ANS_006

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 6: Hãy phân tích n~ yếu tố khoa học & sai lầm trong học thuyết gt-lao động của Adam Smith và cho biết các nhà kte học tầm thường đã lợi dụng những sai lầm này để xd thành lý luận gì và nhằm mục đích gì? Hãy trình bày những lý luận đó.

Adam Smith ( 1723-1790) là một nhà kinh tế chính trị học nổi tiếng thuộc trường phái cổ điển Anh. Học thuyết kinh tế của ông được thể hiện tập trung trong cuốn " Của cải của các dân tộc" xuất bản năm 1776. Ông đã có công trong phát triển phương pháp trừu tượng hóa trong nghiên cứu kinh tế chính trị, có nhiều đóng góp vào việc xây dựng các phạm trù, quy luật của kinh tế thị trường và phân tích nền sx TBCN.

Mặc dù vậy, trong phương pháp luận của ông bị nhầm lẫn giữa 2 yếu tố khoa học và tầm thường. Trước hết, tính khoa học đc biểu hiện ở chỗ ông đã sử dụng phương pháp trừu tượng hóa để nghiên cứu làm rõ bản chất bên trong của các hiện tượng và quá trình kte, qua đó đã rút ra đc những kết luận đúng đắn, khoa học và đã phát hiện ra các quy luật kte:

Thứ nhất ông đã phân biệt 2 thuộc tính của hàng hóa là gtri sd và gtri trao đổi. Khẳng định gtri sd ko quyết định gtri trao đổi và bác bỏ lý luận về sự ích lợi, cho rằng ích lợi ko có quan hệ gì với gtri trao đổi. Ví dụ, Ông nói: "Ko gì hữu ích bằng nc và kk nhưng nó k có gtri".

Thứ 2: Ông cho rằng gtri trao đổi do lđ tạo ra bằng số lượng lđ hao phí gồm cả lđ quá khứ và lđ sống, lđ chung ở tất cả các ngành sx chứ ko chỉ trong nn hay thương nghiệp. Lđ là thước đo duy nhất cuối cùng của gtri hàng hóa.

Thứ 3, chỉ ra thước đo thực tế của gtri trao đổi của hàng hóa đc tiến hành qua 3 bước: 1. Trao đổi hàng hóa với lđ, 2. Trao đổi hàng hóa và hàng hóa, 3. Trao đổi hàng hóa thông qua tiền tệ. Như vậy gtri trao đổi của hàng hóa có 2 thước đo là lđ và tiền tệ. Lđ là thước đo bên trong duy nhất chính xác và tiền tệ là thước đo bên ngoài và chỉ chính xác trong 1 thời gian và không gian nhất định. Gtri lđ của hàng hóa đc thể hiện trong tương quan trao đổi giữa lượng hàng hóa này với lượng hàng hóa khác; còn trong nền ktế hàng hóa pt, nó đc biểu hiện ở tiền.

thứ 4, cho rằng lượng gtri hàng hóa do lđ hao phí tb cần thiết quyết định. Lđ giản đơn và lđ phức tạp có ảnh hưởng khác nhau đến lượng gtri hh. Trong cùng 1 thời gian, lđ phức tạp tạo ra lượng gtri nhiều hơn so với lđ giản đơn.

Thứ 5, nếu 2 quan niệm về giá cả: giá cả tự nhiên và giá cả thực tế. Giá cả tự nhiên là biểu hiên tiền tệ của gtri, giá cả thực tế là giá bán hh trên thị trường, giá này phụ thuộc vào giá cả tự nhiên, quan hệ cung cầu và độc quyền, trong đó giá cả tự nhiên là trung tâm.

Do áp dụng pp luận 2 mặt và trước những vấn đề kte phức tạp A. Smith tỏ ra bất lực nên mới chỉ dừng lại quan sát, mô tả vẻ bề ngoài để rút ra kết luận. Đây là điểm tầm thường trong học thuyết của Ông.

Trong khi đưa ra định nghĩa khoa học về giá trị, ông lại đưa ra định nghĩa thứ 2: Giá trị hàng hóa là lao động mà người ta có thể mua đc hàng hóa đó quyết định. Và dựa vào định nghĩa trên, khi phân tích tái sản xuất, A.Smith đã đưa ra cái giáo điều lạ lùng mà ngày nay, người ta vẫn còn tin một cách mù quáng.., theo đó thì toàn bộ giá trị của sản phẩm xã hội phân giải thành thu nhâp: tiền công, lợi nhuân và địa tô, tức là sự biến mất của tư bản bất biến, trong tổng sp xã hội chỉ còn lại tư bản khả biến và giá trị thặng dư. Mặc dù ông đã biết rõ các chủ doanh nghiệp cần phải ứng tư bản ra để mua tư liệu sx, nhưng ông lại lập luận rằng giá cả của công cụ lao động ngay lập tức hoặc cuối cùng sẽ biến thành tiền công, lợi nhuận và địa tô. Đây là tư tưởng giáo điều. Sở dĩ, do ông chưa phát hiện ra tính 2 mặt của lđ sx hàng hóa, nên k thấy được quá trình bảo tồn và duy trì giá trị cũ nhờ lđ cụ thể và quá trình cộng thêm gt mới vào sp bởi lđ trừu tượng.

Và chính những nhà kinh tế chính trị tầm thường đã lợi dụng những sai lầm này của A.Smith. J.B.Say (1767-1882) đã xây dựng thành lý thuyết ba nhân tố sản xuất và ba nguồn thu nhập nhằm bào chữa cho chế độ Tư bản chủ nghĩa. Nếu thừa nhận lao động tạo ra giá trị hàng hóa thì tất yếu phải thừa nhận tính bóc lột và đối kháng giai cấp trong CNTB. J.B.Say đã lập luận: sx tạo ra tính hữu dụng, tính hữu dụng truyền giá trị cho các vật, nhờ đó hàng hóa có giá trị. Tính hữu dụng là sự phục vụ của vật cho nhu cầu con người. Sx tạo ra tính hữu dụng, tức là tạo ra sự phục vụ. Tất cả những gì tạo ra sự phục vụ đều là sx. Ở đây J.B.Say đã lợi dụng nguyên lý giáo điều của A.Smith để khẳng định công thức" tam vị nhất thể" gồm tiền công, lợi nhuận và địa tô là ba nguồn gốc đầu tiên của mọi thu nhập cũng như của giá trị trao đổi để lập luận. J.B.Say cho rằng, tham gia vào sx có 3 nhân tố sx: lao động, tư bản và ruộng đất. Mỗi nhân tốn đều có công phục vụ vào việc tạo ra của cải, tạo ra giá trị. Do đó, mỗi nhân tố đều có quyền nhận một phần trong tổng thu nhập xã hội: lao động có quyền nhận tiền công, tư bản nhận lợi tức và ruộng đất nhận địa tô, lợi nhuận là trả công quản lý của nhà tư bản. Như vậy không ai bóc lột ai.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#teddy