Chương 32: Ông cháu thông đồng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Việc đầu tiên sau khi Chiến bước chân vào nhà ông bà hội đồng làm dâu. Là cậu dậy sớm xoăn tay áo đi ra ngoài tìm cây chổi để quét sân. Tối hôm qua, trời mưa tầm tả, nên sáng hôm nay sân toàn là lá và lá.

Tuy rằng, nhà ông bà Lợi có người làm, nhưng Chiến không thích ngồi một chỗ nhìn người ta bưng nước hầu hạ mình.

Với Chiến mà nói, cho dù là cậu có trở thành dâu nhà giàu, thì cậu cũng chi là một người bình thường như bao người khác mà thôi. Nhưng mà, điều cậu cảm thấy mãn nguyện nhất trong suốt cuộc đời này, đó là được trở thành vợ của Kiệt.

Mặc dù, ông hội đồng tốt bụng và thân thiện với bà con trong huyện Đông Hải này thật, nhưng ông sĩ quá trời sĩ luôn. Quất một căn biệt thự to đùng, rồi dùng nhà cũ làm phủ thờ ông bà.

Hại Chiến quét gần cả tiếng đồng hồ mới xong được một cái sân.

Lúc mới bắt đầu cầm cây chổi quét, là trời còn chưa sáng, gà còn chưa gáy. Vậy mà quét cái sân xong, Chiến nhìn lại đồng hồ, thì mới biết là trời sáng rồi và mấy đứa giúp việc trong nhà Kiệt đang nhìn mình trân trân.

Vốn nghĩ, mình cũng là con nhà dân đen bình thường như bao người làm khác trong nhà của ông Lợi thôi. Nên sau khi quét xong cái sân, Chiến lại đi xuống bếp xách cái giỏ đi ra chợ.

Hồi nãy, đi tìm chổi Chiến nhìn thấy sau hè nhà ông Lợi có mấy cây bông súng và mấy cây điên điển đã trổ bông, cậu bỗng nhớ đến một món lẩu của cô Lệ, nên quyết định sẽ trổ tài nấu cho cả nhà Kiệt ăn thử.

Thế nhưng, Chiến chưa kịp bước ra khỏi nhà, thì con Mén nhanh chân chạy theo cậu:

- Mợ út! Mới sáng sớm mà mợ đi đâu vậy?

Chiến giơ cái giỏ lên trước mặt nó:

- Chị đi chợ thôi. Mén định mua gì hả?

Con Mén vội giành lại cái giỏ từ tay Chiến:

- Dạ! Mợ để em đi chợ cho. Mợ vào phòng nằm nghỉ thêm một chút đi.

Chiến lắc đầu:

- Hông sao đâu. Mấy chuyện đi chợ đi búa này chị làm cũng quen mà, để chị phụ cho.

Con Mén khó xử trả lời:

- Mợ ơi! Mợ mà giành làm với em, là em bị ông bà la đó mợ.

Nhân lúc Chiến còn đang đứng ngơ ngác, thì con Mén đã nhanh tay lấy lại cái giỏ từ tay Chiến rồi chạy đi ra khỏi nhà.

Mấy ngày trước khi đám cưới, bà Lợi đã gọi tụi giúp việc lên nhà dặn là không được để cho Chiến động vào bất cứ công việc nặng nhọc nào trong nhà. Nếu như cậu thích, thì cứ để cho cậu quét sân hay làm những việc nào nhẹ, đừng làm những việc nặng mà ảnh hưởng tới sức khỏe.

Bà Lợi còn nói gia đình họ Vương của bà nợ Chiến một lời xin lỗi, nợ cậu hai từ cám ơn. Vì vậy, những ai để cậu làm việc nặng, hay lợi dụng chuyện cậu từng làm ca sĩ vũ trường để có cớ làm khó cậu. Thì bà sẽ không chứa chấp đứa đó trong nhà nữa, cho dù đó là người giúp việc lâu năm nhất của gia đình.

Nhìn theo bóng dáng của con Mén chạy đi ra khỏi nhà, Chiến chớp mắt một hai cái, rồi trở vào nhà tìm một vài đứa biết chèo xuồng đi theo mình ra sau hè hái bông điên điển và một ít bông súng đem vào nhà nấu cơm.

Lúc đi ngang nhà bếp, Chiến thấy thím bảy đang ngồi mày mò tìm cách xỏ chỉ vào cây kim, mà xỏ hoài không được, nên cậu đã ngồi xuống làm giúp thím, sẵn tiện giúp thím bả vá lại cái áo đã bị rách vai.

Không ai cho mình làm việc nhà, thì Chiến tìm mấy việc khác tương tự để làm. Muốn cậu ngồi yên một chỗ trừ khi là cậu đang có em bé, thì họa may cậu còn lười biếng không đi tới đi lui. Chứ bắt cậu ngồi một chỗ hưởng phước, cậu làm không được đâu.

Buồn bực tay chân lắm.

Công việc nhà, là tự mình đi tìm nó. Chứ nó không tự đi tìm mình đâu. Chiến thấy chỉ cần mình lượn một chút, là sẽ có cả tá việc để mình làm.

Trong lúc giúp thím bảy vá lại cái áo bà ba đã bị rách vai, Chiến vô tình nhìn thấy cây nhãn trong sân nhà ông Lợi trái chín quằn cả nhánh, cậu liền gọi tụi thằng Tài hái một vài trái chín mang vào để cậu tách thịt nhãn phơi khô, để dành nấu chè cho bà hội đồng ăn tráng miệng.

Nhìn từng quả nhãn dày cơm được tách ra khỏi vỏ và hạt, tụi thằng Tài không khỏi xuýt xoa;

- Ê...nhãn dày cơm ghê luôn á. Hèn chi ông cứ bắt mình chăm sóc cây nhãn cho tốt, thì ra là do bà thích ăn nhãn.

Thằng Trớt- anh thằng Quớt nhìn tô cơm nhãn liền nhịn không được tò mò:

- Mợ út! Sao mợ biết bà thích ăn nhãn, mà mợ kêu tụi em hái nhãn xuống vậy?

Chiến vừa tách thịt nhãn vừa trả lời:

- Mấy đứa đoán đi. Tại sao chị lại biết bà thích ăn nhãn?

Mặc kệ mặc tụi nhỏ cứ ngơ ra, Chiến vẫn ung dung ngồi tách thịt nhãn để vào tô, rồi đi ra sau hè hái bông điên điển vào nấu cơm trưa cho ông bà Lợi.

Hôm nay, Chiến sẽ nấu những món ăn thường xuyên có trong mâm cơm của người nông dân để đãi ông bà Lợi. Thay vì là những món ngon vật lạ hay có mặt trong mâm cơm của nhà giàu.

Nắng bắt đầu lên cao và chiếu vào trong phòng, khiến cho Kiệt bị chói mắt phải lấy nheo mắt mấy cái rồi mới mở mắt thức dậy.

Không thấy Chiến ở trong phòng, Kiệt liền xỏ chân vào dép rồi đi vào phòng tắm đánh răng, súc miệng rửa mặt, thay quần áo sau đó đi xuống lầu tìm vợ yêu và đi kiếm bé Khò.

Tối qua đáng ra là bé Khò ngủ chung với ba mẹ, nhưng ông bà nội lại kêu bé sang phòng mình ngủ để Kiệt và Chiến có không gian riêng một chút. Dù rằng đã có với nhau một đứa con, nhưng đã ba năm không gặp hai người nhất định có rất nhiều chuyện để nói, mà trẻ con không thể nào nghe được.

Tìm xung quanh nhà một hồi, Kiệt cũng thấy Chiến đang ở dưới bếp nấu cơm trưa. Anh nhân lúc tụi giúp việc đang loay hoay ngắt rau, liền bước tới ôm eo cậu:

- Chiến đang nấu món gì vậy?

Chiến gắp một miếng thịt lên thổi nguội, rồi bỏ vào miệng của Kiệt:

- Chiến nấu canh chua bông súng điên điển với thịt rọi kho tiêu. Hai món này anh thích nhất mà. Đúng hông?

Kiệt tranh thủ trong bếp không có ai hôn má Chiến một cái:

- Khò chưa thức hả Chiến?

Chiến gật đầu:

- Khò nó đang ngủ chung với cha mẹ.

Tụi con Mén rửa rau xong, định quay sang hỏi Chiến định làm gì với những rỗ rau đó, thì vô tình tụi nó chứng kiến được một màn tung tim của cậu chủ mình, khiến cho tụi nó cảm giác mình đang trở thành một con chó giữ nhà và đang ngồi chờ ăn cơm.

Nói cho dễ hiểu theo từ ngữ địa phương của người Triều Châu đang sống ở Bạc Liêu hay nói. Tình trạng của tụi con Mén bây giờ, chính là đang ăn cẩu lương.

Còn nói toạc móng heo đó là ăn cơm chó.

Chính xác là tụi con Mén đang ăn nguyên một thau cơm chó to đùng do Kiệt và Chiến đang phát cho tụi nó.

Nhìn cảnh tượng Ngưu Lang- Chức Nữ đang diển ra trước mặt mình. Con Mén cảm thấy răng mình hơi ê ê, mà trái me chua nó đang ăn sao mà ngọt quá trời ngọt rồi. Nó nhớ rõ là trái me này nó lựa trái non ăn mà, đâu phải trái chín đâu mà ngọt vậy.

Ngọt tới ê răng luôn.

Con Mén thấy bé Khò từ trên nhà đi xuống, đúng lúc Kiệt định hôn Chiến một cái nữa. Con Mén sợ bé nhìn thấy, nên vội chạy tới che mắt bé lại, rồi bồng bé lên nhà trên trả cho ông bà Lợi.

Thấy con Mén bưng bé Khò như người ta bưng ông địa, ông Lợi mới lên tiếng hỏi:

- Ủa, Mén! Con đem thằng Khò lên đây chi vậy? Sao hông để nó chơi với ba mẹ nó.

Con Mén chưa kịp trả lời, thì bé Khò đã nhanh nhảu trả lời:

- Ông nội ơi! Con thấy ba con hôn mẹ con, vậy là con sắp có em rồi phải hông ông nội?

Mặt ông Lợi đơ ra, còn mặt bà Lợi thì tái mét. Cái tay đang cầm cây quạt lụa của bà đang quạt phe phẩy, cũng khựng lại không biết nên nói gì vào giấy phút này luôn.

Nghĩ một lúc, bà Lợi quyết định gọi Kiệt lên nhà rầy anh một trận. Không phải là vì bà sợ anh thương Chiến hơn mình, mà là bà sợ đầu óc vô tư của bé Khò sẽ bị phá hủy mà thôi.

Kiệt thương Chiến, trong lòng bà Lợi rất vui, nhưng mà có ghiền hơi vợ đến đâu thì cũng phải để ý coi bé Khò đã thức chưa, hay bé vẫn còn đang ngủ.

Trời cao ngó xuống mà coi cậu út Kiệt con bà hội đồng Lợi nghiện vợ đến mức độ con trai thức dậy nhìn thấy ba mẹ mình hôn nhau trong bếp mà không biết đây kìa.

Trong nhà có trẻ con, mà không chịu cẩn thận gì hết. Hèn chi suốt ngày bé Khò cứ đòi em.

Không thức thì thôi. Cứ bé Khò mà còn mở mắt thức nghe ông Lợi kể chuyện đời xưa, là y chang như ông dự đoán. Câu nói thứ ba phát ra từ miệng của bé, là bé sẽ hỏi khi nào mình sẽ có em để chơi cùng.

Ông bà Lợi sợ Kiệt mất mặt với bé Khò, nên đã đưa bé cho con Mén bồng rồi dặn dò:

- Khò nó biết tìm hiểu rồi đó. Con với thím bảy trông nó kĩ kĩ nghe, nó chạy té lát giò lát cẳng thì mình xức dầu, nhưng mà đừng cho nó đến gần chỗ nào nguy hiểm nghe. Đi kiếm chú tám lấy theo chai dầu, hai dì cháu đi chơi đi. Ông bà có chuyện muốn nói với cậu út một chút.

Thấy con Mén bồng bé Khò đi ra nhà sau chơi rồi, ông Lợi mới quay sang nhìn Kiệt rồi hất mặt về phía ghế bảo anh ngồi xuống, rồi từ tốn lên tiếng:

- Bây đi lính ba, bốn năm trời không liên lạc được về hậu phương, nên bây nhớ vợ bây cha hiểu chứ sao hông hiểu. Có điều cha nói bây nghe, bé Khò nó còn nhỏ bây có muốn gần gũi vợ bây, thì bây cũng nên để ý một chút xíu. Con nít nó nhớ dai lắm, nó mà thấy cái gì, hay là nghe cái gì là nó sẽ ám ảnh trong đầu luôn. Nguy hiểm lắm con. Bởi vậy, bây có muốn gì, thì đợi trong nhà hông có ai muốn làm gì thì làm.

Nghe ông Lợi nói xong, Kiệt mới lên tiếng giải thích:

- Vợ chồng con tính là đợi bé Khò nó lớn lớn chút nữa, tụi con mới tính tới chuyện đẻ đứa thứ hai. Nhưng mà cha nói vậy rồi, thì con sẽ để ý bé Khò chút nữa.

Ông Lợi gật đầu:

- Bây tính dị cũng được, nhưng mà bề trên Sài Gòn rồi hai đứa bây nhớ để ý bé Khò đó.

Bị ông hội đồng rầy, nguyên cả một buổi đó Kiệt không dám hó hé bất kỳ chuyện gì. Trong bữa ăn, anh chỉ biết gắp cá lấy thịt ra để riêng vào chén của bé Khò, cho Chiến đút cơm cho bé ăn.

Tuy là năm nay bé Khò đã được ba tuổi, nhưng mà bé không thể nào tự ăn cơm được, nên Chiến phải vừa ăn vừa đút cơm cho bé:

- Con ăn hết trong miệng nhớ kêu mẹ nghe.

Bé Khò gật đầu rồi nhai thật lẹ cho hết cơm trong miệng. Kiệt thấy vậy liền lấy khăn giấy lau miệng cho bé, rồi từ tốn giải thích:

- Con ăn chậm chậm thôi, cả nhà hông ai hối con hết. Con ăn nhanh quá dễ bị mắc cổ lắm biết hông?

Thấy bé Khò gật đầu, cả nhà của ông Lợi không khỏi ngạc nhiên khi thấy Kiệt và Chiến dạy bé quá tốt và bé cũng rất ngoan.

Kiệt dạy cái gì là bé Khò. nghe cái đó, không bướng bỉnh cãi lời lại.

Đang ăn cơm, đột nhiên ông bà hội đồng nghe thấy tiếng quát tháo vang lên từ ngoài đường, liền theo phản xạ nhìn ra ngoài hóng hớt.

Mặc dù, là ngồi trong nhà, nhưng từ cửa sổ phòng ăn nhìn ra, ông Lợi có thể. Nhìn thấy được con gái của bà huyện Mịn ở dưới Hậu Giang đang bị mẹ chồng bạc đãi.

Mâm cơm cô con dâu vất vả cả ngày mới nấu được, mà bà huyện Mịn đành tâm hất đổ hết xuống đất. Đã vậy bà huyện còn buông lời mắng chửi con trai cô con dâu là không phải cháu nội của mình, mà là con của người khác. Nên từ ngày cô Huệ về nhà chồng, bà huyện luôn xem cô Huệ là cái gai trong mắt, ngày nào cũng tìm cớ gây khó dễ cho cô.

Ngồi bên nhà nhìn qua, thấy cảnh tượng cô Huệ bị mẹ chồng hành hạ. Bà Lợi lắc đầu ngao ngán:

- Gieo gió gặt bão thôi. Nhưng mà tại sao mẹ làm mà con gái gánh chịu là thế nào?

Thấy ông Lợi nhìn mình, bà Lợi ung dung đem chuyện mà mình hóng được từ con Mén nói cho cả nhà nghe. Coi như nói chuyện trong mâm cơm cho vui nhà vui cửa.

Số là bà huyện Lý ở trên Vị Thanh- Hậu Giang có hai người con. Một trai và một gái.

Người con trai là con lớn, sau khi cưới vợ là một cô đào cải lương thì bà huyện thường xuyên đánh đập mắng chửi con dâu. Bà huyện hành hạ cô đào kia tới mức độ, cô mang thai mà bà ta vẫn bắt cô làm bao nhiêu việc nặng và không cho người làm trong nhà giúp đỡ.

Trong một lần đi buôn bán ở xa, người con lớn của bà huyện Lý bị bão làm đắm tàu, không may cậu hai bị đuối nước qua đời. Còn đứa nhỏ cũng đáng thương, vừa chào đời thì bị mất cha, nên đã bị bà huyện xem như là một vật xui xẻo, khắc chết cha nên đã kêu người làm đem thả vào hầm cá sấu, cho cá sấu ăn.

Vì thương con, nên cô đào kia tình nguyện bị đuổi ra khỏi nhà và bồng theo đứa con mới vừa chào đời còn chưa cắt dây rốn.

Nghe tới đây, ông Lợi hừ giọng gắt gỏng:

- Ông trời kêu chết, thì mình phải chịu thôi. Giày dép còn có số mà, nói chi tới con người. Rồi sao nữa bà kể tiếp đi.

Bà Lợi múc một muỗng canh chua lên húp, rồi nói tiếp:

- Canh chua ngon quá...

Sau khi làm đám tang của cậu hai xong, thì bà huyện Lý bắt đầu gả cô Huệ cho con trai độc nhất của bà huyện Mịn, khi cô Huệ vừa tròn hai mươi tuổi.

Thế nhưng, cô ba Huệ đã có hình bóng người khác trong lòng, đã từng trốn theo người yêu, nên từ ngày đầu tiên cô Huệ về nhà chồng đã bà huyện Mịn đã không vừa mắt người con dâu này. Vì vậy mà hết lần này tới lần khác đay nghiến cô ba. Thậm chí, khi cô ba sinh con, bà Mịn vẫn không tha cho cô và còn cho rằng cô đã gian díu với người đàn ông khác sinh ra đứa nhỏ.

Nghe từng câu từng chữ từ miệng bà Lợi, trong lòng Chiến liền sinh ra một cảm giác nghi ngờ:

- Mẹ! Vậy mẹ có biết con dâu lớn của bà huyện Lý là ai hông mẹ?

Con Mén ngồi dưới chiếu nhanh nhảu trả lời:

- Dạ, em nghe bà nội em nói là cô đào đó tên là Lệ.

Cả người Chiến như đông cứng lại khi nghe câu trả lời của con Mén. Thì ra, chuyện nhà nội của cậu lại được đồn xa như vậy.

Càng trùng hợp hơn là em chồng của cô Lệ, bây giờ cũng đang ở Bạc Liêu và cũng đang bị mẹ chồng đối xử tệ bạc giống như năm xưa bà huyện Lý đối xử với cô Lệ.

Người xưa có câu gieo nhân nào thì gặt quả nấy.

Quả báo cả thôi.

Thấy Chiến nhìn sang bên nhà bên kia, nhưng mà ánh mắt thì buồn xo. Kiệt liền nắm tay cậu:

- Chuyện qua rồi. Chiến còn anh và bé Khò mà.

Chiến vừa đút cơm cho bé Khò vừa nói nhỏ với Kiệt:

- Mẹ kể lúc còn ở Hậu Giang, bà huyện sai mẹ làm đủ mọi việc nặng, nhưng mà cô ba hay lén đem cơm và một ít đồ ăn cho mẹ Chiến ăn. Trời lạnh, thì lại nhường mền cũ còn tốt cho mẹ đắp. Cô ba tốt với mẹ lắm. Bởi vậy, thấy tình cảnh này của cô ba, Chiến mới buồn.

Kiệt nói nhỏ vào tai Chiến:

- Vậy chuyện đó...cô ba biết không? Hay chỉ có một mình anh và cô hai Mai biết thôi.

Chiến lắc đầu:

- Lúc mẹ sinh Chiến, cô ba đang đi theo ông huyện đi thăm người quen, nên hông biết.

Thấy Kiệt và Chiến cứ to nhỏ với nhau, ông Lợi mới lên tiếng hỏi:

- Hai đứa to nhỏ cái gì đó?

Kiệt lật đật lắc đầu:

- Dạ, tụi con đâu có nói gì đâu cha.

Cả buổi cơm trưa hôm đó, Chiến không nói năng câu nào. Cả buổi cứ buồn hiu, chỉ im lặng làm vài việc nhỏ nhặt trong nhà. Cuối cùng là ở lì trong phòng không bước ra ngoài một bước.

Thấy Chiến vì chuyện của cô ba Huệ mà buồn rầu cả ngày, Kiệt gọi con Mén đến hỏi thêm, thì anh mới biết tại sao bà huyện Mịn lại chọn hành hạ cô ba, thay vì là đuổi cô đi.

Nguyên nhân là do bà huyện Mịn sợ mình mang tiếng rước phải con dâu lăng loàn trắc nết. Nên đã giữ lại trong nhà hành hạ khó dễ, mà ông chồng cũng không bênh vực cô ba, cũng hùa theo mẹ nặng nhẹ cô Huệ.

Biết được mọi chuyện, Kiệt lại càng thấy số phận của cô ba Huệ đúng là trả báo thay cho bà huyện Lý.

Người xưa có câu mũi dại láy chịu đòn, nhưng mà nghiệp báo cha mẹ gây ra, thì người nhận lại chính là những đứa con của họ.

Sợ Chiến ở lại Bạc Liêu thêm ngày nào, thì cậu sẽ buồn thêm ngày đó, nên Kiệt gọi bé Khò đến:

- Khò! Qua đây ba hỏi cái này nè.

Bé Khò đang ngồi chơi nấu ăn từ bộ nồi đất thằng Tài làm cho bé. Nghe Kiệt gọi, bé liền ôm theo cái gối ôm đi lạch bạch tới trước mặt anh:

- Dạ, ba kêu con.

Kiệt nói nhỏ vào đây tai bé Khò:

- Con muốn có em hông?

Bé Khò gật đầu:

- Dạ muốn. Con muốn có em để chơi với con.

Kiệt nhìn khắp nhà, rồi nói nhỏ với bé Khò:

- Con đi nói với ông bà nội, là con muốn có em. Ông bà nội sẽ giúp cho con có em.

Nghe Kiệt nói xong, bé Khò liền gật đầu lia lịa, rồi ôm theo cái gối ôm của mình đi tìm ông bà Lợi để nhờ ông bà giúp mình mau chóng có em.

Sau khi nghe bé Khò nói xong, ông Lợi liền cười ha hả, rồi xoa đầu bé:

- Nếu như vậy thì con phải năn nỉ mẹ con cho ở lại đây với ông bà nội. Như vậy ba mẹ con mới có không gian riêng, con mới có em để chơi với con. Con đâu có cần ở lâu, chỉ ở khi nào nghe ba con nói là mẹ con có em là nội trả con về với ba mẹ con liền. Con chịu hông?

Bé Khò gãi gãi khóe miệng mấy cái suy nghĩ, rồi gật đầu cái rụp:

- Dạ chịu. Con chỉ muốn có em để con chia đồ chơi, đồ ăn với con thôi.

Ông Lợi giơ bàn tay đến trước mặt bé Khò ý muốn đập tay với bé.

Nếu như bé Khò muốn có em, thì ông Lợi sẽ giúp bé hoàn thành ước mơ. Dù sao, bé cũng được ba tuổi rồi, cũng biết buồn, biết cô đơn. Nên cũng đến lúc để cho bé có thêm một đứa em để chơi cùng rồi.

Đập tay chấp nhận yêu cầu của ông Lợi xong rồi, bé Khò chạy tung tăng đi tìm Kiệt thông báo thông tin cho anh biết.

Được ông Lợi giúp đỡ, Kiệt liền đi vào phòng thuyết phục Chiến để bé Khò ở lại Bạc Liêu chơi với ông bà một thời gian. Khi nào, bé muốn về Sài Gòn, thì ông bà sẽ đích thân đưa bé lên trả lại cho hai người.

Ban đầu Chiến không chịu, nhưng mà khi nghe Kiệt thuyết phục một hồi, cậu nghĩ cũng hợp lý. Nên cũng đã gật đầu đồng ý để bé Khò ở lại chơi với ông bà hội đồng một thời gian rồi xuống đón bé lên.

Thấy Chiến đồng ý, Kiệt khấp khởi trong lòng tính toán vài ba chuyện quan trọng. Anh phải thực hiện lời hứa với bé Khò mới được.

Tối hôm đó, Kiệt đợi Chiến và bé Khò ngủ rồi, mới mở cửa phòng đi qua phòng thờ đốt nhang:

- Ông nội! Con là thằng Kiệt. Ông nội phù hộ cho vợ chồng con, mau có thêm đứa nữa. Với lại phù hộ cho con đừng có bị đạp ra khỏi phòng.

Cắm nhang vào trong lư hương, Kiệt xá bàn thờ mấy xá rồi nhanh chóng trở vào phòng trước khi Chiến phát hiện, rồi lại đổi ý thì khổ.

Mùa này muỗi nhiều lắm, Kiệt không muốn mình bị đạp ra khỏi phòng đâu. Cái sập để ngay cửa sổ, tối mà ngủ ngoài đó là hiến xác cho mũi. Chứ không còn là hiến xác cho khoa học nữa

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro