các con (là chúng ta) ra khỏi nhà lửa và trao cho các con của Ngài chỉ có một xe trâu mà thôi, Đức Phật dùng phương tiện, được thành công gọi là thắng diệu, còn rất nhiều thắng diệu khác như: Chàng cùng tử. Hạt châu trong chéo áo. Hạt châu trong búi tóc, v.v...
Ba là vi diệu: Đức Phật chỉ tướng chân thật cho chúng ta là cái hay Thấy, cái hay Nghe, cái hay Pháp và cái hay Biết của chính chúng ta; mà Đức Phật dạy gọn cho chúng ta là cái "Tri và Kiến" chân thật của mỗi người.
Bốn là tuyệt diệu: Đức Phật ra đời duy nhất chỉ có một điều là KHAI – THỊ – CON NGƯỜI – NGỘ – NHẬP – PHẬT – TRI – KIẾN của chính chúng ta mà thôi, chứ Đức Phật không chỉ dạy việc gì khác.
Ông Lương Quốc Ân hỏi tiếp:
– Trưởng ban bảo trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa Đức Phật chỉ độ từ loài Súc Sanh đến Cõi Trời, sao không độ loài chúng sanh ở Điạ Ngục?
Trưởng ban nói:
– Tuy Đức Phật có thần lực vi diệu nhiệm mầu trùm khắp, khi muốn độ loài nào, loài đó phải ở trong tình trạng NGHE và THẤY được, thì Đức Phật mới độ. Còn ở Địa Ngục quá khổ sở, bị trừng phạt không khi nào được ngơi nghĩ thì làm sao Đức Phật nói cho họ nghe được. Hơn nữa Đức Phật không dám phá vỡ Nhân – Quả nghiệp báu trong vật lý luân hồi.
Chúng tôi ví dụ:
– Có ai đang bị loài kiến bu quanh khắp thân mình, cắn người ấy không ngơi nghỉ. Bên ngoài có vị nào dùng lời nói tốt hay âm thanh ngọt ngào đến đâu, người ấy có NGHE và THẤY được không?
Ông Lương Quốc Ân trả lởi:
– Thưa không.
Ông Lương Quốc Ân lẩm bẩm:
– Đức Phật độ không được, vậy mà hiện giờ có thầy dạy môn đồ mình "xuống Địa Ngục để độ chúng sanh ở dưới" thật là khó hiểu!
Trưởng ban nói tiếp:
– Liên hoa là hoa sen có năm nghĩa:
Một: Có hoa liền có hạt, gọi là Nhân – Quả đồng thời. Ẩn ý, nếu ai tu nhận ra được Phật Tánh của chính mình và sống với Phật Tánh ấy, tức khắc mình là Phật rồi đó.
Hai: Mọc trong bùn mà không dính bùn nhơ. Ẩn ý, Phật Tánh dù ở đâu cũng không bị ô nhiễm, giống như hoa sen vậy. Do đó, các vị thiền sư có nói: "Hoa sen trong lò lửa", là nói ý này.
Ba: Cọng, bông, từ gốc mọc thẳng lên, lúc nào cũng vượt lên khỏi mặt nước. Ẩn ý, chỉ có con đường duy nhất là đến quả Phật.
Bốn: Ong bướm không bu đậu.
Năm: Không làm vật trang điểm cho phụ nữ.
Hai mươi tám phẩm trong kinh, mỗi phẩm có một ẩn ý. Nếu ông hiểu và hành theo tựa của kinh, là ông đã học xong bộ kinh Diệu Pháp Liên Hoa này rồi, không cần phải học hết, bằng không hiểu thì ông phải học đi học lại cho đến khi nào ông nhận ra Phật Tánh của ông thì ông mới xứng đáng là người đã học thuộc kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
Trưởng ban nói với ông Lương Quốc Ân:
– Đặc biệt, trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa này, có 2 phẩm có liên quan đến nước Việt Nam chúng ta. Vì pháp môn Thiền Tông học này, được xếp vào hàng tuyệt mật của Phật giáo, nên phải đúng thời cơ chúng tôi mới nói ra.
Ông Lương Quốc Ân, hết sức vui mừng và cám ơn Trưởng ban.

16- Ông Lê Văn An, TP. HCM hỏi
Ông Lê Văn An, sanh năm 1962, tại huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, cư tại đường Trần Hưng Đạo, quận 5, TP. HCM, hỏi:
– Từ trước đến nay, tôi đi Chùa thường hay cúng dường, mỗi lần cúng, tôi có nguyện cho gia đình được bình an, con cháu hiếu thảo, v.v... Không biết lời cầu xin như vậy có đúng với lời Đức Phật dạy không, thày giải thích cho tôi hiểu, xin cám ơn?
Trưởng ban hỏi lại ông An:
– Ông hiểu chủ trương Đức Phật lập ra Đạo để làm gì không?
Ông Lê Văn An trả lời:
– Tôi thấy ai đi Chùa cũng cầu xin chuyện này chuyện nọ, tôi hiểu là Đức Phật sẽ ban Phước lành cho ai cầu xin đến Ngài.
Trưởng ban nói:
– Nếu Đức Phật chủ trương như vậy, có lẽ Đạo Phật không còn ở thế gian này cho đến ngày hôm nay và bị Nhà Trí thức, Nhà Khoa học họ chê cười!
Đức Phật khi còn là thái tử. Ngài có bốn cái thác mắc chánh như sau:
Một: Con người từ đâu đến Thế Giới này?
Hai: Đến với Thế Giới này để bị sanh, già, bệnh, chết?!
Ba: Khi đang sống, tranh giành, hơn thua, chém giết với nhau, sau cùng rồi cũng phải lìa bỏ tất cả!
Bốn: Sau khi chết rồi sẽ đi về đâu?
Bốn cái thắc mắc nói trên, không tôn giáo hay vị nào giải thích cho Ngài thỏa mãn được, kể cả các vị thầy tu thành tựu được Thiên nhãn, thấy được Cõi Trời Phi phi tưởng, là Cõi Trời cao nhất trong 33 Cõi Trời, nhưng những vị này cũng không giải thích được 4 cái thắc mắc của Ngài, nên Ngài quyết chí đi tìm cho ra lẽ thật 4 cái thắc mắc nói trên.
– Ban đầu, Ngài tu khổ hạnh, ép xác thân Ngài cho cùng cực mà không có kết quả gì!
– Ngài vận dụng tu thiền Quán, thiền Tưởng, rồi cầu mong, cũng không biết được các cái thắc mắc nói trên. Nhưng Ngài quán và tưởng được từ vật nhỏ ra lớn, vật ít ra nhiều, những thắc mắc nói trên cũng không biết!
– Tiếp theo, Ngài dụng công tu thiền Nghi, Tìm và Kiếm. Ngài biết được từ vật nhỏ như vi trần, hiện nay chúng ta gọi là điện tử. Ngài thấy và biết được rất nhiều hành tinh. Thấy và biết được Thái dương hệ, Tiểu thiên Thế Giới, Trung thiên Thế Giới, Đại thiên Thế Giới, Ngài thấy và biết trong Càn khôn Vũ trụ này có Hằng hà sa số Tam thiên Đại thiên Thế Giới, còn Vũ trụ này không có biên giới! Ngài thấy và biết được như vậy, mà cũng không biết được bốn thắc mắc mà Ngài muốn biết!
Sau cùng, Ngài để tâm vật lý Ngài tự nhiên Thanh Tịnh, bất ngờ tâm vật lý của Ngài tự nhiên như mất, còn thân tứ đại của Ngài như không có, và Ngài được rơi vào khoảng không mênh mông vô tận, rất trong sáng, kỳ diệu, không thể nào nói được, Ngài thấy rất xa xăm, nghe được vô tận, khi Ngài muốn nói, tự nhiên có tiếng vang rền trùm khắp, v.v...
Cũng từ chỗ Thanh Tịnh tự nhiên này, Ngài mới biết được 3 cái minh, gọi là Tam Minh, tức ba cái sáng:
Một: Thiên nhãn minh, (thấy được Hằng Hà sa số Thế Giới!)
Hai: Túc mạng minh, (biết được hàng tỷ kiếp của một con người nói riêng, của một chúng sanh nói chung).
Ba: Lậu tận minh, (biết rõ ràng vô số các loài trong Tam giới!).
Ngài thấy những chuyện mà loài người ở thế gian này, làm trái ngược với lẽ thật tất cả. Sau đó, Ngài dùng những phương tiện, để dẫn dắt loài người, từ chỗ mê lầm, dần dần trở về nguồn cội của mỗi người. Nếu ai hiểu được lời của Ngài dạy gọi là ngộ Đạo, nói chính xác là hiểu biết sự thật nơi Thế Giới này. Hiểu như ông nói trên, Đức Phật bảo là phỉ báng Phật!
Ông Lê Văn An hỏi tiếp:
– Thưa Trưởng ban, vậy, khi tôi cúng dường phải cúng làm sao cho có Phước?
Trưởng ban trả lời:
– Nếu nói cúng dường mà Phước đức nhiều, ông chỉ biết cúng là đủ, đừng khấn nguyện gì cả, nếu khấn nguyện, có mấy lời như sau đây:
– Nay con xin cúng dường tài vật này, cầu mong chánh pháp trường tồn ở Thế Giới này, để làm lợi ích cho mọi người. Khi ông cúng xong mà tâm ông có các trạng thái như sau là đúng:
Thứ nhất: – Nghe lòng mình an vui mà phấn khởi, là ông được Phước đức nhiều.
Thứ hai: – Nghe lòng mình vui, nhưng rất Thanh Tịnh, bình an, sớm muộn gì ông cũng gặp được vị minh sư, ông nghe được lời vàng ý ngọc chánh pháp mà Như Lai đã dạy nơi Thế Giới này.
Ông Lê Văn An lại hỏi thêm:
– Tôi quy y với vị thầy lớn tuổi, nhiều người rất kính nể, thầy tôi chuyên làm từ thiện, chúng tôi cũng dốc hết mình cùng thầy làm từ thiện. Nay tôi có duyên đọc được mấy quyển sách viết về Thiền Tông học của soạn giả Nguyễn Nhân. Tôi mới biết, từ trước đến nay, tôi tu theo Đạo Phật để được đi luân hồi! Chứ không phải tu để được Giác Ngộ và Giải Thoát.
– Vậy xin hỏi thầy, tôi muốn quy y với một vị thầy khác, biết tu Thiền Tông để tôi nương theo thầy mới, cố gắng tu tập đến khi Giác Ngộ Giải Thoát, như vậy có phạm lỗi với vị thầy trước không?
Trưởng ban trả lòi:
– Tôi không dám trả lời có lỗi hay không, lấy một câu hỏi ngày xưa, cũng một vị hỏi Tổ Thiền Tông như thầy vừa hỏi. Tổ sư Thiền Tông ấy trả lời như sau:
– Đức Phật có dạy, chỗ nào có chánh pháp, dù ở chỗ đó thiếu thốn mọi bề, các ông cứ bám nơi đó để học cho được và nhận cho ra Phật Tánh Thanh Tịnh của chánh mình. Vì nó rất quý, dù cho của báu đầy dẩy khắp trong Vũ trụ này cũng không bằng được.
– Đức Phật dạy thêm, các ông muốn tu để không còn bị luân hôi sanh tử như triệu đời tỷ kiếp mà từ trước đên nay các ông đi trong đó. Chỗ nào dù vật chất đầy đủ, coi vẻ rất trang nghiêm, phong cảnh tuyệt đẹp, ông thầy bài biện lung tung, để mê hoặc lòng người, nhưng xét ra không có chút gì Đạo lý Giải Thoát. Các ông phải bỏ đi, không cần từ giã. Lời của Đức Phật dạy như trên, tùy ông tìm hiểu.
Ông Lê Văn An hết sức vui mừng và cám ơn Trưởng ban.

17- Ông Ngô Đông Du, nước Campuchia hỏi
Ông Ngô Đông Du, sanh năm 1960, tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, cư ngụ tại thành phố Battambang, nước Campuchia, hỏi:
– Kính Trưởng ban, chúng tôi nghe thầy nói về tu theo Thiền Tông Phật giáo rất bài bản. Chúng tôi muốn tu theo Thiền Tông lắm, nhưng không biết phải tu theo lối nào và hành ra làm sao? Xin Trưởng ban vui lòng hướng dẫn cặn kẻ, để chúng tôi thực hành không sai, xin cám ơn.
Trưởng Ban Quản trị Chùa đáp:
– Thật tình câu hỏi của thầy quá khó, tuy nhiên, để giúp thầy có đường lối tu đúng, để thầy được Giác Ngộ và Giải Thoát, tôi xin hướng dẫn thầy phương pháp như sau:
– Bây giờ thầy bỏ tất cả những gì mà thầy học hỏi từ trước đến nay. Thầy đến trước điện Phật nào mà thầy thích nhất, thầy phát tâm xin Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Mười Phương Chư Phật và Mười Phương Chư Bồ tát, xin khấn nguyện ba câu như sau:
Thứ nhất:
– Con xin gặp được chánh pháp.
Thứ hai:
– Con xin gặp được minh sư.
Thứ ba:
– Xin cho con nhận ra Phật Tánh của chính con, để con sống với Phật Tánh ấy.
Chứ thầy đừng cầu xin gì khác, ngủ thì thôi, thức dậy cố gắng như thế. Tôi bảo đảm với thầy, thầy sẽ được mãn nguyện, còn việc Giác Ngộ và Giải Thoát như trong tầm tay.
Vì sao tôi dám khẳng định như vậy?
Vì ở Thế Giới này, bất cứ ai muốn làm việc gì, cầu mong việc gì, nhất quyết kiên trì, một lòng kiên trì không nản chí, chắc chắn sẽ được thành công.

18- Ông Lai Văn Quyền, TP. HCM hỏi
Ông Lai Văn Quyền, sanh năm 1943, tại huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, cư ngụ tại đường Phan Văn Trị, quận 5, TP. HCM, hỏi:
– Hiện giờ, tôi ngồi thiền mỗi ngày trung bình là bốn giờ. Tôi ngồi thiền dùng phương pháp dẹp vọng tưởng, thầy của tôi dạy giống như người chăn trâu, thấy trâu ăn lúa mạ của người, nắm dây cột mũi trâu kéo nó lại, không biết tu phương pháp ấy có hợp với tu theo Thiền Tông không?
Trưởng ban hỏi lại thầy Quyền:
– Thầy tu như vậy được mấy năm rồi?
– Dạ, trên mười năm.
– Thầy thấy có kết quả gì không?
– Dạ, không thấy kết quả gì.
– Thầy muốn tu theo Đạo Phật với mục đích gì?
– Dạ, tôi muốn Giác Ngộ và Giải Thoát.
Trên đây là lời hỏi, đáp của vị Trưởng Ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu và thầy Quyền.
Trưởng ban nói tiếp:
– Thầy tu như vậy gọi là tu thiền từ Tiểu thừa, chứ không phải là tu theo Thiền Tông. Nếu thầy tu như vậy, khéo lắm là tâm không còn vọng tưởng khi ngồi thiền, nhưng khi xả thiền ra là vọng tưởng đâu cũng vào đó. Không thể Giác Ngộ và Giải Thoát được.
Vì sao không Giải Thoát được?
Vì thầy tu mà còn ham muốn được Giác Ngộ và Giải Thoát. Đức Phật có chỉ rõ ràng, Phật Tánh ở mỗi con người chúng ta nó tự hằng hữu, không ai làm ra, nếu cố mà làm ra được là cái hư dối. Đã là hư dối thì làm sao có kết quả thật được?
Ông Lai Văn Quyền hỏỉ tiếp:
– Vậy tôi muốn tu để được Giác Ngộ và Giải Thoát phải tu làm sao, xin thầy chỉ dẫn thành thật biết ơn ?
Trưởng ban trả lời
– Tu theo Đạo Phật muốn được Giác Ngộ và Giải Thoát, duy nhất chỉ có một con đường là tu theo Thiền Tông, nhưng phải hiểu rõ đường lối tu, nếu không sẽ bị đi sai vào con đường thiền gì đó chứ không phải con đường Thiền Tông. Ông vì quá nhiệt tình, nếu chúng tôi không chỉ, ông bảo tôi hẹp hòi, còn nếu chúng tôi nói có phương cách để chỉ ông là chúng tôi lừa dối và gạt ông.
Ông lại hỏi tôi:
– Nếu không có cách tu tại sao nhiều người ngộ Đạo?
Vì chỗ ham học ham tu của ông. Ông lấy câu ghi tại Chùa Xá Lợi quận Ba thành phố Hồ Chí Minh để ông nghiền ngẫm:
– Tu mà không học là tu mù.
– Còn học mà không tu là cái đãy đựng sách.
Chẳng ích lợi gì.
Vì vậy, tôi lấy vài câu chuyện sau đây để ông tự tìm hiểu. Khi ông tìm hiểu nhuần nhuyễn mà không nhận ra, tôi sẽ gợi cho ông vài ý, ông sẽ được toại nguyện:
Sau đây là bốn câu kệ tuyệt đỉnh của Thiền Tông mà Tổ Bồ Đề Đạt Ma khi đến Trung Hoa tuyên bố để dẹp bỏ tất cả các lối tu từ Tiểu thừa đến Đại thừa, hay niệm Phật, niệm Chú:
– Giáo ngoại biệt truyền
– Trực chỉ chân Tánh
– Kiến Tánh thành Phật.
Chứng tôi tạm dịch:
– Không viết ra chữ.
– Truyền ngoài kinh điển.
– Chỉ thẳng Tánh chân thật.
– Thấy và biết được Tánh chân thật của chính mình, thì mới thành Phật được.
Bốn câu trên Tổ dạy tu theo Thiền Tông:
– Bất lập văn tự.
Là sao vậy?
– Vì người tu theo Thiền Tông khi nhận ra được Tánh chân thật của chính mình thì tự mình biết, chứ không thể diễn tả bằng văn tự được. Để chứng minh phần này, khi Đức Phật bủa "Siêu Đại Thần Lực Thanh Tịnh Thiền", Ngài Xá Lợi Phất được "Rơi vào Thanh Tịnh", tự Ngài biết, Ngài có trình với Đức Phật và được Đức Phật xác nhận là đúng, chứ những vị đứng nghe họ chỉ nghe vậy thôi, họ đâu cảm nhận được gì.
Câu chuyện này có ghi đầy đủ trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
Các vị Tổ Thiền Tông, tất cả đều nhận được điều này, nên các Ngài mới nhận Tổ vị.
Còn hiện tại, vị nào đạt được Bí mật Thiền Tông" đều nhận ra được chỗ này cả.
Vị nào nhận ra chỗ này tự mình biết, chớ không thể nào viết ra văn tự được, nên Tổ Bồ Đề Đạt Ma nói "Bất lập văn tự" là vậy.
Truyền ngoài giáo lý:
– Vì pháp môn Thiền Tông không viết ra thành văn nên không truyền theo kinh điển được.
Chỉ thẳng Tánh chân thật của Người.
Vị nào biết được Phật Tánh thì mới dạy cho người khác biết được, còn tưởng tượng ra, muôn đời ngàn kiếp cũng không khi nào đúng được.
Thấy Tánh thành Phật.
Thấy Tánh ở đây là thấy rõ ràng và tường tận, chứ không phải là nhận định như nhiều vị đã giảng, chữ nhận định ở đây không có ý nghĩa gì cả. Phần này, trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa Ngài Xá Lợi Phất đã thấy được và có trình với Đức Phật, được Đức Phật xác nhận là đúng.
Trong tất cả các bài kệ của những vị Tổ Thiền Tông, vị nào cũng thấy và biết được chỗ này, nên mới được truyền Tổ vị.
Còn hiện tại, những vị đạt được "Bí mật Thiền Tông", các vị ấy cũng thấy được chỗ này rất rõ.
Chúng tôi xin nói rõ chỗ Thấy này mà thiền sư Đức Sơn đã nói với các đệ tử của Ngài như sau:
– Ngài Đức Sơn là một vị thầy giảng kinh Kim Cang lừng danh ở nước Trung Hoa thời đó, Ngài nghe thiền sư Sùng Tín dạy về pháp môn tu Thiền Tông không cần dụng công tu, ai khi nhận được Tánh chân thật của chính mình, mà thực hiện đúng thì thành Phật rất nhanh.
Còn Ngài giảng kinh Kim Cang, trong kinh có đoạn dạy: "Tu hành vô số kiếp thì mới thành Phật được".
Nghe thiền sư Sùng Tín dạy như vậy, Ngài bảo thiền sư Sùng Tín là ông Thầy dạy sai với những lời trong kinh, nên Ngài đến ruồng đuổi thiền sư Sùng Tín ra khỏi hệ thống Phật giáo.
Nhưng khi thiền sư Đức Sơn đối đáp với thiền sư Sùng Tín, Ngài không hiểu Phật là gì và Tánh là gì và Tâm Ngài cũng không rõ. Do đó, Ngài phải xin làm đệ tử thiền sư Sùng Tín, sau này khi ngộ được "Bí mật Thiền Tông", Ngài thấy những sự hiểu biết của mình ngày trước, chỉ là sự hiểu biết trong luân hồi mà thôi.
Vì vậy, khi đệ tử Ngài hỏi:
– Thầy đi học Đạo Thiền Tông, được gì về đây xin dạy lại chúng con?
Thiền sư Đức Sơn trả lời:
– Khi xưa ta đi tay không, hôm nay ta về cũng tay không, lấy gì để dạy các con?
Các đệ tử Ngài thưa tiếp:
– Chúng con nghe nói Thầy đã ngộ Đạo nơi sư ông Sùng Tín, sao Thầy nói là đi tay không về cũng tay không?
Thiền sư Đức Sơn trả lời:
– Vì Thầy ta không dạy một chữ, không nói một lời, không dạy một pháp, lấy gì dạy lại các con?
Chính lời của Ngài Đức đã nói lên chỗ "Không lập văn tự" này. Vì không có một lời, nên Ngài thấy được chỗ "Truyền ngoài giáo lý" và Ngài thấy được Tánh chân thật của chính mình, nên Ngài được thiền sư Sùng Tín truyền "Bí mật Thiền Tông". Vì Ngài đạt được "Bí mật Thiền Tông", nên Ngài giúp cho không biết bao nhiêu người cũng đạt được "Bí mật Thiền Tông" như Ngài.
Vì pháp môn Thiền Tông này quá đặc biệt, vị nào muốn học pháp môn Thiền Tông này, hãy tìm cho được một vị Thiện tri thức, đã được truyền Bí mật Thiền Tông rồi, thì vị đó mới dạy cho mình pháp môn Thiền Tông này mới đúng được. Còn người nào không biết được như vậy, giống như mình là người mù, mà đi nghe người mù khác nói thì làm sao đúng được.

19- Ông Nguyễn Thi Phú, Bà Rịa Vũng Tàu hỏi
Ông Nguyễn Thi Phú, sanh năm 1944, tại huyện Long Điền, tỉnh Ba Rịa Vũng Tàu, hỏi:
– Kính Trưởng ban, tôi là người theo Đạo Thiên Chúa, đức Chúa Jésu có dạy:
– Ai muốn về nước Thiên đàng phải cầu nguyện Chúa, để được về trên nước ấy ở.
– Còn Đạo Phật, Đức Phật có dạy: "Ai muốn về nước Cực Lạc, phải niệm Phật A Di Đà, vậy hai ý này có trùng hợp với nhau không?"
Trưởng ban trả lời:
Vì có liên quan đến Đức Phật A Di Đà, nên tôi xin trả lời cho ông rõ, Đức chúa Trời có dạy:
– Chúa ở khắp mọi nơi.
– Chúa ở trong lòng người.
Câu này tương đồng với Đạo Phật:
– Phật Tánh có sẵn nơi ta.
– Phật Tánh Thanh Tịnh bao la khắp cùng.
Ban đầu, Đức Chúa Jésu đến Thế Giới này, để chỉ cho loài người biết ai ai cũng có Chúa trong lòng mình. Tôi đề nghị ông nên về trình lại với các vị Linh mục để rõ thông lời Chúa dạy, sau đó ông sẽ rõ thông khi cầu nguyện Chúa được về nước Thiên đàng.
Xin lưu ý ông ở chỗ này: Vị Linh mục nào giải và chỉ được Chúa ở trong lòng người, là vị đó đã vào được nước Chúa Trời rồi vậy, tương đương ở bên Thiền Tông Phật giáo ngộ được "Bí mật Thiền Tông", còn nói thông thường theo Nhà Phật, đây là đã bước vào trong Chánh vị rồi đó.
Còn tu theo pháp môn Tịnh Độ mà ông hỏi, là người đó đã đến được Thượng phẩm thượng sanh của pháp môn Tịnh Độ này.
Ông Nguyễn Thi Phú hỏi tiếp:
– Tu theo Đạo Phật tôi thấy có nhiều pháp môn, nhưng tu theo Thiền Tông để tìm cầu cái gì?
Trưởng ban trả lời:
– Thật tình tu theo Đạo Phật có rất nhiều pháp môn, nhưng pháp môn nào rồi cũng dẫn đến Giác Ngộ và Giải Thoát cả. Bởi vậy, ở thế gian có câu:
– Trên trái đất này tuy có trăm sông ngàn suối, nhưng dòng chảy của suối, hay sông nào rồi cũng chảy ra biển, mà biển duy nhất chỉ có một vị là mặn.
Còn tu theo Đạo Phật, tuy có nhiều pháp môn, nhưng pháp môn nào cũng dẫn người tu đến Giác Ngộ và Giải Thoát, với một điều kiện là phải biết rõ Công thức Giải Thoát, chứ không biết Công thức này, ngồi đó dụng công tu 1.000 năm cũng vẫn bị đi trong sáu nẻo luân hồi!
Còn bên Thiên Chúa có câu:
– Dù có tu gì, làm gì, có muôn vạn nẻo đường, đường nào rồi cũng về La Mã, tức về với Chúa cả.
– Còn người tu theo Thiền Tông, duy nhất chỉ có một đường là nhận ra Phật Tánh của chính mình và sống với Phật Tánh ấy, người đời không hiểu nên bảo tu để được cái này cái nọ. Chứ sự thật là, chúng ta ai ai cũng có Phật Tánh mà chúng ta không chịu sống với Phật Tánh của chính mình, mà ham mê sống với Tánh người của mình, nên bị đi trong sáu nẻo luân hồi không ngày cùng!
Đức Phật dạy pháp môn Thiền Tông là để dẫn con người trở về quê hương chân thật của mình là Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh, mà chúng ta không chịu nghe và làm theo những người phàm phu. Sau cùng, mình và người phàm phu này gieo Nhân – Quả với nhau.
Ông Nguyễn Thi Phú hết lời cám ơn Trưởng ban.

20- Ông Võ Quốc Anh, tỉnh Quảng Nam hỏi
Ông Võ Quốc Anh, sanh năm 1949, tại huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, hỏi:
– Kính Trưởng ban, Thầy có biết cốt truyện Bà già đốt am không?
Trưởng ban trả lời:
– Tôi có biết cốt truyện ấy.
Ông Võ Quốc Anh hỏi tiếp:
– Vậy Trưởng ban giải cho tôi hai câu dưới đây được không?
Trưởng ban nói:
– Xin mời ông.
Ông Võ Quốc Anh hỏi:
Câu một: Vì sao lần đầu cô gái đem cơm cho vị thiền sư, cô ôm cổ ông, ông nói:
– Tôi ở đây tu hành hơn ba năm, hiện nay tâm tôi như cây khô đá chết, tôi không còn cảm xúc gì nữa.
Cô gái về nhà trình lại với bà chủ am, bà ấy nói:
– Ông thiền sư này tu thiền không làm lợi ích cho ai nên bà liền đuổi ông đi và đốt am.
Câu hai: Ông thiền sư ấy đi hơn một năm, trở lại xin bà già:
– Hiện giờ tôi đã biết tu thiền rồi, xin bà giúp tôi tu lại, bà già đồng ý. Sau ba tháng, bà già cũng bảo đứa cháu gái khi đem cơm cho vị thiền sư, cháu cũng ôm cổ ông thiền sư ấy, coi ông ta có hành động hay lời nói gì về đây trình lại cho bà. Đứa cháu gái làm y như lời dặn của bà chủ am. Lần này ông thiền sư ấy nói với cô gái:
– Tôi biết
– Cô biết.
– Đừng cho bà ấy biết.
Cô gái về trình với bà già, bà liền đến am đảnh lễ vị thiền sư ấy.
Thật, nghe qua hai phần lời nói trên tôi không hiểu gì cả, đối với người tu thiền, nghe sao mà phàm tục quá. Tôi có đem cốt truyện này hỏi nhiều vị giảng sư, nhưng không vị nào trả lời, có vị đồng ý trả lời, nhưng chúng tôi thấy không thỏa mãn. Vậy xin Thầy giải đáp cho tôi hai câu nói của vị thiền sư ấy được không?
Trưởng ban trả lời:
Đây là cốt truyện trong thiền sử Trung Hoa, cốt truyện ấy như sau:
– Ngày xưa, ở thị trấn Phong Vân thuộc tỉnh Giang Tô, có bà già tên là Đường Thúy Giang. Bà đọc được tập Huyền Ký của Đức Lục Tổ Huệ Năng công bố ra, bà lãnh hội được "Yếu chỉ Huyền Ký này". Bà là một người giàu có, thấy ở nước Trung Hoa thời đó, người tu theo Đạo Phật, hầu hết là những người tu hành để có chứng và đắc, tức không Giải Thoát được. Bà biết pháp môn Thiền Tông, là pháp môn Đức Phật dạy giúp ai muốn Giải Thoát, nên bà có công bố cho tất cả những vị tu hành theo Đạo Phật biết:
– Vị nào, tu hành mà trong thời gian ngắn đạt Đạo, bà sẽ cất am và nuôi cho vị ấy tu và bà đài thọ tất cả.
Có ông "Thiền sư" Khánh An đến nói với bà:
– Tôi ngồi thiền dụng công tu trong 3 tháng sẽ đắc Đạo.
Bà liền mời ông Thiền sư này đến nhà, cất cho ông 1 am tranh để ông chuyên tu hành để được Đạo.
Ba tháng sau, bà bảo đứa cháu gái khi đem cơm cho ông ăn, cháu ôm cổ và hôn ông, coi ông phản ứng như thế nào.
Đứa cháu gái làm đúng như bà chủ am dạy. Ông Thiền sư này nói với cô gái:
– Tôi ở dây dụng công tu hành, hiện nay thân tôi như cây khô đá chết!
Cô cháu gái về trình với bà chủ am lời nói của vị Thiền sư này. Bà chủ am ra ngoài am nói với ông Thiền sư này:
Thật uổng công tôi nuôi ông tu hành, ông tu sau cùng rồi để thành cây khô đá chết, không giúp ích cho ai được.
Bà chủ am, mời ông ra khỏi am và đốt am.
Giải thích lý do bà chủ am đốt am:
1. Ông Thiền sư này áp dụng pháp môn tu hành "Diệt tận định". Cái hiểu biết của ông tu Diệt tận định như sau:
– Về tâm: Ông thấy nó cứ lăng xăng, nên ông quyết chí dẹp cái lăng xăng này, để tâm ông được định. Khi tâm ông được định rồi, thì Phật Tánh của ông sẽ hiện ra.
– Về thân: Cái thân tứ đại của ông, ông thấy nó là nhơ nhớp và thích đủ chuyện trên đời, nên ông dụng công ép cho nó khô kiệt.
Lối tu này, ông áp dụng lối tu mà Đức Phật dụng công tu hành thuở ban đầu, gọi là Nguyên thủy, ông cho là đúng nhất. Nhưng ông ngồi dụng công tu hành hoài, mà Phật Tánh của ông không hiển lộ.
Bà chủ am này biết, dù có nuôi ông này tu suốt đời, ông cũng là một người phàm phu thôi, nên đuổi ông đi và đốt am.
Ông đi được 3 tháng, may mắn cho ông: Gặp được 1 vị Thiền sư thứ thiệt dạy ông pháp môn "Như Lai Thanh Tịnh thiền", nên ông biết được Công thức Giải Thoát. Ông mới trở lại xin bà chủ am nuôi ông tu tiếp, bà chủ am đồng ý.
Ba tháng sau: Bà chủ am bảo đứa cháu gái, khi đem cơm cho ông ăn, cũng ôm cổ và hôn ông nhu lúc trước.
Lần này, ông nói với cô gái như sau:
– Tôi biết.
– Cô biết.
– Đừng cho bà ấy biết.
Đứa cháu gái về học với bà, bà đến am đảnh lễ vị Thiền sư này.
Giải thích lý do bà chủ am đảnh lễ vi Thiền sư này:
– Bà biết, ông thầy này tu pháp môn "Như Lai Thanh Tịnh thiền", ông biết Công thức Giải Thoát, nên giúp cho nhiều người biết, đúng với câu Đức Phật dạy:
– Mình giác, giúp cho nhiều người giác như mình.
Giải rõ tu Như Lai Thanh Tịnh thiền:
– Người tu, khi mình nhận ra Phật Tánh Thanh Tịnh của chính mình, thì mình tự biết, không nói cho người khác biết được. Tức "Tôi biết".
– Ông đã biết Công thức tu, ông dạy lại cho người khác, người khác cũng biết như mình. Tức "Cô biết".
– Pháp môn Như Lai Thanh Tịnh thiền này, người tu không ai biết. Tức "Bà ấy không biết".
Pháp môn Như Lai Thanh Tịnh thiền này, là pháp môn tuyệt mật của Đức Phật dạy, nên Như Lai chỉ dạy và truyền riêng cho Tổ Thiền Tông. Do đó, trong các kinh điển phổ thông không thấy pháp môn Như Lai Thanh Tịnh thiền này. Vì chỗ tuyệt mật này, có một số Thầy nói mình tu theo pháp môn Thiền Tông. Mục đích chánh của những vị thầy này là để kiếm danh và lợi.
Vì vậy, họ dạy tu Thiền Tông như sau:
– Ngồi quay mặt vào vách: Dụng công dẹp vọng tưởng.
– Ngồi quay mặt vào vách: Vọng khởi không theo.
Họ dạy:
– Nghiệp: Thói quen.
– Giáo ngoại biệt truyền: Nói Đông phải hiểu Tây.
– Kiến Tánh: Nhận định.
– V.v...
Vì sao họ dạy và giảng như vậy?
– Vì họ sử dụng cái Tưởng của Tánh người để dạy và giảng, nên không thể nào đúng được.
Ông Võ Quốc Anh nghe Trưởng ban giải thích hết những câu hỏi của mình, ông hết sức vui mừng và cám ơn.

21- Bà Hoàng Ái Linh, nước Pháp hỏi
Bà Hoàng Ái Linh, sanh năm 1950, tại quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, cư ngụ tại thành phố Alsace, nước Pháp, hỏi:
– Tôi thường nghe các vị giảng sư giảng về tu Thiền Tông, bảo khi nghe xong phải bỏ, đừng cho dính vào đầu mình một lý luận gì là đúng. Thật tình, tôi thắc mắc, không hiểu sao phải bỏ hết, bỏ hết thì làm sao mà tu?
Trưởng ban trả lời:
– Người muốn tu theo Thiền Tông Đạo Phật, để được Giác Ngộ và Giải Thoát phải hiểu ba căn bản như sau:
Thứ nhất là ngoại thiền:
Tức chấp ngoại cảnh, cũng gọi là chấp thân hay chấp công phu, chấp oai nghi, chấp thời gian, v.v...
Thứ hai là nội thiền:
Chấp nội cảnh, cũng gọi là chấp tâm hay chấp chứng, chấp đắc, chấp linh nghiệm, chấp được cái này, được cái kia, v.v...
Hai lối tu này bị sai với lối tu để được Giải Thoát.
Thứ ba là Tự Tánh thiền:
Khi người tu biết lối vào Phật Tánh và sống với Phật Tánh của chính mình, người đó sẽ nhận ra những điều kỳ diệu mà mình không thể ngờ được, phần này có ghi thật rõ trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Hiện giờ chúng tôi chưa thấy, hay biết có người nào đã vào cửa thứ ba này, ngoại trừ những vị đạt được "Bí mật Thiền Tông" mới hiểu được.
Còn vị giảng sư nào bảo phải bỏ tất cả, không lấy gì hết, là vị đó tu dụng công đến chỗ không còn dụng công được nữa. Giống như người leo thang 100 nấc, khi leo từ nấc thang thứ nhất đến nấc thang thứ 100, đến đỉnh thang rồi, không còn leo lên được nữa, không biết phải làm sao. Nếu bước thêm một bước nữa, người đó sẽ bị rơi vào khoảng không vô tận, bị tan thân mất mạng. Còn bám vào đầu thang mãi, không thể được, không biết làm sao, thật là khổ! Nên vị ấy dạy đại, các người tu theo mình phải bỏ hết tất cả mà không chỉ tiếp, vì vị ấy không biết lối thoát. Vì cái lỗi là không biết tu theo pháp môn Giải Thoát của Đức Phật dạy.

22- Ông Nguyễn Quốc Trung, TP. HCM hỏi
Ông Nguyễn Quốc Trung, sanh năm 1961, tại huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cư ngụ tại đường Phạm Thế Hiển, quận 8, TP. HCM, hỏi:
– Mỗi lần tôi ngồi thiền ít nhất là 4 giờ, thường thấy cảnh giới Phật, thấy như vậy tôi rất vui thích, nhưng tôi không hiểu tại sao, đã 5 năm rồi mà không tiến thêm chút nào, vậy, xin hỏi Trưởng ban:
– Muốn tiến vào cảnh giới Thanh Tịnh Phật Tánh phải tu làm sao?
Trưởng ban trả lời:
– Ông hỏi rất khó trả lời, tôi lấy ví dụ sau đây để ông suy xét, nếu nhận ra, ông biết lối tu để vào cảnh giới Thanh Tịnh Phật Tánh của chính ông:
Trong các kinh điển Đại thừa, thường nói đến "Ao Xuân Mò Gạch". Đây là câu truyện Đức Phật ví dụ, cũng là phương cách dạy các môn đồ của Như Lai tu theo Thiền Tông để nhận ra Phật Tánh Thanh Tịnh của chính mình:
Có ông Trưởng giả đeo nhẫn ngọc Như Ý. Mùa xuân nọ, ông dạo chơi trên ao xuân bằng du thuyền. Vô tình, hạt nhân ngọc Như Ý ông đeo bị rơi xuống ao, các người giúp việc ai cũng nhào xuống ao để mò hạt ngọc mà ông đã đánh rơi, người nào cũng mò tìm trong nước đục có vật giống như hạt ngọc Như Ý, cầm đưa lên cho đó là hạt ngọc mà ông Trưởng giả đánh rơi. Trong đám người này, người có trí tuệ ngồi trên thuyền nhìn kỹ, thấy ánh sáng của hạt ngọc Như Ý, từ từ lặn xuống ao, lượm hạt ngọc Như Ý đem lên.
Ở đây, Phật muốn dạy, người ùm xuống ao để mò tìm hạt ngọc Như Ý, ví như người không trí tuệ mà tu thiền, càng tu càng thấy tâm mình vẫn đục, dụng công rất niêm mật, có thành tựu điều gì chỉ là thứ bỏ đi. Còn người có trí tuệ, không làm như thế, mà chỉ dùng trí tuệ của chính mình xem coi cái gì là Phật Tánh của chính mình, khi nhận ra được và sống với Phật Tánh ấy là đủ, khi nhận được Phật Tánh và sống với Phật Tánh sẽ có những điều kỳ diệu xảy ra không thể viết ra văn tự được, chính chỗ này chúng ta mới giải mã được câu "Bất lập văn tự" mà Tổ Thiền Tông, là Ngài Bồ Đề Đạt Ma đã nói.
Người tu theo Thiền Tông phải lấy câu dưới đây làm đuốc chỉ nam:
– Chớ giẫm Như Lai vết đã qua.
Đức Phật và các vị Tổ Thiền Tông dạy: "Muốn nhận ra Phật Tánh Thanh Tịnh của chính mình, đừng làm những gì Đức Phật đã làm trước kia".
Vì sao vậy?
Vì đầu tiên Đức Phật chưa biết, nên Ngài mới dụng công tìm kiếm, nay Ngài đã tìm ra được rồi, cứ y theo "Công thức" của Ngài mà sống với Phật Tánh của chính mình, chứ đừng như Đức Phật tìm kiếm như thuở ban đầu.
Để chứng minh phần này, ngày xưa, Đức Phật tọa thiền dưới cội bồ đề Ngài đắc Đạo, các vị Tổ Thiền Tông có vị nào tọa thiền đâu mà cũng được Đạo. Vì vậy, khi Mã Tổ Đạo Nhất chưa được Đạo, Ngài tọa thiền bị Tổ Nam Nhạc chọc ghẹo bằng cách đem cục gạch để trước mặt mài bảo là để làm gương!
Đây là lời chỉ dẫn tận tình, nếu ông khéo sẽ biết nhận ra Phật Tánh Thanh Tịnh của chính ông mà không cần dụng công bất cứ hình thức nào.
Ông Nguyễn Quốc Trung hết sức vui mừng và cám ơn Trưởng ban.

23- Ông Nguyễn Chí Ích, nước Nga hỏi
Ông Nguyễn Chí Ích, sanh năm 1962, tại huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, cư ngụ tại thành phố Batapashinsk, nước Nga, hỏi:
– Thầy chúng tôi dạy, muốn tu theo Thiền Tông, trước hết phải "Kiến Tánh" mới khởi tu, còn không Kiến Tánh mà cố tu, ắt phải lạc vào đường tà, không biết ở đây Thầy chỉ dạy có đúng như vậy không?
Trưởng ban trả lời:
– Nếu nói tu theo Thiền Tông mà đúng chánh gốc, không thể nói kiến Tánh rồi mới khởi tu được.
Vì sao vậy?
Đã kiến Tánh mà còn khởi tu là tu cái thiền gì đó chứ không phải tu theo Thiền Tông. Ông nên tìm đọc tất cả các sách viết về tu theo Thiền Tông. Nhất là cách tu của 36 vị Tổ sư thiền, cũng như các thiền sư Trung Hoa và Việt Nam, có vị nào đã kiến Tánh rồi mà còn ngồi tu không? Nếu nói kiến Tánh mà còn tu là người đó chỉ kiến Tánh ở lời nói chứ thật sự chưa biết kiến Tánh là gì.
Chúng tôi xin nói rõ, kiến Tánh, có nghĩa là mình đã thấy được Tánh chân thật của chính mình. Vị nào đã kiến Tánh rồi, tự mình sống với Tánh chân thật của mình là đủ. Đã sống trong Phật Tánh rồi mà tu cái gì? Vì chỗ này mà Đức Phật có dạy:
– Người nào kiến Tánh tu thiền
– Tu được thành tựu, bỏ lu chôn liền!
Ông Nguyễn Chí Ích hết sức vui mừng và cám ơn Trưởng ban.

24- Ông Nguyễn An Khương, tỉnh Đồng Tháp hỏi
Ông Nguyễn An Khương, sanh năm 1963, tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, hỏi:
– Cách tu như trong mười mục chăn trâu có phải là tu theo Thiền Tông không?
Trưởng ban trả lời:
– Tu như trong mười mục chăn trâu xét cho kỹ, không phải là tu của Thiền Tông.
Vì sao vậy?
Vì tu theo Thiền Tông không tu theo thứ lớp. Nếu tu theo thứ lớp của mười mục chăn trâu là thiền Tiểu thừa Ông hãy nghe lời của Tổ Bồ Đề Đạt Ma dạy như sau:
– Tánh Người có 16 thứ, bên ngoài bao phủ thêm 8 muôn 4 ngàn cái bong bóng ảo giác nữa, nên thấy biết và làm của con người không đúng sự thật. Vì thế mà đi theo luân hồi hoài.
– Tánh Phật là Thanh Tịnh tự nhiên, ai nhận ra được Tánh Phật Thanh Tịnh của chính mình, cứ hằng sống với Tánh Phật của mình, tức mình là Phật vậy.
Ông Nguyễn An Khương hết sức vui mừng và cám ơn Trưởng ban.

25- Ông Nguyễn Trọng Luân, nước Đức hỏi
Ông Nguyễn Trọng Luân, sanh năm 1966, tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, cư ngụ tại thành phố Weimar, nước Đức, hỏi:
– Thầy tôi xuất gia hồi 14 tuổi, đến nay đã 75 tuổi. Thầy tôi dạy, muốn ngộ Đạo duy nhất chỉ có tu thiền. Ngoài tu thiền ra, không có cách tu nào, để Giải Thoát được.
Vậy, Trưởng ban có lý giải nào khác với tu thiền mà sư phụ tôi dạy không, xin cám ơn?
Trưởng ban hỏi lại thầy Luân:
– Thầy ông dạy ông tu thiền là tu làm sao?
Ông Nguyễn Trọng Luân trả lời:
– Thầy tôi dạy lúc ngồi thiền, đốt cây nhang để trước mặt, cứ chăm chú vào đóm lửa của cây nhang, đừng cho vọng tưởng khởi lên, gọi là dùng phương pháp định tâm.
Thầy ông dạy tu như vậy được bao lâu rồi, Trưởng ban hỏi?
Thầy Luân trả lời:
– Dạ, trên mười năm.
Trưởng ban lại hỏi tiếp:
– Ông Giác Ngộ được gì không?
Thầy Luân trả lời:
– Thật ra tôi chưa nhận ra được điều gì cả.
Trưởng ban nói với thầy Nguyễn Trọng Luân:
– Tôi không dám nói thầy ông dạy đúng hay sai. Tôi chỉ lấy hai ý dạy của Đức Lục Tổ để ông nghiền ngẫm thì ông sẽ hiểu:
– Tu thiền mà chấp ngồi, chẳng khác nào chấp thân thể mình là thật. Bộ xương chúng ta mang, là ngũ uẩn hợp thành, có nghĩa lý gì mà bắt bộ xương này dẫn chúng ta đến sự thật được. Tu mà muốn ép cho tâm Thanh Tịnh. Tâm là cái gì mà ép cho nó Thanh Tịnh, nếu muốn cho tâm Thanh Tịnh, chúng ta hiểu sai về tâm rồi, nếu hiểu sai cái tâm, làm sao đến chỗ Giác Ngộ được?
Ông Nguyễn Trọng Luân hỏi tiếp:
– Như vậy tôi muốn tu Giác Ngộ và Giải Thoát phải tu làm sao?
Trưởng ban trả lời:
– Nếu tôi nói với ông tu kiểu này, hành kiểu nọ là tôi nói dối ông. Tuy nhiên, để ông được toại nguyện, tôi lấy chín câu dưới đây trong các kinh điển Nhà Phật nói với ông, tự ông nghiền ngẫm một thời gian ông sẽ hiểu đường vào cửa Giác Ngộ, rồi sau đó mới Giải Thoát. Việc mau hay chậm là do căn cơ ở nơi ông:
Chín câu ấy như sau:
– Chính "nó" lúc nào cũng Thấy.
– Chính "nó" lúc nào cũng Nghe.
– Chính "nó" khi muốn nói là có Tiếng.
– Chính "nó" lúc nào cũng Biết.
– Chính "nó" hằng Thanh Tịnh.
– Chính "nó" không sanh nên không diệt.
– Chính "nó" tự đầy đủ.
– Chính "nó" trùm khắp.
– Chính "nó" luôn lúc nào cũng Hành.
Ông Nguyễn Trọng Luân chợt hiểu ra điều gì, ông tự thốt ra:
– Như vậy, trên mười năm qua, tôi dụng công ngồi thiền và dụng công dẹp vọng tưởng thật là vô ích. Vậy mà tôi lúc nào cũng luôn miệng khoe khoang với người khác là tôi tu đã thành tựu việc thời gian ngồi thiền, tâm mình được an định thời gian dài. Tôi chẳng khác nào người mù mà đi khoe với các người chung quanh về cái đẹp của núi non sông hồ biển cả vậy, thật là xấu hổ!

26- Ông Lê Mậu Trung, nước Đức hỏi
Ông Lê Mậu Trung, sanh năm 1939, tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, cư ngụ tại thành phố Bremen, nước Đức, hỏi:
– Hằng đêm, tôi có tụng kinh A Di Đà, tình cờ tôi đọc được quyển sách của soạn giả Nguyễn Nhân viết: "Tu Theo Pháp Môn Nào Của Đạo Phật Dễ Giác Ngộ". Thấy Thầy giải về Tịnh Độ quá hay, nhưng tôi chưa hiểu rõ về niệm Phật A Di Đà. Vậy, xin Thầy giảng về niệm Phật A Di Đà cho chúng tôi nghe có đúng với ý chúng tôi hiểu không, xin cám ơn Thầy?
Trưởng ban hỏi lại thầy Trung:
– Thầy hiểu về Đức Phật A Di Đà như thế nào?
Thầy Trung trả lời:
Dạ, thầy tôi dạy cũng như hiểu của tôi, A Di Đà là vị Phật ở hướng Tây, tính nơi chúng ta đang sinh sống. Ngài có lời nguyện là rước tất cả những ai khi gần lâm chung (sắp chết) mà niệm đến danh hiệu Ngài liên tục không đứt đoạn, từ một ngày đến ba, năm hay bảy ngày sẽ được Ngài rước về nước Ngài ở.
Trưởng ban nói:
– Đó là lời nguyện của Ngài, còn nghĩa A Di Đà là gì thầy có biết không?
Thầy Trung trả lời:
– Dạ, không biết.
Trưởng ban nói:
– Nếu thầy hiểu như vậy, vô tình chúng ta đánh mất giá trị cao cả của Đạo Phật, cũng vô tình đưa Đạo Phật vào chỗ mê tín, tức tin lầm, bị các Nhà Khoa học bảo:
– Khoa học càng tiến, chắc chắn Tôn giáo phải lùi!
Vì sao Tôn giáo phải lùi?
– Vì Tôn giáo đưa ra những lời hứa mà các Nhà Khoa học họ không kiểm chứng được, nên họ không tin, vì họ không tin, nên các Nhà Khoa học họ không đến những nơi này.
Thầy Trung nói với Trưởng ban:
– Theo tôi hiểu, Đạo Phật nói riêng, còn các tôn giáo nói chung là phải tin vào cõi vô hình, hay nói cách khác là phải tin vào kinh điển của những vị giáo chủ để lại.
Trưởng ban trả lời:
– Đúng như vậy, chúng ta tu theo Đạo Phật cốt yếu là để tự mình được Giác Ngộ, tức hiểu biết, từ chỗ hiểu biết đó mà hành đúng theo lời dạy của Đức Phật thì mới Giải Thoát được, chứ không phải cầu xin Ngài cho mình được Giác Ngộ và Giải Thoát. Đức Phật có dạy rõ ràng: "Các ông tu theo Đạo của ta là phải tự mình thắp đuốc lên mà đi, nhưng các ông phải mồi đuốc từ đuốc chánh pháp của Như Lai, mới đi không sai đường".
Kinh điển Nhà Phật phần nhiều là dùng lời ẩn ý sâu xa. Người học hay đọc sơ qua kinh điển mà đem giảng dạy cho người khác, giống như người mù mà đi dạy chữ cho người khác vậy.
Trưởng ban nói tiếp:
– Tôi xin nói luôn cho thầy hiểu danh hiệu A Di Đà Phật như sau:
A Di Đà Phật, có ba nghĩa:
Một: Vô lượng thọ (sống hoài không chết).
Hai: Vô lượng quang (sáng hoài và trùm khắp, không chỗ nào tối).
Ba: Vô lượng Công đức (giúp người khác Giải Thoát không kể hết được).
Còn danh hiệu Phật, là chỉ cho cái trùm khắp, trong đó có cái hay Thấy, Nghe, Pháp, Biết, Hành, thật rõ ràng và tường tận về Thành – Trụ – Hoại – Diệt, trong Càn khôn Vũ trụ này, nói gọn theo Nhà Phật, gọi là Giác Ngộ.
Đúng người Giác Ngộ:
Trước tiên, người phải nhận ra Tánh Phật Thanh Tịnh của chính mình, và luôn sống với Phật Tánh ấy. Vì nhờ sống với Tánh Phật của chính mình, nên mình mới hiểu rõ:
– Vận hành của vạn vật.
– Tâm mình là cái gì.
– Tu sao còn bị luân hồi.
– Tu sao được Giải Thoát.
Còn niệm là còn nhớ:
– Nếu nói nhớ Đức Phật ở hướng Tây là Phật A Di Đà, chúng ta hiểu sai về lời dạy của Đức Phật Thích Ca mâu Ni rồi.
– Tôi xin kể một câu chuyện tuy hơi lệch ý này nhưng rất cần cho sự hiểu của thầy:
– Ngày xưa, hồi Đức Phật Thích Ca còn tại thế, có vị Tiên giảng Đạo rất hay; hay đến nỗi trời Đế Thích còn phải xuống để nghe vị Tiên ấy giảng. Khi trời Đế Thích nghe giảng xong, trời Đế Thích đột nhiên khóc!
Vị tiên ấy hỏi:
– Sao Ngài lại khóc?
Trời Đế Thích trả lời:
– Ngài giảng Đạo lý ở cảnh Tiên rất hay, nhưng tôi thấy tuổi thọ của Ngài chỉ còn vài ngày nữa là đã mãn rồi, sau này Ngài không còn ở cảnh Tiên nữa, Ngài sẽ sanh xuống loài thấp hơn loài Người.
Vị Tiên nghe trời Đế Thích nói như vậy giật mình hỏi lại trời Đế Thích:
– Vậy làm sao ra khỏi sanh tử luân hồi.
Trời Đế Thích trả lời:
– Ngài đến chỗ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Ngài hỏi, Đức Phật sẽ trả lời cho Ngài.
Vị Tiên ấy, vận thần thông bay đến chỗ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy Đạo. Trên đường bay, vị Tiên thấy có đám rừng ngô đồng quá đẹp, Ngài xuống nhổ hai cây, mỗi tay cầm một cây để ra mắt và cúng dường Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Khi đến trước mặt Đức Phật, Đức Phật bảo:
– Buông!
Vị Tiên buông một cây.
Đức Phật bảo:
– Buông!
Vị Tiên buông thêm cây thứ hai.
Đức Phật bảo:
– Buông!
Vị Tiên thưa với Đức Phật:
– Con đã buông hết hai tay rồi còn đâu mà buông nữa?
Đức Phật bảo:
-Ta bảo ông buông là buông vọng tưởng, nó là cái đeo bám ông rất sâu nặng, chính nó dẫn ông đi trong sinh tử luân hồi từ muôn đời ngàn kiếp, chứ ta đâu có bảo ông buông cây ngô đồng mà ông cầm trong tay.
Vị Tiên ấy bất giác nhận ra cái "Biết Buông" của Ngài cái biết buông ấy, nó không phải cái biết của tâm thức của Ngài. Khi vị Tiên ấy, nhận ra cái "biết buông" là vọng tưởng của mình, vì cái vọng tưởng này mà nó dẫn mình đi trong lục Đạo luân hồi không ngày cùng.
Vị Tiên ấy thốt lên trình với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni như sau:
– Kính bạch Đức Thế Tôn, nhờ lòng từ bi của Đức Thế Tôn bảo con "buông", khi con buông 2 lần mà Thế Tôn bảo con buông nữa, và cũng nhờ Đức Thế Tôn giải thích chữ buông nên con được "Rơi vào Tánh Thanh Tịnh" của chính con, và con đã nhận ra rất rõ ràng, con vô cùng cám ơn Đức Thế Tôn.
Trưởng ban nói:
Lời của vị Tiên trình với Đức Phật, chỉ có người đạt được "Bí mật Thiền Tông" mới hiểu được.
Thầy Lê Mậu Trung, nghe Trưởng ban nói chỗ Đức Phật dạy vị Tiên, thầy cũng lãnh hội như vị Tiên ấy, thầy hết sức vui mừng và cám ơn Trưởng ban.

27- Ông Trần Hồng Đức, Bà Rịa Vũng Tàu, hỏi 3 câu hỏi sau
Ông Trần Hồng Đức, sanh năm 1970, tại huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, hỏi 3 câu như sau:
Câu một: Thầy tôi dạy nghiệp là do thói quen của việc làm hằng ngày của mình, nên gọi là nghiệp?
Câu hai: Muốn có từ bi, phải quán mở lòng thương và giúp đỡ tất cả mọi người?
Câu ba: Muốn tu đạt được Phật Tánh phải tu làm sao?
Trưởng ban trả lời:
Câu một: Nếu nói nghiệp là do thói quen việc làm hằng ngày là không sai. Nhưng Thiền Tông nói về nghiệp có chỗ sâu hơn. Chúng ta vừa mái động mà thông qua ý thức của chúng ta huân tập và học hỏi đó là nghiệp rồi. Nếu biết được chỗ này thì người tu mới mong ra khỏi luân hồi được. Còn không biết chỗ này, dù có tu kiểu gì hành kiểu gì, trải qua bao lâu đi chăng nữa, cũng vẫn bị đi trong sáu nẻo luân hồi!
Câu hai: Cái từ bi mà mình dụng công để được không phải từ bi thật. Cái từ bi thật nó xuất phát tự nhiên trong Phật Tánh của chính mình, thì cái từ bi này mới vĩnh viễn.
Câu ba: Câu này nếu xét theo Thiền Tông, thầy hỏi đã sai rồi.
Vì sao vậy?
Vì Phật Tánh của chúng ta nó là:
– Hiện hữu.
– Không ai làm ra.
– Nó không có thỉ mà cũng không có chung.
– Nó là như vậy, từ muôn thuở...
Tu mà muốn đạt được Phật Tánh, thì không thể được!
Thầy hỏi câu này, thầy chưa hiểu pháp môn tu Thiền Tông của Đức Phật dạy. Để thầy hiểu câu này, tôi xin tạm dùng nguyên văn tự giải thích như sau:
– Thầy muốn nhận ra Phật Tánh của chính mình, thầy phải hiểu:
– Phật là trùm khắp mọi nơi.
– Tánh là cái vỏ bọc của 6 thứ:
A- Ý, là chủ.
B- Thấy.
C- Nghe.
D- Pháp.
E- Hành.
G- Biết.
Sáu thứ trên, nó nằm trong vỏ bọc của Tánh, nên Đức Phật gọi là "Phật Tánh". Khi Phật Tánh còn nằm trong Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh. Trong Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh, không có sức hút của vật lý Âm Dương, không bị luân chuyển.
Khi Phật Tánh bị hút vào cửa Hải Triều Âm, và vào địa cầu này, Phật Tánh sử dụng Tánh người nên tạo nghiệp, nên bị nghiệp dẫn đi luân hồi. Phật Tánh đang sống nơi Thế Giới vật lý Điện từ Âm – Dương này, thử hỏi tu làm sao để Giải Thoát đây.
Bất ngờ, ông Trần Hồng Đức, bật khóc và nói:
– Như vậy, mấy mươi năm tôi tu theo Đạo Phật, tôi sử dụng Tánh Người tu để cho "lòi ra" Phật Tánh. Hôm nay, tôi nghe Trưởng ban nói và đưa ra ví vụ, tôi mới biết trước nay tôi tu theo kiểu điên rồi ông cám ơn Trưởng ban.

28- Bà Diệp Thái Ba, Hoa Kỳ, hỏi 3 câu như sau
Bà Diệp Thái Ba, sanh năm 1972, tại huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, cư ngụ tại thành phố New York, Hoa Kỳ, hỏi 4 câu như sau:
Câu một:
– Sao gọi là Phật Tánh?
– Sao gọi là Bản lai diện mục?
– Sao gọi là Tự Tánh?
– Pháp thân Thanh Tịnh là gì?
Câu hai:
– Bà Bàng Long Uẩn có nói, trăm cỏ trên đầu ý Tổ sư, thật tình tôi không hiểu nổi, tại sao trăm cỏ lại ở trên đầu Tổ sư?
Câu ba:
– Có thể diễn tả Tự Tánh nó ra làm sao và công năng như thế nào?
Trưởng ban trả lời:
Câu một:
– Chữ Phật là trùm khắp mênh mông.
– Tánh là cái Ý có 4 thứ như:
– Ý.
– Thấy.
– Nghe
– Pháp (tiếng).
– Điện từ Quang, là loại Điện từ làm cái vỏ bọc để bao bọc 4 thứ của Ý. Cũng chính Điện từ Quang này làm sự sống cho cái Ý. Mà cái Ý nó có đầy khắp trong Bể Tánh Thanh Tịnh, nên Đức Phật gọi là "Tánh"; cái Tánh này có đầy khắp trong Phật, nên Đức Phật gọi chung là "Phật Tánh".
Cái Phật Tánh này được gọi các danh từ như sau:
1/ – Bản lai diện mục.
2/- Chân như.
3/- Tự Tánh.
Còn Pháp thân Thanh Tịnh nó nằm ở trong Phật giới, chứ không ở Thế Giới vật lý này.
Câu hai: Câu này của bà Bàng Long Uẩn nói với chồng và con mình về sự tu theo Thiền Tông.
Ông Bàng Long Uẩn bảo tu theo Thiền Tông rất khó, khó như mười tạ dầu mè mà vuốt cây suôn vậy, nên khó mà trèo lên được.
Còn cô Linh Chiếu bảo tu theo Thiền Tông rất dễ, như đói thì ăn, mệt thì ngủ vậy.
Bà Bàng Long Uẩn bảo: "Cũng không dễ, cũng không khó, các vị Tổ sư bảo, cái Đạo chân thật nằm trên đầu trăm cỏ có gì đâu mà bảo là khó hay dễ. Ý bà Bàng Long Uẩn nói, cái Tánh thấy của con người, nhìn đâu cũng thấy, cái Tánh hay thấy đó không nói dễ hay khó gì cả!
Câu chuyện của gia đình Ông Bàng Long Uẩn, chỉ có vị nào tu Thiền Tông mà đạt được "Bí mật Thiền Tông" thì mới hiểu được.
Câu ba: Giảng Tự Tánh, chữ Tự Tánh là do Đức Lục Tổ sử dụng để chỉ cho Phật Tánh của mỗi người. Câu này bà hỏi lại trùng với câu thứ nhất, xin bà xem lại câu thứ nhất vậy.

29- Ông Trịnh Hồng An, Hoa Kỳ nói
Ông Trịnh Hồng Ân, sanh năm 1975, tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, cư ngụ tại thành phố Michigan, Hoa Kỳ, hỏi:
– Trong Bát Nhã Tâm Kinh nói cái gì cũng không như:
Vô nhãn, vô nhĩ, vô tỷ, vô thiệt, vô thân, vô ý, v.v... Tôi có đem các thứ vô này hỏi nhiều người nhưng không ai trả lời, xin Trưởng ban giải nghĩa các chữ nghĩa trên để chúng tôi thông hiểu, xin cám ơn?
Trưởng ban trả lời:
– Đây là lời tụng trong Bát Nhã Tâm Kinh. Người tu nào cũng thuộc lòng, nhưng ít ai hiểu nghĩa sâu mầu này. Các chữ vô nói trên là chữ Hán. Còn chữ Việt là không con mắt, không lỗ tai, không lỗ mũi, không miệng, không thân thể, không ý, v.v... Tuy đơn giản, nhưng khó giải thích vô cùng. Ẩn ý sâu mầu các thứ nói trên, là muốn chỉ đến tận cùng chân thật. Nhìn từ góc độ của trí Bát Nhã Ba La Mật là không có: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, v.v... như phàm tình chúng ta hiểu.
Vì hiểu mê lầm nên bị vô minh lôi cuốn chúng ta vào sáu nẻo luân hồi không ngày cùng. Vì vậy, trong Bát Nhã Tam Kinh, Đức Phật muốn chỉ: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, là các thứ chân thật nơi chúng ta. Tôi xin phân tích ý bình thường theo phàm tình và ý sâu mầu mà Đức Phật muốn chỉ các thứ không nói trên như sau:
Ý phàm tình:
– Về con mắt: Chúng ta thấy ngoại cảnh có màu sắc đẹp hay xấu, vật thể có cao hay thấp, dài hay ngắn, lớn hay nhỏ, béo hay gầy, v.v...
– Về lỗ tai: Chúng ta nghe tiếng trầm hay bổng, tiếng lớn hay tiếng nhỏ, tiếng êm tai hay chát chúa...
– Về lỗ mũi: Chúng ta nghe mùi thơm hay hôi, mùi khó chịu hay dễ chịu, v.v...
– Về cái lưỡi nơi miệng: Chúng ta nghe mùi vị ngọt hay đắng, chua hay cay, mặn hay lạt, v.v...
– Về thân xác: Chúng ta nghe trơn hay nhám, nóng hay lạnh, cứng hay mềm, v.v...
– Về ý: Chúng ta phân biệt phải quấy, hơn thua, sang hay hèn, hay hay dở, v.v...
Nói tóm lại, các thứ trên, cái Ý Phật Tánh, sử dụng cái Tưởng của Tánh người suy nghĩ nên sinh ra phân biệt. Vì chỗ đó, nên sanh ra đối đãi: Khen, chê, ghét, bỏ, v.v...
Chính cái Ý này nó tạo nghiệp. Cho nên dẫn chúng ta đi trong sáu nẻo luân hồi!
Đức phật dạy chúng ta: Ai muốn thoát ra ngoài vòng luân hồi thì phải sử dụng cái Biết của Bát Nhã thì mới mong thoát ra được. Trong quyển Bát Nhã Tâm Kinh đang lưu hành hiện nay, người dịch lại là người không biết Thiền Tông, nên dịch sai đến 40%. Vì vậy, người đọc không hiểu gì.
Nói tóm lại: Bát Nhã Tâm Kinh này, chỉ dành riêng cho những vị đạt " Bí mật Thanh Tịnh thiền " trở lên, chớ người bình thường không hiểu được.
Ông Trịnh Hồng Ân, hết sức vui mừng và cảm ơn Trưởng Ban.

30- Cô Lê Thị Thúy Vy, nước Australlia hỏi
Cô Lê Thị Thúy Vy, sanh năm 1993, tại quận 5, TP. HCM, cư ngụ tại thành phố Melbourne, nước Australia, hỏi:
Trong kinh, thường hay nói đến:
– Sắc tức thị không.
– Không tức thị sắc.
Tôi có tìm hiểu và hỏi các vị thầy, nhưng thật sự tôi không hiểu nghĩa, xin Thầy giải thích để tôi được rõ thông, xin thành thật cám ơn?
Trưởng ban trả lời:
– Ý câu này thật tình rất nhiều nghĩa. Để dễ hiểu tôi xin rút gọn nêu hai ý nghĩa chánh như sau:
Một: Về vật chất thô mà chúng ta thường thấy, cái nhà không có, nhưng chúng ta xây dựng thành hình, chúng ta gọi là nhà.
"Không tức thị sắc".
Vì lý do gì đó, nhà bị phá hủy hay bị cháy đi, không còn là cái nhà nữa.
"Sắc tức thị không".
Hai: Về con người hay muôn động vật cũng vậy: Ban đầu không có, nhưng khi kết hợp Âm Dương bởi cha mẹ, mới có con người hay động vật.
"Không tức thị sắc".
Khi hết tuổi thọ, hay vì lý do gì đó mà chết đi, đem đốt hay làm gì đó mà thể xác không còn.
"Sắc tức thị không".
Ngoài ra, còn nghĩa sâu xa nữa mà Duy Thức Học trong Nhà Phật phân tích. Nó rắc rối lắm, không thể nói một vài câu mà rõ thông được, xin cô mua trọn bộ Duy Thức Học, đọc đi đọc lại nhiều lần, tự nhiên cô sẽ nhận ra nghĩa sâu mầu của chữ:
– Sắc tức thị không.
– Không tức thị sắc.
Chúc cô thành công.
Cô Lê Thị Thúy Vi hỏi tiếp:
– Xin Trưởng ban vui lòng giải đáp cho tôi thêm một câu nữa:
– Gia đình tôi luôn lúc nào cũng cầu khẩn việc này việc nọ. Không biết cầu khẩn như vậy có đúng theo lối tu theo Đạo Phật không?
Trưởng ban trả lời:
– Căn bản, hay nói đúng là hoài bão của Đức Phật ra đời là để chỉ cho chúng sanh biết: Ai ai cũng có Phật Tánh, trở về sống với Phật Tánh của chính mình, sẽ không còn bị đi trong sáu nẻo luân hồi nữa. Còn cầu xin có cảm ứng chứ chẳng phải không. Theo lý Thiền Tông thì Đức Phật không làm như vậy.
Vì sao?
Vì vị Phật nào cũng muốn cho chúng sanh trở về nguồn cội của chính mình. Nếu Phật chiều chúng ta, chẳng khác nào các Ngài làm sai lời nguyện của các Ngài sao?
Tuy nhiên, trong Nhà Phật có vị Bồ tát là Đức Quán Thế Âm, Ngài có nguyện lớn là, "Độ khắp Ta Bà Thế Giới", ai gặp đại nạn, cầu khẩn Ngài, Ngài sẽ cứu giúp.
Vì sao Ngài làm được như vậy?
Vì Ngài tu thành tựu được "Nhĩ Căn Viên Thông", nên Ngài nghe được niệm, hay tiếng kêu cứu của con người nơi địa cầu này.
Xin lưu ý cô ở chỗ này: Quỉ hay Thần cũng làm được việc này, nhưng họ chỉ làm được trong phạm vi nhỏ hẹp, nếu chúng ta đến chỗ thờ các Ngài, chúng ta cầu xin, chúng ta sẽ được các Ngài giúp thỏa mãn.
Vì sao các Ngài làm được việc này?
Vì khi chúng ta cầu Phước, Phước đó do đâu mà có?
Xin thưa, Phước mà chúng ta muốn có đó, là Phước của chúng ta đã tích luỹ từ các đời trước, hôm nay chúng ta cần xài, nên xin rút ra. Vì chúng ta không biết việc này, nên đến các nơi ấy nhờ các Ngài giúp, tự nhiên được thành tựu. Nhưng cái nguy hiểm việc cầu xin này là, vì chúng ta mơ mộng các Ngài giúp, nên tự nhiên chúng ta mời các Ngài về nhà để tôn thờ, vô tình mình tự nguyện làm người hầu kẻ hạ cho các Ngài!
Đức Phật dạy, chúng sanh ở Thế Giới loài người, nếu muốn tu Giác Ngộ và Giải Thoát, dễ hơn các loài Thần.
Vì sao dễ hơn?
Vì loài người, là nơi "Trung tâm" để đi các nơi trong 1 Tam giới. Cao nhất là loài trời Phi Phi Tưởng; còn thấp nhất là Địa ngục. Còn ở các loài Thần, không có đường Giải Thoát.
Cô Thuý Vi nghe Trưởng ban phân tích, cô khóc lúc nào mà không hay, vì cô đã thấu hiểu việc cầu xin nơi Thế Giới này. Tất cả những người có mặt ai ai cũng vui mừng vì biết sự thật việc cầu xin.

31- Ông Bùi Doãn Ân, Hoa Kỳ nói
Ông Bùi Doãn Ân, sanh năm 1944, tai huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, hỏi:
Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm Đức Phật có dạy bát hoàn, tức tám thứ trả, như:
– Sáng trả về cho mặt trời.
– Tối trả về cho đêm không trăng.
– Ngăn cách trả về cho tường vách.
Còn tính Thấy không trả về đâu được, đó chính là Thấy của Tâm người thấy. Trong kinh Đức Phật dạy như vậy. Xin hỏi Thầy, có đúng như vậy không?
Trưởng ban trả lời:
– Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm ghi như vậy. Nhưng kinh này là quyển kinh tuyệt quí trong Nhà Phật. Kinh này xuất phát từ nước Ấn Độ, dịch ra tiếng Trung Hoa và sau cùng là tiếng Việt Nam.
Hiện giờ, tại Việt Nam chúng ta thấy có nhiều vị dịch kinh này. Vị nào dịch Tánh Thấy không trả về là sai! Mà sai đến 3 lần!
Vì sao sai đến 3 lần?
Chúng tôi xin phân tích 3 chỗ sai như sau:
1- Nếu Tánh Thấy tự nhiên trong Phật Tánh là Ý thấy, nếu nói trả về, thì Tánh hay Thấy phải trả về cho Ý mới phải.
2- Còn nếu nói ở các loài Người thấy, cái hay Thấy đó là Tâm vật lý thấy, nếu nói trả về, thì Tánh hay Thấy phải trả về cho tâm của Người chớ.
3- Còn nếu nói ở các loài động vật, thì loài nào cũng phải trả về cho loài đó.
Vì sao trong kinh Thủ Lăng Nghiêm không nói đến phần này?
Chúng tôi xin thưa:
Vì những vị dịch kinh trong Nhà Phật, vị nào đạt được "Bí mật Thiền Tông", thì mới dịch kinh đúng được, còn vị nào chưa đạt, thì dịch theo ý tưởng tượng của mình thôi!
Chẳng những trong kinh Thủ Lăng Nghiêm sai ở chỗ này, mà chúng tôi thấy nhiều chỗ sai lắm. Nhưng việc này là của các Nhà dịch kinh, chúng tôi không dám xen vào mà bị phạm lỗi!
Ông Bùi Doãn Ân, hết sức vui mừng và cám ơn Trưởng ban.

32- Ông Lương Hiếu Tông, TP. HCM hỏi
Ông Lương Hiếu Tông, sanh năm 1939, tại huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, cư ngụ tại quận 8, TP. HCM hỏi:
– Thầy tôi dạy, tu theo Đạo Phật muốn được Giác Ngộ và Giải Thoát, duy nhất chỉ có tu theo Mật tông là nhanh nhất, nhưng ở đây Thầy dạy tu theo Thiền Tông, không biết pháp môn nào là phải?
Trưởng ban trả lời:
Tu theo Đạo Phật, pháp môn nào cũng đưa người tu trở về nguồn cội của chính mình cả.
Vì vậy, các Tổ bảo:
– Trăm sông đều chảy về biển, mà vị của nước biển là mặn. Tu theo Đạo Phật có đến 6 pháp môn. Năm pháp môn đầu, Đức Phật sử dụng tâm vật lý của chính Ngài để chuyển vật thể để trước mặt, trong 5 pháp môn này có pháp môn Mật chú mà ông đã hỏi.
Pháp môn Mật chú tông Đức Phật dạy, sử dụng câu thần chú để tích điện vào trong Thân và Tâm vật lý của chính mình, khi tích điện được nhiều rồi, dùng tư tưởng trong tâm vật lý, khởi là cho vật để trước mặt mình di chuyển đến chỗ khác.
Vì sao vật để trước mặt mình di chuyển được?
Vì lúc này, trong thân và tâm vật lý của người niệm tích đầy Điện từ Dương, nên ý muốn của vật lý, khi muốn thì làn sóng Điện từ Dương từ trong Thân và Tâm của người niệm được đẩy ra cực mạnh, khiến vật để trước mặt người niệm bị văng ra xa hoặc gần, tùy theo sự tích điện của người niệm nhiều hay ít.
Pháp môn Mật chú tông này không Giải Thoát được !
Vì sao không Giải Thoát được?
Vì người tu theo pháp môn Mật chú tông này khi được thành công, có 2 việc làm như sau:
1- Đi khoe người xung quanh là mình có thần thông, để người khác kính nể!
2- Dùng thần thông của mình dụng công mà được, để đi làm thầy trị bệnh cho thiên hạ, pháp này trị bệnh hay nhất là các người bị bệnh về Điện từ!
Vì dính mắc vào 1 trong 2 trường hợp trên làm sao Giải Thoát được?
Ông Lê Hiếu Tông nghe trưởng ban giải thích hết sức thuận lý, ông hết sức vui mừng và cảm ơn.

33- Ông Đặng Hồng Sanh, nước Canada, hỏi 3 câu
Ông Đặng Hồng Sanh, sanh năm 1949, tại huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, cư ngụ tại Thủ Đô Ot¬tawa, nước Canada, hỏi ba câu:
Thứ nhất: Trưởng ban giải về Phật Tánh quá hay, nhưng tại sao mọi người không nhận ra?
Thứ hai: Phật Tánh vốn đã sáng suốt, lý do gì bị vô minh che khuất?
Thứ ba: Xin Trưởng ban vui lòng chỉ cái hay Thấy của Phật Tánh, xin cám ơn?
Trưởng ban trả lời:
– Đây là hai câu hỏi được gọi là cao tột, lại quá hay. Có thể nói, từ trước đến giờ, trong đời tu học của tôi, tôi chưa nghe ai hỏi về hai ý này. Ông hỏi được câu hỏi này, ít ra ông đã tu theo Đạo Phật cả 100 đời rồi! Hôm nay, ông hỏi như vậy, tôi tin chắc rằng, trong đời này, nếu ông cố gắng kiên trì, tìm hiểu, chắc chắn ông sẽ nhận ra Phật Tánh Thanh Tịnh của chính ông, sau đó ông sẽ đạt những gì mà từ trước nay ông mong ước.
Thú thật, tôi cũng muốn nói lên hai ý này, nhưng sợ không ai chịu nghe và hiểu, nên tôi không có dịp nói ra. Hôm nay, nghe ông hỏi, thật tình chúng tôi rất mừng. Mừng vì đây là hai câu hỏi để người tu theo Đạo Phật biết mà "chui ra" khỏi tam giới chớ chẳng phải thường. Ai muốn ra, phải biết rõ ràng Phật Tánh là gì? Sự tu học của chúng ta phải biết 6 căn bản như sau:
– Ý.
– Thấy.
– Nghe.
– Pháp.
– Hành.
– Biết.
Nếu biết được 6 căn bản nói trên, cố gắng thực hành nữa, chắc chắn nhận ra Phật Tánh của chính ông rất dễ dàng, chuyện Giác Ngộ và Giải Thoát coi như trong tầm tay.
Ông hỏi Phật Tánh dễ như vậy, nhưng tại sao không ai nhận ra?
Xin đáp:
Vì người tu hiện nay, "bị kẹt" các bệnh như sau nên không nhận ra Phật Tánh của chính mình được:
– Vì ai cũng sử dụng Tánh người thì làm sao nhận ra Phật Tánh được.
– Ban đầu, ai xuất gia cũng nói mình tu để Giác Ngộ và Giải Thoát.
– Nhưng khi ra khỏi nhà thế tục rồi, vào nhà Chùa, lại dính vào nhà Chùa, nên bị nhà Chùa cột trói lại!
Vì sao vậy?
– Vì địa cầu này là do sức hút vật lý Điện từ Âm – Dương cuốn hút, nên khó có người thoát ra được.
Hơn nữa, người tu khi có Chùa to Phật lớn rồi, thì phải bảo tồn.
Bảo tồn bằng gì đây?
– Bằng tiền và vật chất. Khi có nhiều tiền và vật chất rồi thì phải giữ lấy, nên ý muốn cao thượng là Giải Thoát họ quên đi. Vì vậy, Giải Thoát bị biến mất, thay vào đó là cái "Ta" bự không ai bằng. Ai đến cũng phải lạy mình. Thử hỏi làm sao Giải Thoát được.
Thứ hai: Câu hỏi này ông nên tìm đọc thật kỹ quyển Huyền ký của Đức Phật tự nhiên ông sẽ hiểu. Tuy nhiên, chúng tôi xin trích 2 câu của Đức Phật dạy về phần này như sau:
– Khi vào tam giới rong chơi.
– Bị hút vật lý luân hồi chuyển đi.
Ông Đặng Hồng Sanh vừa nghe Trưởng ban giải đáp 2 câu hỏi của mình, ông hết sức vui mừng và cám ơn.
Thứ ba: Cái hay Thấy của Ý trong Tánh Thấy là thấy Thanh Tịnh, xin ông chú ý nghe thật rõ chỗ này:
– Tánh Thấy, lúc nào cũng thấy, Thanh Tịnh, là thấy của Ý trong Phật Tánh.
– Tánh Thấy vật đối diện, biết: Màu sắc, dài ngắn, lớn nhỏ, v.v... chỗ thấy này cũng còn là Ý trong Phật Tánh thấy.
– Khi thấy, mà khởi thêm ham muốn nữa, rồi đem về làm sở hữu của mình, đây là thấy của Tánh người trong vật lý, tức thấy của luân hồi. Vì luân hồi, nên phải theo quy luật vật lý, và bị đi trong lục Đạo!
Ông Đặng Hồng Sanh, nghe Trưởng ban giải 3 câu hỏi của mình, ông hết sức vui mừng và cám ơn.

34- Ông Lê Phan Quốc, hỏi hai câu trong Bát Nhã Tâm Kinh
Ông Lê Phan Quốc, sanh năm 1949, tại huyện Trần Văn Thời, tỉnh Ca Mau, cư ngụ tại đường Huỳnh Văn Bánh, quận Phú Nhuận, TP. HCM, hỏi hai câu trong Bát Nhã Tâm Kinh:
Câu 1: Vô nhãn, vô nhĩ, vô tỷ, vô thiệt, vô thân, vô ý Con người ai ai cũng có các thứ trên, sau lại nói cái gì cũng không?
Câu 2: Bất tăng, bất giảm, bất cấu, bất tịnh, v.v... Đức Phật ý muốn dạy cái gì?
Tôi có đem các câu trên hỏi nhiều vị, có vị không trả lời, có vị trả lời, nhưng tôi nghe không thỏa mãn; còn có vị viện lý là lời dạy của Đức Phật không ai giải được. Vậy xin Trưởng ban giải thích cho chúng tôi được không?
Trưởng Ban Quản trị Chùa trả lòi:
– Cũng như chúng tôi giải thích ở trên, vị nào muốn giải thích lời Đức Phật dạy trong các kinh; nhất là kinh Bát Nhã, người đó phải đạt được bậc thứ tư trong bốn bậc như dưới đây:
Bậc thứ nhất: Học hỏi chút ít và suy nghĩ để giảng.
Bậc thứ hai: Học vấn cao tột và suy nghĩ mênh mông để giảng.
Bậc thứ ba: Dụng công tu thiền định, thấy mình ngộ Đạo để giảng.
Bậc thứ tư: Người nhận ra Phật Tánh của chính mình và từ trong Phật Tánh để giảng.
Người nhận ra Phật Tánh của chính mình rồi, "sử dụng" Phật Tánh của mình thì giảng mới đúng được. Vị nào sử dụng Phật Tánh của chính mình giảng mấy câu này, thì các câu trên có ý nghĩa như sau:
Câu 1: Vô nhãn, vô nhĩ, vô tỷ, vô thiệt, vô thân và vô ý, có ý nghĩa:
Giảng theo các vị ở bậc một:
– Chúng sanh bình thường ai cũng có mắt, tai, mũi, miệng, ý, thân. Muốn thấy cảnh vật, muốn nghe tiếng động, phải sử dụng các thứ nói trên.
Giảng theo các vị ở bậc hai:
– Họ nói, khi con người mất thân tứ đại, họ còn Linh Hồn, nên họ thấy, nghe được.
Giảng theo các vị ở bậc ba:
– Các vị này, họ nói họ tu hành đạt được thần thông, nên họ thấy và biết người sau khi đã chết, tuy sắc thân không còn, nhưng họ vẫn còn Tánh người, nên họ vẫn thấy, nghe được.
Giảng theo các vị ở bậc tư
– Khi mât thân tứ đại, tức sắc thân không còn, thì hai thứ thấy, nghe, không còn hai căn nói trên nữa, nhưng họ vẫn nghe và thấy.
Vì sao họ thấy, nghe được như vậy?
– Vì khi sắc uẩn của họ không còn, nên Tánh người của họ chứa đầy nghiệp; tổng nghiệp này, liền biến thành là "Trung Ấm Thân".
Vì sao gọi là Trung Ấm Thân?
– Vì Trung Ấm Thân là cái thân chuyển tiếp để thọ thân sau.
Lúc này, người này cũng vẫn thấy, nghe được bình thưởng tuy họ không còn sắc uẩn của hai căn mắt và tai.
Vì sao họ thấy, nghe được?
– Vì họ có một khối nghiệp mà họ đã tạo ra. Khối nghiệp này, nó bị Điện từ của Âm Dương bao quanh khối nghiệp đó.
Vì vậy, khi mất thân tứ đại, họ vẫn còn hình sắc của Điện từ Âm – Dương, nên họ thấy, nghe được, nhưng phát âm họ không phát ra tiếng của vật lý được. Các vị ở bậc thứ tư họ nói như sau:
Trung Ấm Thân này tuy không còn thân, nhưng việc thấy, nghe và biết, họ không cần các giác quan của thân, nhưng họ thấy, nghe và biết rất rõ gấp nhiều lần khi còn thân, vì không còn thân ràng buộc nên họ di chuyển hết sức dễ dàng và nhanh chóng, không bị trở ngại, nhưng bắt buộc phải còn trong vòng chi phối của nghiệp lực ở thể giới này. Đây là vô nhãn, vô nhĩ, v.v... Theo giải thích của người không tu hoặc có tu nhưng chưa nhận ra Phật Tánh của chính mình.
Trên đây là bốn bậc giảng về vô nhãn, vô nhĩ, vô tỷ, vô thiệt.
Còn giải thích vô nhãn, vô nhĩ... của những bậc nhận ra Phật Tánh thì có nghĩa sâu mầu hơn:
Các Ngài không sử dụng nhãn, nhĩ của thân, nhưng các Ngài thấy vô số đời quá khứ và vị lai... Điển hình như Đức Lục Tổ Huệ Năng, khi Ngài đạt được "Bí mật Thiền Tông" rồi, Ngài lúc nào cũng sống trong Phật Tánh của chính Ngài, nên Ngài biết về quá khứ rất nhiều Đức Phật ở Thế Giới này và biết tương lai sẽ xảy ra những gì, như trong kinh Pháp Bảo Đàn đã ghi lại.
Vì sao các Ngài thấy và nghe được như vậy?
Vì các Ngài luôn lúc nào cũng sống với Phật Tánh Thanh Tịnh của mình. Vì vậy, khi các Ngài thấy, nghe bằng Tánh Thấy và Nghe của Tánh Phật Thanh Tịnh của mình.
Câu 2: Nói về bất tăng, bất giảm, bất cấu, bất tịnh...
Đây là Đức Phật chỉ cái chân thật nơi chúng ta ai ai cũng có. Trong kinh thường gọi là Chân như, Phật Tánh, Bản lai diện mục, v.v... Nó là như như, bất tăng, bất giảm, bất cấu, bất tịnh vậy.

Ông Lê Phan Quốc nghe Trưởng ban giải nghĩa quá hay, nên hỏi thêm hai câu nữa:
Câu 1: Bà Bàng Long Uẩn có nói: Trên đầu trăm cỏ là ý của Tổ sư, xin Trưởng ban giải nghĩa luôn cho?
Câu 2: Tôi có nghe nhiều vị giảng về ba mặt trăng. Thật tình tôi chưa hiểu thấu, xin Trưởng ban giải giúp, để anh em chúng tôi được rõ thông, xin cám ơn.
Trưởng ban trả lời tiếp:
– Người sống trong Phật Tánh rồi, họ nhìn đâu đâu cũng là Đạo cả, không phải ở trên đầu trăm cỏ thôi không đâu.
Vì sao họ nhìn thấy vậy?
Vì khi họ sống trong Phật Tánh, Phật Tánh là trùm khắp các chỗ, không chỗ nào ngoài Phật Tánh cả, nên bà Bàng Long Uẩn bảo là ý Tổ sư trên đầu trăm cỏ, là vì bà đã nhận ra được lý Phật Tánh.
Câu 2: Người tu mà dụng công để đạt được Đạo. Người đó không hiểu tột cùng và sâu mầu của Phật Tánh của mỗi người. Phật Tánh luôn ở sẵn trong chúng ta. Nếu ai đó, muốn tu mà nhận ra Phật Tánh của chính mình, người đó phải hiểu tường tận "ba mặt trăng" như dưới đây:
– Mặt trăng thứ 1:
Vì là Phật Tánh của mỗi người, nó luôn lúc nào cũng:
– Sáng.
– Trùm khắp.
– Thanh Tịnh.
– Hay biết tất cả.
Mặt trăng thứ 2:
Đây là Tánh của mỗi con người.
Vì sao có Tánh con người?
Xin thưa, vì khi Phật Tánh vào thân tứ đại của con người. Trong thân của con người có đến 16 thứ.
Khi Phật Tánh thấy, phải xuyên qua Tánh người. Cái thấy này là cái thấy của lớp thứ 2 đó, chính là Mặt trăng thứ 2.
Mặt trăng thứ 3:
Mặt trăng thứ 3 là gì?
Là cái ham muốn của con người đó.
Ông Lê Phan Quốc mê say nghe Trưởng ban giải thích, ông hết sức vui mừng và cám ơn.

35- Ông Phạm Nhất Anh, tỉnh Kiên Giang hỏi
Ông Phạm Nhất Anh, sanh năm 1969, tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, cư ngụ tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, hỏi:
– Tôi ngồi thiền, mỗi lần nhập định, tôi ngồi suốt 10 giờ liền mà không thấy thân mệt mỏi. Nay tôi nghe Thầy nói về pháp môn tu theo Thiền Tông không cần dụng công. Nếu không dụng công tu, tức không tu hành, thì làm sao đạt đến quả vị mà mình mong muốn được?
Trưởng ban hỏi lại ông Phạm Nhất Anh
– Ông có đọc sử 36 vị Tổ Thiền Tông không?
Ông Phạm Nhất Anh trả lòi:
– Thưa có.
Trưởng ban hỏi tỉếp:
– Ông thấy 36 vị Tổ, có vị nào dụng công tu để được Đạo không?
Ông Phạm Nhất Anh nói:
– Thật tình tôi có đọc các vị Tổ, nhưng tôi không thấy các vị ấy dụng công tu hành gì, các vị ấy chỉ nói qua nói lại rồi vị trước chấp nhận vị sau, nói là ngộ Đạo vậy thôi.
Trưởng ban nói tiếp:
– Nếu ông có đọc sách ấy mà không hiểu cách ngộ Đạo của các vị ấy thật là thiếu sót. Ông nên về xem cho kỹ từng vị một thấy vị nào ông thích cứ nghiền ngẫm, nếu có chỗ nào không hiểu, đến đây tôi xin giải thích cho. Ông nhớ căn bản tu theo Thiền Tông là phải đặt mình vào vị trí được Giải Thoát hoàn toàn, không lệ thuộc vào bất cứ hình thức gì bên ngoài.
Đức Phật dạy, mỗi người chúng ta ai ai cũng có Phật Tánh, nếu chúng ta dụng công tu để "lòi ra" Phật Tánh. Phật Tánh nếu chúng ta tu hành mà được đó, là Phật Tánh của ai chứ không phải của mình.
Chúng tôi xin trả lời luôn: Phật Tánh mà ông tu để đạt được là Phật Tánh không thật.
Vì sao không thật?
Vì những ai tu theo Thiền Tông mà dụng công, các vị Tổ sư thiền bảo là làm những chuyện vô nghĩa, càng làm càng sai, càng dụng công càng trật...
Ông Phạm Nhất Anh thốt lên:
– Bây giờ tôi mới thấy sự lầm lẫn tôi từ mấy chục năm qua, xin thành thật cám ơn Trưởng ban. Ông xin phép Trưởng ban hỏi thêm một câu nữa.
Trưởng ban nói:
– Mời ông hỏi.
Ông Phạm Nhất Anh hỏi:
– Tôi nghe có vị giảng sư giảng, người tu đến "Đầu sào trăm trượng", là tu làm sao? Tu như vậy để được cái gì? Xin Trưởng ban giải thích, cám ơn?
Trưởng ban trả lỏi:
– Đây là lối dụng công từ thấp đến cao. Ví như leo thang có 100 nấc. Người bắt đầu tu, họ dụng công tu từ nấc 1, rồi từ từ đến nấc thứ 100. Vì tu dụng công, nên mỗi nấc thấy mỗi cảnh. Càng tu cao, càng thấy cái đẹp mênh mông của nội tâm, không thể tả bằng văn phàm phu được. Vì mãi mê dụng công tu, nên đến nấc thang thứ 100 mà họ không hay. Khi đến đỉnh thang rồi, họ cũng dụng công nữa, Lúc này không thể dụng công được nữa, nên họ bít lối.
Vì sao bít lối?
Vì bước thêm bước nữa sẽ bị rơi vào khoảng không vô tận. Còn đứng yên một chỗ, bị tuột xuống vị trí ban đầu, giống như chiếc xe leo núi, nó bắt buộc phải leo hoài. Lên thì dễ, còn tuột xuống rất nguy hiểm.
Vì sao nguy hiễm?
Vì khi dụng công mà lên được 1 nấc thang, tự nhiên được một phần thấy khác. Khi đến nấc thang thứ 100 rồi, người dụng công thấy vô số cái được, tức thấy mình có chứng, có đắc. Bước thêm bước nữa không được, còn dừng lại phải làm sao đây. Tới chỗ này mà không biết vượt qua khỏi "Đầu thang trăm trượng", chắc chắn sẽ bị rối loạn thần kinh! Hậu quả xấu sẽ đến với họ, không thể nói hết được!
Những người tu theo lối này, nếu có đại duyên, mà gặp được người biết tu Thiền Tông, họ sẽ chỉ cho cách vượt qua khỏi "Đầu thang trăm trượng", tức khắc được trở về nguồn cội của chính mình ngay. Còn không có đại duyên, người ấy sẽ nhận được kết quả xấu không thể tưởng tượng được!
Tôi giải sơ lược căn bản của người tu dụng công theo phương pháp từ nấc thang một để đến "Đầu sào trăm trượng", như vậy ông có hiểu không?
Ông Phạm Nhất Anh nói:
– Thưa, tôi đã hiểu, xin thành thật cám ơn Trưởng ban.

36- Bác sỹ Đỗ Vĩnh Hồ (Hồ Đỗ), Hoa Kỳ, hỏi 2 câu quá đặc biệt như sau
Bác sỹ Đỗ Vĩnh Hồ (Hồ Đỗ), sanh năm 1950, tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, cư ngụ tại thành phố Arizona, Hoa Kỳ, hỏi 2 câu quá đặc biệt như sau:
Câu 1: Chúng tôi thường nghe quý thầy giảng Đạo. Chúng tôi có hỏi quý thầy ý nghĩa của "Pháp thân" là gì không thầy nào giảng chúng tôi nghe thuận lý cả?
Câu 2: Trưởng ban giảng, đầu tiên loài người ở trong Bể Tánh Thanh Tịnh. Vậy, trong Bể Tánh Thanh Tịnh như thế nào, mà nơi Thế Giới này sao có quá nhiều loài. Như vậy trong Bể Tánh Thanh Tịnh có nhiều "cá thể" của Phật Tánh không?
Xin Trưởng ban giải thích cho chúng tôi rõ, cám ơn?
Trưởng ban trả lời:
– Thật tình hai câu hỏi của bác sỹ quá cao và cũng quá tuyệt!
Hai câu này, nếu bác sỹ hỏi những giảng sư bình thường, thì họ không thể nào trả lời được.
Vì sao vậy?
– Vì hai câu này là của Đức Phật dạy cho Ngài Ma Ha Ca Diếp, là vị Tổ sư thiền đầu tiên, để Ngài truyền cho những vị Tổ sư sau. Sau này, những vị tu Thanh Tịnh thiền, mà đạt được "Bí mật Thiền Tông" thì mới biết được, cũng có nghĩa hai câu này chỉ có những vị nhận được "Mạch nguồn Thiền Tông" mới biết được mà thôi. Do đó, các vị thầy bình thường giảng để cho người đến nghe để vui và cười, giải trí, thì làm sao biết được.
Vậy, tôi xin trả lời:
Câu 1: Bác sỹ muốn tìm hiểu hai câu này, phải hiểu "tổ chức" trong Bể Tánh Thanh Tịnh và "tổ chức" nơi Thế Giới này cũng như trong 1 tam giới thì mới hiểu được.
Chúng tôi xin nói về "tổ chức" trong Bể Tánh Thanh Tịnh như sau:
– Phật: Có tự nhiên mênh mông, trùm khắp, không biên giới, ví dụ có hình tướng để bác sỹ dễ hiểu, như là cái biển trống không vậy.
– Tánh: Như là nước biển vậy, mà trong nước biển có tự nhiên 6 thứ như sau:
– Ý: "Là ông chủ", được gọi là Chân Như, tức cái Như Như chân thật, cũng gọi là Mặt, Mắt tự nhiên như vậy thôi.
– Ý này: Luôn lúc nào cũng Thấy, nên gọi là hằng thấy.
– Ý này: Luôn lúc nào cũng Nghe, nên gọi là hằng nghe.
– Ý này: Lúc nào cũng rung động để phát ra Pháp, tức tiếng nói.
– Ý này: lúc nào cũng Biết, nên gọi là hằng biết.
– Trong Bể Tánh: Có Điện từ Quang trùm kháp. Nhiệm vụ của Điện từ Quang này có 6 phần chức năng:
Một: Làm sự sống cho Phật Tánh.
Hai: Làm vỏ bọc để bao cái Ý lại.
Ba: Thu gần và đưa xa, những thứ trong Ý.
Bốn: Làm "vật tư" định hình ra 1 "Ngôi nhà Pháp thân Thanh Tịnh".
Năm: Làm "vật tư" để hình thành ra "Một Kim Thân Phật".
Sáu: Chiết ra 1 phần rất nhỏ, để cho 1 vị Phật:
– Phân thân.
– Hóa thân.
– Ứng thân.
Vào Thế Giới loài người để giúp ai muốn Giải Thoát.
Câu 2: Ở trong Bể Tánh Thanh Tịnh tự nhiên có cái Ý, tạm gọi như vậy thôi, chứ thật sự nó không có tên.
Trong Bể Tánh Thanh Tịnh có bao nhiêu Ý?
Đức Phật dạy: Trong Bể Tánh Thanh Tịnh nó có Hằng Hà sa số cái Ý. Đức Phật thấy và biết thật rõ ràng đơn vị của Ý trong Bể Tánh Thanh Tịnh như sau:
– Chúng ta đem một triệu lần tỷ của số cát sông Hằng ra so sánh với cái Ý trong Bể Tánh Thanh Tịnh, thì số hạt cát của mấy triệu tỷ sông hằng nói trên cũng không bằng số đơn vị Ý trong Bể Tánh nữa. Vì số quá nhiều đó, nên Đức Phật mới dùng con số Hằng hà sa số để nói lên chổ nhiều này.
Còn trong một Tam giới có căn bản như sau:
– Có 1 mặt trời làm trung tâm, Đức Phật gọi là "Hệ mặt trời".
– Xung quanh Hệ mặt trời này có 4 vùng:
Vùng 1:
– Có 6 hành tỉnh cấu tạo bằng: Đất, nước, không khí và nhiệt độ.
Vùng 2:
– Có 11 hành tinh cấu tạo bằng 5 màu sắc Điện từ Âm – Dương rất đậm, cường lực rất mạnh, nên Đức Phật gọi là "Cõi Trời Dục Giới".
Vùng 3: Có 2 nhánh:
Nhánh 1:Có 11 hành tinh cấu tạo bằng 12 màu sắc cấu tạo bằng Điện từ Âm – Dương rực rỡ và vui tươi, nên Đức Phật gọi là "Cõi Trời Hữu sắc".
Nhánh 2: Có 6 hành tinh cũng cấu tạo bằng 12 màu sắc cấu tạo bằng Điện từ Âm – Dương rực rỡ, nhưng rất Thanh Tịnh, nên Đức Phật gọi là "Lục Quốc Tịnh Độ".
Vùng 4:
– Có 11 hành tinh cấu tạo bằng Điện từ Âm – Dương không màu sắc, rất Thanh Tịnh, nên Đức Phật gọi là "Cõi Trời Vô sắc".
Chung quanh của 1 Tam giới này, là 1 cái vỏ bọc bằng Điện từ Âm – Dương bao tròn lại, bên trong gọi là 1 tam giới. Còn bên ngoài tam giới là "Bể Tánh Thanh Tịnh".
Trong không gian của tam giới này, có 1 mặt trời và 45 hành tinh.
Còn khoảng trống không gian là có Hằng hà sa số hành tinh làm vật tư, mà loài người gọi là hành tinh chết, có 5 loại căn bản:
Một là Kim.
Hai là Mộc.
Ba là Thủy.
Bốn là Hỏa.
Năm là Thổ.
Mà loài người gọi là "Ngũ Hành".
Bác sỹ Đỗ Vĩnh Hồ thông suốt 2 câu hỏi của mình, bác sỹ hết sức vui mừng và cám ơn.

37- Kiến trúc sư Lê Văn Quốc Trang, Australia hỏi
Kiến trúc sư Lê Văn Quốc Trang, sanh năm 1958, tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, cư ngụ tại thành phố Melbourne, Australia, hỏi:
Chúng tôi hiện nay thấy các đám tang, quý thầy tụng câu như sau:
– Cầu cho "Hương Linh".
– Cầu cho "Giác Linh".
– Cầu cho "Linh Hồn".
– V.v...
Cầu như vậy danh từ nào đúng, xin Trưởng ban cho biết, cám ơn?
Trưởng ban trả lời:
Câu 1: Vị thầy nào cầu cho "Hương Linh", là vị thầy đó muốn cho người chết, được sống với cõi vô hình mãi mãi, để người chết đó, ăn đồ cúng thí, của người khác.
Câu 2: Vị thầy nào cầu cho "Giác Linh", là vị thầy đó cầu cho người chết, sanh làm cây sống lâu năm.
Câu 3: Vị thầy nào cầu cho "Linh Hồn", là vị thầy đó cầu cho người chết, sống với cõi vô hình, để làm 3 việc:
Việc 1: Nếu người đó có nghiệp Phước đức ít, thì được làm "Ông hay Bà Thầy bói".
Việc 2: Nếu người đó có nghiệp Phước đức vừa, thì được làm "Nhà Tiên tri".
Việc 3: Nếu người đó có nghiệp Phước đức lớn, thì được là "Nhà Đại Tiên tri".
Kiến trúc sư Lê Văn Quốc Trang lại hỏi thêm:
"Như vậy, người chết phải cầu sao cho đúng" ?
Trưởng ban trả lời:
– Theo lời Đức Phật dạy: Người tu theo Đạo Phật chân chính, không cầu bất cứ thứ gì, mà phải hiểu căn bản như sau:
– Nghiệp lành hay dữ của ai thì người đó thọ nhận, không ai xen vào nghiệp riêng tư của người khác được, kể cả Đức Phật.
Vì sao vậy?
– Vì Nhân – Quả nơi Thế Giới này, là do sự ham muốn của chính mình tự tạo ra, như:
1/- Muốn làm con của Thượng Đế:
Thì phải làm 3 việc:
A- Phải làm Phước thiện thật nhiều, để tạo ra "Nghiệp Phước đức".
B- Ngày nào cũng cầu xin và lạy lục Thượng Đế, để tạo "Nghiệp vãng sanh".
C- Các Vị đại diện Thượng Đế bảo gì cũng phải làm, để tạo "Lực hút" đến Cõi Trời Thượng Đế.
2/- Muốn làm con Đức Phật A Di Đà:
Thì phải làm 3 viêc:
A- Phải làm Phước thiện thật nhiều, để tạo "Nghiệp Phước đức".
B- Ngày nào cũng cầu xin và lạy lục Đức Phật A Di Đà, để tạo "Nghiệp vãng sanh".
C- Các Vị đại diện Đức Phật A Di Đà bảo gì cũng phải làm, để tạo "Lực hút" đến nước Tịnh Độ.
Nói tóm lại, loài người ham muốn gì, thì phải tạo nghiệp đó.
Kiến trúc sư Lê Văn Quốc Trang được rõ thông câu hỏi của mình, ông hết sức vui mừng và cám ơn, nhưng lại hỏi thêm 2 câu nữa:
– Niết Bàn là Thanh Tịnh, cớ sao không cho tu để nhận Thanh Tịnh của chính mình?
– Đức Phật dạy: Ai ai cũng có "Thất bảo", tôi có hỏi nhiều nơi, nhiều vị trả lời tôi thấy không thuận lý, vậy xin Trưởng giải thích cho tôi Thất bảo là gì, xin cám ơn?
Trưởng ban trả lời:
Câu 1: Câu này chúng tôi phải đưa ra ví dụ ông mới hiểu được:
– Niết Bàn là Thanh Tịnh tự nhiên. Chúng tôi đưa ra hình tướng để ví dụ cho ông biết:
Như trong ly nước trong ví dụ là Niết Bàn.
– Trong ly nước trong này, nó bị đục, là do trong đó có cặn là đất.
Như ông có 2 chiếc đũa:
– Một chiếc làm bằng vàng.
– Một chiếc làm bằng cây sơn đen.
Ông dùng chiếc đũa sơn màu đen quậy cho ly nước đục, thì nó càng đục là phải.
Còn ông sử dụng chiếc đũa làm bằng vàng quậy vào ly nước đục này, nó có trong được không?
Trưởng ban vừa nói đến đây, Kiến trúc su Lê Văn Quốc Trang tự nhiên nói:
– Trưởng ban ví dụ như thế tôi đã hiểu rồi, người tu Thanh Tịnh thiền không dụng công tu là đúng, nhờ Trưởng ban ví dụ thực tế mà tôi đã hiểu pháp môn Thiền Tông học này.
Kiến trúc sư Lê Văn Quốc Trang nói thêm:
– Người tu theo pháp môn này chỉ cần để tâm vật lý của mình tự nhiên Thanh Tịnh như vậy thôi, tự nhiên Phật Tánh sẽ hiển lộ ra.
Câu 2: Người tu theo Thiền Tông phải hiểu căn bản như sau thì mới biết "Thất bảo" được:
Bảo thứ nhất: Đất là nói tất cả chất cứng trong người.
Bảo thứ hai: Nước, nói tất cả chất lỏng và ướt trong người.
Bảo thứ ba: Không khí, là hơi thở.
Bảo thứ tư: Hơi ấm trong người
Bảo thứ năm: Tánh của con người.
Bảo thứ sáu: Điện từ Quang bao bọc Phật Tánh của mỗi người.
Bảo thứ bảy: Diện từ Âm Dương trong mỗi cá nhân.
Mỗi bảo có công dụng như sau:
Bảo từ 1 đến 4 ai ai cũng biết, nhưng bảo 5, 6, 7, khó có ai biết được. Chúng tôi xin giải thích 3 bảo sau mỗi thứ có công dụng như sao:
Bảo thứ 5: Tánh của con người nó tự nhiên có 16 thứ.
Bảo thứ 6: Điện từ Quang, bao bọc vỏ bọc Tánh Phật, làm sự sống.
Bảo thứ 7: Điện từ Âm – Dương, Điện từ này nó có các bổn phận chính như sau:
– Điện từ Âm, hút cứng vật chất lại, tức hút tứ đại dính với nhau.
– Điện từ Dương, nó có bổn phận đẩy các thứ chung quanh không cho va chạm với nhau.
Chúng ta nhìn thấy rõ việc làm của Điện từ Âm – Dương này nơi các hành tinh như sau:
Điện từ Âm:
– Hút tứ đại của các hành tinh dính cứng với nhau.
Điện từ Dương:
– Đẩy các hành tinh chung quanh không cho va chạm với nhau.
Nhờ lực hút và lực đẩy này nên các hành tinh mới xoay tròn và luân chuyển được, tạo thành thời tiết và thời gian.
Nghe Trưởng ban giải nghĩa, kiến trúc sư Lê Văn Quốc Trang hết sức vui mừng và cám ơn.

38- Bà Lưu Quế Thanh, nước Lào hỏi
Bà Lưu Quế Thanh, sanh năm 1951, tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, cư ngụ tại thành phố Savan- nakhet, nước Lào, hỏi:
– Tôi nghe thầy giải nghĩa về thiền của Đạo Phật. Thật tình tôi nhận xét quá hay, người bình thường không khi nào giải nổi những câu hỏi có thể nói là quá bí hiểm của Đạo Phật, nhưng những câu nào thầy giải cũng thông suốt. Tôi nhận định, thầy chắc đã sống được với Phật Tánh của thầy rồi? Thầy tu như thế nào để nhận ra Phật Tánh của chính mình? Xin thầy vui lòng chỉ dẫn cách tu mà thầy đã áp dụng, để chúng tôi theo "đường mòn" thầy đã đi, không phải mò mẫm nhiều, xin cám ơn thầy.
Trưởng ban trả lời:
– Câu hỏi của bà cũng thuộc hàng hóc búa. Tôi chỉ là người ham học hỏi và nghiên cứu kinh Phật thôi. Sở dĩ, tôi giải thích được các câu hỏi của quý vị hỏi, là vì chúng tôi may mắn đọc được "Huyền Ký" của Đức Phật, nên chúng tôi biết, cộng với sự đam mê học hỏi của chúng tôi. Nhờ vậy, mà chúng tôi mới trả lời cho quý vị được, chớ chúng tôi không sống với Phật Tánh của chính mình, tôi cũng là một con người phàm phu thôi.
Còn bà muốn hiểu Đạo thiền như chúng tôi, bà cố gắng tìm hiểu tất kinh sách nào mà của những vị đã đạt được "Bí mật Thiền Tông" giải nói, thì bà tự nhiên bà hiểu rõ ràng về Đạo Phật.
Bà Lưu Quế Thanh hết sức vui mừng cám ơn Trưởng ban và xin hỏi tiếp như sau:
– Sao, hiện giờ chúng tôi thấy có quá nhiều vị giảng Đạo, giảng thiền, ai cũng khoe mình là ngộ Đạo, nhưng khi tìm hiểu kỹ, thì những vị ấy chỉ là những người nói chuyện trong sanh tử luân hồi, không dính dáng gì đến Giác Ngộ hay Giải Thoát cả. Hiện nay, là thời đại văn minh cao, ai lên mạng sẽ thấy những vị này. Vậy xin Trưởng ban giảng cho chúng tôi nghe phần này, xin cám ơn?
Trưởng ban trả lời:
Phần này có gì lạ, vì chúng ta hiện đang sống với Tánh người. Trong Tánh người có cái Tưởng là mạnh nhất.
Người lường gạt người khác cũng sử dụng cái Tưởng này.
Người bị lường gạt cũng sử dụng cái Tường này.
Chính cái Tưởng này, nó kéo con người đi vào Nhân – Quả.
Nghe Trưởng ban giải thích quá rành mạch nên bà Lưu Quế Thanh lại hỏi tiếp:
– Vậy xin Thầy vui lòng đưa vài ví dụ để chỉ Phật Tánh của mỗi người, để tôi và các vị đi trong đoàn cùng hiểu, xin cám ơn nhiều?
Trưởng ban nóỉ:
– Phần Phật Tánh các quyển sách sau tác giả Nguyễn Nhân sẽ nói rõ, xin bà chờ đón đọc.
Bà Lưu Quế Thanh lại hỏi:
– Kính Trưởng ban, tôi tu theo Đạo Phật đã lâu mà chưa quy y Tam Bảo, vậy tôi phải quy y với vị Thày nào là đúng nhất?
Trưởng ban trả lời:
– Nếu bà tu theo các pháp môn khác thì tôi không thể chỉ cho bà được, nhưng vì hiện nay bà đang tìm hiểu về tu theo pháp môn Thiền Tông, nên tôi xin nói vài ý, của Như Lai dạy cho những người tu theo Thiền Tông, mà muốn quy y, phải tìm cho được vị Thầy có tiêu chuẩn như sau:
Vị Thầy nào thường hằng Thanh Tịnh
Thân tâm không dính chút bụi trần
Ly gia, lìa ái không màng thân
Không bản Ngã hội phần Thiền Tông.
Nếu bà tìm được vị Thầy có 4 tiêu chuẩn nói trên quy y, thì mới Giải Thoát được. Còn nếu bà quy y với ông Thầy chuyên môn nói chuyện trên trời dưới đất, dẫn người tu đi chu du thì muôn đời ngàn kiếp không khi nào Giải Thoát được, uổng cho đời tu của bà.
Bà Lưu Quế Thanh lại hỏi nữa:
– Tôi thường hay đi bố thí cầu cho tôi được Giải Thoát, không biết tôi bố thí và cầu như vậy có được Giải Thoát không?
Trưởng ban trả lời:
– Bà bố thí và cầu như vậy sẽ được toại nguyện theo sự cầu của bà, ý bà ở đời này bà nghèo hay giàu đang giàu ít, bà muốn cho kiếp sau sẽ "Giải Thoát" kiếp nghèo hay giàu ít này để lên chỗ giàu hơn hoặc cao sang hơn, là được.
Bà Lưu Quế Thanh đính chánh lại:
– Tôi muốn Giải Thoát ra khỏi sinh tử luân hồi chứ không phải muốn giàu sang thêm?
Trưởng ban giải rõ:
Bố thí có 2 dạng:
– Bố thí mà cầu mong là muốn Phước đức của mình tăng trưởng lên để được giàu sang hơn hoặc lên cõi cao hơn để ở.
– Bố thí Pháp, là giúp cho nhiều người biết Công thức Giải Thoát. Một người nhận được là bà có 1 phần Công đức, nhiều người nhận được, là bà có nhiều Công đức, v.v...
Bà bố thí như vậy mới Giải Thoát được.
Bà Lưu Quế Thanh đã thông suốt những câu hỏi của bà, nên hết sức vui mừng và cám ơn Trưởng ban.

39- Cô Nguyễn Như Trang, TP. HCM hỏi
Cô Nguyễn Như Trang, sanh năm 1980, tại huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, cư ngụ tại đường Mai Xuân Thưởng, quận 6, TP.HCM, có hỏi:
– Tôi quy y với vị Thầy rất nổi tiếng, khi đọc sách của soạn giả Nguyễn Nhân Viết, tôi thấy sự hiểu biết của tôi quá là cạn cợt, vậy xin hỏi Trưởng ban 4 câu như sau:
Câu một: Tôi thấy có vị Thấy cất "Thiền Diệt Thất" vào đó tu, không biết tu trong Thiền Diệt Thất là tu pháp môn gì?
Câu hai: Chùa và Thiền Viện có khác nhau không?
Câu ba: Tôi thấy có Chùa ở... trương bảng ghi tu theo "Phái Thiên Thai tông", vậy tu Phái Thiên Thai tông là tu làm sao?
Câu bốn: Tôi có đi nghe vị Thầy nói mình tu chứng "Đăng Minh Quang" là tu chứng cái gì, có phải là Thiền Tông không?
Trưởng ban trả lời cho cô Nguyễn Như Trang:
Câu một: Vị nào tu mà ở trong "Thiền Diệt Thất" mà thành công, thì vị ấy trên trái đất này không ai tu bằng vị ấy cả.
Vì sao vậy?
Vì vị đó tu "Diệt được Tham, Sân, Si... và những thứ "vọng tưởng của chính mình", vị đó tu cao hơn tất cả các vị Thánh từ trước đến nay.
Câu hai:
Chùa là hàm chứa những lời dạy cao quý của Như Lai, không đem mê tín vào đây.
Thiền Viện là nơi dạy tu thiền có dụng công của pháp môn thiền Tiểu thừa.
Vì sao có chữ Thiền Viện?
Ngày xưa, bên nước Trung Hoa, các vị tu thiền có dụng công, các Ngài lập ra có 3 viện như sau để tu thiền:
– Tiểu Thiền Viện, chứa tu từ 20 người trở xuống.
– Trung Thiền Viện, chứa tu từ 100 người trở xuống.
– Đại Thiền Viện, chứa tu từ 100 đến 1.000 người trở lên.
Câu ba: Tu pháp môn "Thiên Thai Giáo" có hai lối tu:
Một là tu Tiên, dụng công tu để có hiện tượng lạ cho người xung quanh kính nể.
Hai là dùng pháp tu của thầy Trí Khải ở núi Thiên Thai bên Trung Quốc. Pháp môn này là sử dụng hơi thở để xua đuổi bệnh tật trong người.
Câu bốn: Câu này chúng tôi giải thích từng chữ thì cô mới biết được:
– Đăng là đèn.
– Minh là sáng.
– Quang cũng là sáng.
Người tu pháp môn này gọi là tu thiền "Tiểu thừa", tức dụng công tâm vật lý mình sáng ra, mà sáng gấp hai lần của cây đèn bình thường vậy.
Cô Nguyễn Như Trang lại hỏi tiếp:
– Như vậy, người tu Thiền Tông phải ở đâu mới đúng là tu Thiền Tông?
Trưởng ban trả lời:
Người tu Thiền Tông, nếu là tu sỹ phải ở một trong hai nơi như sau đây:
– Chùa Thiền Tông.
– Thiền Tông thất.
Còn các vị cư sỹ, ở nhà hay ở đâu cũng được.
Trưởng ban nói rõ thêm:
Các pháp môn tu trong Nhà Phật có câu chuyện, khi Như Lai gần diệt độ, Ngài A Nan Đà có hỏi Đức Phật như sau:
– Kính bạch Đức Thế Tôn: Sau này chúng con cất Chùa để thờ Đức Thế Tôn, ngoài cửa Chùa phải có bảng hiệu. Vậy, bảng hiệu ấy phải ghi như thế nào là phải, kính xin Đức Thế Tôn dạy chúng con?
Đức Phật dạy:
Như Lai dạy Đạo ở Thế Giới này có 6 pháp môn:
– Năm pháp môn Như Lai dạy dụng công tu bằng tâm và thân của vật lý, để có kết quả theo chiều vật lý.
– Một pháp môn tu phi vật lý, để Giải Thoát ra ngoài sự cuốn hút của vật chất trần gian này, để trở về sống trong Bể Tánh Thanh Tịnh nơi Mười phương chư Phật sống.
Do vậy, ông phải ghi trong Huyền ký của Như Lai, để các Tổ sư sau thực hiện cho đúng:
– Chùa nào tu theo pháp môn nào của Như Lai dạy, Chùa đó phải ghi rõ ràng pháp môn tu của Chùa mình áp đụng tu, không được ghi lấp la lấp lửng.
Nếu Chùa nào xây ra để tập họp nhiều người đến tu học mà không ghi rõ, đồng nghĩa Chùa đó vi phạm lời dạy của Như Lai hôm nay.
Cô Nguyễn Như Trang nghe Trưởng ban tận tình chỉ rõ cho mình, cô hết sức vui mừng và cám ơn.

40- Thầy Thích Minh Trường hỏi
Thầy Thích Minh Trường hỏi:
Trưởng ban nói: Hết đợt giải đáp này, Trưởng ban không giải đáp thắc mắc nữa, vậy các bạn đồng tu với chúng tôi cũng như phật tử, sau này muốn gặp Trưởng ban để hỏi những thắc mắc, Trưởng ban có tiếp chúng tôi và trả lời những câu hỏi không?
Trưởng ban trả lời:
Sau khi chúng tôi không đứng ra trả lời đông người như hôm nay, nếu sau này có ai thắc mắc thì phải đáp ứng 2 điều kiện như sau:
– Đọc hết những quyển sách mà soạn giả Nguyễn Nhân xin xuất bản, nếu câu hỏi ngoài các quyển sách nói trên ra, vị nào có từ 5 câu hỏi trở lên thì chúng tôi đứng ra giải đáp với điều kiện như sau:
Câu hỏi nêu ra và tự người hỏi giải. Nếu đúng hết, chúng tôi xác nhận là đúng, còn sai, chúng tôi cho biết là sai bao nhiêu phần trăm.
Chúng tôi không trả lời những câu ngoài phạm vi Thiền Tông học. Xin nói rõ: Vị nào hỏi về sức khỏe và tuổi tác hay cúng dường, chúng tôi không tiếp.

41- Ông Trương Thế Anh, TP. HCM hỏi
BỔ TÚC CÁC CÂU HỎI:
Ông Trương Thế An, sanh năm 1944, tại Gò Công, Tiền Giang, cư ngụ tại đường Quang Trung, quận Gò vấp, TP. HCM, hỏi:
– Đức Lục Tổ nói pháp môn Thiền Tông này ra đời là để phá tà tông, vậy, pháp môn nào gọi là tà tông?
Trưởng ban trả lời:
Tà tông này, Đức Lục Tổ dạy 2 phần:
– Tu mà dạy người khác hưởng Phước ở các Cõi Trời là tà tông Dương.
– Tu mà dạy người khác hưởng Phước ở cõi người là tà tông Âm.
– Tu mà đem mê tín dị đoan vào nhà Chùa, được gọi là tà tông cực Âm.
Ông Trương Thế An hỏi tiếp 3 câu:
Xin Trưởng ban giải thích Niết Bàn Thanh Tịnh của Chư Phật và Niết Bàn của những vị A La Hán khác biệt nhau chỗ nào?
Nhiệm vụ của người tu Thanh Tịnh thiền, tu như thế nào?
Tôi có người bạn tên Lê Thành Cát, được Trưởng ban truyền "Bí mật Thiền Tông" mang số 61. Ban đầu bạn ấy cũng sốt sắng tu theo Thiền Tông lắm, một thời gian sau, bạn ấy lại đi theo những vị tu theo pháp môn Mật chú, xin Trưởng ban cho ý kiến về bạn Lê Thành Cát này, Xin cám ơn?
Trưởng ban trả lời:
Câu 1: Chữ Niết Bàn Thanh Tịnh tự nhiên, là Niết Bàn cấu tạo bằng Điện từ Quang chỉ có trong Phật giới, cái Niết Bàn Thanh Tịnh này, gọi là Niết Bàn chân thật.
– Còn Niết Bàn do con người sống nơi Thế Giới vật lý Âm Dương này, mà dụng công tu hành để được thành tựu. Đức Phật dạy: Niết Bàn Thanh Tịnh này là Niết Bàn tạm bợ. Chỉ thích hợp với người thích dụng công để được. Người dụng công tu thiền này mà thành công, được gọi là "A La Hán". Tức thành tựu do người tu ép mà có. Đức Phật nói Niết Bàn này, nếu đem so sánh với Niết Bàn trong Bể Tánh Thanh Tịnh, thì Niết Bàn này chỉ bằng 1 giờ hay 1 ngày mà thôi.
Đức Phật dạy rõ 2 Niết Bàn này:
– Niết Bàn nơi chư Phật sống, là Niết Bàn cấu tạo bằng Điện từ Quang, nên nó tự nhiên Thanh Tịnh vậy thôi.
– Còn Niết Bàn của các vị A La Hán sinh sống, nó còn nằm trong Thế Giới luân chuyển của vật lý Âm Dương. Sở dĩ có Niết Bàn này, là người tu sử dụng thân và tâm vật lý để dụng công tu hành, ép cho nó thành tựu Thanh Tịnh.
Như Lai đưa ra ví dụ như sao các ông sẽ hiểu rõ:
– Như ở Thế Giới này, không khí lúc nào cũng chuyển động, làm các ông bị lạnh, nên các ông phải dùng vải quấn chặt thân ông lại, để không bị gió chạm vào. Các ông phải kiềm giữ nó hoài, nếu các ông bỏ tấm vải ra, tức khắc các ông bị lạnh liền. Vì vậy, nên Như Lai nói Niết Bàn này có thời gian ngắn.
Vì sao vậy?
Vì Thế Giới này, là Thế Giới luân chuyển của vật lý Âm Dương, vì Âm Dương nên bị cuốn hút mới có Nhân – Quả.
Còn Niết Bàn nơi Mười phương chư Phật sống, nó là tự nhiên Thanh Tịnh vĩnh cữu.
Câu 2: Người tu Thanh Tịnh thiền có căn bản 5 chánh:
– Làm việc gì chú ý việc đó, không tưởng tượng việc khác.
– Lúc nào cũng tập cho tâm Thanh Tịnh.
– Phải tìm hiểu rõ 2 phần:
Nơi Thế Giới loài Người và trong 1 Tam giới này, là phải sống theo quy luật Vật lý Âm Dương, tức theo chu kỳ: Thành – Trụ – Hoại – Diệt, nên bắt buộc phải luân chuyển theo nó, không ai thoát ra ngoài được!
Nơi Bể Tánh Thanh Tịnh, cũng gọi là Phật giới, là do Điện từ Quang trùm khắp, tức không có đối đải, vì vậy không bị luân hồi.
Phải biết rõ Công thức Giải Thoát.
Phải biết tạo ra phương tiện để Giải Thoát.
Câu 3: Người được truyền "Bí mật Thiền Tông".
Đức Phật dạy phần này có đến 4 trường hợp:
Trường hợp thứ 1: Người được truyền "Bí mật Thiền Tông". Đồng nghĩa, vị này được dẫn đưa vào trong nhà Thiền Tông. Khi được vào nhà Thiền Tông rồi, thì nhiệm vụ tiếp của người này có 3 phần:
A- Minh tâm: Tức tự mình phải tự mở mắt Đạo của mình, chứ vị đưa vào không mở mắt Đạo cho mình được; kể cả Đức Phật cũng không làm được việc này.
B- Kiến Tánh: Khi mình tự minh tâm rồi, thì Tánh Phật của mình, mình thấy rất rõ.
Xin lưu ý chỗ này: Kiến Tánh là thấy được Tánh Phật Thanh Tịnh của chính mình và hình bóng của chư Phật.
C- Như Lai: Khi người tu Thanh Tịnh thiền, mà vào được "Trung tâm vận hành luân hồi rồi". Từ chỗ Trung tâm vận hành luân hồi này, mới nhìn thấy 6 nẻo luân hồi và 2 cửa "Hải Triều Âm", là cửa hút Tánh Phật từ trong Bể Tánh vào làm người. Cửa "Hải Triều Dương", là cửa chuyên đẩy Tánh Phật trở về Bể Tánh Thanh Tịnh, để làm 1 vị Phật.
Trường hợp thứ 2: Vì ham muốn được truyền "Bí mật Thiền Tông", để đi khoe với thiên hạ, nên cố gắng thực hiện đúng các điều qui định. Do vậy, người có nhiệm vụ truyền "Bí mật Thiền Tông", vị này bắt buộc họ phải truyền, nên việc thối lui là tự nhiên.
Trường hợp thứ 3: Người này, trước họ đã tạo ra Phước đức nhiều quá. Nên khi họ vừa được truyền "Bí mật Thiền Tông", thì nghiệp Phước đức của họ không đồng ý cho người này đi vào con đường Giải Thoát. Nên họ bị nghiệp Phước lôi kéo họ trở lại đi vào con đường hưởng Phước.
Trường hợp thứ 4: Trước đây, họ tu theo pháp môn Tịnh Độ hay Mật chú hoặc Tiểu thừa, Trung thừa hay Đại thừa. Họ tu đã thành tựu các pháp môn này. Hôm nay, họ biết các pháp môn nói trên còn nằm trong Nhân – Quả Luân hồi, nên họ chuyển sang tu pháp môn Giải Thoát. Khi họ được truyền "Bí mật Thiền Tông", thì nghiệp thành tựu của các pháp môn nói trên, tự động kéo họ trở lại.
Vì vậy, Đức Phật có dạy:
– Vào đời Mạt Thượng pháp trở đi, người được truyền "Bí mật Thiền Tông", chỉ đậu lại được từ 2 đến 5% thôi.
Ông Trương Thế An, nghe Trưởng ban trả lời hết những câu hỏi của mình, ông hết sức vui mừng và cám ơn.

42- Bà Lương Thị Ánh, Vũng Tàu hỏi
Bà Lương Thị Ánh, sanh năm 1949, tại Long Khánh, Đồng Nai, cư ngụ tại Rạch Dừa, Vũng Tàu, hỏi:
– Đức Phật có dạy: Pháp môn Thiền Tông rất khó tu, vậy, xin Trưởng ban giải thích khó là khó như thế nào?
Trưởng ban trả lời:
– Pháp môn Thiền Tông này, chúng tôi xin lấy toàn lời giải của Thiền sư ni Đức Thảo, mà chúng tôi đã trả lời cho ông Đặng Văn Sơn, sanh năm 1933, tại Kiến An, Hải Phòng, cư ngụ tại đường Bạch Đằng quận Bình Thanh, tự nhiên bà sẽ hiểu:
– Tu theo Đạo Phật hiện nay có đến 19 dạng người:
Một: Tu Giác Ngộ và Giải Thoát có 1 dạng người:
– Một ngàn người tu, mới có 1 người tu theo pháp môn này, trong 10 ngàn người, chỉ có 1 người thành công thôi!
Hai: Ngồi dụng công tu được chứng và đắc, có 5 dạng người:
– Tu Tịnh Độ, mong đến nước Cực Lạc sinh sống.
– Tu Mật Chú, mong có Thần thông.
– Tu Tiểu thừa (Nguyên thủy), mong hưởng an vui kỳ diệu.
– Tu Trung thừa, để lý luận cho thật hay.
– Tu Đại thừa, để biết công dụng của vật chất.
Ba: Nương cửa Phật có 13 dạng người:
– Gõ mõ tụng kinh để cầu xin Phật và Bồ Tát ban Phước lành.
– Tìm niềm vui.
– Muốn làm con Phật hay phụng sự cho Phật.
– Khẩn, cầu, lạy Phật xin ban: Phúc, lộc, thọ và bình an.
– Nương cửa Phật để có cuộc sống an nhàn.
– Làm thầy cúng kiếng.
– Làm thầy nói chuyện Phước họa của người khác.
– Làm thầy xem ngày giờ tốt, xấu.
– Làm thầy cho bùa phép người khác làm ăn.
– Đặc biệt, không biết kinh nói gì, cũng vì danh và tiền, đứng ra nói lếu láo để thiên hạ cho tiền.
– Đặc biệt hơn, không biết Giác Ngộ Giải Thoát là gì, cũng vì danh và tiền, đứng ra tổ chức dạy, để thu tiền người đụng đâu tin đó.
– Càng đặc biệt hơn, không biết chức năng của Thiền sư là gì, cũng vì danh, mà xưng mình là Thiền sư.
– Nhiệm vụ Tổ sư thiền là gì, mà đời Mạt Thượng pháp này, có người dám xưng mình là Tổ sư thiền.
Trên đây là tổng cộng có 19 dạng người tu theo Đạo Phật hiện nay:
Theo quy luật Nhân – Quả Luân hồi của Vật lý Âm Dương nơi Thế Giới này. Bất cứ ai, chỉ cần hành động thật nhẹ, hay ham muốn thật nhỏ 1 điều gì, là đã tạo nghiệp rồi. Đã có nghiệp, thì phải bị nghiệp lôi kéo đến nơi mình ham muốn, để hưởng thụ hay trả quả. Quy luật Nhân – Quả nơi Thế Giới này, dù làm Chúa Cõi Trời hay làm Vua cõi Người, không ai tài nào thoát ra ngoài được. Vì vậy, người sống nơi Thế Giới này sản sanh ra 3 loại người:
Một: Người khờ khạo mà có lòng tưởng và tham, nên nghe ai nói gì đúng lòng tưởng và tham của mình, không chịu tìm hiểu kỹ mà lại tin đại, rồi tự nguyện làm con hay tôi tớ cho họ, họ bảo gì cũng phải làm.
Hai: Vì vậy, người có đầu óc khôn ngoan, họ biết cái tưởng và ham muốn của người khờ khạo này, nên họ bịa ra những chuyện không thật, nhưng đúng với cái tưởng và ham muốn của những người khờ khạo này, lấy tiền của những người này một cách rất dễ dàng.
Ba: Người kỹ lưỡng, tìm hiểu rõ ràng quy luật nơi Thế Giới Vật lý này, họ tìm hiểu rất kỹ, nên họ biết rõ ràng 6 nơi như sau:
– Tu sao Giải Thoát.
– Tu sao luân hồi.
– Dương Phước: Hưởng Phước ở đâu.
– Âm Phước: Hưởng ở đâu phải tường.
– Công đức là phải rõ đường.
– Phước đức, hưởng Phước ở đường nào đây.
Vị nào tu theo Đạo Phật không biết Giải Thoát là gì, cũng vì danh và tiền, mà nói mình biết, mục đích là dụ người khờ khạo đến nghe để lấy tiền của họ, thì bị quả báo vào đường ác đức như sau:
Ác đức họ bịa như vầy:
Không biết Giải Thoát lạy Thầy dạy cho
Thầy rằng: phải có tiền to
Thầy dạy Thiền học không lo luân hồi.

Kiến Tánh là nhận định thôi
Phải dẹp vọng tưởng để đời an vui
Ngày đêm nhìn vách vậy thôi
Nếu có vọng tưởng, liền thời nạt y.

Bộ mầy muốn kéo tao đi
Vào nơi Trần thế để đi luân hồi
Muốn Giải Thoát phải tu ngồi
Nếu không thiền định, cả đời trầm luân!
Còn ai thật sự muốn Giải Thoát, phải học 4 câu kệ dưới đây của Đức Phật dạy:
Lời dạy của Đức Thích Ca
Dạy cho nhân loại rõ ra đường Trần
Thiền Tông phải hiểu bảy phần
Để không bị lầm Nhân – Quả Thế gian.
Người khôn ngoan tu theo Đạo Phật phải rõ 2 đường:
1- Tu theo Đạo Phật, khi hết đời, biết mình sẽ đi về đâu và làm gì.
2- Không bị ai lừa mình.43- Ông Lê Anh Trung, TP. HCM hỏi
Ông Lê Anh Trung, sanh năm 1947, tại Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, cư ngụ tại quận 5, TP. Hồ Chí Minh, hỏi:
– Kính thưa Trưởng ban, người sống ở các Cõi Trời và các cõi khác có bị Nhân – Quả không?
Trưởng ban trả lời:
– Người sống ở các Cõi Trời và các cõi khác không tạo ra Nhân – Quả, mà chỉ để hưởng Nhân – Quả tốt hoặc trả Nhân – Quả xấu thôi, xin ví dụ:
1- Người sống nơi Thế Giới này, muốn đến sống cõi Thanh Tịnh để hưởng Phước, thì ở Thế Giới loài Người phải tạo ra nghiệp Phước Dương. Khi hết duyên sống nơi Thế Giới này, thì được vãng sanh đến các Cõi Trời Vô sắc, để hưởng Phước do mình ham muốn và tạo ra. Khi hưởng hết Phước, phải trở lại Thế Giới loài Người sống tiếp, để tạo nghiệp khác.
2- Người sống nơi Thế Giới này, muốn đến sống cõi vui tươi có nhiều màu sắc, thì ở Thế Giới loài Người phải tạo ra nghiệp Phước Dương. Khi hết duyên sống nơi Thế Giới này, được vãng sanh đến các cối trời Hữu sắc, để hưởng Phước do mình tạo ra. Khi hưởng hết Phước, phải trở lại Thế Giới loài Người sống tiếp, để tạo nghiệp khác.
3- Người sống nơi Thế Giới này, muốn đến sống nơi có cảnh đẹp mà Thanh Tịnh, thì ở Thế Giới loài Người phải tạo ra nghiệp Phước Dương. Khi hết duyên sống nơi Thế Giới loài Người, được vãng sanh đến nước Tịnh Độ để hưởng thụ. Khi hưởng hết Phước, phải trở lại loài Người sống tiếp, để tạo nghiệp khác.
4- Người sống nơi Thế Giới này, muốn đến sống nơi có cảnh đẹp mà vui chơi có cảm giác mạnh. Khi hết duyên sống nơi Thế Giới loài Người, được vãng sanh đến Cõi Trời Dục Giới hưởng thụ. Khi hết Phước, phải trở lại loài Người sống tiếp, để tạo nghiệp khác.
5- Người sống nơi Thế Giới này, muốn ngồi không mà có thức ăn, thì ở Thế Giới loài Người phải tạo ra 2 loại Phước Âm và Dương. Khi hết duyên sống nơi Thế Giới loài Người, được vãng sanh vào các loài Thần, để ăn của dâng cúng của loài Người. Khi hết Phước, phải trở lại loài Người sống tiếp, để tạo nghiệp khác.
Trên đây là 5 căn bản của những người thích hưởng Phước Dương.
Còn dưới đây là 3 căn bản của những người phải trả quả xấu, gốm:
1- Người sống nơi Thế Giới này, giết hại súc sanh loài nào. Khi hết duyên sống nơi Thế Giới loài Người, thì bị nghiệp sát hại hút vào loài đó để trả quả. Khi trả xong nghiệp, mới được trở lại làm người để tạo nghiệp khác.
2- Người sống nơi Thế Giới này, ham ăn giành giựt của người khác. Khi hết duyên sống nơi Thế Giới loài Người, thì bị nghiệp giành giựt hút vào cõi Cô Hồn sinh sống. Khi trả xong nghiệp, mới được trở lại làm người để tạo nghiệp khác.
3- Người sống nơi Thế Giới này, phạm trọng tội. Khi hết duyên sống nơi Thế Giới này, bị nghiệp hút vào các tầng Địa Ngục sinh sống. Khi trả xong nghiệp, mới được trở lại làm người để tạo nghiệp khác.
Trưởng ban nóỉ rõ:
– Chỉ có tại loài Người mới tạo nghiệp thôi, các Cõi Trời là hưởng Phước chứ không tạo ra nghiệp, còn các cõi thấp là trả quả xấu do khi làm người tự mình tạo ra. Bởi vậy, Đức Phật có dạy:Nhân – Quả ở tại con người
Tạo ra Dương Phước vào Trời hưởng vui
Phàm Ngã là vì cái Tôi
Tạo ra Ác đức vào đời khổ đau.

Thế Giới là chốn Trần lao
Cứ sanh, rồi tử, ngày nào thoát ra
Ta là Đức Phật Thích Ca
Dạy cho nhân loại thoát ra luân hồi.

Ta dạy các Ngươi nên "Thôi"
"Thôi" dùng cái Ngã luân hồi bỏ ngay
Như Lai nói rõ Trần ai
Là nơi luân chuyển không ngày nào xong.

Các Ngươi muốn thoát ra vòng
Cái vòng luân chuyển ở trong Thế trần.
Chỉ cần hiểu rõ hai phần
Ham mê vật chất đường Trần phải đi.

Muốn thoát Trần thế vậy thì
Phải tu Thanh Tịnh, thoát thì tử sanh
Thiền Thanh phải hiểu cho rành
Là thiền "Nhất tự", tử sanh không còn.

44- Ông Trương Chánh Trung, TP. HCM hỏi
Ông Trương Chánh Trung, sanh năm 1954, tại Củ Chi, cư ngụ tại huyện Hóc Môn, TP. HCM, hỏi:
– Thưa Trưởng ban, năm rồi tôi được truyền "Bí mật Thiền Tông" mang số 44. Trưởng ban có dặn, pháp môn này khó có người tu theo được. Để tìm Công đức, tôi chỉ được phép nói với những ai muốn Giải Thoát, còn người nào dính với các pháp môn vật lý, thì không được nói cho họ nghe. Trước đây, tôi ở trong nhóm bạn tu pháp môn Tịnh Độ. Vì những người bạn này quá thân thiết, nên tôi có rủ những người bạn của tôi tu theo pháp môn Thiền Tông. Tôi chỉ vừa mới rủ thôi, mà người nào thấy tôi, họ đều xa lánh, sao có chuyện lạ như vậy, xin Trưởng ban giải thích, cám ơn?
Trưởng ban trả lời:
Phần này, tôi không trả lời cho ông, mà tôi lấy câu hỏi của ông ưu bà tác Lễ Trường Khánh hỏi đức Phật:
– Kính bạch Đức Thế Tôn: Pháp môn Thanh Tịnh thiền quá cao quý như vậy, tại sao không ai chịu tu, kính xin Đức Thế Tôn dạy con?
Đức Phật dạy:
– Này ông Lê Trường Khánh: Con người có mặt nơi Thế Giới này có 1 dạng người ham muốn và 6 dạng người chê:
– Dạng người ham muốn: Đời này là đời sau chót, họ đến là để học pháp môn Thanh Tịnh thiền để Giác Ngộ và Giải Thoát. Vì vậy, người nào nghe đến 2 chữ Giải Thoát, là họ tự động đi kiếm, để quyết chí tu Giải Thoát mới thôi.
– Dạng người khinh chê có ba:
1- Đời này, đến để trả nợ mà các đời trước họ đã lường gạt người khác về chuyện gì đó, nên vừa nghe pháp môn Giải Thoát là họ sợ.
2- Họ còn thích đi chu du trong Tam giới, để hưởng thụ, nên vừa nghe pháp môn Giải Thoát là họ sợ.
3- Họ muốn làm tôi tớ cho người khác, nên vừa nghe pháp môn Giải Thoát ỉà họ sợ.
Vì các nguyên do nói trên, nên Như Lai dạy ông và các người đời sau: Pháp môn Thanh Tịnh thiền này phải lựa người nào ham muốn mới nói cho họ biết, còn người nào không thích thì thôi, nếu người không thích, mà ông nhiệt tình nói với họ, thì cái họa đến với ông vậy!
Đức Phật dạy thêm:
– Người nào đem pháp môn này nói chỗ đông người, thì người này có ý kiếm danh và lợi, chớ không phải muốn giúp người khác Giải Thoát.
Nghe Trưởng ban thuật lại câu của Đức Phật trả lời cho ông Ưu Bà Tắc Lễ Trường Khánh. Ông Trương Chánh Trung mới hiểu thật rõ về pháp môn Thanh Tịnh thiền này, nên nói với Trưởng ban:
– Tôi xin cám ơn Trưởng ban. Từ nay, tôi muốn tạo Công đức, thì tôi phải tìm hiểu thật rõ những người mà tôi muốn giúp họ.

45- Thầy Thích Khánh Trương, hỏi Trưởng Ban Quản trị Chùa
Thầy Thích Khánh Trương, sanh năm 1951, tại Hà Nội, cư ngụ tại quận 4, TP. HCM, có hỏi Trưởng Ban Quản trị Chùa:
– Tôi tu, cất được 3 ngôi Chùa. Vậy, Công đức tôi nhiều hay ít?
Trưởng Ban Quản trị Chùa trả lời:
– Đức Phật có dạy: Người tu theo Đạo Phật chia ra 2 phần như sau:
Cất Chùa có thành tựu 3 phần:
1- Cất Chùa, làm nơi dạy người khác Giác Ngộ và Giải Thoát, thì có Công đức ít hay nhiều hoặc vô lượng.
2- Cất Chùa, làm nơi dạy người khác an vui, hết khổ, thì có Phước đức nhiều hay ít.
3- Cất Chùa, để gieo mê tín dị đoan, thì bị quả báo là ác đức, ít hoặc nhiều.
Người tu Đạo Phật, theo quy luật Nhân – Quả Luân hồi nơi Thế Giới này, cũng có 3 phần:
A- Làm thầy, dạy người khác Giác Ngộ và Giải Thoát là có Công đức.
B- Làm thầy, giúp người khác an vui trong Đạo là có Phước đức.
C- Làm thầy, truyền mê tín dị đoan, tự mình tạo ra ác đức.
Thầy Thích Khánh Trương nghe Trưởng ban trả lời câu hỏi của mình, không biết thầy hiểu như thế nào, tự đứng lên ra ngoài Chùa, lên xe về, mà không một lời cám ơn hay từ giã.

46- Kỹ Sư Trần Trung Kiên, TP. HCM hỏi
Kỹ sư Trần Trung Kiên, sanh năm 1972, tại Sài Gòn, cư ngụ tại đường Nguyễn Trãi, quận 5, TP.HCM, hỏi:
– Kính thưa Trưởng ban, pháp môn Thiền Tông, ở Việt Nam có Đức vua Trần Nhân Tông tu. Pháp môn Thiền Tông này cao quý nên Việt Nam có 1 vị vua tu thành Chánh quả. Cớ sao, tôi đi khắp trong nước không nơi nào dạy, mà chỉ có ở đây?
Trưởng ban trả lời:
– Pháp môn Thiền Tông này nghe thì rất dễ, xét về thực tế thì cực kỳ khó! Vì sao vậy? Vì con người sống bằng vật chất và danh, nên pháp môn này không thích hợp cho đại chúng, mà chỉ thích hợp cho những người thật sự muốn Giải Thoát, nhưng người này phải thật gan thì mới tu được. Nếu ai muốn tu theo pháp môn Thiền Tông này, phải gan như Đức vua Trần Nhân Tông, thì mới thành công.
Trưởng ban nói tiếp:
– Hiện nay, cũng có nhiều nơi dạy pháp môn Thiền Tông này, kỹ sư hãy tìm đến những nơi như sau:
Nơi nào có đề bảng hiệu Chùa Thiền Tông, là nơi đó có dạy. Chúng tôi cũng xin lưu ý kỹ sư 5 phần:
Thiền Viện hay tu viện, không dạy pháp môn này.
Nơi nào tập trung đông người là không phải.
Có cấp giấy Chứng nhận Giác Ngộ "Yếu chỉ Thiền Tông".
Có cấp bằng Chứng nhận đạt được "Bí mật Thiền Tông" và có truyền thiền.
Có phong Thiền Tông sư hay Thiền Tông gia.
Nơi nào có 5 phần nói trên là đúng, nơi đó mới giúp cho người khác Giác Ngộ và Giải Thoát được. Còn nơi nào tập trung đông người, là nơi đó không phải tu Thiền Tông.
Kỹ sư Trần Trung Kiên, nghe Trưởng ban giải thích, nên rõ thông và cám ơn.

47- Bà Lý Thị Sang, hỏi trưởng ban
Bà Lý Thị Sang, sanh năm 1940, tại Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, cư ngụ tại TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, hỏi Trưởng ban:
– Mục đích sau cùng của Đạo Phật là giúp người tu Giải Thoát, nhưng sao tôi đến nhiều Chùa, thấy mỗi Chùa tu một cách, xin Trưởng ban giải thích lý do, xin cám ơn?
Trưởng ban trả lời:
Thưa bà Lý Thị Sang, mục đích của Đạo Phật là như vậy, nhưng vì ai cũng sống bằng tiền và danh, nên Đạo Phật bị biến tướng, nên sanh ra 3 phần căn bản dưới đây:
– Cất Chùa để dạy Giác Ngộ và Giải Thoát, rất ít người thực hiện.
– Cất Chùa để kiếm danh và lợi, thì có nhiều người làm.
– Cất Chùa để gieo rắc mê tín dị đoan, thì rất nhiều người làm hơn nữa.
Bà Lý Thị Sang, nghe Trưởng ban trả lời câu hỏi của mình, bà hết sức cám ơn.

48- Ông La Ngọc Lâm, TP. HCM có hỏi soạn giả Nguyễn Nhân 6 câu
Ông La Ngọc Lâm, sanh năm 1955, tại Chợ Lớn, cư ngụ nhà số 551/34E, đường Phạm Văn Chí, phường 7, quận 6, Tp. Hồ Chí Minh có hỏi soạn giả Nguyễn Nhân 6 câu:
Câu 1 : Phải tu tập như thế nào để được vào "Trung tâm vận hành luân hồi"?
Câu 2: Khi vào được Trung tâm vận hành luân hồi rồi, bước kế tiếp phải làm sao rời Thế Giới vật lý Âm Dương này để trở về "Bể Tánh Thanh Tịnh"?
Câu 3: Cửa "Hải Triều Âm" và cửa "Hải Triều Dương" công dụng và khác nhau chỗ nào?
Câu 4: Trong quyển "Đức Phật dạy tu Thiền Tông" có đoạn viết:
– Hướng dẫn cái suy nghĩ của Tánh người vào chỗ Thanh Tịnh, thật sự tôi chưa biết phải hướng dẫn như thế nào?
– Để mặc tình cho nó suy nghĩ, nó suy nghĩ trong Thanh Tịnh càng nhiều càng tốt. Tại sao suy nghĩ càng nhiều càng tốt. Tôi chưa hiểu chỗ sâu xa này, xin soạn giả giải rõ?
Câu 5: Trong sách lại viết tiếp:
– Suy nghĩ trong Thanh Tịnh, là cái suy nghĩ của người Giác Ngộ, suy nghĩ thật nhiều là cái suy nghĩ của người Đại Giác Ngộ. Thật tình cái hiểu biết của tôi đang bị đảo lộn!
Xin soạn giả hãy vì tôi và những người hiện tại, cũng như những người hậu lai biết. Xin soạn giả giải đáp và hướng dẫn rõ ràng, xin cám ơn?
Câu 6: Bài kệ 80 câu trong Bể Tánh Thanh Tịnh, Đức Phật dạy có đoạn:Tiếng đi khắp chốn khắp nơi
Nhưng trong Pháp Tánh không đời mất đi
Đừng tưởng tiếng nói ban đầu
Chỗ này không có mất đâu bao giờ
Thưa soạn giả, có phải mình phát ra tiếng nói, thì tiếng nói đó không bao giờ mất đi, mà lưu giữ mãi trong Vũ trụ này không? Cũng như ký ức của người phát ra không?
Soạn giả Nguyễn Nhân trả lời:
Câu 1: Người tu tập theo pháp môn Thanh Tịnh thiền Nhà Phật, muốn vào được "Trung tâm vận hành luân hồi" phải biết và làm 2 phần như sau:
Phần 1:
Thanh Tịnh: Phải tập làm sao cho tâm vật lý của mình tự nhiên Thanh Tịnh, nhớ không dụng công. Khi tâm tự nhiên Thanh Tịnh được rồi, là có kết quả phần một.
Khi thành công phần một này rồi, đồng nghĩa, tâm mình không nhô ra những vọng tưởng, nên dòng quét của Điện từ Âm – Dương không có gì để nó quét và kéo đi, tức tâm mình được ở yên.
Phần 2: Muốn vào "Trung tâm vận hành luân hồi" thì phải làm 2 phần:
Một là tạo ra Công đức:
Tạo ra Công đức bằng cách nào?
– Bằng cách là giúp cho người khác biết Công thức Giải Thoát.
Công đức để làm gì?
– Công đức ở Thế Giới này có 2 phần công dụng:
Một là, để lưu vào trong vỏ bọc Tánh Phật làm sức Dương.
Hai là, nhờ sức Dương này, mà cái vỏ bọc Âm của Tánh người không chịu nổi, nên để cho Tánh Phật tự tại. Khi Tánh Phật được tự tại ra vào vỏ bọc Tánh người rồi, thì vỏ bọc Tánh người này là do Tánh Phật làm chủ. Nhờ vậy, mà Tánh Phật mới được tự do di chuyển đến Trung tâm vận hành luân hồi.
Câu 3:
– Cửa Hải Triều Âm có 2 công dụng:
Một là, chuyên hút vỏ bọc Tánh Phật từ Bể Tánh Thanh Tịnh vào Thế Giới loài người để "trui luyện" trong lục Đạo luân hồi, sau cùng để trở thành là 1 vị Phật.
– Hai là, hút Trung Ấm Thân từ các loài trở lại Thế Giới loài người để tạo nghiệp đi luân chuyển đi trong lục Đạo luân hồi.
Câu 4 và 5 cùng một ý:
Về suy nghĩ của Tánh Phật và Tánh người như sau:
– Suy nghĩ của Tánh Phật: Suy nghĩ trong Thanh Tịnh, tức không bị dòng quét của Điện từ Âm – Dương kéo đi luân hồi. Do vậy, Tánh Phật suy nghĩ càng nhiều, thì càng làm lợi ích cho người khác.
– Suy nghĩ của Tánh người: Suy nghĩ trong ham muốn và làm theo cái ham muốn của con người. Vì vậy, cái suy nghĩ của Tánh người là cái suy nghĩ trong luân hồi.
Câu 6:
Bài kệ 80 câu của Đức Phật dạy các Tánh của Phật Tánh, trong đó có "Tánh hay Nghe". Tánh hay Nghe này, nó là 1 trong 4 thứ của Tánh Phật. Khi Tánh hay Nghe này phát ra tiếng, tùy theo tiếng lớn hay nhỏ, và tùy theo không gian xung quanh, tiếng đi xa hay gần. Khi hết lực đẩy tiếng đi thì tiếng ấy trở lại nơi xuất phát. Vì vậy, Đức Phật đưa hình tướng của nước để ví dụ tiếng nói này bằng câu:Như nước ở biển phúng lên
Lên cao đến đỉnh lại rơi về nguồn.
Căn cứ vào lời của Đức Phật dạy, khi tiếng của con người nói ra, tùy theo lực nói và hoàn cảnh không gian chung quanh, mà tiếng nói vang đi xa hay gần. Khi hết lực vang của nó, thì tiếng nói phải trở lại "Tánh Pháp" của Phật Tánh đang ẩn trong vỏ bọc của Tánh người. Còn người nào nói vang đi mãi, thì vị này tưởng tượng ra để nói, không phải là sự thật.49- Anh Triệu Quang Trực, TP. HCM hỏi
Anh Triệu Quang Trực, sanh năm 1978, tại TP. HCM, cư ngụ tại quận 4, TP. HCM, hỏi:
Theo tôi được biết, Đức Phật dạy tu nơi Thế Giới này có 3 phần được :
– Tu Thanh Tịnh thiền là để Giác Ngộ và Giải Thoát.
– Tu 5 pháp môn sử dụng thân tâm vật lý để tu là có thành tựu trong vật lý. Không Giải Thoát được.
– Tu mà gieo mê tín dị đoan, là bị quả báo, đi vào các đường khổ.
Vậy, xin Trưởng ban giải thích rõ các pháp môn tu của Đức Phật dạy, xin cám ơn?
Trưởng ban trả lời:
Đức Phật dạy nơi Thế Giới này có 2 căn bản tu:
– Tu Giác Ngộ và Giải Thoát.
– Tu để có thành tựu trong vật lý, nên phải còn đi trong 6 nẻo luân hồi.
– Anh hỏi, tu mê tín dị đoan, Đức Phật không dạy, mà quý thầy lấy của các Đạo Thần quyền đem vào Chùa, cũng như quý thầy tưởng tượng ra để câu những người mê tín đến cúng tiền. Phần này, trước khi nhập Niết Bàn, Đức Phật có dạy các môn đồ của Ngài:
Các môn đồ muốn tu Thanh Tịnh thiền thì phải thực hiện 2 phần:
– Lúc nào cũng muốn Giải Thoát.
– Không thích danh lợi và địa vị nơi Thế Giới này.
Nếu môn đồ nào hằng mong muốn như vậy, thì có 1 vị Phật trong Bể Tánh Thanh Tịnh phân thân đến trợ giúp.
Bằng cách nào?
Bằng cách là hướng dẫn các ông bà bám theo dòng Thanh Tịnh thiền này, đến khi nào ông bà trở về Bể Tánh Thanh Tịnh mới thôi.
Đức Phật vừa nói đến đây, trong pháp hội của Ngài, có ông Ưu bà tắc tên là Thường Phước Sanh, từ chỗ ngồi đứng dậy, ra trước Đức Phật, chắp tay, trình thưa hỏi như sau:
– Kính bạch Đức Thế Tôn: Kính xin Đức Thế Tôn dạy rõ chúng con chi tiết dòng chảy của Nguồn thiền Thanh Tịnh này, để chúng con đi theo và tu?
Đức Phật dạy:
– Này ông Ưu bà tắc Thường Phước Sanh, Như Lai chỉ dạy ông đại cương về dòng của pháp môn thiền Thanh Tịnh này, chớ không thể nào dạy rõ cho ông được.
Vì sao vậy?
– Vì nếu Như Lai nói rõ ra, thì Như Lai không còn là 1 vị Phật nữa, mà trở thành là ông Nhà Tiên tri. Nếu là Nhà Tiên tri, thì phải đi theo dòng Nhân – Quả Luân hồi.
Như Lai nói cho các ông rõ:
– Nếu là Nhà Tiên tri bình thường, thì Nhân – Quả Luân hồi giống như là những người khác.
– Còn 1 vị sắp vào Phật giới để thành Phật, mà nói quá khứ vị lai cho người khác, thì Nhân – Quả bị tăng lên 10 vạn lần.
Vì vậy, một vị sắp vào Niết Bàn, thì tâm lúc nào cũng luôn Thanh Tịnh. Nếu có giúp, thì chỉ nói đại cương thôi, không được phép nói trắng ra.
Ông Thường Phước Sanh thưa hỏi Đức Phật:
– Kính bạch Đức Thế Tôn: Khi Như Lai nhập Niết Bàn, chừng nào vị Phật kế tiếp đến Thế Giới này, kính xin Đức Thế Tôn dạy con?
Đức Phật dạy:
– Này ông Ưu bà tắc Thường Phước Sanh, khi Như Lai diệt độ, khi nào trái đất này bị loài Người tiêu diệt sự sống gần hết. Khi trái đất này dần dần bình phục hoàn toàn trở lại, thì vị Phật kế tiếp mới ra đời.
Ông Ưu bà tắc Thường Phước Sanh lại thưa hỏi tiếp:
– Lý do gì, trong chúng con có mặt tại đây, không ai nhận được Tánh Phật của chính chúng con, kính xin Đức Thế Tôn dạy con?
Đức Phật dạy:
– Người muốn nhận ra Tánh Phật của chính mình không phải dễ.
Vì sao vậy?
– Vì mỗi con người ai cũng mang nghiệp riêng của mình. Tất cả nghiệp đều là nghiệp Dương hay nghiệp Âm, còn Tánh Phật, không có nghiệp. Vì vậy, người nào muốn thây được Tánh Phật Thanh Tịnh của chính mình, thì người đó phải có 1 trong 2 phần như sau:
– Hằng mong ước mình sẽ được Giải Thoát. Nếu kiên trì mong ước như vậy, thì 1 vị Phật trong Bể Tánh Thanh Tịnh sẽ ứng thân đến giúp, nhưng chỉ trợ giúp 1 lần mà thôi, tức mình được thấy trong vài giây, vài phút, vài giờ hay vài ngày mà thôi.
– Còn muốn thấy khi mình muốn, thì người đó phải có Công đức lớn hơn nghiệp lực của Thế Giới vật lý này đang giam mình.
Ông Ưu bà tắc Thường Phước Sanh, hết sức vui mừng cám ơn Đức Phật rồi lui ra.50- Cô Nguyễn Thị Xuân Trường,TP. HCM, hỏi soạn giả Nguyễn Nhân
Cô Nguyễn Thị Xuân Trang, sanh năm 1974, cư ngụ nhà số 138/5D, Tam Đông, xã Thối Tam Thông, huyện Hóc Môn, TP.HCM, hỏi soạn giả Nguyễn Nhân:
– Thưa chú, thường, người tu theo Đạo Phật là phải làm lễ quy y, vậy tu theo Thiền Tông có làm lễ quy y không?
Soạn giả Nguyễn Nhân trả lời:
– Người tu theo Đạo Phật, mà tu các pháp môn có thành tựu trong vật lý, là phải quy y, còn tu theo pháp môn Thiền Tông của Đức Phật dạy, thì không có buổi lễ này. Nếu vị nào tu theo pháp môn Thiền Tông mà đạt 3 tầng bậc như sau thì được cấp giấy hay bằng chứng nhận:
– Hiểu rõ ràng pháp môn Thiền Tông, thì được cấp giấy chứng nhận Giác Ngộ "Yếu chỉ Thiền Tông". Không làm lễ, nhưng được danh hiệu là "Phật tử Thiền Tông" và gọi tên thật của người đó. Ví dụ cô đã đạt được thì được gọi là "Phật tử Thiền Tông Nguyễn Thị Xuân Trang".
– Giải thích được tất cả những lời dạỵ của Đức Phật, dù ẩn ý hay không, mà có kệ hay thơ xuất phát từ trong Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh của chính mình, thì được cấp bằng chứng nhận đạt được "Bí mật Thiền Tông". Được truyền "Bí mật Thiền Tông" bằng 1 buổi lễ trang nghiêm tại 1 trong 2 nơi như sau:
– Tại chánh điện Chùa Thiền Tông.
– Hoặc tại Thiền Tông thất.
Và được gọi là "Phật gia Thiền Tông" kèm theo tên thật của người đó. Nếu như cô đã đạt được thì được gọi danh hiệu như sau: "Phật gia Thiền Tông Nguyễn Thị Xuân Trang".
Trong Thiền sử Thiền Tông của Phật giáo, còn lưu lại danh từ "Phật gia" cho đến ngày hôm nay là "Phật gia Thiền Tông Võ Tắc Thiên".
Câu chuyện ấy như sau:
Khi vua Võ Tắc Thiên đọc 9 chữ uống "Trà Đạo", do Đức Lục Tổ Huệ Năng đọc cho ông Tiết Gian là Bộ Trưởng Văn hóa ghi lại, đem về triều đình trình lên cho vua Võ Tắc Thiên; vua Võ Tắc Thiên đọc 9 chữ này, Nhà vua đạt được "Bí mật Thiền Tông".
Sau 2 tháng, Nhà vua được Đức Lục Tổ Huệ Năng truyền "Bí mật Thiền Tông" cho Nhà vua và gọi Nhà vua là ' Phật gia Thiền Tông Võ Tắc Thiên".
Cũng từ khi Nhà vua Võ Tắc Thiên được truyền Bí mật Thiên tông, Đức Lục Tổ gọi Nhà vua là "Phật gia Thiền Tông" và tặng Nhà vua câu kệ:Thiền Tông đã chảy theo dòng
Đức vua nhận được Thiền Tông Phật Đà
Khi xưa lời dạy Thích Ca
Không tu mà được, "Phật gia" gọi người.

Hôm nay, Ta tặng cho Người
Danh hiệu ngộ Đạo, đạt thời Thiền Tông
Phật gia nên giữ trong lòng
Đến khi rời thế, thong dong về Nguồn.
Tám câu kệ của Đức Lục Tổ Huệ Năng tặng cho vua Võ Tắc Thiên có hàm ý 2 phần:
1/- Đức Lục Tổ chánh thức gọi vua Võ Tắc Thiên là "Phật gia"
2/- Huyền ký cho "Phật gia Thiền Tông Võ Tắc Thiên", khi Phật gia hết duyên sống nơi Thế Giới này, Phật gia được tự tại và an nhiên rời Thế Giới vật lý Âm Dương này trở về Phật giới.
Thật may mắn thay! Danh hiệu Phật gia Thiền Tông gọi tên người Cư sĩ đạt được "Bí mật Thiền Tông" còn lưu danh cho hậu thế.
– Vị nào giúp cho từ 30 người trở lên Giác Ngộ "Yêu chỉ Thiền Tông", và từ 15 người trở lên đạt được "Bí mật Thiền Tông", thì vị này được cấp 2 Bằng Công nhận:
Bằng phong "Thiền Tông sư", gọi tắt là "Thiền sư", nếu là tu sỹ. Bằng phong "Thiền Tông gia", gọi tắt là "Thiền gia", nếu là cư sỹ.
Bằng Công nhận đủ tư cách truyền "Bí mật Thiền Tông" cho người khác.
Hai phần trên, đều được làm lễ trước Tôn tượng Thiền Tông của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại Chùa Thiền Tông hoặc tại Thiền Tông thất.51- Cô Trần Thị Hồng, hỏi ý nghĩa Tổ Bồ Đề Đạt Ma quẩy 1 chiếc giày là ý nghĩa gì
Cô Trần Thị Hồng, sanh năm 1953, cư ngụ nhà số 475/14A, đường Hai Bà Trưng, quận 3, TP.HCM, hỏi ý nghĩa Tổ Bồ Đề Đạt Ma quảy 1 chiếc giày là ý nghĩ gì?
Trưởng ban trả lời:
– Hình hay tượng của Tổ Bồ Đề Đạt Ma có 3 hình hay tượng khác nhau, mỗi một hình hay tượng đều có riêng một ý.
Muốn tìm hiểu về Tổ Bồ Đề Đạt Ma, thì phải hiểu nguyên cuộc đời của Ngài. Theo lịch sử Thiền Tông Phật giáo, Ngài là 1 vị Thái tử con vua của nước Ấn Độ. Khi Ngài ngộ Thiền Tông, được Tổ Bát Nhã Đa La là vị Tổ Thiền Tông đời thứ 27, truyền "Bí mật Thiền Tông" cho Ngài và công nhận Ngài là Tổ vị đời thứ 28, nối tiếp dòng Thiền Tông.
Trong tập Huyền Ký của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, có nêu đích danh Ngài: Có nhiệm vụ dẫn Nguồn Thiền Tông về Phương Đông. Huyền ký việc này, vị Tổ Thiền Tông đời thứ 27 có trình cho Đức vua Bồ Đề Anh Đa là cha của Tổ Bồ Đề Đạt Ma biết.
Khi Tổ Bồ Đề Đạt Ma được truyền Bí mật rồi, cha Ngài mới đề cử Ngài nhận 2 nhiệm vụ:
1/- Là Sứ giả: Đem toàn bộ kinh sách của Đức Phật dạy 6 pháp môn về phương Đông, để truyền bá cho người Phương Đông.
2/- Có nhiệm vụ truyền Tổ vị Thiền Tông đời thứ 29 cho người Phương Đông.
Để nhiệm vụ của Ngài hoàn thành viên mãn. Do vậy, Đức vua mới trợ giúp cho Ngài như sau:
– Cung cấp cho Ngài chiếc thuyền Rồng.
– Đề cử 12 vị, từng là sứ giả thường xuyên đến nước Trung Hoa đi theo Ngài, có nhiệm vụ là dịch toàn bộ kinh của Đức Phật dạy, từ tiếng Ấn sang tiếng Trung Hoa, để người Trung Hoa hiểu được lời của Đức Phật day.
Đến đây, người nào muốn tìm hiểu Tổ:
– Quảy 1 chiếc giày.
– Quảy 1 cái bị.
– Gánh 2 cái bao.
Thì phải hiểu như sau: Khi Ngài Lư Huệ Năng nhận Tổ vị đời thứ 33. Khi Tổ Huệ Năng được 74 tuổi. Ngài vâng lời Đức Phật ghi trong Huyền Ký là phải công bố toàn tập Huyền Ký này ra, để cho tất cả ai muốn biết tu Giác Ngộ và Giải Thoát biết, thì phải tu theo pháp môn "Như Lai Thanh Tịnh thiền".
Để cho nhiều người biết rõ tu pháp môn Như Lai Thanh Tịnh thiền là tu làm sao. Chỉ có 1 đường là phải công bố pháp môn này ra cho đại chúng biết. Đồng nghĩa, pháp môn Như Lai Thanh Tịnh thiền này không còn là bí mật nữa. Cũng vì lẽ đó, mà từ Tổ thứ 33 này, pháp môn Thiền Tông không còn được truyền nữa, nên chấm dứt truyền Bí mật Thiền Tông từ đây.
Đức Lục Tổ Huệ Năng có dạy các môn đồ của Ngài: Để nhớ công ơn của Tổ Bồ Đề Đạt Ma, đem pháp môn Như Lai Thanh Tịnh thiền từ nước Ấn Độ sang nước Trung Hoa, các đệ tử mỗi người vẽ lại công lao của Tổ bằng 1 hình ảnh nói lên công lao ấy, người nào tham dự vẽ ảnh, phải ghi chú thích rõ ràng về bức ảnh do mình vẽ ra.
Trong buổi lễ trình ảnh này, có tất cả là 12 bức, có 3 bức ảnh được chấm giải đạt là của 3 người:
1/- Ông Pháp Đạt, vẽ bức ảnh Tổ Bồ Đề Đạt Ma gánh 1 cái gánh có 2 cái bao ở 2 đầu gánh. Ông chú thích là Tổ gánh gánh kinh từ nước Ấn Độ sang nước Trung Hoa.
2/- Ông Chí Thường, vẽ bức ảnh Tổ quảy 1 cái bị. Ông chú thích là Tổ quảy cái bị kinh từ nước Ấn Độ sang nước Trung Hoa.
3/- Ông Thần Hội, vẽ bức ảnh Tổ quảy 1 chiếc giày trở về "Quê hương cũ của Tổ" và có chú thích 8 câu như sau:Thiền Tông là " Nhất tự thiền "
Đưa người Thanh Tịnh về miền quê xưa.
Thiền Tông Phật dạy ngày xưa
Chỉ tu Nhất tự, quê xưa hiện liền.

Lòng người bị đảo nên điên!
Ngày đêm cầu lạy, nên điên muôn đời!
Thiền Tông Nhất tự thiền thời
Đưa người Thanh Tịnh về nơi quê nhà.
Ba hình ảnh này được lưu truyền theo dòng Thiền Tông cho đến ngày nay.
Vì vậy, khi cô vào điện Tổ Thiền Tông nào, thấy 1 trong 3 hình hay tượng nói trên, thì cô biết Chùa đó cám ơn Tổ Bồ Đề Đạt Ma ở góc độ nào.52- Ông Lê Văn Nghì, có gay gắt hỏi như sau
Ông Lê Văn Nghì, sanh năm 1954, tại Bến Tre, cư ngụ đường Lạc Long Quân, quận 11, TP.HCM, có gay gắt hỏi như sau:
– Nếu nói trẻ sơ sinh, đứa nào cũng có Phật Tánh. Khi nó lớn lên, tại sao nó không biết mà phải tu hành để nhận ra Phật Tánh của nó. Khi nó lớn lên tu hành nhận ra Phật Tánh của nó, là nó thành Phật.
Vậy Phật Tánh, chừng nào luân hồi làm trẻ sơ sinh lại?
Ông Lê Văn Nghì hỏi mà như muốn gây với Trưởng ban.
Trưởng ban trả lời:
Thưa ông Lê Văn Nghì, câu hỏi của ông chúng tôi khó trả lời quá. Không biết ông hỏi để tu, hay ông hỏi để đả phá pháp môn Thiền Tông học này?
Để đúng tư cách là 1 Trưởng Ban Quản trị Chùa. Chúng tôi xin lấy câu chuyện của ông Liên Trường Ân hỏi Đức Phật giống như ông hỏi ngày hôm nay. Câu chuyện này có ghi trong kinh Thủ Lăng Nghiêm. Câu chuyện ấy như sau:
Ông Liên Trường Ân ngạo nghễ hỏi Đức Phật:
– Xin hỏi Đức Thế Tôn: Người tu hành đã thành Phật rồi, chừng nào mới trở lại làm chúng sanh nữa?
Đức Phật dạy:
– Này ông Liên Trường Ân: Như Lai dạy pháp môn Như Lai Thanh Tịnh thiền này có qui định 2 phần:
Phần 1: Ông bà nào muốn tu Giải Thoát đến nghe, còn không thích Giải Thoát thì đừng đến.
Phần 2: Khi có thắc mắc về Giải Thoát đến thưa hỏi, thì phải đầy đủ lễ nghi thưa hỏi.
Sao hôm nay, ông đem cái đầu Phàm phu của ông hỏi Như Lai như thế?
Ông có biết tại sao Như Lai chê ông như vậy không? Như Lai nói cho ông biết: Như Lai dạy nơi Thế Giới này có 2 phần:
Phần 1: Tu hành để có thành tựu trong vật lý, thì người hỏi như thế nào cũng được, không bị gì hết, kể cả chửi Như Lai cũng không sao.
Phần 2: Còn khi Như Lai dạy pháp môn Như Lai Thanh Tịnh thiền, là giúp cho ai muốn Giác Ngộ và Giải Thoát đến học. Khi đến học pháp môn Như Lai Thanh Tịnh thiền này phải tuân thủ nghiêm ngặt 2 điều:
Điều 1: Muốn Giác Ngộ và Giải Thoát ở lại nghe, còn không thì đi nơi khác.
Điều 2: Nếu có thắc mắc điều gì, thì phải nghiêm chỉnh thưa hỏi. Còn hỏi mà có Tánh cách kêu ngạo hay ngạo nghễ hay khinh chê Như Lai, thì bị Thần Kim Cang, là vị Thần có bổn phận hộ trì chánh pháp Như Lai Thanh Tịnh thiền đánh bật cái khinh chê, ngạo nghễ hay phá này trở lại nơi người khinh chê hay phá đó. Nếu nhẹ, thì cũng bị thương; còn nặng thì mất mạng!
Vì lý do này, mà Như Lai mới nói với ông như vậy, là để cứu mạng ông đó. Đức Phật vừa nói đến đây. Vị Thần Kim Cang liền xuất hiện và đưa chài Kim Cang lên định đánh tiếng kêu ngạo của ông Liên Trường Ân. Đức Phật liền đưa tay lên ngăn cảng không cho Thần Kim Cang đánh.
Ông Liên Trường Ẩn nhìn thấy Thần Kim Cang đưa chài Kim Cang lên định đánh tiếng hỏi kêu ngạo của mình trả lại cho mình. Ông liền sụp xuống quỳ lạy Đức Phật và nói:
– Kính thưa Đức Thế Tôn, con xin sám hối lời hỏi xúc phạm đến Đức Thế Tôn. Ông vừa nói vừa khóc và liên tục lạy Đức Phật.
Đức Phật bảo:
Hôm nay, ông thấy rõ quy lực của vị Thần Kim Cang rồi chứ. Nhiệm vụ của Như Lai là dạy cho loài người ai muốn Giải Thoát để trở về "Quê hương chân thật" của mỗi người, ai thích thì đến nghe Như Lai dạy, còn không thì thôi. Ở nơi Thế Giới này, ai muốn cầu xin lạy lục người khác thì cứ tự nhiên, chứ Như Lai không ngăn cản.
Như Lai nói cho ông biết rõ thêm: Mỗi vị Phật đều có vị Thần Kim Cang bảo vệ, nếu có ai xúc phạm, thì bị vị Thần này đánh trả cái khinh chê hay xúc phạm của người đó, trả lại cho người đó. Ông nên biết: Lực đánh trả của vị Thần Kim Cang nếu vào người nào, thì người đó khó mà sống sót được!
Ông Liên Trường Ẩn, nghe Đức Phật nhắc lại lần thứ hai về nhiệm vụ của vị Thần Kim Cang, ông liền sụp xuống quì lạy tiếp Đức Phật, và liên tục nữa.
Đức Phật nói vói ông:
– Thôi, ông lạy Như Lai có lợi ích gì. Cái thiết thực của ông là có thật tình ăn năn sám hối hay không, nếu ông thật tình ăn năn sám hối, thì ông có 2 đường lựa chọn:
Một: Rời ngay chỗ này và xin lỗi Thần Kim Cang và nói: "Xin Thần Kim Cang chứng cho tôi, tôi xin rút lại lời nói kêu ngạo của tôi, tôi xin chân thành ăn năn, sám hối những lời mà tôi nói với Đức Thế Tôn, xin Thần Kim Cang chứng cho tôi. Khi ông nói xong, hãy rời đây ngay.
Hai: Còn nếu ông muốn ở lại nghe lời chân thật của Như Lai dạy, nhưng ông phải nghe bằng cái Tâm vật lý Thanh Tịnh của chính mình, thì mới hiểu lời dạy của Như Lai được.
Đức Phật vừa dứt 2 câu, ông Liên Trường Ẩn, liền quỳ lạy tiếp Đức Phật và trình thưa như sau:
– Kính bạch Đức Thế Tôn: Một lần nữa, con xin sám hối cùng Đức Thế Tôn, xin cho con ở lại nghe lời chân thật của Đức Thế Tôn dạy đại chúng và con?
Đức Phật dạy:
– Nếu ông tha thiết muốn nghe lời chân thật của Như Lai dạy, thì ông hãy nghe bằng cái Tâm Thanh Tịnh của chính mình.
Vì sao Như Lai bảo ông như vậy?
– Vì Tâm của ông Thanh Tịnh, thì ông mới tiếp nhận được lời chân thật của Như Lai dạy được. Khi ông nghe bằng Tâm Thanh Tịnh, thì ông được rõ 2 phần như sau:
Một: Ông biết sự sống trong Phật giới là do Điện từ Quang duy trì và bảo quản. Điện từ Quang là loại Điện từ không có Âm Dương, mà chỉ có rung động, nên không có luân hồi. Vì không luân hồi nên không có "Sanh tử". Vì vậy, chư Phật sống trong Phật giới được gọi là "Vô sanh".
Hai: Còn nơi trái đất này, là do Điện từ Âm – Dương bảo quản và luân chuyển theo chu kỳ: Thành – Trụ – Hoại – Diệt! Do cái chu kỳ luân hồi như vậy, nên nó tự biến chuyển thành là "Nhân – Quả Luân hồi theo biến chuyển vật lý của Điện từ Âm – Dương".
Người tu theo Đạo "Giải Thoát" của Như Lai, phải hiểu rõ 2 phần nói trên, thì mới hiểu rõ như sau:
Sử dụng Thân và Tâm duyên hợp của con người để "tu hành" là có thành tựu trong quy luật vật lý, tức còn bị luân hồi.
Còn không sử dụng Thân và Tâm duyên hợp của vật lý mà chỉ nhận ra Phật Tánh Thanh Tịnh của chính mình, tập sống với Tánh Phật của chính mình, khi được thuần thục là mình được tự tại, cũng được gọi là tự do; còn ông muốn vượt ra ngoài vòng sanh tử luân hồi nơi Thế Giới này, duy nhất, ông phải biết tạo ra Công đức, thì tự nhiên ông được "rơi vào Trung tâm vận hành luân hồi", nhìn thấy được 6 nẻo luân hồi và 2 cửa "Hải Triều Âm" là cửa hút vào Thế Giới này và cửa "Hải Triều Dương" là của "Giải Thoát".
Trong các kinh lớn, Như Lai thường dạy như sau:
– Tri Kiến lập tri, tức Vô minh bổn.
– Tri Kiến bất lập Tri, tức Tánh Niết Bàn.
Khi ông Tu tập như vây, vào sống trong Phật giới rồi, ông tự nhiên được thành là một vị Phật, Phật của ông cấu tạo bằng 3 thứ:
– Một là bằng khối Công đức do ông tự tạo ra nơi Thế Giới loài người.
– Hai là bằng ánh sáng Điện từ Quang.
– Ba là bằng Tánh Phật của ông.
Hình Phật của ông cấu tạo bằng 3 loại như nói trên, nên Như Lai cũng như chư Phật gọi là "Kim Thân Phật", tức Phật bằng màu vàng. Khi ông đã thành Phật rồi, ông xem xét coi, có cách nào ông trở lại làm người được không?
Nghe Đức Phật đặt câu hỏi với mình, ông Liên Trường Ẩn liền chắp tay trả lời Đức Phật như sau:
– Kính bạch Đức Thế Tôn: Đức Thế Tôn đã giải thích quá rõ, nên một người đã thành Phật rồi, không trở lại làm người được.
Đức Phật bảo ông Liên Trường Ẩn giải thích nguyên nhân.
Ông Liên Trường Ẩn thưa trình cùng Đức Phật: Khi một người đã thành Phật rồi, tức Thân của vị ấy cấu tạo bằng: Công đức – Điện từ Quang – Tánh Phật. Ba thứ này không có lực hút Âm Dương, nên tồn tại hoài như vậy thôi.
– Còn xác thân của con người và vạn vật: Nói riêng con người là cấu tạo bằng: Tứ đại – Điện từ Âm – Dương – Tánh của con người – Khối nghiệp. Vì con người cấu tạo bằng 4 căn bản nói trên, trong đó có Khối nghiệp ham muốn, nên Điện từ Âm – Dương mới cuốn hút và kéo đi đến nơi Tánh người ham muốn, nên bị luân hồi. Ở Thế Giới luân hồi này, một vị đã thành Phật rồi, không thể vào Thế Giới này sống được.
Vì sao con nói được như vậy?
– Là vì con nhờ Đức Thế Tôn dạy con và phân tích cho con rõ, nên tự nhiên con biết được rõ ràng như vậy.
Đức Phật nói với ông Liên Trường Ẩn:
– Đâu, ông đem vật gì nơi Thế Giới này ví dụ cho Như Lai nghe thử xem?
Ông Liên Trường Ẩn bạch cùng Đức Phật:
– Kính bạch Đức Thế Tôn: Như ở Thế Giới này, vàng còn lẫn lộn trong quặng, được gọi là quặng vàng. Khi quặng vàng được nấu, vàng đã chảy ra thành khối vàng ròng rồi, thì khối vàng ròng này không thể trở lại thành quặng được.
Đức Phật khen ông:
– Phải đó!
Ông Liên Trường Ẩn bạch cùng Đức Phật: Kính bạch Đức Thế Tôn, trước đây, con là một tên "tội đồ ngỗ nghịch", nhờ Đức Thế Tôn Từ bi tha tội cho con, mà còn dạy con biết chân thật nơi Thế Giới này cũng như trong Phật giới, thật tình con rất ăn năn và sám hối cùng Đức Thế Tôn.
Ông vừa nói vừa khóc rất nhiều và lạy Đức Thế Tôn hoài mà không thôi!
Đức Phật bảo ông:
– Thôi, ông dừng lại lạy đi, bao nhiêu đó cũng đã đủ rồi. Lòng sám hối tha thiết và chân thành của ông, Như Lai chấp nhận.
Lời trình bày của ông với Như Lai, Như Lai xác nhận, hôm nay ông là người đã Giác Ngộ "Yếu chỉ Thanh Tịnh thiền".
Ông Liên Trường Ẩn được Đức Phật thứ tội cho mình và còn xác nhận mình Giác Ngộ "Yếu chỉ Thanh Tịnh thiền", ông hết sức vui mừng lạy tạ Đức Phật rồi lui ra.
Đức Phật liền quay sang ông A Nan Đà và nói:
– Này ông A Nan Đà: Lời dạy hôm nay của Như Lai dạy ông Liên Trường Ẩn, ông đã nghe rõ rồi đó. Vậy, ông viết vào quyển kinh Thủ Lăng Nghiêm để lưu lại cho hậu thế.
Ông A Nan Đà vâng lời Đức Phật và ghi đầy đủ trong kinh Thủ Lăng Nghiêm.
Ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu, xin đem câu chuyện này để trả lời cho ông Lê Văn Nghì biết về câu hỏi của ông.

53- Bác sỹ Trần Thị Yến Anh, tại Hà Nội, hỏi trưởng ban
Bác sĩ Trần Thị Yến Anh, sanh năm 1960, tại Nam Định, cư ngụ tại Hà Nội, hỏi Trưởng ban:
– Theo tìm hiểu của tôi, Thế Giới này có 3 Đạo chánh:
– Đạo Phật: Ngồi thiền, gõ mõ tụng kinh, cầu xin Phật che chở.
– Đạo Thánh: Đọc kinh, cầu nguyện, xin làm con của Ngài và xin Ngài đem về nước Thiên đàng ở.
– Đạo Thần: Đọc kinh, lạy Ngài, xin làm con của Ngài, xin Ngài sai bảo làm những gì mà Ngài muốn.
Tôi thiết nghĩ, nếu trên Thế Giới này, có quốc gia nào đó tu 1 trong các Đạo nói trên, thì quốc gia đó sẽ ra sao. Tôi xin chứng minh cho Trường ban thấy rõ: Nước Tây Tạng, toàn dân ngồi tu Mật chú, sau cùng rồi mất nước. Vậy, tôi xin hỏi Trưởng ban: Thiền Tông Đạo Phật có nằm ngoài trường hợp này không?
Trưởng Ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu nghe câu hỏi khó này, ông chậm rãi trả lời như sau:
– Kính thưa bác sĩ Trần Thị Yến Anh, câu hỏi của bác sĩ thật hay, bác sĩ chỉ hiểu bề nổi của mỗi Đạo, chớ Đạo nào cũng có mục đích "sâu xa" của mỗi Đạo. Phần này, tự bác sĩ tìm hiểu, chớ tôi không nói.
Vì sao vậy?
– Vì nhân thế có câu: "Lời thật mích lòng"!
Tôi là người tu theo Đạo Phật, nên phải có bồn phận giải thích cho bất cứ ai muốn tìm hiểu Đạo này. Hôm nay, bác sĩ hỏi, nên tôi mới giải thích:
Đạo Phật có tất cả là 6 pháp môn tu:
– Ngồi thiền Quán, Tưởng, để biến thể vật chất.
– Ngồi lý luận trên trời dưới biển.
– Ngồi thiền suy tư, tìm hiểu vật chất.
– Niệm Phật, mong thấy Đức Phật A Di Đà.
– Niệm chú, để có thần thông.
– Không cần hình thức, mà chỉ muốn nhận ra chân thật của chính mình.
Pháp môn từ 1 đến 5, bác sĩ đọc sách là đã hiếu rồi, còn pháp môn thứ 6 này, dù bác sĩ có đọc đi đọc lại 100 làn, mà Tánh Phật Thanh Tịnh của bác sĩ không hiển lộ ra, thì bác sĩ cũng không hiểu pháp môn thứ 6 này.
Vì sao tôi quả quyết với bác sĩ như vậy?
– Vì bác sĩ đến đây hỏi chúng tôi, mà hỏi với Tánh cách đả kích, là bác sĩ không hiểu, nếu bác sĩ hiểu pháp môn thứ 6 này, thì bác sĩ không đả kích như vậy.
Bác sĩ Trần Thị Yến Anh, nghe Trưởng ban phân tích lời hỏi của mình, nên bác sĩ có lời hối lỗi và nói với Trưởng ban:
– Sự thật, lời nói của tôi có xúc phạm, vậy cho tôi xin lỗi và xin Trưởng ban bỏ qua cho.
Trưởng ban nói:
– Hầu hết, những người đọc sách của soạn giả Nguyễn Nhân viết ra do tôi giải thích, đều có lời đả kích như bác sĩ cả. Lời của bác sĩ còn nhẹ nhàng lắm. Có người bảo tôi không được nói pháp môn này, nếu ngồi đây nói hoài, thì thân mạng tôi không bảo đảm! Hôm nay, bác sĩ đến Chùa, chúng tôi xin cám ơn.
Bác sĩ Trần Thị Yến Anh nói:
– Nghe Trưởng ban nói, thật lòng tôi rất hối hận. Vì tôi ở Hà Nội vào đây, cốt yếu là muốn tìm hiểu rõ pháp môn Thiền Tông mà Đức Phật đã dạy cho những vị Tổ Thiền Tông. Vậy, xin Trưởng ban giải thích cho tôi 2 câu, xin thành thật cám ơn:
Câu 1: Trong các kinh có nói: "Một vị Phật được sanh ra, vậy vị Phật được sanh ra bằng cách nào?"
Câu 2: Tu theo Thiền Tông, khác với 5 pháp môn mà Trưởng ban nói ở trên như thế nào, xin Trưởng ban giải thích giúp, xin cám ơn nhiều?
Trưởng ban trả lòi:
Câu 1: Nói đến "một vị Phật được sanh ra", thì thời gian rất dài không thể nói được. Như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, được làm 1 vị Phật, phải trãi qua gần 10 tỷ năm! Còn 28 vị Phật mà Đức Thích Ca Mâu Ni đề cập trong các kinh, vị nào cũng lăn lộn trong tam giới này từ 15 đến 30 tỷ năm!
Đức Phật đưa ra 3 điển hình như sau:
1 – Mục đích người tu là để Giác Ngộ và Giải Thoát. Nhưng không chịu tìm hiểu để tu, mà ham chức này chức kia, rồi lường gạt với nhau, biết chừng nào trả Nhân – Quả cho xong!
2- Người ở trong dòng tộc, cứ gieo Nhân – Quả với nhau, biết chừng nào trả Nhân – Quả cho rồi!
3- Người chuyên sát sanh, biết trả Nhân – Quả đời nào mới hết!
Đức Phật dạy:
Trong Nhân – Quả có 4 nơi dài nhất:
1- Vãng sanh đến Cõi Trời Vô sắc, mỗi lần đến sống nơi đó là 100 ngàn năm, có nhiều người sống nơi Cõi Trời này 1 ngàn lần mà cũng chưa chán.
2- Vãng sanh đến Cõi Trời Hữu sắc và Tịnh Độ, 1 lần vãng sanh đến sống nơi đó là 10 ngàn năm, có người vãng sanh đến đó sống 10 ngàn lần mà cũng còn ham.
3- Bị quả báo xuống Địa ngục sống, ít nhất là 1 ngàn năm, còn dài nhất là 18 ngàn năm. Nhưng khi trả quả xong, rồi cũng muốn xuống Địa ngục sống nữa. Có người cứ lên xuống hằng 3, 4 ngàn lần, mà cũng chưa chịu thôi!
4- Bị quả báo làm Hoa báo, mỗi lần như vậy là 2, hay 3 tỷ năm. Nhưng khi trả quả xong, được trở lại làm người, cũng đi lường gạt người khác tiếp, để làm Hoa báo nữa! Có người làm Hoa báo mấy triệu lần mà cũng chưa chán.
Đức Phật dạy:
– Một người được thành Phật, tức 1 vị Phật được sinh ra là phải trãi qua A Tăng Kỳ kiếp, tức con số không nói được.
Đức Phật dạy thêm:
– Mỗi 1 vị Phật được sinh ra, phải đợi pháp môn Thiền Tông chánh thức lưu hành, thì mới có vài vị Phật được sinh ra.
– Khi nào ở trái đất này có vị Phật ra đời, thì pháp môn Thiền Tông mới được dạy. Mà phải đợi đến đời Mạt Thượng pháp, thì pháp môn Thiền Tông mới được công bố ra, nhưng thời gian chỉ có 12 năm thôi, nếu ai nhận được thì nhận, còn không nhận được thì phải đợi vị Phật sau ra đời.
Khi nào vị Phật sau ra đời?
– Khi nào trái đất này chết đi gần hết, từ từ sống lại, thì vị Phật sau mới ra đời.
Như Lai dạy cho các ông bà rõ:
– Khi nào pháp môn Thiền Tông được nói trắng ra, để cho người nào muốn Giải Thoát, họ biết mà thực hành. Khi pháp môn Thiền Tông được nói trắng ra, cũng là lúc địa cầu này sắp bị tiêu diệt gần hết sự sống.
Bác sĩ Trần Thị Yến Anh nghe Trưởng ban nói đến đây, bác sĩ tự nhiên khóc.
Trưởng ban trả lời tiếp:
Một vị Phật được ra đời, thì người đó phải có được 3 phần như sau:
– Phải nhận được "Mạch nguồn Thiền Tông".
– Biết được Công thức Giải Thoát.
– Phải có Công đức ít hay nhiều hoặc vô lượng.
Câu 2: Thiền Tông khác với 5 pháp môn tu có dụng công như sau:
1- Pháp môn Tiểu thừa: Ngồi nghiêm chỉnh trong phòng để Quán và Tưởng, thành tựu ý mình muốn, nếu có tiếng động không thành tựu được.
2- Pháp môn Trung thừa: Lý luận rất hay, nhưng cố ai chỉ trích thì không chịu nổi.
3- Pháp môn Đại thừa: Ngồi suy tư, tìm hữu dụng trong vật chất, phải ở phòng Thanh Tịnh, mới tìm ra được, khi tìm ra được thì rất vui và đi khoe cùng làng cùng xóm.
4- Pháp môn niệm Phật: Miệng lúc nào cũng lép nhép, mong được thấy Đức Phật A Di Đà, để nhìn Ngài cho vui, chớ khi thấy hình bóng của Ngài, Ngài mời đi theo Ngài, thì không ai dám đi theo. Nếu có vị nào gan dạ bước đi theo Ngài, chác chắn phải vào nhà thương nằm!
Vì sao vậy?
– Vì bị chấn thương sọ não!
5- Pháp môn niệm Chú: Miệng lúc nào cũng đọc câu Thần chú, mong có hiện tượng lạ xảy ra, để người đời kính nể, đi làm thầy trị bệnh cho thiên hạ.
6- Pháp môn Thiền Tông: Người tu pháp môn này có 4 cái đặc biệt:
Không cầu khẩn hay quì lạy ai.
Không cần hình thức bên ngoài.
Không khiếp nhược với bất cứ ai.
Tu bằng trí tuệ Bát Nhã Ba La Mật và phải gan dạ.
Xin Phân tích:
A- Ở Thế Giới này không ai giúp mình Giải Thoát được, mà chỉ có tự mình làm việc này, nếu có, chỉ là trợ giúp thôi. Vì vậy, không cầu lạy ai.
B- Nếu tu Thiền Tông mà lộ ra ngoài, chẳng khác nào mình khoe với người khác, tức khắc cái Ngã được hiện ra. Vi vậy, người tu theo Thiền Tông không lưu lại dấu vết.
C- Nếu có giặc xâm chiếm quốc gia mình, không khiếp nhược, mà phải đánh đuổi cho bằng được.
D- Người tu theo pháp môn Thiền Tông, phải tìm hiểu thật rõ ràng và chính xác. Khi biết rồi, phải quyết chí đi, khi nào đến đích mới thôi.
Trưởng ban nói:
– Người tu 5 pháp môn có dụng công gọi là yếm thế.
– Còn người tu theo Thiền Tông gọi là nhập thế. Chỉ có con đường nhập thế này mới Giác Ngộ và Giải Thoát, giữ gìn và cứu quốc gia mình được. Phần này, lịch sử Thiền Tông Phật giáo chứng minh rất rõ ràng qua hình ảnh của Đức vua Trần Nhân Tông.
Khi Trưởng ban giải thích đến đây, Cử nhân bác sĩ Cao Thành Tấn, đi cùng bác sĩ Trần Thị Yến Anh có hỏi:
– Trưởng ban có dám đối chất với những vị tu hành cao không?
Trưởng ban nói:
– Đối chấp thì Đức Phật không cho phép chúng tôi đối chất; nhưng, Đức Phật có cho phép thảo luận với nhau thôi, nếu người thảo luận mà họ cố chấp thì không thảo luận nữa. Tuyệt đối, người không biết gì mà ham danh mê tiền, đứng dụ nhiều người khác thì phải tránh xa, nếu tranh luận với người này, bị quả báo theo người này đó vậy.
Trưởng ban nói:
– Nếu sư phụ của Cử nhân không nằm vào dạng ham danh mê tiền thì tôi xin mời. Tuy nhiên, để phần thảo luận có ngã ngũ, chúng tôi hoặc bên Cử nhân mời thêm trọng tài để phân ai sai.
Trưởng ban vừa nói đến đây:
Bác sĩ Trần Thị Yến Anh đứng lên nói:
– Thôi ông Thành Tấn ơi, ông lại lần theo vết của tôi rồi, tôi đã tâm phục khẩu phục trước vị Trưởng Ban Quản trị Chùa này rồi, ông muốn đem sư phụ của ông ra đối chất chứ gì. Tôi đã rành sư phụ của ông quá. Sư phụ của ông chỉ là con người ham danh mê tiền, nói mình tu chứng được cái này, khôi phục cái kia, để dụ những người không biết như ông đến để cúng tiền. Ông định đem sư phụ ông đến đây "làm vật tế thần" hở? Tôi khuyên ông nên bỏ ý định đó đi. Trước đây, tôi cũng tưởng sư phụ ông là người tu hành chứng Đạo, nên theo ông, suýt chút nữa tôi nhận ông ấy làm sư phụ, thì tiêu đời tôi rồi. Nhưng hôm nay, tôi may mắn nghe được lời của Trưởng ban giải thích, nên tôi mới hiểu rõ lời giảng của sư phụ ông. Tôi chứng minh cho ông thấy, hiểu biết về Đạo Phật của sư phụ ông, chỉ là người tưởng tượng ra để dụ nhiều người dốt như tôi và ông đến nghe, để cúng tiền cho ông ta xài mà thôi, Tôi xin đưa ra mấy câu đơn giản của Nhà Phật, mà sư phụ ông giảng trật lất, như:
– Kiến Tánh: Mà sư phụ ông giảng là nhận định.
– Biệt truyền: Nói Đông phải hiểu Tây.
– Nghiệp: Nói là thói quen.
– V.v...
Chỉ có mấy chữ đơn giản nhu vậy, mà sư phụ ông nói không đúng. Hôm nay, đến đây nghe Trường ban nói mà ông không chịu nghe, ông cứ mong đem sư phụ ông ra đối chất. Bộ ông định đem sư phụ anh "tế sống" hả ? Ông về nhà đi, tôi tặng mấy quyển sách cho ông đọc. khi ông đọc hết, sẽ biết rồ lời của sư phụ ông liền.
Bác sĩ Trần Thị yến Anh nói với Trưởng ban:
– Ban đầu, tôi định chọc tức Trưởng ban, xem Tánh của Trưởng ban như thế nào. Khi tôi nói, nhìn thấy sắc diện và lời nói của Trưởng ban rất bình thường, đúng là con người có phong cách là một "Thiền Tông gia". Xin chân thành cám ơn những lời giải thích của Trưởng ban.
Còn riêng Cử nhân bác sĩ Cao Thành Tấn đứng liền bỏ ra ngoài.

54- Cô Lê Thị Dung, hỏi 2 câu
Cô Lê Thị Dung, sanh năm 1960, tại Chợ Lớn. cư ngụ tại quận 6, Tp. Hồ Chí Minh, hỏi 2 câu:
Câu 1: Tu theo Thiền Tông có bắt buộc phải ăn chay không?
Câu 2: Người tu theo Thiền Tông, khi được truyền "Bí mật Thiền Tông" rồi, mà vẫn còn ăn mặn, tức chưa trường chay. Như vậy, khi lâm chung có được Giải Thoát không?
Soạn giả Nguyễn Nhân trả lời:
Câu 1: Tu theo Thiền Tông, không bắt buộc bất cứ thứ gì cả, mà người tu theo pháp môn Thiền Tông để hiểu 4 phần căn bản như sau:
1- Tu theo Thiền Tông là để hiểu Tánh Phật của mình là gì, nếu có duyên lớn nhận ra Tánh Phật của chính mình.
2- Biết Tánh người của mình cấu tạo ra sao và phải hiểu Tánh người của mình là gì.
3- Tu sao được Giải Thoát, tu sao còn bị luân hồi.
4- Phải tìm hiểu Công thức Giải Thoát.
Trên đây là 4 căn bản của người tu theo Thiền Tông. Đức Phật chỉ dạy căn bản như vậy, không bắt buộc ai cái gì cả.
Vì sao vậy?
– Vì mỗi con người ai cũng có nghiệp riêng của mình.
Nghiệp làm kiếp người hiện tại có 3 phần:
– Sống trong gia đình để trả nợ hay đòi nợ.
– Nương tựa vào gia đình để tạo Phước để được vãng sanh lên các cõi cao hưởng phúc, hoặc tạo ác để lãnh quả khổ ! Người muốn hưởng Phước hay gieo ác phải biết 2 phần:
A- Muốn hưởng nghiệp tốt: Sanh vào trong gia đình tu theo Đạo Thánh, hoặc tu theo Đạo của Như Lai mà thích làm Phước thiện và cầu mong đến các cõi sung sướng sinh sống.
B- Muốn hưởng nghiệp xấu: Sanh vào gia đình tu theo Đạo Thần, hay tu theo Đạo của Như Lai mà thích lường gạt người khác.
– Nương vào gia đình tu theo Đạo của Như Lai, hay tìm kiếm Giác Ngộ và Giải Thoát, chứ không tìm bất cứ thứ gì nơi Thế Giới vật lý Âm Dương này.
Căn bản câu hỏi số 1 là vậy. Chứ người tu theo pháp môn Thiền Tông không bắt buộc bất cứ thứ gì. Nếu ai đó nói bắt buộc là người đó bịa ra, chứ Đức Phật không bắt buộc ai cả.
Câu 2: Người tu theo Thiền Tông, khi đã được truyền "Bí mật Thiền Tông" rồi, tức biết được 3 phần:
– Biết được Tánh Phật của mình.
– Biết được Tánh người của mình.
– Tu sao Giải Thoát.
– Tu sao còn bị luân hồi.
Còn hỏi về ăn mặn có được Giải Thoát hay không, không khẳng định được.
Vì sao vậy?
Vì ăn uống của con người có 2 phần:
– Sát sanh để ăn, là còn gieo nghiệp sát, thì bị nghiệp sát sanh kéo mình đi để trả quả nghiệp sát do mình tạo ra.
– Ăn mặn mà không sát sanh, thì hên xui. Nếu ăn miếng thịt nào, mà "Tánh Hồn" của con thú đó nương vào miếng thịt mà mình ăn, thì nó kéo mình đi trả quả cho nó.
Hai phần này Đức Phật có dạy như sau: Trước kia nghiệp sát mình đã tạo ra. Hôm nay, mình biết tu pháp môn Thanh Tịnh thiền và biết tạo ra Công đức là để mở đường Giải Thoát. Nhưng vì, trước đây mình đã lỡ tạo ra nghiệp sát, thì Đức Phật có dạy như sau, nếu áp dụng đúng thì mới Giải Thoát được:
– Khi sắp lâm chung mà không Giải Thoát được, thì phải áp dụng pháp môn "Nhất tự thiền" của Đức Phật dạy, khi thân tâm vật lý được Thanh Tịnh rồi, nói 1 tiếng cho nặng và mạnh:
"Buông!"
Tức khắc, nghiệp sát tự động nó "Buông" mình ra, Phật Tánh của mình tức khắc được thoát ra ngoài cái vỏ bọc của Tánh người, Tánh người của mình tự động bị hút theo dòng luân hồi nơi Thế Giới này.
Đức Phật có dạy người này như sau:
– Khi người này đã vào được Phật giới và định hình xong 1 Kim Thân Phật rồi, thì vị Phật này luôn lúc nào cũng nhớ nghiệp cũ của mình, nên phân thân theo vỏ bọc Tánh người của mình trước kia, xem người nào mang vỏ bọc Tánh người của mình. Vị Phật đó có bổn phận hướng dẫn người đang mang vỏ bọc cũ của mình làm những việc thiện.
Để chi vậy?
Để số nghiệp xấu của vỏ bọc Tánh người đó lần lần được hóa giải và tan biến. Sau đó, hướng dẫn người mang vỏ bọc cũ của vị Phật này đến nơi lưu truyền pháp môn Thiền Tông và trợ giúp người này trở về Bể Tánh Thanh Tịnh mới xong nhiệm vụ.
Đức Phật dạy: Người sử dụng Nhất tự thiền chỉ có 1 lần thôi, nếu ai lỡ sử dụng rồi, thì mình phải tạo ra Công đức thật nhiều, để tự mình vượt Hải Triều Dương.
Đức Phật có dạy về lưu hành của pháp môn Thiền Tông như sau:
Mỗi vị Phật ra đời nơi Thế Giới này, dạy pháp môn Thiền Tông có 3 thời kỳ:
– Thời kỳ thứ nhất: Khi vị Phật đó còn sống 4 năm sau cùng, mới bắt đầu đem pháp môn Thiền Tông ra dạy. Sau cùng, phải lập ra 1 buổi kiểm thiền. Vị đệ tử nào nhận ra Tánh Thấy Thanh Tịnh Phật Tánh của chình mình, thì vị Phật phải công bố là môn đồ này đã đủ tư cách giữ nhiệm vụ Tổ Thiền Tông đời thứ Nhất. Và từ 7 đến 15 ngày sau, vị này phải được chính thức truyền "Bí mật Thiền Tông" có chư Phật Mười phương phân thân đến dự. Cũng từ khi pháp môn Thiền Tông được công bố ra, được xếp vào thời kỳ "Thượng pháp". Khi pháp môn Thiền Tông, không còn được truyền thiền nữa, là hết thời kỳ "Thượng pháp".
– Thời kỳ thứ 2: Là vào thời kỳ "Trung pháp". Thời kỳ Trung pháp này, vị nào nắm được "Mạch nguồn Thiền Tông", thì vị này được gọi là "Thiền Tông sư", nếu xuất gia làm Thầy, gọi tắt là "Thiền sư". Còn ẩn cư, giúp người khác Giác Ngộ và Giải Thoát, người này được gọi là "Thiền Tông gia", gọi tắt là Thiền gia.
– Thời kỳ thứ 3: Là thời kỳ "Mạt pháp".
Hai thời là Thượng và Trung pháp có 3 thời kỳ. Riêng thời kỳ Mạt pháp chia ra làm 4 thời kỳ:
1/- Mạt Thượng pháp.
2/- Mạt Trung pháp.
3/- Mạt Hạ pháp.
4/- Mạt Mạt pháp.
Khi đến thời kỳ Mạt Thượng pháp, thì pháp môn Thiền Tông được bùng lên. Pháp môn Thiền Tông này bùng lên nơi nào, thì vị nhận được Mạch nguồn Thiền Tông, tự nhiên có người đem trao Huyền ký của Như Lai cho vị này, để vị này có đủ pháp gốc và đủ tư cách đứng ra hành lễ truyền "Bí mật Thiền Tông" lại cho người sau.
Và cũng từ đây:
– Vị Giác Ngộ "Yếu chỉ Thiền Tông" được cấp giấy chứng nhận mới đúng bản gốc được.
– Vị đạt "Bí mật Thiền Tông" được cấp bằng công nhận và được truyền "Bí mật Thiền Tông đúng theo qui cách mà Như Lai truyền cho ông Ma Ha Ca Diếp, đúng theo buổi lễ ban đầu nơi núi Linh Sơn.
– Vị nào giúp cho 30 người khác Giác Ngộ "Yếu chỉ Thiền Tông" và 15 người đạt được "Bí mật Thiền Tông" thì được phong là "Thiền Tông sư" hay "Thiền Tông gia" và cấp cho vị này bằng chứng nhận đủ tư cách truyền "Bí mật Thiền Tông lại cho người sau.
Đức Phật dạy chấm dứt Nguồn Thiền Tông:
– Vào cuối thời Mạt Hạ pháp, thì Mạch nguồn Thiền Tông phải chấm dứt.
Vì sao vậy?
Vì đến thời kỳ này, loài người tiêu diệt sự sống trên trái đất này gần hết. Do đó, Mạch nguồn Thiền Tông cũng mất theo.
Khi nào pháp môn Thiền Tông này được dạy lại?
Đức Phật dạy:
– Phải đợi khi trái đất này dần dần bình phục lại hoàn toàn, thì vị Phật kế tiếp mới dạy pháp môn Thiền Tông này lại. Nhưng, mỗi 1 vị Phật dạy pháp môn Thiền Tông có thời gian tồn tại là 3 ngàn năm thôi. Còn mỗi lần trái đất bị loài người tiêu diệt sự sống gần hết. Trái đất bình phục hoàn toàn lại là 10 tỷ năm!
Vì sao loài người lại tiêu diệt sự sống của trái đất?
– Vì Tánh của con người có đến 16 thứ, mà con người sử dụng 3 thứ nhiều nhất là Tưởng, Tham và Ác, nên họ phải tiêu diệt phần sống của trái đất này là đúng với Qui luật Nhân – Quả Luân hồi do sức Hành của Điện từ Âm – Dương.
Còn người đã được truyền "Bí mật Thiền Tông" mà không trường chay được, cũng có thể Giải Thoát, nhưng chỉ chiếm có 5% thôi!
Vì sao quá ít như vậy?
– Phần này, chúng tôi đem câu hỏi của Ông A Na Luật hỏi Đức Phật; Đức Phật có dạy ông A Na Luật như sau:
– Này ông A Na Luật: Loài người và chúng sanh sống bất cứ nơi đâu Thế Giới Nhân – Quả Luân hồi vật lý Âm Dương này phải tuân theo Qui luật: Thành – Trụ – Hoại – Diệt! Chứ không ai sống ngoài Qui luật này được. Mỗi người sống trong Qui luật Nhân – Quả Luân hồi này phải hiểu 2 phần "Tánh" và "Tướng" mà trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa Như Lai đã dạy:
Một: Tánh là gì? Là Tánh Phật và Tánh Người, gọi chung là "Tánh".
– Người sống trong Nhân – Quả Luân hồi phải sử dụng 1 trong 2 "Tánh":
1- "Tánh Phật" là Thanh Tịnh, khi phát ra suy nghĩ, là suy nghĩ của Tánh Phật, Tánh Phật thì tìm phương cách giúp người khác Giác Ngộ và Giải Thoát, cái suy nghĩ này là tạo ra Công đức để sử sụng trong Bể Tánh thanh thịnh.
2- "Tánh vọng tưởng" là Tánh của con người, khi phát ra suy nghĩ là suy nghĩ tìm danh và lợi cho mình, nên tìm phương cách giúp người khác hết khổ, cái suy nghĩ này là tạo ra Phước đức để sử dụng 1 trong 3 nơi:
A- Vãng sanh đến các Cõi Trời hoặc nước Tịnh Độ để hưởng Phước dài lâu.
Ở tại Thế Giới loài người làm Vua hay Quan hoặc giàu sang phú quí.
– Giết hại các loài để thỏa mãn lòng ham sát của mình, nên phải trả Nhân – Quả với loài mình thích sát.
Đức Phật dạy về cái "Tướng" này có đến 8 phần, gồm:
– Hành động – Ăn – Mặc – Đi – Đứng – Nằm – Ngồi và Nói.
Câu hỏi thứ 2 này, cô hỏi về ăn mặn có được Giải Thoát không? Câu hỏi này thuộc về "Tướng ăn", nên tôi lấy lời dạy của Đức Phật dạy ông A Na Luật về phần "ăn" này như sau:
Đức Phật dạy:
Ăn của con người có đến 5 muốn:
1- Người bình dân nói: Ăn để sống:
2- Người cho mình là "Thánh thiện" nói: Ăn để sống, chứ không phải sống để ăn.
3- Người chú ý về thân thể họ nói: Ăn để cho cơ thể được cường tráng và đẹp.
4- Người dụng công tu hành nói: Ăn chay để được thành "Thánh", thành "Bồ Tát" hay thành "Phật".
5- Người muốn cơ thể ít bệnh: Ăn để quân bình Âm Dương.
Trên đây là cán bản của người ăn nơi Thế Giới này.
Người muốn Giải Thoát để ra ngoài sức hút của Nhân – Quả vật lý Âm Dương thì phải hiểu 3 phần ăn như sau:
Ăn động vật nào mà mình trực tiếp giết nó để ăn, thì tự mình gieo Nhân – Quả với nó.
Ăn động vật nào mà mình không giết, phần này hên xuôi. Nêu miếng thịt nào mà mình ăn, Tánh thú của nó ẩn vào đó thì mình lãnh đủ.
Đức Phật vừa dạy đến đây, ông A Na Luật trình hỏi Đức Phật:
– Kính bạch Đức Thế Tôn: Đức Thế Tôn đi khất thực, ai cúng gì Đức Thế Tôn cũng nhận, Đức Thế Tôn không sợ bị Nhân – Quả sao?
Đức Phật dạy ông A Na Luật:
– Này ông A Na Luật: Một vị toàn giác như Như Lai, thì ăn gì cũng không sao.
Vì sao vậy?
– Vì một vị toàn giác rồi, tức biết tất cả, thực phẩm mình ăn như thế nào, nếu trong thực phẩm đó có Tánh thú ẩn trong đó, Như Lai độ nó trở thành là 1 con người toàn thiện.
Như Lai cũng dạy cho ông rõ:
– Một vị toàn giác, thì Phước báo của vị ấy vô lượng, nên vị này hóa giải bất cứ thứ gì trong Thế Giới này. Dù trước kia, vị này có phạm tội gì.
Như Lai dạy ông rõ thêm:
– Khi người đạt được "Bí mật Thiền Tông" rồi, mà biết tạo ra vô lượng Công đức, thì những chuyện Nhân – Quả nơi Thế Giới vật lý Âm Dương này, xem như là cái bóng tối vậy.
Vì sao Nhân – Quả nơi Thế Giới xem là cái bóng tối?
Như Lai đưa ra ví dụ thực tế cho ông rõ:
– Như có 1 người nho sinh nào, nghèo khổ, sống ở trong làng, thiếu trước hụt sau. Chàng nho sinh ấy, đi vay mượn khắp trong làng, đến nỗi chàng ta đến nhà nào, thì người trong nhà đó đuổi đi hoặc chửi chàng nho sinh này không tiếc lời.
Chàng nho sinh lên Kinh Đô thi đổ Trạng Nguyên, khi về làng có ai còn chửi chàng nho sinh đó nữa không; mà trái lại, còn nhận chàng nho sinh này là người thân trong làng nữa.
Vì sao vậy?
– Vì trước kia chàng ta chỉ là người nghèo khổ trong làng giống như cái bóng tối, ai ai cũng ghét và khinh.
– Hôm nay, chàng ta nhận chức quan Trạng, giống như người có 1 ánh Hào quang sáng rực, thì cái bóng tối trước kia có ăn thua gì.
Lại một ví dụ nữa:
– Có người nông dân nghèo khó, áo không có mặc, cơm không có ăn, ai ai cũng khinh chê, không muốn nhìn.
Vì sao vậy?
– Vì những người xung quanh xem người nông dân này như là cái bóng Ma đen.
Bất ngờ, người nông dân này khi làm ruộng đào được 1 hủ vàng thật to. Thì thử hỏi, cái bóng Ma nghèo khổ trước kia có còn với người nông dân này không.
Tại sao Như Lai đưa 2 phần ví dụ để dạy ông.
– Vì người nào đã tạo ra được vô lượng Công đức rồi, giống như mình đã có 1 núi vàng ròng vậy. Thì thử hỏi, vài đồng bạc lẻ nợ nần trước kia có ăn thua gì không.
Đức Phật dạy phần Giải Thoát:
Người muốn Giải Thoát có 4 điều kiện:
1- Một là phải có lòng cương quyết mãnh liệt.
2- Hai là phải rõ thông Tánh Phật và Tánh người.
3- Ba là phải biết tạo ra Công đức.
4- Bốn là phải biết Công thức Giải Thoát.
Trên đây là 4 phần căn bản của người muốn Giải Thoát Còn chuyện ăn uống là phương tiện trợ duyên. Như người bình thường mà muốn tu Giải Thoát. Cái ăn căn bản là trường chay, nhưng trường chay theo quy luật Âm Dương để cho cơ thể nhẹ nhàng, không lo dính vào nghiệp sát.

55- Hai câu chuyện hết sức thú vị
Hai câu chuyện hết sức thú vị:
Câu chuyện thứ 1: Ngày 17-5-2015, tôi là soạn giả Nguyễn Nhân có đến Chùa Thiền Tông Tân Diệu, đang đứng xem mấy anh thợ điện sửa dây điện. Bất ngờ, có xe hơi 7 chỗ rất sang trọng và đẹp chạy vào Chùa. Xuống xe, có 2 vị mặc áo tu sĩ xem rất đẹp và 4 vị mặc quần áo thường, nhưng cũng rất đẹp, trông như những "đại gia" vậy.
Quí vị xuống xe, đi rảo vòng quanh Chùa, lên Chùa đốt nhang lễ Phật, xuống Chùa sau, thầy Thích Nhật... hỏi bà Tư nấu cơm ở Chùa:
Bà, thầy Chánh Huệ Phong có ở đây không hở bà?
Bà Tư trả lời:
– Dạ, không có, quí thầy muốn hỏi thầy Chánh Huệ Phong, hãy ra sân hỏi ông đang đứng ngoài đó, chớ tôi mới về đây công quả nên không biết.
Thầy Thích Nhật... và các vị ra ngoài sân Chùa gặp tôi (soạn giả Nguyễn Nhân).
Thầy Thích Nhật... hỏi:
– Ông tên gì, người ở đâu?
Tôi trả lời:
– Dạ, tôi tên là Nguyễn Văn út, ở gần đây.
Thầy Thích Nhật... hỏi tôi:
– Ông có thấy thầy Chánh Huệ Phong thường xuyên ở đây không?
Tôi trả lời:
– Dạ, ít gặp, hồi thầy Phong còn giảng Đạo tôi có đến nghe mấy lần.
Thầy Thích Nhật...hỏi tiếp:
– Ông nghe có hay không?
Tôi trả lời:
– Không thấy gì hay cả, mà tại sao có nhiều người lại thích. Mỗi lần thầy giảng có rất nhiều người đến nghe, mà ở xa không, chớ ở xung quanh đây không ai đến nghe cả.
Thầy Thích Nhật... nói:
– Thú thật với ông, chúng tôi đến đây 4 lần rồi mà không gặp được ông ấy. Nếu ông có gặp ông ấy, nói tôi là Thượng tọa Thích Nhật... đã từng hỏi ông ấy về pháp môn Thiền Tông, nhưng ông không trả lời được câu nào, cũng có khi ông trả lời, mà trả lời không đúng lời của Đức Phật dạy.
Tôi Thưa:
– Dạ, nếu tôi gặp ông ấy, tôi sẽ trình với ông ấy là Thượng tọa có đến nhiều lần mà không gặp được ông.
Tôi liền hỏi Thượng tọa Thích Nhật...:
– Sao Thượng tọa tìm ổng có việc gì không mà tìm hoài vậy?
Thượng tọa Thích Nhật... trả lời:
– Hôm trước, Thầy tôi có chửi ông ta một trận và cấm ông ta giảng Đạo Thiền Tông.
Tôi ngạc nhiên hỏỉ:
– Sao Sư phụ Thầy lại chửi ông Phong?
Thượng tọa Thích Nhật... nói:
– Ông nghĩ xem, Sư phụ tôi hỏi ông ta:
– Ông tu thành được cái gì rồi, mà dám đứng ra dạy người khác tu Giải Thoát.
Ông Phong trả lời là ông ta không có tu.
Vì ông Phong trả lời như vậy, nên Sư phụ tôi mới tức và chửi ông ta:
– Vậy, ông không tu mà sao dám đứng ra dạy người khác tu, có phải ông lừa người khác không.
Sư phụ tôi chửi ông ta tiếp:
– Trên đời này, tôi chưa thấy ai mà gan như ông vậy. Không tu mà đi giảng cho người khác nghe.
Thầy tôi chửi ông ta rất nhiều, nhưng tôi chỉ nói cho ông nghe vài ý vậy thôi. Nếu ông gặp ông ta, nhờ ông nói lại giùm và khuyên ông ta: Không tu mà dạy người khác tu Giải Thoát, coi chừng bị quả báo nặng nề đó.
Tôi có hỏi:
– Thưa Thượng tọa, ông ta bị quả báo kệ ông ta, Sư phụ Thầy và Thầy quan tâm đến ông ta làm gì mà phải đến đây nhiều lần cho mệt như vậy, và cũng làm mệt quý vị đây?
Thượng tọa Thích Nhật... nói:
– Tôi thì không quan tâm, nhưng vì Sư phụ tôi quan tâm, nên bảo tôi phải dẫn những vị này đến đây, để hỏi ông ta về pháp môn Thiền Tông, xem ông Phong trả lời được mấy câu của những vị này.
Tôi cũng xin giới thiệu cho ông biết:
– Những vị này chuyên về Thiền học và có học vấn cao lắm. Ý Sư phụ của chúng tôi, muốn những vị này trực tiếp hỏi ông Phong, xem ông Phong có trả lời được không.
Thượng tọa Thích Nhật... nói tiếp:
– Tôi cũng nói cho ông biết: Ông Phong nói với các đệ tử của Sư phụ tôi: "Tu thiền không ngồi". Vì chỗ không ngồi thiền này, nên Sư phụ tôi mới biết ông Phong này là kẻ lường gạt người khác.
Tôi nói:
– À ra, là như vậy.
Thầy Thích Nhật... lại nói tiếp:
– Vì sao tôi phải đi tìm ông ta nhiều lần như vậy là có nguyên do như sau:
– Mấy đứa là đệ tử của Sư phụ tôi, nghe ông ta nói tu thiền đừng có ngồi. Ông nghe thử coi, tu thiền mà không ngồi, là tu cái gì. Vậy mà mấy đứa đệ tử của Sư phụ tôi cũng nghe ông ta, bỏ Sư phụ tôi theo ông ta rất nhiều. Vì vậy, Sư phụ tôi bảo tôi phải tìm ông ta cho được, để cho quí vị đây hỏi cho ra lẽ, coi ông ta sử dụng "Ma lực" gì mà nói có nhiều người nghe như vậy.
Tôi xen vô nói:
– Như vậy, Sư phụ thầy đuổi mấy vị này đi cho rồi, tu theo Thầy mà không chịu nghe lời Thầy, thì còn ra thể thống gì.
Thượng tọa Thích Nhật... nói:
– Mấy người này, Sư phụ tôi thương tụi nó nhiều nhất, hơn nữa, nếu đuổi thì ai phụng sự cho Sư phụ tôi.
Tôi nói:
– Như vậy cũng rất khó. Thôi, mặc kệ mấy vị ấy đi, mấy vị ấy muốn ngu như ông thầy Phong, thì để mấy vị ấy ngu, Chùa Sư phụ Thầy có đến mấy trăm người, một vài người bỏ đi như vậy, có ăn thua gì...
Thượng tọa Thích Nhật... và quí vị chào tôi ra về. Riêng tôi có suy nghĩ như sau:
– Thầy Chánh Huệ Phong này ẩn mặt là phải, nếu Thầy không ẩn mặt thì Thầy sẽ ra sao đây?
Cuộc nói chuyện trên 1 giờ, rất nhiều ý, nhưng tôi chỉ nêu vài ý để phục vụ độc giả cho vui vậy thôi, sẵn dịp này, tôi cũng khuyên độc giả 4 phần:
– Thiền Tông, Đức Phật dạy, không được phép nói lâu và không nói chỗ đông người.
– Vị nào tu trong Chùa, phải biết sư phụ mình có thích pháp môn Thiền Tông này không, nếu sư phụ mình không thích, thì đừng tu theo pháp môn Thiền Tông này làm gì.
– Nếu là người tu tại gia, xem ông bà cha mẹ và những người trong gia đình mình có thích không, nếu tất cả người trong gia đình không thích, thì mình không nên tu, nếu có tu thì đừng cho ai biết.
Quý vị nên nhớ rằng: Đức Phật dạy pháp môn này còn bị chửi. Mấy vị Tổ dạy còn bị chết. Còn thầy Chánh Huệ Phong này, bị quí Thầy tìm đến chửi là đúng với quy luật tự nhiên của Tánh người vậy.
Câu chuyện thứ 2: Khi những vị nói trên vừa rời Chùa, tiếp theo có đoàn xe khác, do Hòa thượng Thích Giác... tuổi độ 60 và 4 vị nữa có hỏi tôi như sau:
– Ông Chánh Huệ Phong có ở Chùa không ông?
Tôi lễ phép trả lời:
"Dạ, không có.
Vị Hòa thượng hỏi tiếp:
– Ông làm nghề gì và ở đâu:
Tôi cũng lễ phép thưa: "Dạ, tôi là soạn giả Nguyễn Nhân, ở thành phố".
Vị Hòa thượng Thích Giác... nói với tôi:
– Ông là người viết sách do ông Chánh Huệ Phong giảng giải chớ gì?
Tôi trả lời:
– Dạ phải, vì tôi ham tìm hiểu nên sưu tầm và viết ra để giải trí.
Vị Hòa thượng ấy nói với tôi:
– Tôi không trách ông, vì ông là người sưu tầm Thiền học của Đức Phật dạy, nên mới viết ra lời dạy của ông Phong, nhưng tôi khuyên ông 1 điều: Vị nào có Chùa to, Phật tử đông, ông nên tìm đến những vị ấy hỏi thì viết ra mới đúng được. Còn ông Phong này vô danh tiểu tốt làm gì biết Thiền Tông của Đức Phật dạy mà ông đến hỏi ông ta.
Vị Hòa thượng nói tiếp:
– Ông Phong này tu đến đâu mà đứng ra giảng giải Thiền Tông. Hòa thượng như tôi mà còn chưa dám giảng. Hôm nay, tôi đến đây là để hỏi ông ta mấy câu, nếu ông ta không trả lời được, ông đừng giảng Thiền Tông nữa, còn ông cũng vậy, muốn viết sách Thiền Tông nên tìm hỏi những vị Cao Tăng, những vị này dạy cho mặc tình mà viết.
Tôi có trình và nói với Hòa thượng Thích Giác... như sau:
Dạ, thưa Hòa thượng: Xin Hòa thượng cho con hỏi Ngài 1 câu: "Con muốn tu Giải Thoát phải tu làm sao"?
Vị Hòa thượng Thích Giác... trả lời:
– Là ngồi thiền "Dẹp vọng tưởng" hết vọng là giài thoát.
Tôi thưa với vị Hòa thượng Thích Giác
– Con xin trình với Hòa thượng: Nếu Hòa thượng ngồi mà dẹp vọng tưởng được, thì Hòa thượng tài hơn Đức Phật rồi đó!
Vị Hòa thượng Thích Giác...nói với tôi:
– Tại sao ông nói như vậy, căn cứ vào đâu?
Tôi trình thưa với Hòa thượng Thích Giác...
– Đức Phật có dạy Vọng tưởng như sau:
Vọng tưởng là của chúng sanh
Tu ngồi dẹp vọng, là anh ngu khờ
Ngu khờ lại thích làm thơ
Làm thơ trật lất, ngu khờ lộ ra.
Như Lai dạy: cõi Ta bà
Ta bà luân chuyển để mà tồn sanh
Tồn sanh để được đi quanh
Ở trong Tam giới, tử sanh luân hồi.
Phật rằng: Giải Thoát là "Thôi"
"Thôi" đi tất cả, luân hồi không theo
Cũng vì danh lợi bám theo
Bám theo vật chất, là theo luân hồi!
Hòa thượng Thích Giác... nghe tôi đọc bài kệ 12 câu của Đức Phật dạy, ông nhìn tôi trừng trừng.
Tôi liền nói tiếp:
– Xin lỗi Hòa thượng, đây là lời dạy của Đức Phật, nếu có gì Hòa thượng không hài lòng, xin Hòa thượng bỏ qua cho con. Con cũng trình với Hòa thượng biết: Con có nói với ông Chánh Huệ Phong này rất nhiều lần, nhưng ông ta không chịu nghe con: Việc dạy Giải Thoát là nhiệm vụ của vị Hòa thượng hoặc những vị tu cao, còn ông là 1 Thiền gia bình thường, biết được có 3, 4 chữ tu, mà cũng đứng ra dạy người khác, thật ông làm chuyện không công, coi chừng quí vị Hòa thượng và những vị tu cao chửi đó. Nhưng ông ta không chịu nghe lời con, mà còn bảo con phải viết sách Thiền Tông.
Lần thứ hai, tôi xin lỗi Hòa thượng Thích Giác... về sự viết sách của tôi.
Không biết Hòa thượng Thích Giác... có chấp nhận lời xin lỗi của tôi không. Ông và những vị đi theo Ngài rời Chùa đi ra ngoài xe. Tôi cũng ra tận xe để tiễn quí vị và hỏi:
– Quý vị ở Chùa nào, muốn gặp ông Chánh Huệ Phong không, tôi nói ông ấy đến gặp quí vị?
Hòa thượng Thích Giác... nhìn tôi bằng nửa con mắt và nạt tôi:
– Thôi! Không cần.

56- Hòa Thượng Thích Đức... Hòa Thượng ngồi tại chỗ gay gắt hỏi
Hòa thượng Thích Đức... sanh năm 1940, tại Thủ Dầu Một, cư ngụ tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, ngồi nghe Trưởng ban trả lời những câu hỏi của những người đến dự vấn đáp, gần 1 giờ, Hòa thượng ngồi tại chỗ gay gắt hỏi:
– Ở đây, thầy dạy tu Thiền Tông như thế nào?
Trưởng ban lễ phép thưa:
– Dạ, ở đây không dạy tu Thiền Tông.
Hòa thượng Thích Đức... lớn tiếng nói:
– Thầy không dạy tu, vậy tập trung đông người lại để làm gì?
Trưởng ban cũng lễ phép thưa:
– Dạ, con chỉ giải thích pháp môn Thiền Tông, chớ không dạy tu, kính thưa Hòa thượng.
Hòa thượng Thích Đức... liền đứng lên nói một loạt:
– Quý vị có nghe ông Chánh Huệ Phong này nói không, ông ta không dạy tu mà quí vị đến đây nghe làm gì. Trên đời này, bất cứ người nào theo Đạo phật là phải tu.
Ông Chánh Huệ Phong là người quản trị Chùa này, ông ta không tu mà đi dạy người khác. Như vậy, ông ta nương cửa Phật gạt người để kiếm tiền đó, các vị đừng lầm ông ta, nếu quí vị đến nghe ông ta hoài, coi chừng bị điên theo ông ta đó.
Hòa thượng Thích Đức... đứng lên rời Chùa và nói thêm một loạt:
– Ông nên dẹp cái trò này đi.
– Chúng tôi không muốn trong Đạo Phật có hạng người như ông.
– Đời này là đời Mạt pháp làm sao tu thành Phật được.
– Ông thành Phật chưa mà đứng ra dạy người khác.
– Một lần nữa, tôi bảo ông phải dẹp bỏ cái trò này đi.
– Tụi bây thường xuyên đến kiểm tra ông này.
Trưởng Ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu làm thinh, và cũng từ ngày này, Trưởng ban không tiếp xúc với ai đến viếng Chùa nữa. Riêng phần chúng tôi, cũng từ ngày hôm nay, không nghe thêm được lời nào của vị Trưởng Ban Quản trị Chùa Thiền tồng Tân diệu này nữa!

57- Anh Phạm Văn Giang, TP. Hải Phòng, hỏi 6 câu
Anh Phạm Văn Giang, ở xã Thiên Hương, huyện Hương Thủy, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng, hỏi 6 câu:
Câu 1: Cháu có hỏi những vị đạt được "Bí mật Thiền Tông", hướng dẫn cháu về cách tu Tánh Thấy, cháu tu như sau:
1/- Khi thấy cảnh hay vật, không để phát sinh những cái thấy tiếp theo, và những thứ suy nghĩ phân biệt.
2/- Cháu tu tập như vậy cảm thấy rất mệt và căng thẳng.
3/- Cháu cảm thấy hình như sai chỗ nào đó, mong Ban Quản trị Chùa tư vấn cho cháu?
Câu 2: Tu Thiền Tông là "Buông, Dừng, Thôi và Dứt" những chuyện trong vật lý.
Ví dụ:
– Bảo bỏ tham, cháu không tham được.
– Bảo bỏ sân, tức giận, cháu bỏ được.
– Bảo không sử dụng 16 thứ của Tánh người, thì làm sao bỏ được.
– "Buông" nghiệp quả của mình, không theo ảo giác phải làm sao Buông?
Câu 3: Trong sách có đoạn ghi: Khi tâm vật lý mình chạy lăng xăng, mình hô thầm 1 tiếng: "Buông". Vậy, từ Buông này có diệu dụng như thế nào, mà công dụng lớn như vậy, xin Ban Quản trị giải thích?
– "Nhất tự thiền" mà vua Võ Tắc Thiên có đề cập đến là tu làm sao?
Câu 4: Khi sắp lâm chung, vỏ bọc của Tánh người được Điện từ Âm – Dương chiếu vào, tạo thành Trung Ấm Thân. Khi đã có thân, tức là Tánh Phật của mình vẫn còn bị nhốt ở trong Trung Ấm Thân, thì thoát ra kiểu nào?
Câu 5: – Ban điều hành Nhân – Quả là gì?
– Họ gồm có những ai?
– Nghiệp dẫn đi luân hồi như thế nào?
Câu 6: Đối với những người Giác Ngộ "Yếu chỉ Thiền Tông" như cháu. Cách tạo ra Công đức như thế nào, để vượt ra ngoài Tam giới?
Mong Ban Quản trị chỉ rõ cho cháu.
Cháu thành thật cám ơn.
ĐÁP:
Câu 1:
– Tu Thiền Tông, đừng nhìn bất cứ thứ gì chăm chú mà Thanh Tịnh cả. Cứ nhìn một cách tự nhiên bình thường.
– Trước nhìn hay phân biệt. Nay tu Thiền Tông: Nhìn cảnh vật, cảnh vật là cảnh vật, Tánh Thấy của mình cứ tự nhiên Thấy là phải, làm gì có chuyện mệt và căng thẳng.
– Trước kia, mình làm việc hay suy nghĩ chuyện khác. Nay tu Thiền Tông, tập cho tâm mình đừng suy nghĩ chuyện khác, tập từ từ mới hết được, chứ không phải hết liền, nếu hết liền mình là Tổ Thiền Tông rồi vậy.
Câu 2: Phật tử Thiền Tông bảo:
1/- "Buông, Dừng, Thôi, Dứt" những chuyện trong vật lý, thì làm được.
2/- Không sử dụng 16 thứ của Tánh người thì phải làm sao?
3/- Nhưng bảo: "Buông" nghiệp báo của mình, không theo ảo giác của vật lý, thì buông làm sao được?
Trả lời:
1/- "Buông, Dừng, Thôi, Dứt" những chuyện thế gian là làm như sau:
2/- Trước kia, mình nghe ai nói gì, tâm mình cũng xen vào. Đức Phật bảo mình "Buông", hoặc "Dừng", hay "Thôi ", tức đừng dính vào chuyện của người khác, cứ chăm chú việc làm của mình.
3/- Phải sử dụng Tánh người để làm, nhưng làm trong Thanh Tịnh, tức nương theo Tánh Phật Thanh Tịnh của chính minh mà làm, chứ làm sao bỏ Tánh người được. Khi nào mình vào được Phật giới, thì chỉ sử dụng Tánh Phật, chở trong Phật giới đâu có Tánh người mà mình sử dụng.
Câu 3: Chữ "Buông" ở câu thứ 3 này, là mình thầm "Buông" những chuyện của thế gian, chứ không phải la lên. Đang làm, tâm mình lăng xăng nghĩ chuyện khác, mà mình la lớn lên "Buông", thì người xung quanh bảo mình là người điên đó! Chữ "Buông" mà la lớn này, chỉ áp dụng khi nào mình có Công đức không đủ sức vượt Hải Triều Dương, do bị nghiệp không buông tha mình. Phật tử Thiền Tông phải đợi khi nào Tập Huyền Ký của Đức Phật công bố ra mới hiểu rõ chữ Buông được.
Vua Võ Tắc Thiên, Nhà vua không tu "Nhất tự thiền", mà Nhà vua hằng sống với Tánh Phật Thanh Tịnh của Nhà vua. Vì vậy, khi 80 tuổi, Nhà vua tự bỏ xác thân để trở về Phật giới.
Câu 4: Câu này, Phật tử Thiền Tông đã hiểu sai, tức chưa đọc kỹ 9 quyển sách. Trong 9 quyển sách đã có nói rất rõ. Nhắc lại cho Phật tử Thiền Tông rõ 2 phần chánh:
1/- Phước đức và ác đức nó được lưu giữ trong vỏ bọc của Tánh người. Người tạo nghiệp Phước đức, tức tự mình tạo ra làn sóng Điện từ Dương, ngang bằng với 1 trong 33 Cõi Trời và 1 nước Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà. Nghiệp Phước đức này, nó tương hợp với cõi nào, thì làn sóng Điện từ Dương do mình tự tạo ra đó. Khi mình lâm chung, Điện từ Âm – Dương không còn duy trì thân Tứ đại được, nên thân Tứ đại phải tan ra, tức mất công năng duyên hợp. Lúc này, Tánh người nó phải rời xác thân Tứ đại, mang theo một khối "Tổng nghiệp" rời xác thân. Chính cái khối Tổng nghiệp này, nó phải luân chuyển theo Qui luật luân hồi trong Tam giới này. Khối Tổng nghiệp này nó vừa rời thân Tứ đại, hình dáng bằng Điện từ Âm – Dương của khối Tổng nghiệp này, nó giống như hình bóng của con người mà nó ẩn trong đó trước kia vậy.
Đức Phật dạy:
– Cái hình bóng này gọi là "Trung Ấm Thân" cùa người đó. Cái Trung Ấm Thân này, nó tự động được hút vào nơi nào trong Tam giới này, tương đương mà Tánh Phật sử dụng Tánh người suy nghĩ và làm ra có 4 đường cuốn hút:
Đường 1: Gọi là đường Dương, tức đường đi lên các Cõi Trời và nước Tịnh Độ. Người muốn được hút vào đường Dương này, thì Trung Ấm Thân của người đó phải mang một khối Tổng nghiệp Phước đức thật lớn.
Đường 2: Gọi là đường Âm, tức đường đi xuống các cõi thấp. Người bị hút vào đường Âm này, thì Trung Ấm Thân của người đó bị mang một khối Tổng nghiệp ác thật lớn. Khi rời bỏ xác thân của mình, thì Trung Ấm Thân của mình tự nhiên bị hút vào các loài ở các tầng Âm này, như các loài: Súc sanh và Địa ngục.
Đường 3: Gọi là đường Trung, tức đường không thiện mà cũng không ác. Trung Ấm Thân của người này, cứ lang lang trong dòng tộc để luân chuyển muôn kiếp ngàn đời, không thể nói thời gian được.
Đường 4: Gọi là đường "Giải Thoát". Người nào muốn vào đường Giải Thoát này, thì Trung Ấm Thân của người này phải chứa hoàn toàn bằng khối Công đức. Khi Trung Ấm Thân vừa mang khối Công đức này ra ngoài xác thân Tứ đại của người này, thì Trung Ấm Thân này tự phát sáng ra, nó tự biến thành là "Như Lai Tàng", tức cái "Kho" chứa hoàn toàn Công đức và Tánh Phật Thanh Tịnh.
Vì sao có hiện tượng như vậy?
– Vì cái Kho Như Lai này nó chứa hoàn toàn bằng Công đức, Công đức là loại "Cực Dương", tức cực sáng. Nhờ ánh sáng cực sáng này, mà trong Kho Như Lai không có chỗ tối. Vì vậy, trong Tam giới này không chỗ nào chứa cái Kho Như Lai này được cả. Nên cái Kho Như Lai này, nó phải vượt qua cửa "Hải Triều Dương" để vào Phật giới, nơi Mười phương chư Phật sống.
Câu 5: Ban điều hành Nhân – Quả có 2 Ban:
Ban một: Điều hành Nhân – Quả để cho trong 1 hành tinh hay 1 Tam giới hằng còn, cũng như Hằng hà sa số Tam giới khác cũng hằng còn, là do "Ban bệ của trời Tứ Thiên Vương" đứng ra điều hành. Ban bệ này điều hành "Lỗ đen Vũ trụ" để tạo ra hành tinh nào khi hết tuổi thọ hay bị lấy hết tài nguyên, hoặc bị loài người phá đi, chứ không phải điều hành Nhân – Quả của nghiệp Phước hay nghiệp ác của con người.
Ban hai: Điều hành Nhân – Quả trong từng dòng tộc nào đó. Dòng tộc này, tự đề cử hoặc bầu ra Ban Điều hành này, để cho dòng tộc của họ thay phiên với nhau mà trả Nhân – Quả trong dòng tộc của mình.
Câu 6: Tạo ra Công đức đã có nói thật rõ trong 9 quyển sách rồi. Tuy nhiên, để Phật tử Thiền Tông biết rõ phần này, Ban quản trị chúng tôi xin chỉ thêm:
– Tạo ra Công đức: Mình biết pháp môn Thiền Tông, là pháp môn giúp cho người khác Giác Ngộ và Giải Thoát. Bằng cách nào đó, mình giúp cho người khác hiểu như mình, là mình có 1 phần Công đức, nhiều người hiểu, là mình có nhiều phần Công đức, còn vô số người hiểu, là mình có vô lượng Công đức.

58- Anh Nguyễn Bạch Đằng, hỏi đến 29 câu
Anh Nguyễn Bạch Đằng, sanh năm 1974, tại Sài Gòn, cư ngụ 362/17, bến Phú Định, P.16, Q.8, TP.HCM, hỏi đến 29 câu:
Câu 1: Suy nghĩ như thế nào gọi là suy nghĩ trong Thanh Tịnh?
Câu 2: Làm sao đưa suy nghĩ vào Thanh Tịnh?
Câu 3: Tập như thế nào để được Thanh Tịnh?
Câu 4: Làm sao thấy và biết được dòng Điện từ Âm + Dương trong cơ thể?
Câu 5: Ý như thế nào gọi là Ý Thanh Tịnh? Ý như thế nào mà không thiện không ác? Xin cho ví dụ?
Câu 6: Ứng dụng "Nhất tự thiền" trong cuộc sống như thế nào? Ai mới ứng dụng được Nhất tự thiền này, điều kiện nào mới sử dụng được?
Câu 7: Ý nghĩa "Nghiệp chướng bổn lai không"? ứng dụng như thế nào? Đối tượng nào mới được sử dụng câu này?
Câu 8: Các bài kinh Thần chú trong nhà Phật đều có lợi lạc cho chúng sanh, theo Thiền Tông hiệu quả chỗ nào? Trong điều kiện nào mới có hiệu quả như lời trong kinh hay sách nói?
Câu 9: Từ xưa đến nay, người đạt được "Bí mật Thiền Tông" đều cho ra bài kệ, có trường hợp nào thể hiện qua vă tự mà không cần bài kệ không?
Câu 10: Hiện tượng nhận "Điển Quang", mượn xác để dạy dỗ chúng sanh tu hành. Mà người tu thường dùng danh từ là Vô vi, Bề trên, về dạy dỗ chúng sanh thời Mạt pháp này. Những việc đó, Phật và Bồ Tát có làm như vậy không? Những hiện tượng đó ai làm ra, thành phần nào trong Tam giới này?
Câu 11: Cách nhận biết Ý trong Phật Tánh và Ý của Tánh người?
Ví dụ: Ý con người cũng muốn giúp đỡ người khác làm tốt, Ý Phật cũng vậy, làm sao phân biệt?
Theo con nghĩ, Ý Phật chỉ giúp người hướng thượng, còn Ý con người cũng hướng thượng, nhưng bị vướng vào danh, lợi... nên bị vướng vào luật Nhân – Quả, còn Ý Phật có bị vướng vào luật Nhân – Quả không?.
Câu 12: – Tánh người: Nghe, Nói, Thấy, Biết, có phân biệt, nên luân chuyển.
– Tánh Phật: Nghe, Nói, Thấy, Biết, trùm khắp Thanh Tịnh, có phân biệt không? Ngoài những cơ bản nêu trên, có lý giải nào khác không?
Câu 13: – Tánh con người có đến 16 thứ và 8 muôn 4 ngàn cái bong bóng ảo giác, nên khó thấy và biết được chân thật.
– Tánh Phật có 4 thứ, Thanh Tịnh, nên thấy biết chân thật.
– Ngoài ra, có cách nào để nhận thấy và biết được chân thật ở Thế Giới này không?
Câu 15: Tập như thế nào để thuần thục được vỏ bọc Tánh người?
Câu 16: – Trong Bể Tánh có: Phật lớn, Phật vừa, Phật nhỏ. Vậy, Phật có cái bản Ngã của Phật không?
Câu 17: Tập như thế nào để nhận rõ đâu là Tánh người và đâu là Tánh Phật?
– Chỉ cần Thanh Tịnh là nhận được 2 thứ Tánh Phật và Tánh người. Ngoài Thanh Tịnh này ra, còn cách nào hiển lộ ra 2 thứ Tánh nói trên không?
Câu 18: Con người có thiện, có ác, có phân biệt, Phật thì như thế nào? Ai muốn Giải Thoát thì Phật mới giúp, còn không thì Phật không giúp, tại sao vậy?
– Theo con hiểu Phật Tánh: Nghe, Nói, Thấy, Biết trong Thanh Tịnh, không dính vào thiện, ác và phân biệt.
– Ý của con, vậy Phật cũng có sự phân biệt giữa luân hồi và Giải Thoát. Vậy, cái phân biệt này là như thế nào?
Câu 19: Phân biệt: Bi, Trí, Dũng, Phật Tánh và Tánh người?
Câu 20: Nơi Thế Giới này là Nhân – Quả Luân hồi. Vậy luân hồi như thế nào?
Câu 21: Hiện tượng "Điển Quang" của thiên nhiên là như thế nào?
– Theo Thiền Tông thì điều đó có hay không?
Câu 22: Một người bình thường không biết gì? Nhưng khi có "Điển Quang" vào thân người, nói chuyện rất mạch lạc, lý giải theo Thiền Tông như thế nào?
Câu 23: Tập như thế nào để vỏ bọc Tánh người thả lỏng Tánh Phật ra?
– Trong sách nói: Có Công đức nhiều lưu trong vỏ bọc Tánh Phật, vỏ bọc Tánh Phật đè vỏ bọc Tánh người, thì vỏ bọc Tánh người buông Tánh Phật ra. Ngoài cách này, còn có cách nào để được như vậy không?
Câu 24: – Tu theo Thiền Tông là Giải Thoát, Giải Thoát là chiều Dương.
– Các môn khác tu trong vật lý, nên bị luân hồi, luân hồi là chiều Âm.
– Hai phần này đối nghịch nhau.
– Theo Thiền Tông: Để dung hòa 2 phần nói trên được bình đẵng, thì phải làm sao?
Câu 25: Từ Bi, Hỷ xả, theo tinh thần Thiền Tông như thế nào?
Câu 26: Bi, Trí, Dũng, theo tinh thần Thiền Tông áp dụng ra sao?
Câu 27: Hỏi về Trung Ấm Thân có 8 phần hỏi:
1/- Nguyên lý hình thành ra 1 Trung Ấm Thân.
2/- Cấu tạo một Trung Ấm Thân như thề nào.
3/- Qui trình hoạt động của môt Trung Ấm Thân.
4/- Thời gian tồn tại của một Trung Ấm Thân.
5/- Nhiệm vụ của một Trung Ấm Thân.
6/- Trung Ấm Thân chịu chi phối theo Qui luật nào.
7/- Có ai tác động được vào Trung Ấm Thân không.
8/- Trung Ấm Thân có Âm Dương không.
Câu 28: Hỏi Phân thân, hóa thân, ứng thân, mục đích và khác nhau như thế nào?
Câu 29: Khi con người hôn mê, Phật Tánh có hoạt động không? Nếu Phật Tánh có hoạt động tại sao người đó không biết?

TRẢ LỜI:
Câu 1: Suy nghĩ trong Thanh Tịnh, phần này chi có chư Phật mới suy nghĩ được thôi. Còn con người chi biết làm trong Thanh Tịnh, chớ không suy nghĩ trong Thanh Tịnh được. Vì sao vậy? Vì người đang sống trong Qui luật lý Âm Dương chi phối, mà nói mình là "Phật", thì người này không hiểu Qui luật vận hành nơi Thế Giới này.
Người tu theo Thiền Tông phải hiểu rõ như sau:
Người sống ở địa cầu này, tự xưng mình là Thánh này Thần kia, mình phải hiểu 2 thành phần này như sau:
– Một là họ mạo danh để mê hoặc người khờ khạo để những người ngu này cúng tiền cho họ xài mà không phải đi lao động vất vả mệt nhọc.
– Hai là họ nói thiệt. Người tu Thiền Tông biết người này là thiệt rồi, nên tránh xa người này ra. Vì sao vậy? Người tu Thiền Tông mục đích là Giác Ngộ và Giải Thoát, mà những ông Thần hay bà Thánh này, chuyên làm 3 việc như sau:
Một: Chuyên lường gạt người ngu khờ, họ nói là cho Phước mình, còn lừa cao hơn, là họ nói đổ Phước vào đầu mình.
Hai: Sau đó, họ kèm theo lời hù dọa: nếu ai khinh chê hay phỉ báng họ, thì họ đẩy mình xuống địa ngục. Đây là Tánh của những vị Thần hay vị Thánh ở Thế Giới này vậy. Do đó, người tu Thiền Tông đừng lại gần những người này. Trừ khi mình có Công đức thật lớn thì mình mới đến gần những người này. Để chi vậy? Để phá tan phần Âm Phước của họ, để họ quay đầu trở lại làm người học Thiền Tông để biết Công thức Giải Thoát.
Tại sao con người ở Thế Giới này thân tâm không Thanh Tịnh được?
Vì có 2 nguyên nhân:
Một: Tu hành để ép cho thân tâm Thanh Tịnh; cái Thanh Tịnh mà dụng công tu hành ép được đó, nếu các ông không dụng công tu hành không ép được nữa, thì cái Thanh Tịnh 1 nó phải trở lại theo qui iuật luân chuyển của vật lý. Vì vậy,
Như Lai có nói: Ở Thế Giới Nhân – Quả vật lý Âm Dương này, người tu hành mà dụng công tu ép cho thân tâm Thanh Tịnh, nếu đem so sánh với Thanh Tịnh trong Bể Tánh tự nhiên Thanh Tịnh, thì cái Thanh Tịnh mà các ông dụng công ép cho thân tâm Thanh Tịnh được đó, so sánh với Thanh Tịnh tự nhiên chi bàng 1 giờ hay 1 ngày mà thôi.
Như Lai nói cho các ông bà rõ:
– Ở Thế Giới Nhân – Quả Luân hồi Âm Dương nơi trái đất này, không ai thoát ra ngoài quy luật này được. Chỉ người thật sự khôn ngoan thì mới hiểu nguyên lý này. Còn người ngu khờ, thì nghe ai nói gì cũng tin, nên vướng mắc vào những bịa đặt của người ta, như:
– Lạy ông Thần này bà Thánh kia để xin tiền và của!
– Cầu xin những người nói trên nhờ họ giúp mình Giải Thoát!
Như Lai nói rõ cho các ông bà biết:
– Ở Thế Giới Nhân – Quả Luân hồi này, không ai giúp gì cho mình được. Nếu họ có giúp được mình, là họ "mở tủ của chính mình, lấy tiền của mình, giao lại cho mình vậy thôi".
Còn phần Thanh Tịnh: Con người ở trong địa cầu này không ai tài nào làm cho thân tâm mình được Thanh Tịnh được cả. Vì sao vậy? Như Lai đưa ví dụ sau đây ông bà sẽ biết:
– Như, con người đang ở dưới nước, vừa nhúc nhích là nước động rồi. Nếu cũng con người đó, không ở trong môi trường nước, dù có động thế nào đi chăng nữa, thì nước cũng không dao động.
Vì nguyên lý này, một vị đã "thành Phật" rồi, tức vào sống trong "Bể Tánh Thanh Tịnh nơi chư Phật ở"; ở trong Bể Tánh Thanh Tịnh này, ròng là Điện từ Quang, nên không có sức hút vật lý Âm Dương, vì vậy mà không có Nhân – Quả Luân hồi, nên tự nhiên Thanh Tịnh.

Câu 2: Suy nghĩ là của Tánh người, không đưa Tánh người vào Thanh Tịnh được.
Vì sao vậy?
– Vì Tánh người đang ở trong sức hút và luân chuyên của Điện từ Âm – Dương, thì làm sao Thanh Tịnh được.
Phần này Đức Phật có dạy:
– Tánh người đang ở trong Thế Giới luân chuyển vật lý, cũng Thanh Tịnh được, nhưng phải hiểu và thực hành như sau. Đây là của những vị A La Hán áp dụng để tìm cái Thanh Tịnh giữa dòng luân hồi:
– Dụng công ngồi tọa thiền, ép cho Tâm duyên hợp của vật chất Thanh Tịnh. Để hưởng cái Thanh Tịnh, an vui trong Thế Giới luân hồi. Giống như các ông đang ở trong vùng mưa nhiều gió lớn. Xây một căn nhà kiên cố để an trú trong đó, tạm thời hưởng cái an ổn vậy.
Hầu hết, những người đầu tiên tu với Như Lai, đều thích tu kiểu này. Kiểu này, Như Lai gọi là "Niết Bàn tịch tĩnh", tức Niết Bàn ở trong vùng cô tịch và yên lặng. Danh từ chuyên môn gọi là "A La Hán".
Như Lai cũng dạy cho các ông biết :
Nơi Thế Giới Nhân – Quả vật lý Âm Dương này, khồng ai phá vỡ bất cứ thứ gì được. Vì vậy, Tánh người là phải ở Thế Giới loài Người, không qua Thế Giới khác sống được. Vì sao vậy? Vì ở mỗi nơi trong tam giới vật lý Âm Dương này, mỗi nơi đều có tần số sóng Điện từ Âm – Dương riêng, nên loài này không qua loài kia sống được. Như Lai đưa thực tế cho các ông bà thấy: "Con người sống hít thở bằng không khí, không thể nào hít thở bằng nước được, do đó, xuống nước là bị chết ngay". Con người và vạn vật nơi Thế Giới này, là sống trong quy luật Nhân – Quả Luân hồi của vật lý Âm Dương, nên bắt buộc phải luân chuyển, không ai cưỡng lại được, dù người đó là Vua cõi người hay làm Chúa Cõi Trời cũng không thay đổi được.
Quy luật Nhân – Quả như thế nào?
– Vòng cuốn hút Nhân – Quả Luân hồi này, nó là tự nhiên như vậy, mà con người là chủ động tạo ra luân hồi trong tam giới này.
Tại sao con người làm như vậy?
– Vì trong Tánh của mỗi một con người có 16 thứ, mà trong 16 thứ này, có cái "Tưởng" là mạnh nhất. Cũng vì cái Tưởng quá mạnh này, cộng với 15 thứ kia nữa, nên con người sanh ra cái "Chấp". Cái Chấp của con người a cũng cho mình là hay, là khôn, là giỏi, nên sanh ra cái "Ngã Chấp". Khi cái Ngã Chấp nó thành ra một "Khối cứng ngắc" rồi, chính cái Khối này là "Ta hay Tôi" đó.
Trong Ta hay Tôi có cái gì ở trong đó? Có Phật Tánh ở trong đó. Ban đầu, Phật Tánh bị hút vào trong cái vỏ bọc của Tánh người. Tánh Phật không biết đường nào thoát ra ngoài để trở về Bể Tánh Thanh Tịnh. Nên Tánh Phật sử dụng cái Tưởng của Tánh người để tìm đường thoát ra. Vì Tánh Phật sử dụng cái Tưởng của Tánh người, nên tạo ra "sản phẩm", khi đã có sản phẩm rồi, phải có nơi cất giữ, để khi nào muốn sử dụng lại, móc ra sử dụng. Do vậy, cái kho cất giữ này được Điện từ Âm – Dương tự động cuốn hút để hình thành ra là một cái "Kho". Cái Kho này, chuyên chứa những suy tư và tưởng tượng của Phật Tánh tưởng tượng ra. Do đó, cái Kho này được gọi là kho "Tàng thức", tức cái kho chứa hiểu biết do Tánh Phật sử dụng cái Tưởng của Tánh người tưởng tượng ra.
Theo quy luật Nhân – Quả và luân chuyển nơi Thế Giới này, hể cái gì có, thì phải bị hút đi theo dòng luân chuyển, mà Đức Phật gọi là luân hồi. Cái kho Tàng thức này, Tánh Phật của mỗi người tưởng tượng ra không biết bao nhiêu là chuyện, nên cái Kho này, nó phải tự nhiên luân chuyển do Điện từ Âm – Dương cuốn hút và kéo đi. Căn bản của mỗi cái Kho chứa như sau:
1/- Tánh Phật tưởng tượng làm Phước thiện thật nhiều, cốt để mong thoát ra ngoài cái vỏ bọc của Tánh người đề trở về Bể Tánh Thanh Tịnh.
2/- Tánh Phật tưởng tượng cầu mong người nào đó, để mong thoát ra ngoài cái vỏ bọc Tánh người để trở về Bể Tánh Thanh Tịnh.
Chính 2 phần này, là nguyên nhân tạo ra "Nghiệp"; mà Nghiệp là đầu mối dẫn đi trong 6 nẻo luân hồi. Vì Tánh Phật bị luân hồi trong 6 nẻo nên rất thích như khi:
– Làm Trời, ham hưởng sung sướng.
– Làm Tiên, ham hưởng vui chơi.
– Làm Người, thích có danh lớn, thích giàu sang để người khác kính nể, thích làm thầy để người khác lạy mình, thích bịa những chuyện không thật để dụ lấy tiền của người ngu khờ, v.v...
Vì vậy mà Tánh Phật quên đi mong muốn ban đầu là trở về Bể Tánh Thanh Tịnh.
Chính cái tưởng tượng suy nghĩ và ham muốn này, nó chứa vào cái kho Tàng thức, nên cái kho này là một Khối Nghiệp! Cái kho Khối Nghiệp này là do Phật Tánh tự tạo ra để Khối nghiệp mang Tánh Phật đi luân hồi trong 6 cõi không ngày cùng, cũng vì Tánh Phật sử dụng Tánh người mà ra vậy!
Cái sai lầm của Tánh Phật là sử dụng Tánh người. Cũng may cho Tánh Phật của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, là nhờ Đức Phật Nhiên Đăng dạy cho Ngài biết chỗ sai này và dạy cho Ngài biết Công thức trở về Bể Tánh Thanh Tịnh, tức quê xưa của Ngài, Ngài thương chúng ta mà dạy lại chúng ta. Ngài từ bi dạy chúng ta như vậy, mà chúng ta không chịu nghe, mà lại chửi Ngài, nói Ngài là ông Thầy bị điên! Còn chứng ta nói mình là người quá khôn, nên ngày đêm sáng tối cứ cắm đầu lạy người lường gạt mình, đưa tiền cho họ xài, mà nói mình là người khôn nhất trên đời này!
Tại sao chúng ta ngu ngốc như vậy? Vì vô số đời trước, chúng ta lường gạt người khác, thì hôm nay phải trả quả thôi. Đây là Qui luật Nhân – Quả của Thế Giới này vậy.
Con người sống nơi Thế Giới này, dù có tài ba đến mấy, khôn lanh đến cỡ nào, Thần thông có cao đến đâu, v.v.. cũng không thoát ra ngoài Nhân – Quả ở Thế Giới này được.
Đức Phật có dạy người có Thần thông như sau:
Trong 10 đệ tử lớn của Đức Phật, có ông Mục Kiền Liên là người có Thần thông bậc nhất. Ông muốn lên Cõi Trời nào cũng được. Xuống tầng Địa ngục tận cùng cũng rất dễ. Vì ông có Thần thông tuyệt đỉnh như vậy, nên ông không tin là Nhân – Quả cao hơn Thần thông của ông. Nên khi Hoàng tộc của Đức Phật bị Nhân – Quả phải trả, ông có trình thưa hỏi Đức Phật:
– Kính bạch Đức Thế Tôn: Hoàng tộc của Đức Thế Tôn bị người khác giết hại như vậy, sao Đức Thế Tôn không cứu Hoàng tộc mình?
Đức Phật nói với ông rằng:
– Này ông Mục Kiền Liên: Luật Nhân – Quả nơi Thế Giới này không ai phá vỡ được, kể cả Như Lai. Như Lai cũng cho ông biết: vì gia đình của Như Lai bị Nhân – Quả phải trả, nên Như Lai đành đứng nhìn!
Ông Mục Kiền Liên không tin Nhân – Quả có lực mạnh hơn Thần thông của ông, nên ông có trình xin Đức Phật cho phép ông sử dụng Thần thông để đem Hoàng tộc của Như Lai lên núi cao để tránh nạn. Đức Phật ngăn ông hoài không cho ông sử dụng Thần thông để cứu Hoàng tộc của Như Lai. Đợi khi Như Lai vào Tịnh thất nghỉ, ông mới sử dụng Thân thông hóa thành một cái nhà, mọi người trong Hoàng tộc thấy cái nhà tự nhiên xuất hiện, tưởng rằng Đức Phật hóa nhà để cứu họ. Khi mọi người vào trong nhà hết, cái nhà tự nhiên bay lên núi. Ông Mục Kiền Liên bay lên mở cửa nhà ra, không ngờ những người trong nhà đều chết hết. Đức Phật xuất hiện và nói với ông:
– Như Lai đã nói với ông rồi, Nhân – Quả nơi Thế Giới này không ai có thể phá vỡ được, ông không tin. Như Lai cũng cho ông biết: Ông sử dụng Thần thông lần này là vi phạm luật Nhân – Quả rồi đó, kể từ nay ông không còn sử dụng Thần thông được như trước nữa.
Đức Phật vừa dạy ông Mục Kiền Liên xong, Đức Phật xuống Tịnh thất. Ông Mục Kiền Liên ở trên núi 1 giờ sau, dụng Thần thông để bay xuống núi, nhưng ông dụng công hoài mà không được, nên đành đi bộ xuống núi bằng 2 chân của mình.
Khi ông xuống núi đến gặp Đức Phật trình việc ông bị mất Thần thông của mình.
Đức Phật dạy ông:
– Đây là Nhân – Quả ông phải trả, không phải hết đâu. Khi mà nhiều người biết ông bị mất Thần thông, họ tìm cách đánh ông cho chết đó, để họ trả thù ông, khi ông còn Thần thông đi ngăn cản chuyện làm của người khác.
Quả thật như vậy, sau này ông Mục Kiền Liên bị những người trước kia tranh giành và đánh lộn với nhau, bị ông Mục Kiền Liên sử dụng Thần thông ngăn cản. Nay ông không còn Thần thông nữa, nên họ trêu chọc và đánh ông cho đến chết!

Câu 3: Thanh Tịnh mà tập cho nó Thanh Tịnh, cái Thanh Tịnh mà tập được đó. Đức Phật bảo quăng sông cho rồi. Vì sao Như Lai nói như vậy? Vì cái Thanh Tịnh nó là tự nhiên. Người tu theo Thiền Tông phải hiểu 2 phần:
1/- Nhận ra được Tánh Phật, sống với Tánh Phật là tự nhiên Thanh Tịnh.
2/- Sống với Tánh người là phải suy nghĩ lăng xăng, không Thanh Tịnh được.
Phần này, các vị tu theo pháp môn Tiểu thừa, họ không biết chỗ cao sâu này, nên họ sử dụng Thân và Tâm duyên hợp, dụng công tu 37 pháp: Quán, Tưởng, Sát, Dẹp, Diệt, Cầu mong, v.v... Đức Phật bảo: Sử dụng Thân và Tâm duyên hợp tu để thành Phật; Các ông lấy cát nấu để thành cơm vậy!
Vì nhiều vị không biết, nên đứng trước đại chúng huênh hoang nói rằng:
– Nhập Thất tu 3 tháng sẽ lòi ra Phật Tánh!
– Ngồi Thiền niêm mật sẽ lòi ra Phật Tánh!
-Lạy quên thân mạng sẽ lòi ra Phật Tánh!
Đức Phật nói: Các ông đừng lừa người mà phải bị làm "Hoa Báo" đó!

Câu 4: Muốn thấy, biết dòng Điện từ Âm – Dương thì phải dụng công tu hành thành tựu 2 phần như sau:
1/- Tu chứng Thiên nhãn thông.
2/- Tu chứng quả vị A La Hán.
Còn người bình thường, muốn thấy được dòng Điện từ Âm – Dương thì phải thực hiện như sau:
1/- Mua 1 cái máy đo "Điện Tâm Đồ", lấy kẹp của máy, kẹp vào cổ tay và chân, gắn vô ngực, cho máy chạy thì nhìn thấy được dòng Điện từ Âm – Dương này.
2/- Mua máy nghe nhịp tim, nghe như sau:
Nghe tiếng "Tắc" là tiếng của Điện từ Âm.
Nghe tiếng "Bum" là tiếng của Điện từ Dương.
3/- Học thuộc "Tuần hoàn cơ thể học". Đặt ống nghe vào "Động mạch":
A- Nghe Mạch máu đập mạnh là do Điện từ Dương tống máu đi nuôi khắp châu thân.
B- Nghe Mạch máu chảy êm là do Điện từ Âm hút máu trở về tim.

Câu 5: Ý không suy nghĩ, rỗng lặng, hằng tri, là Ý Thanh Tịnh. Cái Ý Thanh Tịnh, rỗng lặng, hằng tri này, là không thiện không ác.
Ví dụ:
Thấy người khác làm thiện, minh vẫn tự nhiên biết họ đang tạo nghiệp thiện.
Thấy người khác sát hại ai đó, hoặc con gì đó, hay làm khổ người khác, mình vẫn tự nhiên biết là người đó đang tạo nghiệp ác.
Mình vẫn biết, nhưng biết trong cái Thanh Tịnh, rỗng lặng và hằng tri. Nếu muốn can thiệp vào chỗ người khác đang làm ác này, thì mình phải là người như sau mới dám can thiệp vào được:
Tâm duyên hợp của mình phải thật sự Thanh Tịnh.
Sử dụng Tâm Thanh Tịnh này khuyên can người làm ác này, thì người làm ác này tự nhiên bỏ chuyện làm ác của họ.
Còn Tâm của mình chưa được như vậy, thì đừng xen vào, nếu xen vào là mang họa vào thân!

Câu 6: ứng dụng "Nhất tự thiền" trong cuộc sống hằng ngày như sau:
1/- Trước, mình chưa biết tu Thiền Tông, nghe ai nói chỗ nào linh thiêng cũng tìm đến cầu xin khẩn lạy.
2/- Nghe ông thầy có danh tiếng, đến lạy ông ta để khoe mình là người đã đến gặp ông thày danh tiếng này, rồi xin làm đệ tử của ông ta. Mục đích chánh của mình là nương danh ông thày này để lấy danh với thiên hạ.
3/- Người tu hiện nay, phần nhiều là để kiếm danh và lợi, chứ chưa thấy có vị thầy nào đứng ra dạy cho người khác Giác Ngộ và Giải Thoát cả.
4/- Nay, biết tu Thiền Tông rồi, thì "Nhất tự thiền", áp dụng như sau:
A- Ba phần nói trên phải tìm hiểu cho rỗ, phải "Buông" những cái tin liền, phải tìm hiểu thật kỹ coi đúng hay sai.
B- Đặc biệt, mình phải "Buông" những ông thầy lừa người. Những ông thầy lừa người này, ông ta nói nhu sau: "Tôi nhập Thất" 3 tháng là tôi biết tất cả!?
Đức Phật dạy:
– Ông này là kẻ đại lường gạt đó, hãy tức khắc "Buông" ông ta ra.
5/- Ứng dụng "Nhất tự thiền":
A- Trước kia, ai nói gì, không liên quan đến mình, mình cũng xen vào.
B- Những việc người khác làm không liên quan đến mình, mình cũng góp ý vào. Người xung quanh nói mình là "Người nhiều chuyện".
C- Nay biết tu Thiền Tông rồi: đem "Nhất tự thiền" ra áp dụng như sau:
Không xen vào chuyện của người khác.
Mình làm việc, cứ Thanh Tịnh mà làm, chỉ chú ý việc làm của mình là phải.
Lấy 4 câu sau đây của Đức Phật dạy ra áp dụng:
– Chỉ cần bỏ chuyện thế gian
– Những chuyện người khác không màng đến chi
– Tâm ta Thanh Tịnh một khi
-"Rơi vào Bể Tánh" chính đây cội nguồn.

Câu 7: Câu "Nghiệp chướng bổn lai không" này, người nào đạt được "Bí mật Thiền Tông" trở lên, hoặc người này tu tập không dính mắc vào chuyện thế gian, thì người này mới áp dụng câu này được.
Vì sao họ áp dụng được?
– Vì Tâm của họ đã vô trụ với tác động bên ngoài, nên họ áp dụng được. Nếu trước kia họ có gây tội ác gì. Hôm nay, họ tu theo Thiền Tông đã đạt được "Bí mật Thiền Tông" rồi, hoặc cao hơn, thì những tiếng người khác chửi họ, họ không bị dính vào. Trước kia họ có gây nghiệp, nay họ biết tu Thanh Tịnh thiền, "Buông" được tất cả. Vì vậy, những nghiệp chướng trước kia họ làm ra, nay có đến với họ, họ cũng không dính mắc, thì họ thấy nghiệp chướng này, coi như là không với họ vậy. Họ được như vậy, nên họ mới dám nói "Nghiệp chướng bổn lai không". Còn người nào đụng cái gì cũng dính, mà nói câu này, thì tai họa bị gia tăng đối với người đó.

Câu 8: Phật tử Thiền Tông nói: "Thần chú có lợi lạc chúng sanh".
"Đem tiếng chúng sanh áp dụng vào câu này bị sai".
Sai chỗ nào?
– Sai ở chỗ: Câu Thần chú có 3 loại căn bản:
1/- Câu Thần chú "Thủ Lăng Nghiêm" để trừ Tà!
2/- Câu Thần chú "Đại Bi" để giúp người niệm an vui.
3/- Câu Thần chú "Dược Sư" để trị bệnh thân tứ đại.
Nói tóm lại, câu Thần chú chỉ để giúp cho 1 phần người nào đó thôi, chứ không phải cho tất cả mọi người. Còn chữ chúng sanh là nói tất cả sinh vật ở trong Tam giới này, từ các Cõi Trời đến tận 18 tầng Địa ngục. Sai là chỗ Phật tử Thiền Tông nói gọp tất cả vậy.
Điều kiện, câu Thần chú tác động được với người nào đó, thì người đó phải có tần số Điện từ Âm – Dương ngang bằng với cái lực "Bủa ra của Điện từ Âm – Dương", của câu Thần chú này. Còn người nàọ không có tần số ngang bằng, thì không cảm nhận được.

Câu 9: Người đạt được "Bí mật Thiền Tông" có 2 dạng:
– Dạng một: Tự mình đạt được "Bí mật Thiền Tông": Tự tu, tự chứng, tự mình Giải Thoát, tự viết ra những sự cảm nhận và hiểu biết của mình để lưu lại cho người sau biết, không cần làm kệ.
– Dạng hai: Còn người đạt được "Bí mật Thiền Tông", muốn đứng ra giúp cho người khác, thì người này bắt buộc phải có ít nhất 12 câu kệ trở lên, nói lên chỗ đạt được Bi mật Thiền tâng cúa mình. đây là qui định cua Đức Phức dạy trong Huyền Ký của Ngài. Vị nào muốn truyền bí mật Thiền Tông" thi phải nghiêm chỉnh thực hiện, Sau này, tiến cao hơn nữa là đưọc phong Thiền Tông sư hay Thiền Tông gia, để được danh chánh ngôn thuận làm Việc, theo Qui luật của thế giớỉ nhắn quả vật lý Âm Duong này.
– Người Tu theo Đạo của Như Lai không biết phấp môn Thiền Tông là tu làm sao Vì thấy pháp môn Thiền Tông này quá cao quí, nhiều người thích. Vì vậy, có nhiều "thầy" bịa ra nói: "Vào Thất dụng công tu hành 3 tháng thì được "Tánh Phật" của chỉnh thầy ta, rồi tự tuyên bố mình là "Thiền sư", dụ nhiều người khờ khạo đến lạy và cùng tiền. Khi dược danh lớn rồi, tự nhiên có người bỏ tiền ra mời mình đi du lịch, đã không tốn tiền, mà còn được người bò tiền ra đó, tuy tôn là "Tôn sư: nữa. Cái "bệnh " của con người là nghe ai nói gì cũng tin, không chịu kiểm chứng Vì vậy, Đức Phật bảo, minh là kẻ đáng thương là vậy!
Đức phật dạy rõ :
– Nhân qủa vật lý Âm Dương nơi Thế Giới này, lừa người ngu khờ thì được. chứ lừa Nhân – Quả thì làm sao được. Người nào cố tình làm như vậy. tự mình mở con đường "Hoa Báo " để đi vào. Mà trước khi đi vào con đường này, đầu tiên minh phải tập sống như thực vật trước đã, để từ từ thích nghi với đời sổng thực vật một thời gian dải, thì mới vào sống lâu dài với các loài này được.

Câu 10: Những hiện tượng nhận "Điển Quang, mượn xác" để dạy chúng sanh tu hành, mà người ta thường dùng danh từ Vô vi, Bề trên, về dạy dỗ chúng sanh đời Mạt pháp này. Những việc đó Phật và Bồ Tát có làm như vậy không? Những hiện tượng đó ai làm ra. Thành phần nào trong Tam giới này?
– Muốn hiểu hiện tượng: Điển Quang, Vô vi, Bề trên, Mượn xác, thì phải hiểu như sau:
Một: Điển Quang:
A- Trong Phật giới thì có Điện từ Quang để làm sự sống cho Phật Tánh, chư Phật và công dụng cho nhiều thứ khác.
B- Trong Càn khôn Vũ trụ và Tam giới thì có Điện từ Âm – Dương:
– Bảo quản, luân chuyên, để Càn khôn Vũ trụ, Tam giới hay Thế Giới này được tồn tại.
C- Điện từ Âm – Dương có công dụng là phát ra ánh sáng, tức phát quang.
D- Còn ai đó nói sử dụng "Điển Quang" để dạy Đạo. Vậy, vị đó là ai trong Tam giới này?
Trả lời:
– Trong Tam giới có các loài: Trời, Tiên, Con Chiên, không đến với loài Người được.
Vì sao vậy?
– Vì tần số Điện từ Âm – Dương của các loài này rất Dương, nên không vào Thế Giới loài người được. Như vậy người mượn Điển Quang ấy là ai? Tìm hiểu như dưới đây thì sẽ biết người ấy là ai?
– Loài Thần, có thần thông, nên mượn ánh sáng "Điển Quang" này được. Nhưng những vị Thần không biết Giác Ngộ là gì, thì làm sao dạy Đạo Giải Thoát cho loài người được.
Nhưng, những vị Thần làm cho loài người vui được, họ chỉ làm được như sau:
– Họ nương Điển Quang, gởi ít thần thông vào Điển Quang này, bủa vào thân của những người ham thích. Nhờ vậy, người này được an vui một thời gian ngắn rồi hết. Khi người nhận được an vui này, muốn có an vui tiếp thì phải làm 2 việc như sau:
1/- Lập bàn thờ, thờ vị Thần này.
2/- Ngày nào cũng cúng cho vị Thần này ăn.
Hai: Vô vi: Đây là biến chuyển của vật lý, nhiều người mượn sự biến chuyển của vật lý này nói với những người kém hiểu biết, để những người này tin là có Thần hay Thánh ban Phước. Mục đích của những người này là, dụ người khờ đến cầu lạy để cúng tiền cho vị Thần hay vị Thánh này. Nhưng vị Thần hay Thánh này đâu có xài tiền, mà những người bịa ra đó họ xài. Biến chuyển vật lý nó là như vậy, chứ Vô vi cái gì. Danh từ Vô vi là nói với những người kém học thức, chứ nói với những vị có học vấn cao, họ cười cho.
Ba: Bề trên: Đây là "sản phẩm" của người có đầu óc khôn lanh lường gạt những người ngu khờ, cũng để kiếm tiền, chứ không ngoài gì khác.
Bốn: Mượn xác: Đây là chuyện của những "Ông Đạo" lừa người khờ khạo, như:
1/- "Sư Vải bán khoai" dạy Đạo ru ngủ lòng người, chớ đâu có dạy Đạo Giải Thoát?
2/- "Phật Thầy Tây An" cũng vậy?
3/- "Đạo Dừa" cũng thế thôi.
Và rất nhiều vị khác cũng vậy. Thậm chí, người tu theo đao Giải Thoát, mà còn không biết Giải Thoát là gì, cũng vì ham danh mê tiền, xưng mình là "Thiền sư", để dụ nhiều người đến lạy, họ cúng tiền cho xài.
Đệ tử chánh thống của Phật mà còn làm vậy, huống chi là người ngoài đời.
Nói tóm lại, loài người sống nơi Thế Giới này, ỉà sống bằng vật chất. Vì vậy, họ nói và làm bất cứ thứ gì miễn là có tiền là được, còn chuyện Giác Ngộ và Giải Thoát không ai dám làm cả. Trừ khi người nào đó dám thực hiện giống như Thái tử Tất Đạt Đa ở nước Ấn Độ ngày xưa. Còn ở Việt Nam phải thực hiện như Đức vua Trần Nhân Tông, thì người này mới dám tuyên bố mình tu theo "Đạo Giác Ngộ và Giải Thoát".

Câu 11: Phật Tánh không cần nhận ra; Mà chỉ cần học biết Phật Tánh là 4 thứ: Thấy, Nghe, Nói, Biết, Thanh Tịnh Không dính với trần cảnh đó là Phật Tánh; còn dính với trần cảnh là Tánh của con người.
Về việc giúp đỡ: Của Tánh Phật và Tánh người, phải hiểu như sau:
1/- Tánh Phật: Duy nhứt chỉ giúp cho ai muốn Giác Ngộ và Giải Thoát để vượt ra ngoài sức hút của vật lý Âm Dương; chứ Đức Phật không giúp ai hướng thượng hay làm từ thiện cả.
2/- Tánh người: – Khuyên người khác làm từ thiện.
– Ăn ở hiền lành.
– Làm những chuyện tốt.
– Không vi phạm pháp luật. V.v...

Câu 12:
– Tánh Phật là, Nghe, Thấy, Nói, Biết, trong Thanh Tịnh.
– Tánh người là, Phải, quấy, hơn, thua, tốt xấu. V.v...

Câu 13: Tánh người không cần nhận ra để biết, mà chỉ cần học để biết thôi.
Còn 8 muôn 4 ngàn cái bong bóng ảo giác nó được tạo ra như sau:
– Điện Âm: Bóp quả Tim co lại, để đẩy máu lưu thông đi khắp châu thân.
– Điện Dương: Kéo quả Tim nở ra, để hót máu khắp châu Thân về quả Tim.
– Khi quả Tim co nở như vậy, máu trong quả Tim nải ra những bong bóng; Những cái bong bóng này là do màu sắc của Điện từ Âm – Dương bao phủ lên thành có ảo giác. Mà Tánh Thấy của Phật Tánh thấy, xuất phát từ Trung tâm não bộ phát ra, phải xuyên qua Tim, người Trung Quốc gọi là Tâm. Vì Tánh Thấy này phải xuyên qua Tâm, trong Tâm này là 1 khối bong bóng lao xao. Chính cái bong bóng lao xao này, nó tạo ra những thứ ảo giác. Vì vậy, Tánh Thấy của Tánh Phật không còn trung thực được nữa. Vi không biết đâu là chân thật, nên con người phải đem cái Tưởng ra để tưởng tượng. Vì chỗ tưởng tưởng này, mà mỗi người tưởng tượng ra mỗi cách, giống như 5 anh mù rờ voi vậy, nhưng ai cũng cho mình là đúng cả.
Đức Phật dạy:
– Ai muốn biết được sự thật, thì phải tu tập Thanh Tịnh thiền, khi nào được "Rơi vào Trung tâm vận hành luân hồi" thì tự mình biết, không cần ai chi phần này cả.

Câu 14: Muốn hằng Tri, thì tập cho Tâm Vật lý đừng dính vào cảnh. Khi nào Tâm và Cảnh không dính nhau ỉà thấy "Hằng Tri" ngay.

Câu 15: Vỏ bọc Tánh người không thuần phục nó được, mà chỉ cần tạo ra thật nhiều Công đức, để số Công đức này lưu vào vỏ bọc của Tánh Phật. Khi trong vỏ bọc của Tánh Phật có nhiều Công đức rồi, thì Tánh người tự động nhả Tánh Phật ra. Lúc này Tánh Phật được tự tại, muốn vào Phật giới cũng được hay ở tự do trong Tánh người để giúp nhiều người khác Giải Thoát cũng được.

Câu 16: Phật lớn, Phật vừa hay Phật nhỏ, là do số Công đức của vị Phật đó khi còn sống nơi Thế Giới loài người tạo ra như:
– Tạo Công đức vô lượng, thì "Ngôi nhà Pháp Thân Thanh Tịnh" của vị này được thật lớn, theo số Công đức của vị Phật ấy tạo ra. Cũng từ Ngôi nhà Pháp Thân Thanh Tịnh này, định hình ra một vị Phật vừa với Ngôi nhà Pháp Thân của vị Phật ấy, Vì chỗ sai biệt Công đức này, nên vị Phật có lớn hay nhỏ là vậy.

Câu 17: Không tập như thế nào cả, mà chỉ học hỏi để biết như sau:
1/- Tánh Phật là Thấy, Nghe, Nói, Biết Thanh Tịnh.
2/- Tánh người là Thấy, Nghe, Nói, Biết dính với trần cảnh.
Hãy nghe lời dạy của Như Lai:
Phật Tánh Thanh Tịnh Thấy, Nghe
Thấy, Nghe như vậy không bè trầm luân
Thấy, Nghe như vậy là "Dừng"
Phật Tánh hiển lộ không mừng không vui.

Tánh người, mười sáu cái "Tôi"
Dính cứng trần cảnh luân hồi kéo đi
Thiền Thanh Phật dạy để chi
Không dính không mắc không đi luân hồi.

Như Lai chỉ dạy chữ "Thôi"
"Thôi" đi tất cả luân hồi bỏ ta
Thiền Thanh của Phật Thích Ca
Là "Thiền một chữ" thoát ra luân hồi.

Câu 18: Thiện ác là do cái "Tưởng" của Tánh người do Tánh Phật sử dụng mà có, đây là quy luật tự nhiên nơi Thế Giới này. Cũng vì cái Tưởng này, nên con người phải làm theo luân chuyển của vật lý, do đó:
1/- Người tu hành muốn tìm ra Phật Tánh họ phải "Tưởng tượng":
A- Nhập Thất dụng công tu hành cho lòi ra Phật Tánh.
B- Lên non dụng công tu hành cho lòi ra Phật Tánh.
C- Dụng công tọa Thiền ép cho Tâm Thanh Tịnh để Phật Tánh hiển lộ. V.v...
Khi dụng công tu hành, tức nhiên những hiện tượng vật lý hiển lộ ra, rồi nói là đắc Đạo, đi lường gạt người này người kia để kiếm danh và tiền. Đây là Tánh của con người vậy.
Ví dụ:
– Tánh người: Khi thấy hay nghe liền Tưởng nên phân biệt, tiếp theo đó là nói đúng hoặc sai. Đúng sai là của luân chuyển nơi Thế Giới này, gọi là đúng sai trong đối đải không đúng lẽ thật được.
– Tánh Phật: Hằng Thấy, Nghe, Nói là Biết. Cái Biết này là tự nhiên biết, nên gọi là cái "Biết Chân Như Thanh Tịnh"; Mà con người gọi là Tánh Phật biết.

Câu 19: Bi, Trí, Dũng là do cái Tánh của con người Tưởng tượng ra, chớ trong Phật Tánh không có 3 thứ này. Trong Phật Tánh chỉ có 4 thứ là hằng: Thấy, Nghe, Nói và Biết thôi.

Câu 20: Luật Nhân – Quả Luân hồi nơi Thế gian có tất cả là 6 đường chia ra 2 chiều Dương và Âm:
Dương có 1 đường và 4 ngã rẽ:
– Ngã một, là đi vào 11 Cõi Trời Vô sắc.
– Ngã hai, là đi vào 11 Cõi Trời Hữu sắc.
– Ngã ba, là đi vào 6 nước Cực Lạc.
– Ngã tư, là đi vào 11 Cõi Trời Dục Giới.
Âm là nơi Địa cầu này, có 5 lối vào:
– Lối 1: Vào các loài Thần.
– Lối 2: Vào các loài Người.
– Lối 3: Vào các loài Ngạ Quỷ.
– Lối 4: Vào các loài Súc Sanh.
– Lối 5: Vào 18 tầng Địa Ngục.

Câu 21: Hiện tượng " Điển quang" của thiên nhiên
– Câu này phải hỏi như sau: Hiện tượng cải dụng của Điện từ Am Dương nơi Thế Giới này, hiểu biết theo Thiền Tông như thế nào?
– Theo Thiền Tông: Những hiện tượng xảy ra do Điện từ Âm – Dương, đây gọi là biến chuyển của vật lý; Mà cải chánh của biến chuyên vật lý là do Điện từ Âm – Dương luân chuyển kéo tứ đại biến chuyển theo, tạo ra những hiện tượng lạ.
Nhờ vậy: Loài Thần nương theo chỗ biến chuyển này, nói chỗ hiểu biết của loài Thần. Người nào nghe được loài Thần nói, thì người đó phải có tần số Điện từ Dương gần ngang bàng với loài Thần thì mới nghe được.

Câu 22: Nhờ cái dụng của Điện từ Âm – Dương này, nên các vị Thần, nương ánh sáng, gởi tiếng nói của họ đến cho loài người nghe.Những người nghe được tiếng nói này, là những người có tần số Điện từ Dương gần ngang bàng với tần số của những vị Thần.
Những vị Thần làm được 2 phần như sau:
Một là, họ nhìn thấy tương lai gần của cá nhân hay của 1 vùng đất nào đó.
Hai là, họ rất rành các kinh nói trong luân hồi của vật lý; Nhất là các kinh Tiểu thừa và Trung thừa, chớ Thiền Tông thì hoàn toàn họ không biết được.
Vì sao vậy?
– Vì tần Số của Thiền Tông là "Cực Dương", tức cực mạnh, nên họ không dám lại gần, chớ nói chi là học hỏi.

Câu 23: Muốn Tánh người nhả Tánh Phật ra, duy nhối ỉà tạo ra Công đức để lưu vào vỏ bọc Tánh Phật:
– Ít thì Tánh người thả lỏng Tánh Phật ra.
– Còn nhiều và vô lượng, thì Tánh Phật được tự tại, tức tự do. Lúc này, Tánh Phật làm chủ được vỏ bọc Tánh người, và sử dụng Tánh người làm công cụ cho Tánh Phật tạm thời sử dụng. Hay nói cho chính xác, Tánh Phật sử dụng vỏ bọc và tứ đại của Tánh người làm phương tiện để Tánh Phật làm việc, giúp cho ỉoài người ai muốn Giải Thoát, hãy đến với Tánh Phật núp trong Tánh phàm phu này mà học Đạo Giải Thoát
Đức Phật dạy rất kỹ người Phàm phu này:
– Vị Phàm phu nào được Tánh Phật nương vào, không cho ai biết, nếu cho ai biết, thì Tánh Phật liền bỏ Tánh Phàm phu này ngay, còn hậu quả như thế nào Nhu Lai không nổi. Vì vậy, người Phàm phu nào được may mắn như vậy, tự lo liệu lấy.
Còn về tạo ra Công đức:
– Duy nhất chỉ có một cách thôi, không có phương cách nào thay thế được. Sở dĩ, từ xưa đến nay, có nhiều vị dạy cho loài người Giải Thoát, là vì họ cũng có nhiệt tình, nhưng vì họ không biết được "Công thức Giải Thoát của Thiền Tông", nên họ Tưởng tượng ra dạy con người. Vì không biết nên họ dạy sai.

Câu 24: Thiền Tông không tinh thần, không lý luận, không dung hòa và cũng không bình đẵng. Mà mục đích cùa Thiền Tông Đức Phật dạy ra có 2 mục đích chánh:
Một là, vị nào muốn Giải Thoát ra ngoài Nhân – Quả Luân hồi của Thế Giới vật lý Âm Dương này, thì phải biết 2 phần như sau:
Một: Trực nhận 1 trong 4 thứ của Tánh Phật và luôn sống với 1 trong 4 Tánh Phật ấy, khi thuần thục dòng quét của Điện từ Âm – Dương không quét được. Được như vây, Phật Tánh được tự tại rồi đó, chưa rơi vào Trung tâm vân hành luân hồi được.
Vì sao vậy?
– Vỏ bọc Tánh Phật chưa tạo được lực rơi.
Tạo ra lực rơi bằng cách nào?
– Bằng cách là phải tạo ra Công đức, để vỏ bọc Tánh Phật nặng mà rơi vào Trung Tâm vân hành luân hồi. Để từ đây, Tánh Phật nhìn thấy được 6 cửa luân hồi và 2 cửa Hải Triều Âm và Hải Triều Dương:
Công dụng của các cửa như sau:
1/- Sáu cửa luân hồi đi 6 nẻo trong Tam giới này.
2/- Cửa Hải Triều Âm, là nơi trước kia Tánh Phật đã bị hút vào.
3/- Cửa Hải Triều Dương, là cửa đẩy Tánh Phật sẽ trở về Bể Tánh Thanh Tịnh, là nơi Thế Giới Mười phương chư Phật sống, quí Ngài gọi là "Phật giới".
Hai: Sử dụng Thân và Tâm duyên hợp của vật [ý, thì mãi mãi đi trong Lục Đạo luân hồi.
Ở trong Thế Giới vật lý Ấm Dương này:
– Dù có nói giỏi, giảng kinh hay đến cỡ nào.
– Dụng công ngồi thiền 1 ngàn năm hay lâu vạn lần đi nữa.
– Xưng mình là ông Thần bà Thánh, hay cao hơn.
Chỉ là việc làm trong Thế Giới Nhân – Quả này, để khoe cùng thiên hạ để kiếm danh và tiền, chứ không ngoài gì khác.
Đức Phật có dạy:
– Ngày xưa, Ngài Trí Thông Chí Thắng, dụng công ngồi thiền ở Đạo tràng đến 10 tiểu kiếp mà Phật Tánh cũng không hiển lộ. Đợi đến khi Đức Phật Tỳ Khí chi dạy Ngài có 5 phút thôi, mà Ngài nhận ra Phật Tánh của chính Ngài.
Ngày nay, có ai ngồi thiền bằng Ngài Trí Thông Chí Thắng không, mà không chịu rút kinh nghiệm của Ngài, học lời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy nơi Thế Giới này, để nhận ra Phật Tánh của chính mình.

Câu 25: Thiền Tông không có Từ Bi, Hỷ Xả; Mà duy nhất là dạy cho người nào muốn Giải Thoát; Còn người không muốn, Đức Phật không năn ni, Vì vậy, trong Thiền Tông không có danh từ: Từ Bi, Hỷ Xả.

Câu 26: Thiền Tông không có Bi, Tri, Dũng; Bi, Tri, Dũng là của những vị tu hành có hơn thua, đem Bi, Trí, Dũng ra để thực hành 3 việc:
Một là, Ta là người Từ Bi, ai muốn giúp gì, lại Ta giúp cho, nhưng phải "biết điều" với ta.
Hai là, Ta là người có Trí thật cao, ai muốn học hỏi gì, lại Ta dạy cho, nhưng phải "hiểu nguyên tắc" vật lý.
Ba là, Ta là người Dũng mãnh, không ai phá được, người nào muốn học, lại đây ta dạy cho, nhưng phải biết "căn bản sự sống" nơi Thế Giới này.

Câu 27: Trả lời về Trung Ấm Thân:
– Muốn hiểu Trung Ấm Thân của con người, thì phải hiểu toàn bộ trong Càn khôn Vũ trụ này, thì mới hiểu nguyên nhân có Trung Ấm Thân được.
– Càn khôn Vũ trụ là nói không gian không bỉên giới, trong đó có sự sống chia ra làm 2 nơi rõ rệt:
Nơi thứ nhất:
– Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh, cũng gọi là Phật giới. Trong Phật giới có căn bản 4 thứ:
1/- Tánh Phật: Tánh Phật này, có Hằng hà sa số cá thể,vkhông thể sử dụng con số tính của loài người nơ Thế Giới này mà tính ra hết được. Trong mỗi Tánh Phật có cái Ý; Cái Ý này nó hằng: Thấy – Nghe – Nói – Biết.
2/- Nơi có Hằng hà sa số những vị Phật sống. Con số quá nhiều như vậy, nên Đức Phật Thích Ca Mâu Ni goi là "Thế Giới Mười phương chư Phật".
3- Có Điện từ Quang trùm khắp; Điện từ Quang này có công dụng như sau:
A- Làm vỏ bọc cho mỗi Tánh Phật.
B- Định hình ra 1 ngôi nhà Pháp thân Thanh Tịnh cho mỗi vị Phật.
C- Tạo ra 1 Kim Thân Phật.
D- Chuyên chở: Thấy – Nghe – Nói – Biết của cái Ý trong Tánh Phật đi xa và thu gần lại.
E- Làm sự sống cho mỗi Tánh Phật.
G- Tồn tại của Phật giới là nhờ Điện từ Quang này.
Nơi thứ hai:
– Tam giới: Trong 1 Tam giới có 1 Trung tâm và 4 Vùng:
Trung Tâm: Gọi là Trung tâm sưởi ấm: Do 1 hành tinh lửa làm Trung tâm, mà loài người gọi là "Mặt trời". Mặt trời này, làm trung tâm, là nơi sưởi ấm cho 4 vùng như dưới đây:
Vùng 1: Có 6 hành tinh cấu tạo bằng tứ đại, gọi là Địa cầu.
Vùng 2: Có 10 hành tinh cấu tạo bằng Điện từ Âm – Dương có 5 màu sắc thật đậm, gọi là Cõi Trời Dục giới.
Một hành tinh cùng cấu tạo băng 5 màu sắc Điện từ Âm – Dương rất đậm, hành tinh này gọi là Cõi Trời Thượng Đế, hay Ngọc Hoàng.
Vì sao gọi như vậy?
– Vì những vị Trời sông ở hành tinh này phân chia ra làm 4 giai cấp:
1/- Giai cấp thông trị, gọi là giai cấp trong dòng tộc của Chúa Trời.
2/- Giai cấp "Phụ tá" Chúa Trời.
3/- Giai cấp "Đại diện" Chúa Trời.
4/- Giai cấp "Con Chiên".
Vì Cõi Trời này có 4 giai cấp như vậy, nên những vị Trời sống ở Cõi Trời Thượng Đế này, có lập ra 12 ban "Thánh", mỗi vị Thánh phụ trách 1 ban, để điều hành ban mình. Trong 12 ban Thánh này, có 2 ban đặc biệt:
1/- Ban phụ trách "Kỷ luật" của Cõi Trời này.
2/- Ban phụ trách "An ninh" Cõi Trời này.
Hai ban này thi hành rất nghiêm nhiệm vụ của mình. Vì vậy, tất cả những vị Trời sống ở hành tinh này phải nghiêm thỉnh chấp hành theo luật ở cõỉ Trời này.
Vùng 3/1: Có 11 hành tinh gọi là Cõi Trời Hữu sắc.
Vùng 3/2: Có 6 hành tinh gọi là Lục quốc Tịnh Độ.
Vùng 4: Có 11 hành tinh gọi là Cõi Trời Vô sắc.
(Bốn vùng này xem ừong quyển Sách Trăng Thiền Tông có nêu rất rõ ràng).
Trước khi biết hình thành ra Trung Ấm Thân, thì phải hiểu đầu đuôi như sau:
Đầu tiên:
– Tánh Phật ở trong Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh. Nhìn xuyên qua cái "bức tường ngăn cách giữa Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh và 1 Tam giới". Bức tường này cấu tạo bằng Điện từ cực Dương, tác cực mạnh, để không cho các Tam giới có khoảng cách an toàn. Điện từ cực Dương nó rất trong suốt. Tuy trong suốt, nhưng ngăn cách giữa Bể Tánh Thanh Tịnh của Phật giới và Tam giới, không cho bất cứ thứ xâm nhập vào hay thoát ra được.
– Tánh Phật nhìn thấy trong Tam giới có rất nhiều loài sinh sống, nên lần theo chung quanh cái bức tường này. Khi vừa đến "Lỗ hút Âm", Tánh Phật bị hút vào cái lỗ hút này, Tánh Phật nghe tiếng rích rất lớn, nên gọi là cửa "Hải Triều Âm". Tánh Phật vừa qua cái Lỗ hút Âm này, bị lực đẩy ly tâm nên văng vào Thế Giới loài người.
– Vào Thế Giới loài người, Tánh Phật biết mình đang ở trong Thế Giới loài người, nên lần mò tìm đường trở về Bế Tánh Thanh Tịnh Phật giới. Tánh Phật cứ lần mò đi tìm cửa để ra, nhưng tìm hoài không được.
Vì sao vậy?
– Vì Tánh Phật hiện đang ở trong dòng quét của Điện từ Âm – Dương, nên không thấy được cửa ra. Vì không thấy cửa ra, nên Tánh Phật cứ lang thang tìm hoài. Bất ngờ, Tanh Phật nhìn thấy 1 đôi Nam Nữ đang giao hợp lại gần xem Bất ngờ thứ hai, Tánh Phật bị luồng Điện từ Âm – Dương của đôi Nam Nữ này hút vào cửa Âm của người Nữ và rơi vào Tử cung của người Nữ ngủ trong đó.
Đến 9 tháng 10 ngày sau, Tánh Phật được đưa ra ngoài Tử cung của người Nữ. Khi Tánh Phật được đưa ra ngoài phải qua 1 cái cửa rất hẹp. Vì vậy, Tánh Phật bị động, nên Tánh Phật phải la lên, làm 3 cái Tánh: Thấy, Nghe và Biết thức dậy. Bây giờ, Tánh Phật không: Thấy, Nghe, Nói Biết gì nữa, mà chỉ biết đang ở trong thân của 1 con người nhỏ.
Trong thân của con người nhỏ này, có 6 nơi tiếp xúc được với bên ngoài để Tánh Phật: Thấy, Nghe, Nói và Biết như:
1/- Có 2 lỗ con mắt, để Tánh Phật Thấy bên ngoài.
2/- Có 2 lỗ tai, để Tánh Phật Nghe tiếng từ bên ngoài vang vọng đến.
3/- Có 1 lỗ miệng, để Tánh Phật muốn phát ra tiếng, có nơi phát ra.
4/- Có thân tứ đại của con người, để Tánh Phật xúc chạm, Biết bên ngoài.
Vì thân tứ đại của con người có thêm 2 cái lỗ mũi, nên mùi hôi hay thơm từ bên ngoài bay vào, 2 lỗ mũi đều biết.
Vì sao 2 lỗ mũi biết?
– Vì tại 2 lỗ mũi này, có các dây thần kinh tiếp xúc với Trung tâm não bộ, mà Trung tâm não bộ là nơi nhận biết tất cả những sự việc bên ngoài tác động vào.
Cái gì biết?
– Là Tánh Phật biết.
Vì sao Tánh Phật biết?
– Vì Tánh Phật hiện là sự sống của thân con người này, nên cái gì tác động vào thân người Tánh Phật đều biết cả.
Tánh Phật là Tánh Thanh Tịnh và biết tất cả, sao không biết đường thoát ra ngoài thân con người để trở về Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh, mà: Thấy, Nghe, Nói và Biết đều bị sai như vậy?
Đến phần này, câu hỏi thứ 27 này sẽ được giải bày ra rõ ràng:
Câu trả lời thứ 27 này như sau:
– Trong Tánh của mỗi con người có đến 16 thứ: 1- Thọ. 2- Tưởng. 3- Hành. 4- Thức. 5- Tài. 6- sắc. 7- Danh. 8- Thực. 9- Thùy. 10- Tham. 11- Sân. 12- Si. 13- Mạn. 14- Nghi, 15- Ác. 16- Kiến.
-Ngoài 16 thứ căn bản của Tánh người nói trên, mỗi thứ hoạt động được là nhờ luồng Điện từ Âm – Dương dẫn máu đi xuyên qua các nơi này. Mà máu đi qua các nơi này, nó nổi lên những cái bong bóng máu. Vì cái bong bóng máu này, mà: Thấy, Nghe, Nói và Biết của Tánh Phật bị sai lệch không còn trung thực nữa.
Vì Tánh Phật: Thấy, Nghe, Nối, Biết không còn trung thực, nên phải sử dụng cái "Tưởng" của Tánh người tưởng tượng ra để biết đường trở về Bể Tánh Thanh Tịnh Phật giới.
Vì là tưởng tượng nên: Thấy, Nghe, Nói và Biết không thể nào đúng được. Không đúng, cho là đúng, nên Tánh Phật đem cái "Thọ" của Tánh người ra nhận lấy, đem vào cất giữ.
Cất giữ ở đâu?
Bắt buộc phải tạo ra cái kho để lưu giữ, cái kho này gọi ià 'Tàng Thức", tức cái "Kho hiểu biết".
Cái kho Tàng Thức này cấu tạo bằng gì?
– Bằng những sợi dây Điện từ Âm – Dương. Vì vậy, cái kho này nó liên tục hoạt động.
– Tánh Phật sử dụng cái Tưởng của Tánh người tưởng tượng ra: Thấy, Nghe, Nói, Biết đem vào kho Tàng Thức này. Khi nhập vào kho, Tánh Phật phải sử dụng cái "Hành" của Tánh người đem vào kho, gọi là "Nhập vào kho Tàng Thức".
– Tánh Phật muốn nhớ lại những gì mà Tánh Phật đem vào kho Tàng Thức, thì Tánh Phật phải sử dụng cái Hành của Tánh người kéo ra để nhớ, gọi là "Xuất ngoại kho Tàng Thức'.
Những thứ trong kho Tàng Thức này, nó cứ di chuyển liên tục như vậy, nên vỏ bọc Tánh người bị lão hóa, túc già đi, nên vỏ bọc Tánh người không kiềm giữ nổi nữa cái kho Tàng Thức này. Nên phải buông cái kho Tàng Thức này ra.
Khi vỏ bọc Tánh người vừa buông cái kho Tàng Thức này ra, nó bị lực hút Nhân – Quả nơi Thế Giới vật lý Âm Dương này, cái kho Tàng Thức này, phải luân chuyển theo dòng luân hồi, nên cái kho này biến thành là "Trung Ấm Thân".
Vì sao gọi như vậy?
– Vì cái kho Tàng Thức này, nó đang mang một khối nghiệp thiện và ác. Mà khối nghiệp thiện và ác này là do Tánh Phật sử dụng Tánh người để tưởng tượng ra. Do đó, Tánh Phật phải theo nghiệp tưởng tượng của Tánh Phật mà nhận quả tốt hoặc xấu. Nguyên do như vậy, nên mới có tên gọi "Trung Ấm Thân".
Đoạn trên đây là trả lời hết từ 1 đến 3, còn số 4 là tồn tại của Trung Ấm Thân là bao lâu.
Trả lời:
– Khi nào Tánh Phật trở về Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh thì cái vỏ bọc Trung Ấm Thân này như sau:
– Nếu trong vỏ bọc Trung Ấm Thân này không có nghiệp Phước thiện và nghiệp ác đức, thì vỏ bọc Trung Ấm Thân này tự mất, tức dòng Điện từ Âm – Dương nó tự trở về "ngôi vị" của nó không còn là Trung Ấm Thân nữa. Giống như bão vậy, khi đủ duyên hợp, thì không khí xoay cuốn thành bão. Khi hết lực xoay cuốn, thì không khí trở về "ngôi vị" của không khí vậy.
– Còn trong vỏ bọc Trung Ấm Thân nếu còn:
A/- Nghiệp Phước thiện, thì vỏ bọc Trung Ấm Thần được hút vào các cõi lành để hưởng nghiệp Phước.
B/- Nghiệp ác, thì vỏ bọc Trung Ấm Thân này, nó bị hút vào các tầng Âm để thọ nhận Nhân – Quả do Tánh Phật sử dụng Tánh người tạo ra.
B/- Còn không tạo nghiệp Phước thiện hay nghiệp ác đức, thì Trung Ấm Thân này cứ lẩn quẩn trong dòng tộc để trả Nhân – Quả với nhau trong dòng tộc thôi.
5/- Về phần nhiệm vụ của Trung Ấm Thân. Trung Ấm Thân không có nhiệm vụ gì cả, mà Trung Ấm Thân chỉ là "sản phẩm" do Tánh Phật tạo ra để kéo Tánh Phật đi trong Lục Đạo luân hồi, chỉ có như vậy thôi, xin nói rõ hơn: Tánh Phật tự tạo ra dòng luân hồi cho Tánh Phật thôi, chứ không ai can thiệp vào đây cả. Nói tóm lại, đầu đuôi chuyện luân hồi hay trở về Bể Tánh Thanh Tịnh Phật giới là do Tánh Phật hết, không có bàn tay "Quyền Năng" nào làm việc này.
6/- Trung Ấm Thân, là do Tánh Phật sử dụng cái "Tưởng" của Tánh người và "Thọ – Hành – Thức" của Tánh người, nên mới có Trung Ấm Thân. Vì có Trung Ấm Thân, nên Tánh Phật sử dụng thêm hết 12 Tánh của con người nữa,nên Tánh Phật bị kẹt cứng trong vỏ bọc Trung Ấm Thân này. Chứ Trung Ấm Thân không ai chi phối nó cả.
7/- Không ai tác động vào Trung Ám Thân được, mà cái Trung Ấm Thân khi được tan rã. Duy nhất, chỉ có vị Phật trong Bể Tánh Thanh Tịnh Phật Tánh theo Tánh Phật trong Trung Ấm Thân này, dạy cho Tánh Phật bị giam trong Trung Ấm Thân này biết Công thức Giải Thoát. Khi Tánh Phật này, thấu triệt được lời dạy của vị Phật luôn theo giúp đở Tánh Phật ở trong vỏ bọc Trung Ấm Thân này. Khi Tánh Phật ở trong vỏ bọc Trung Ấm Thân biết và thực hiện được 2 phần như sau, thì vỏ bọc Trung Ấm Thân mới được tan mất:
A/- Tánh Phật phải hiểu rõ Qui luật Nhân – Quả nơi Thế Giới vật lý Âm Dương này.
B/- Phải biết rõ 3 phần: Công đức – Phước đức – Ác đức.
C/- Tạo ra được Công đức.
D/- Biết được Công thức Giải Thoát.
8/- Trung Ấm Thân là cái vỏ bọc cấu tạo bàng Điện từ Âm – Dương.
Người bình thường hiện tại, ai thật sự tha thiết muốn Giải Thoát. Duy nhất, phải đợi khi nào Huyền Ký của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được công bố ra, tìm đọc cho kỹ tập Huyền Ký này, phải áp dụng cho thật đúng, thì mới mong Giải Thoát được.
Đức Phật dạy rỗ phần Giải Thoát như sau:
– Pháp môn Giải Thoát này, ở Thế Giới loài người 10 ngàn năm mới có 1 vị Phật dạy
– Lưu hành pháp môn Giải Thoát này thời gian là 3.000 năm.
– Lưu hành âm thầm hết 2.900 năm.
– Tổng thời gian lưu hành hiển ra là 100 năm.
– Mỗi lần pháp môn Giải Thoát công bố ra, người Giải Thoát không quá 500 người.
Đức Phật dạy thêm:
– Nơi Thế Giới Nhân – Quả vật lý Âm Dương này: Bất cứ, động vật, thực vật, hữu hình hay vô hình, ở địa cầu này, trong Tam giới này, hay khắp trong Càn khôn Vũ trụ này, đều là do Điện từ Âm – Dương hình thành, duy trì, bảo quản tồn tại và luân chuyển, gọi là luân hồi. Vì vậy, Đức Phật gọi là "Thế Giới luân chuyển vật lý Âm Dương". Mà trong Thế Giới vật lý Âm Dương, con người sống hoàn toàn lệ thuộc vào nó.
Như Lai nói: Vật lý Âm Dương này là do "Ma Vương" cai quản.
Ma Vương là cái thứ gì?
– Là do sự ham muốn không bờ bến của Tánh con người đó.
Vì vậy, người nào muốn Giải Thoát, đồng nghĩa mình trực diện muốn đối đầu với "bọn Ma Vương" này! Cổ ai dám không? Hay cứ cấm đầu lạy lục người khác xin Giải Thoát?
Thích Ca Văn.

Câu 28: Đức Phật, phân thân, hóa thân hay ứng thân chỉ làm có 1 nhiệm vụ là giúp cho ai muốn Giác Ngộ và Giải Thoát:
1/- Phân thân: Từ Kim Thân thật lớn của Như Lai, Ngài lưu xuất ra một Kim Thân rất nhỏ, giống y như hình dáng Kim Thân lớn của Ngài vậy, đến Thế Giới của loài người, thấy có người nào muốn Giác Ngộ và Giải Thoát, Ngài khiến cho người này đến nơi đang dạy pháp môn Thiền Tông, để người này học. Nhờ vậy, người này mới biết Giác Ngộ và Giải Thoát.
2/- Hóa thân: Cũng từ Kim Thân của Đức Phật, Ngài biến hóa ra 1 hình tướng của Ngài, cũng làm như công việc phân thân.
3/- Ứng thân: Cũng từ Kim Thân của Đức Phật, Ngài ứng hiện thân ra một Kim Thân Phật rất nhỏ, cũng làm công việc như phân thân vậy.

Câu 29: Người hôn mê phải hiểu như sau: Phật Tánh là sự sống cho loài người và muôn vật. Nếu Phật Tánh còn ở trong Bể Tánh Thanh Tịnh, là sự sống như vậy thôi, tức chỉ: Thấy, Nghe, Nói và Biết. Bốn phần này là như vậy. Khi Phật Tánh bị hút vào địa cầu này. Địa cầu này, là nơi luân chuyến để sanh ra Nhân – Quả Luân hồi theo chu kỳ: Thành – Trụ – Hoại – Diệt, do Điện từ Âm – Dương cuốn hút và kéo đi. Khi Phật Tánh bị hút vào tử cung của người nữ. Tử cung của người nữ nơi Thế Giới Nhân – Quả vật lý Âm Dương này có công dụng như sau:
1/- Làm cho Tánh Phật quên hết những gì mà Phật Tánh: Thấy, Nghe, Nói và Biết.
2/- Nơi nuôi dưỡng noãn của người nữ và tinh của người nam khi hòa hợp với nhau, để dần thành là một thai nhi. Khi tinh của người nam và noãn của người nữ đã hòa hợp với nhau rồi, tức khắc nó chuyển động theo dòng luân hồi, tức quay và hút theo Qui luật vật lý Âm Dương. Thời khấc đầu tiên này, sức hút của tinh nam và noãn nữ rất manh, nên nó tự phát ra sức hút rất xa. Vì vậy, Tánh Phật nghe tiếng hút này mới đến gần xem, chỉ vừa bay đến thôi, là bị sức hút cực mạnh vào tử cung của người nữ, không có cách nào cưỡng lại được. Đây là Qui luật sức hút vật lý Âm Dương này. Tánh Phật vừa vào tử cung của người nữ, tức khắc bị chìm vào giấc ngủ liền. Sau 9 tháng 10 ngày, Tánh Phật bị dính vào da thịt của một đứa trẻ.
Đứa trẻ này, khi được người nữ sinh ra đặt cho nó 1 cái tên và gọi nó là "con".
Còn con người hôn mê không biết là lý do như sau: Nguyên tắc, con người Tưởng ra rồi suy nghĩ, thì mới hành động được, đủ được như vậy, mới lưu vào Tàng thức, khi nhớ lại, thì phải kéo từ trong Tàng thức ra mới nhớ lại được. Vì vậy, khi con người bị hôn mê, tức Điện từ Âm – Dương đang duy trì Tàng thức này bị rối loạn, nên trong Tàng thức không lưu giữ được, tức thời khắc này, không có gì lưu vào. Vì vậy, người sau khi bình thường, không nhớ gì là vậy.

59- Ông La Ngọc Lâm, hỏi 4 câu
Ông La Ngọc Lâm, sanh năm 1955, tại Chợ Lớn, cư ngụ nhà số 551/34E, đường Phạm Văn Chí, phường 7, quận 6, TP. Hồ Chí Minh. TP.HCM, hỏi 4 câu:
Câu 1: Ý nghĩa cao sâu 9 chữ của Đức Lục Tổ Huệ Năng:
– Không trà, không tâm, biết uống là hết bệnh?
Câu 2: Khi vua Võ Tắc Thiên đọc xong 9 chữ, Ngài liền hiểu cách uống "trà Đạo", liền ứng khẩu ngâm 4 câu thơ:
Tay bưng lấy một tách trà
Trà vừa vô miệng hết đà "bệnh Tâm"
Nhờ Thầy chỉ dạy rất thâm
Nên nay Trẫm thấy "bệnh Thân" không còn?
Phải chăng, bà đọc được 9 chữ, bà trực nhận được Tánh Phật của chính bà, và từ Phật Tánh bà xuất khẩu thành thơ?
Câu 3: Một người khi mắc phải chứng bệnh động kinh. Khi lên cơn sốt:
– Có khi ngồi nói lảm nhảm một mình.
– Có khi nằm bất động mê sảng.
– Có khi vẫn đi đứng được, nhưng không làm chủ được mình. Ai nói hoặc bảo làm gì cũng nghe theo.
– Có khi biết hết, nhưng không nói được.
Khi rơi vào những trạng thái đó, Tánh người, Tánh Phật của người đó đang ở đâu mà không làm chủ được thân tứ đại này?
Câu 4: Một người:
Hồi còn nhỏ tuổi có lời nguyện, khi tái sanh trở lại làm người, xin được xuất gia học Đạo để cứu độ chúng sanh.
Khi lớn lên, vì còn cha mẹ già không dám xuất gia, nên thường xuyên vào Chùa làm công quả và tu niệm Mật chú một thời gian.
Sau một thời gian đến Chùa làm công qủa, người ấy thường xuyên chứng kiến những cảnh ngang trái ở Chùa, người ấy buồn bã ít đến Chùa...
Đang lúc chán nản buồn bã, người ấy lên trang Mạng, gặp địa chỉ cho mượn sách viết về Thiền Tông, người ấy liên hệ mượn sách đọc.
Đọc sách Thiền một thời gian ngắn, người ấy quyết định không ngồi Thiền, không niệm Mật chú nữa, mà tu tập Thiền Tông theo sách hướng dẫn.
Từ khi không còn niệm Mật chú nữa, người ấy thường xuyên nghe những lời hăm dọa, không buông tha, về đêm thường kèm theo bị quây vòng vòng không ngủ được...
– Trường hợp người này có phải do tu tập theo Thiển tông, bỏ lối tu cũ nên bị quây nhiễu?
– Có những phương pháp gì, để đối trị khi bị quấy nhiễu?

TRẢ LỜI:
Câu 1: Câu Đức Lục Tổ Huệ Năng nói: Không trà – không Tâm, biết uống là hết bệnh.
Câu này, Phật gia Thiền Tông phải hiểu như sau:
Không trà, phải hiểu như sau:
– Trà là trà, đây là thứ con người sử dụng làm mùi thơm để uống, nó là nó, người uống là cứ uống, đừng dính vào nó là phải. Đức Phật dạy nơi pháp môn Thiền Tông: "Tâm cảnh không dính nhau" là nói chỗ này.
– Không Tâm, Tâm con người duyên hợp mới có, nên Đức Lục Tổ nói nó là không thật.
Vì vậy, khi vua Võ Tắc Thiên, đọc 9 chữ của Đức Lục Tổ nói với Nhà vua, Nhà vua nhận ra ẩn ý sâu mầu này, nên Nhà vua "Giác Ngộ Thiền Tông".
Nhờ Nhà vua Giác Ngộ Thiền Tông, nên Nhà vua biết: Trà và Tâm là 2 thứ này không phải của Bà, nhưng sao Bà lại biết uống?
– À ra, cái người biết uống đó là ai?
– Đó là "Tánh chân thật" của Bà biết uống.
– Tánh chân thật" này, gọi là "Phật Tánh".
Nhờ Nhà vua nhận ra được chỗ này, nên Nhà vua sống được với cái "Tánh chân thật "tức Phật Tánh" của chính Bà. Vì Bà đã Giác Ngộ được "Tánh Phật" của chính Bà, nên vầng thơ từ trong "Pháp Tánh" của Nhà vua tự nhiên lưu xuất ra, nên vầng thơ này được xếp vào "thư Thiền Tông".
Bốn câu thơ này, chỉ có người Giác Ngộ Thiền Tông thật sâu, thì mới giải mã được; còn người không hiểu Thiền Tông, không biết vua Võ Tắc Thiên nói cái gì rất lạ, họ cho Nhà vua nói thơ không nghĩa lý gì.
Thơ ngộ Thiền, là chỉ để cho người đạt được "Bí mật Thiền Tông" trở lên đọc thôi.
Câu 2: Bốn câu thơ của vua Võ Tắc Thiên, có 3 ý như sau:
1/- "Tâm bệnh": Cái Tâm là do Tánh Phật sử dụng cái Tưởng của Tánh người tưởng tượng ra suy nghĩ lung tung rồi nói mình: Buồn, thương, giận, ghét,... đó là bệnh của Tâm. Bà biết như vậy, nên Bà thấy Tâm Bà không bệnh.
2/- "Thân bệnh": Thân của Bà là do tứ đại duyên hợp lại mới có. Khi tứ đại không cân bằng Âm Dương được thì có "trục trặc" như vậy thôi, chứ đâu phải là "Thân bệnh".
3/- Nhà vua nhận biết như vậy, nên Nhà vua sống được với cái Tánh chân thật của Nhà vua.
Nhờ biết như vậy, nên khi Nhà vua lớn tuổi, tự Bà tịch bỏ xác thân. Đây là cốt cách của người đạt được "Bí mật Thiền Tông" vậy.
Câu 3: Người bị "Động kinh". Đây là do cơ thể bị lệch
– Tần số Điện từ Âm – Dương đang điều hành cơ thể mình. Vì vậy, khi Tánh Phật sử dụng cái Tưởng của Tánh người muốn nói ra điều gì, thì lời nói đó bị rối loạn, cho nên người đứng gần nhìn thấy người này nói không ổn định, cho người này "nói mê sảng". Khi nào Điện từ Âm – Dương trong cơ thể ổn định, thì người này trở lại bình thường.
Câu 4: Phật gia Thiền Tông hỏi sai nhiều ý, như:
– Còn nhỏ, nguyện tái sanh làm người để xuất gia độ chúng sanh.
– Sao hiện tại không xuất gia, mà phải đợi tái sanh?
– Nguyện với ai cho mình tái sanh đây?
– Xuất gia vào nhà Chùa, để lao bàn thờ và quét sân Chùa, thì làm sao thành Phật mà độ chúng sanh được?
Còn nói vào trong Chùa tu mới Giải Thoát được. Vậy, ở Việt Nam và các nước có Đạo Phật, có Chùa nào dạy tu Giải Thoát không, thử chỉ xem?
Nếu có Chùa nào dạy tu Giải Thoát, có dám độ chúng sanh không? Mấy con thú nuôi trong nhà thôi, đến độ nó đi. Đức Phật là vị toàn năng toàn giác, mà 10 đệ tử lớn của Ngài, Ngài chỉ độ được có 1 vị thôi, mà bây giờ, mình có lời nguyện quá lớn như vậy, có thực tế không?
Nên tìm những vị Thiền sư có danh tiếng hiện nay, hoặc những vị là Hòa thượng từng xuất ngoại dạy Đạo, hãy tìm học với những vị này, chắc quí vị này biết Công thức Giải Thoát, nên tìm đến với những vị này học là chắc ăn nhất.
– Tu Mật chú mà bỏ qua tu Thiền Tông, bị phản ứng ngay.
Vì sao vậy?
– Vì mỗi bài Mật chú là do 1 vị Thần phụ trách, khi người tu mà đọc câu Thân chú lên, thì vị Thần đó làm việc theo lời sai khiến của câu Chú đó. Ở thế gian giống như con Lân múa theo tiếng trống vậy. Để ý cho này, khi người niệm Chú mà niêm mật rồi, thì vật chất xung quanh đều chuyển động, người nào nhìn thấy đều kính sợ, đem tiền của dâng cúng. Nếu người tu lâu năm về pháp môn Mật chú này, bỏ đi tu pháp môn khác thì không được, những vị Thần kéo mình lại, hoặc làm những hiện tượng lạ, cho mình sợ. Thôi, đã theo tu Mật chú rồi, thì cứ tu theo luôn đi, để an ổn tấm thân. Người tu theo Mật chú được 3 cái lợi:
Một là không phản bội với vị Thầy dạy mình.
Hai là những vị Thần ủng hộ mình họ rất vui.
Ba là mình có Thần thông để người khác kính nể.
Còn người nào quyết chí tu theo Thiền Tông thì phải làm 2 việc như sau:
1/- Phải làm lễ xin phép vị Thầy trước kia dạy mình.
2/- Tạ lỗi với những vị Thần ủng hộ mình.
Còn ai gan dạ không sợ bị đánh, thì làm 2 việc nhẹ nhàng như sau:
1/- Muốn độ vị Thần này trở lại làm người để tu Giải Thoát, thì đem những đĩa có lời vấn đáp của pháp môn Thiền Tông cho vị Thần này nghe. Trong lúc nghe, nên có lời năn nỉ vị Thần này.
2/- Còn muốn vị Thần này không đến với mình nữa, thì đem 2 đĩa Huyền Ký và 36 vị Tổ mở cho những vị này nghe. Trong lúc nghe cũng phải năn nỉ vị Thần này, xin vị này trở lại nhiệm vụ của vị Thần, nhưng mình phải xin lỗi thật lòng.
Nhớ, lúc nào mình cũng từ tốn và lễ phép với những vị Thần trong các bài Chú. Tuyệt đối, đừng đem những cách đối trị với những vị Thần này mà mình bị nghiệp. Khi mình tu Thiền Tông được yên ổn rồi, khi gặp lại vị Thầy dạy mình, mình cũng phải cung kính như lúc ban đầu.

60- Ông Trần Công Mỹ, TP. HCM, hỏi 30 câu
Ông Trần Công Mỹ sanh năm 1949 tại Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, cư ngụ đường 3 tháng 2, quận 11, TP.HCM, hỏi 30 câu:
Câu 1: Tiểu thừa là tu làm sao?
Câu 2: Trung thừa tu như thế nào?
Câu 3: Đại thừa tu thành tựu được gì?
Câu 4: Tịnh Độ tu để được đi về đâu?
Câu 5: Tu Mật Chú được cái gì?
Câu 6: Tu Thiền Tông cũng để được cái gì?
Câu 7 : Thiền Viện là tu gì trong đó?
Câu 8: Tu viện cũng tu gì trong đỏ?
Câu 9: Tại sao gọi là Chùa mà không gọi danh từ khác?
Câu 10: Tu Diệt tận định là tu diệt cái gì?
Câu 11 : Tu Dẹp vọng tưởng là dẹp vọng tưởng nào?
Câu 12: Thiền Minh sát tuệ là sát tuệ nào?
Câu 13: Thiền Tứ niệm xứ ỉà tu niệm bốn xứ nào?
Câu 14: Thiền Quán Tưởng là quán tưởng cái gì?
Câu 15: Thiền Nghi, Tìm là nghi cái gì, và tìm cái gi?
Câu 16: Tu Bát chánh Đạo, là tu sửa 8 con đường chánh nào?
Câu 17: Đạo Phật là do Đức Phật Thích Ca lập nên, sao Ngài dạy đủ chuyện như vậy, như:
– Cúng đủ thứ?
– Cầu đủ chuyện.
– Lạy không cho nghỉ. V.v...
Đức Phật dạy gì kỳ cục vậy?
Câu 18: Nhìn vào Chùa thấy thờ đủ thứ ông, chẳng lẽ Đạo Phật "bá nạp" như vậy sao? Các Chùa sao không tu một pháp môn mà lại nhiều pháp môn như vậy?
Câu 19: Mười Chùa chúng tôi vào hỏi, mỗi thầy nói một kiểu, thầy nào cũng cho mình nói là đúng cả. Vậy làm sao phân biệt ông thầy nào nói đúng?
Câu 20: Tiêu chuẩn của một thiền sư phải như thế nào?
Câu 21 : Ranh giới của một Tam giới cấu tạo bằng gì và bên ngoài Tam giới là gì?
Câu 22: Tiểu thiên Thế Giới bao lớn?
Câu 23: Trung thiên Thế Giới bao to?
Câu 24: Đại thiên Thế Giới tới đâu?
Câu 25: Càn khôn vũ trụ giới hạn ở chỗ nào?
Câu 26: Người tu theo Đạo Phật chết sẽ đi về đâu?
Câu 27: Ngọc Hoàng Thượng Đế ở đâu trong Vũ trụ này?
Câu 28: Thiên đàng ở đâu trong không gian này.
Câu 29: Địa đàng nơi trái đất này?
Câu 30: Người tu theo Đạo Phật, xin đưa chứng minh lời dạy của Đức Phật để chúng tôi tin là đúng?

TRẢ LỜI:
Câu 1: Danh từ "Tiểu thừa" có 4 ý nghĩa:
– Một là ngồi dụng công tu trong phạm vi phòng nhỏ.
– Hai là dụng công tu đạt được những hiện tượng lạ, rất nhỏ.
– Ba là pháp môn này Đức Phật dạy ban đầu.
– Bốn là giống như là "cỗ xe chở mà nhỏ vậy".

Câu 2: Danh từ "Trung thừa" có 3 ý nghĩa:
– Một là pháp môn này Đức Phật dạy giữa và Tiểu và Đại thừa, nên gọi là "Trung thừa".
– Hai là Lý luận rẩt hay, nhưng không có kết quả trong thực tế, tức chỉ là lời nói suông cho vui, người đời gọi là "Triết lý của Đức Phật Thích Ca".
– Ba là cỗ xe chuyên chở vừa.

Câu 3: Danh từ "Đại thừa" có 3 ý nghĩa:
Một là người tu theo pháp môn Đại thừa biết được rất lớn như:
– Biết được nguyên nhân sự sống nơi trái đất này.
– Biết được tại sao trái đất này được sinh tồn.
– Biết được 6 đường đi luân hồi.
– Biết được 1 con đường đi làm thực vật.
– Biết được tổ chức số lượng hành tinh có sự sống.
– Biết được sự sống trong mỗi hành tinh.
– Biết được tuổi thọ cao nhất của người sống trong hành tinh đó.
– Biết được danh từ gọi người sống trong hành tinh đó.
– Biết được sự sống trong mỗi hành tinh hưởng phúc hay làm gì.
– Biết được Công thức đến sống ở mỗi hành tinh.
– Biết được số phận của mình hay người khác làm sẽ bị luân hồi đi đâu trong Tam giới này.
– Biết được trong 1 Tam giới có bao nhiên hành tinh có sự sống.
– Biết được trong một Tiểu thiên Thế Giới có bao nhiêu Tam giới.
– Biết được trong 1 Trung thiên Thế Giới có bao nhiêu Tam giới.
– Biết được trong 1 Đại thiên Thế Giới có bao nhiêu Tam giới. V.v...
Hai là người tu theo Đại thừa biết pháp môn này cao và rộng hơn 2 pháp môn Tiểu và Trung thừa.
Ba là pháp môn Đại thừa được gọi là cổ xe lớn chuyên chở, tức chuyên chở rất nhiều.

Câu 4: Tịnh Độ xin giải thích như sau:
– Tịnh là "Thanh Tịnh".
– Độ là "Đưa qua".
Đưa qua đâu?
– Đưa người sống nơi Thế Giới vật lý Âm Dương cuốn hút, luân chuyển ồn ào này, chuyển sang qua Thế Giới "Thanh Tịnh" của Đức Phật A Di Đà sinh sống. Thế Giới của Đức Phật A Di Đà nằm ở phía Tây mặt trời, nước này rất vui tươi và Thanh Tịnh, nên Ngài gọi là "Nước Tây Phương Cực Lạc".

Câu 5: Tu Mật chú là sử dụng câu Thần chú để niệm. Người tu pháp môn Mật chú tông này họ muốn có thần thông để làm 2 việc:
– Một là để người khác kính nể.
– Hai là để đi trị bệnh đau nhức hay chảy máu cho người khác.
– Người tu Mật chú tông này, khi hết duyên sống nơi Thế Giới này, họ được vào Thế Giới loài Thần sinh sống.

Câu 6: Tu Thiền Tông là không tu gì hết, mà chỉ học cho biết 4 phần:
– Thứ nhất là, biết được Qui luật luân hồi nơi Thế Giới này.
– Thứ hai là, biết Công thức vượt ra ngoài Thế Giới vật lý Âm Dương này.
– Thứ ba là, biết Tánh nào là Tánh Phật và Tánh nào là Tánh người của mình.
– Thứ tư là, biết Công thức Giải Thoát và biết đường trở về "Bể Tánh Thanh Tịnh Phật giới" là nơi trước kia Phật Tánh sống.
Chỉ có như vậy thôi.

Câu 7: Thiền Viện:
– Nơi tập trung người vào dụng công ngồi thiền, để mong thành tựu những gì mà người đó ham muốn. Nhưng có 1 điều mà người dụng công ngồi tu này không đạt được cái họ muốn là "Giải Thoát" hay "Thành Phật". Cái thành tựu của những người vào Thiền Viện tu là được "Thành Thánh – Thành Thần – hoặc thành cái gì đó mà họ ham muốn, nhưng phải ham muốn tột độ và dụng công ngồi quên ăn quên ngủ thì mới thành công được.

Câu 8: Tu viện: Nơi ngồi dụng công tu, mục đích chánh là mong được nhìn thấy Đức Chúa Trời, xin Ngài rước về nước Thiên Đàng ở và làm con của Ngài.

Câu 9: Danh từ Chùa: có ý nghĩa là bao trùm khắp cả không gian và thời gian. Ở Thế Giới này, bất cứ sử dụng danh từ gì cũng nằm trong hạn hẹp của không gian. Vì vậy, người tu ở trong Chùa mà tu đúng lời dạy của Đức Phật, thì có thành tựu như lời Đức Phật dạy vậy.

Câu 10: Tu thiền "Diệt tận định", là ngồi dụng công, sử dụng tầm duyên hợp của vật lý "Tiêu diệt tận cùng những cái suy nghĩ để vào sống trong cái an định.

Câu 11: Tu thiền "Dẹp Vọng tưởng", là dụng công, sử dụng tâm duyên hợp của vật lý "Dẹp hết những cái vọng tưởng lăng xăng" của người tu.

Câu 12: Tu thiền "Minh sát tuệ", là sử dụng cái "Tánh sáng suốt, tức Tánh Phật" của mình, để "Sát" tất cả những cái "Tuệ tri", tức hiểu biết của Tánh người. Sát này có 2 phần:
– Một là Sát tất cả các "Vọng tưởng".
– Hai là Sát lục căn của chính mình là: Sắc – Thanh – Hương – Vị – Xúc – Pháp. Tức không cho 6 trần dính với 6 căn.
Xin nói rõ pháp môn Minh sát tuệ này:
– Đức Phật dạy pháp môn Tiểu thừa có 37 pháp Quán gọi là "37 pháp Quán trợ Đạo", tức Quán để trợ giúp cho người ngồi dụng công mà sử dụng tâm duyên hợp vật lý của mình, để Quán và Tưởng có thành tựu trong vật lý, trong 37 pháp Quán có pháp Quán Minh sát tuệ này.
Câu chuyện này, ông Tỳ kheo A Na Luật có trình thưa hỏi Đức Phật như sau:
– Kính bạch Đức Thế Tôn: Tại sao người tu phải sử dụng Tánh Phật của mình sát cái Tánh hiểu biết của con người?
Đức Phật dạy:
– Này ông A Na Luật, sở dĩ Như Lai dạy như vậy, là vì Tánh người nó cứ Tưởng và suy nghĩ hoài không chịu "Dừng" lại. Ông thấy đó, như người đã làm Vua nước rồi, mà cũng không chịu "Dừng", còn đi xâm chiếm nước khác, Tánh của con người nó là Tham như vậy đó. Con người tu hành mà sử dụng Tánh người để tu thì cũng Tham như vậy thôi. Cho nên, Như Lai dụ người tu hành này: Các ông phải sử dụng Tánh Phật sáng suốt, "Sát" tất cả cái Tuệ" khôn lanh của các ông, khi nào cái Tuệ của Tánh người hết, thì Tánh Phật của các ông sẽ lộ ra. Đây là Như Lai muốn dụ những người "ham tu hành" để thành Phật. Như Lai dạy pháp môn này, có khác gì Như Lai dạy các ông niệm Phật hay niệm Chú đâu. Hết niệm là Thanh Tịnh. Mà Thanh Tịnh là Tánh Phật hiện ra. Còn Minh sát Tuệ này cũng vậy, sát hết cái Tuệ của Tánh người, thì Tánh Phật cũng hiện ra. Như Lai lưu ý các ông 1 điều là, cái Vọng tưởng của Tánh người là của Tánh người, không ai mà dẹp hay giết hoặc sát Tánh người được. Sở dĩ Như Lai dạy các ông 37 pháp Quán và Tưởng, là vì dạy các ông tu không hành, các ông không chịu, mà phải tu hành thì các ông mới chịu, còn tu tập bỏ dần dần các ông không chịu. Phải ngồi thiền, dụng công, dẹp cái này, quét cái kia, tưởng cái nọ, để có chứng có đắc thì các ông mới chịu. Vì vậy, Như Lai phải dụ các ông từ từ như vậy.
Chớ Như Lai dạy các ông mấy câu đơn giản như sau để Giải Thoát, thì các ông lại bảo Như Lai là ông Thầy bị điên!
Vậy, các ông tu theo bài kệ 26 câu như sau không bị lầm, còn Giác Ngộ Giải Thoát rất dễ:Tánh Phật là Tánh của ta
Sống với Tánh Phật được ra luân hồi
Tánh người là Tánh lôi thôi
Đi tìm đi kiếm để rồi trầm luân.

Như Lai dạy ông chi "Dừng"
Các ông "Dừng" được, luân hồi dừng theo
Thiền Tông Như Lai truyền theo
Truyền theo bí mật, truyền theo dòng thiền.

Như Lai chính thức truyền thiền
Ma Ha Ca Diếp là người đủ duyên
Dẫn thiền để truyền hậu lai
Dụng công ngồi hoài là bị trầm luân.
Vì vậy:Muốn hết trầm luân chỉ "Dừng"
"Dừng" được tất cả luân hồi dừng theo
Thiền Thanh bí mật khó theo
Ai mà theo được, hiểm nghèo được qua.

Chính Ta danh hiệu Thích Ca
Dạy người Giải Thoát để về nhà xưa
Các ông: sáng, tối, chiều trưa
Không cần quán, tưởng, không ưa Niết Bàn.

Chỉ cần dẹp chuyện thế gian
Thế gian là chỗ, buộc ràng kéo ta
Ta là Đức Phật Thích Ca
Dạy tu "Nhất tự" để ra luân hồi.

"Nhất tự" là "tu" chữ "Thôi"
Tuy là một chữ hết rồi trầm luân.
Câu 13: Tu thiền "Tứ niệm xứ", là ngồi dụng công, để mơ tưởng hay tưởng nhớ thân duyên hợp của "tứ đại" này, mà lúc nào cũng hằng nhớ như vậy. Danh từ sử dụng tu thiền "Tứ niệm xứ" này gọi là "Tuệ tri", tức phải nhớ thật rõ ràng như vậy hoài.

Câu 14: Thiền Quán và Tưởng: Phải đem vật gì đó để trước mặt, ngồi dụng công, sử dụng tâm duyên hợp của vật lý Quán và Tưởng từ nhỏ ra lớn hay từ ít ra nhiều.

Câu 15: Thiền Nghi Tìm: Ngồi dụng công, sử dụng tâm duyên hợp của vật lý, để tìm hữu dụng của vật chất như thế nào hay làm hại loài người ra sao.

Câu 16: Tu Bát chánh Đạo: Tìm hiểu 8 con đường đi chánh, để xem đường đi nào dẫn đến đường Giải Thoát.

Câu 17: Mục đích chánh của Đạo Phật là dạy ai muốn Giác Ngộ và Giải Thoát đến học để biết Công thức. Nhưng vì loài người ai cũng đang sống trong vòng cuốn hút của Nhân – Quả, luân hồi của vật lý Âm Dương. Mà Đạo Phật, Đức Phật có dạy: Người nào muốn Giác Ngộ và Giải Thoát, thì đến nghe Ngài dạy, còn ai muốn đi trong lục Đạo luân hồi, thì tự nhiên đi. Vì cái không ràng buộc này, mà mới có 12 loại người sau đây nương Đạo Phật để tìm danh và lợi:
Tìm danh có 3 loại người:
1/- Thấy danh từ "Tổ Thiền Tông" oai quá, nên tự xưng mình là "Tổ sư Thiển tông", mặc dù không biết nhiệm vụ của Tổ Thiền Tông là làm gì và dạy tu như thế nào.
2/- Thấy danh từ "Thiền sư" nhiều người đến lạy, nên tự xưng mình là "Thiền sư". Mặc dầu không biết nhiệm vụ của "Thiền sư" là gì, cùng vì danh mà tự xưng mình là "Thiền sư" để nhiều người họ đến lạy và cúng tiền.
3/- Nghe danh từ đắc Đạo, người thưởng cho mình là "Thánh", nên bịa ra nói như sau: Tôi dụng công ngồi thiền 5 phút, sẽ nhìn thấy Đức Phật và nghe Đức Phật dạy Đạo, nên "Tôi" nay đã là "Thánh nhân" rồi. Người không biết gì cho là phải, nên ùn ùn kéo đến lạy và cúng tiền xài không hết.
Tìm lợi có đến 6 loại người:
1/- Tổ chức mỗi ngày lạy 100 lạy.
2/- Tổ chức xuống Địa ngục rước người ở dưới đó lên.
3/- Tổ chức cầu cho người đã chết lên Trời ở.
4/- Tổ chức mỗi bước đi 1 lạy.
5/- Tổ chức cúng đủ thứ.
6/- Tổ chức cầu đủ chuyện.
V.v...
Những phần tổ chức nói trên, mục đích chánh là để lấy tiền của những người không biết sự thật nơi Thế Giới này.
Có người Quản trị Chùa mà còn mang hình hay tượng của những vị Tướng của người Trung Quốc xa xưa thời Tam Quốc vào Chùa mình để thờ nữa. Rồi thêu dệt thêm đủ chuyện gọi là linh thiêng, để dụ những người mê tín đến cúng tiền, chứ không ngoài gì khác.

Câu 18: Như nói ở trên, Đạo Phật là Đạo không ép buộc ai, không hù dọa ai, muốn Giải Thoát thì đến nghe, muốn luân hồi đi đâu thì đi, muốn làm tôi tớ cho ai thì cứ tự nhiên.

Câu 19: Các Chùa tu không giống nhau là có nguyên do như sau: Đức Phật dạy nơi Thế Giới này có đến 6 pháp môn tu. Tánh của con người có đến 16 thứ, mà cái Tưởng của Tánh người là mạnh nhất, nên ai Tưởng ra như thế nào, thì họ làm như thế ấy. Miễn họ Tưởng và suy nghĩ làm sao có nhiều người đến cúng tiền là được.
Còn đúng hay sai, họ không màng đến.

Câu 20: Tiêu chuẩn một vị Thiền sư là họ phải thông tất cả 9 pháp môn tu thiền, dù là của Đạo Phật hay ngoài Đạo Phật. Một Thiền sư đúng chánh thống, thì người đó phải có 2 phần như sau:
– Một là phải được "Phong Thiền Tông sư", gọi tắt là "Thiền sư".
– Hai là phải thông suốt pháp môn "Như Lai Thanh Tịnh thiền" của Đức Phật dạy.

Câu 21: Ranh giới của 1 Tam giới là do Điện từ Âm – Dương làm ranh giới. Còn bên ngoài 1 Tam giới là "Bể Tánh Thanh Tịnh Phật giới".

Câu 22: Tiểu thiên Thế Giới không nói là bao lớn được.
Vì sao vậy?
Vì đâu có ai đứng ra đo được mà hỏi bao lớn.
Nhưng con mắt "Thiên nhãn" của Phật thấy được 1 Tiểu thiên Thế Giới gồm có 1.000 Tam giới.

Câu 23: Trung thiên Thế Giới có 1 tỷ Tam giới.

Câu 24: Đại thiên Thế Giới có 1.000 tỷ Tam giới.

Câu 25: Càn khôn vũ trụ không giới hạn. Phần này, Đức Phật sử dụng Phật nhãn nhìn hoài mà cũng không thấy biên giới của Vũ trụ, nên Ngài dạy là vũ trụ không biên giới.

Câu 26: Hỏi người tu theo Đạo Phật chết đi về đâu. Câu hỏi này không chính xác lắm.
Tuy nhiên, để ông hiểu rõ về lời của Đức Phật dạy chết đi về đâu.
Người tu theo Đạo Phật, hay người không tu theo Đạo Phật, hoặc tu theo các Đạo khác.
Bất cứ ai, đã sống trong Thế Giới Nhân – Quả vật lý Âm Dương này, đều phải tuân theo Qui luật của nó.
Dù cho có 1 vạn "Ông Thượng Đế" cũng không thay đổi được Qui luật Nhân – Quả của Thế Giới này.
Ông Trịnh Công Mỹ xen vào nói:
– Chỉ cần có 1 Ông Thượng Đế là thay đổi được, chứ đâu cần đến 1 vạn ông như vậy?
Ban quản trị Chùa nói:
– Đức Phật có dạy: Vì các ông không biết, nên tưởng rằng Ông Thượng Đế có quyền năng như vậy. Các ông có biết không? Trong 1 Đại Thiên Thế Giới có đến 1.000 tỷ Ông Thượng Đế, mà trong Càn khôn vũ trụ này có "Hằng hà sa số" Tam thiên Đại thiên Thế Giới, đâu có ông Thượng Đế nào làm việc này, mà ông ta cũng chỉ là một ông còn nằm trong quy luật Nhân – Quả Luân hồi cũng như bao nhiêu người khác, thì làm sao ông ta làm được.
Còn người ở Thế Giới này chết sẽ đi về đâu là tự họ quyết định đi, 1 trong 12 con đường như sau:
1/- Muốn về Phật giới sống, thì phải biết Công thức Giải Thoát và hành đúng Công thức này.
2/- Muốn đến sống với Cõi Trời Vô sắc, thì phải biết Công thức và hành đúng Công thức này.
3/- Muốn đến sống với Cõi Trời Hữu sắc, thì phải biết Công thức và hành đúng Công thức này.
4/- Muốn đến sống với nước Tịnh Độ, thì phải biết Công thức và hành đúng Công thức này.
5/- Muốn đến sống với Cõi Trời Dục Giới, thì phải biết Công thức và hành đúng Công thức này.
6/- Muốn đến sống với Cõi Trời Thượng Đế, thì phải biết Công thức và hành đúng Công thức này.
7/- Muốn đến sống với loài Thần, thì phải biết Công thức và hành đúng Công thức này.
8/- Muốn ở sống trong dòng tộc hoài, thì cũng phải biết Công thức của nó.
9/- Muốn làm loài Ngạ Quỷ, thì cũng phải biết Công thức của nó.
10/- Muốn làm loài Súc Sanh, thì cũng phải biết Công thức của nó.
11/- Muốn vào Địa Ngục ở, thì cũng phải biết Công thức của nó.
12/- Muốn sống với loài Thực Vật, thì cũng phải biết Công thức của nó.
Nơi Thế Giới Nhân – Quả vật lý luân hồi do Điện từ Âm – Dương luân chuyển và kéo đi, không có bất cứ ai sửa Qui luật này được. Ai mà nói mình làm được, trong kinh "Vượt Hải Triều Dương" Đức Phật có dạy: Người đó là kẻ đại lường gạt mình đó, nên tránh xa họ ra!

Câu 27: Ngọc Hoàng cũng gọi là Thượng Đế, vị này cai quản Cõi Trời "Thượng Đế"; Cõi Trời Thượng Đế này nằm ở "Vùng 2 xung quanh mặt trời". Vùng 2 này được gọi là "Cõi Trời Dục Giới" có đến 11 hành tinh cấu tạo bằng 5 màu sắc Điện từ Âm – Dương rất đậm. Vì cấu tạo băng Điện từ Âm – Dương rất đậm, cường lực nó rất mạnh, nên gọi là "Cực Dục". Trong mỗi Hệ mặt trời có tất cả là 4 vùng. Một mặt trời và 4 vùng này, gọi là "Một Tam giới".

Câu 28: Thiên đàng, tức "Đường đi trên các Cõi Trời, 2 bên đường đi này có cây cảnh hoa lá rất đẹp, nên gọi đường này là "Thiên đàng", tức đường đi trên trời.

Câu 29: Ở nơi mặt đất này, bất cứ ở đâu mà có con đường đi mà mặt đường rất đẹp. Hai bên đường có phong cảnh tuyệt đẹp, đường này được gọi là "Địa đàng".
Còn theo Đạo Thiên Chúa nói: Vườn Địa đàng, nơi Đức Chúa Trời lập ra cho ông A Dam và bà EVa sinh sống. Theo sưu tầm của chúng tôi, Địa đàng này nó nằm tại vùng "Sừng Phi Châu", nay thuộc nước Yémen.

Câu 30: Chứng minh lời của Đức Phật dạy là Chân lý, chúng tôi đưa ra 6 cái chứng minh như sau:
Một: "Nhân – Quả".
Hai: "Luân hồi".
Ba: "Điện từ".
Bốn: "Âm Dương".
Năm: "Vật lý".
Sáu: "Tồn tại"
Chứng minh thật rõ như sau:
1/- Nhân – Quả: Trên đời này, bất cứ việc gì hình thành ra, đều phải như sau:
– Tưởng tượng, suy nghĩ, là đầu tiên. Tức cái Nhân ban đầu.
– Bắt tay vào làm xong, là có kết Quả.
Hai danh từ này gọi chung là Nhân – Quả.
2/- Luân hồi: Mọi sự mọi vật trên trái đất này, nó phải luân chuyển, tức "luân hồi", không đứng yên một chỗ được.
Lớn lao như hành tinh, còn nhỏ nhất là điện tử. Cái nào nó cũng phải luân hồi cả.
3/- Điện từ: Dù vật lớn hay vật nhỏ gì, đều do Điện từ cuốn hút luân chuyển để tồn tại. Lớn như trái đất. Nhỏ như vi trùng, không động vật hay thực vật nào thoát ra ngoài định luật này được.
4/- Âm Dương: Từ loài người, cho đến tất cả các loài động vật hay thực vật, đều phải sống theo Qui luật vật lý Âm Dương để sinh hóa, chứ không loài nào thoát ra ngoài định luật này được.
5/- Vật lý: Những hiện tượng xảy ra hằng ngày, là một cách tự nhiên, hoặc do con người tạo ra, chớ không "Bàn tay quyền năng" nào làm ra việc này; mà chỉ có "Bàn tay và khối óc của người có học thức" làm ra thôi.
6/- Tồn tại: Tất cả như loài người, động vật hay thực vật. Loài nào tồn tại cũng phải qua Công thức vật lý Âm Dương, chứ không Công thức nào khác.

7/- Có 4 vị hỏi:
Vị thứ nhất: Ông Nghĩa, ngụ góc đường Bình Tiên và Bãi Sậy, quận 6, Tp. Hồ Chí Minh, có hỏi:
Câu 1: Trẻ Sơ sinh có Phật Tánh không?
Câu 2: Nếu nói tu là để nhận ra Phật Tánh của chính mình. Như vậy, khi mình nhận ra Phật Tánh của mình rồi. Mình có trở lại làm trẻ sơ sinh nữa không?
Đáp cho vị thứ nhất là ông Nghĩa ở góc đường Bình Tiên và Bãi Sậy:
Câu 1: Trẻ sơ sinh có Phật Tánh.
Câu 2: Câu này, ông hỏi như vậy, ông không hiểu rõ lời của Đức Phật dạy trong tất cả các kinh Tiểu thừa và Đại thừa nên mới hỏi như vậy.
Tuy nhiên, để ông hiểu rõ câu này, chúng tôi xin thuật lại lời hỏi của ông cư sỹ Liên Trường Ẩn hỏi Đức Phật và được Đức Phật trả lời ý nghĩa này như sau:
Ông Liên Trường Ẩn ngạo nghễ hỏi Đức Phật:
– Xin hỏi Đức Thế Tôn: Người đã nhận ra Phật Tánh của mình rồi, sống với Phật Tánh ấy, chừng nào trở lại sống với Tánh người của mình nữa?
Ông Liên Trường Ẩn hỏi, mà giọng của ông rất là cao ngạo!
Đức Phật dạy:
– Này ông cư sỹ Liên Trường Ẩn: Sao ông đem lời Phàm phu của ông mà hỏi Như Lai như vậy?
Ông có biết tại sao Như Lai gọi ông là Phàm phu không?
– Như Lai nói cho ông biết: Sở dĩ Như Lai nói ông là Phàm phu là để cứu mạng ông đó.
Cứu mạng ông như thế nào?
Ông phải biết 2 phần:
– Phần 1: Như Lai dạy người tu hành có thành tựu trong vật lý, thì người hỏi như thế nào cũng được, không bị gì hết, kể cả chửi Như Lai cũng không sao.
– Phần 2: Còn khi Như Lai dạy pháp môn "Như Lai Thanh Tịnh thiền", là giúp cho ai muốn Giác Ngộ và Giải Thoát đến học. Nhưng khi đến học, thì phải tuân thủ nghiêm ngặt 2 điều:
– Điều 1: Muốn Giác Ngộ và Giải Thoát ở lại nghe, còn không, thì đi nơi khác.
Điều 2: Nếu có thắc mắc điều gì, thì phải nghiêm chỉnh, đầy đủ lễ nghi, thưa hỏi.
– Còn hỏi mà có Tánh cách kêu ngạo hay ngạo nghễ, hoặc khinh chê Như Lai, thì bị Thần Kim Cang, là vị Thần có bổn phận hộ trì chánh pháp Như Lai Thanh Tịnh thiền, đánh bật cái khinh chê, ngạo nghễ hay phá trở lại nơi người khinh chê hay phá đó. Nếu nhẹ, thì cũng bị thương; còn nặng, thì bị mất mạng!
Vì lý do này, nên Như Lai mới nói ông là Phàm phu, là để cứu mạng ông đó. Đức Phật vừa nói đến đây. Vị Thần Kim Cang liền xuất hiện và đưa chài Kim Cang lên định đánh tiếng kêu ngạo của ông cư sỹ Liên Trường Ẩn. Đức Phật liền đưa tay lên ngăn cản không cho Thần Kim Cang đánh.
Ông cư sỹ Liên Trường Ẩn nhìn thấy vị Thần Kim Cang đưa chài Kim Cang lên định đánh tiếng hỏi kêu ngạo của mình trả lại cho mình. Ông liền sụp xuống quì lạy Đức Phật và nói:
– Kính thưa Đức Thế Tôn, con xin sám hối lời hỏi xúc phạm đến Đức Thế Tôn. Ông vừa nói vừa khóc và liên tục lạy Đức Phật.
Đức Phật bảo:
– Hôm nay, ông thấy rõ qui lực của vị Thần Kim Cang rồi chứ. Nhiệm vụ của Như Lai là dạy cho loài người ai muốn Giải Thoát để trở về "Quê hương chân thật" của mỗi người thì đến nghe Như Lai dạy, còn không thì thôi, ở nơi Thế Giới này, ai muốn cầu xin lạy lục người khác thì cứ tự nhiên, chứ Như Lai không ngăn cản.
Như Lai nói cho ông biết rõ thêm: Mỗi vị Phật đều có vị Thần Kim Cang bảo vệ, nếu có ai xúc phạm, thì bị vị Thần này đánh trả cái khinh chê hay xúc phạm của người đó, trả lại cho người đó. Ông nên biết: Lực đánh trả của vị Thân Kim Cang nếu vào người nào, thì người đó khó mà sống sót được!
Ông Liên Trường Ẩn, nghe Đức Phật nhắc lại lần thứ hai về nhiệm vụ của vị Thần Kim Cang, ông liền sụp xuống quì lạy tiếp Đức Phật liên tục nữa.
Đức Phật nói với ông:
– Thôi, ông lạy Như Lai có lợi ích gì. Cái thiết thực của ông là ông có thật tình ăn năn sám hối hay không, nếu ông thật tình ăn năn sám hối, thì ông có 2 đường lựa chọn:
Một: Rời ngay chỗ này và xin lỗi Thần Kim Cang và nói:
– Xin Thần Kim Cang chứng cho tôi, tôi xin rút lại lời nói kêu ngạo của tôi và tôi xin chân thành ăn năn, sám hối những lời mà tôi nói với Đức Thế Tôn, xin Thần Kim Cang chứng cho tôi. Khi ông nói xong, hãy rời đây ngay.
Hai: Còn nếu ông muốn ở lại nghe lời chân thật của Như Lai dạy, nhưng ông phải nghe bằng cái Tâm vật lý Thanh Tịnh của chính mình, thì mới hiểu lời dạy của Như Lai dạy được.
Đức Phật vừa dứt 2 câu, ông cư sỹ Liên Trường Ẩn, liền quì lạy tiếp Đức Phật và trình thưa:
– Kính bạch Đức Thế Tôn: Một lần nữa, con xin sám hối cùng Đức Thế Tôn, xin cho con ở lại nghe lời chân thật của Đức Thế Tôn dạy đại chúng và con?
Đức Phật dạy:
– Nếu ông tha thiết muốn nghe lời chân thật của Như Lai dạy, thì ông hãy nghe bằng cái tâm Thanh Tịnh của chính mình.
Vì sao Như Lai bảo ông như vậy?
– Vì tâm của ông, Thanh Tịnh, thì ông mới tiếp nhận được lời chân thật của Như Lai dạy được. Khi ông nghe bằng tâm Thanh Tịnh, thì ông được rõ 2 phần như sau:
Một: Ông biết sự sống trong Phật giới là do Điện từ Quang duy trì và bảo quản. Điện từ Quang là loại Điện từ không có Âm Dương, mà chỉ có rung động nên không có luân hồi. Vì không luân hồi nên không có sanh tử. Vì vậy, chư Phật sống trong Phật giới được gọi là "vô sanh".
Hai: Còn nơi trái đất này là do Điện từ Âm – Dương bảo quản và luân chuyển theo chu kỳ: Thành – Trụ – Hoại – Diệt! Gọi là luân hồi: Vì luân hồi nên không vật gì đứng yên một chỗ.
Đức Phật dạy thêm:
– Người tu theo Đạo Giải Thoát của Như Lai, phải hiểu rõ 2 phần nói trên, thì mới hiểu rõ như sau:
Sử dụng Thân và Tâm duỵên hợp của con người để "tu hành" là có thành tựu trong quy luật vật lý, tức còn bị luân hồi.
Còn không sử dụng Thân và Tâm duyên hợp của vật lý, mà chỉ nhận ra Phật Tánh Thanh Tịnh của chính mình, tập sống với Tánh Phật của chính mình. Khi được thuần thục là mình được tự tại, cũng được gọi là tự do; còn ông muốn vuợt ra ngoài vòng sanh tử luân hồi của Thế Giới này, duy nhất ông phải biết tạo ra Công đức, thì tự nhiên ông nhìn thấy được 6 nẻo luân hồi và thấy được 2 cửa:
1/- Cửa Hải Triều Âm: Cửa này chuyên hút Phật Tánh nơi Bể Tánh Thanh Tịnh Phật giới, vào trái đất này, đầu tiên là làm 1 con người, sau đó phải đi luân hồi trong tam giới này, khi hết chu kỳ sẽ thành là 1 Kim Thân Phật.
2/- Cửa Hải Triều Dương: Cửa này chuyên đẩy Tánh Phật và khối Công đức, từ Thế Giới loài người trở về Bể Tánh Thanh Tịnh Phật giới.
Trong các kinh Như Lai thường dạy như sau:
– Tri Kiến lập tri, tức Vô minh bổn.
– Tri Kiến bất lập Tri, tức Tánh Niết Bàn.
Khi ông Tu tập như vậy, vào sống được với Tánh Phật Thanh Tịnh của chính ông rồi, ông biết tạo ra Công đức nữa, thì ông mới thành là một vị Phật được.
Như Lai dạy cho ông rõ:
– Tánh Phật Thanh Tịnh của ông.
– Khối Công đức do ông tự tạo ra đó, nó nằm trong vỏ bọc Tánh Phật của ông, nên nó rất nặng. Vì vỏ bọc Tánh Phật quá nặng này, nên vỏ bọc Tánh người không chịu nổi, đành buông Tánh Phật ra. Nên Tánh Phật của ông nhìn được rõ ràng cảnh vật xung quanh bằng Tánh Phật. Nhờ vậy, Tánh Phật mới di chuyển đến 'Trung tâm vận hành luân hồi" và nhìn thấy được 6 đường luân hồi và 2 cửa Hải Triều Âm và Hải Triều Dương.
Khi vỏ bọc Tánh Phật và khối Công đức của ông vượt qua cửa Hải Triều Dương. Tức khắc, vỏ bọc Tánh Phật của ông có mang khối Công đức, vừa qua cửa Hải Triều Dương, liền được ánh sáng Điện từ Quang trong Phật giới chiếu vào, thì cái vỏ bọc Tánh Phật có mang khối Công đức này, dần dần biến là "Ngôi Nhà Pháp Thân Thanh Tịnh". Khi Ngôi Nhà Pháp Thân Thanh Tịnh được định hình xong, Tánh Phật của ông liền an trụ trong Ngôi Nhà này và tự hình thành ra "Một Kim Thân Phật"; Tánh Phật của ông là "Ông Chủ" Kim Thân Phật này cũng như Ngôi Nhà Pháp Thân này. Đến đây, một vị Phật "được sinh ra", còn lớn hay nhỏ là do số Công đức của ông tự tạo ra nơi Thế Giới loài người.
Hình Phật của ông cấu tạo bằng 3 loại như nói trên, nên Như Lai cũng như chư Phật gọi "Kim thân Phật", tức Phật bằng màu vàng. Khi ông đã thành Phật rồi, ông xem xét coi có cách nào ông trở lại làm người được không?
Nghe Đức Phật đặt câu hỏi với ông Liên Trường Ẩn, ông liền chắp tay trả lời Đức Phật như sau:
– Kính bạch Đức Thế Tôn: Đức Thế Tôn đã giải thích quá rõ, nên một người đã thành Phật rồi, không trở lại làm người được.
Đức Phật bảo ông Liên Trường Ẩn giải thích nguyên nhân.
Ông Liên Trường Ẩn thưa trình cùng Đức Phật: Khi một người đã thành Phật rồi, tức Thân của vị ấy cấu tạo bằng: Công đức – Điện từ Quang – Tánh Phật. Ba thứ này không có lực hút Âm Dương, nên tồn tại hoài như vậy thôi.
– Còn xác thân của con người cấu tạo bằng: Tứ đại – Điện từ Âm – Dương – Tánh của con người – Khối nghiệp. Vì con người cấu tạo bằng 4 căn bản nói trên, trong đó có Khối nghiệp ham muốn, nên Điện từ Âm – Dương mới cuốn hút và kéo đi đến nơi Tánh người ham muốn, nên bị luân hồi. Ở Thế Giới luân hồi này, một vị đã thành Phật rồi, không thể vào Thế Giới này sống được.
Vì sao con nói được như vậy?
– Là vì con nhờ Đức Thế Tôn dạy con, và phân tích cho con rõ, nên tự nhiên con biết được rõ ràng như vậy.
Đức Phật nói với ông Liên Thường Ẩn:
– Đâu, ông đem vật gì nơi Thế Giới này ví dụ cho Như Lai nghe thử xem?
Ông Liên Trường Ẩn bạch cùng Đức Phật rằng:
– Kính bạch Đức Thế Tôn: Như ở Thế Giới này, vàng khi còn lẫn lộn trong quặng, được gọi là quặng vàng. Khi quặng vàng được nấu, vàng đã chảy ra thành khối vàng ròng rồi, thì khối vàng ròng này không thể trở lại thành quặng được.
Đức Phật khen ông:
– Rất phải!
Ông Liên Trường Ẩn bạch cùng Đức Phật: Kính bạch Đức Thế Tôn, trước đây con là một tên "tội đồ ngỗ nghịch" nhờ Đức Thế Tôn Từ bi tha tội cho con, mà còn dạy cho con biết chân thật nơi Thế Giới này cũng như trong Phật giới, thật tình con rất ăn năn và sám hối cùng Đức Thế Tôn.
Ông vừa nói vừa khóc rất nhiều và lạy Đức Thế Tôn hoài mà không thôi!
Đức Phật dạy ông:
– Thôi, ông đừng lạy nữa, bao nhiêu đó cũng đủ rồi. Lòng sám hối tha thiết và chân thành của ông Như Lai chấp nhận. Lời trình bày của ông với Như Lai, Như Lai xác nhận, hôm nay ông là người đã Giác Ngộ "Yếu chỉ Thanh Tịnh thiền".
Ông Liên Trường Ẩn được Đức Phật thứ tội cho mình và còn xác nhận mình Giác Ngộ "Yếu chỉ Thanh Tịnh thiền", ông hết sức vui mừng lạy tạ Đức Phật rồi lui ra.
Đức Phật liền quay sang ông A Nan Đà và nói:
– Này ông A Nan Đà: Lời dạy hôm nay của Như Lai dạy ông Liên Trường Ẩn, ông đã nghe rõ rồi đó, vậy ông viết vào quyển kinh Thủ Lăng Nghiêm để lưu lại cho hậu thế.
Ông A Nan Đà vâng lời Đức Phật và ghi đầy đủ trong kinh Thủ Lăng Nghiêm.
Ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu, xin đem câu chuyện này để trả lời cho ông Nghĩa, góc đường Bình Tiên và Bãi Sậy, quận 6, TP. Hồ Chí Minh.
Ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu chúng tôi xin trình với ông:
– Nếu ông biết có vị nào dạy cao hơn lời của Đức Phật dạy cho ông Liên Trường Ẩn, thì xin ông cho chúng tôi biết để học hỏi thêm, xin cám ơn.

Vị thứ hai: Ông Lê Anh Tuấn, sanh năm 1969, cư ngụ TC 42, cư xá Phú Lâm A, phường 12 quận 6, TP. Hồ Chí Minh, hỏi:
1/-Tại sao người ăn chay cử: Hành, hẹ, tiêu, tỏi và ớt?
2/- Người tu theo Thiền Tông, khi ăn chay có cần cữ 5 thứ nêu trên không?
3/- Các chất trên cũng là thực vật, chớ đâu phải là động vật. Tại sao phải cử? Xin giải đáp giùm, cám ơn?
Đáp cho vị thứ hai:
Về ăn chay: Người tu theo Đạo Phật có 2 dạng người.
– Dạng người thứ nhất: Ăn chay, họ cử thịt, cá, chỉ ăn rau, củ, quả. Không dám giết hại động vật. Ý của họ là sợ Nhân – Quả nơi Thế Giới này.
Những người này, họ sợ mích lòng người khác, mà để phần thiệt về mình. Mục đích của họ là muốn rời Thế Giới này để đến nước Cực Lạc ở. Vì nước Cực Lạc rất vui tươi và Thanh Tịnh. Vì họ quan niệm như vậy, nên họ sợ: Hành, hẹ, tiêu, tỏi, ớt, là những thứ có chất cay và nồng, nếu họ ăn làm mất Thanh Tịnh của họ, nên họ cữ.
Còn có thuyết nữa, sở dĩ có: Hành, hẹ, tiêu, tỏi, ớt, năm thứ này là do thức ăn của quí thầy ăn bánh bao làm bằng thịt chó của bà Thanh Đề, là mẹ của ông Mục Kiền Liên đem dâng cúng. Khi quí thầy biết nên ói ra. Sau 3 ngày, chỗ ói ra này mọc lên 5 loại cây nói trên. Vì vậy, những người ăn chay không dám ăn 5 thứ cây này. Xét theo khoa học, thì thuyết này xếp vào loại mê tín. Tức tin lầm, cũng gọi là tin sai sự thật.
– Dạng người thứ hai: Tu theo pháp môn Thiền Tông, việc ăn uống họ chủ trương như sau:
– Một là ăn uống để quân bình âm dương, để cho cơ thể khỏe mạnh.
– Về đời: Họ phải lo trọn bổn phận của một công dân tốt.
– Về Đạo: Họ không đem mê tín dị đoan vào Chùa. Mục đích là giúp cho bất cứ ai muốn Giác Ngộ và Giải Thoát.
Chứng minh:
– Như vua Trần Nhân Tông tu theo pháp môn Thiền Tông. Khi giặc phương Bắc xâm lăng nước ta, Ngài cầm quân giết hết những kẻ xâm lăng để giữ yên bờ cõi. Ngài ra lệnh giết chết rất nhiều kẻ xâm lăng, sao Ngài được thành Phật.
Vua Trần Nhân Tông có nhắc lại lời dạy của Đức Phật:
– Khi gặp giặc phải giết giặc, nếu để giặc giết mình, thì lấy thân đâu mà tu thành Phật.
Vì vậy, Đức Phật có dạy như sau:
– Tu còn trong vật lý là yếm thế, tức cái gì cũng sợ, Vì vậy, nên mê tín dị đoan.
– Còn tu Thiền Tông là nhập thế. Trước, tự mình hiểu, tự giúp mình Giải Thoát. Sau, giúp cho nhiều người cùng Giải Thoát với mình.

Vị thứ ba: Ông Trần Tất Dũng, sanh năm 1952, tại Hà Nội, cư ngụ nhà số 475/14A, đường Hai Bà Trưng, phường 8, quận 3, TP.HCM. có hỏi:
1/- Hiện nay, rất nhiều người tập thể dục, dưỡng sinh, để chữa, trị bệnh và nâng cao sức khỏe, trong đó có các bài tập thể dục như:
– Tập võ.
– Thái Cực quyền.
– Thái Cực kiếm.
– Yoga.
– Phất Thủ quyền, của Tổ Bồ Đề Đạt Ma.
– Thu năng lượng Trường sinh học.
– v..v.
Vậy, những người tu theo Thiền Tông, có thể tập những bài tập dưỡng sinh này không?
2/- Những người tu Thiền Tông, chẳng may nếu bị bệnh thì có thể nhờ người tập Trường sinh học chữa bệnh cho mình được không?
3/- Còn nếu biết về Trường sinh học, thì có thể chữa bệnh cho người khác được không?
4/- Tấm kiếng ở điều 25 của câu hỏi Thiền Tông là tấm kiếng ở trong nhà của người mất hay ở đâu?
5/- Tấm kiếng trong nhà của người mất, thường những vị thầy coi ngày giờ tốt xấu, họ yêu cầu người nhà của người mất che tấm kiếng bằng vải hay dán giấy để làm gì?
Đáp cho vị thứ ba:
– Người tập thể dục có 3 mục đích chánh như sau:
1/- Để cho máu lưu thông điều hòa.
2/- Các khớp xương không bị cứng.
3/- Bắp thịt được rắn chắc.
Nhờ 3 nguyên lý trên, nên: Nóng, lạnh của gió và nước khó xâm nhập vào cơ thể con người nên ít sanh ra bệnh.
Tập Dưỡng sinh, Thái cực quyền, Thái cực kiếm, Yoga, mục đích là để thân thể ít sinh bệnh.
Còn pháp môn thể dục "Phất thủ quyền" nói là do Tổ Bồ Đề Đạt Ma dạy là không phải.
Vì sao không phải?
– Vì pháp môn thể dục "Phất thủ quyền" này, là của Hòa thượng Đông Viễn dạy cho các võ sinh ở Chùa Thiếu Lâm. Mỗi khi tập võ xong, phải tập bài thể dục Phất thủ quyền này để chóng hồi sức.
Nói cho thật rõ hơn: Tổ Bồ Đề Đạt Ma không dạy võ, nhưng Ngài có tham gia vào võ Thiếu Lâm đề tài, Tổ dạy như sau:
– Các Thầy, dù có võ nghệ cao cường như thế nào đi chăng nữa, mà không biết 2 căn bản này, thì võ nghệ tuyệt cao đó, bị mất đi phân nửa phần công năng của nó. Muốn cho võ nghệ tuyệt cao của quí Thầy trọn vẹn. Quí Thầy đâu võ với đối phương bằng cái tâm vật lý của quí Thầy, lúc nào quí Thầy cũng trang bị tâm mình 2 phần như sau:
1/- Tâm bình thường không sợ.
2/- Kiên cường nhìn thẳng đối phương mà ra võ.
Đối phương thấy quí Thầy có ý chí như vậy, tự nhiên họ khiếp sợ, tinh thần họ tuột xuống 50%.
Nhờ diệu thuật nầy, mà võ Thiếu Lâm được vang dội khắp nơi. Cũng nhờ tiếng vang dội đó, cộng với võ Thiếu Lâm có đội ngũ tuyên truyền rất mạnh, nên võ Thiếu Lâm tự được xem là vô địch thời đó.
Thuật này, ở Việt Nam chúng ta, được Đức vua Trần Nhân Tông đem ra áp dụng triệt để, nên đánh đuổi quân Nguyên – Mông rất dễ dàng. Còn thời đương đại: Đại tướng Võ Nguyên Giáp của chúng ta, Ngài có viết trong quyển "Binh Thư Việt Nam" có 4 câu đặc biệt như sau:
– Trong Binh thư Việt Nam không có chữ Sợ trong đó; mà trong Binh thư Việt Nam chỉ có:
– Thà hy sinh tất cả để cho Tổ Quốc trường tồn!
– Không tuổi nhục nào bằng tuổi nhục của người mất nước!
– Không xấu hổ nào bằng, làm nô lệ cho ngoại bang!
Văn thư Chân lý này, Việt Nam chúng ta có một Thiên tài là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã biết và đem ra áp dụng, kêu gọi toàn dân theo Người để cứu lấy Sơn Hà.
– Về Trường sinh học, đây là pháp môn mà Đức Phật dạy 1 trong 37 pháp quán của pháp môn Tiểu thừa. Mục đích của pháp môn này dụng công và sử dụng cái "Tưởng"của Tánh người, cho 2 dòng Điện từ Âm – Dương đang duy trì thân tứ đại của con người, luân chuyển mạnh hơn để làm thông các huyệt Đạo, để giúp người bệnh vượt qua cơn bệnh do tắt nghẽn mạch máu.
Pháp môn này, chánh của nó là sử dụng tâm duyên hợp của vật lý, để Quán và Tưởng Điện từ Âm – Dương đang duy trì cơ thể con người bình thường chạy mạnh và tràn khắp ra, như:
1/- Cho Điện từ Âm – Dương chạy vòng vòng cơ thể từ phải sang trái hay từ trái sang phải, quí Thầy gọi là "Chuyển luân xa".
2/- Cho Điện từ Âm – Dương từ dưới chân hay từ nơi rốn chạy lên đầu tỏa lên, cơ thể nghe có 2 dòng chạy, quý thầy gọi là "Nhân điện".
3/- Cho Điện từ Âm – Dương loan và tràn khắp châu thân, làm cho thân người sảng khoái, quý thầy gọi ỉà "Trường sinh điện", gọi cho có văn hay một chút là "Trường sinh học".
Nói tóm lại, thân và tâm vật lý của con người sử dụng Điện từ Âm – Dương duy trì cơ thể con người, có rất nhiều cách, chứ không phải có 3 cách nói trên đâu.
Nêu ông giúp người khác trị bệnh là tốt, nhưng phải nhớ một điều là, người tu theo pháp môn Thiền Tông có 3 mục đích chánh:
– Một: Giúp mình Giác Ngộ, tức hiểu biết rõ ràng quy luật của Thế Giới này.
– Hai: Tự mình phải thoát ra ngoài vòng Nhân – Quả Luân hồi nơi Thế Giới vật lý Âm Dương này.
– Ba: Giúp người khác hiểu như mình để có Công đức, chỉ có Công đức mới giúp mình Giải Thoát được.
Còn tất cả việc làm trong vật lý, giống như con Dã Tràng xe cát biển vậy thôi.

Vị thứ tư: Bà Trần Thị Hồng, sanh năm 1953, tại Sài Gòn, cư ngụ nhà số 475/14A, đường Hai Bà Trưng, phường 8, quận Ba. TP. HCM. có hỏi:
1/- Tượng hay hình của Tổ Bồ Đề Đạt Ma, quảy trên vai chỉ có 1 chiếc giầy là ý nghĩa gì?
2/- Tôi tu Thiền Tông, mấy ngày qua, tôi có chứng bệnh như sau:
– Chao giao, giống như người bị rối loạn tiền đình nhẹ vậy.
– Giống như người bị say sóng nhẹ.
– Giống như người bị mất trọng lực.
– Cảm giác nhẹ như bong bóng, đứng ngồi không vững như muốn bay lên.
– Khi đo huyết áp thì bình thường. Tình trạng này là như thế nào, có ảnh hưởng gì đến tu tập Thiền Tông không? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Mà cả 2 vợ chồng tôi đều bị như vậy?
3/- Mỗi buổi sáng tôi thường cắm nhang trên bàn thờ ông bà, nhưng không biết khấn lạy như thế nào, nên cứ cắm nhang mà thôi. Tôi làm như vậy có đúng hay sai, có thiếu sót gì không?
Xin cho ý kiến, cám ơn.
Đáp cho vị thứ tư:
Câu 1: Hỏi về Tổ Bồ Đề Đạt Ma quảy 1 chiếc giày ý nghĩa như thế nào. Hình hay tượng này, trước bà phải hiểu tổng quát về cuộc đời của Tổ, nên tìm đọc cuộc đời của Tổ Bồ Đề Đạt Ma, có viết đầy đủ trong quyển "Cuộc đời và ngộ Đạo của 36 vị Tổ Thiền Tông: Ấn Độ – Trung Hoa và Việt Nam". Bà phải hiểu rõ pháp môn Thiền Tông học này, thì mới hiểu hình hay tượng của Tổ Bồ Đề Đạt Ma nói trên được.
Ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu chúng tôi xin nói rõ: Hầu hết, những nhà đắp tượng hay họa sỹ vẽ hình họ không hiểu ý nghĩa của Tổ, họ nghe những vị thầy giảng về Tổ Bồ Đề Đạt Ma, nhưng những vị thầy này họ không hiểu Thiền Tông, nên tưởng tượng ra nói. Đặc biệt, những vị thầy có danh tiếng nói ra, họ cho là đúng, nên ai cũng nghe theo. Vì Tánh của con người nó là như vậy, nên từ đời này đến đời khác cứ một mực như vậy mà làm.
Đức Phật dạy: Bất cứ ai, muốn hiểu rõ về hình hay tượng của Như Lai cũng như các vị Tổ Thiền Tông, ít nhất người đó phải đạt được "Bí mật Thiền Tông", thì mới có cái hiểu đúng được, còn không hiểu về Thiền Tông mà giảng nói thì không khi nào đúng được. Vì chỗ này, mà mỗi người giảng giải theo sự tưởng tượng của mình. Thậm chí, có người xưng mình là Thiền sư, mà không biết tu Thiền Tông là tu làm sao.
Chúng tôi chứng minh phần này: Có vị tự xưng mình là Thiền sư mà giảng như sau:
– Nghiệp là do thói quen làm việc! Sai hoàn toàn.
– Kiến Tánh là nhận định! Không đúng một chút nào.
– Giáo ngoại biệt truyền, nói đông phải hiểu tây! Trật với văn hóa bình thường của người Việt Nam.
Chúng tôi phân tích: Tổ Bồ Đề Đạt Ma có hình hoặc tượng quảy một chiếc giày, quảy một cái túi, hoặc gánh hai cái bao.
Trên đây là những vị sử dụng cái Tưởng của mình để tưởng tượng ra nói và làm hay vẽ như vậy, tất cả đều không đúng sự thật việc làm của Tố Bồ Đề Đạt Ma.
Tổ Bồ Đề Đạt Ma có nhiệm vụ là truyền pháp Thiền Tông về phương Đông. Ngài truyền pháp môn Thiền Tông học này sang phương Đông bàng một chiếc thuyền rồng lớn, có đoàn tùy tùng là 12 người, những vị này ai cũng biết hai song ngữ là Ấn Độ và Trung Hoa. Nhờ đó, mà kinh sách hay tập Huyền Ký của Đức Phật, được các vị dịch từ tiếng Ấn Độ sang tiếng Trung Hoa hết.
Để chi vậy? Để người Trung Hoa biết lời dạy của Đức Phật: Tu như thế nào còn bị luân hồi, tu như thế nào được Giác Ngộ và Giải Thoát. Một việc làm trọng đại như vậy, chẳng lẽ Tổ quảy có cái túi nhỏ, bỏ gì trong đó, một chiếc giày để làm gì.
Cũng nên nói rõ: Tổ Bồ Đề Đạt Ma truyền pháp môn Thiền Tông sang nước Trung Hoa rộng lớn. Ngài đi bằng Công Hàm và thuyền rồng, với tư cách là sứ giả của vua nước Ấn Độ, chứ không phải là ông Thầy tu bình thường. Vì vậy, Tổ mới mạnh dạn nói với vua Lương Võ Đế mà không sợ phạm tội "Phạm thượng khi quân".
Khi hiểu câu chuyện này rồi, mới hiểu Tổ Bồ Đề Đạt Ma, từ nước Ấn Độ sang nước Trung Hoa không phải đi có 1 chiếc giày hay 1 cái bị, hoặc là 1 cái gánh.
Biểu tượng mà các Chùa thờ hiện nay, người nào hiểu Thiền Tông thì mới hiểu rõ hình hay tượng này.
Theo Thiền Tông:
1/- Quảy 1 cái bọc hay gánh 1 gánh là Tổ từ nước Ấn Độ sang nước Trung Hoa. Hình hay tượng này, tượng trưng là đem đi.
2/- Quảy 1 chiếc giày là tượng trưng đi về.
Đi về đâu?
– Đi về "Quê hương cũ" của chính mình là Bể Tánh Thanh Tịnh, tức trở về Phật giới. Phần này, có nhiều sách bảo là trở về nước Ấn, không thuận lý.
Đi về quê hương cũ bằng phương tiện gì?
– Bằng phương tiện là "Nhất tự thiền". Chứng minh câu này của Đức Phật dạy như sau:
Thiền Tông là Nhất tự thiền
Đưa người Thanh Tịnh về miền quê xưa.

Câu 2: Người tu Thiền Tông có 2 dạng người:
Dạng người thứ nhất: Trước không tu gì, khi tu Thiền Tông thì không bị gì hết, hiểu biết và cảm nhận như sau:
1/- Biết rất rõ 2 phần:
Sử dụng thân tâm vật lý để tu hành, người này biết là có kết quả của vật lý, nên còn bị luân hồi trong tam giới.
Không tu hành hay tu tập gì cả, mà chỉ cần trực nhận 1 trong 4 thứ Tánh của mình: Thấy, Nghe, Nói và Biết Thanh Tịnh.
Người này tu theo pháp môn Thiền Tông không bị gì cả.
Dạng người thứ hai: Trước khi tu theo pháp môn Thiền Tông, họ đã tu các pháp môn khác như:
1/- Thiền Quán, Tưởng hay cầu mong.
2/- Lý luận, gọi là Triết lý.
3/- Nghi, Tìm hay Kiếm.
4/- Tịnh Độ tông.
5/- Mật Chú tông.
6/- Các pháp tu hành không phải của Đức Phật dạy.
Thì những người này phải qua các triệu chứng như sau:
1/- Nếu tu Quán. Tưởng hay cầu mong. Những người này vừa nghe đến pháp môn Thiền Tông là họ chê rồi. Vì sao vậy? Vì trong người họ có lực Âm cực mạnh, nên họ không tiếp xúc được pháp môn Thiền Tông học này. Nói tóm lại, người này không thích Giải Thoát, mà thích làm con và nô lệ cho người khác.
2/- Tu Lý luận, người này trong kho Tàng thức của ho chứa đầy Triết lý, nên họ không bỏ được. Do đó, pháp môn Thiên tông học này họ xem thường, nên vạn đời sau cũng chưa thích.
3/- Người tu thích Nghi. Tìm hav Kiếm trong vạn vật, người này không khi nào tiếp xúc được với pháp môn Thiền Tông học này, thì làm sao họ biết mà tu.
4/- Người tu Tịnh Độ Tông có 2 nhánh:
– Nhánh môt: Tu Tịnh Độ mà chuyên cần, tức không tin bất cứ pháp môn nào khác, thì chắc chắn họ không tu theo pháp môn Thiền Tông học này được.
– Nhánh hai: Tu Tịnh Độ mà còn thắc mắc về Giải Thoát. Nếu tu theo pháp môn Thiền Tông, thì thường gặp những ảo ảnh như sau:
– Ảo ảnh một: Ngồi chỗ vắng niệm Phật, khi tiếng niệm Phật được niêm mật và trôi chảy rồi, tự nhiên tiếng niệm Phật ấy, mình không niệm, mà tiếng niệm Phật vẫn được trôi chảy đi, thì tự nhiên tiếng niệm Phật ấy cứ niệm hoài. Nếu người dụng công thật là niêm mật, thì cái ảo giác sanh ra như có cả vùng hay cả Thế Giới đều niệm Phật theo mình vậy.
Vì sao có trường hợp này?
– Vì mình niệm Phật, dụng công đưa tiếng niệm Phật cho liên tục kết dính thành một chuỗi dài. Tức tự mình đẩy dòng Điện từ Âm – Dương luân chuyển rất nhanh. Khi mà dòng Điện từ Âm – Dương này nó đã đủ sức tự động chạy đi rồi, nó mang tiếng niệm Phật của mình chạy đi trùm khắp, nên có hiện tượng này.
5/- Tu Mật Chú tông có đến 3 nhánh:
– Nhánh 1: Người tu Mật chú mà đã niệm cho câu Thần chú chạy nhanh rồi, thì vị Thần "phụ trách" câu Thần chú này, có bổn phận là tuân theo câu Thần chú sai khiến, vị Thần này rất thích.
Vì sao vậy?
– Vì tất cả những vị Thần đều thích cảm giác luân chuyển nhanh. Do đó, người nào tu theo Mật chú mà đã thành tựu cao rồi, mà bỏ để đi tu pháp môn khác, thì vị Thần này không chấp nhận nên quậy phá người này.
– Nhánh 2: Người tu Mật chú, mà còn mong tìm đường Giải Thoát, có 3 cái bị:
Một là, bị vị Thần phụ trách câu Thần chú của mình niệm, quật cho mình té nhào để bỏ mạng.
Hai là, hành xác cho mình bị đau.
Ba là, chỉ hù dọa cho mình sợ thôi.
6/- Các pháp môn không phải của Đức Phật dạy, cũng gọi là các Đạo khác, như:
A/- Đạo Thánh: Người tu theo Đạo Thánh rồi, không tu theo pháp môn Thiền Tông được, số người tu theo Đạo Thánh mà muốn sang tu theo pháp môn Thiền Tông, 1 triệu người chưa chắc có 1 người tu được.
B/- Đạo Thần: Người tu theo Đạo Thần rồi, nếu muốn tu theo pháp môn Thiền Tông, cực kỳ khó. Mười triệu người, họa may mới có 1 người được mà thôi.
C/- Còn các thành phần khác: Đức Phật lắc đầu, Như Lai không nói ra.
Vì sao vậy?
Vì Đức Phật bảo: Những người này còn phải trả Nhân – Quả mà họ đã tạo ra thêm vô lượng kiếp nữa, mới tìm gặp pháp môn Thiền Tông học này được.
Nói tóm lại, theo những hiện tượng mà người tu theo pháp môn Thiên tông cảm nhận được có 2 phần riêng biệt như sau:
Một: Cảm nhận:
– Thân tâm Thanh Tịnh, như không có trọng lượng, an vui, hằng tri. Đó là cảm nhận được Tánh Phật Thanh Tịnh của chính mình.
– Thấy được Thần, Ma, Quỷ hay Cô Hồn.
Hai: Mình bị như sau:
1/- Thần: Thì đánh vào tai, thân hay đầu mình.
2/- Ma: Nhát mình.
3/- Quỷ: Xô đẩy hay kéo mình đi.
4/- Cô Hồn: Làm mình rung động nhẹ.
Vì sao có tình trạng này?
– Vì trước kia, mình thề thốt, cầu xin làm con của họ và lạy họ, mà nay mình bỏ họ để đi Giải Thoát, tức tự mình phản bội lại họ, nên họ làm như vậy là lẽ thường nơi Thế Giới Nhân – Quả vật lý Âm Dương này.
Như ở Thế Giới hữu hình này: Trước kia mình vào nhà người khác xin hầu hạ người ta. Chủ nhà rất tốt với mình, tự nhiên mình bỏ họ đi, tức mình không giữ lời hứa trước kia của mình với chủ nhà, thì chủ nhà tức nhiên phải chửi hoặc đánh mình vậy.

61- Ông Nguyễn Quốc Trang, hỏi 16 câu
Ông Nguyễn Quốc Trang, sanh năm 1948, tại Hà Nam, cư ngụ nhà số 47H/2, đường Nguyễn Ảnh Thủ, phường Hiệp Thành, quận 12, TP. Hồ Chí Minh, hỏi 16 câu:
1/- Tam minh – Lục thông – Ngũ nhãn mà Đức Phật đã tu được?
2/- Phóng sanh – Sát sanh? Vi trùng cũng có cơ thể và sự sống?
3/- Phật giáo Tây Tạng chủ trương tu gì, tu pháp môn nào của Đạo Phật?
4/- Bên ngoài Phật trùm khắp là gì? Bên ngoài Càn khôn vũ trụ là gì?
5/- Dựa vào tiêu chuẩn nào nói: Tiêu, tỏi, ớt là âm? Đông y bảo là dương?
6/- Càn khôn vũ trụ do đâu mà có? Nguyên nhân đầu tiên? Lỗ đen đầu tiên là lỗ đen nào?
7/- Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Tốt đời đẹp Đạo". Quan điểm Đạo Phật ra sao?
8/- Giải thích: Thiền – Định – Tuệ? Thiên hà?
9/- Đức Phật nói: Người thành Phật dù uống thuốc độc cũng không sao, tại sao Tổ Bồ Đề Đạt Ma chết vì thuốc độc?
10/- Hiện tượng: Rắn, hay con gì đó trả thù như thế nào?
11/- Có người đã chết hay về báo mộng, vong nhập, quấy rối hay làm người khác bệnh là như thế nào?
12/- Xin giải rõ: Ban điều hành Nhân – Quả. Người đầu thai trở lại còn nhớ đời trước của mình?
13/- Thiên tai như: sấm sét, mưa đá, bão, lụt, sóng thần, nước biển dâng, dịch bệnh... Ban Nhân – Quả nào phán xét? Ai chịu trách nhiệm?
14/- Ở Camphuchia: Cầu có trọng tải 30 tấn, người lên cầu 40 tấn, bị sập, vậy ai phán xét?
15/- Nếu tự tử chết là có tội, những người tự nguyện: "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", như Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện hay em Lê Văn Tám, thì tội như thế nào?
16/- Mỗi vị Phật có Thần Kim Cang bảo vệ. Vị này sẵn sàng đánh trả lời khen chê hay xúc phạm một vị Phật. Vậy, khi vị Thần này chết có bị phán xét tội không?

TRẢ LỜI:
16 câu hỏi của Phật gia đã vượt ngoài phạm vị Thiền Tông học đến 8 câu, còn lại 8 câu hoàn toàn có nêu đầy đủ trong 9 cuốn sách mà soạn giả Nguyễn Nhân đã xin xuất bản. Như vậy,16 câu hỏi của Phật gia xem như không hợp lệ. Tuy nhiên, để giữ lời hứa là giải đáp tất cả những câu hỏi gởi đến Chùa. Ban quản trị Chùa Thiền Tông tân diệu chúng tôi xin đáp đầy đủ 16 câu hỏi của ông như sau

Câu 1:
– Tam mình là ba cái sáng suốt như:
1/- Thiên nhãn minh.
2/- Túc mạng minh.
3/- Lậu tận minh.
Giải thích:
1/- Thiên nhãn minh : Nhìn thấy rõ ràng trong 1 tam giới có 45 hành tinh và có Hằng hà sa số hành tinh "vật tư", tức không có sự sống ở trong hành tinh đó.
2/- Túc mạng minh: Thấy đầy đủ dù là nhỏ như vi trần, hiện nay gọi là nguyên tử hay điện tử, còn lớn nhất là có 6 hành tinh cấu tạo bằng tứ đại, 11 hành tinh Cõi Trời Dục Giới, 11 hành tinh Cõi Trời Hữu Sắc, 6 hành tinh Tịnh Độ và 11 hành tinh Cõi Trời Vô Sắc.
3/- Lậu tận minh: Biết rõ ràng sự sống và luân hồi trong cá thể một dù là một vi trần, hoặc các loài động vật hay thực vật. Biết thật rõ ràng sanh ra và diệt đi từng loài trong một tam giới này.
– Lục thông là 6 cái thông suốt: Mắt – Tai – Mũi – Miệng -Ý – Thân.
1/- Mắt: Nhìn không bị ngăn cách.
2/- Tai: Nghe thông suốt.
3/- Mũi: Ngửi mùi, rõ thông được mùi thơm hay hôi đến chỗ tột cùng.
4/- Miệng: Miệng lưỡi nếm được mùi vị tuyệt diệu.
5/- Ý: Hiểu biết tận cùng chân thật nơi Thế Giới này.
6/- Thân: Xúc chạm biết được tận cùng: Trơn, nhám, cứng, mềm...
Ngũ nhãn của Đức Phật gồm:
1/- Phật nhãn: Thấy và biết từ vật nhỏ nhất là vi trùng, còn lớn nhất là khắp trong Càn khôn vũ trụ.
2/- Huệ nhãn: Thấy và biết được tất cả các loài dù hữu hình hay vô hình.
3/- Pháp nhãn: Thấy và biết được luân hồi, sinh diệt, thời gian sinh tồn của vạn vật và muôn loài, v.v... ở đia cầu này hay 1 tam giới này, hoặc Hằng hà sa số tam giới khác, cũng như khắp trong Càn khôn vũ trụ.
4/- Thiên nhãn: Thấy và biết rõ ràng 33 hành tinh Cõi Trời và 6 nước Tịnh Độ, trong 1 tam giới.
5/- Nhục nhãn: Tức mắt duyên hợp bằng tứ đại của con người mà ai ai cũng có.

Câu 2:
Phóng sanh – Sát sanh – Sự sống 1 cá thể nhỏ như vi trùng:
1/- Phóng sanh: Như đem loài chim hay cá thả cho trở về cuộc sống của loài đó. Phóng sanh này có 2 phần Phước và tội:
– Được Phước 1 phần: Nếu loài đó sống hết tuổi thọ của nó.
– Bị họa có đến 3 phần:
1/- Tại mình phóng sanh, nên mới có người đi làm cái nghề bắt, tức mình tạo nghiệp cho họ. Mình phái chịu 1 phần trách nhiệm.
2/- Tại mình phóng sanh, nên mới có người chặn bắt tức mình tạo nghiệp cho họ. Do đó, mình cũng bị tội.
3/- Khi loài chim hay cá đó bị giam cầm, nó bị bệnh hay chết, thì mình mang tội đồng lõa.
Nếu, không có người cố tình phóng sanh, thì không ai tìm bắt các loài mình thả cả. Tuy nhiên, mình muốn phóng sanh mà có Phước, thì khi thấy loài nào bị vướng bẫy, tìm cách gở và thả ra, đây là thiết thực và có Phước đức nhiều nhất.

Câu 3: Phật giáo Tây Tạng, quý Ngài tu theo pháp môn "Mật Chú tông" của Đức Phật dạy cho những vị tu theo Đạo Phật mà muốn có Thần thông.

Câu 4: Bên ngoài Phật trùm khắp còn gì nữa. Câu này Phật gia chưa hiểu kỹ lời của Đức Phật. Đạo Phật đi dạy: Càn khôn vũ trụ này không biên giới đã không có biên giới thì làm gì có bên ngoài.

Câu 5: Tiêu, hành, tỏi, ớt, là các loại rất cay và nồng. Các loại này bên Đông y xếp vào "Dương" là để trị bệnh cho người bị bệnh "Âm", tức bị "Hàn", hay gọi là bị "Lạnh".
– Còn bên các Nhà thực dưỡng học, họ có lý giải về Tiêu, hành, tỏi, ớt là "Dương", họ lý giải như sau:
– Vì các loại này, nếu thường xuyên sử dụng, mà sử dụng nhiều, thì sẽ phá các tế bào của con người như sau:
– Nếu người bị cảm lạnh, tức bị bệnh "Phong hàn", tức gió lạnh nhập vào cơ thể. Các vị Đông y đưa vào cơ thể người bị bệnh Phong hàn những chất nóng, để cho cơ thể người bị bệnh quân bình lại, nên họ cho: Tiêu, hành, tỏi ớt là "Dương".
– Còn Nhà dưỡng sinh họ cho: Tiêu, hành, tỏi, ớt lại là "Âm" có nguyên do như sau:
– Các loại trên nếu lạm dụng, nó sẽ giết chết người qua các bệnh như: Tê liệt thần kinh. Lỡ loét bao tử, các tế bào bị sưng nhiễm các thứ nói trên. Vì vậy, họ xếp các loại trên là "Âm"; Âm này là chết người đó. Bởi vậy, ngành Tây y có đưa biểu tượng "Con rắn và chén thuốc độc". "Tuy nọc rắn là "Thần dược", nhưng các vị thày thuốc hay người sử dụng hãy thận trọng. Tuy là thần dược, nhưng cũng là thuốc độc giết người đó.
Còn các vị tu sỹ theo Đạo Phật có giải thích như sau:
1/- Tiêu, hành, tỏi, ớt rất cay và nồng, nên phá đi cái "Thanh Tịnh" mà họ dụng công tu hành thành tựu được.
2/- Những cây này nằm trong tốp "Ngũ vị hương mọc lên từ chỗ quý Thầy ói ra, do ăn bánh bao làm bằng thịt chó của bà Thanh Đề, là mẹ của Ngài Mục Kiền Liên đem dâng cúng cho quý Thầy ăn. Vì: Tiêu, hành, tỏi, ớt và hẹ, nằm trong tốp này, nên người ăn chay theo Đạo Phật họ cử, và họ cũng xếp các loại trên là "Cực Âm".

Câu 6: Càn khôn... Đầu tiên... Lỗ đen...
*Càn khôn Vũ trụ: Nó là tự nhiên có như vậy, nên Đức Phật dạy là không thỉ cũng không chung. Tức không có khởi đầu và cũng không có kết thúc, mà nó phải đi theo quy luật "luân hồi" của nó. Đem 2 ví dụ sau đây sẽ biết rõ về câu hỏi này:
1/- Như cây xoài, nó có được, là nhờ có đất, nước, gió, nhiệt độ, nên mới có cây xoài hay trái xoài. Mà cây xoài hay trái xoài ở Thế Giới này, nó phải sống theo quy luật luân chuyển của sức hút Điện từ Âm – Dương. Cứ vậy mà luân chuyển hoài. Vì không có đầu và đuôi này, nên có vị bảo là do "Ông Thượng Đế" sanh ra cái ban đầu. Tại sao vị này nói vậy? Vì để cho người hỏi không còn hỏi nữa. Vị này bảo: "Các ông đừng tìm hiểu chi cho mệt! Ở Thế Giới này, các ông sống thuận với "Nhân – Quả" là an vui rồi. Sau này, chữ Nhân – Quả họ thay vào là "Ông Ngọc Hoàng hay Thượng Đế", để cho loài người dễ hiểu.
2/- Đầu tiên: Nói về đầu tiên thì Thế Giới này và vạn vât, thì không có đầu tiên. Mà tất cả phải theo chu kỳ: Thành – Trụ – Hoại – Diệt. Nói rõ về trái đất mà chúng ta đang sống. Nó đã hình "Thành" cách đây gần 10 tỷ năm. Nó đã đi qua gần hết chu kỳ "Trụ" rồi, sắp đến chu kỳ "Hoại" và "Diệt"! Sau khi diệt, nó tan rã ra thành bụi "Không gian". Vì vậy, vùng không gian mà trái đất này quay vòng, không còn trái đất ngự nữa. Mấy tỷ năm sau, tại không gian này, một trái đất khác được hình "Thành" lại, rồi cũng theo chu kỳ: Thành – Trụ – Hoại – Diệt nữa. Vì vậy, trên trái đất này hay trong 1 tam giới, hoặc trong Càn khôn vũ trụ, không có vật gì ngoài định luật "luân hồi" này cả.
3/- Lỗ đen vũ trụ: Trong mỗi một tam giới, có một "Lỗ đen vũ trụ" do Điện từ Âm – Dương cuốn hút luân chuyển, để cuốn hút tứ đại tạo thành ra hành tinh mới. Khi hành tinh đã hình thành xong, nó tự động được hút đến nơi khoảng trống mà hành tinh trước đó đã bị tan rã.
Trong một tam giới thì có một Lỗ đen vũ trụ, nên trong Càn không vũ trụ không thể đếm hết Lỗ đen vũ trụ được. Vì vậy, Lỗ đen vũ trụ không có cái nào là ban đầu cả.

Câu 7: "Tốt đời đẹp Đạo" mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nói xuất phát từ câu chuyện như sau:
Ai cũng biết trong quốc gia Việt Nam có nhiều Đạo; nhưng Đạo nào cũng cho Đạo mình tu là đúng cả. Nên Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói:
– Là người Việt Nam, sống trên đất nước Việt Nam. Trước nhất phải là một công dân tốt, thì người đó đã sống tốt với đời.
– Còn bất cứ Tôn giáo nào cũng vậy, vị Giáo chủ đó, vị nào cũng dạy tín đồ của mình: Trước tiên, phải kính Giáo chủ. Còn đồng Đạo với nhau hay Đạo bạn, hoặc người không theo Đạo nào, mình lúc nào cũng phải hòa nhã với mọi người, thì người ngoài nhìn vào người có Đạo họ nói: Người có Đạo họ cư xử rất đẹp, nên Chủ tịch Hồ Chí Minh thường hay nói với người có Đạo như sau:
– Ông bà muốn cho người ngoài nhìn vào Đạo mình họ có thiện cảm. Thì trước tiên, ông bà phải chăm lo cho Tổ quốc mình, dân tộc mình cho tốt, còn Đạo mình theo, phải sống đúng với lời của vị Giáo chủ dạy, thì ông bà mới là con người "sống tốt đời đẹp Đạo".

Câu 8: Thiền – Định – Tuệ – Thiên hà.
1/- Thiền: Ngồi dụng công kềm cho tâm lăng xăng của mình không suy nghĩ.
2/- Định: Ngồi dụng công kềm cho tâm mình đứng yên một chỗ.
3/- Tuệ: Học hỏi nhiều để biết nhiều hơn người khác.
4/- Thiên hà: Sông trên trời. Sông trên trời là sông nào? Là những dải ngôi sao lấp lánh như có nước, nên người sống ở địa cầu này gọi là "Ngân hà".

Câu 9: Người thành Phật uống thuốc độc không chết:
– Một người mà đã "thành Phật" rồi, họ uống thuốc độc không chết được. Vì sao vậy? Vì Phước đức của họ là vô lượng, nên họ chuốc Phước vào ly hay chén thuốc độc đó, thuốc độc đó tự tan hết, nên họ uống không sao.
Xin đưa ra ví dụ như sau: Như ở Thế Giới này, người ta đưa cho người nghèo uống thuốc độc, người này uống chắc chắn bị chết!
Còn cũng chén thuốc độc đó, nếu đưa cho một vị thật giàu có uống thì không sao?
Vì sao vậy?
– Vì người giàu có này, họ biết thuật sống nơi Thế Giới này.
Thuật sống ấy như thế nào?
Ông ta là một người giàu có, ông ta chỉ cần đưa cho người đưa cho ông ta chén thuốc độc 10 lượng vàng, thì chén thuốc độc đó chuyển thành chén nước cam lồ dễ như chơi, thì làm sao ông ta chết được.
Còn người đã thành Phật thì khác.
Vì sao khác?
– Vì một vị Phật, là đã có vô lượng Công đức, còn Phước đức là chuyện nhỏ. Nên vị Phật biến chén thuốc độc dễ như chơi.
Còn Tổ Bồ Đề uống ly nước cam mà bị chết, là vì Tổ sơ ý, nên bị chết theo Qui luật vật lý!
Ông phải hiểu người tu theo Đạo Phật có 2 phần:
Người mang thân tứ đại là phải sống theo Qui luật vật lý. Vì vậy, Đức Phật bị kiếm rơi trúng bàn chân Ngài cũng bị chảy máu vậy.

Câu 10: Rắn trả thù người, người đó phải làm như sau:
– Người đó phải có lòng cương quyết trả thù.
Để chi vậy?
– Để tạo ra ý chí căm hờn lên tột độ. Nhờ vậy, "làn sóng căm hờn" này được thiết lập. Nhờ có làn điện nàỵ, "mượn xác" những con thú có nọc độc rất dễ dàng, như rắn có nọc độc nên giết người mà mình thù rất dễ dàng.

Câu 11: – Người chết về báo mộng: Người này nghiệp phải còn ở trong dòng tộc, tức không tạo Phước đức để lên các Cõi Trời hay tạo ác đức để xuống các tầng thấp. Người nàỵ phải ở trong trường hợp là bị chết mà chưa hết thọ ở Thế Giới này.
– Nhập Vong: Người này cũng còn bị luân hồi trong dòng tộc, mà thích "Nhập Vong", để cho người thân của mình "làm thầy kiếm tiền", nhưng không xảy ra lâu được, mà chỉ thời gian ngắn thôi, nếu qua 49 ngày mà Vong còn nhập là giả.

Câu 12: Người chết mà muốn nhớ lại đời trước, người này phải có ý chí như sau: Khi "Trung Ấm Thân" nhập vào thai, người này cố gắng là đừng có ngủ, nếu cố gắng được nhiều thì khi mẹ sanh ra sẽ nhớ lại đời trước rõ ràng hơn. Nhưng người này không sống lâu được. Vì sao vậy? Vì người này muốn phá vỡ Qui luật "Nhân – Quả Luân hồi".

Câu 13: Thiên tai – sấm sét – Bão lụt – Bệnh dịch, v.v... đây là biến chuyển của vật lý do Điện từ Âm – Dương nơi Thế Giới này, chớ không có ai điều hành, nên không có người chịu trách nhiệm. Mà chịu trách nhiệm chính là do con người tạo ra. Ví dụ như: Trên núi đang có nhiều cây, khi mưa xuống, rễ cây hút nước, làm cho không chảy mạnh xuống phía dưới thấp, nếu con người phá bỏ hết, mưa xuống bao nhiêu, thì nước tự nhiên phải chảy xuống dưới thấp hết, thì tự nhiên phải cuốn trôi những gì ở phía dưới. Hoặc con người làm ô nhiễm môi trường, thì bệnh tật sẽ phát sanh. Đây là Qui luật "Cộng nghiệp xấu" của con người tạo ra.

Câu 14: Ở Campuchia, cầu có trọng tải 30 tấn, mà có đến 40 tấn người trên đó, đương nhiên nó phải sập, đây là quy luật vật lý.

Câu 15: Người chết: Chết mà tự tử, tâm vật lý người đó bị Điện từ Âm – Dương rối loạn. Vì sao vậy? Vì họ sử dụng cái Tưởng của Tánh người quá mức, nên dòng Điện từ Âm – Dương đang quét để bảo quản tâm của người đó, nó bị rối loạn, nên tâm người này không còn sáng suốt nên tự tử. Còn người chết vì mục đích cao cả để quốc gia mình trường tồn. Những người này, tâm họ còn sáng suốt, nên khi họ chết được tặng là Anh Hùng Dân Tộc.

Câu 16: Mỗi vị Phật đều có vị Thần Kim Cang bảo vệ, nếu ai xúc phạm đến vị Phật thì vị Thần Kim Cang có nhiệm vụ là đánh trả cái xúc phạm người này trở lại cho người đó, cái đánh trả này là nhiệm vụ làm của một vị Thần bảo vệ Phật, nên không có tội gì cả, mà còn được Công đức nữa.
Giống như ở Thế Giới này: Một người có nhiệm vụ bảo vệ một vị Chủ tịch nước, Tổng thống, Vua hay Quốc Trưởng, nếu có ai xúc phạm, thì người này được quyền bắn bị thương hay có chết người đó, đã không mang tội giết người, mà còn được khen thưởng là có công bảo vệ những vị lãnh Đạo quốc gia mà người ta thường gọi là "Bảo vệ yếu nhân" nữa.

62- Thầy Lương Thế Quận, hỏi 2 câu
Thầy Lương Thế Quận, sanh năm 1943, tại Nam Định, cư ngụ tại đường Nguyễn Trãi, quận 5, hỏi 2 câu:
Câu 1 : Từ xưa đến nay, có nhiều người "mượn xác" để nói chuyện với người thế gian. Lý do gì mà họ mượn xác được?
Câu 2: Tại sao Thế Giới không yên ổn mà cứ chiến tranh hoài?

TRẢ LỜI
Câu 1:
– Muốn tìm hiểu rõ phần này, phải hiểu rõ như sau: Trái đất này có 5 loài sống chung:
Một: Loài Thần, tức A Tu La: Hình dáng cấu tạo bằng Điện từ Âm – Dương, căn bản có 3 phần:
1/ Tổng nghiệp của mỗi cá thể Thần.
2/ Tánh Phật.
3/- Màu sắc: Đen – Vàng – Xanh Đỏ.
Hai: Loài người: Hình dáng cấu tạo bàng Điện từ Âm – Dương và tứ đại, có căn bản:
1/- Tổng nghiệp của mỗi cá thể người.
2/- Tánh Phật.
3/- Màu sắc: Đen, Vàng, Đỏ, Trắng.
Ba: Loài Ngạ Quỷ: Hình dáng cấu tạo bằng Điện từ Âm – Dương, có căn bản:
1/- Tổng nghiệp của một cá thể Ngạ Quỷ.
2/- Tánh Phật.
3/- Màu sắc: Đen – Trắng.
Bốn: Loài Súc sanh: Hình dáng cấu tạo bằng tứ đại, có căn bản:
1/- Tổng nghiệp của một cá thể Súc Sanh.
2/- Tánh Phật.
3/- Màu sắc Đen – Vàng – Đỏ – Trắng – Xanh.
Năm: Loài Địa Ngục: Hình dáng cấu tạo bằng Điện từ Âm – Dương, có căn bản:
1/- Tổng nghiệp của loài Địa Ngục.
2/- Tánh Phật.
3/- Màu sắc: Đen.
Các loài Trời ở 33 Cõi Trời. Các loài Tiên ở nước Cực Lạc. Các loài giống như ở địa cầu này ở vòng 1. Không đến với Thế Giới này được.
Vì sao vậy?
– Vì loài nào cũng có tổng nghiệp riêng của cá thể đó, tức họ sống với 1 tần số Điện từ Âm – Dương riêng của họ.
Trở về đúng với câu hỏi: Ai "mượn xác" người để nói chuyện với người ở thế gian này?
Đáp:
Có 2 loại "mượn xác" như sau":
1/- Loại "mượn xác cấp cao":
Những vị này là ở "Cõi Thần". Họ mượn xác con người để làm những việc như:
Để xưng mình là ông "Thánh" nào đó, để chiêu dụ những người ít học, hoặc không học mà có lòng tham và sợ để làm 2 việc cho họ:
Một là, làm người hầu, họ sai gì cũng làm, kể cả hiến thân.
Hai là, làm binh gia, họ sai chém giết ai cũng phải làm.
– Vì loài Thần này, khi còn sống ở nhân gian, họ làm Phước thiện thật nhiều hoặc vô lượng, họ có tâm nguyện là muốn thống trị người khác. Nhờ nghiệp Phước đức vô lượng này, nên họ muốn "mượn xác" ai cũng được.
Theo Qui luật luân hồi nơi trái đất này, thì những vị ở các cõi khác không đến địa cầu này được. Hiện nay, các phim ảnh nói về "Ngọc Hoàng" xuống trần gian, là để dạy cho những đứa trẻ không quậy phá, chớ các Nhà Khoa học họ đâu có tin việc này.
Còn hiện nay, thấy các nơi ngày đêm cầu xin lạy lục, ông nhìn kỹ xem, có ông Tiến sỹ hay ông Bác học nào làm chuyện này không; mà chỉ thấy những người không học, hoặc học ít họ làm việc này thôi.
Ông nhìn kỹ hơn nữa, người khôn lanh bảo người ngu khờ này, làm gì họ cũng làm, kể cả hy sinh Tánh mạng cũng nghe theo.
Vì sao họ làm như vậy?
Vì họ ít học mà lại quá tham.
2/- Loại "mượn xác bình dân":
Loại này là ai?
Xin thưa: Những vị "mượn xác bình dân" này, là những Cô Hồn, lang thang ở đầu đường xó chợ, thấy nơi nào có xin xăm bói quẻ, cầu cơ, v.v... là họ đến "dựa" vào góp phần linh thiêng, để những người này cúng cho họ ăn.

Câu 2:
– Thế Giới này không an được!
Vì sao vậy?
– Vì Thế Giới này gọi đủ là "Thế Giới Dục giới, Nhân – Quả, Luân chuyển, theo Vật lý Điện từ Âm – Dương". Thế Giới này là do loài người điều hành: Trong Tánh của mỗi con người có đến 16 thứ, mà con người sử đụng Tánh của mình mạnh nhất là Tưởng – Tham – Ác, thì thử hỏi làm sao trái đất này yên được.
Ông hãy nhìn kỹ xem:
Về vật chất: Nước minh đã giàu có nhất rồi mà cũng chưa vừa lòng. Muốn trái đất này thuộc về mình.
Về tinh thần: Tín đồ của mình chiếm gần hết trái đất này, mà cũng chưa vừa ý. Muốn loài người ở trái đất này phải nghe lời mình hết
Như vậy, làm sao trái đất này an ổn được?
Thầy Lương Thế Quận lại hỏi:
– Như vậy, làm sao cho trái đất này yên?
Đáp:
Muốn trái đất này yên rất dễ, nhưng khó thực hiện, như.
– Dễ: Sống như lời dạy của Đức Phật Thích Ca, là ai cũng sống với Tánh Phật Thanh Tịnh của minh, là trái đất này yên ổn ngay.
– Khó: Vì ai cũng sống bằng Tánh người của mình nên sanh ra: Tranh giành – Hơn thua – Chém giết nhau, cũng vì vật chất và tinh thần!
Thầy Lương Thế Quận, nghe đến đây, bỗng thầy bật khóc và nói:
– Thương cho nhân loại quá!
– Người khôn thì lừa người ngu!
– Người ngu thì không dám nhìn sự thật!
– Người đã giàu rồi mà không biết "Dừng".
– Người nghèo thì ôm bụng chịu!

63- Cô Trần Thị Phi Phụng, TP HCM, hỏi 3 câu
Cô Trần Thị Phi Phụng, sanh năm 1976, tại TP.HCM, cư ngụ nhà số 429/17D, đường Lê Văn sỹ, phường 12, quận 3, TP.HCM, hỏi 3 câu:
Người tu theo pháp môn Thiền Tông mà:
Câu 1: Hiến xác có ảnh hưởng gì đến Giải Thoát không?
Câu 2: Đam mê vào 1 việc gì đó. Ví dụ như:
– Đam mê tập võ.
– Đam mê nghiên cứu một dự án...
Câu 3: Tập trung vào việc đang làm, nhưng không chăm chú, khi biết mình nghĩ sang chuyện khác, liền không nghĩ nữa, dừng, và không nghĩ chuyện khác nữa, lúc nào cũng chỉ biết việc hiện tại của mình đang làm, như vậy, có phải mình tu Quán, Tưởng không?
– Đem Quán, Tưởng trở về.
– Ép đừng cho suy nghĩ lung tung.
– Không vọng động.
– Không xen vào việc người khác.
– Không ngắt lời người khác.
Khi làm như vậy, những người xung quanh đều thân thiện với con; nhưng có một điều là con hay quên!

TRẢ LỜI
Câu 1: Mục đích chánh của người tu Thiền có 2 phần:
– Một là Giác Ngộ.
– Hai là Giải Thoát.
Giác ngộ: Tức hiểu biết.
Trước hết, phải học hỏi cho thông bản thân của con Nguời mình là gì. Khá hơn, hiểu Tánh Phật của mình là sao. Hiểu rõ hơn nữa, tu sao được Giải Thoát, tu sao còn bị luân hồi. Đây là căn bản của người tu Thiền Tông.
Giải Thoát: Ra ngoài sức hút của vật chất trần gian này.
Trước, phải biết Công thức Giải Thoát. Sau, phải biết Công đức sử dụng cho cái gì và ở đâu.
Tạo ra Phước đức để làm gì và đem đi đâu.
Đó là căn bản của người tu Thiền Tông.
Người tu Thiền Tông mà muốn hiến xác phải hiểu công dụng của việc hiến xác này. Mục đích người hiến xác có 2 phần:
Một là hiến xác để làm lợi ích cho ngành Y khoa, đương nhiên người hiến được Phước. Được Phước, là phải đi hưởng Phước. Trái với Giải Thoát.

Câu 2: Đam mê việc gì hay nghiên cứu vấn đề gì, thì dính vào vấn đề đó hay việc đó. Thiền Tông không chủ trương việc này. Tuy nhiên, người tu Thiền Tông mà đạt được Bí mật Thiền Tông trở lên làm gì cũng được. Còn chưa đạt được Bí mật Thiền Tông thì không nên.

Câu 3: Người tu Thiền Tông, làm việc cứ chăm chú việc làm của mình, nếu có suy nghĩ gì đến với mình, mình cứ tự nhiên, không màng đến thì tự nó đi, không cần xua đuổi. Nếu có bất cứ hành động gì, là không phải.
Những hành động mà cô nói là còn dính vật lý, nên được nhiều người thích, tức còn dính mắc.

LỜI KHUYÊN CỦA NGƯỜI VIẾT SÁCH
CẢM NGHĨ VÀ KẾT LUẬN:
Tất cả những câu hỏi nêu trong quyển sách này, Ban Quản trị Chùa Thiền Tông Tân Diệu trả lời rất đúng ý của những người hỏi. Trả lời rất rõ ràng, chính xác và thuận lý.
Chúng tôi có 2 phần nhận xét như sau:
– Pháp môn Thiền Tông học này rất khoa học.
Vị nào tu tập theo pháp môn Thiền Tông học này thì được 7 cái lợi ích:
Một là, không mê tín dị đoan.
Hai là, không ai lừa mình được.
Ba là, không bỏ công ăn việc làm hằng ngày.
Bốn là, muốn Giác Ngộ thì tìm hiểu cho kỹ sẽ được Giác Ngộ.
Năm là, muốn Giải Thoát, hành đúng Công thức của Đức Phật dạy, thì chắc chắn được Giải Thoát.
Sáu là, không quì lạy cầu khẩn và làm tôi tớ ai.
Bảy là, không làm mất an ninh quốc gia.

LỜI KHUYÊN CỦA NGƯỜI VIẾT SÁCH:
– Chúng tôi là người sưu tầm về các pháp môn tu của Đức Phật dạy, để cống hiến cho độc giả, nên có lời khuyên như sau:
– Quý độc giả thấy thích hợp với mình, nên xem.
– Còn không thích hợp, xin đừng xem.

Trước khi nhập Niết Bàn Đức Phật dạy
Hỡi này các Đại Đệ tử và đại chúng.
Như Lai dạy sau cùng 3 phần căn bản nơi Thế Giới này để các ông bà tu theo Đạo của Như Lai nắm thật vững:
– Phần một, Thế Giới này là Thế Giới Nhân – Quả Luân hồi do Điện tử Âm – Dương luân chuyển và kéo đi trong sáu nẻo luân hồi.
Vì sao Điện từ Âm – Dương kéo được?
Nguyên nhân là do sự ham muốn của ông là động lực tránh nên Điện từ Âm – Dương mới cuốn hút và kéo cái ham muốn của ông bà đến chỗ mà ông bà ham muốn.
– Phần hai, các ông bà muốn thoát ra ngoài vòng Nhân – Quả Luân hồi thì phải hiểu trong mỗi con người có hai Tánh,
Một Tánh Phật, suy nghĩ nói,nghe,thấy,biết và hành động đều ở trong Thanh Tịnh tự nhiên và vô trụ thì không bị luân hồi.
Hai Tánh người, suy nghĩ, nói,nghe,thấy, biết và hành động bằng 16 thứ của Tánh người và dính mắc chỗ đó nên bị đi trong sáu nẻo luân hồi. Các ông bà tu theo Đạo của Như Lai phải thông suốt hai phần ở trên. Nếu không hiểu mà tu theo Đạo của Như Lai thì ông bà muốn nấu cát mà muốn thành cơm.
– Phần ba, Pháp môn Giải Thoát này phổ biến duy nhất tại Chùa Thiền Tông thôi.
– Phần bốn, còn các nơi sau đây không phổ biến được gồm:
Một, Chùa Vật lý.
Hai, Thiền Viện.
Ba, Tu Viện.
Như Lai giải thích ba nơi nói trên cho các môn đồ và các ông bà rõ.
Một, Chùa vật lý là nơi cúng và tụng.
Hai, Thiền Viện nơi dụng công tu dẹp và sát mà Như Lai đã dậy trong ba mươi bảy pháp quán tưởng nghi tìm.
Ba, tu viện là nơi cầu xin và lạy lục.
Đã là người sống nơi trái đất luôn chuyển vật lý âm dương này bắt buộc phải đi một trong ba đường như sau
– Một đường đi hưởng Phước có 4 đường đi đường:
Đường đi số 1, ai muốn vãng sanh đến Cõi Trời vô sắc mà Thanh Tịnh sinh sống thì phải thực hiện 3 phần như sau:
Phần một làm Phước thiện thật nhiều để tạo là sóng Điện từ Dương sẵn sàng đưa Trung Ấm Thân của mình đi.
Phần hai lúc nào cũng ham muốn mãnh liệt đến Cõi Trời vô sắc mà Thanh Tịnh này sinh sống.
Phần ba để chắc chắn ngày nào cũng dụng công ép cho Tâm vật lý mình Thanh Tịnh.
Khi hết duyên sống nơi Thế Giới này chắc chắn 100% được vãng sanh đến Cõi Trời vô sắc này sinh sống nếu làm Phước thiện được vô lượng thì sống trọn vẹn một trăm ngàn năm so với địa cầu này, nếu thiếu thì chỉ sống đủ với số Phước thiện mà mình tạo ra mà thôi.
Đường đi số 2, ai muốn vãng sanh đến Cõi Trời hữu sắc mà vui Tươi sinh sống thì phải thực hiện 3 phần như sau.
Phần một, làm Phước thiện thật nhiều để tạo làn sóng Điện từ Dương, sẵn sàng đưa Trung Ấm Thân mình đi.
Phần hai, phải ham muốn mãnh liệt đến sống Cõi Trời có nhiều màu sắc vui tươi sinh sống.
Phần ba, muốn chắc chắn khi mình làm Phước thiện phải hòa nhã vui tươi lịch sự với mọi người.
Khi hết duyên sống ở trái đất này chắc chắn 100% được vãng sanh đến Điện từ dương sinh sống.
Nếu làm Phước thiện được viên mãn thì sống đủ 10 ngàn năm so với địa cầu này, còn không viên mãn thì tuổi thọ của mình chỉ sống đúng với việc làm Phước thiện của mình thôi, sau đó quay trở lại Thế Giới này tạo nghiệp khác để đi nơi khác.
Đường đi số 3, Ai muốn vãng sanh đến nước tịnh độ của đức Phật A di đà sinh sống thì phải thực hiện 3 phần như sau:
Phần một, phải làm Phước thiện thật nhiều để tạo làn sóng Điện từ Dương sẵn sàng đưa trung ấmthân mình đi.
Phần hai, phải ham muốn mãnh liệt đến nước tịnh độ của đức Phật A Di Đà sinh sống.
Phần ba, muốn chắc chắn ngày nào cũng đem bộ Kinh A Di Đà tụng mà phải tụng trí thành, quên ăn quên ngủ.
Khi hết duyên sống nơi trái đất này, chắc chắn 100% được vãng sanh đến nước tịnh độ của đức Phật A di đà sinh sống. Nước của ngài rất vui tươi và có đầy đủ những gì mà mình cho nên được gọi là nước tức nước cực kỳ vui sướng nếu mình làm được đầy đủ những gì mà mình ham muốn cho nên được gọi là nước cực lạc. Tức nước cực kỳ vui sướng.
Nếu mình làm Phước thiện được đầy đủ thì sống ở nước cực lạc này được 10.000 năm so với địa cầu này, còn thiếu tuổi thọ chỉ bằng với số Phước đức của mình làm ra thôi. ở nước cực lạc này có đặc biệt như sau, tuy hưởng sung sướng nhưng mỗi ngày có một giờ học Đạo Giác Ngộ và Giải Thoát, khi hết tuổi thọ sống nơi trước cực lạc này Đức Phật A Di Đà dẫn mình ra hồ sen kiếm thiền.
Nếu mình rõ thông Công thức Giải Thoát thì Đức Phật A Di Đà ấn chứng mình bằng câu, Hoa Khai Kiến Phật ngộ vô sanh, Đức Phật A Di Đà dẫn mình trở lại Thế Giới loài người đến gần chỗ đang phổ biến pháp môn Thiền Tông nhớ đó mình mới nhớ lại Công thức Giải Thoát, mình chỉ cần tạo ra thật nhiều Công đức không cần tu tập hay tu hành gì cả.
Khi mình hết tuổi thọ, tự bước qua cửa Hải Triều Dương để trở về Bể Tánh Thanh Tịnh mà trước kia Phật Tánh của mình đã sống, còn mình chưa ngộ thiền tự mình trở lại trái đất này tạo nghiệp khác để luôn chuyển đi nơi khác.
Đường đi số 4 có hai nhánh:
Nhánh 1, Ai muốn vãn sanh tới Cõi Trời vui chơi mạnh mẽ thì phải thực hiện hai việc như sau:
Một phải làm Phước thiện thật nhiều để tạo làn sóng Điện từ Dương sẵn sàng đưa Trung Ấm Thân mình đi.
Hai, phải ham muốn thật mãnh liệt đến nơi vui chơi thật mạnh mà không thích lao động thì phải làm hai việc như sau:
Một ngày nào cũng có lòng ham muốn như thế.
Hai muốn chắc chắn ngày nào cũng cầu xin đến Cõi Trời dục giới từ 3 đến 6 lần mà phải trí thành.
Khi hết duyên sống nơi Thế Giới này chắc chắn được vãng sanh đến Cõi Trời dục giới này sinh sống, tuổi thọ ở đây là một ngàn năm so với địa cầu này, tuổi thọ đủ hay thiếu là do Phước đức của mình tạo ra, khi sống hết tuổi thọ ở Cõi Trời này quay trở lại địa cầu sống tiếp, tưởng vào tạo nghiệp khác luân hồi đi nơi khác.
Nhánh 2 ai muốn vãng sanh đến Cõi Trời Thượng Đế sinh sống thì phải làm ba việc như sau:
– Một phải làm Phước thiện thật nhiều để tạo làn sóng Điện từ Dương sẵn sàng đưa Trung Ấm Thân mình đi.
– Hai, ngày nào cũng cầu xin và lạy Thượng Đến đến 6 lần.
– Ba, hứa với Thượng Đế mình là đứa con ngoan của Thượng Đế, ngài sai bảo gì mình cũng làm theo, lời nguyện này phải thật mạnh mẽ.
Khi hết duyên sống nơi Thế Giới này, chắc chắn 100% được vãng sanh đến Cõi Trời Thượng Đế sinh sống, trong các cõi dục giới, duy nhất chỉ có Cõi Trời Thượng Đế là có việc làm.
Cõi Trời này, tuổi thọ là 1.000 năm, sống hết tuổi thọ ở đây trở lại Thế Giới loài người sống tiếp, tạo nghiệp khác luôn chuyển đi nơi khác.
Như Lai nói rõ cho các ông bà biết, trong 33 Cõi Trời, duy nhất chỉ có Cõi Trời Thượng Đế là sống trong khuôn phép rất nghiêm, không được vi phạm.
Như Lai dạy lời sau cùng, các ông bà luôn lúc nào cũng phải nhớ lời nguyền của Ma Vương đừng đem mê tín dị đoan vào nhà của Như Lai.
Đức Phật vừa dứt lời Ngài nhập Niết Bàn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro