ANS_007

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 7: nội dung lý thuyết giá trị lao đông của David Ricardo. Giải thích tại sao học thuyết kt của D.Ricardo lại tiến bộ hơn A.Smith

David Ricardo(1772-1823) là nhà kinh tế học thuộc trường phái cổ điển Anh. Ông viết nhiều tác phẩm về kinh tế, trong đó có cuốn sách nổi tiếng " Những nguyên lý về kt-chính trị học và thuế khóa" xuất bản năm 1817. Nếu Adam Smith sống trong thời kì công trường thủ công phát triển thì D.Ricardo sống trong thời kì Cm Công nghiệp, đó là điều kiện khách quan giúp cho việc nghiên cứu của ông vượt được ngưỡng giới hạn mà A.Smith đã dừng lại.

Ricardo là người đã kế thừa và phát triển lí luận lao động của A.Smith. Ông đã đứng vững trên lập trường quan điểm giá trị- lao động. Nội dung lý thuyết giá trị lao động của ông đề ra như sau:

Mở đầu ông phê phán A.Smith là không nhất quán trong việc định nghĩa giá trị. Qua phê phán, ông đưa ra định nghĩa về giá trị hàng hóa như sau: "Giá trị của hàng hóa hay số lượng của một hàng hóa nào khác mà hàng hóa đó trao đổi la do số lượng lao động tương đối cần thiết để sx ra hàng hóa đó quyết định, chứ không phải do khoản thưởng lớn hay nhỏ trả cho lao động quyết định."

Cũng giống như A.Smith, D.Ricardo đã phân biệt rõ ràng 2 thuộc tính của hàng hóa, là giá trị dử dụng và giá trị trao đổi. Đồng thời cho rằng giá trị sd không quyết định giá trị trao đổi. Ông tiến bộ hơn các nhà kt học khác ở chỗ: đã phân biệt được sự # nhau của gt và của cải. Ông nói: "giá trị khác xa của cải, giá trị không tùy thuộc vào việc có nhiều hay ít của cải mà tùy thuộc vào điều kiện sx khóa khăn hay thuận lợi". Ông cho rằng hàng hóa hữu ích sở dĩ có gt trao đổi là do t/chất khan hiếm và lượng lao động cần thiết để sx ra chúng quyết định. Ở đây D.Ricardo đã nhận thức được gt trao đổi được quyết định lởi lượng lao động đồng nhất của con ng ( lượng lđ xã hội), chứ k phải là lượng gt hao phí cá biệt. Về điểm này, ông là người đầu tiên phân biêt lđ xá biệt và lđ xã hội, đã tiến bộ hơn hẳn A.smith hayW.Petty.

D.Ricardo đã trình bày lý luận giá trị của mình từ việc phê phán A.Smith. Ông gạt bỏ những chỗ thừa và mâu thuẫn. Cụ thể, trong 2 định nghĩa về giá trị của A.Smith, Ông cho rằng đ/n 1 là đúng, đ/n 2 là sai. Ông nhất quán cho rằng không chỉ trong nền kt hàng hóa giản đơn mà kể cả trong nền kt hàng hóa Tư bản chủ nghĩa, giá trị vẫn do lao động quyết định.

Về cơ cấu giá trị, ông khẳng định giá trị hàng hóa k phải do các nguồn thu nhập tạo thành mà ngược lại, được phân thành các nguông thu nhập. Việc tăng tiền lương ko làm cho gtri hàng hóa tăng lên mà làm cho lợi nhuận giảm đi. Tương tự như vậy đối với lợi nhuận và địa tô. Ông cũng phê phán A.Smith khi A.Smith không tính đến lao động quá khứ trong gtrị hàng hóa. D.Ricardo cho rằng không những chi phí lđ trực tiếp dể sx ra gtrị hàng hóa mà còn tính cả đến những lđ đã hao phí vào các công cụ lao động.

D.Ricardo đã phân biệt giá cả tự nhiên và giá cả thị trường. Theo ông giá cả không phải do cung-cầu quyết định, quyết định mức giá trong tay những người sx, cung-cầu chỉ ảnh hưởng đến giá cả.

So với Adam Smith, lý thuyết gtrị của David Ricardo có phần triệt để hơn. Song vẫn còn một số hạn chế sau: Ông chưa phân biệt được gtrị hàng hóa và giá cả sx, cho rằng gtrị hàng hóa là bộ phận của phạm trù vĩnh viễn, khác với A.Smith, Ricardo cho rằng quy luật giá trị vẫn hoạt động trong CNTB, nhưng nó hoạt động như thế nào thì ông không giải thích được. D.Ricardo nói riêng và các nhà kt-chính trị tsản cổ điển Anh chỉ chú ý phân tích về mặt lượng gtrị, ít phân tích bản chất gtrị và hoàn toàn không phân tích các hình thái của gtrị.

Đánh giá một cách chung nhất, D.Ricardo là người kết thúc xuất sắc nhất của trường phái chính trị tư sản cổ điển Anh. Song chưa thể phát triển lý luận giá trị lao động đó đến cùng. Những hạn chế đó của D.Ricardo sau này được K.Marx khắc phục và hoàn thiện.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#teddy