Bi kip English

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Bí kíp" học Anh văn

Thảo luận nhóm trên lớp là một cách để nâng cao khả năng nói tiếng Anh

Ra trường, với 7 năm học Anh văn từ cấp 2, thêm gần 5 năm ở trường đại học và học chui ở các trung tâm ngoại ngữ nổi tiếng, trình độ tiếng Anh của tôi có thể tóm gọn trong nhận xét của một thầy giáo: "A không ra A, B không ra B, lủng củng như một tờ giấy nháp!". Rất nhiều người khác cũng lâm vào tình trạng tương tự tôi...

May mắn lọt qua các vòng phỏng vấn để vào làm tại một công ty, nơi mọi người nói viết tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ, tôi phát hoảng và tự nhủ chẳng biết khi nào mình bằng được một nửa họ. Sau giờ làm việc, tôi phải trau dồi tiếng Anh mỗi tối. Sau mấy tháng học ngắn ngủi, vốn tiếng Anh của tôi đã cải thiện đáng kể, đến nỗi chẳng riêng tôi mà những người xung quanh cũng ngạc nhiên. Tôi đã học Anh văn mười mấy năm mà chỉ có thể vận dụng một cách tự tin sau mấy tháng ngắn ngủi đi học. Tôi đã ngộ ra được nhiều điều và muốn chia sẻ với mọi người về lý do tại sao nhiều người yếu tiếng Anh, cách học tiếng Anh nhanh và hiệu quả, đặc biệt với những người đã đi làm, đã học nhiều năm nhưng không tiến bộ.

Vì sao không tiến bộ?

Môn gì chán ngấy! Có nhiều lý do làm bạn yếu tiếng Anh, trong đó quan trọng nhất là do... chán. Con người khó làm được cái gì mà họ không thích nên để có sự đam mê, bạn hãy tìm lý do tại sao bạn ghét Anh văn. Ví dụ bạn chán nản vì học hoài học mãi mà chẳng nói được gì hết. À, thì ra bạn chán vì không nói được. Vậy bạn đi học lớp kỹ năng nói trước tiên đi nhé!

Dạy dở ẹt! Cách dạy kém cũng làm bạn mất khối thời gian mà chẳng mấy tiến bộ. Người thầy dạy giỏi có khả năng làm cho học viên yêu thích môn học. Cuối một khóa học đàm thoại, toàn bộ học viên đều xóa đi cái tính nhút nhát ban đầu. Lý do là đầu khóa học, khi thầy vừa bước vào lớp, học viên chào: "Good evening!", thầy bảo đừng chào như vậy, hãy chào: "Nhút nhát là tự sát!". Hiện nay, phần lớn các lớp luyện thi trình độ A, B, C tại các trung tâm của các trường đại học, giáo viên dạy 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo một giáo trình và hầu như không có giáo trình tự soạn. Trách nhiệm của họ là bắt buộc phải dạy hết bấy nhiêu bài trong suốt khóa học bất kể chất lượng. Vào lớp thì học viên không có thời gian thảo luận nhóm, chép chi chít vào vở nhưng có mấy ai về nhà xem lại. Nhét rất nhiều, nhưng nhớ chẳng bao nhiêu.

Phương pháp học. Bạn hãy tham khảo cách học của những người giỏi tiếng Anh. Khi còn nhỏ, tôi nghĩ rằng viết nhiều lần một từ lên giấy là cách tốt nhất để nhớ từ đó và tôi sẽ học được nhiều từ. Nhưng bây giờ, tôi nhận ra nó chỉ phí thì giờ. Bạn thử lấy một cuốn tự điển và học một trang từ trong đó bằng cách như vậy. Tôi chắc là một tuần sau đó bạn sẽ quên sạch những gì mình học, trừ phi bạn là thần đồng Lê Quý Đôn.

Môi trường thực tập. Đây là điều kiện tốt nhất giúp bạn vận dụng tiếng Anh và phát triển các kỹ năng. Nhiều cử nhân ngoại ngữ vừa tốt nghiệp nhưng nói không được, viết cũng không xong vì họ học hàng lô lốc văn phạm, làm hàng đống bài tập nhưng chẳng có thực tập hằng ngày nên không có kỹ năng phản xạ, nói không lưu loát, có người loay hoay cả buổi mới viết được một cái mail tiếng Anh.

"Bí kíp": đơn giản thôi!

Chọn chỗ học, lớp học. Cụm từ "tiền nào của đó" không phải lúc nào cũng đúng mà nhiều khi ngược lại. Tốt nhất, bạn nên học các lớp ngắn hạn hay đóng tiền hằng tháng, vì nếu học không vừa ý thì dễ đổi sang lớp khác mà đỡ tiếc tiền. Cũng đừng quá chú trọng vào lớp học để thi lấy chứng chỉ hơn là lấy trình độ bởi trình độ là cái bạn cần nhất. Bạn nên học các lớp lẻ như lớp học viết, lớp học nghe nói, lớp luyện ngữ điệu, lớp luyện phát âm, lớp biên phiên dịch tương ứng với kỹ năng bạn cần hay thiếu, vì mỗi người thầy có một điểm mạnh riêng.

Một điều đáng đề cập là nhiều bạn nghĩ rằng trường nào có giáo viên người nước ngoài mới tốt. Trong khi đó, có rất nhiều cách để bạn học nói đúng mà không cần có giáo viên nước ngoài như nghe và đọc theo băng, đĩa. Còn có các website học miễn phí nữa mới tuyệt chứ! Có thể download các phần bài nghe về nhà, có thể nghe tin tức trong giờ nghỉ tại cơ quan.

Tạo môi trường thực tập. Sẽ may mắn cho những người có cơ hội tiếp xúc với nhiều người ngoại quốc nói tiếng Anh, phải đọc dịch tài liệu bằng tiếng Anh và phải giao dịch trên mail hay điện thoại với họ. Nhưng vẫn có thể tạo ra một môi trường tốt để thực tập. "Văn ôn võ luyện" mà! Bạn hãy tham gia các câu lạc bộ để thực tập nói và nghe người khác nói. Cùng bạn bè thành lập nhóm để học và thảo luận. Gửi mail tiếng Anh với các học viên khác để thực tập viết...

Học từ vựng. Nếu đây là điều bạn quan ngại nhất thì bạn bị yếu tiếng Anh thật rồi đó. Từ vựng bạn nhớ được sẽ tăng theo thời gian khi một hoặc các kỹ năng nghe, nói, viết, dịch được phát triển. Bạn đang ngồi làm việc trong công ty và muốn gửi mail cho ai đó và quên từ vựng ư? Rất nhanh chóng và dễ dàng vì có các phần mềm tự điển tra cứu còn nhanh hơn sách rất nhiều. Bạn viết được hay không là do kỹ năng, cách đặt câu và trình độ văn phạm của bạn chứ từ vựng có thể dễ kiếm hơn. Người nói giỏi là người biết vận dụng vốn từ vựng mà mình biết trong khi có người biết rất nhiều từ nhưng lại không biết đặt câu. Vận dụng càng nhiều thì vốn từ vựng càng phong phú. Để học từ vựng, bạn đừng học từ "chết" bằng cách viết nhiều lần một từ trên mặt giấy mà nên học từ trong câu. Bạn sẽ nhớ từ đó lâu hơn và còn biết cả cách sử dụng chúng nữa.

Học kỹ năng nào trước? Kỹ năng nói. Trong các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, dịch thì kỹ năng nói là dễ nhất. Khi kỹ năng nói được cải thiện thì các lỗi về văn phạm cũng được cải thiện theo. Rồi bạn sẽ nhận ra rằng chị này nói hay và giỏi thế là vì chị ta giỏi văn phạm và nói có ngữ điệu. Thế là tự nhiên bạn thích học thêm các kỹ năng khác nữa. Tại các câu lạc bộ hay các lớp học nói, học viên tranh cãi sôi nổi đến đỏ mặt và hết giờ mà vẫn không dừng. Luyện nói nhiều còn giúp cung cấp cho bạn những ý tưởng để viết bài nữa. Bạn hãy dành ít thời gian tham gia câu lạc bộ Anh ngữ cuối tuần. Thậm chí tự nghĩ ra tình huống hay tình huống tranh cãi còn dang dở trên lớp để độc thoại mọi lúc mọi nơi, kể cả trên đường phố và trong... nhà vệ sinh!

Các kỹ năng khác. Con người chẳng bao giờ tự hài lòng với kiến thức vốn có của mình ngoại trừ bạn thấy một điều gì đó vượt quá xa sức của mình. Khi bạn tự tin nói tiếng Anh rồi, tức là bạn đã vượt qua khó khăn và chán nản ban đầu, thì bạn sẽ thấy ham thích môn ngoại ngữ và học để hoàn thiện các kỹ năng khác. Và rồi sẽ thấy rằng "ngôn ngữ học" là một thứ rất bao la nhưng thú vị chứ không chán phèo như bạn tưởng. Bạn sẽ tiến bộ lúc nào không biết!

Kinh nghiệm học Ngoại Ngữ tốt!

Đây là kinh nghiệm học tiếng Anh mà chính bản thân tớ đã áp dụng được mấy tháng và thấy rất có hiệu quả. Vậy xin được chia sẻ với các bạn để chúng ta cùng học, cùng tiến bộ. Kinh nghiệm đó như sau:

1- Kiên trì học tập từng ngày, chỉ giành ra 10 phút cũng được. Buổi sáng là thời gian tốt nhất.

Căn cứ vào đặc điểm trí nhớ của con người trong điều kiện tổng thời lượng tương đồng, hiệu quả học nhiều lần trong thời gian ngắn luôn tốt hơn học một lần trong thời gian dài. Nếu cách 3 ngày học 30 phút từ mới, không bằng mỗi ngày học và củng cố trong 10 phút. Sáng sớm khi vừa ngủ dậy não chúng ta chưa bị những tin tức hỗn tạp xâm nhập, khi học không bị tác động của tin tức hỗn hợp, tương tự như vậy, trước khi ngủ mà hoc tập, do sau đó không bị tác đông của tin tức nên hiệu quả tương đối tốt.

2- Khi học đã chán nên thay đổi phương pháp và hình thức học.

Thường xuyên sử dụng một phươn pháp rất dễ khiến cho chúng ta cảm thấy đơn điệu nhàm chán và mệt mỏi, những người có nghị lực cũng không ngoại lệ. Nếu thường xuyên thay đổi phương thức học chẳng hạn như chuyển đổi từ đọc qua nghe từ viết qua hội thoai, xem băng hình... như thế sẽ khiến cho người học có cảm nhận mới mẻ, dễ dàng tiếp thu tri thức.

3- Không thoát ly ngữ cảnh.

Đối với thanh thiếu niên, trí nhớ mang tính máy móc tương đối cao, đối với người trưởng thành, trí nhớ mang tính lý giải cao. Chỉ có những vấn đề đã được hiểu mới có thể cảm thụ một cách sâu sắc, mới ghi nhớ được. Liên hệ với ngữ cảnh chính là nhấn mạnh phương pháp hiệu quả của sự ghi nhớ mang tính lý giải.

4- Cố gắng dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc, chẳng hạn như quảng cáo, câu chữ gặp ngẫu nhiên.

Dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc, có lợi cho việc mở rộng tri thức nâng cao khả năng phản ứng nhanh, khiến cho bản thân có thể nhanh chóng lấy từ câu, cú pháp từ trung khu đại não, phát hiện thấy không đủ thì lập tức bổ sung.

5- Chỉ có những cái đã được thầy giáo sửa chữa mới đáng ghi nhớ kỹ, nghĩa là cần phải ghi nhớ nhưng cái đã được khẳng định là đúng.

Học ngoại ngữ, không chỉ nắm bắt những kiến thức đúng trong giáo trình, mà còn phải thông qua giáo trình phản diện để học được cách tránh phạm lỗi. Cho nên ngoài việc học tập những kiến thức đã được thầy giáo hiệu chỉnh ra, còn phải xem thêm một số sách giảng giải về lỗi thường gặp.

6- Học ngoại ngữ, cần phải phối hợp từ nhiều phương diện:

Đọc báo, tạp chí, sác tham khảo, nghe đài, xem băng, tham dự các buổi đàm thoạt.

7- Phải mạnh dạn tập nói, không sợ sai.

Cần phải nhờ người khác sửa lỗi, không sợ xấu hổ, không nhụt chí.

9- Thường xuyên viết và học thuộc những mô hình câu thường dùng.

Học ngoại ngữ không nên \"vơ đũa cả nắm\", nên nắm những điểm cốt lõi. Nhìn từ kết cấu của ngoại ngữ, nắm được những cấu trúc câu thường dùng là rất quan trọng. Trong câu thường có từ, ngữ pháp cú pháp và tập quán.

9- Cần phải tự tin kiên định mục đích đã định, sự kiên nhẫn sẽ tạo ra nghị lực phi thường và tài năng học ngoại ngữ.

Một nhà tư tưởng Mỹ từng nói: "Tự tin là bí quyết quan trọng đầu tiên của sự thắng lợi" Nếu bạn không tin là bản thân sẽ học tốt ngoại ngữ, thì chắc chắn bạn không bao giờ học giỏi được, và tốt nhất là từ bỏ, khi bắt đầu học ngoại ngữ thì phải tin tưởng bản thân có nghị lực, tin rằng sẽ ghi nhớ được và nhất định sẽ thành công...

15 lời khuyên học tiếng anh

1. Tích cực xem truyền hình, video, nghe đài, đọc báo chí tiếng Anh hoặc nói chuyện với người bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơ hội.

2. Sử dụng tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớp học.

3. Chơi trò chơi và tập các bài hát tiếng Anh.

4. Khi nói chuyện bằng tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể được kể cả dùng điệu bộ.

5. Nên hỏi lại hoặc đề nghị ngườ nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa.

6. Đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết tiếng Anh

7. Áp dụng từ và cấu trúc mới học được trong nhiều tình huống khác nhau.

8. Đọc các bài viết khác nhau về cùng một chủ điểm. Tập nói và viết theo các chủ điểm đó.

9. Cố gắng đoán nghĩa của từ, câu bằng cách căn cứ nội dung bài đọc, bài nghe hoặc tình huống giao tiếp (không nên quá phụ thuộc vào từ điển).

10. So sánh để hiểu được sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt.

11. Tự chữa lỗi trước khi được bạn hoặc thầy chữa.

12. Học theo nhóm hoặc theo cặp là tốt nhất.

13. Học thuộc các quy tắc ngữ pháp, từ mới hay các đoạn hội thoại mẫu.

14. Nghe băng và tập viết chính tả thường xuyên.

15. Thử áp dụng các phương pháp trên trong khoảng 2 - 3 tháng, bạn sẽ biết ngay kết quả học tập của mình.

<***>Cách giao tiếp với người nước ngoài.

Câu hỏi đầu tiên: Can you speak vietnamese?

Nếu trả lời Yes thì ta tấn tới bằng .... tiếng Việt

Nếu No thì mau tấn công tới tấp bằng English.

Kỹ năng diễn đạt

Một kỹ năng hữu ích trong tiếng Anh là bạn có thể kể một câu chuyện (story) hay một giai thoại (anecdote). The year is 1066. In medieval England people are worried that the king, Harold, is not strong enough to fight off a Norman invasion.

Một kỹ năng hữu ích trong tiếng Anh là bạn có thể kể một câu chuyện (story) hay một giai thoại (anecdote). Giai thoại là những mẩu truyện ngắn về những gì xảy ra với bạn hay với người khác mà bạn biết. Bắt đầu như thế nào? Những câu chuyện cổ tích thường bắt đầu với "Ngày xửa ngày xưa" - "Once upon a time". Tuy nhiên, nếu bạn định kể câu chuyện của bạn sau khi bạn nghe người khác nói, bạn có thể nói như này: That reminds me! (Điêù đó làm tôi nhớ đến)

Funny you should say that. Did I ever tell you about... (Thật là buồn cười phải không bạn! Tôi đã bao giờ kể cho bạn về...)

Hearing your story reminds me of when... (Nghe câu chuyện của bạn gợi cho tôi nhớ đến khi ...)

Something similar happened to me.... (cũng có chuyện tương tự xảy ra với tôi) Làm thế nào để kể câu chuyện của bạnĐầu tiên, câu chuyện của bạn phải đủ ngắn. Cố gắng sử dụng ngữ pháp đơn giản, do vậy người nghe dễ theo dõi hơn. Giúp cho người nghe dễ hiểu bằng cách sử dụng từ nối và liên từ:Liên từ

Những từ này chỉ tính lôgíc liên tục của các sự kiện.First of all, I (packed my suitcase)

Secondly, I .... (made sure I had all my documents)

Previously (before that) ..... I changed some money.

Then... I (called a taxi for the airport)

Later (on)... (when we were stuck in traffic, I realised...)

But before al that... (I had double checked my reservation)

Finally... (I arrived at the wrong check-in desk at the wrong airport for a flight that didn't go until the next day)Từ nối

Sử dụng những từ nối này để diễn đạt ý kiến của bạn với người nghe. Từ nối có thể được dùng để diễn đạt lý do, kết quả, thông tin trái ngược, thêm thông tin và kết luận. I booked a flight because....

As a result, I was late...

Although I had a reservation, I hadn't checked the airport name.

I made sure I had an up-to-date passport and I also took along my driving licence.

In short, I had made a complete mess of the holiday.- Từ nối đưa ra ví dụ

For example

For instance

Namely- Từ nối thêm thông tin

And

In addition

As well as

Also

Too

Furthermore

Moreover

Apart from

In addition to

Besides - Từ nối tóm tắt

In short

In brief

In summary

To summarise

In a nutshell

To conclude

In conclusion - Từ nối đưa ra lý do

Due to / due to the fact that

Owing to / owing to the fact that

Because

Because of

Since

As - Từ nối đưa ra kết quả

Therefore

So

Consequently

This means that

As a result - Từ nối ý kiến trái ngược

But

However

Although / even though

Despite / despite the fact that

In spite of / in spite of the fact that

Nevertheless

Nonetheless

While

Whereas

Unlike

In theory... in practice...ThìChúng ta có thể sử dụng nhiều thì khác nhau để kể chuyện và giai thoại. Chuyện cười có thể dùng thì hiện tại:A man walks into a bar and orders a beer.Chúng ta cũng dùng thì hiện tại để diễn đạt kịch tính lời kể:The year is 1066. In medieval England people are worried that the king, Harold, is not strong enough to fight off a Norman invasion.Tuy nhiên chúng ta thường dùng thì quá khứ để kể câu chuyện xảy ra trong quá khứ. Nếu bạn kể câu chuyện theo thứ tự sự kiện, bạn có thể sử dụng thì quá khứ đơn:I double checked my reservation. I packed my suitcase, and then I called a taxi.Sử dụng thì Quá khứ tiếp diễn để mô tả những hành động đang xảy ra trong thời gian của câu chuyện của bạn, hoặc để mô tả hậu cảnh. The sun was shining and it was a beautiful day. We were driving along the motorway quite steadily until we suddenly saw in front of us the warning lights to slow down. We were heading towards a huge tailback.Đôi khi bạn muốn tránh kể câu chuyện của bạn theo thứ tự sự kiện. Bạn có thể sử dụng thì Quá khứ hoàn thành (đơn hay tiếp diễn) để làm cho câu chuyện của bạn thú vị hơn bằng cách kể những sự kiện xảy ra trước những sự kiện trong câu chuyện của bạn. I double checked my reservation, which I had made three days previously.I wanted to visit some friends who had been living in France for the last five years.Từ vựngCố gắng sử dụng những từ khác nhau để diễn đạt câu chuyện của bạn hay hơn. Nhớ là bạn phải "phóng đại lên" khi kể một câu chuyện, do vậy thay vì sử dụng những từ như "nice" hay "bad", thì hãy dùng những từ hay hơn như: "beautiful", "fabulous", "wonderful", "horrible", "awful" hay "terrible".Cuối cùng, hãy nhớ rằng bạn đang kể một câu chuyện - chứ không phải một bài giảng. Hãy nhìn thẳng vào người nghe, và cố gắng dẫn dắt họ tham gia vào câu chuyện. Sử dụng ngữ điệu đúng, nhìn thẳng vào mắt họ và hãy diễn tả câu truyện trên khuôn mặt bạn. Bạn có thể sẽ phải luyện tập kể một vài câu chuyện hay giai thoại trước gương trước khi "kể nó". Chúc vui vẻ!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#english