Triết 5 tín chỉ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

ĐỀ CƯƠNG

MÔN: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin

Phần I:

câu 2: những vấn đề cơ bản của triết học và sự đối lập giữa CNduy vật với duy tâm trong vấn đề cơ bản của triết học.

*vấn đế cơ bản của triết học là gì?vấn đề cơ bản của triết học là mqh giữa vất chất và ý thức, giữa tồn tại với tư duy

*vấn đề cơ bản của triết học có 2 mặt:

-mặt thứ nhất:giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào.trả lời câu hỏi trên phân triết học làm 2 trường phái cơ bản là CNduy tâm và CNduy vật

+CNduy vật khẳng định vật chất là cái có trước ý thức là cái có sau, vật chất quyết định ý thức

+CNduy tâm khẳng định ý thức tinh thần có trước sinh ra và quyết định vật chất

Trong ls CN duy tâm từng tồn tại 2 hình thức cơ bản là duy tâm khách quan và duy tâm chủ quan. Duy tâm chủ quan cho rằng ý thức con người là cái có trước có sẵn trong đầu óc con người còn sự vật hiện tượng chỉ là tổng hợp của cảm giác, duy tâm khách quan cho rằng cho rằng có 1 thực thể tinh thần khách quan nào đó có trước tồn tại độc lập với thế giới chính nó sinh ra và quyết định tất cả các quá triình của thế vật chất

-mặt thứ 2:con người có khả năng nhận thức thế giới ko?trả lời câu hỏi này lịch sư triết học có 2 trường phái là khả tri luận (có thể biết) và bất khả tri luận(k thể biết)

+ Khả tri luận kđ: con người hoàn toàn có khả năng nhận thức đc tg

+Bất khả tri luận thì kđ: con người k có khả năng nhận thức đc tg

Sự phát triển của thực tiễn ls và của tri thức khoa học nhân loại đã kđ con người hoàn toàn có khả năng nhận thức đc tg

Câu 3: định nghĩa về vật chất của lênin:

Hoàn cảnh ra đời:

Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, trong vật lý học hiện đại xuất hiện những phát minh quan trọng đem lại cho con người những hiểu biết mới, sâu sắc về cấu trúc của thế giới vật chất.

Năm 1895, Rơnghen phát hiện ra tia X

Năm 1896, Béccơren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ.

Năm 1897, Tômxơn phát hiện ra điện tử.

Năm 1901, Kaufman đã phát hiện ra rằng trong quá trình vận động, khối lượng của điện tử thay đổi khi vận tốc của nó thay đổi.

Những phát minh đó chứng minh rằng sự đồng nhất vật chất với những dạng cụ thể của vật chất, với những thuộc tính của vật chất như quan niệm duy vật trước Mác đã ko còn phù hợp nữa và trở thành căn cứ để CNduy tâm lợi dụng chống lại CNduy vật. Họ cho rằng "vật chất đã tiêu tan", và toàn bộ nền tảng của CNduy vật đã bị sụp đổ hoàn toàn. Cuộc “khủng hoảng của vật lý học” xuất hiện.

Lênin đã phân tích tình hình phức tạp ấy và chỉ rõ: Những phát minh có giá trị to lớn của vật lý học cận đại ko hề bác bỏ CNduy vật mà chỉ bác bỏ quan niệm cho rằng giới tự nhiên là có tận cùng về mặt cấu trúc, rằng nguyên tử hay khối lượng là giới hạn cuối cùng, bất biến của giới tự nhiên. Lênin đã chỉ ra rằng, ko phải "vật chất tiêu tan" mất, mà chỉ có giới hạn hiểu biết của con người về vật chất là tiêu tan. Trên cơ sở phân tích 1 cách sâu sắc cuộc “khủng hoảng của vật lý học” và phê phán những quan niệm duy tâm, siêu hình về phạm trù vật chất, Lênin đã đưa ra 1 định nghĩa hoàn chỉnh về phạm trù vật chất mà cho đến nay các khoa học hiện đại vẫn thừa nhận.

Lênin  đã đưa ra 1 định nghĩa kinh diển như sau:vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khác quan được đem lại cho con người trong cảm giác,được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại ko lệ thuộc vào cảm giác.

Khi nghiên cứu định nghĩa vật chất của lênin cần lưu ý mấy điểm sau:

-thứ 1: cần phân biệt vật chất với tư cách là 1 phạm trù triết học vs các dạng biểu hiện cụ thể của vật chất. Với tư cách là phạm trù triết học vật chất là kết quả khái quát hoá, trừu tượng hoá nhữnh thuộc tính, những mlh vốn có của các sv,ht trong tg nên nó phản ánh cái chung nhất, vô tận, vô hạn, k sinh ra và cũng k mất đj. còn những sv,ht là cái cụ thểcủa vật chất nên chúng có quá trình sinh ra, tồn tại, biến đổi, phát triển và chuyển hoá thành cái #

-thứ 2: thuộc tính quan trọng nhất của vật chất là thuộc tính khách quan, tức là tồn tại độc lập bên ngoài ko phụ thuộc vào ý thức của con người

-thứ 3: vật chất dưới các dạng cụ thể của nó khi tác động vào giác quan của con người đều gây ra cảm giác.

*ý nghĩa khoa học của định nghĩa trên:

-định nghĩa này khắc phục được những hạn chế trong quan niệm về vật chất của CN duy vật siêu hình và CN duy tâm.

-đinh nghĩa giải quyết được cả 2 mặt của triết học. nghĩa là k chỉ thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, tính thứ 2 của ý thức má còn khẳng định khả năng nhận thức của thế giới của con người

Câu 9:nguyên lý về mối lien hệ phổ biến:

*khái niệm mối lien hệ phổ biến:

-mối lien hệ là khái niệm dung để chỉ sự nương tựa, ràng buộc, quy định, tác động và chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vât hiện tượng hoặc giữa các măt của cùng 1 sự vật hiện tượng

-mối lien hệ phổ biến là khái niệm dung để chỉ các mối lien hệ tồn tại ở nhiều sự vật hiện tượng trong đố mối lien hệ phổ biến nhất là mối lien hệ tồn tại ở mọi sự vật hiện tượng, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng duy vật như mlh giữa các mặt đối lập, giữa lượng và chất……

*các tính chất của mối liên hệ:

-mlh có tính khách quan. Nghĩa là sự vật hiện tương tồn tại khách quan, dộc lập k phụ thuộc vào ý thức của con người

-mlh có tính phổ biến. nghĩa là sự vật hiện tượng tồn tại trên thế giới này đều có mlh với nhau. Ko có sự vật nào tồn tại 1 cách độc lập tách rời sự vật khác. Chỉ có sự khác nhau giữa mlh được con người phát hiện và chưa phát hiện mà thôi.

-mlh có tính đa dạng. mlh của mỗi sự vật hiện tượng trong lĩnh vực khác nhau thì có đặc điểm,vị trí và vai trò khác nhau.

*ý nghĩa:

-từ tính khách quan và tính phổ biến cho thấy trong hoạt động nhân thức và thực tiễn cần có quan điểm toàn diện.Qh toàn diện đòi hỏi chúng ta khi nhận thức sv phải xem xét sv trong mqh bchứng qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, các mặt của chinhsv và trong sự tác động qua lại giữa sv đó vs sv #

- từ tính đa dạng phức tap của mlh cho thấy trong hđ nhận thức và hđ thực tiễn khi thưch hiện quan điểm toàn diện phải kết hợp vs quan điểm ls cụ thể. quan điểm ls cụ thể đòi hỏi chúng ta khi xem xét sv,ht phải xđ đc vị trí, vai trò của từng mlh trong những kgian và tgian nhât định

Câu 17: Quan điểm của CNDVBC về mqh giữa lượng và chất

Khái niệm chất, lượng

Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, những yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng làm cho chúng là chúng mà ko phải là cái khác (thể hiện sự vật, hiện tượng đó là gì và phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác

- Mqh giữa chất và thuộc tính

+ thuộc tính là những tính chất, những đặc trưng, những yếu tố...tạo nên sv. Thuộc tính vốn có của sv chỉ đc bộc lộ thông qua sự tác động vs các sv khác.

+ Mỗi sự vật có nhiều thuộc tính, mỗi thuộc tính lại biểu hiện 1 chất của sv( đc xét trong qh xđ). do vậy, sv có vô vàn chất, chứ k phải chỉ là có 1 chất, chúng có mqh hữư cơ gắn bó vs nhau.

+ Các thuộc tính tham gia hình thành chất k giống nhau, có thuộc tính k cơ bản và thuộc tính cơ bản. Những thuộc tính cơ bản đc tổng hợp lại tạo nên chất sv, khi nào chúng thay đổi thì chất thay đổi, còn các thuộc tính k cơ bản thay đổi thì chưa dẫn đến sự thay đổi về chất của sv. Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ có ý nghĩa tương đối, đc xét trong từng mqh cụ thể.

- Chất của sv k chỉ đc quy định bởi chất của các yếu tố tạo thành mà còn bởi phương thức liên kết của các yếu tố đó, hay là kết cấu của sv. Như vậy, muốn thay đổi chất của sv có thể làm 3 cách:

+ thay đổi yếu tố ( thuộc tính) cơ bản

+ thay đổi phương thức liên kết các yếu tố đó

+ thay đổi cả yếu tố và phương thức liên kết yếu tố đó

Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng về các yếu tố biểu hiện ở số lượng các thuộc tính, tổng số các bộ phận, đại lượng; ở trình độ quy mô và nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

- Lượng cũng có tính khách quan như chất, là cái vốn có của sv, quy định sv đó là nó chứ k phải là cái khác

- Trong tự nhiên, xh có nhựng lượng có thể đo đếm đc như: số lượng, kích thước, tốc độ...Nhưng có những lượng mang giá trị trừu tượng như ý thức, tình cảm, ý chí...thì k thể đo đếm đc mà chỉ có thể nhận thức đc = con đường trừu tượng hoá khái quát hoá.

- Tuy nhiên sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ có ý nghĩ tương đối đc xét trong từng mqh cụ thể

Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ có ý nghĩa tương đối. Tuỳ theo từng mqh mà xác định đâu là lượng và đâu là chất; có cái là lượng ở trong mqh này, lại có thể là chất ở trong mqh khác.

Mỗi sự vật, hiện tượng là 1 thể thống nhất giữa 2 mặt chất và lượng. 2 mặt này tác động biện chứng lẫn nhau theo cơ chế khi sự vật, hiện tượng đang tồn tại, chất và lượng thống nhất với nhau ở 1 độ nhất định. Độ dùng để chỉ sự thống nhất giữa chất với lượng; là khoảng giới hạn, mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất; sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó, chưa chuyển hoá. Cũng trong phạm vi độ này, chất và lượng tác động lẫn nhau đã làm cho sự vật, hiện tượng dần biến đổi bắt đầu từ lượng (hoặc tăng hoặc giảm); nhưng chỉ khi lượng thay đổi đến giới hạn nhất định (đến độ) mới dẫn đến sự thay đổi về chất. Như vậy, sự thay đổi về lượng tạo ĐK cho chất đổi và kết quả của sự thay đổi đó là sự vật, hiện tượng cũ mất đi; sự vật, hiện tượng mới ra đời.

- Trong khoảng giới hạn của độ, 2mặt lượng và chất tác động lẫn nhau làm cho sv thay đổi. Sự thay đổi về lượng đén 1thời điểm nhất định thì tạo ra sự thay đổi về chấtgọi là điêm nút

-Bước nhảy dùng để chỉ giai đoạn chuyển hoá cơ bản về chất của sự vật, hiện tượng do những thay đổi về lượng trước đó gây nên; là bước ngoặt cơ bản trong sự biến đổi về lượng. Bước nhảy kết thúc 1 giai đoạn biến đổi về lượng; là sự gián đoạn trong quá trình vận động liên tục của sự vật, hiện tượng. Trong sự vật, hiện tượng mới, lượng lại biến đổi, đến điểm nút mới, lại xẩy ra bước nhảy mới. Cứ như thế, sự vận động của sự vật, hiện tượng diễn ra, lúc thì biến đổi tuần tự về lượng, lúc thì nhảy vọt về chất, tạo ra 1 đường nút vô tận, làm cho sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ.

- Mặt khác, khi chất mới đã ra đời, nó có tác động trở lại đối vs lượng của sv, nó có thể làm thay đổi quy mô, kết cấu, trình độ nhịp điệu vận động của sv

Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất biện chứng giữa chất với lượng. Sự thay đổi dần về lượng tới điểm nút chuyển thành những thay đổi về chất thông qua bước nhảy. Chất mới ra đời sẽ tác động đến sự thay đổi của lượng mớiQuá trình đó diễn ra liên tục tạo thành cách thức phổ biến của các quá trình vận động, phát triẻn của tự nhiên, xh và tư duy

d. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật

- Vì chất và lượng tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ quy định lẫn nhau nên trong nhận thức và hđ thực tiễn ta phải chú ý cả 2mặt chất và lượng, tạo nên sự nhận thức toàn diện về sv

- Vì sự thay đổi về lượng của sv trong đk nhất định sẽ chuyển hóa thành những sự thay đổi về chất và ngc lai, nên chúng ta cần chú ý từng bươc tích luỹ về luêọng để tạo ra sự biến đổi về chất, đồng thời phát huy tac động của chất mới để làm thay đổi lượng mới

- Quy luật là cơ sở khoa học để ta khắc phục 2 tư tưởng sai lầm:

+ Tư tưởng nóng vội, chủ quan duy ý chí muốn tạo nhanh sự biến đổi về chất mà chưa có sự tích luỹ đủ về lượng

+ Tư tưởng bảo thủ trì trệ, ngại đổi mới, coi sự phát triển chỉ là sự tăng lên đơn thuần về lượng mà k chủ động tạo ra sự biến đổi về chất khi có đk

- Trong hđ thực tiễn cần vận dụng linh hoạt các bước nhảy và sử dụng kết hợp các bước nhảy để cải tạo biến đổi sv

Câu 25: Nội dung quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX

a. Khái niệm LLSX, QHSX

- LLSX là nền tảng vật chất-kỹ thuật của hình thái KT-XH; là mqh giữa con người với giới tự nhiên trong quá trình SX vật chất, thể hiện năng lực thực tế chinh phục giới tự nhiên = sức mạnh của con người trong quá trình đó. Sự phát triển của LLSX quy định sự hình thành, tồn tại và chuyển hoá giữa các hình thái KT-XH, từ hình thái thấp, ít tiến bộ lên hình thái cao, tiến bộ hơn.

Các yếu tố của LLSX

1) Tư liệu SX, gồm công cụ LĐ, đối tượng LĐ và phương tiện LĐ; trong đó

a) công cụ LĐ (là những vật thể hay phức hợp vật thể nối con người với đối tượng LĐ; truyền tác động từ con người đến đối tượng LĐ), “là sức mạnh của tri thức đã được vật thể hoá”, có tác dụng "nối dài bàn tay" và “nhân sức mạnh trí tuệ” của con người. C.Mác coi công cụ LĐ là bộ phận quan trọng, động nhất trong qh giữa con người với tự nhiên. Trong mọi thời đại, việc chế tạo ra, cải tiến và hoàn thiện công cụ LĐ đã gây ra những biến đổi sâu sắc trong tư liệu SX. Tư liệu SX được mở rộng thì đối tượng LĐ càng được đa dạng hoá; xuất hiện ngành nghề mới dẫn đến sự phân công LĐ ngày càng cao. Trình độ phát triển của công cụ LĐ là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người, sự phát triển của SX; là tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa các nấc thang KT của XHloài người

b) Đối tượng LĐ là bộ phận của giới tự nhiên được đưa vào SX, chịu sự tác động của con người. Những sản phẩm có sẵn như đất đai, sông ngòi, biển, khoáng sản, lâm sản, hải sản v.v và = LĐ sáng tạo của mình, con người còn tạo ra những đối tượng LĐ mới; những sản phẩm ko có sẵn trong tự nhiên như sợi tổng hợp, hoá chất, hợp kim, các nguyên, nhiên, vật liệu và cây con mới v.v

c) Phương tiện LĐ gồm đường xá, cầu cống, kho tàng, bến bãi, phương tiện vận chuyển và thông tin liên lạc v.v

2) Người LĐ là những người có thể lực, kỹ năng, kinh nghiệm LĐ và biết sử dụng tư liệu SX để tạo ra của cải vật chất. Người LĐ ko chỉ phát triển về thể lực, mà còn phát triển cả về trí lực, nhạy bén và tính sáng tạo trong LĐ. Trí tuệ cao, trình độ chuyên môn giỏi, đạo đức nghề nghiệp trong sáng là những yếu tố quan trọng của người LĐ. LĐ ngày càng có trí tuệ và là LĐ trí tuệ. Đạo đức nghề nghiệp là tính chất quan trọng của người LĐ, là nền tảng định hướng giá trị trong từng hành động cụ thể của người LĐ đối với mình và XH; là 1 trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của SX nói riêng, XHnói chung. Những tính chất trên của người LĐ có được, 1 mặt nhờ năng khiếu, mặt khác do chính sách đào tạo, bồi dưỡng và định hướng nghề nghiệp

3) Khoa học được coi là 1 trong những yếu tố thành phần của LLSX. Hiện nay, khái niệm khoa học còn được mở rộng sang lĩnh vực công nghệ. Khoa học-công nghệ đang trở thành "LLSX trực tiếp", trở thành "LLSX độc lập" là đặc điểm thời đại của SX vật chất hiện nay.

Trình độ phát triển của LLSX là trình độ của công cụ LĐ; trình độ tổ chức và phân công LĐ XH; trình độ ứng dụng các thành tựu khoa học vào SX; kinh nghiệm, kỹ năng LĐ thể hiện qua khả năng chinh phục tự nhiên của con người.

- QHSX thể hiện mqh giữa người với người trong quá trình SX (SX và tái SX XH); là qh cơ bản, quy định mọi qh XHkhác; phù hợp với trình độ phát triển của LLSX, tạo thành CSHT của XHvà là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt chế độ XH. Trong quy luật này, QHSX mang tính thứ 2, do LLSX quy định.

Các yếu tố của QHSX

1) Qh sở hữu đối với tư liệu SX- là qh sở hữu giữa “những nhóm người”; quy định địa vị của từng nhóm người trong SX XH. Địa vị đó lại quy định cách thức tổ chức, phân công và quản lý SX; quy định phương thức phân phối sản phẩm LĐ cho các nhóm người theo địa vị của họ đối với SX XHvà cuối cùng, địa vị đó của mỗi nhóm người tạo cơ sở để nhóm người này chiếm đoạt sức LĐ của nhóm người khác. Như vậy, qh sở hữu đối với tư liệu SX giữ vai trò là qh xuất phát, cơ bản, quy định các qh khác. Trong ls loài người từ nguyên thủy đến nay đã có 2 hình thức sở hữu tư liệu SX cơ bản là sở hữu tư nhân và sở hữu XH. Trong đó, có 3 hình thức sở hữu tư liệu SX tư nhân cơ bản, tương ứng với 3 hình thức người bóc lột người là sở hữu chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản và 2 hình thức cơ bản sở hữu tư liệu SX XHlà sở hữu nguyên thuỷ (bộ tộc, bộ lạc) và sở hữu cộng sản

2) Qh trong tổ chức, quản lý và phân công LĐ có khả năng quy định quy mô, tốc độ, hiệu quả và xu hướng của SX vật chất cụ thể. Qh trong tổ chức, quản lý và phân công LĐ luôn có xu hướng thích ứng với kiểu qh sở hữu thống trị của mỗi nền SX vật chất cụ thể. Do vậy, việc sử dụng qh này, hoặc tạo ĐK hoặc làm biến dạng qh sở hữu tư liệu SX, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển KT-XH. Mỗi hình thức QHSX có 1 kiểu tổ chức, quản lý SX và phân công LĐ riêng. Qh sở hữu tư liệu SX quy định kiểu tổ chức, phân công và quản lý LĐ

3) Qh trong phân phối sản phẩm LĐ là khâu cuối cùng của quá trình SX vật chất. Tính chất và hình thức phân phối, mức độ thu nhập của các GCvà của các tầng lớp XHđều phụ thuộc vào qh sở hữu tư liệu SX và qh tổ chức, quản lý và phân công LĐ. Mặc dù bị phụ thuộc nhưng do có khả năng kích thích trực tiếp đến lợi ích của người LĐ, nên qh trong phân phối sản phẩm LĐ là “chất xúc tác” của SX vật chất. Qh này có thể thúc đẩy tốc độ và nhịp điệu của SX vật chất, làm toàn bộ đời sống KT XHnăng động, hoặc kìm hãm SX vật chất, kìm hãm sự phát triển của XH.

  Mqh  biện chứng giữa LLSX với QHSX

Như trên đã phân tích, trong quá trình SX, con người đồng thời chịu sự quy định của 2 mqh là qh với tự nhiên và qh giữa người với người. 2 mqh này tác động qua lại lẫn nhau tạo nên quy luật cơ bản của sự vận động, phát triển của XH. Quy luật về sự phù hợp giữa QHSX với trình độ phát triển của LLSX chỉ rõ sự phụ thuộc của QHSX vào trình độ phát triển của LLSX và QHSX tác động ngược trở lại LLSX.

- LLSX quy định QHSX và QHSX tác động trở lại LLSX.

1) LLSX quy định QHSX. LLSX là yếu tố động và CM, là nội dung vật chất; QHSX là yếu tố tương đối ổn định, là hình thức KT của phương thức SX. Nội dung (LLSX) là cái quy định, thay đổi trước; hình thức (QHSX) phụ thuộc vào nội dung, thay đổi sau

2) QHSX tồn tại độc lập tương đối và tác động trở lại LLSX thể hiện ở QHSX phụ thuộc vào thực trạng phát triển thực tế của LLSX trong mỗi giai đoạn ls nhất định, nhưng luôn có tác động trở lại LLSX theo hướng tích cực (phù hợp) và hướng tiêu cực (ko phù hợp). Khi phù hợp với sự phát triển của LLSX, QHSX sẽ tạo địa bàn, mở đường và trở thành động lực cơ bản thúc đẩy và khi ko phù hợp, QHSX sẽ trở thành xiềng xích trói buộc, kìm hãm sự phát triển LLSX. QHSX tồn tại độc lập tương đối và tác động trở lại LLSX còn thể hiện ở QHSX quy định mục đích SX; tác động lên thái độ người LĐ; lên tổ chức, phân công LĐ XH; lên khuynh hướng phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ để từ đó hình thành hệ thống yếu tố hoặc thúc đẩy, hoặc kìm hãm sự phát triển của LLSX. Thực tiễn cho thấy, LLSX chỉ có thể phát triển khi có QHSX hợp lý, đồng bộ với nó

 Mqh giữa QHSX với trình độ phát triển của LLSX 3o hàm sự chuyển hóa thành các mặt đối lập và phát sinh mâu thuẫn.

Khi phương thức SX mới ra đời, QHSX phát triển kịp và thúc đẩy sự phát triển của LLSX thì được gọi là sự phù hợp giữa QHSX với trình độ phát triển của LLSX. Sự phù hợp đó thể hiện ở chỗ, cả 3 yếu tố của QHSX tạo “địa bàn đầy đủ” cho LLSX phát triển; nghĩa là QHSX tạo ĐK sử dụng và kết hợp tối ưu người LĐ với tư liệu SX, nhờ đó LLSX có cơ sở để phát triển hết khả năng của mình.

Nhưng trong quá trình LĐ, con người luôn tìm cách cải tiến, hoàn thiện và chế tạo ra những công cụ LĐ mới, đỡ chi phí mà năng suất, hiệu quả LĐ cao hơn. Cùng với điều đó, kinh nghiệm SX, thói quen LĐ, tri thức khoa học cũng tiến bộ hơn và phát triển hơn. Trong quá trình này, QHSX thường phát triển chậm hơn nên sự phù hợp giữa QHSX với trình độ phát triển của LLSX ko phải là vĩnh viễn mà khi tới giai đoạn, nơi LLSX phát triển lên trình độ mới, thì tình trạng phù hợp trên sẽ bị phá vỡ; xuất hiện mâu thuẫn giữa QHSX với trình độ phát triển của LLSX. Mâu thuẫn trên tồn tại đến 1 lúc nào đó thì QHSX sẽ "trở thành xiềng xích của LLSX", níu kéo sự phát triển của LLSX, người ta gọi là sự ko phù hợp (hay mâu thuẫn) giữa QHSX với trình độ phát triển của LLSX. Nguyên nhân của phù hợp hay ko phù hợp giữa QHSX với trình độ phát triển của LLSX là do tính năng động của LLSX mâu thuẫn với tính ổn định tương đối của QHSX.

Phù hợp, ko phù hợp có tính biện chứng, nghĩa là trong sự phù hợp đã có những biểu hiện ko phù hợp và trong ko phù hợp đã chứa đựng những ĐK, yếu tố để chuyển thành phù hợp. “Tới 1 giai đoạn phát triển nào đó của chúng, LLSX mâu thuẫn với QHSX hiện có (...) trong đó từ trước đến nay LLSX vẫn phát triển. Từ chỗ là hình thức phát triển của LLSX, qh ấy trở thành những xiềng xích của LLSX. Khi đó bắt đầu thời đại 1 cuộc CM”[1]. CM XH, do vậy có mục đích cơ bản là giải quyết mâu thuẫn giữa QHSX với trình độ phát triển của LLSX = cách xoá bỏ QHSX cũ và thay vào đó 1 QHSX mới, phù hợp với trình độ phát triển mới của LLSX; mở đường cho LLSX đó phát triển tiếp theo. Cứ như thế, sự phát triển biện chứng của phương thức SX tuân theo chuỗi xích phù hợp, ko phù hợp. Việc xoá bỏ QHSX cũ, thay thế = QHSX mới đồng nghĩa với sự xoá bỏ phương thức SX cũ, tạo ĐK cho sự ra đời của phương thức SX mới cao hơn, tiến bộ hơn.

Sự tác động trở lại của QHSX đối với LLSX 3o giờ cũng thông qua các quy luật KT XH, đặc biệt là các quy luật KT cơ bản.

Câu 29: HT KT_XH là gì? Tại sao nói sự phát triển của HT KT_XH là quá trình ls tự nhiên?

- Định nghĩa.hình thái KT-XHlà phạm trù của CNduy vật biện chứng về XHdùng để chỉ XHở từng giai đoạn ls nhất định, với 1 kiểu QHSX đặc trưng cho XHđó, phù hợp với 1 trình độ nhất định của LLSX và với 1 KTTT tương ứng được xây dựng trên những QHSX ấy.

- Cấu trúc của hình thái KT-XHlà hệ thống hoàn chỉnh, phức tạp, trong đó lĩnh vực KT gồm các mặt cơ bản là LLSX, QHSX, KTTT; ngoài ra, hình thái KT-XHcòn 3o gồm các lĩnh vực chính trị, lĩnh vực tư tưởng và lĩnh vực XH. Mỗi lĩnh vực của hình thái KT-XHvừa tồn tại độc lập với nhau, vừa tác động qua lại, thống nhất với nhau; chúng gắn bó với QHSX và cùng biến đổi với sự biến đổi của QHSX.

2. Quá trình ls-tự nhiên của sự phát triển các hình thái KT-XH

- Các mặt của hình thái KT-XHtác động qua lại với nhau tạo nên các quy luật vận động, phát triển khách quan của XH. Chính sự tác động của các quy luật khách quan đó mà “sự phát triển của các hình thái KT-XHlà 1 quá trình ls-tự nhiên”. Ls XHdo con người làm ra; con người tạo ra các qh XHcủa mình và đó là XH. Nhưng sự vận động của XHlại tuân theo quy luật khách quan, ko phụ thuộc vào ý muốn của con người mà nguồn gốc sâu xa của sự thay thế nhau giữa các hình thái KT-XHnằm ở sự phát triển của LLSX, gây nên sự thay đổi của QHSX. Đến lượt mình, sự thay đổi của QHSX (với tư cách là CSHT) sẽ làm cho KTTT thay đổi và do vậy, hình thái KT-XHnày được thay thế = hình thái KT-XHkhác cao hơn, tiến bộ hơn. Sự thay thế nhau như vậy giữa các hình thái KT-XHlà con đường phát triển chung của nhân loại.

- Tuy nhiên, con đường phát triển của mỗi dân tộc còn bị chi phối bởi các yếu tố khác như ĐK tự nhiên, truyền thống văn hoá, chính trị, quốc tế cụ thể v.v ko giống nhau tạo nên sự đa dạng trong sự phát triển chung của nhân loại. Có những dân tộc tuần tự trải qua, có những dân tộc bỏ qua 1 hay vài hình thái KT-XHnào đó. Sự biến đổi đó của hình thái KT-XHko chịu sự tác động của con người mà tuân theo các quy luật XHkhách quan trên; suy ra sự biến đổi này là quá trình ls-tự nhiên theo con đường tuần tự hoặc bỏ qua 1 hay vài hình thái KT-XHnào đó

Phần II:

Câu 6: Những vấn đề làm rõ bản chất của tiền tệ

+Nguồn gốc và bản chất của tiền thể hiện ở quá trình phát triển của hình thái giá trị trao đổi, hay nói cách khác, các hình thái biểu hiện của giá trị.

Có bốn hình thái biểu hiện của giá trị:

- Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị

+Hình thái này xuất hiện khi XHnguyên thuỷ tan rã, và "chỉ thường gặp ở những mầm mống đầu tiên của trao đổi, SX và trao đổi HH còn ở trình độ thấp đến mức 1 loại sản phẩm dư thừa chỉ có thể tìm thấy đc 1 loại sản phẩm dư thừa khác

Ví dụ, 1m vải = 10 kg thóc.

 Ở đây, giá trị của vải được biểu hiện ở thóc. Còn thóc là cái được dùng làm phương tiện để biểu hiện giá trị của vải. Với thuộc tính tự nhiên của mình, thóc trở thành hình thái giá trị của vải. Sở dĩ vậy, vì bản thân thóc cũng có giá trị. Hàng hoá (vải) mà giá trị của nó được biểu hiện ở 1 hàng hoá khác (thóc) thì gọi là hình thái giá trị tương đối. Còn hàng hoá (thóc) mà giá trị sử dụng của nó biểu hiện giá trị của hàng hoá khác (vải) gọi là hình thái vật ngang giá.

Hình thái vật ngang giá có 3 đặc điểm: giá trị sử dụng của nó trở thành hình thức biểu hiện giá trị; LĐ cụ thể trở thành hình thức biểu hiện LĐ trừu tượng; LĐ tư nhân trở thành hình thức biểu hiện LĐ XH. Hình thái giá trị tương đối và hình thái vật ngang giá là 2 mặt liên quan với nhau, ko tách rời nhau, đồng thời là 2 cực đối lập của 1 phương trình giá trị. Trong hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên thì tỷ lệ  trao đổi chưa thể cố định.

- Hình thái đầy đủ hay mở rộng của giá trị: xuất hiện khi lực lượng SX phát triển hơn, sau phân công LĐ XHlần thứ nhất, chăn nuôi tách khỏi trồng trọt, trao đổi trở nên thường xuyên hơn, 1 hàng hoá này có thể qh với nhiều hàng hoá khác. Tương ứng với giai đoạn này là hình thái đầy đủ hay mở rộng

          Ví dụ,         1m vải         = 10 kg thóc         hoặc

                                                       = 2 con gà               hoặc

                                                       = 0,1 chỉ  vàng        hoặc 

                                                       = v.v

          Đây là sự mở rộng hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên. Ở vị dụ trên, giá trị của 1 HH (1m vải) được biểu hiện ở , giá trị sử dụng của nhiều HH khác (10 kg thóc hoặc 2 con gà hoặc 0,1 chỉ vàng hoặc v.v).. Như vậy, hình thái vật ngang giá đó được mở rộng ra ở nhiều hàng hoá khác nhau. Tuy nhiên, vẫn là trao đổi trực tiếp, tỷ lệ trao đổi chưa cố định.

 - Hình thái chung của giá trị. Với sự phát triển cao hơn nữa của lực lượng SX và phân công LĐ XH, hàng hoá được đưa ra trao đổi thường xuyên, đa dạng và nhiều hơn. Nhu cầu trao đổi do đó trở nên phức tạp hơn, người có vải muốn đổi thóc, nhưng người có thóc lại ko cần vải mà lại cần thứ khác. Vì thế, việc trao đổi trực tiếp ko còn thích hợp và gây trở ngại cho trao đổi; người ta phải đi con đường vàng, mang hàng hoá của mình đổi lấy thứ hàng hoá mà nó được nhiều người ưa chuộng, rồi đem đổi lấy thứ hàng hoá mà mình cần. Khi vật trung gian trong trao đổi được cố định lại ở thứ hàng hoá được nhiều người ưa chuộng, thì hình thái chung của giá trị xuất hiện

1 m vải

                                        Ví dụ,        10 kg thóc

                                        hoặc 2 con gà

                                        hoặc 0,1 chỉ vàng

                                      v.v.

          Ở đây, tất cả các hàng hoá đều biểu hiện giá trị của mình ở cùng 1 thứ hàng hoá đóng vai trò là vật ngang giá chung. Tuy nhiên, vật ngang giá chung chưa ổn định ở mọi thứ hàng hoá nào. Các địa phương khác nhau thì hàng hoá dùng làm vật ngang giá chung cũng khác nhau.

          - Hình thái tiền tệ. Khi lực lượng SX và phân công LĐ XHphát triển hơn nữa, SX hàng hoá và thị trường ngày càng mở rộng, tình trạng có nhiều vật ngang giá chung làm cho trao đổi giữa các địa phương vấp phải khó khăn, đòi hỏi khách quan phải hình thành vật ngang giá chung thống nhất. Khi vật ngang giá chung được cố định lại ở 1 vật độc tôn và phổ biển thì xuất hiện hình thái tiền tệ của giá trị

          Ví dụ,

= 0,1 chỉ vàng = vật ngang giá              chung (vàng trở thành tiền tệ)

                                 10 kg thóc

                                 1 m vải

                                2 con gà

                                 v.v

          Lúc đầu có nhiều kim loại đóng vai trò tiền tệ, nhưng về sau được cố định lại ở kim loại quý là vàng, bạc, và cuối cùng là vàng. Sở dĩ vàng đóng vai trò tiền tệ là do những ưu điểm của nó như thuần nhất về chất, dễ chia nhỏ, ko hư hỏng, với 1 lượng và thể tích nhỏ nhưng chứa đựng lượng giá trị lớn. Tiền tệ xuất hiện là kết quả phát triển lâu dài của SX và trao đổi hàng hoá, khi tiền tệ ra đời thì thế giới hàng hoá được phân thành 2 cực, 1 bên là các hàng hoá thông thường; 1 bên là hàng hoá (vàng) đóng vai trò tiền tệ. Đến đây giá trị các hàng hoá đó có 1 phương tiện biểu hiện thống nhất. Tỷ lệ trao đổi được cố định.

          Như vậy, bản chất của tiền tệ là tiền tệ là 1 HH đặc biệt, giữ vai trò XH đặc biệt, là vật ngang giá chung, thống nhất cho mọi HH.

Câu 15: Những vấn đề làm rõ bản chất của giá trị thặng dư. Trong ĐK CNTB ngày nay SX giá trị thặng dư có những đặc điểm mới nào?

*Những vấn đề làm rõ bản chất của giá trị thặng dư:

Giả sử để chế tạo ra 1 kg sợi, nhà tư bản phải bỏ ra 28.000 đơn vị tiền tệ 3o gồm 20.000 đơn vị tiền tệ mua 1 kg bông, 3.000 đơn vị cho hao phí máy móc và 5.000 đơn vị mua sức LĐ của công nhân điều khiển máy móc trong 1 ngày (10 giờ). Giả định việc mua này là đúng giá trị. Đồng thời giả định, mỗi giờ LĐ, người công nhân tạo ra 1.000 đơn vị giá trị mới kết tinh vào trong sản phẩm.

Vậy = LĐ cụ thể, người công nhân đã chuyển giá trị của bông và hao mòn máy móc vào trong sợi và = LĐ trừu tượng của mình, mỗi giờ công nhân lại tạo thêm 1 lượng giá trị mới là 1.000 đơn vị. 

Nếu chỉ trong vòng 5 giờ, công nhân đã kéo xong 1kg sợi thì giá trị 1kg sợi là:

- Giá trị của 1 kg bông = 20.000 đơn vị

- Hao mòn máy móc = 3.000 đơn vị

- Giá trị mới tạo ra (trong 5 giờ LĐ, phần này 

vừa đủ bù đắp giá trị sức LĐ) = 5.000 đơn vị

Vậy tổng cộng giá trị của 1 kg sợi là 28.000 đơn vị.

Tuy nhiên, do nhà tư bản đã thuê người công nhân trong 10 giờ nên trong 5 giờ LĐ tiếp theo, nhà tư bản ko phải bỏ ra 5.000 đơn vị mua sức LĐ nữa mà chỉ cần bỏ ra 20.000 đơn vị tiền tệ để mua thêm 1kg bông, 3.000 đơn vị cho hao mòn máy móc, tức là với 23.000 đơn vị tiền tệ, nhà tư bản có thêm được 1kg sợi.

Như vậy. trong 1 ngày LĐ, nhà tư bản bỏ ra 51.000 đơn vị tiền tệ để thu được 2 kg sợi. Trong khi đó, giá trị của 2 kg sợi là: 28.000 . 2 = 56.000 đơn vị tiền tệ. Do đó, nhà tư bản thu được 1 phần giá trị dôi ra, tức là giá trị thặng dư, = 5.000 đơn vị tiền tệ.

   Từ ví dụ trên, ta thấy giá trị thặng dư chính là phần giá trị mới do LĐ của công nhân tạo ra ngoài sức LĐ, là kết quả LĐ ko công của công nhân cho nhà tư bản. Chú ý rằng, phần LĐ ko công đó trở thành giá trị thặng dư vì nó thuộc sở hữu của nhà tư bản chứ ko phải là của người LĐ. Sở dĩ nhà tư bản chi phối được số LĐ ko công ấy là vì nhà tư bản là người sở hữu tư liệu SX.

*Trong ĐK CNTB ngày nay SX giá trị thặng dư có những đặc điểm mới:

-kỹ thuật công ngệ hiện đại,ngày càng đc cải tiến,.. giá trị thặng dư tạo ra chủ yếu nhờ tăng năng suất LĐ

-cơ cấu LĐ có những biến đổi,chuyển dần từ LĐ chân tay sang LĐ trí tuệ, LĐ quản lý trở thành những hình thức LĐ có vai trò lớn; khu vực dịch vụ, các HH phi vật thể, vô hình chiếm tỷ trọng lớn trong nền KT, trong đó LĐ trí tuệ có vai trò quyết định trong việc SX giá trị thặng dư.

- trong các nc tư bản chủ ngĩa phát triển SX giá trị  thặng dư đc mở rộng trên phạm vi quốc tế.

Câu 17: Những vấn đề làm rõ thực chất của tích luỹ tư bản. Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy. Những kết luận rút ra từ nghiên cứu tích luỹ của tư bản.

*.Thực chất của tích lũy tư bản:

- ví dụ minh học quá trình tái SX mở rộng tư bản cá biệt:

 +năm thứ nhất quy mô SX là 800c + 200v + 200m =1200

Giả định 200m ko bị nhà tư bản tiêu dùng tất cả cho cá nhân, mà được phân thành 100m dùng để tích luỹ và 100 m dành cho tiêu dùng cá nhân của nhà tư bản. Phần 100 m dùng để tích luỹ được phân thành 80c + 20v.

+ khi đó quy mô SX của năm sau sẽ là 880c + 220v + 220m=1320 (nếu m vẫn như cũ).

 Như vậy, vào năm thứ 2, quy mô tư bản bất biến và tư bản khả biến đều tăng lên, giá trị thặng dư và giá trị HH sx ra cũng tăng lên tương ứng. Đó là nhờ chuyển hóa 1 phần giá trị thặng dư thành tư bản.

- Tái SX là tất yếu khách quan của xẫ hội loài người. Tái SX có 2 hình thức chủ yếu là tái SX giản đơn (trong SX nhỏ) và tái SX mở rộng (trong SX lớn). Muốn tái SX mở rộng, nhà tư bản phải sử dụng 1 phần giá trị thặng dư để tăng thêm tư bản ứng trước.

Việc sử dụng giá trị thặng dư hay sự chuyển hoá 1 phần giá trị thặng dư trở lại thành tư bản gọi là tích luỹ tư bản. Nói cách khác, thực chất của tích lũy tư bản là sự chuyển hóa 1 phần giá trị thặng dư trở lại thành tư bản, hay còn gọi là quá trình tư bản hóa giá trị thặng dư. Như vậy, nguồn gốc của tích luỹ tư bản là giá trị thặng dư- là LĐ của công nhân bị nhà tư bản chiếm đoạt. Nói cách khác, toàn bộ của cải của GCtư sản đều do LĐ của GCCN tạo ra.

- Nghiên cứu tích luỹ và tái SX mở rộng tư bản CNcho phép rút ra những kết luận vạch rõ hơn bản chất bóc lột của qh SX TBCN: 

+ 1 là, nguồn gốc duy nhất của tư bản tích luỹ là giá trị thặng dư và tư bản tích luỹ chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong toàn bộ tư bản. C.Mác nói rằng, tư bản ứng trước chỉ là 1 giọt nc trong dòng sông của tích luỹ mà thôi. Trong quá trình tái SX, lãi (m) cứ đập vào vốn, vốn càng lớn thì lãi càng lớn, do đó LĐ của công nhân trong quá khứ lại trở thành phương tiện để bóc lột chính người công nhân.

+ 2 là, quá trình tích luỹ đã làm cho quyền sở hữu trong nền KT hàng hoá biến thành quyền chiếm đoạt TBCN. Trong SX hàng hoá giản đơn, sự trao đổi giữa những người SX hàng hoá theo nguyên tắc ngang giá về cơ bản ko dẫn tới người này chiếm đoạt LĐ ko công của người kia. Trái lại, nền SX tư bản CNdẫn đến kết quả là nhà tư bản chẳng những chiếm đoạt 1 phần LĐ của công nhân, mà còn là người sở hữu hợp pháp LĐ ko công đó. Nhưng điều đó ko vi phạm quy luật giá trị. 

+ Động cơ thúc đẩy tích luỹ và tái SX mở rộng là quy luật KT tuyệt đối của CNTB - quy luật giá trị thặng dư, quy luật này chỉ rõ mục đích SX của nhà tư bản là giá trị và sự tăng thêm giá trị. Để thực hiện mục đích đó, các nhà tư bản ko ngừng tích luỹ để mở rộng SX, xem đó là phương tiện căn bản để tăng cường bóc lột công nhân làm thuê. là phương tiện căn bản để tăng cường bóc lột công nhân làm thuê. 

* Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy của tư bản

+ Trình độ bóc lột giá trị thặng dư (m’). Thông thường, muốn tăng khối lượng giá trị thặng dư, nhà tư bản phải tăng thêm máy móc, thiết bị và công nhân. Nhưng nhà tư bản có thể ko tăng thêm mà bắt số công nhân hiện có cung cấp thêm LĐ = cách tăng cường t/gian và cường độ LĐ; đồng thời, tận dụng triệt để công suất của máy móc hiện có, chỉ tăng thêm nguyên liệu tương ứng.

+ Năng suất LĐ. Năng suất LĐ XHtăng lên thì giá cả tư liệu SX và tư liệu tiêu dùng giảm. Sự giảm này đem lại 2 hệ quả cho tích luỹ 1 là, với khối lượng giá trị thặng dư nhất định, phần dành cho tích luỹ có thể lấn sang phần tiêu dùng, trong khi sự tiêu dùng của nhà tư bản ko giảm mà vẫn có thể = hoặc cao hơn trước; 2 là, 1 lượng giá trị thặng dư nhất định dành cho tích luỹ cũng có thể chuyển hoá thành 1 khối lượng tư liệu SX và sức LĐ phụ thêm nhiều hơn trước. Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ đó tạo ra nhiều yếu tố phụ thờm cho tớch luỹ nhờ việc sử dụng vật liệu mới và tạo ra cụng cụ mới của vật liệu hiện có như những phế thải trong tiêu dùng SX và tiêu dùng cá nhân- những vật vốn ko có giá trị. Cuối cùng, năng suất LĐ sẽ tăng làm cho giá trị của tư bản cũ tái hiện dưới hình thức hữu dụng mới càng nhanh.

c) Chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng. Tư bản sử dụng là khối lượng giá trị những tư liệu LĐ mà toàn bộ quy mô hiện vật của chúng đều hoạt động trong quá trình SX sản phẩm; còn tư bản tiêu dùng là phần giá trị những tư liệu LĐ ấy được chuyển vào sản phẩm theo từng chu kỳ SX dưới dạng khấu hao. Do đó, có sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng và sự chênh lệch này là thước đo sự tiến bộ của lực lượng SX. Khi trừ đi tổn phí hàng ngày trong việc sử dụng máy móc và công cụ LĐ- giá trị hao mòn được chuyển vào sản phẩm- nhà tư bản tiếp tục sử dụng máy móc và công cụ LĐ đó mà ko đòi hỏi 1 chi phí khác.

Kỹ thuật càng hiện đại, sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng càng lớn thì sự phục vụ ko công của tư liệu LĐ ngày càng lớn. Xem bảng minh họa sau

Thế hệ máy

Giá trị máy (triệu USD)

Năng lực SX sản phẩm (triệu chiếc)

Khấu hao trong 1 sản phẩm (USD)

Chênh lệch tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng (USD)

Khả năng tích luỹ so với thế hệ máy 1

I

10

1

10

9.999.990

II

14

2

7

13.999.993

2tr SP x (10 – 7) = 6tr USD

III

18

3

6

17.999.994

3tr SP x (10 – 6) = 12tr USD

+Đại lượng tư bản ứng trước. Trong công thức M = m’.V, nếu ? ko thay đổi thì khối lượng giá trị thặng dư chỉ có thể tăng khi tổng tư bản khả biến tăng. Và, tất nhiên tư bản bất biến cũng phải tăng lên theo qh tỷ lệ nhất định. Do đó, muốn tăng khối lượng giá trị thặng dư phải tăng quy mô tư bản ứng trước. Đại lượng tư bản ứng trước càng lớn thì quy mô SX càng được mở rộng theo chiều rộng và chiều sâu.

ðTóm lại, để năng cao quy mô tích luỹ, cần k2 thác tốt nhất lực lượng LĐ XH, tăng năng suất LĐ, sử dụng triệt để năng lực SX của máy móc, thiết bị và tăng quy mô vốn đầu tư 3n đầu.

Câu 20: So sánh công thức lưu thong HH giản đơn và công thức lưu thong HH tư bản chủ ngĩa. Nhân tố nào giải quyết mâu thuẩn của công thức chung của tư bản.

Tiền là sản phẩm cuối cùng của lưu thong HH, nhưng là hình thái biểu hiện đầu tiên của mọi tư bản. SX và lưu thong HH phát triển đến 1 mức độ nhất định thì bên cạnh lưu thong HH giản đơn H-T-H (1), gọi là công thức lưu thong HH giản đơn – tại đây, tiền vận động với tư cách là tiền, xuất hiện lưu thông HH tư bản chủ ngĩa T-H-T (2), gọi là công thức luuw thông HH tư bản chủ ngĩa- tại đây tiền vận động với tư cách là tư bản.

So sánh công thức (1) và (2) ta thấy:

-                     Giống nhau: (1) và (2) đều 3o gồm 2 giai đoạn đối lập là mua và bán, 2 yếu tố vật chất đối diện nhau là tiền và hàng và 2 người có qh KT với nhau là người mua và người bán.

-                     Khác nhau:

+ Trình tự kế tiếp giữa 2 giai đoạn mua và bán:

Công thức (1) mở đầu là giai đoạn bán, kết thúc là giai đoạn mua; điểm xuất phát và kết thúc của lưu thông đều là HH, còn tiền chỉ là môi giới cho việc trao đổi HH. Ngược lại trong công thức (2), mở đầu là giai đoạn mua, kết thúc là giai đoạn bán; điểm xuất phát và kết thúc của lưu thông đều là tiền, còn HH là môi giới cho việc ứng tiền ra để thu tiền về.

+ Mục đích và giới hạn của lưu thông

Công thức (1) mục đích của lưu thông là HH, là giá trị sử dụng của HH, bởi vậy lưu thông sẽ chấm dứt khi người trao tìm thấy được HH có giá trị sử dụng phù hợp với nhu cầu.

Ngược lại, trong công thức (2) mục đích của lưu thông lại là tiền, bởi vậy lưu thông chỉ có ý ngĩa khi tiền thu về lớn hơn lượng tiền ứng ra. Công thức (2) viết đầy đủ phải là T-H-T’; với T’=T+, số tiền dôi ra  gọi là giá trị thặng dư. T ứng ra nhằm thu giá trị thặng dư gọi là tư bản, tại đây, tiền chuyển hóa thành tư bản.

Vì mục đích của lưu thông là sự lớn lên của tiền, là giá trị thặng dư nên lưu thông của tư bản là ko có giới hạn.

Công thức T-H-T’ được gọi là công thức chung của tư bản, bởi mọi tư bản đều vận động xoay quanh công thức này.

Nhân tố vật chất giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản là HH sức LĐ và HH sức LĐ cũng có công dụng (giá trị sử dụng) mà nhờ đó có thể thỏa mãn nhu cầu của người mua. Giá trị sử dụng của HH sức LĐ cũng thể hiện trong quá trình tiêu dùng nó. Nhưng trong quá trình sử dụng hay tiêu dùng HH sức LĐ lại là quá trình LĐ SX ra 1 loại HH nào đó, đồng thời lại là quá trình tạo ra 1 giá trị mới lớn hơn giá trị của bản than nó. Phần giá trị lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư. Sự xuất hiện của HH sức LĐ là ĐK để tiền chuyển hóa thành tư bản; là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản.

Câu 27: Những vấn đề làm rõ cơ chế hình thành lợi nhuận thương nghiệp. Bản chất của lợi nhuận thương nghiệp.

Việc tạo ra giá trị thặng dư và phân chia giá trị thặng dư là 2 vấn đề khác nhau. Lĩnh vực lưu thông cũng như hoạt động của các nhà tư bản thương nghiệp đúng là ko tạo ra giá trị thặng dư, nhưng do vị trí, tầm quan trọng của lưu thông đối với sự phát triển của SX và tái SX nên các nhà tư bản thương nghiệp vẫn được tham gia vào quá trình phân chia giá trị thặng dư với các nhà tư bản công nghiệp và phần giá trị thặng dư mà các nhà tư bản thương nghiệp được chia chính là lợi nhuận thương nghiệp.

Như vậy, lợi nhuận thương nghiệp là 1 phần giá trị thặng sư được tạo ra trong lĩnh vực SX và do nhà tư bản công nghiệp nhượng lại cho nhà tư bản thương nghiệp để nhà tư bản thương nghiệp tiêu thụ hàng cho mình.

Trên thực tế, nhà tư bản thương nghiệp thu lợi nhuận thương nghiệp từ chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Nhưng ko có nghĩa là nhà tư bản thương nghiệp bán HH cao hơn giá trị của nó, mà là nhà tư bản thương nghiệp mua HH của nhà tư bản công nghiệp với giá thấp hơn giá trị , sau đó, nhà tư bản thương nghiệp lại bán cho người tiêu dùng với giá đúng giá trị của nó.

Để làm rõ quá trình phân chia giá trị thặng dư giữa nhà tư bản thương nghiệp và nhà tư bản công nghiệp, ta xét ví dụ sau:

1 nhà tư bản công nghiệp có 1 lượng tư bản ứng trước là 900, trong đó có 720c và 180v. Giả định m’=100% thì giá trị HH sẽ là: 720c + 180v + 180m = 1080

Tỉ suất lợi nhuận công nghiệp là: p’công nghiệp =  . 100% = 20%

Nhưng khi nhà tư bản thương nghiệp tham gia vào quá trình kinh doanh thì công thức trên sẽ thay đổi. Giả sư nhà tư bản thương nghiệp ứng ra 100 tư bản để kinh doanh. Như vậy, tổng tư bản ứng ra của cả 2 nhà TBCN và TBTN sẽ là: 900 + 100 = 1000 và tỉ suất lợi nhuận bình quân sẽ là:

 =

Theo tỉ  suất lợi nhuận chung này, nhà tư bản công nghiệp chỉ thu được số lợi nhuận = 18% của số tư bản ứng ra ( tức là 18% của 900 = 162) và nhà tư bản công nghiệp sẽ bán cho nhà tư bản thương nghiệp theo giấ: 900 + 162 = 1062

Còn nhà tư bản thương nghiệp sẽ bán cho người tiêu dùng đúng = giá trị HH là 1080.

Chênh lệch giữa giá bán và giá mua cảu nhà tư bản thương nghiệp là lợi nhuận thương nghiệp. Trong ví dụ này: lợi nhuận thương nghiệp = pthương nghiệp = 1080 -1062 =18

Khoản lợi nhuận thương nghiệp = 18 này cũng tương ứng với tỉ suất 18% của nhà tư bản thương nghiệp ứng trước.

Phần III:

Câu 9.mục tiêu của CMXHCN.

     Giải phóng xh, giải phóng con nguời là mục tiêu của gccn, của CMXHCN. Cho nên có thể nói CNXH mang tính nhân văn sâu sắc.CNXH ko chỉ dừng ở ý thức, ở khẩu hiệu giải phóng con người mà từng bước hiện thực hóa sự nghiệp giải phóng con người khỏi chế độ áp bức, bóc lột giữa người với người và tiến

tới thực hiện mục tiêu cao cả nhất: " biến con người từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do", tạo nên 1 thể liên hiệp " trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là ĐK cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người ".

Mục tiêu cao cả nhất đó phải được hiện thực hóa qua từng chặng đường, từng bước đi, thông qua quá trình lđ đầy nhiệt huyết và sáng tạo của quần chúng nhân dân lđ, = công tác tổ chức xh 1 cách khoa học trên tất cả các lĩnh vực của nhà nc XHCN, dưới sự lãnh đạo của ĐCS.

 +Mục tiêu giai đoạn thứ nhất của cuộc CMXHCN, gccn phải đoàn kết với những người lđ khác thực hiện lật đổ chính quyền của gc thống trị, gc bóc lột " phải giành lấy chính quyền, phải tự vượt lên thành gc dân tộc"; +mục tiêu giai đoạn thứ 2 của cuộc CMXHCN là gccn phải tập hợp các tầng lớp nhân dân lđ vào công cuộc tổ chức 1 xh mới về mọi mặt, thực hiện " xóa bỏ tình trạng người bóc lột người" để ko còn tình trạng dân tộc này áp bức, bóc lột dân tộc khác. Đến giai đoạn cao là cn cộng sản, khi đó ko còn gc, ko còn nhà nc, gc vô sản tự xóa bỏ mình với tư cách là gc thống trị.

Câu 15 XH XHCN là 1 chế độ XH thực hiện nguyên tắc phân phối theo LĐ,coi đó là nguyên tắc cơ bản nhất

Trong XH XHCN, tuy sx đã phát triển, nhưng vẫn còn có những hạn chế, vì vậy, thực hiện nguyên tắc phân phối theo LĐ là cơ bản nhất. Mỗi người LĐ sẽ nhận được từ XH 1 số lượng sản phẩm tiêu dùng có giá trị tương đương với số lượng, chất lượng, hiệu quả LĐ mà họ tạo ra cho XH, sau khi đã trừ đi 1 số khoản đóng góp chung cho XH. Ngoài phân phối theo LĐ là cơ bản nhất, người LĐ còn được phân phối theo phúc lợi XH. = thu thuế, những đóng góp khác của XH, nhà nc XHCN xây dựng trường học, bệnh viện, công viên, đường giao thông,...những công trình phúc lợi chung phục vụ mọi người trong XH. Nguyên tắc này vừa phù hợp với trình độ phát triển kt - XH trong XH XHCN, vừa thể hiện tính ưu việt của CNXH. Thực hiện nguyên tắc phân phối theo LĐ là cơ bản nhất,

là 1 nội dung quan trọng trong thực hiện công = XH trong giai đoạn này.

Câu 21: Phân tích các chức năng, nhiệm vụ của NN XHCN

*chức năng:

- NN XHCN vừa là cơ quan quyền lực, vừa là bộ máy chính trị hành chính, vừa là tổ chức quản lý KT, văn hoá, XHcủa nhân dân = pháp luật

- NN là công cụ chuyên chính của gccn và nhân dân lđ. Thực hiện chuyên chính đối vs mọi tội phạm và mọi kẻ thù để bảo vệ độc lập chủ quyền đất nc, giữ vững ổn định chính trị trật tự an toàn XH

Nhà nc XHCN có những nhiệm vụ chính là quản lý đất nc trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt chú ý đến nhiệm vụ quản lý:

- Quản lý KT nhằm thúc đẩy, tạo mọi ĐK thuận lợi cho sự phát triển của KT, sớm tạo ra cơ cấu SX XHCN, cải thiện ko ngừng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

- Quản lý chính trị-XHnhằm xoá bỏ đối kháng giai cấp, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, tạo lập kết cấu GCmới, xây dựng và củng cố sự thống nhất về chính trị, về tư tưởng trong toàn XH. Quản lý văn hoá-XHnhằm xây dựng 1 nền văn minh tinh thần nhân đạo, cao cả, chân chính, ko ngừng nâng cao sự hiểu biết, năng lực, phẩm chất đạo đức và nhân cách con người.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro