Phần I: 8.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tiếng xì xào chạy lòng vòng khi tôi bắt đầu lấy lại nhận thức. Ngực cảm thấy tức như thể đang bị bó chặt. Cả cơ thể như bị dập, các thớ cơ tã ra làm tôi phải gắng gượng để ngồi dậy. Xung quanh có người chỉ trỏ. Họ vỡ ra như thể tấm gương nứt. Tôi chớp mắt định thần nhưng hình ảnh vẫn nguyên tình trạng cũ. Gỡ kính ra thì phát hiện tròng trái xuất hiện hàng tá vết nứt và có vẻ chỉ cần tôi chạm nhẹ sẽ vỡ ra. Tôi hẩy đà đứng dậy để rồi rơi thỏm xuống nền bê tông lạnh mà nằm sải lai. Thấy mọi người có dấu hiệu lo lắng tôi bèn bảo rằng tôi ổn. Nhưng dư chấn của vụ va chạm và cái giấc mơ quái quỷ kia vẫn đeo bám tôi khiến đầu óc quay cuồng. Nằm như thế vài nhịp thở, tôi ngồi thẳng dậy. Từ đâu một chàng trẻ tuổi xuống hiện. Chàng vận đồ của người đi phượt chuyên nghiệp, phong thái lịch sự và nhẹ nhàng. Chàng bảo rằng mình đang đi phượt với nhóm bạn đến hết cái cao nguyên này, không may lúc chàng vượt qua tôi thì, chàng nói, chàng chẳng may móc tay lái vào tay lái xe tôi vì hai chúng tôi chạy sát quá, và, theo chàng nhận định, tôi bị bất ngờ nên tôi lạc tay lái còn chàng thì không. May mắn ở chỗ, chàng cười, chúng tôi đi khá chậm nên không có chấn thương đáng tiếc nào cả. Chàng cũng cảm thấy vui là tôi là tôi không bị nặng, chỉ có kính tôi bị nứt tròng. Chàng mong tôi thông cảm cho sự bất cẩn của chàng và xin lỗi. Tôi bảo rằng không sao đâu, đi xa là phải chịu rủi ro. Tôi tính kể rằng lúc tầm bốn giờ sáng tôi cũng mém bị tai nạn nhưng lúc đấy chàng lại kể lể tiếp rằng thấy để tôi nằm ở vệ đường trên cung đường đèo Balo là không nên do đó chàng đã chở tôi về một quán ven miếu Ba Cô. Khi vừa đặt tôi xuống thì tôi tỉnh dậy. Tôi hỏi chàng bây giờ là mấy giờ, chàng đáp là tầm mười giờ. Tôi hỏi chàng xe đâu, chàng chỉ về phía chiếc Sirius màu đen tơi tả do hai lần tai nạn trong chưa đầy mười hai tiếng. Tôi gật đầu cảm ơn, xong kiểm tra lại tư trang cá nhân - Không mất thứ gì cả. Khi chàng cùng nhóm bạn rời khỏi, tôi gật đầu chào, chàng cũng gật đầu chào rồi tăng ga. Tôi dõi theo cho đến khi chàng khuất bóng rồi mới chống gối đứng dậy. Vẫn còn thấy đau nhức, tôi tập tễnh lên xe. Bà chủ quán nước hỏi thăm thì tôi bảo tôi ổn. Chiếc xe rừ rừ khởi động. Tôi bắt đầu chậm chạp leo nốt đèo Balo.

Do sự rùa bò của bản thân nên những chiếc xe khác cứ ào ào vượt mặt tôi. Họ vui vẻ, họ hớn hở đi săn đón cái đẹp, cái thuần khiết, cái trong sáng mà Cao Nguyên này mang lại. Mà nào chỉ là đoàn đi phượt, thỉnh thoảng tôi cũng thấy những chiếc xe tải, xe công tơ nơ hay những chiếc xe khách năm chục chỗ nặng nề vượt qua. Khác những đoàn phượt, những người hành khách đằng sau những cái cửa sổ nhựa chẳng bao giờ mở ra được luôn mang một vẻ mệt mỏi kỳ lạ, nhất là những xe giường nằm. Một cái gì đó cứ chìm xuống. Có thể đó là mục đích của xe giường nằm chăng? Rằng người ta chỉ cần đến điểm cần đến mà thôi nên người ta chỉ cần đi chứ không cần xem thử con đường có gì? Tôi nghĩ có lẽ đó là lí do. Dù cố tập trung vào việc lái xe nhưng tôi vẫn suy nghĩ vẩn vơ. Mà do những cái suy nghĩ vẩn vơ này mà thần chết ghé thăm tôi hai lần trong cùng một ngày, trong khi đó hôm nay còn hơn mười hai tiếng nữa mới kết thúc và tôi đi mãi vẫn chưa đến Dala. Cái vết nứt trên kính làm tôi vô cùng khó chịu. Cái thể giới thông thường của tôi nó cứ bị cắt ngang một cách đầy thô lỗ ở nửa bên trái. Tôi bị cận nặng và bắt đầu đeo kính từ năm lớp bốn, thành ra toàn bộ những gì tôi thấy mỗi ngày suốt hơn mười lăm năm qua chỉ là một lời nói dối vĩ đại của quang học. Mở kính ra là một thế giới khác, nơi đầu ngón tay để sát mắt là thứ rõ ràng duy nhất tôi thấy. Khi tôi không có kính, hay kính tôi bị mờ, bị dính hơi nước thì thế giới này vô cùng biến dạng, nó trở nên nhòe đi, hoặc mờ đục như bị ẩn sau lớp sương dày, hoặc là bị méo mó đến mức không thể hiểu được. Kính thực chất là cái ảo ảnh thế giới tôi chỉ là một thứ giả tạo hoàn hảo và dễ dàng sụp đổ. Tôi nhớ rằng nếu vượt hết con đèo này sẽ đến thành phố Balo nên sẽ có chỗ làm tròng thôi. Nếu như may mắn, tầm mười hai giờ là tôi có thể tiếp tục cuộc hành trình lê thê lên Dala của mình. Nực cười thật vì người ta nếu đi đêm như tôi thì có lẽ hiện tại đã đến Dala rồi, đã và đang nghỉ ngơi hồi sức để chuẩn bị đi chơi vào chiều và tối rồi. Còn tôi, kẻ chậm chạp, người đến sau, kẻ bị tước bỏ, con rùa, thì mãi vẫn chưa đến, đã thế còn bị không biết bao nhiêu chuyện ập đến. Liệu đây có phải là sự trừ phạt cho sự táo tợn dám nghỉ việc để bỏ trốn khỏi mớ hổ lốn đổ vào tôi mỗi ngày?

Kệ.

Tôi vẫn phải đến Dala.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro