3.3. NG chiến tranh cục bộ (65-68)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

3.3. Ngoại giao phục vụ đánh thắng chiến tranh cục bộ của Mĩ (1965-1968)

Để cứu vãn chế độ ngụy Sài Gòn, Mĩ đã chọn con đường can thiệp sâu vào chiến tranh VN, chọn giải P hòa hoãn với LX để đàn áp phong trào GPDT thế giới, thậm chí cho rằng rút khỏi miền Nam thì vị trí uy tín của Mĩ sẽ giảm sút.

- Tổng thống Mĩ Giônxơn đã quyết định ném vào chiến trường miền Nam 1/3 lực lượng quân sự và 70% chi phí quốc phòng nhằm thực hiện mục đích của Mĩ. Mĩ nhận định rằng TQ đang thực hiện đại cách mạng văn hóa, LX đang hòa hoãn với Mĩ … đây là cơ hội để Mĩ đẩy mạnh chiến tranh, vì nếu không đưa quân qua vĩ tuiyến 17 LX và TQ sẽ không can thiệp.

- Mĩ lôi kéo một loạt nước đồng minh vào cuộc chiến với các nhiệm vụ khác nhau (chiến đấu, hậu cần, căn cứ quân sự…) nhằm giảm gánh nặng chính trị và tâm lý cho Mĩ.

- Mĩ đẩy mạnh chiến tranh phi nghĩa nên rất coi trọng các các thủ đoạn ngoại giao để lừa gạt nhân dân Mĩ và dư luận thế giới. Họ coi ngoại giao hòa bình là một bộ phận của chiến tranh, với các thủ đoạn:

+ Miền Bắc xâm lược miền Nam

+ Thực hiện cam kết với các đồng minh của Mĩ

+ Đánh phá miền Bắc là hành động trã đũa

+ Đòi VN đàm phán không điều kiện

+ Tận dụng con bài ném bom và ngừng ném bom để gây sức ép với ta

- Về phía ta, trên cơ sở phân tích mạnh yếu của hai bên đã chấp nhận cuộc đụng đầu:

+ Mĩ mạnh là: lực lượng được tăng cường, căn cứ quân sự được mở rộng, lực lượng không quân tăng gấp bội, phương tiện chiến tranh dồi dào, hiện đại… tuy nhiên tình hình trong nước và thế giới không cho phép Mĩ sử dụng tối đa sức mạnh.

+ Mĩ yếu: về chính trị, đưa quân vào trong thế thua, tính chất phi nghĩa của chiến tranh quân Mĩ không có lý tưởng chiến đấu, không thông thạo địa hình, khí hậu. Chúng phải phân tán lực lượng trên khắp các chiến trường đối phó với chiến tranh nhân dân của ta. Về vấn đề quốc tế: xâm lược VN, Mĩ đe dọa hòa bình và an ninh, thách thức các nước XHCN, uy hiếp PTGPDT, Mĩ trở thành kẻ thù của hòa bình… vì vậy nhân dân VN sẽ nhận được sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi của các lực lượng tiến bộ trên thế giới.

+ Từ khi Khơrutxốp bị gạt ra khỏi ban lãnh đạo LX, Brêgiơnép đã tuyên bố sẽ ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta mạnh mẽ hơn, thậm chí còn tỏ ý không tán thành những việc làm của ban lãnh đạo LX trước đó với VN.

+ Mĩ mở rộng chiến tranh còn dẫn đến sự phân hóa trong các đồng minh của Mĩ: P cho rằng đó là việc xấu xa, đòi phải chấm dứt đánh phá miền Bắc không điều kiện. Nhiều nước phương Tây cho rằng Mĩ mở rộng chiến tranh đối với một nước nhỏ và nghèo là hành động bỉ ổi và không thể chấp nhận được.

+ Tuy nhiên mâu thuẫn Xô – Trung ngày càng gay gắt, các nước XHCN không thể thống nhất hành động ủng hộ VN. Mĩ đã lợi dụng tình hình này.

- Nhiệm vụ:

+ Tăng cường đoàn kết với các nước XHCN

+ Đấu tranh chính sách xâm lược của Mĩ

+ Thực hiện chung sống hòa bình giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau

+ Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc

+ Góp phần bảo vệ và tăng cường đoàn kết trong phe XHCN và phong trào cộng sản quốc tế.

+ Đối với miền Nam: Làm rõ bộ mặt tay sai của chính quyền Sài Gòn, cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân ta, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế

+ Đối với miền Bắc: Tố cáo hành động chiến tranh bỉ ổi của Mĩ

3.3.1. Đấu tranh chống các “chiến dịch hòa bình” và luận điệu “đàm phán không điều kiện” của Mĩ

- Ngày 5-8-1964 Mĩ dựng nên sự kiện Vịnh Bắc Bộ; ngày 7,8 và 11-2-1965 Mĩ mở chiến dịch “sấm rền”; ngày 8-3-1965 Mĩ ra Sách trắng “Vì sao có vấn đề VN”. Ngày 27-2-1965 Mĩ thông báo cho Hội đồng bảo an rằng Mĩ sẵn sàng rút quân nếu “miền Bắc chấm dứt xâm lược miền Nam một cách nhanh chóng và có bảo đảm”. Giôn xơn còn tuyên bố chính sách quan trọng của Hoa Kỳ về vấn đề VN, vu cáo miền Bắc tấn công một quốc gia độc lập, Hoa Kỳ có trách nhiệm bảo vệ tự do nơi này, Hoa Kỳ mong muốn hòa bình nhanh chóng, sẵn sàng đàm phán không điều kiện, hứa hẹn sẽ đầu tư một tỷ đôla vào Đông Nam Á… đây được coi là “công thức baltimo”

+ Trong những năm 1965-1966 cùng với việc đưa quân vào miền Nam, Mĩ đưa ra nhiều “sáng kiến hòa bình”, với các chiến dịch: “Hoa tháng năm:; “Hoa cúc vạn thọ”. Rầm rộ nhất là chiến dịch hòa bình “Pinta” kết hợp việc ngừng ném bom 37 ngày với việc vận động 113 chính phủ đổ trách nhiệm chiến tranh cho VN

+ Hoa Kỳ còn vận động các nước, các ủy ban quốc tế, các nhân vật nổi tiếng nhằm ép VN đàm phán không điều kiện với Mĩ. Chia rẽ VN với các nước, gây khó khăn cho ta. Thực tế VN đã nhận được đề nghị của 14 nước không liên kết yêu cầu đàm phán khong điều kiện với Mĩ.

- Về phía ta:

+ Tích cực vận động và tuyên truyền quốc tế cảnh báo trước dư luận thế giới về hành động chiến tranh của Mĩ

+ Đề cao tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến

+ Giải thích rõ việc Mĩ ném bom miền Bắc

+ Nêu cao quyết tâm của nhân dân VN quyết đánh thắng chiến tranh phá hoại của Mĩ

+ Nói rõ thiện chí hòa bình của nhân dân ta

+ MTDTGPMNVN cũng ra tuyên bố lên án hành động chiến tranh của Mĩ, lập trường và quyết tâm chiến đấu của nhân dân miền Nam

+ VNDCCH chủ trương Mĩ xâm lược VN và phải rút hết quân khỏi VN, công việc nội bộ của miền Nam do nhân dân miền Nam tự giải quyết. Việc hòa bình thống nhất nước VN do nhân dân VN tự giải quyết…

+ Ta cũng bác bỏ vai trò trung gian trong đàm phán. Tuyên bố của HCM ngày 5-12-1965 chỉ rõ: “Các đề nghị nói chuyện không điều kiện của Mĩ là tuyệt đối không thể chấp nhận được”, Người cũng gửi thư đến chính phủ của hơn 70 nước trên thế giới trình bày tình hình cuộc chiến tranh do Mĩ gây ra và chỉ rõ: “Ngày nào còn đội quân xâm lược của Mĩ… thì VN kiên quyết chiến đấu chống lại chúng”; “Mĩ phải thành thật nếu muốn hòa bình, phải chứng tỏ bằng sự thật, chấm dứt không điều kiện và vĩnh viễn mọi hành động chiến tranh chống nước VN dân chủ cộng hòa”

+ Nói rõ mục tiêu chiến đấu của nhân dân VN

Kết quả là nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là thế giới thứ ba đã dần hiểu ra sự thật và từ việc ủng hộ Mĩ quay sang ủng hộ cuộc chiến đấu của nhân dân ta.

3.3.2. Tăng cường đoàn kết, tranh thủ sự ủng hộ của các nước XHCN

- Phải chiến đấu chống lại một tên đế quốc có tiềm lực kinh tế và quốc phòng như Mĩ, VN cần một khối lượng lớn vật chất, vũ khí và phương tiện chiến tranh từ các nước, trước hết là các nước XHCN. Trong tình hình thế giới có những diễn biến phức tạp, HCM đã xác định những điểm tương đồng và khác biệt giữa các nước, xác định lợi ích chính sách của mỗi nước trong vấn đề chiến tranh VN, tìm ra mẫu số chung là sự ủng hộ và giúp đỡ nhân dân VN chống Mĩ. Trên cơ sở đó tranh thủ sự ủng hộ tối đa của các nước.

+ Xuất phát từ đường lối độc lập tự chủ, lấy lợi ích đại cục làm trọng, hiểu rõ lợi ích và các đặc điểm riêng biệt của từng nước để xử lý các mối quan hệ.

+ Làm thất bại âm mưu và các hoạt động ngoại giao của đế quốc Mĩ

+ Về đoàn kết Xô – Trung: Khi phát biểu, quan hệ với LX hoặc TQ tuyệt đối không được làm ảnh hưởng đến nước kia, không tỏ thái độ đứng về bên này chống bên kia (vấn đề cố vấn quân sự phòng không của LX giúp VN, vấn đề công binh và làm đường của TQ, con đường vận tải vào Nam do VN tự đảm nhiệm, về cách mạng văn hóa ở TQ là công việc nội bộ của nhân dân TQ…)

+ Hàng năm cử một Ủy viên Bộ Chính trị sang thăm các nước, tận dụng vai trò quan trọng của LX đối với quốc tế, tranh thủ vai trò hậu phương trực tiếp và to lớn của TQ đối với cách mạng VN

Thúc đẩy hình thành mặt trận đoàn kết nhân dân ba nước Đông Dương

- Mối quan hệ giữa ba nước Đông Dương trong chiến tranh chống Mĩ là hết sức quan trọng, vì vậy đây là nhiệm vụ chiến lược, nhưng phải giữ được và tôn trọng độc lập tự chủ của nhân dân Lào và Campuchia

+ Đối với VN: mối quan hệ này liên quan đến việc tổ chức hậu cứ cho cách mạng miền Nam và đường tiếp tế từ Bắc vào Nam (đặc biệt là cảng Xihanúcvin) đến năm 1970 CIA mới biết 80% hậu cần từ miền Bắc vào miền Nam qua cảng này

+ Đối với Campuchia, đẩy mạnh quan hệ với chính phủ Xihanúc, tuyên bố tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia. Chính phủ Campuchia tuyên bố công nhận Mặt trận dân tộc là người đại diện hợp P của nhân dân miền Nam.

+ Với Lào: khi Mĩ đẩy mạnh chiến tranh sang Lào, VN giúp đỡ toàn diện lực lượng kháng chiến Lào, phối hợp chặt chẽ trong đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao… vùng giải phóng Lào mở rộng, tạo điều kiện cho việc phát triển đường tiếp tế của VN từ Bắc vào Nam.

Thúc đẩy hình thành mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ VN

+ Được hình thành từ cuối năm 1964 và phát triển mạnh mẽ từ khi Mĩ đưa quân viễn chinh vào miền Nam và dùng không quân, hải quân đánh phá miền Bắc. Phong trào từ các nước XHCN lan sang các nước tư bản phát triển, các nước dân tộc độc lập ở khắp các châu lục, bao gồm: các đoàn thể dân chủ, hòa bình, các tổ chức công đoàn, phụ nữ, thanh niên, sinh viên quốc gia và quốc tế, nhiều tổ chức tôn giáo, xã hội, từ thiện, nhiều nhân vật tên tuổi. Hội nghị quốc tế Xtốckhôm 1967 đã quy tụ hàng trăm nhà khoa học, học giả có tên tuổi đại diện cho hơm 300 tổ chức đoàn kết với VN.

+ Các hình thức ủng hộ rất đa dạng: mít tinh, biểu tình, hội thảo, ký kiến nghị, quyên góp tiền bạc, thuốc men, quần áo, hiến máu ủng hộ VN. Nhiều thanh niên tình nguyện đăng ký sang VN chiến đấu, tại Thụy Điển đã diễn ra cuộc diễu hành 1967 do thủ tướng Ôlốp Panmơ dẫn đầu, tòa án Brúcxen xử tội ác chiến tranh của Mĩ… đã tạo thêm sức mạnh tinh thần, chỗ dựa chính trị cho cuộc chiến đấu của nhân dân ta, cổ vũ nhân dân ta.

+ Phong trào nhân dân thế giới ủng hộ VN không do một trung tâm nào tổ chức lãnh đạo. Chính cuộc kháng chiến chính nghĩa và anh hùng, chính những thắng lợi của nhân dân ta ở hai miền đất nước là động lực chính thức tỉnh lương tâm loài người và thúc đẩy phong trào… ngoại giao VN cung cấp nhân chứng, tư liệu về tội ác chiến tranh của Mĩ.

Thúc đẩy hình thành phong trào nhân dân Mĩ chống chiến tranh

+ Khi Mĩ đưa quân vào miền Nam, các tổ chức chống chiến tranh đã được thành lập. “Ủy ban phối hợp toàn quốc” đòi chấm dứt chiến tranh VN đã phát động hai đợt đấu tranh lớn tháng 10-1965 và tháng 3-1966 lôi cuốn trên nửa triệu người tham gia ở hơn 100 thành phố tại Mĩ.

Trong phong trào này vai trò của các giáo sư, các nhà khoa học, giới tu hành, sinh viên nổi bật

+ Cuối 1965 những cuộc tự thiêu của một vài người Mĩ phản đối chiến tranh như anh Mosơn đã gây chấn động sâu sắc trong xã hội Mĩ. Việc Mĩ thất bại ngày càng lớn ở VN đã làm dấy lên phong trào phản chiến của nhân Mĩ. Trong các năm 1967, 1968 đã diễn ra các “mùa hè nóng bỏng” với các cuộc biểu tình, tuần hành cùng một lúc tại 120 thành phố của nước Mĩ. HCM đã gọi các cuộc đấu tranh tại Mĩ là “mặt trận thứ hai” chống đế quốc Mĩ.

Phong trào đấu tranh đã tác động lớn đến chính giới Mĩ, số nghị sĩ chống chiến tranh ngày càng đông

- Mặt trận ngoại giao của ta đã tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ tiếp xúc với phong trào, cung cấp thêm cho họ hình ảnh, tư liệu, chứng cứ phục vụ đấu tranh, đồng thời trình bày, giải đáp những điều mà họ chưa chưa hiểu hết quan điểm của VN dân chủ cộng hòa và Mặt trận DTGPMNVN.

- Tạo cục diện vừa đánh vừa đàm

Với quan điểm chúng ta chỉ có thể giành được thắng lợi trên bàn đàm phán trên cơ sở thắng lợi quân sự chính trị trên chiến trường, trên cơ sở những thắng lợi ở hai miền trong 2 năm 1965, 1966 ta tố cáo mạnh mẽ hơn nữa những tội ác của Mĩ, vạch trần những luận điệu hòa bình bịp bợm của chúng, đề cao lập trường chính nghĩa của ta. Phương châm của ta là phát huy thế mạnh, thế thắng, chủ động tấn công, giữ vững tính độc lập tự chủ, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các nước anh em. Vận dụng sách lược ngoại giao một cách linh hoạt, khôn khéo, giành thắng lợi từng bước, trước mắt đòi Mĩ chấm dứt không điều kiện và vĩnh viễn các hành động chiến tranh chống lại nước VNDCCH.

+ Tháng 1-1967, Nguyễn Duy Trinh tuyên bố VN có thể ngồi thương lượng với Mĩ khi Mĩ chấm dứt việc ném bom phá hoại miền Bắc. Đây là đòn tấn công ngoại giao lớn vì VN tỏ thiện chí hòa bình và giành thế chủ động trong ngoại giao, làm thất bại luận điệu “đàm phán không điều kiện” của Mĩ. Đây là “quả bom ngoại giao” vì ngay sau đó dư luận thế giới đã lên tiếng ủng hộ, trong đó có cả Tổng thư ký LHQ, Giáo hoàng đều lên tiếng đòi Mĩ chấm dứt ném bom miền Bắc.

+ Ngày 8-2-1967 Giônxơn đã gửi thư cho HCM, trong bức thư trả lời ta khẳng định rằng Mĩ gây ra chiến tranh thì phải chấm dứt chiến tranh, phải ngừng ném bom miền Bắc, phải rút quân Mĩ và quân chư hầu khỏi miền Nam… dư luận Mĩ đòi Nhà Trắng đáp ứng yêu cầu của phía VN.

+ Tháng 6-1967, trong cuộc gặp gỡ cấp cao Xô – Mĩ, Giôn Xơn lại nêu ra một đề nghị mới rằng: Mĩ có thể chấm dứt ném bom miền Bắc với điều kiện là ngay sau khi chấm dứt Hà Nội phải bắt đầu thương lượng. Nếu thương lượng kéo dài thì Mĩ sẽ tự do hành động. Tháng 7 và tháng 8 Mĩ thông qua hai nhà ngoại giao trung gian người P để thăm dò thái độ của VN, sau đó Hoa Kỳ gửi công hàm cho chính phủ VN và nói với ý rằng: Hoa Kỳ sẵn sàng ngừng ném bom miền Bắc khi việc làm này không bị lợi dụng và đưa tới những cuộc thảo luận có kết quả. Tháng 9-1967 Tổng thống Mĩ công khai hóa đề nghị ngừng ném bom miền Bắc nhưng đó là “có đi có lại nên VN bác bỏ.

+ Tháng 12-1967, ta tuyên bố sau khi Hoa Kỳ ngừng ném bom và các hành động chiến tranh khác chống VN thì sẽ nói chuyện với Mĩ về những vấn đề liên quan. Lần này ta khẳng định “sẽ nói chuyện” thay cho “có thể nói chuyện”

(sau này tổng thống Mĩ đã phải tự thuật rằng “điều VN đề nghị là duy nhất đúng chứ không phải là Mĩ”).

+ Với phương châm là phải mở đường đi đến thương lượng có lợi nhất cho ta, năm 1968 ta mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam. Cuộc tấn công của ta đã làm chuyển biến thế trận, đảo lộn chiến lược của Mĩ, tác động sâu sắc đến nước Mĩ, giới chính trị Mĩ dao động, chưa bao giờ nội bộ nước Mĩ chia rẽ sâu sắc như lúc này.

Tối 31-3-1968, xuất hiện trên truyền hình, tổng thống Mĩ sau khi báo cáo tình hình chiến sự ở miền Nam đã thông báo: “tối nay tôi ra lệnh cho các máy bay và tàu chiến của chúng ta không tiến hành cuộc tấn công nào chống miền Bắc VN, trừ khu vực phía bắc khu phi quân sự là nơi đối phương đang có những cuộc chuẩn bị liên tục trực tiếp đe dọa các vị trí tiền tiêu của đồng minh”. Trong bài phát biểu cũng tuyên bố không ra tranh cử tổng thống Mĩ nhiệm kỳ nữa (đây trở nỗi bất hạnh đối với Giônxơn). Mĩ chấp nhận đơn phương ngừng ném bom không điều kiện, xuống thang chiến tranh, từ khước từ thương lượng chuyển sang thương lượng.

+ Về phía ta: đàm phán ngay là quá sớm, bác bỏ thì không tranh thủ được dư luận thế giới, do vậy Bộ Chính trị ta chủ trương ép Mĩ chấm dứt hoàn toàn việc ném bom miền Bắc rồi mới bàn đến các vấn đề liên quan. Tháng 4-1968 ta tuyên bố “rõ ràng Mĩ chưa đáp ứng nghiêm chỉnh và đầy đủ đòi hỏi của VN nhưng VN sẵn sàng cử đại diện của mình tiếp xúc với phía Mĩ…” đây là đòn tấn công ngoại giao bất ngờ.

Tối 3-4-1968, phía Mĩ thông báo qua sứ quán ta tại Viêng Chăn về địa điểm tiếp xúc là Giơnevơ, ta đề nghị là Phnôm Pênh. Hai bên đã đưa ra rất nhiều địa điểm khác, nhau cuối cùng ngày 2-5 nhất trí lấy Pari làm địa điểm chính thức.

+ Ngày 13-5-1968 đã diễn ra cuộc gặp gỡ chính thức đầu tiên giữa hai phái đoàn

Trong giai đoạn đầu ta chủ trương đàm phán phục vụ tấn công, lên án các hành động chiến tranh của Mĩ tại hai miền VN. Phiên họp nào phía Mĩ cũng xoáy vào đòi khôi phục khu phi quân sự, rút quân miền Bắc. Trong thời kỳ đầu ta chủ trương thăm dò chứ chưa đi vào mặc cả.

+ Qua nhiều cuộc gặp gỡ, cuối cùng hai bên đã nhất trí được thành phần hội nghị (Mĩ mâu thuẫn với Thiệu). Mĩ tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc 1-11-1968, đây là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro