c3_motsoduandautuxd

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 3 MỘT SỐ LOẠI HÌNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

by Tran Thi Bach Diep

Chương 3: MỘT SỐ LOẠI HÌNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 6.1. MỘT SỐ LOẠI HÌNH ĐẦU TƯ VÀO DỰ ÁN GI­AO THÔNG VẬN TẢI: 6.2.1. DỰ ÁN BOT: 1. Khái niệm: Dự án BOT (Build - Op­er­ation and Trans­fer) là mô hình dự án mà công ty tư nhân được Nhà Nước cho phép xây dựng cơ sở hạ tầng như điên, nước, sân bay, bến cảng... những đối tượng mà thông thường thuộc phạm vi xây dựng và vận hành của Nhà Nước. Công ty tư nhân cũng có trách nhiệm trong việc thiết kế và tài chính cho dự án. Khi hết gi­ai đoạn khai thác vận hành, công ty chuyển quyền sở hữu dự án cho Chính phủ. Gi­ai đoạn khai thác vận hành được quyết định bằng sự thỏa thuận giữa Nhà Nước và công ty, thông thường thời gi­an đủ dài để công ty thu hồi vốn và có mức lãi suất hợp lý có tính đến nỗ lực và các yếu tố rủi ro. 2. Ưu điểm của dự án BOT: a. Vai trò của chính phủ trong dự án BOT: Chính phủ đặt ra mục tiêu là cung cấp môi trường ổn định cho chủ đầu tư trong khi cố gắng để hạn chế lợi nhuận của họ. Chính phủ có vai trò sau đối với dự án BOT: - Quyết định cho phép thực hiện đầu tư, vận hành và khai thác dự án. - Chính phủ có thể trợ giúp vốn như cho vay vốn. - Chính phủ quản lý việc khai thác của chủ đầu tư, hạn chế thu nhập trong quá trình khai thác và đảm bảo chất lượng công trình đến thời gi­an chuyển gi­ao. - Chính phủ phải đảm bảo tự do về thương mại. Đảm bảo tỷ lệ hối đoái, đảm bảo tỷ lệ lãi suất. - Chính phủ phải đảm bảo không có dự án thứ hai tương tự như vậy được đầu tư cùng một địa điểm hoặc khu vực, nói cách khác đây là điều kiện đảm bảo thu nhập cho chủ đầu tư. b. Dự án BOT trong phát triển cơ sở hạ tầng: Khi đầu tư vào dự án BOT, Chính phủ được những lợi ích sau: - Tạo điều kiện thu hút và sử dụng nguồn tài chính của tư nhân, như vậy nguồn tài chính dành cho công cộng của Chính phủ sẽ được sử dụng cho những mục đích khác có hiệu quả hơn. - Nhờ có dự án BOT, nhiều dự án khácđược đầu tư phát triển thay vì chờ đợi tài chính. - Sử dụng nguồn tài chính của tư nhân nên chi phí xây dựng và thời gi­an xây dựng giảm, hiệu quả tăng. - Chính phủ tránh được rủi ro và và gánh nặng của các dự án công cộng. - Tạo điều kiện chuyển gi­ao công nghệ, đào tạo khả năng cho nhân viên và phát triển thị trường tài chính khu vực. - Còn đối với tư nhân, Chính phủ cũng có thể kiểm soát được dự án và khai thác khi kết thúc dự án đến thời hạn chuyển gi­ao. 3. Các gi­ai đoạn của dự án BOT: Các gi­ai đoạn của dự án BOT bao gồm: - Gi­ai đoạn chuẩn bị đầu tư, - Gi­ai đoạn thực hiện đầu tư, - Gi­ai đoạn kinh doanh khai thác vận hành kết quả đầu tư, - Gi­ai đoạn chuyển gi­ao. Khác với hình thức dự án khác, hợp đồng chuyển gi­ao và các điều khoản ràng buộc của nó đóng vai trò rất quan trọng, chi phối quá trình đầu tư và hiệu quả kinh doanh của đầu tư. Các gi­ai đoạn của dự án BOT được trình bày ở hình (H:6.1).

Chuẩn bị đầu tư Thực hiện đầu tư Xây dựng Vận hành Thu thuế đường Hợp đồng chuyển gi­ao Tài chính của dự án Trả nợ vay Chuyển gi­ao quyền sở hữu Vận hành và bảo Xây dựng Nghiên cứu khả thi Thiết kế Kỹ thuật Chuyển gi­ao (H:6.1) Sơ đồ biểu diễn các gi­ai đoạn của dự án BOT + Cơ cấu của dự án BOT: Trong quá trình thực hiện dự án BOT, ngoài chủ đầu tư còn có nhiều đối tượng có liên quan tham gia dự án như: Chính phủ nước sở tại, chính quyền đia phương, tổ chức tài trợ, các nhà thầu xây dựng, các công ty cung ứng vật tư trang thiết bị máy móc phục vụ thi công, các công ty bảo hiểm, công ty chịu trách nhiệm vận hành khai thác do chủ đầu tư thuê (nếu có). Các bên liên quan này có mối quan hệ ràng buộc với nhau thông quan các bản hợp đồng, thỏa thuận, khế ước... Cơ cấu dự án BOTđược trình bày ở hình (H:6.2). Thỏa thuận Cổ phần CHÍNH PHỦ NƯỚC SỞ TẠI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CÁC NHÀ THẦU Thỏa thuận Cụ thể Hợp đồng Xây dựng Thỏa thuận Của dự án CHỦ DỰ ÁN CÔNG TY TƯ NHÂN Thỏa thuận Cho vay Hợp đồng Cung ứng TỔ CHỨC CHO VAY VỐN CÁC NHÀ CUNG ỨNG Chính sách bảo hiêm HĐ vận hành Bảo dưỡng TỔ CHỨC TÀI TRỢ ĐƠN VỊ VẬN HÀNH KHAI THÁC TỔ CHỨC BẢO HIỂM (H:6.2) Sơ đồ biểu diễn cơ cấu của dự án BOT + Luồng tiền của dự án BOT:Luồng tiền của dự án BOT được trình bày ở hình (H:6.3).

(H:6.3) Sơ đồ biểu diễn luồng tiền của dự án BOT 4. Các yếu tố tạo nên thành công của dự án BOT: Việc quyết định áp dụng dự án BOT ở các nước đang­phát triển phụ thuộc bản­thân sự án và điều kiện cụ thể của các quốc gia. Tuy nhiên, chính phủ, nhà tài rợ và người vay cần xem xét các yếu tố quan trọng dẫn đến thành công dự án: • Dự án có tài chính, khả thi và chấp nhận được. • Rủi ro từ phía chính phủ được quản lý. Đòi hỏi môi trường luật pháp và kinh tế ổn định. Dù các dự án có khả thi và có lãi nhiều nhưng sẽ không hấp dẫn nhà tài trợ nếu rủi ro tại quốc gia đó lớn, đe dọa mọi chủ đầu tư tư nhân, do đó bảo hiểm rủi ro và bảo hiểm ca chính phủ cần được thực hiện. • Dự án BOT cần được sự ủng hộ mạnh mẽ của chính phủ. Sự ủng hộ của chính phủ là cơ bản và rất cần thiết đối với mọi dự án BOT, do hoạt động trong lãnh vực công cộng khó khăn và phức tạp. • Dự án BOT cần được xếp hạng ưu tiên cao trong các dự án cơ sở hạ tầng. • Khung pháp lý phải ổn định, rõ ràng, luật lệ đồng nhất. • Quản lý dự án có hiệu quả. • Thực hiện phương thức đấu thầu. Tổng thầu, công ty xây dựng có kinh nghiệm và nguồn tài lực phù hợp. • Dự án cần dược xây dựng trên cơ sở thời gi­an và chi phí hợp lý. • Nhà tài rợ phải có kinh nghiệm thực tế, có tiềm năng về tài chính. • Rủi ro của dự án cần được phân chia rõ ràng cho các đối tượng. • Dự án cần thực hiẹn bảo hiểm về tài chính. • Không bị phụ thuộc vào tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái. • Khung hợp đồng dự án BOT cần kết hợp và phải được phản ảnh các yếu tố kinh tế cơ bản của dự án. • C phối làm việc của tư nhân và chính để dự án đạt hiệu quả cao. ?™ Rủi ro của dự án BOT: Sự phát triển và hoàn thành bất kỳ một dự án lớn nào có thể có ệ bất trắc và rủi ro trong các hợp đồng BOT giữa chính phủ, các bên cho vay, các nhà các nhà thầu, và họ chính là trunh tâm của sự thành công. Một số rủi ro có thể gặp phải trong quá trình xây dựng và vận hành theo hình thức BOT và cách giải quyết: Các rủi ro Các giải pháp GI­AI DỰNG Chậm hoàn thành 1. Chọn nhà th ệm, thực hiện theo hình thức NHÀ ĐẦU TƯ TỔ CHỨC CHO VAY VỐN ĐƠN VỊ VẬN HÀNH KHAI THÁC Phí S ử d ụ ng CÔNG TY THỰC HIỆN DỰ ÁN % bảo lãnh Tr ả ti ề n TỔ CHỨC BẢO LÃNH Chi phí xây dựng Ti ề n lãi c ổ ph ầ n V ố n Dịch vụ nợ Chi phí vận hành Cổ phần Vốn (cho vay) Cổ phần TỔ CHỨC SỬ DỤNG DỰ ÁN NHÀ THẦU

ĐOẠN XÂY ầu có kinh nghi

đầu tư và

các quan h

ần có sự

chìa khóa trao tay. 2. áp dụng hình thức phạt chậm tiến độ, đẩy nhanh thi công. 3. Bảo lãnh hoàn thành, thức hiện. 4. Công nghệ đã được chứng minh. Chi trội 5. Các hợp đồng: đơn giá/ trọn gói 6. Tín dụng dự phòng. 7. Tăng vốn cổ phần. Bất khả kháng 8. Bảo hiểm. 9. Chính phủ bù lỗ. Rủi ro chính trị 10. Bảo hiểm. 11. Cơ quan tín dụng xuất khẩu bảo hiểm. Cơ sở hạ tầng 12. Bảo đảm của chính phủ. GI­AI ĐOẠN VẬN HÀNH Dòng thu nhập 13. Khảo sát thị trường/ xác định nhu cầu vận tải Thực hiện kỹ thuật 14. Công nghệ đã được chứng minh. 15. Các bảo lãnh thực hiện. 16. Vốn cổ phần của các nhà thầu. 18. Hợp đồng (thỏa thuận) về hư hỏng. Vận hành/bảo trì 19. Tham dự của nhà thầu / người cấp chứng chỉ. 20. Đảm bảo của ngân hàng trung ương. Các phát sinh khác 21.Hỗ trợ của chính. 6.2.2. DỰ ÁN FDI: Dự án FDI ( For­eing Di­rect In­vest­ment) được hiệu một cách đơn giản là dự án đầu tư trực tiếp vốn nước ngoài. Dự án FDI ngày nay đã trở thành mộ bộ phận quan trọng trong chiến lước đầu tư phát triển của nhiều nước, đặc biệt là đối với nước ta khi nguồn vốn trong nước còn rất hạn hẹp. Thực tế này đòi hỏi Việt Nam phải quản lý tốt ác dự án FDI đã và đang hoạt động trong nền kinh tế của mình. Dự án FDI có những đặc điểm, cách phân loại, các gi­ai đoạn đầu tư và cách quản lý như các dự án thông thường. Tuy nhiên cung có một số vấn đề khác biệt cần quan tâm. 1. Khái niệm: Dự án FDI là những dự án đầu tư do các tổ chức kinh tế và cá nhân nước ngoài tự mình hoặc cùng với tổ chức kinh tế hoặc cá nhân ở nước trực tiếp đầu tư (nước sở tại) bỏ vốn đầu tư, trực tiếp quản lý và điều hành để thu lợi nhuận trong kinh doanh. Dự án FDI là dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đó là những dự án có sự khác nhau về quốc tịch của các nhà đầu tư nước ngoài. Hoặc có sự góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài đến 100% vốn pháp định và có sự phân chia kết quả kinh doanh. Mọi dự án FDI đều diến ra trong một khoảng thời gi­an nhất định. Một chu trình của dự án FDI cũng được tính từ thời điểm nghiên cứu cơ hội đầu tư cho đến khi kết thúc hoạt động và thanh lý xong dự án. 2. Các đặc trưng cơ bản của dự án FDI: Dự án FDI có đầy đủ các đặc trưng cơ bản của một dự án đầu tư nói chung. Ngoài ra còn có các đặc trưng riêngcủa một dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài, bao gồm: - Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc tự mình quản lý, điều hành đối tượng đối bỏ vốn. Các bên tham gia vào dự án FDI có quốc tịch khác nhau, đồng thời sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau. - Dự án FDI chịu sự chi phối đồng thời nhiều hệ thống pháp luật, luật pháp của quốc gia của các bên đầu tư và luật pháp quốc tế. - Có sự gặp gỡ, gi­ao thoa giữa các nền văn hóa khác nhau trong quá trình hoạt động của dự án. - Các dự án FDI được thực hiện thông qua nhiều hình thức đầu tư có tính đặc thù. Đó là việc hình thành các pháp nhân mới có yếu tố nước ngoài; hoặc hợp tác có tính đa

quốc gia trong các hình thức hợp đồng, hợp tác kinh doanh hoặc BOT; hoặc tạo ra những khu vực tập trung có yếu tố nước ngoài. - Hầu hết các dự án FDI đều gắn liền với quá trình chuyển gi­ao công nghệ với nhiều hình thức và mức độ khác nhau. - Nguyên tắc cơ bản và phương châm chủ đạo để giải quyết mọi quan hệ giữa các bên trong mọi gi­ai đoạn của dự án FDI là "cùng có lợi". 3. Các gi­ai đoạn của dự án FDI: Tương tự như các dự án khác, dự án FDI cũng bao gồm các gi­ai đoạn: • Gi­ai đoạn hình thành dự án FDI. • Gi­ai đoạn triển khai thực hiện dự án FDI. • Gi­ai đoạn vận hành khai thác dự án FDI. • Gi­ai đoạn kết thúc dự án FDI. i. Gi­ai đoạn hình thành dự án FDI: Trong các dự án FDI, độ dài thời gi­an của các gi­ai đoạn hình thành dự án không bằng nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô, tính chất của dự án FDI và đặc biệt là môi trường đầu tư của nước tiếp nhận. 1. Nội dung gi­ai đoạn hình thành dự án FDI: - Xây dựng dự án FDI cơ hội, bao gồm xác định mục tiêu dự án, thị trường, địa điểm thực hiện dự án, ước tính nhu cầu các yếu tố đầu vào và vận tải, công nghệ áp dụng, vốn đầu tư, nguồn vốn, hiệu quả kinh tế và hình thức thực hiện. - Xây dựng dựng án FDI tiền khả thi. - Tìm chọn đối tác nước ngoài và xúc tiến ký kết các hợp đồng đầu tư. - Lập hồ sơ dự án FDI, trình duyệt dự án. - Thẩm định dự án FDI hoặc đăng ký đầu tư. - Cấp giấy phép đầu tư hoặc gửi thông báo bãi bỏ dự án cho chủ đầu tư. 2. Căn cứ hình thành dự án FDI: - Căn cứ vào luật đầu tư của nước tiếp nhận, luật và các quy định về đầu tư ra nước ngoài của nước chủ nhà. - Căn cứ vào kết quả của quy họach, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội chung của ngành và địa phương để lựa chọn mục tiêu cụ thể đối với từng dự án FDI trên cơ sở các chủ trương và chính sách của Nhà nước trong từng gi­ai đoạn. - Căn cứ vào danh mục các công trình cần thực hiện đầu tư để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. - Căn cứ vào chiến lược phát triển quốc tế của các công ty chủ đầu tư. - Căn cứ vào khả năng tự thực hiện đầu tư của các bên tiếp nhận, đặc biệt là năng lực về vốn, kỹ thuật và quản lý của các bên tiếp nhận. - Căn cứ vào mối quan hệ cung - cầu trên thị trường, mức độ cạnh tranh ở thị trường nước tiếp nhận. ?™ Tìm đối tác nước ngoài: Bên tiếp nhận (nước sở tại)cần phải luôn chủ động trong việc đi tìm đối tác nước ngoài cho dự án mới đầu tư. Nhiệm vụ của bên tiếp nhận là phải tìm ra nhiều kênh thông tin trong nước, quốc tế và phải có kế hoạch phân phối thông tin trên tất cả các kênh, nhằm đưa các dự án FDI­tiền khả thi đến với nhiều nhà kinh doanh nước ngoài nhất. Qua các kênh thông tin về các cơ hội đầu tư này, bên tiếp nhận cung cấp được hầu hết những thông tin ban đầu mà các nhà đầu tư thường quan tâm khi tìm kiếm các cơ hội đầu tư ở nước ngoài. Việc thực hiện quá trình vận động đâu tư đối với các nhà đầu tư kinh doanh nước ngoài là vấn đề quan trọng mang tính tích cực trong quá trình tìm chọn đối tác cho dự án FDI. Bằng nhiều biện pháp chủ động, bên sở tại cần có một kế hoạch vận động đầu tư có chọn lựa và có cân nhắc, có thể thông qua việc tổ chức các cuộc gặp gỡ chính thức với các nhà đầu tư nước ngoài để thuyết trình cơ hội đầu tư, hoặc mở trang web để giới thiệu các cơ hội đầu tư, hoặc thông qua các cơ quan thường vụ và đại diện của các tổ chức của nước sở tại ở nước ngoài. ?™ Đàm phán và ký kết hợp đồng đầu tư: Sau khi nắm được các thông tin cơ bản về các đối tác nước ngoài đáng quan tâm tới dự án FDI thì vấn đề thăm dò hoặc đàm phán thăm dò với các đối tác là một vấn đề cần được quan

tâm đúng mức thông qua các cuộc gặp gỡ, tiễp xúc trực tiếp hoặc thông qua người thứ ba. Đây là bước quyết định của các chủ đầu tư nhằm tìm ra đối tác để đàm phán chính thức hoặc có thể tổ chức các cuộc đàm phán sơ bộ với một số đối các nước ngoài để lựa chọn đối tác cho dự án. Để chuẩn bi cho cuộc đàm phán chính thức có thể đạt được kết quả tốt, cán bộ đàm phán cấn tìm hiểu một số phong tục tập quán để tránh những hiểu lầm đáng tiếc có thể xảy ra, vì phong tục tập quán của từng nước gắn liền với nền văn hoá của họ. b. Gi­ai đoạn triển khai thực hiện dự án FDI (gi­ai đoạn thực hiện đầu tư trực tiếp): Gi­ai đoạn này được tính từ khi dự án FDI được cấp giấy phép đầu tư đến khi bàn gi­ao công trình đưa và sản xuất kinh doanh. Mục đích của gi­ai đoạn nàylà nhằm đảm bảo tiến độ và quỹ thời gi­an cho phép nhằm đưa dự án FDI vào khai thác đúng dự kiến trong hồ sồ sơ dự án FDI. Các bước thực hiện của gi­ai đoạn này: - Xúc tiến các thủ tục nhận đất hoặc thuê đất. - Hình thành bộ máy quản trị doanh nghiệp và thực hiện các thủ tục hành chính của pháp nhân mới.. - Chuẩn bị mặt bằng thi công công trình. - Tổ chức chọn tư vấn khảo sát thiết kế, giám định kỹ thuật và chất lượng công trình. - Tổ chức đấu thầu xây dựng, mua sắm thiết bị. - Tiến hành góp vốn theo tiến độ thỏa thuận. - Ký hợp đồng với các nhà thầu để thực hiện dự án. - Xin duyệt kế hoạch nhập khẩu để xây dựng cơ bản tạo tài sản cố định. - Theo dõi và kiểm ra việc thực hiện các hợp đồng. - Tuyển dụng và đào tạo lao động. c. Gi­ai đoạn vận hành khai thác dự án FDI: Gi­ai đoạn này đựoc tính kể từ khi dự án được bàn gi­ao để đưa vào sản xuất - kinh doanh chính thức cho đến khi thanh lý dự án. Đây chính là gi­ai đoạn các doanh nghiệp có vốn FDI hoạt động kinh doanh dưới sự quản lý điều hành của bộ máy quản trị doanh nghiệp. Những nội dung phải thực hiện về quản trị trong doanh ng­ghiệp có vốn FDI: - Tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp có vốn FDI. - Hoạch định chương trình kinh doanh trong doanh nghiệp có vốn FDI. - Quản trị sản xuất trong doanh nghiệp có vốn FDI. - Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp có vốn FDI. - Quản trị tài chính trong doanh nghiệp có vốn FDI. - Quản trị hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp có vốn FDI. - Quản trị tranh chấp và thanh lý tài sản trong doanh nghiệp có vốn FDI. d. Gi­ai đoạn kết thúc dự án FDI: Việc kết thúc hoạt động của dự án xảy ra khi dự án hết thời hạn hoạt động­ghi trong giấy phép đầu tư mà các bên không muốn tiếp tục kéo dài thêm dự án hoặc khi dự án FDI phải giải thể trước thời hạn. Những nội dung phải thực hiện để kết thúc hoạt động của dự án FDI: - Thông báo chấm dứt hoạt động của dự án trên các báo trung ương và địa phương. - Tiến hành thanh lý tài sản của dự án, của doanh nghiệp theo quy định pháp lý của nước sở tại. - Ban thanh lý phải báo cáo kết quả thanh lý cho hội đồng quản trị thông và gửi lên cơ quan cấp giấy phép đầu tư xin chuẩn y. - Trong quá trình thanh lý, nếu xét thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì việc xử lý tài sản của doanh nghiệp FDI và các bên tham gia hợp doanh được tiến hành theo thủ tục của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.

Các gi­ai đoạn của dự án FDI được trình bày ở hình (H:6.4). Hình thành dự án Thực hiện đầu tư trực tiếp Vận hành Kkai thác và ki h Hình thành bộ máy quản trị doanh nghiệp Xây dựng Vận hành và bảo dưỡng Tài chính của dự án Chuẩn bị lực lượng lao động Ký hợp đồng Thiết kế Kỹ thuật Thu hồi vốn Nghiên cứu khả thi: - lập hồ sơ dự án - Thẩm định, ấ ấ Thanh lý tài sản và kết thúc hoạt động Kết thúc hoạt động (H:6.4) Sơ đồ biểu diễn các gi­ai đoạn của dự án FDI

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro