Bai giang Chon ly

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

( 01 )CHƠN LY (28) - ĐI TU 23-09 - 2007

MỞ ĐỀ: Hãy định nghĩa chữ "Tu" mục tiêu của sự tu là gì ?

Chỉ có tha tin không có tự tin nên thiéu định lực không chuyển hoá tâm

CHÁNH ĐỀ: Tại sao ta phải tu, tu để làm gì, tu như thế nào ???

I - Lầm Lạc; Dùng tích truyện người lương thiện đi ăn trộm để chỉ trích người quá tin nơi đồng tiền

II -Hành Phạt; Dùng tích truyện người nông phu & người kéo xe để

miêu tả đời sống hạn hẹp si mê ở thế gian khi khổ cực thì chán

chê khi vui vẻ thì quên hết để rồi xoay vầng chịu khổ trở lại

III- Kham Nhẫn; Dùng tích truyện tiền thân Phật để chỉ trích việc an

thân thủ phận mà không chịu tiến thủ

a) Vấn đề nguyện lực độ tha= Thái Tử đi tu với tâm gì ? 4 điều kiện...

b) Vấn đề vô chấp xã ly=một vị thiền sư nói;

" Xả ít còn khổ nhiều,xả nhiều còn khổ ít, xả hoàn toàn thì hết khổ "

Vua nước Yên mất cung= người nước Yên mất cung trong nước Yên

c) Phương tiện tu diệt ngã có sẳn trong đời= Những sự va chạm đường đời

d)Người trí luôn tìm cách diệt tham sân si nhứt là ngã mạn=chút đỉnh được

luôn thấy mình thấp kém dỡ tệ hơn thiên hạ+ thiếu phước đức.....

đ) Cảnh càng nghịch thì pháp trau tâm càng hiệu quả

e) Chủ trương về học và hạnh làm và nghĩ= "Tài học sau cho bằng đức

hạnh. Đức hạnh mới được bền dài cao quí hơn"

IV- Đi Tu ; Chỉ đi tu mới có kết quả ích lợi làm chủ ngôi nhà thế gian

Thương em anh góp muôn lời ngọc = kết lại- anh nhớ -vai kề -trong lúc...

Vậy thì hãy tu đi = ví chăng biết tìm nơi giải thoát- nương về- luân...

a)Tại gia không tu được mới làm bậc thiện mà thôi=vì còn nhiều duyên....

b)Mục đích của người đi tu đối với cuộc đời= làm một cuộc cách mạng.....

c)Tiến hoá đông nhiều của cảnh trần và cảnh Phật= càng niệm Phật tghì cảnh giới ác càng bị tiêu ngừng cảnh giới lành càng tăng trưởng

d)Tư tưởng yếm thế hay xuất thế= không yếm cũng không xuất nhận rõ để sống thanh thản và nhẹ nhàng - vì sống sao chết vậy

đ)Những cảnh vô đạo đức ở đời kích thích ta tu= Người bị khó khăn rắc rối nhiều phải nên giác ngộ để tu để lập pháp an tâm chính mình

KẾT LUẬN: Con tu con gặp Phật tiên -không- tu

Căn bản của sự tu là phải giác ngộ tâm  hoan hỷ tâm  an lạc tâm  thanh tịnh tâm  giải thoát tâm = đó là một lộ trình tu tập chơn thiện mỹ

02 CHƠN LÝ TÁNH THUỶ

08 - 11 - 2007

MỞ ĐỀ : Chí quân tử cửu châu lập nghiệp, đại trượng phu tứ hải vi gia

Người trượng phu quân tử như mây như nước trôi bay khắp cùng

thiên hạ do đó mà được chỗ hơn người. Phật gọi là tâm thuỷ

CHÁNH ĐỀ :01- Thiện là đạo,là thiên đường, như nước trong sạch,trên cao,còn ác là vô đạo,là địa ngục, như đất dơ bẩn dưới thấp. Thiện là còn có đường đi xa dài, ác thì bị đoản ngắn chẳng bền lâu. Thiện là lý trí tinh thần như nước, còn ác là sự vật, vật chất, đất bùn như khám ngục

02- Nước màu sáng trắng cũng như trí của quân tử chẳng chút si mê. Mặt nước thì bằng phẳng, sáng rỡ và tự nhiên cũng như sự im lặng,chơn như,sự công bình theo đạo lý, như sắc diện sáng rõ của bậc quân tử trượng phu

03-Thiếu ăn thì người ta còn nhịn được,chớ thiếu nước ắt chẳng xongCũng như không có ác thì không sao,chớ mất thiện lành thì người ta phải chết

04-Người đạo dầu bị ai cám dổ bắt đi đâu,dầu cho lợi danh nào ràng buộc,thì lòng đạo bao giờ cũng trỡ về với đạo,chẳng trỡ lại bằng xác thịt được,thì khi chết đi,linh hồn cũng ttrỡ về sanh nơi xứ đạo của mình

05-Nước của một quả địa cầu,dầu có trôi chảy thành mây,nhưng xoay đi lộn lại,đời đời kiếp kiếp vẫn y nguyên một mực,không dư, không thiếu,khác nào người quân tử cư xử với đời lúc nào cũng vậy chẳng lưng,chẳng đầy,trước sau không sai khác.

06-Nước bao giờ cũng như con của tất cả, mà nư\ớc cũng lại là chúa tể,là cha nuôi,là mẹ sanh,là thầy dạy của tất cả chúng sanh vạn vật,vì cả thảy đều do nước mà ra. Chữ "quân" là vua của người tôn,chữ "tử " là con của người tự mình gọi,mà đạo quân tử là che chở sanh sản giáo hoá cả muôn loài,cao quí vô cùng. Tuy mềm yếu lỏng nhẹ trôi chảy chìu chuộng như sợ sệt, ai muốn sao theo vậy, cũng như không ta,không tự chủ,không nhứt định,là cái sống của chúng sanh,sống theo nhân duyên,mà như thế mới là một sức mạnh,to lớn ích lợi bền dài sống mãi

07- Người quân tử thắng được cái ý của mình,thắng được cái thô lỗ,cộc cằn,thắng được cái dốt nát,ngang bạo,thắng được cái tự đắc,tự cao,kiêu hãnh,ngã mạn chấp ta của mình, nên gọi là cái thắng cái hay,của sự mới mẻ lạ lùng,ít ai làm được mới là quý

08-Nước thì bao giờ cũng ở trên đất,dầu nơi chỗ núi ,gò cao, nước ở nơi hố thấp, chớ nước cũng đang ở trên đất; hay như gặp chổ đất thấp thì nước lại phủ tràn bít đất, mà đất thì không bao giờ bít nước được,vì không ở chổ đó là nó sẽ trôi chảy lại chổ kia

09-Nước là đạo là pháp,nước là thiện là lành. Nước là sống đời vĩnh viễn. Nước ấy là tánh của người quân tử,là tâm của Phật,là thân của trời,là trí của loài người,mà khi xưa các bậc hiền triết muốn cho chúng sanh tập theo tánh nước ăn ở sống đời.

10- Người ta giặt rửa cái dơ vào trong nước,thì với sự yên lặng,cái dơ lóng xuống đáy,hay cũng có sống gió là cái dơ ấy bị tạt phải lên bờ. Sự điềm tĩnh của người tu cũng y như vậy, hạ bỏ tất cả phiền não xuống tận đáy lòng, cùng khi nói làm xô dẹp qua một bên, mà tánh người tu vốn thường trong sạch và yên lặng

11- Món đồ dơ lấy nước rửa, người dơ lấy nước tắm gội, còn nước dơ hay quân tử, người tu có dơ là tự họ rửa lấy, chớ chẳng phiền ai. Ai ai cũng uống nước mà sống,tắm nước làm sạch, gần nước thì mát

12-Vậy nên màu của chúng sanh là màu đạo đức, chổ ở của chúng sanh là ở niết bàn, trước sau ai ai rồi cũng phải gặp nhau nơi ngày cuối chót kia thôi

13- Phận sự của người tu là phải tế độ sàn lọc các pháp của chúng sanh, phải y như vậy,mới gọi là conrồng ở trongbiển,phúngmưa giúp đỡ thiên hạ

14- Trí của nhà đạo lúc nào cũng không không trống rỗng,trong sạch như nước mắt không chút bụi bặm,chỉ biết có đạo lý tinh thần mà bỏ qua xác thân của cải, cùng hạ dẹp xuống dưới chân đường, đặng thong thả mà lo việc sống chung trong thiên hạ, để trí bao la

15- Người ta đội lẽ phải được, chứ chẳng ai đội cái ác được, cũng như người ta không bao giờ bị chết chôn trong nước,chỉ có đất là chỗ chôn người thôi

16- Ở trong đất vật chất là khám ngục gọi là địa ngục,kẻ để vật chất lên cao,khác nào đã chết,như thây ma dưới mã

17- Chúng ta phải là những cây cao sống mãi đứng hoài,rút lấy trong đất,nước,ác,thiện,cái sống,cái giác,để nuôi nhánh lá hoa trái,để dành hột giống khô mãi mãi,là cái chơn như bất diệt,ở nơi đời,làm cái sống đời đời

18-Vậy chúng ta nên phải làm Phật,và đặng cho cõi đời trỡ nên xứ Phật, thì quí biết dường nào! Sao ai ai lại chẳng cầu mong "Một Lẽ Sống"

vì ai ai cũng là Phật, tánh thuỷ hết.----------->>

( 03 ) Chơn Lý Pháp Tạng

Giới Thiệu : sống giữa đời vất vưởng -ta quen =một hôm - hiểu ra

Rồi ta lớn đi vào đời chân bước - cỏ mùa - chợt có = người đi đâu

Tịnh độ tại tâm ly sắc tướng - tịch quang - nhứt niệm - tự tha thọ...

Chánh Đề: con sông cuồn cuộn con sông chảy- cát bụi-quay lại- chợt...

01 Vua Vô Tránh Niệm có quan đại thần Bảo Hải và Phật Bảo Tạng

Cúng dường 3 tháng mùa mưa cảnh giới An Lạc ở phương tây có Phật Độ Nhứt Thiết Thế Gian Khổ Não liền thọ ký cho Vua

02 Pháp Tạng tỳ kheo đệ tử Phật Thế Tự Tại Vương Như Lai

Ngài đã phát 48 lời nguyện

03 Kiếp chót là A Mi Ta = A Di Đà HT Trụ trì là Phật quá khứ

Nhận làm bể chén lưu ly - phạt 10năm công quả- dọn xác chết

Kết Luận : Trầm luân thống khổ kiếp ta bà -sanh-thế-trần-một-sáu-hữu..

04 CHƠN LÝ XỨ THIÊN ĐƯỜNG

MỞ ĐỀ :(Con chó chóc) Nói Thật Không Phẫn Nộ Của Ít Nhờ Ba Người Đến 224

Hãy tự làm hòn đảo tinh cần trừ cấu đến thánh 236

CHÁNH ĐỀ : Cõi thiên đường là cõi lòng trong sạch cao-thượng .Cảnh thiên đường là cảnh trí rộng lớn mát mẻ. Xứ thiên đường là sự thông minh sáng lạn đẹp tươi.

01 Thiên Đường Của Huyền Thoại Xa Xưa: Vào thời kỳ ấy giáo lý rất hẹp, tất cả cỏ cây, thú, người, nhỏ, lớn, nam nữ, sắc màu, tiếng tâm... cả thảy đêu có một tên gọi chúng sanh, sống chung nhau theo lẽ tạm thôi, chớ không có phân biệt danh từ mẹ cha chi hết, cho đến các vật tướng có thân hình, rờ rẫm đặng, cái chi người ta cũng gọi là vạn vật chớ không có đặt tên món nầy kia chi cả. Những cách cư xử với nhau, cùng việc làm với vạn vật, người ta kêu là pháp, chỉ là các pháp, chớ không có tiếng phân biệt.

02 = Thuyết về thiên giới của trần gian:

Muốn đến được giác-ngộ của ông già, người trẻ nhỏ phải không tham sân si nhỏ hẹp, phải làm người lớn, vị trời, thanh cao quảng đại, trong sạch không tham cao ráo mát mẻ. Mà đối với cư sĩ phải là bố-thí, nhẫn nhục, tinh tấn làm đầu. Ba phép ấy là tâm trung của chư thiên cư sĩ. Và chư thiên mà được đứng vững, lại đi tới Phật được, là nhờ ngó mặt ngay nơi Tam bảo, Phật Pháp tăng trước mắt vậy.

Thiên đường của họ là giữa sự cúng dường tài, và bố-thí pháp của cư sĩ, Khất sĩ : Đời của họ là tiến tới tinh-thần, cho nên không không chẳng còn khổ nạn.

Ai ai cũng gọi là chư thiên. xứ đó là thiên đường hiện tại, chớ không phải sau khi chết. Xứ ấyở nơi mỗi xác thân người, cũng ở nơi gia-đình, xã-hội, đâu đâu cũng được, vì không tham sân si thì khổ chết sẽ hết. Họ chú trọng tinh-thần hơn hết

03 = Thiên Đường Của Thân Tâm: Thiên đường là con đường đi thánh thiện của loài người. Thiên đường cũng là thức trí, còn tâm hồn tức là chư thiên vậy. Chư thiên có hào quang là cư sĩ có học pháp lý ánh sáng, chư thiên tốt đẹp, là tâm hồn tốt đẹp; Ao tiên đẹp đẽ là giới hạnh trang nghiêm, mặt tròn sáng là trí thức đầy đủ, tay chơn trắng no tròn, là việc đi đứng trọn lành, thân mình no đủ, là tâm ý chơn như. Cung điện nguy nga đồ sộ, là việc làm lành nhiều lớn.

04 Thiên Đường Do Nhận Ra Sự Gỉa Hợp Của Xác Thân Năm Uẩn Là Vi Trùng: Chúng ta dây, mỗi người đều có thân thể, thân thể ấy, tức là một khối vi trùng, vi trùng thấy, vi trùng nghe, vi trùng ngửi, vi trùng nếm, vi trùng rờ, vi trùng tưởng, vi trùng nữ, vi trùng nam, vi trùng đen, vi trùng trắng v.v... đủ thứ vi trùng tranh đấu. Ví như vi trùng đi thắng, thì nó lôi chơn đi; vi trùng nói thắng nó bắt nói, vi trùng nữ thắng, là người nam nóng dục tâm, biến thành nam, vi trùng tham sân si, làm cho ham muốn, giận hờn mê muội ... các vi trùng ấy cũng gọi là giác trùng vì cả thảy đều có giác tánh, là biết.

Như thế thì thân thể vi trùng phối hợp của chúng ta đây vốn không có cái ta chủ tề, và không bền vững, bởi sự tranh đấu của vi trùng. Chúng ta đang ăn uống vi trùng, đi đu71người trên vi trùng, không cái nào chẳng phải là vi trùng sống, hay giác trùng cả. Cái sức mạnh của chúng nó kêu là lính, các pháp của chúng nó gọi là thần : sống, biết, linh, là chủ tể, ba cái ấy làm ta, chớ xác thân không phải có thật. Cả thảy các thứ vi trùng trong thân, chỉ có vi trùng tư tưởng là mạnh nhất, thường thắng phục các vi trùng kia, nó là mẹ sanh các thứ vi trùng móng dục. Nhưng bền dài sống dai hết, là vi trùng chơn như, tự nhiện không vọng động. Vi trùng nầy yên vui, trầm tính, thanh nhàn, khỏe khoắn lắm. Vi trùng này mà thắng được thì chúng-sanh tức Phật vậy.

Ngoài ra còn có vi trùng trí huệ sắc bén như gươm đao, ánh sáng hơn mặt nhựt, hầu hết các loại vi trùng đều do hai khí tánh : là thanh hay trược, tức là thiện hay ác, khổ hay vui tương đối ...

KẾT LUẬN :Thiên đường là giáo lý tốt đẹp, có nơi tất cả mỗi bậc thức trí, ai ai cũng có y nhau. cao thì thật rất cao, xa thì thật xa, nhưng tâm ý của người một khi quyết đến, là cũng sẽ đến cái một như nháy mắt, chớ không phải ở đâu đâu cả.

Thiên đường tức là thiện đạo cao trên vậy, Như vậy nghĩa là ai cũng ở trên ấy được hết.

( 05 ) 51 NĂM TỔ SƯ VẮNG BÓNG

01 - 02 - 2005

MỞ ĐỀ: Tuỳ hoàn cảnh môi trường buổi giảng.......... 26 - 09 - 1923

Trăm năm trong cõi người ta ; chữ - trãi - những

Gẫm trong trời đất vô cùng ; nợ - hay - muốn - đau - vô thường là tính đoạn...

01 ) A Di Đà Phật oai linh ; khiến - ái - đem mình vào cửa Phật đài tu thân

Đi xin làm cớ hoá duyên ; cho - lần - ấy là phương pháp góp thâu sĩ hiền

Bát cơm xin ngàn nhà ; thân - mắt - mây trắng + muốn thoát đường sinh tử -xin ăn..

< công hạnh mà Tổ Sư đã để lại cho hàng hậu học là.................>

Cam lòng nhắm mắt đưa chơn chờ xem trời Phật xoay vần đến đến đâu

02 ) = Từ ngàn trước bao người dong ruổi ; nay - con - đoái nhìn.......

" Cũng nh ư những con số con người chỉ có giá trị qua vị trí của chính mình "

Cái sống là để sống chung cái biết là để biết chung cái linh là để tu chung

Thờ cốt tượng không bằng thờ kinh sách thờ kinh sách không bằng thờ ông thầy...

< Pháp Hoa Nhật Nguyệt Đăng Minh Phật- Diệu Quang Bồ Tát - Cầu Danh BT >

< Diệu Trang Nghiêm- Tịnh Đức - Tịnh Tạng -Tịnh Nhãn = Giới Định Tuệ >

Muốn phục vụ người khác cần phải có 5 điều; Giới Định Tuệ Bố Thí Đa Văn

03 ) = Đạo là con đường - Bổn phận - Lý tánh tuyệt đối..........

Trong đời sống và trong giao tiếp chúng ta cần phải dùng đến lý trí,

nhưng sẽ ít lầm lỗi hơn nếu biết lắng nghe tiếng nói của lòng mình

KẾT LUẬN : Tổ sư đã ra đi nhưng Ngài đã để lại một kho tàng vô giá về đạo hạnh và

con đường mà Ngài đã khai sáng cho chúng ta noi theo dấu chân Phật

Tổ sư sẽ mãi mãi hiện hữu nếu chúng ta thực hành theo lời dạy của Ngài

Đó là Nối Truyền Thích Ca Chánh Pháp Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam

Ngài dạy; Từ văn học là để đến Tư học từ Tư học là để đến Hành học

Học nơi lời nói nơi việc làm nơi sự đi

( 06 ) 55 NĂM TỔ SƯ VẮNG BÓNG

26 -09 + nhằm 04-11= 1923 - 01-02-1954

Chư hành vô thường Thị sinh diệt pháp sinh diệt tịch diệt vi lạc

Mở Đề : Tôi đến không có gì cả và tôi ra đi cũng không có gì cả

Tôi từ hư không đến và tôi trở về với hư không(Tuyên Hoá HT )

Vào trong sinh tử say mèm Nẻo về cát bụi giọng rền hư vô

Con đường ảo ảnh hư vô Con đường ảo ảnh lô xô

Bóng ai hiu quạnh giữa mùa xôn xao Dập dềnh trận sóng đổ nhào

Bên bờ tâm thức thuyền vào bến không

Chánh Đề : Sống nghĩa là đang chết , chết cũng có nghĩa là đang sống

Chư hành vô thường ; thị sinh - sinh diệt - tịch diệt vi lạc

Nguyệt vô sự chiếu nhân vô sự thuỷ hữu thu hàm thiên hữu thu

Thương người giữa cuộc tử sinh Thương vô thường đến biết mình ra sao

Thương người khổ nhọc lao đao Thương cơn thất vọng biết bao nhiêu lần

Kết Luận : Sống như mặc áo Chết như cỡi quần Xưa nay vô cùng Không đường nào khác Trần Thái Tông

Từ bồn tắm tới bồn tắm Toàn thể chuyến đi dài Chỉ thế mà thôi Y Sa

Thân như tường vách đổ xiêu rồi Thiên hạ bồn chồn xót dạ thôi

Nếu rõ tâm không không sắc tướng Sắc không ẩn hiện mặc xoay dời

Viên Chiếu TS

" Tôi vì gốc bệnh lâu năm, nên chắc không thiệt mạnh, mặc dầu nay cũng tạm bớt rồi. Sự hành đạo hình như cũng đã quá rán sức lắm, và nền đạo cũng đã tròn xong, vậy nên tôi quyết định yên nghỉ nơi xa vắng. Kể từ nay trước khi đi, tôi rán viết đoạn chơn lý ít nhiều chỉ thêm về khoảng thiếu của người trong xứ. Đó tức là dấu xương tôi để lại, vì sau tôi sẽ đi vậy...".

( 07 ) TỔ SƯ CÒN MÃI

29 - 01 - 2007

GIỚI THIỆU :Đạo Phật vượt thời gian và luôn trụ nơi thực tại duyên sinh.....

Việt Nam PG gồm 3 HP lớn

Bắc Truyền :Tuỳ Duyên giáo hoá.. khế hợp Lý -Cơ -Thời -Xứ hoà mà không đồng

Nam Truyền : Dựa trên 5 Bộ kinh Nikaya để làm kim chỉ nam hành đạo

Khất Sĩ : Nối Truyền Thích Ca Chánh Pháp Trì bình Tu học Tứ Y......

CHÁNH ĐỀ : Khai sơn HPKS là TS MĐQ ( tóm lược )

Mượn lốt nhân sinh xuống cõi trần Học đòi Sĩ Đạt dứt tình thân

Linh căn Thích đạo duyên ngàn trước Roi dấu Ta Bà giáo hoá dân

( Sĩđạtta : Dòng họ Chư Phật ba đời đều đi khất thực - để bảo tồn nòi giống ...)

Đi xin làm cớ hoá duyên / cho người gieo ruộng phước điền vào sâu........

Tu là để giải thoát nhưng chúng ta quá chấp thủ nên Phật dạy:

" Chúng chạnh gấp song không đến nơi chân thật lại làm tăng thêm điều ràng buộc mới mẽ. Những người cố chấp vào những thấy nghe như những côn trùng rơi vào lửa đèn" chấp ngã về truyền thống đạo đức-danh dự- quyền thế và luôn tự thị về mình..)

Tổ Sư dạy: Trời cũng không, đất lại cũng không;

Người- nhựt- đông- vàng- thát-vườn-đổi- vợ-huỳnh- đời- hút - rốt

Chơn Lý: " Bước chân vào cõi đời gian nguy, người cư sĩ phải cần đem theo Giới Định Tuệ. Vì không thế nào với cái Tham -Sân- Si mà được sống đời nên công kết quả cho

được" < bài Cư Sĩ >

" Lời nói người tu, ví như hoa Sen . việc làm của người tu ví như lá Sen. Y niưệm của

người tu ví như Gương Sen" < Trên mặt nước >

" Trong đời nếu chúng ta mà tự biết chê mình chổ sai quấy , và biết khen tán việc tốt phải của người, thì quí báo lắm; cũng như ai biết hy sinh mình để giúp cho kẻ khác

nên, thì người ấy là bậc Thánh nhân" < Con Sư Tử >

" Bgười sanh ra đời, nói chuyện Phật, thấy hình Phật, thì ai cũng thấy được,

nhưng khi mình làm Phật thì ít ai muốn chịu làm, vì lẽ không dể dàng

như ngó thoáng qua" <Phật Tánh >

< Ai ai cũng muốn hạnh phúc sung sướng nhưng Tu nhân tích đức lại không làm>

KẾT LUẬN : Tổ Sư còn mãi nếu chúng ta luôn ý thức hoài bảo và Tông chỉ ra đời,

hành trì theo con đường Ngài đã đi- tự mình tỏ cái tâm thì cái đạo lo gì u tối

Vun trồng một cội Bồ Đề để cho trăm họ trở về nương thân

Nên chúng ta phải nguyện theo Thầy để...Trên cầu thành Phật đạo dưới độ chúng sinh

Con nguyện theô Thầy vĩnh kiếp luôn / Đến khi đạo quả được tròn vuông

Tất cả pháp là để đến Hoa Nghiêm Pháp

Tất cả giáo lý là để đến với Chơn Lý *Tất cả các sự học là để đến với Chơn Lý Học

Tịnh tâm phản chiếu tỏ nơi lòng / Dứt mọi sự đời giữ tánh không

Tứ tướng tam tâm đều dứt sạch / Mới là tỏ ngộ chủ nhơn ông

CHƠN LÝ TU VÀ NGHIỆP

Đành rằng : người tu là phải dứt trừ tam nghiệp của thân khẩu ý, không nên tích trữ nó nữa; nhưng đó là dứt nghiệp hiện tại, và không sanh nghiệp vị lai, chớ những nghiệp quá khứ đã gieo tạo rồi, thì cũng không sao tránh được sự kết quả, của thiện ác khổ vui xảy đến.

Trong đời có lắm người tu, muốn nhập định thanh tịnh yên vui giải thoát, nhưng vì không dứt đặng nghiệp hiện tại và vị lai, nên không thể tu bền dài.

Hơn nữa, có kẻ ngờ tu là được trọn hưởng yên vui hạnh phúc, không còn phải bị quả báo khổ nạn, nên khi chịu khổ nạn, thì họ chán nản, muốn thôi tu. Những kẻ ấy chư ahiểu biết rằng : người tu mà không còn nghiệp, quả xấu, là chỉ có chư Phật Như Lai, hay đại Bồ Tát mới được

. Kìa như những người tu, họ thường nói bảo với nhau rằng : nghiệp quả đối với người định tâm giải thoát, là phải dồn đến mau lẹ và nhiều hơn kẻ thế, nhưng rồi thì sẽ mau hết sớm, đỡ bớt vốn lời; có như thế mới mong sang qua ở được nơi bên kia xứ Phật. Vậy nên họ rất vui lòng đền tội trả báo, càng nhiều càng hay, càng khổ càng tốt.

Có trả xong hết một lần một, thì ắt sẽ đi xa đặng, hay từ đólà sẽ rảnh rang tự chủ, mà không vay tạo thêm nữa, để sống cuộc đời bình thường, an lạc thanh nhàn hơn, đó tức là cách giải thoát tiến hóa vậy.

Kìa như xưa có vị A La Hán, mà khi chết còn bị chúng cắt đầu, ông Huệ Năng còn bị người cuốc mả. Lắm người tu đói bần cùng, bị sỉ mạ, bắt bớ, khiến sai đủ thứ v.v... Đó tức là nghiệp quả cộng dồn, trả nhiều là mau hết nợ đã vay, ấy là sự phải hay lắm. Người chơn tu ai ai cũng muốn như vậy; bởi thân tứ đại mượn vay nầy, học chứa biết bao nhiêu tội lỗi lâu đời, nếu không trả xong, thì đâu đặng yên tâm Niết-bàn nghỉ khỏe.

Cũng vì thế mà kẻ phát tâm tu về tịnh nghiệp thật có rất nhiều trở ngại, mà lướt qua được trở ngại, mới là giải thoát. Việc ấy tức như là một bức tường, hay cái sàng, là sự cản ngăn kẻ biếng nhác, non gan, tham vọng, dơ bẩn; sàng lọc kẻ tội lỗi kém căn, khiến nên trong cõi Niết-bàn an lạc, kẻ chúng-sanh phàm tâm nghiệp tội, không bao giờ đến được. Mà sự trả nghiệp là phép tu tâm, là sự lập công tu đức, quý báu nên hay lắm, có trả nghiệp nhiều mới đặng nhẹ nhàng khỏe khoắn thêm lên, cũng như sự tắm rửa; nhờ vậy tam nghiệp của tâm mới thanh tịnh vãng sanh Tịnh độ.

Ấy sự tu của chúng ta, trước là phải không gây tạo nghiệp nhơn, cho ngày nay và sẽ tới. Sau lại là phải rán vui chịu trả đền quả báo của nghiệp cũ đã qua. Bằng như muốn trả bằng cách mau chóng nhẹ-nhàng, thì phải cố gắng thật tu tiến hóa, và đem đạo lý chi giải cho khắp cõi đời, cho tất cả đều tu biết đạo, thì mình mới được yên vui tịnh định.

Hay như nới rộng nữa là những sự nín nghỉ là Phật. Sự không không là Pháp. Sự giải thoát là Thầy. Sự im lặng trong sạch là chỗ ở của Phật. Có thể biến giải sao cũng được hết, từ rộng đến hẹp, lý nghĩa vốn vô biên vô lượng. Có điều để chỉ rõ rằng :

Thân trong sạch ấy là xứ Phật Miệng trong sạch ấy là pháp Phật.

Ý trong sạch ấy là con Phật Tâm trong sạch tức là Đức Phật. Như thế thì ai ai cũng sẽ là Phật hết.

Phật ấy tức là tam nghiệp trong sạch, tam nghiệp trong sạch ấy mới gọi là tu, tu là trả nghiệp, tu là đoạn nghiệp Vậy thì chúng ta, ai ai cũng phải nên giác-ngộ lẽ tu và nghiệp hết.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro