Chương 1 - 5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


  1

Hằng hà sa số thiên thể vận hành như con thoi trôi chảy và mạch lạc trong vũ trụ. Chúng phóng ra những tia màu hồng rực rỡ. Thiên thể này có hình bầu vú, thiên thể khác lại có hình cặp mông. Chúng vận hành có vẻ tùy tiện, nhưng thật ra mỗi ngôi đều có quỹ đạo riêng. Rì rầm, loạt soạt, mỗi ngôi đều có điệu hát riêng của mình. Xiên ngang, đâm dọc, ngôi nào đi theo con đường của ngôi ấy. Ngắm nhìn sự hài hòa vĩ đại ấy, mục sư Malôa nước mắt ràn rua kêu lên:

- Ôi! Thượng Đế chí tôn! Người là tất cả!

Mục sư Malôa nằm bất động trên giường. Ông trông thấy một đạo hồng quang rọi trên bầu vú màu phấn hồng của Đức Mẹ Ma-ria và trên khuôn mặt bầu bĩnh của Chúa Hài Đồng trong tay Đức Mẹ. Mùa hè năm ngoái mái nhà bị dột, bức tranh sơn dầu này bị ố từng đám vì nước mưa, khuôn mặt Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng trở nên ngắn ngủn, đần độn và nanh nọc. Một con nhện treo lơ lửng dưới sợi tơ màu trắng bạc trước cửa sổ, đung đưa mỗi khi có làn gió nhẹ. Sáng báo tin vui, chiều báo phát tài; người đàn bà xinh đẹp, sắc mặt nhợt nhạt ấy đã nói như vậy về nhện sa trước mặt. Mình thì có gì vui? Mình chẳng có gì vui cả! Những thiên thể có hình dáng vú và mông lọt qua trong đầu, ông giơ ngón tay khều dử mắt, nghe tiếng bánh xe lọc cọc ngoài đường, tiếng hạc kêu từ đầm lầy vọng tới, và cả tiếng be be ai oán của con dê sữa. Những con chim sẻ mổ bồm bộp trên giấy dán cửa sổ. Chim khách kêu lảnh lót trên cây bạch dương ngoài sân. Bỗng mục sư tỉnh như sáo. Người phụ nữ với cái bụng to kinh khủng bỗng hiện ra dưới làn ánh sáng, cặp môi khô nẻ mấp máy, hình như đang lẩm bẩm câu gì đó. Cô ta mang thai đã mươi hai tháng, chắc chắn hôm nay sinh nở. Mục sư Malôa chợt hiểu ra ý nghĩa của nhện sa và tiếng kêu của con chim khách. Ông bật dậy, bước xuống giường.

Mục sư Malôa xách chiếc bình gốm màu đen, đi men theo con đường lớn phía sau nhà thờ. Thoạt nhìn, ông đã nhận ra bà Lã, vợ ông thợ rèn Thượng Quan Phúc Lộc, đang dùng chổi vun đất bột trên đường. Tim ông mục sư đập thình thịch, miệng lẩm bẩm:

- Ôi Thượng đế! Người là tất cả!

Ông giơ ngón tay ngượng nghịu làm dấu chữ thập rồi chậm rãi nép vào một góc trong, lặng lẽ quan sát người đàn bà cao lớn và béo đẫy. Bà ta vun đất bột thấm đẫm sương đêm, cẩn thận loại bỏ rác rưởi lẫn trong đó. Người đàn bà đồ sộ này cử chỉ vụng về nhưng sinh lực thì có thừa. Chiếc chổi bện bằng thân lúa mạch vàng óng trong tay bà chỉ như một đồ chơi. Bà bốc đất mịn cho vào sọt, dùng tay nén chặt rồi bê sọt đất đứng lên.

Bà Lã bê sọt đất về đến đầu ngõ thì nghe có tiếng ồn ào phía sau. Ngoảnh lại, bà thấy cánh cổng nhà giàu nhất của thị trấn - nhà Phúc Sinh Đường - mở toang, một đám dàn bà ùa ra. Họ cố ý ăn mặc lôi thôi lếch thếch, mặt bôi đầy nhọ nồi. Ngày thường, phụ nữ nhà Phúc Sinh Đường quần là áo lượt, sao hôm nay lại cải trang như vậy? Từ mảnh sân đối diện, lão xà ích có biệt hiệu là Chim Sẻ Rừng đánh ra một cỗ xe lớn mới tinh, bánh hơi, rèm màu xanh. Xe chưa dùng hẳn, đám phụ nữ đã tranh nhau trèo lên. Lão đánh xe ngồi xổm trước con sư tử đá bị sương đêm làm ướt đẫm, lặng lẽ hút thuốc. Ông chủ Phúc Sinh Đường Tư Mã Đình từ sau cổng vọt ra, tay cầm súng hỏa mai, động tác mạnh và nhẹ nhàng như thanh niên. Lão xà ích vội vã đứng lên nhìn ông chủ. Tư Mã Đình giật chiếc tẩu từ miệng lão xà ích, rít mấy hơi rõ kêu, rồi ngẩng nhìn bầu trời rạng đông đang ửng lên màu phấn hồng, bảo lão xà ích:

- Sẻ Rừng, cho xe đến đầu cầu sông Mực rồi đợi ở đấy ta sẽ đến ngay!

Lão xà ích tay cầm cương, vung roi cho ngựa quay đầu xe. Đám phụ nữ chen chúc trên xe la chí chóe. Lão xà ích vung roi đánh bốp, ngựa bắt đầu chạy nước kiệu. Nhạc ngựa kêu loong chong, một vệt bụi dài cuốn theo xe.

Tư Mã Đình đái một bãi ngay trên mặt đường cái, gừ gừ trong họng nhìn theo chiếc xe ngựa, rồi ôm súng trèo lên đài quan sát. Đài cao ba trượng, dựng bởi chín mươi chín cây gỗ tròn. Đỉnh đài là một mặt bằng nhỏ, cắm ngọn cờ hồng. Sáng sớm trời không gió, ngọn cờ ướt đẫm sương, ủ rũ. Bà Lã nhìn thấy Tư Mã Đình đứng trên đình tháp ngóng về phía tây bắc, cổ vươn dài ra, môi dẩu, y hệt con ngỗng đang uống nước. Một đám sương là là mặt tháp, nuốt chửng Tư Mã Đình rồi lại nhả ra. Rạng đông nhuốm đỏ khuôn mặt hắn. Bà Lã trông thấy khuôn mặt Tư Mã Đình như bị phủ lên một lớp hồ loãng, nhớp nháp và sáng lấp lóa. Hắn giơ khẩu súng bằng hai tay, mặt đỏ như mào gà chọi. Một tiếng động nhỏ vang lên, đó là tiếng lẫy cò đập vào hạt nổ. Hắn đợi với vẻ trang nghiêm. Bà Lã cũng đợi, đợi rất lâu, mặc cho sọt đất trên tay nặng trĩu hai tay tê dại, cổ mỏi nhừ. Tư Mã Đình hạ súng xuống, môi trề ra, y hệt một đứa trẻ đang giận dỗi. Bà Lã nghe thấy hắn chửi câu gì. Hắn chửi khẩu súng:

- Đồ ôn dịch, mày dám không nổ!

Hắn lại giơ súng lên, lẩy cò, một tiếng đập nhẹ, một vệt lửa phụt ra đầu nòng át cả màu đỏ của bình minh, sáng trắng khuôn mặt hắn. Một tiếng nổ đanh xé toạc thôn xóm đang yên tĩnh, lửa đỏ rục phụt lên trời, tạo thành các nàng tiên đứng trên mây, những cánh hoa sặc sỡ bay lả tả. Bà Lã thấy lòng rạo rực. Bà là vợ ông thợ rèn nhưng tay nghề thì bà giỏi hơn chồng một bậc, chỉ cần trông thấy sắt và lửa là máu dồn lên mặt, sôi lên trong huyết quản, cơ bắp nổi lên từng búi, chẳng khác chiếc roi tết bằng gân bò. Thép đen đập trên sắt đỏ, hoa lửa bắn ra tứ phía, mồ hôi ướt đẫm lưng, chảy thành dòng giũa hai vú, mùi tanh tanh của sắt rèn len lỏi khắp chỗ.

Bà Lã trông thấy Tư Mã Đình nhảy dựng lên một cái trên đỉnh tháp. Không khí ẩm ướt ban mai quyện đầy khói và mùi thuốc súng. Tư Mã Đình thét to, báo động cho cả vùng đông bắc Cao Mật:

- Bà con ơi, giặc Nhật sắp đến đấy!

  2

Bà Lã đổ đất lên mặt giường đắp bằng đất đã lột bỏ chiếu và đệm rơm, lo lắng nhìn con dâu là chị Lỗ lúc này đang hai tay bám thành giường, miệng rên rỉ. Bà dùng cả hai tay san đất cho phẳng rồi khẽ bảo con dâu:

- Trèo lên đi!

Trước cái nhìn thương hại của mẹ chồng, chị Lỗ, một phụ nữ vú to mông nẩy, sợ run lên. Tội nghiệp, chị nhìn trộm nét mặt từ bi của mẹ chồng mà đôi môi nhợt nhạt run rẩy, như muốn nói điều gì đó.

Bà Lã nói to:

- Lão Tư Mã lại bị ma ám rồi!

Chị Lỗ nói:

- Mẹ...

Bà Lã phủi sạch đất trên tay, lẩm bẩm:

- Nàng dâu quí hóa của tôi, hãy cố lên! Lần này lại là con gái thì tôi chẳng còn mặt mũi nào bênh vực cho cô được nữa!

Chị Lỗ ứa hai hàng nước mắt, cắn chặt môi dưới, cố súc lê cái bụng nặng nề lên giường, chỗ đã trải đất mịn sau khi lột bỏ chiếu.

- Đẻ nhiều lần rồi, cứ tà tà con ạ!

Bà Lã đặt cuộn băng trắng và chiếc kéo lên giường, cau mày, tỏ vẻ sốt ruột, ông già và bố Lai Đệ đang đỡ đẻ cho con lừa đen ở chái đằng kia.

- Nó đẻ con so, ta phải chăm lo cho nó!

Chị Lỗ gật đầu. Chị nghe thấy một tiếng súng bắn lên trời cao, tiếng sủa hốt hoảng của mấy con chó và tiếng của Tư Mã Đình vẳng lại, đứt quãng: Bà con ơi, chạy mau lên! Chậm là chết hết!. Hình như hưởng ứng lời kêu gọi của Tư Mã Đình, chị cảm thấy một trận quẫy đạp bụng cuộn lên từng cục, đau đến nghẹt thở, mồ hôi rỉ ra lỗ chân lông và tanh như mùi cá. Chị cắn răng, không cho tiếng kêu vọt ra khỏi miệng. Qua màn nuộc mắt mờ ảo, chị nhìn thấy mẹ chồng tóc đen nhánh, đang cắm ba nén hương lên bàn thờ Quan âm. Khói hương lờ lững bay lên rồi lan tỏa ra khắp phòng.

- Đại từ đại bi, cứu khổ cứu nạn Quan Thế âm Bồ Tát! Xin Người cứu giúp chúng con, hãy thương con mà cho con một đứa con trai...

Chị Lỗ đặt hai bàn tay trên cái bụng vồng lên và lạnh ngắt, mắt hướng về bộ mặt bóng loáng của bức tượng Quan âm bằng sứ đặt trên bàn thờ, lẩm bẩm cầu nguyện; một lần nữa, chị lại ứa nước mắt. Chị tụt cái quần đã ướt một mảng, vén cao hết mức chiếc áo ngoài, để lộ bụng và vú ra. Chị bám chặt thành giường, sửa lại tư thế cho đúng với đám đất mẹ chồng rải trên giường. Giữa hai cơn đau quặn, chị dùng các ngón tay chải lại tóe, tựa lưng vào chỗ đệm rơm và chiếu đã được cuốn lên.

Mảnh gương gắn trên bậu cửa soi nghiêng khuôn mặt của chị: Tóc ướt đẫm mồ hôi, con mắt dài u tối, gò mũi cao trăng mịn, chiếc miệng rộng khô nẻ co giật từng đợt. Một tia nắng yếu ớt lọt qua cửa sổ, chiếu chênh chếch lên ngôi chị, chỗ gân xanh ngoằn ngoèo và những nếp nhăn lồi lõm màu trắng, trông dễ sợ. Chị ngắm cái bụng của mình, trong lòng lúc hi vọng, lúc chán nản y hệt bầu trời Cao Mật giữa mùa hè: khi thì mây đen cuồn cuộn, lúc lại xanh trong thăm thẳm. Chị gần như không dám cúi nhìn cái bụng to và cứng đến kỳ lạ của chị. Có lần chị nằm mơ thấy mình chửa toàn là sắt thép. Lần khác, chị lại mơ thấy chửa toàn là cóc. Sắt thép thì chị còn có thể chấp nhận, nhưng cóc thì mỗi khi nghĩ đến là chị nổi da gà. Xin Bồ Tát che chở cho con... Xin tổ tiên phù hộ... Các thần các thánh phù hộ độ trì cho con, hãy tha thứ cho con, giúp con sinh được một cháu trai đủ tai đủ mắt... Con thân yêu của mẹ, con ra đi... Trời cha đất mẹ ơi, thần tiên yêu quái ơi, hãy cứu giúp con.... Chị cầu nguyện, chị van xin, trả lời là từng cơn đau xé ruột.

Chị bám chặt hai tay vào cuộn chiếu sau lưng, mỗi thớ thịt trên người rung lên. Chị mở to mắt, trước mặt là những tia lửa hồng, trong màu hồng của lửa lại có những tia sáng trắng ngoằn ngoèo, co dãn y như những sợi bạc chảy trong lò. Chịu không nổi, một tiếng thét bật ra từ miệng chị vọt qua cửa sổ, trầm bổng trên đường ngang lối tắt hòa quyện với tiếng kêu của Tư Mã Đình rồi xoắn chặt với nhau như một sợi dây thừng, như một con rắn xộc thẳng vào tai ông mục sư Malôa người Thụy Điển. Ông mục sư người cao lớn, bụng phệ, đầu to với những lọn tóc đỏ, lỗ tai có chòm lông trắng. Đang trên thang dẫn tới lầu chuông, ông mục sư chợt sững ngươi, cặp mắt xanh luôn mọng nước đầy quyến rũ và ngơ ngác như con nai lạc đàn, lóe lên mừng rỡ. Ông giơ ngón tay mũm mĩm làm dấu chữ thập, buột miệng nói một câu đặc thổ âm vùng Cao Mật:

- Lạy Chúa toàn năng!...

Ông tiếp tục trèo lên tận đỉnh, lắc vang chiếc chuông han gỉ, vốn treo ở một ngôi chùa. Tiếng chuông não lòng lan tỏa trong sương sớm. Cùng với tiếng chuông, cùng với tiếng cảnh báo quân Nhật sắp đến, là một bãi nước ối chảy ra từ giữa hai chân chị Lỗ. Chị ngửi thấy mùi thịt dê, còn ngửi thấy mùa hoa hòe thơm đậm mà thanh nhã. Cảnh yêu nhau trong rừng hòe năm ngoái cùng với mục sư

Malôa lại hiện rõ trước mặt chị. Chị lưu luyến với hình ảnh quá khứ, không được lâu, mẹ chồng chị giơ cao hai tay đầy máu chạy xộc vào phòng. Chị kinh hoảng nhận ra rằng, trong tay mẹ chồng có một ngôi sao xanh nhỏ xíu

- Đẻ chưa? - Chị nghe thấy mẹ chồng lớn tiếng hỏi.

Chị lắc đầu, xấu hổ.

Mái đầu mẹ chồng lấp lóa dưới nắng, chị kinh hoảng khi thấy tóc của bà đã bạc trắng.

- Cứ tưởng cô đẻ rồi! - Mẹ chồng nói.

Hai tay mẹ chồng vươn về phía bụng chị. Đó là hai bàn tay thô, to khỏe, móng rắn chắc, ngay cả trên mu bàn tay cũng có những chỗ chai cứng. Chị sợ, muốn thoát khỏi hai bàn tay dính đầy máu lừa của bà mẹ chồng thợ rèn, nhưng chị không còn sức. Hai tay bà ấn trên bụng chị một cách thô bạo, chị cảm thấy như tim ngừng dập, khắp ngươi nổi gai ốc. Chịu không nổi, chị bật lên tiếng rên, không phải vì đau mà vì sợ. Không chút nương nhẹ, hai bàn tay bà mẹ chồng rờ rẫm trên bụng chị rồi lại ấn mạnh, cuối cùng, như người ta thử dưa chín, bà vỗ bộp bộp mấy cái trên bụng chị, tỏ vẻ ảo não như người ta mua phải quả dưa còn xanh. Hai bàn tay rời bụng, rũ xuống dưới ánh nắng, nặng nề và mệt mỏi. Toàn bộ thân thể mẹ chồng như một cái bóng, chỉ có hai bàn tay là thật, đầy uy lực, làm gì cũng được, muốn làm gì thì làm. Chị nghe thấy tiếng mẹ chồng như vọng lại từ xa, mãi tận trong đầm lầy, hòa quyện với mùi bùn và mùi tôm cua:

- Quả chín khắc rụng... đã đến lúc thì ngăn cũng chẳng được hãy kiên nhẫn... đừng sợ ngươi ta cười... chẳng lẽ cô không sợ bảy cô thị mẹt của cô cười cho!

Chị trông thấy một trong hai bàn tay ấy lại uể oải gõ trên bụng chị như gõ một cái trống da dê bị ẩm, phát ra những tiếng đùng đục. Đàn bà bây giờ càng văn minh lại càng yếu ớt. Cái đận tao đẻ bố nó, vừa đẻ vừa khâu đế giày!. Cuối cùng thì bàn tay cũng đã ngừng gõ, thu trở lại trong bóng tối, mờ ảo như móng vuốt chân thú.

Tiếng mẹ chồng cất lên trong bóng tối, mùi thơm của hoa hòe từng đợt ùa vào phòng.

- Bụng cô quá lớn, hoa văn cũng rất lạ, có thể là con trai. Nếu vậy thì phúc cho cô, phúc cho ta, phúc cho nhà Thượng Quan. Bồ Tát linh thiêng, Chúa Trời phù hộ, không có con trai thì suốt đời cô chỉ là nô lệ, đẻ con trai, cô lập tức thành bà chủ nhà. Ta nói vậy cô tin hay không tin thì tùy!...

Mẹ ơi, con tin, con tin mà! - Chị Lỗ hoàn toàn tin như vậy. Bức tường trước mặt chị vẫn còn vết ố màu nâu. Chị nhìn vết ố đó mà lòng đau quặn. Đó là cách đây ba năm, sau khi sinh đứa con gái thứ bảy, chồng chị là Thọ Hỉ nổi trận lôi đình, cầm cái chày gỗ ném vào đầu chị, máu ở đầu vọt lên tường... Mẹ chồng đặt cái làn bên cạnh chị. Tiếng của bà như ngọn lửa bùng cháy trong đêm, tỏa ra những tia rục rỡ: Nói theo ta - Đứa con trai trong bụng tôi đáng giá ngàn vàng, nói đi!. Trong làn đựng đầy lạc củ. Nét mặt hiền hòa của mẹ chồng, tiếng nói trang nghiêm, nửa là thiên thần, nửa là mẹ. Chị Lỗ rất mực cảm động, vừa khóc vừa nói theo: Trong bụng tôi là con vàng con bạc, là quí tử, con trai tôi là quí tử!.... Mẹ chồng ấn vào tay chị mấy củ lạc, dạy chị nói:

- Lạc, lạc, lạc!....[1]

Chị đón lấy mấy củ lạc, lặp lại y nguyên lời mẹ chồng. Bà Lã ló đầu vào, vờ tỏ ra thương cảm, nói:

- Bồ Tát hiển linh, chúa Trời phù hộ cho nhà Thượng Quan được cả hai niềm vui! Mẹ con Lai Đệ này, con bóc lạc để chờ đẻ nhé, con lừa nhà ta sắp đẻ con so, mẹ không trông nom con được đâu.

Chị Lỗ cảm động nói:

- Mẹ cứ đi Chúa phù hộ cho con lừa nhà ta đẻ thuận!...

Bà Lã lại thở dài, lắc lư ra khỏi phòng.

--------------------------------

[1]Sinh đẻ đồng nghĩa với củ lạc. Nói vậy cho dễ đẻ.

  3

  Trên bệ cối xay bột ở chái tây để một cây đèn ạ đầy những vết dâu mỡ. ánh đèn vàng vọt, leo lét, kéo theo một sợi khói đen ngoằn ngoèo bay lên. Mùi thơm của đèn dầu trộn với mùi cút đái của lừa. Không khí đầy ô nhiễm. Bên cạnh cối xay là máng cỏ của lừa bằng dá xanh. Con lừa sắp đẻ của nhà Thượng Quan nằm nghiêng giữa cối xay và máng.

Bà Lã bước vào trong chái, mắt chỉ nhìn thấy ngọn đèn, trong bóng tối vọng ra câu hỏi của Phúc Lộc:

- Bà nó này, con trai hay con gái?

Bà Lã bĩu môi về phía chồng, không trả lời. Bà bước qua chỗ con lừa đen. Thọ Hỉ đang ngồi nắn bụng lừa. Bà giận dữ bước tới bên cửa sổ, xé toạc lớp giấy dán màu đen. Mười mấy luồng ánh sáng màu vàng óng dọi qua các ô cửa sổ hình chữ nhật, soi sáng nửa bờ tường đối diện. Bà quay lại chỗ cối xay bột thổi tắt ngọn đèn, mùi dầu thực vật lập tức lan tỏa át hẳn mùi xú uế của gian trái. Khuôn mặt đen nhẻm của Thọ Hỉ sáng lên lấp lánh dưới tia nắng, cặp mắt lươn sáng lên như hai hòn than.

Anh ta rụt rè nhìn mẹ, hỏi nhỏ:

- Mẹ, ta cũng chạy chứ? Nhà Phúc Sinh Đường chạy cả rồi. Bọn Nhật sắp tới!

Bà Lã nhìn con trai như nhìn một thỏi thép bị tôi hỏng, khiến Thọ Hỉ phải đưa mắt nhìn đi nơi khác, mồ hôi rịn lấm tấm trên mặt, vội vã cúi đầu xuống.

- Ai bảo mày là quân Nhật sắp đến? - Bà Lã giận dữ chất vấn con trai.

- Ông chủ Phúc Sinh Đường vừa nổ súng báo hiệu vừa thông báo đấy thôi! - Thọ Hỉ lấy mu bàn tày dính đầy lông lừa lau mồ hôi trên mặt, khẽ lẩm bẩm. So với bàn tay hộ pháp của bà Lã, bàn tay của Thọ Hỉ vừa nhỏ vừa mảnh mai. Anh ta chợt dùng tay, môi chúm chím như trẻ ti sữa mẹ, ngẩng đầu lên, dỏng đôi tai bé tí lắng nghe:

- Bố mẹ ơi, nghe này!

Giọng Tư Mã Đình vẳng đến gian chái, nghe rõ mồn một:

- Các ông các bà ơi, các chú các cô ơi, các anh các chị ơi! Chạy mau đi, trốn mau đi! Hãy lánh đến hoang mạc đông nam. Quân Nhật sắp đến đấy! Nguồn tin chắc chắn đấy, tôi không nói bậy đâu! Bà con ơi, đừng nấn ná nữa, chạy đi, đừng tiếc mấy gian nhà dột nát làm gì! Người còn thì của còn, còn người là còn tất cả. Bà con ơi, chạy mau, kẻo muộn hối không kịp!...

Thọ Hỉ bật dậy, cuống quít vì sợ:

- Bố mẹ nghe thấy chưa? Nhà ta cũng chạy thôi!

- Chạy đi đâu - Bà Lã cằn nhằn - Nhà Phúc Sinh Đường chạy là phải rồi. Còn nhà ta kiếm ăn bằng nghề rèn, thóc vua không thiếu một cân, thuế vua không thiếu một đồng, ai lên làm quan thì nhà mình vẫn là người dân! Bọn Nhật không phải là người sao? Chúng chiếm đông bắc thì cũng vẫn phải dựa vào người dân cày ruộng nộp tô cho chúng. Ông nó này, ông là chủ nhà, tôi nói vậy có đúng không?

Phúc Lộc miệng trễ xuống, để lộ hàm răng to khỏe vàng khè, nét mặt không rõ cười hay khóc. Bà Lã nổi giận nói:

- Tôi hỏi ông, ông nhe răng nhe lợi ra làm gì? Đúng là vô tích sự!

Ông Phúc Lộc nhăn nhó:

- Tôi biết gì mà hỏi! Bà bảo chạy thì tôi chạy, bảo không chạy thì tôi ở lại.

Bà Lã thở dài, nói:

- Phúc hay họa đây? Họa thì có tránh cũng không thoát! Còn đứng đực ra đấy làm gì? Nắn bụng cho con lừa mau!

Thọ Hỉ mấp máy môi, lấy hết can đảm hỏi to, giọng đứt quãng:

- Nó đẻ chưa?

Là đàn ông thì phải phân định công việc cho rõ ràng. Mày hãy biết chăm sóc con lừa, còn chuyện vợ mày thì đừng bận tâm!

- Nhưng nó là vợ của con... Thọ Hỉ cằn nhằn.

- Chẳng ai bảo nó không phải vợ của mày! - Bà Lã nói.

- Con đoán lần này nó đẻ con trai - Thọ Hỉ vừa ấn bụng con lừa, vừa nói.

- Mày là đồ bị thịt - Bà Lã buồn rầu, nói - Cầu Chúa phò hộ cho mày!

Thọ Hỉ còn định nói câu gì đó, nhưng ánh mắt bà Lã khiến anh ta câm miệng. Ông Phúc Lộc nói:

- Mẹ con bà ở dây, dể tôi ra ngoài phố xem sao!

- Ông cứ ở nhà cho tôi - Bà Lã túm lấy vai chồng, lôi đến bên cạnh con lừa, giận dữ:

- Ngoài phố thì có gì để ông xem? Nắn bụng lừa đi, giúp nó đẻ cho nhanh. Bồ tát ơi, Chúa ơi! Tổ tiên nhà Thượng Quan toàn những anh hùng hảo hán, cắn sắt ngậm gang, mà sao lại đẻ ra phường giá áo túi cơm như thế này?

Ông Phúc Lộc cúi xuống bên con lừa, giơ hai cánh tay khẳng khiu như tay con trai, nắn bóp bụng con lừa đang co giật Thọ Hỉ ngồi đối diện với ông, phía bên kia của con lừa. Hai cha con ngoảnh mặt vào nhau, cùng trề môi, cùng nhăn răng, y hệt một cặp không ai tồi tệ hơn ai. Cha nhổm lên thì con cúi xuống, cha cúi xuống thì con nhổm lên, giống chơi trò bập bênh. Theo đà bập bênh, bốn tay cùng vờ vĩnh xoa nắn. Hai cha con đều yếu ớt, nhẹ như bấc, mềm như bông, vờ vịt qua quít cho xong việc. Bà Lã đứng phía sau buồn bã lắc đầu, giơ bàn tay chẳng khác chiếc kìm sắt chộp lấy cổ chồng xách sang một bên, tặc lưỡi:

- Xéo, tránh ra? - Rồi khẽ dúi một cái, Phúc Lộc loạng choạng nhào ra tận góc phòng, phủ phục trên bao tải thức ăn gia súc.

- Đứng dậy! - Bà Lã quát con trai - - Chỉ tổ vướng chân vòng tay người ta, ăn đói nhịn khát gì đâu mà cứ như phủi bụi? Trời ơi, sao số tôi khổ thế này! - Thọ Hỉ như được phóng thích, bật dậy chạy đến chỗ cha. Hai cha con chớp chớp cặp mắt đen, chẳng ra giảo hoạt, chẳng ra ngây dại. Lúc này, tiếng rao của Tư Mã Đình lại ởăng tới, cha con Thọ Hỉ như mót đái, mót ỉa, nhấp nhổm không yên.

Bà Lã quì cả hai gối trước con lừa, hoàn toàn không để ý nền nhà rất bẩn. Nét mặt trang nghiêm, bà xắn tay áo xoa xoa bàn tay thô ráp nghe như cọ gót giày vào nhau. Bà áp một bên má vào bụng lừa, mắt lim dim nghe ngóng. Rồi, bà vuốt ve đầu con lừa, giọng thông cảm:

- Lừa ơi, bằng mọi giá phải đẻ bằng được, đàn bà con gái chúng ta không ai tránh được vượt cạn.

Sau đó, bà khoát chân qua bụng lừa, hai tay đặt song song trên bụng lừa như người ta bào gỗ, rồi dùng sức đẩy miết. Con lừa cất tiếng rên, bốn chân đang co quắp duỗi dài ra, bốn móng rung lên bần bật như gõ vào chiếc trống vô hình. Con lừa vươn dài cổ trong khoảng không, dừng lại một lát rồi nặng nề đổ xuống, phát ra một tiếng bịch.

- Lừa ơi, kiên nhẫn nhé! Ai bảo ta là đàn bà? Cắn răng lại, gắng lên!...

Bà thì thầm với con lừa, hai tay thu lại trước ngực, rồi dồn sức lấy hơi, lại đẩy tiếp. Con lừa quẫy đạp, mũi sủi bọt vàng, đầu quật bình bịch. Phía sau, nước đái và phân lừa bắn tung tóe. Cha con Phúc Lộc sợ hãi bung mặt.

- Bà con ơi, quân kỵ của Nhật đã xuất phát từ huyện lỵ. Tin chuẩn xác đấy, không dựng chuyện đâu! Chạy đi, còn nấn ná là không kịp!...

Cha con nhà Thượng Quan giương mắt nhìn bà Lã đang cúi đầu thở dốc bên con lừa. Mồ hôi ướt đẫm chiếc áo cánh trắng, lộ rõ những đường nét rắn rỏi trên cơ thể bà. Phía duỗi mông lừa là một bãi máu tươi, một chiếc chân lừa xinh xắn ló ra từ âm đạo. Chiếc chân lừa như một sự giả tạo, như có một người nào đó chơi ác, cắm vào.

Bà Lã lại áp bên má co giật dữ dội vào bụng lừa nghe ngóng hồi lâu. Thọ Hỉ thấy sắc mặt của mẹ như một quả hạnh chín nẫu, màu vàng rộm. Lời cảnh báo của Tư Mã Đình cứ lượn đi lượn lại chẳng khác ruồi nhặng đánh hơi thấy mùi tanh, đập vào tường, bám trên thân lừa.

Thọ Hỉ run lên bần bật như cảm thấy tai họa sắp xảy ra. Anh ta định bỏ chạy nhưng lại sợ. Anh ta mang máng hiểu rằng, ra khỏi nhà là rơi vào tay bọn giặc lùn - những tên Nhật nhỏ thó, chân tay ngắn ngủn, mũi củ hành, mắt như lục lạc, ăn gan uống máu người không tanh, và bị chúng ăn thịt luôn, không chừa một mẩu xương. Bây giờ thì chắc chắn chúng đã từng đàn từng lũ trong ngõ nhà mình đuổi bắt đàn bà con trẻ, lại còn biết đánh gót xuống đất, mũi thở phì phì như ngựa chiến. Anh ta liếc sang phía bố để tìm sự an ủi và để lấy lại niềm tin, nhưng chỉ thấy sắc mặt của bố sạm như màu đất. Ông ngồi trên bao tải, hai tay bó gối, đầu và lưng liên tục đập vào tường. Không hiểu sao, Thọ Hỉ thấy sống mũi cay xè, từ hốc mắt ứa ra hai giọt nước mắt dùng đục.

Bà Lã húng hắng ho, chậm rãi ngửng đầu lên. Bà vuốt ve khuôn mặt con lừa, than thở:

- Lừa ơi, mày sao vậy hả? Mày lẩm cẩm rồi, phải là đầu ra trước chứ?...

Nước mắt ứa ra từ cặp mắt đã thất thần của con lừa. Bà Lã dùng tay lau nước mắt cho nó, hắt hơi một cái rõ kêu, rồi quay lại bảo con trai:

- Đi mời ông ba Phàn. Tao đồng ý bỏ ra hai bình rượu và một thủ lợn! Hừm, việc cần thì không thể tiết kiệm. Đi mời đi!

Thọ Hỉ rúm người lại, dưa mắt kinh hoàng nhìn ra ngoài, miệng lắp bắp:

- Ngoài ngõ đầy quân Nhật, toàn là quân Nhật...

Bà Lã điên tiết đứng dậy sang phòng bên mở toang cổng. Làn gió tây nam mang theo mùi thơm của tiểu mạch xuân, xộc vào trong nhà. Ngõ vắng tanh. Một đàn bướm bay chấp chới ngang qua, để lại trong tâm trí Thọ Hỉ ấn tượng rạng rỡ về màu sắc của chúng. 


  Nhà ông ba Phàn, thú y kiêm bà mụ của súc vật ở tận đầu thôn, phía đông, nơi khởi đầu của vạt đất hoang chạy dài về phía dông nam, sát bờ sông Mực. Sau nhà là con đê cao cao của sông Thuồng Luồng, dài hàng trăm dặm. Bị mẹ thúc ép, Thọ Hỉ phải ra khỏi nhà, sợ đến rủn đầu gối. Anh trông thấy mặt trời sáng lòa phía trên rừng cây, những tấm kính màu của nhà thờ rục rỡ, và trên cùng tầm cao với tháp chuông nhà thờ là đài quan sát, ông chủ Phúc Sinh Đường đang nhảy như con choi choi trên đó, vừa lớn tiếng thông báo quân Nhật sắp vào thôn, giọng đã bắt đầu khản đặc.

Một số người nhàn rỗi đứng khoanh tay, ngẩng mặt lên nhìn. Thọ Hỉ dừng lại ở đầu ngõ, phân vân lựa chọn lối đi đến nhà ba Phàn. Có hai đường đến nhà ba Phàn: một đường qua phố lớn; một đường đi dọc theo con đê. Đi đường đê thì sợ đánh động đàn chó đen nhà họ Tôn. Ngôi nhà cũ kỹ của nhà họ Tôn nằm ở phía bắc của con hẻm, có tiếng vây thấp, mặt trăng sạt lở mấy chỗ nhẵn bóng, thường xuyên có lũ gà đậu ở đó. Chủ nhà họ Tôn là Tôn Đại Cô, chỉ huy năm thằng cháu trai đều câm. Cha mẹ chúng như chưa hề tồn tại trên đời. Chúng trèo qua tương, trèo đi trèo lại thành năm chỗ lõm hình yên ngựa. Chúng ngồi nối đuôi như cưỡi ngựa trên các vết lõm. Tay gậy tay cung, hoặc những thanh kiếm gỗ, chúng giương những cặp mắt đầy lòng trắng, chăm chú dõi theo những người hoặc động vật đi qua ngõ. Chúng tương đối lịch sự đối với người, nhưng tuyệt đối không lịch sự với súc vật, bất kể là trâu bò hay mèo chó, ngan ngỗng hay gà vịt, chỉ cần phát hiện ra là đuổi kỳ cùng. Chúng dẫn theo đàn chó, biến thôn xóm thành bãi săn. Năm ngoái, chúng hè nhau giết chết con la sổng chuồng to bự của nhà Phúc Sinh Đường, lột da xẻo thịt giữa đường phố đông đúc. Mọi người chờ đợi màn kịch sẽ xảy ra: Phúc Sinh Đường là đại gia, có chú bác làm đến Trung đoàn trưởng, trong nhà nuôi cả đội súng ngắn. Ngang nhiên làm thịt la của nhà họ, chẳng khác tự tìm lấy cái chết.

Nhưng ông Hài nhà Phúc Sinh Động là Tư Mã Khố, một con người bắn giỏi như thần, có miếng bớt bằng bàn tay trên mặt - không những không rút súng ra, mà còn thưởng cho năm anh em nhà câm năm đồng bạc trắng.

Từ đó, lũ trẻ câm càng ngạo ngược, súc vật mà gặp chúng, chỉ tiếc không mọc thêm đôi cánh. Khi chúng cưỡi trên tường, năm con chó mục đen tuyền uể oải nằm dưới chân, mắt lim dim như đang mơ ngủ. Lũ trẻ câm nhà ho Tôn cùng đàn chó của chúng đều có thành kiến sâu sắc với Thọ Hỉ ở cùng ngõ. Thọ Hỉ không hiểu vì sao, ở đâu và từ khi nào đắc tội với đám yêu tinh này. Chỉ cần gặp cảnh người trên tường, chó dưới chân là Thọ Hỉ biết mình săp gặp vận đen, mặc dù mỗi lần đi qua, Thọ Hỉ đều mỉm cười với lũ câm, nhưng vẫn không tránh khỏi đàn chó lao như tên bắn, xông ra tập kích, dù chỉ là hù dọa, da thịt không bị đớp miếng nào, nhưng vẫn khiến anh ta bị một phen khiếp hãi, cứ nghĩ đến là lại rùng mình. Thọ Hỉ định đến nhà ông ba Phàn bằng con đường lớn xuyên ngang thị trấn, nhưng theo con đường lớn tất phải đi qua trước cửa nhà thờ, mà lúc này, ở đó có ông mục sư Malôa to lớn, tóc đỏ mắt xanh, đang ngồi xổm vắt sữa dê dưới gốc cây hoa gạo tây với thân cành đầy gai cứng. Hai bàn tay ông đỏ au đầy lông mịn màu vàng vuốt trên bầu vú căng mọng của con dê cái già dưới cằm có ba chòm râu. Những tia sữa màu trắng xanh vọt thành tiếng trong chiếc chậu tráng men han gỉ. Từng đàn từng lũ nhặng xanh đầu đỏ bay vòng quanh mục sư Malôa và con dê. Mùi hăng hắc của cây gạo, mùi gây gây của sữa dê, mùi ngầy ngậy của mục sư, quyện vào nhau và tỏa ra dưới ánh sáng mặt trời, ô nhiễm cả nửa đường phố. Thọ Hỉ không chịu nổi cái nhìn lườm lườm đầy ác cảm của ông mục sư, mặc dù nét mặt ông cố tỏ ra thân thiện với nụ cười thông cảm. Vì là cười mỉm, nên ông mục sư hé môi, để lộ hàm răng trắng lóa, bàn tay hộ pháp bẩn thỉu làm dấu trên bộ ngực đầy lông lá, A men! Khi ấy, Thọ Hỉ chỉ thấy ruột gan lộn tùng phèo, một tình cảm khó tả, khiến Thọ Hỉ cụp đuôi bỏ chạy như chó. Tránh đàn chó dữ của lũ trẻ câm là vì sợ. Tránh mặt mục sư Malôa và con dê của ông ta là vì ghét. Càng đáng giận hơn là vợ Thọ Hỉ có cảm tình đặc biệt với ông tóc đỏ này. Cô ta là tín đồ trung thành của ông. Ông là Thượng đế của cô.

Cân nhắc kỹ, Thọ Hỉ quyết định đi lên phía bắc rồi quặt sang đông đến nhà ông ba Phàn, mặc dầu quang cảnh ở chỗ tháp canh rất hấp dẫn. Ngoại trừ trên tháp canh Tư Mã Đình nhảy nhót như khỉ, trong thôn vẫn bình thường. Thế là tâm trạng sợ Nhật tan biến, Thọ Hỉ phục sát đất khả năng phán đoán của mẹ. Để phòng thân, anh ta nhặt hai cục gạch cầm tay, nghe rõ tiếng lừa rống rất to trên phố và tiếng gọi con của một người đàn bà nào đó.

Đi qua nhà họ Tôn, Thọ Hỉ sung sướng khi thấy trên tường vắng tanh, khống có lũ trẻ câm cưỡi trên những chỗ lõm, đàn gà cũng không, đàn chó cũng không nằm mơ dưới chân tường. Tường nhà họ Tôn vốn rất thấp, những chỗ lõm lại càng thấp, Thọ Hỉ dễ dàng nhìn vào trong sân, thấy ở đó đang diễn ra một cuộc đại tàn sát! Kẻ bị giết là những con gà cao ngạo, kẻ ra tay tàn sát là bà nội của lũ câm, một người đàn bà võ nghệ cao cường, mọi người gọi bà là Tôn Đại Cô. Nghe nói Tôn Đại Cô hồi trẻ có phép khinh công, là một tay cự phách trên chốn giang hồ, sau vì phạm trọng tội, phải hạ mình lấy anh thợ đắp lò họ Tôn. Thọ Hỉ trông thấy trong sân đã có bảy con gà bị giết. Trên nền đất phẳng phiu ngả màu trắng, vương đầy những vòng tròn của vết máu gà. Đó là những con gà giẫy giụa trước khi chết. Lại một con gà nữa bị cắt cổ. Tôn Đại Cô quăng nó ra sân. Con gà nằm xạ, nhảy như choi choi thành một vòng tròn. Năm thằng câm đều cởi trần, ngồi xổm giương mặt nhìn những con gà xoay tròn giẫy chết, thỉnh thoảng lại nhìn bà nội tay cầm con dao sắc lẹm. Nét mặt, cử chỉ của chúng giống nhau đến kinh khủng, ngay cả đến cái đảo mắt hình như đều thống nhất từ một hiệu lệnh. Tôn Đại Cô là người nổi tiếng ở thị trấn, thực ra chỉ là một bà già, mặt mỏng mà đanh. Khuôn mặt bà, sắc thái của bà, tầm cao và phong cách của bà, đều nói lên dĩ vãng, người ta có thể đoán được vẻ đẹp của bà xưa kia. Năm con chó ngồi chụm một chỗ, đầu nghểnh lên, ánh mắt đầy bí hiểm và hoang dại, không ai đoán nổi chúng đang nghĩ gì?

Quang cảnh trong sân nhà họ Tôn như một trò chơi đầy ma lục, Thọ Hỉ như bị hút chặt, không rời mắt và cũng không muốn bỏ đi. Anh ta quên hết mọi sầu não, quên luôn ca mệnh lệnh của mẹ. Người đàn ông nhỏ thó bốn mươi hai tuổi này, qua đầu tường nhìn vào sân, anh ta cảm thấy ánh mắt sắc lạnh của Tôn Đại Cô nhìn về phía mình như một lưỡi gươm, sắc như nước, mạnh như gió, hầu như có thể phạt rơi đầu mình. Bọn trẻ câm và lũ chó của chúng cũng nhìn ra. Mắt bọn trẻ cũng lóe lên những tia tinh nghịch, chúng đang hồi hộp. Lũ chó ngoẹo đầu, nhe hàm răng sắc nhọn, gầm gừ trong họng, đám lông cứng trên gáy dựng ngược. Năm con chó như năm mũi tên đã đặt trên dây cung, sẵn sàng lao ra bất cứ lúc nào. Thọ Hỉ đã định bỏ chạy, chợt nghe thấy Tôn Đại Cô dặng hắng một tiếng, những nét mặt đang hoan hỉ của lũ câm bỗng ỉu xìu, đàn chó tỏ ra phục tùng, duỗi dài chân trước, nằm bẹp xuống. Thọ Hỉ nghe thấy Tôn Đại Cô hỏi, giọng dịu dàng:

- Thằng cả nhà Thượng Quan đấy hả? Mẹ cháu đang làm gì ở nhà!

Thọ Hỉ không biết nhất thời trả lời câu hỏi của Tôn Đại Cô như thế nào, lời lẽ đã trào lên khóe miệng, nhưng y hệt một tên trộm bị bắt quả tang.

Tôn Đại Cô thản nhiên mỉm cười, không hỏi gì thêm. Bà ta chộp lấy con gà sống cuồng có bộ lông đuôi màu đen pha dỏ với những chiếc lông mịn màng như nhung. Con gà sợ hãi kêu cùng cục. Bà nhổ sạch túm lông đuôi của con gà, bỏ vào cái bị cói. Con gà trống quẫy đạp điên cuồng, cặp móng sắc hất tung từng đám đất. Tôn Đại Cô hỏi:

- Bọn trẻ nhà cháu biết đá cầu lông không? Lông đuôi gà nhổ khi còn sống, làm cầu lông thì khỏi nói! Ôi, lại nhớ ngày nào...

Bà nhìn chằm chằm vào mặt Thọ Hỉ rồi ngừng bặt không nói nữa, chìm trong một trạng thái đờ đẫn. Mắt bà như dính vào một điểm trên tương, như muốn nhìn xuyên qua bức tường. Thọ Hỉ nhìn bà không chớp, không dám thở mạnh. Cuối cùng, bà như một quả bóng xì hơi, ánh mắt sáng rục trở lại dịu dàng, xa vắng. Bà dùng chân chặn lên đôi chân con gà trống, kẹp đôi cánh gà vào hổ khẩu bàn tay trái, ngón cái và ngón trỏ thì kẹp lấy cổ gà. Con gà không động cựa. Bà dùng ngón cái và ngón trỏ vặt lông ở cổ gà, lộ ra một mảng da màu đỏ tía.

Bà cong ngón giữa búng búng chỗ cổ con gà đã vặt lông. Rồi bằng con dao lá liễu sắc như nước, bà nhẹ nhàng khứa một nhát. Những giọt máu đỏ sẫm, giọt to nối tiếp giọt nho phóng ra... Tôn Đại Cô giơ con gà đầy máu lên, chậm rãi đứng dậy nhìn xung quanh như tìm kiếm vật gì ánh nắng rực rỡ khiến bà lim dim mắt. Thọ Hỉ đầu óc quay cuồng. Mùi hoa hòe xộc vào mũi- Này! Thọ Hỉ nghe thấy bà Tôn Đại Cô nói vậy. Con gà sống lộn một vòng trong không khí rồi rơi xuống giữa sân. Thọ Hỉ thở dài nhẹ nhõm, vô tình rời tay khỏi mép tường. Lúc này anh ta mới nhớ tới chuyện phải đi mời ông ba Phàn đến đỡ đẻ. Chính lúc anh ta sắp sửa bỏ đi, thì như có phép lạ, con gà trống xòe hai cánh đỡ lấy thân, đứng lên đầy vẻ bất khuất. Nó đã bị vặt trụi lông đuôi, chiếc phao câu trần trụi cong lên, trông vừa xấu xí vừa quái đản, khiến Thọ Hỉ vô cùng kinh hãi. ở chỗ cổ con gà lồi ra một cục thịt, máu me đầm đìa. Nó không giữ nổi cái mào vĩ đại trên đầu, cái mào trước đây màu đỏ tươi, nay đã xám ngoét. Nhưng nó vẫn gắng ngẩng đầu lên, lên chút nữa, ngừng lại, rồi lại lên nữa, rồi gục xuống. Con gà lắc lư cái đầu chống đít xuống đất, máu sủi bọt ứa ra hai bên mép và ở nhát cắt trên cổ. Mắt nó như hai đốm lửa màu vàng. Tôn Đại Cô có vẻ bồn chồn. Bà ta lấy cỏ khô lau tay, miệng chuyển động như đang nhai, nhưng thực ra bà chẳng ăn gì cả. Đột nhiên, bà nhổ một bãi nước bọt, quát với lũ trẻ câm:

- Cút!

Thọ Hỉ ngã ngồi xuống đất.

Khi anh ta vịn vào tường để đứng lên thì lông gà đã bay lung tung trong sân nhà họ Tôn. Con gà sống cuồng đã bị lũ chó xé tan xác, máu thịt vương vãi khắp sân. Lũ chó dữ như dàn sói, tranh nhau ăn bộ lòng của con gà. Lũ trẻ câm vỗ tay cười ngớ ngẩn. Tôn Đại Cô ngồi trên bậu cửa, hút thuốc bằng tẩu cán dài, vẻ đăm chiêu.

5  

  Bảy con gái nhà Thượng Quan: Lai Đệ, Chiêu Đệ, Lãnh Đệ, Tưởng Đệ, Phán Đệ, Niệm Đệ, Cầu Đệ 1 bị cuốn hút bởi một mùi thơm thoang thoảng.

Chúng từ chỗ ngủ ở chái đông ùa ra, chụm đầu nhìn vào trong cửa sổ. Chúng trông thấy mẹ nửa nằm nửa ngồi trên giường, đang bóc lạc như không có chuyện gì xảy ra. Nhưng mùi thơm thoang thoảng rõ ràng là từ cửa sổ buồng mẹ bay ra. Cô lớn mười tám tuổi Lai Đệ là người đầu tiên hiểu ra mẹ đang làm gì. Cô trông thấy mẹ tóc ướt đẫm mồ hôi, môi dưới bật máu, bụng mẹ co thắt dữ dội và nhặng xanh bay đầy phòng. Tay mẹ bóp nát từng hạt lạc. Lai Đệ nức nở gọi mẹ. Sáu đứa em gái cũng gọi theo. Nước mặt chảy dài trên khuôn mặt bảy đứa. Cầu Đệ, đứa nhỏ nhất thì gào tướng lên, dẫm bành bạch đôi chân lấm tấm những vết đỏ vì bị bọ chó và muỗi đốt lập cập chạy vào buồng mẹ. Lai Đệ chạy theo giữ em lại rồi thuận tay bế nó lên. Cầu Đệ gào khóc, đấm vào mặt chị.

- Em vào với mẹ cơ... Em vào với mẹ cơ!...

Lai Đệ cảm thấy sống mũi cay xè, nước mắt nóng hổi tràn lên má. Cô vỗ nhẹ vào lưng em gái, nựng:

- Em đừng khóc nữa, mẹ sẽ đẻ cho em một em trai thật bụ bẫm, thật trắng trẻo!...

Trong buồng vọng ra tiếng rên yếu ớt và câu nói đứt quãng của chị Lỗ:

- Lai Đệ con bảo các em đi nơi khác! Chúng nó còn nhỏ không hiểu gì, chẳng lẽ con cũng không hiểu sao? Một tiếng động vang lên trong buồng, cùng với tiếng gào to của chị Lỗ. Năm đứa trẻ đứng chen chúc ngoài cửa sổ. Lãnh Đệ mười bốn tuổi khóc thét lên:

- Mẹ ơi, mẹ!

Lai Đệ đặt đứa em xuống, chạy ra ngoài bằng đôi chân đã bó nhưng sau được giải phóng. Ngưỡng cửa mục làm em bị vấp, ngã chúi về phía trước, đè lên chiếc bễ thổi lửa. Chiếc bễ đổ kềnh, làm vỡ vụn chiếc thố men xanh đụng thức ăn cho gà. Lai Đệ hốt hoảng đứng dậy, thấy bà nội đang quì trước bàn thờ Phật. Khói hương tỏa quanh bức tượng Quan âm.

Lai Đệ run bắn lên. Cô dựng lại chiếc bễ, cuống quít nhặt nhạnh những mảnh vỡ, làm như bằng cách đó, chiếc thố có thể lành lại hoặc giảm nhẹ lỗi lầm của mình. Bà nội đứng vụt dậy, to lớn như một con ngựa nòi, thân hình lắc lư, đầu giật giật, miệng tuôn ra hàng tràng những câu khó hiểu. Lai Đệ co rúm người lại theo bản năng, hai tay ôm đầu, chờ đợi. Nhưng bà nội không đánh cô, chỉ xoắn vành tai mỏng và trăng bệch của cô, rồi dúi một cái. Cô ngã lăn ra trên lối đi trải đầy những mảnh ngói vỡ trong sân.

Cô trông thấy bà nội cúi xuống quan sát những mảnh thố vỡ, y hệt con trâu đang chuẩn bị uống nước ở bờ sông. Bà nội nhặt mấy mảnh vỡ trên tay, gõ chúng vào nhau thành những tiếng vui tai. Những vết nhăn sâu và dầy đặc trên khuôn mặt bà nội, hai mép trễ xuống, nếp nhăn hai bên kéo dài xuống tận dưới cằm, khiến cái cằm như một bộ phận khác gắn thêm vào mặt.

Lai Đệ nhân đó quì trên lối đi, vừa khóc vừa nói:

- Bà ơi, bà đánh chết cháu đi!

- Đánh chết mày hả? - Bà Lã mặt buồn rười rượi - Đánh chết mày thì cái thố có lành lại được không? Đây là đồ sứ từ năm Vĩnh Lạc triều Minh, của hồi môn từ đời cụ tổ nhà này, đáng giá một con la chứ ít đâu!

Lai Đệ mặt trắng bệch, xin bà nội tha tội.

- Mày cũng đã đến lúc đi lấy chồng rồi đấy! - Bà Lã thở dài - Sáng tinh mơ, việc thì không làm, chỉ nghịch tinh! Số mẹ mày là cái số nghèo, chết thế nào được?

Lai Đệ ôm mặt khóc.

- Đánh vỡ đồ dùng lại còn kể công chắc? - Bà Lã không bằng lòng, nói - Đừng có ở đấy mà quấy rầy người ta. Dẫn lũ em ăn bám của cô ra sông mò tôm. Không đầy giỏ thì đừng có về nhà!

Lai Đệ vội vàng đứng dậy, bế Cầu Đệ lên, chạy ra cổng.

Như đuổi gà, bà Lã dồn lũ trẻ ra cổng rồi quẳng cho Lãnh Đệ chiếc giỏ cao cổ đan bằng nhành liễu.

Lai Đệ tay trái bế Cầu Đệ, tay phải dắt Niệm Đệ, Niệm Đệ dắt Tưởng Đệ, Tưởng Đệ lôi Phán Đệ. Lãnh Đệ một tay dắt Phán Đệ, tay kia xách giỏ. Bảy đứa con gái nhà Thượng Quan dắt díu nhau, nức nở sùi sụt, men theo con hẻm đầy nắng và lộng gió, đi về phía đê sông Thuồng Luồng.

Khi đi qua nhà Tôn Đại Cô, mùi thơm điếc mũi khiến chúng thèm rỏ rãi. Chúng trông thấy ống Khói nhà họ Tôn cuồn cuộn khói trắng. Năm thằng câm cần cù như những con kiến, chuyển củi vào trong nhà. Đàn chó mục nằm gác bên cổng. Chúng thè cái lưỡi đỏ chót như đang chờ đợi điều gì đó.

Lũ con gái trèo lên con đê cao cao trên sông Thuồng Luồng, quang cảnh nhà họ Tôn thu hẹp trong tầm mắt. Năm thằng câm đã phát hiện ra chị em nhà Thượng Quan. Thằng lớn để ria mép loăn xoăn, mỉm cười với Lai Đệ. Lai Đệ vụt đỏ mặt. Cô nhớ lại cách đây không lâu khi đi lấy nước sông, thằng câm lớn đã quẳng vào thùng nước của cô một quả dưa chuột. Nụ cười mỉm của thằng câm tuy trơ trẽn nhưng không có ác ý. Lần đầu tiên tim cô đập dữ dội, máu dồn lên mặt. Nghiêng mình xuống mặt nước phẳng như guồng, cô thấy mặt mình đỏ ửng. Sau đó cô ăn quả dưa chuột, mùi vị của nó đến bây giờ vẫn không thể quên. Đưa mắt nhìn lên, cô trông thấy lầu chuông rục rỡ của nhà thờ và cái tháp canh được ghép bằng những cây gỗ tròn. Một người dàn ông nhảy nhót trên đó như con khỉ, gào lớn:

- Bà con ơi, kỵ binh Nhật đã ra khỏi thành!

Một đám người tụ tập dưới chân tháp nhìn lên. Người trên tháp chốc chốc lại cúi xuống, tay bám lan can, hình như để trả lời người đứng dưới. Trả lời xong, nguội đó lại đứng thẳng lên, đi vòng quanh, hai tay chụm lại làm loa, quay ra bốn phía thông báo tình hình quân Nhật sắp sửa kéo đến.

Trên con đường xuyên xã, chợt có một cỗ xe ngựa phi nước đại. Cỗ xe như từ trên trời rơi xuống. Ba con tuấn mã kéo cỗ xe bánh cao su, mười hai vó ngựa băm trên đường như gõ nhịp, cộc cộc cộc cộc, bụi tung lên thành một vệt vàng. Một con màu vàng mơ, một con đỏ như quả táo một con màu trắng đục. Ba con ngựa béo mọng như được nặn bằng sáp, mình ngựa bóng nhẫy, màu lông khi ùn người mê mẩn. Một người đàn ông nhỏ con đứng dạng chân sau dõng xe, trông xa tưởng anh ta ngồi trên mông ngựa. Anh ta vung chiếc roi ngựa có ngù đỏ, miệng quát: Hây hây, roi lia vút vút. Anh bất chợt gò cương, những con ngựa như đứng thẳng lên, xe dừng lại như bị chặn đứng, đám bụi vàng ào lên phía trước, che khuất cả người ngựa và xe. Khi bụi tan đi, Lai Đệ trông thấy đám gia nhân nhà Phúc Sinh Động khuân từng vò rượu, từng bó củi lên xe. Một người đàn ông vạm vỡ đứng trên tam cấp ngoài cổng Phúc Sinh Đường, đang quát tháo. Một vò rượu rớt xuống đất, một tiếng bịch nặng nề vang lên, chiếc nút bằng bong bóng lợn bắn ra, rượu chảy tràn ra đường. Mấy gia nhân lao tới dựng vò rượu lên. Người đàn ông vạm vỡ từ trên bậc tam cấp nhảy xuống, vung roi đánh mấy người kia, chiếc roi uốn lượn như một con rắn dưới ánh năng mặt trời. Mùi rượu theo gió bay tới. Cánh đồng mênh mông, lúa mạch cuồn cuộn từng đợt sóng vàng. Trên đỉnh tháp, người đàn ông lại hét to:

- Chạy đi bà con ơi, chậm là mất mạng đấy!

Rất nhiều người ra khỏi nhà, tíu tít bận rộn như một đàn kiến, và cũng chẳng việc nào ra việc nào như đàn kiến. Người thì di, người chạy, người đứng yên bất động, người chạy đông, người chạy tây, người loay hoay tại chỗ, ngó hết chỗ này ngó chỗ khác. Lúc này, mùi thơm trong nhà họ Tôn càng đậm, làn hơi trắng ra ngoài cổng. Lũ trẻ câm im hơi lặng tiếng, mảnh sân im lìm, chỉ có từng chiếc xương trong nhà quẳng ra, khiến lũ chó mực tranh nhau quyết liệt. Con nào cướp được thì chúi đầu vào xó tường nhai rau ráu. Con nào không cướp được thì đỏ mắt nhìn vào trong nhà, gầm gừ rên rỉ.

Lãnh Đệ kéo tay Lai Đệ nói:

- Chị ơi, về nhà!

Lai Đệ lắc đầu, nói:

- Không được, phải xuống sông bắt tôm đã. Mẹ sinh em bé, cần có canh tôm để ăn.

Chúng dìu nhau xuống chân đê, cả bọn đi thành hàng một, mặt hướng ra sông. Dòng sông in rõ những gương mặt thanh tú của các cô gái nhà Thượng Quan, cô nào cũng sống mũi cao, vành tai đầy đặn và trắng. Đây cũng là đặc trưng rõ nét của chị Lỗ - mẹ chúng. Lai Đệ rút trong túi ra một chiếc lược bằng gỗ hồ đào, lần lượt chải cọng rơm và bụi trên tóc cho từng đứa em, đứa nào đứa ấy kêu oai oái. Cuối cùng, Lai Đệ chải tóc cho mình, tết thành chiếc đuôi sam to tướng, thả sau lưng vừa chấm mông. Cô bỏ chiếc lược vào túi, xắn quần, lộ rõ cặp đùi thon thả, trắng bóc. Tiếp theo, cô tụt giày, đôi giày bằng nhung xanh lục. Các em nhìn đôi bàn chân tàn phế một nửa của chị. Cô bỗng nổi cáu:

- Nhìn cái gì? Có gì mà nhìn? Không mò được tôm, bà già không tha cho chúng ta đâu

Các em gái của cô nhanh chóng tụt giày, xắn quần. Cô út Cầu Đệ còn tụt hẳn quần ra. Cô đứng trên bãi sông được phủ một lớp bùn, ngắm nhưng cụm cỏ nước mềm mại lượn lờ theo dòng chảy. Cá nô giỡn trong đám cỏ. Chim én bay như chạm mặt nước. Cô lội xuống sông, nói to:

- Cầu Đệ ở trên nhặt tôm, tất cả xuống nước!

Các em cô ríu rít lội xuống sông.

Cô cảm thấy, do bó chân, nên gót chân phát triển hơn mức bình thường của cô lún sâu xuống bùn. Những lá cỏ nước mơn trớn bắp chân, khiến cô cảm thấy buồn buồn, một cảm giác khó diễn tả. Cô cúi xuống, hai tay rà sát gốc những cụm cỏ nước và những dấu chân chưa bị bùn lấp đầy. Lũ tôm rất thích nép mình trong những dấu chân này. Một con vật nhỏ nhảy vọt lên giữa hai tay, cô mùng rỡ, con tôm cong cong, dài bằng ngón tay trỏ, trong suốt, đã bị kẹp giữa hai ngón. Con tôm rất linh hoạt, mỗi sợi râu đều rất đẹp. Cô quăng nó lên bờ, Cầu Đệ rất hỉ hả, vừa reo lên ra nhặt con tôm bỏ vào giỏ.

- Chị ơi, em bắt được một con

- Chị ơi, em bắt được rồi!

- Em bắt được rồi!

Cầu Đệ mới hai tuổi, không kham nổi công việc nhặt tôm. Nó bị ngã, ngồi bệt xuống đất mà khóc. Vài con tôm có súc bật khỏe, nhảy xuống sông, lập tức biến mất. Lai Đệ lên bờ xốc em dậy, dắt xuống mép nước, dùng tay rửa bùn trên mông Cầu Đệ. Mỗi lần cô tạt nước, Cầu Đệ lại giật thót một cái, miệng la chí chóe, đôi lúc xen lẫn những câu chửi tục. Lai Đệ phát cho em một cái vào mông, rồi buông ra. Cầu Đệ chạy như bay lên giữa sườn dê bẻ một cái roi, rồi bắt chước một bà già nanh ác, tay cầm roi, mắt vằn lên, lớn tiếng nguyền rủa chị, khiến Lai Đệ không nhịn được chơi.

  Các cô gái đã mò đến khúc sông trên, kế cận đầu cầu. Bãi sông sáng lấp lóa. Mấy chục con tôm nhảy tanh tách. Một đứa em kêu lên:

- Chị ơi! nhặt nhanh lên!

Cô xách giỏ lên, mắng Cầu Đệ:

- Con ranh, về nhà sẽ biết tay!

Rồi cô vui vẻ nhặt những con tôm vào giỏ, nhặt liên tục nên không có thì giờ rầu rĩ.

Cô buột miệng hát, khúc hát mà cô cũng không nhớ rõ học được ở đâu:

- Mẹ là mẹ ơi, sao mẹ nỡ dứt tình, gả bán con cho anh hàng dầu?

Rất nhanh, cô đuổi kịp các em. Chúng men theo mép nước gần bờ, vai kề vai, cúi lom khom, chổng mông lên trời, cằm gần như chạm nước, hai tay mở ra, áp sát lại, vừa sục sạo vừa tiến lên. Nước sông trở nên đục ngầu sau lưng chúng. Một số cụm cỏ nước bị dứt lá, nổi lên. Mỗi khi chúng đứng thẳng lên là chắc chắn bắt được một con tôm, lúc thì Phán Đệ, lúc Tưởng Đệ... Năm đứa em hên tục ném tôm cho chị. Lai Đệ chạy đi chạy lại để nhặt tôm: Cầu Đệ bám sau lưng chị.

Thoáng cái, các cô đã tiến sát cây cầu đá bắc qua sông Thuồng Luồng. Lai Đệ gọi các em:

- Lên đi, lên cả đi! Đầy giỏ rồi! Về nhà thôi!

Các em cô còn tiếc rẻ chưa muốn về, dừng lại trên bãi. Ngón tay chúng trắng bệch vì ngâm nước, chân dính đầy phù sa.

- Chị ơi, sao hôm nay nhiều tôm thế!

- Chị ơi, chắc mẹ đã đẻ em bé rồi!

- Chị ơi, giặc Nhật là gì hở chị? Chúng có ăn thịt trẻ con không?

- Chị ơi, nhà anh câm giết gà đề làm gì?

- Chị ơi, sao bà nội cứ mắng bọn em?

- Chị ơi, em mơ thấy trong bụng mẹ có con cá trạch...

Bọn em gái luân phiên hỏi chị. Cô chẳng trả lời đứa nào cả. Cô chăm chú nhìn chiếc cầu đá ánh lên màu xanh xám. Từ trong thôn, cỗ xe ba ngựa kéo lúc nãy, đang chạy lên cầu.

Anh xà ích người thấp bé gò cương cho ba con ngựa dừng lại. Những con ngựa bực bội gõ móng, tiếng gõ sắc gọn, mặt cầu tóe lửa. Mấy người đàn ông đều cởi trần, thắt lưng da to bản, khóa thắt lưng sáng loáng như bằng vàng. Lai Đệ biết bọn họ. Họ là gia nhân của nhà Phúc Sinh Đường. Họ nhảy xuống xe, dỡ các bó cây cao lương xuống trước, rồi sau đó là các vò rượu, tất cả mươi hai vò. Họ ôm lấy cổ ngựa, đẩy lùi cả ngựa lẫn xe xuống chỗ bãi đất trống đầu cầu. Lúc này cô trông thấy nhân vật số hai nhà Phúc Sinh Đường - Tư Mã Khố, cưỡi chiếc xe đạp phóng tới. Đây là chiếc xe đạp đầu tiên xuất hiện trên vùng Cao Mật hẻo lánh, do Đức sản xuất, nhãn hiệu IFA, một nhãn hiệu nổi tiếng thế giới. Ông nội Phúc Lộc của cô vì tò mò, nhân lúc không ai để ý, sờ một cái vào tay nắm, khiến Tư Mã Khố trừng mắt. Đó là chuyện mùa xuân năm ngoái. Tư Mã Khố mặc chiếc áo ngoài bằng lụa tơ tằm, quần vải tây màu trắng, bắp chân quấn xà cạp xanh, đi ủng đế trắng. Hai ống quần rộng phồng lên như bơm đầy hơi. Vạt áo vén lên dắt vào thắt lưng. Thắt lưng bằng lụa trắng, bỏ múi dài múi ngắn. Phần trên người mặc gì thì không nhìn thấy. Vai trái đeo chéo một dây da màu nâu, móc giữ một bao da, miệng bao ló ra mẩu lụa đỏ. Chuông xe kêu reng reng, Tư Mã Khố lướt tới như một trận gió. Hắn nhảy xuống xe, bỏ chiếc mũ cói xuống làm quạt, chỗ bớt ở mặt đỏ như miếng tiết.

Hắn lớn tiếng lệnh cho gia nhân:

- Mau lên, đem củi chất lên mặt cầu, tới rượu vào thiêu chết bọn chó đẻ.

Gia nhân tíu tít ôm các bó củi lên cầu, chỉ một lát đã chất cao đến nửa người. Những con côn trùng sống ký sinh trong củi hốt hoảng bò ra, bay loạn xạ, con thì rơi xuống nhóc, làm mồi cho cá, con thì bị chim én đớp.

- Đổ rượu lên củi! - Tư Mã Khố quát to.

Các gia nhân khiêng những vò rượu lên cầu, mở nút, nghiêng vò tưới trên đống củi. Rượu ngon, mùi thơm ngây ngất trên dòng sông. Những bó củi loạt soạt. Rượu chảy tràn ngang mặt cầu, rớt như mưa xuống lòng sông. Nước chảy róc rách dưới chân cầu. Đổ hết mười hai vò, cả cây cầu như tắm bằng rượu. Những bó cao lương khô đã đổi màu. Mép cầu như treo một bức màn bằng rượu. Chùng hút tàn điếu thuốc, cá con dưới sông đã nổi lên trắng xóa.

Các em của Lai Đệ định xuống sông mò cá. Lai Đệ gằn giọng quát:

- Đừng xuống nữa, theo chị về nhà!

Chuyện lạ trên cầu lôi cuốn các em. Chúng đứng yên. Thật ra, cảnh tượng trên cầu cũng cuốn hút Lai Đệ. Cô kéo các em về, nhưng mắt vẫn không rời cây cầu. Tư Mã Khố đứng trên cầu, vẻ đắc ý, vỗ tay bôm bốp, hai mắt rục sáng: Hắn cười hỉ hả. Hắn khoe khoang với bọn gia nhân:

- Diệu kế này chỉ ta mới có thể nghĩ ra! Mẹ kiếp, chỉ có ta mới nghĩ ra. Bọn nhóc Nhật mau mau đến chịu chết!

Bọn gia đinh phụ họa theo. Một gia đinh hỏi to:

- Thưa ông Hai, bây giờ nổi lửa được chưa?

Tư Mã Khố nói:

- Hượm hẵng, đợi chúng đến hãy đốt!

Bọn gia nhân xúm xít vây quanh Tư Mã Khố, đi về phía đầu cầu.

Cỗ xe của Phúc Sinh Đường cũng trở về thôn.

Trên cầu trở lại yên tĩnh, chi còn tiếng rơi tí tách của rượu xuống mặt nước.

Lai Đệ tay xách giỏ, dẫn các em rẽ nhưng bụi cây lúp xúp mọc đầy sườn đê, trèo lên. Đột nhiên, cô nhìn thấy một khuôn mặt đen nhẻm lấp ló trong bụi cây. Cô hoảng hốt kêu lên, chiếc giỏ trong tay rơi xuống, dập dềnh trên những cành quán mộc rồi lăn đến tận mép nước. Tôm trong giỏ văng ra, nhảy trên bãi như những đốm sáng. Lãnh Đệ chạy theo chiếc giỏ còn các em thì nhặt tôm vương vãi trên cát. Lai Đệ đi thụt lùi về phía bờ sông, mắt không rời khuôn mặt đen. Mặt đen cố nở một nụ cười ra vẻ cáo lỗi, hai hàm răng trắng lóa những tia như vỏ xà cừ. Cô nghe thấy người đó nói nhỏ:

- Em gái dừng sợ, chúng tôi là du kích. Đừng nói gì cả, mau rời khỏi chỗ này!

Lúc này cô mới thấy rõ, trong các bụi cây có đến mấy chục người mặt áo xanh. Mặt đanh lại, mắt mở to, có người cầm súng trường, người cầm lựu đạn, người thì đại đao có tua lụa hồng. Ngụm đàn ông răng trắng mặt den, nét mặt vui vẻ, tay phải cầm khẩu súng lục có ánh thép xanh, tay trái cầm một vật phát ra tiếng kêu tích tắc. Sau này, cô mới biết đó là chiếc đồng hồ bỏ túi. Và chính con người mặt đen đó, cuối cùng đã chui vào chăn của cô.

--------------------------------

1Tất cả các tên đều tỏ ý mong có em trai


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro