PHẦN 2 :CÁC LOẠI HÌNH BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG (1)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 3: BÁO IN

I. KHÁI NIỆM

Báo in gồm báo và tạp chí. Ngoài ra còn một số tên gọi khác như: báo giấy, báo viết cũng để chỉ một loại hình của báo chí bên cạnh báo hình, báo nói, báo điện tử. So sánh với các loại hình đó, báo viết là hình thức truyền thống và lâu đời nhất của báo chí. Tuy nhiên, thuật ngữ "Báo in" vẫn được sử dụng phổ biến trong các văn bản quy phạm pháp luật báo chí cũng như trong các công trình khoa học nghiên cứu về báo chí.

Từ đó có thể đưa ra khái niệm: Báo in là ấn phẩm định kỳ chuyển tải nội dung thông tin mang tính thời sự và được phát hành rộng rãi trong xã hội thông qua các công cụ như máy in, mực in và giấy in.

Về loại hình, báo in có những đặc điểm riêng của nó. Một trong những đặc điểm quan trọng của báo in là chuyển tải nội dung thông tin qua văn bản in, gôm chữ in, hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ,... Toàn bộ nội dung thông tin của sản phẩm báo in xuất hiện đồng thời trước mắt người đọc, vì vậy việc tiếp nhận thông tin của công chúng đối với báo in chỉ qua thị giác. Do phương tiện thông tin đặc thù như vậy, báo in có những đặc điểm ưu việt là: Người đọc hoàn toàn chủ động trong việc tiếp nhận thông tin (bố trí thời điểm đọc, lựa chọn trình tự đọc, tốc độ đọc, cách thức đọc,...); Sự tiếp nhận thông tin từ báo in là quá trình chủ động, đòi hỏi người đọc phải tập trung cao độ, phải huy động khả năng làm việc tích cực của não; Nguồn thông tin từ báo in bảo đảm sự chính xác và độ tin cậy cao, giúp người đọc có thể nhận thức sâu sắc những mối quan hệ bên trong phức tạp và tế nhị của các vấn đề, sự kiện; Việc lưu giữ báo in đơn giản và thuận lợi, do đó báo in trở thành nguồn tư liệu mà người đọc có thể giữ lâu dài.

Tuy nhiên, báo in cũng có những hạn chế nhất định, như: Do chỉ xuất hiện ở một thời điểm cụ thể, nhất định nên độ nhanh nhạy, tính cập nhật, thời sự bị hạn chế hơn các loại hình báo chí khác; Sự đơn điệu và khả năng giải mã tín hiệu thông tin dễ làm suy giảm sự hứng thú của người đọc; Phạm vi tác động thường giới hạn trong số những người biết chữ; Việc phát hành báo in được thực hiện theo phương pháp trao tay, do đó thường chậm và phụ thuộc vào điều kiện giao thông, vào phương tiện và con người,...

Căn cứ vào định kỳ xuất bản, tính chất nội dung thông tin, hiện nay báo in ở nước ta có hai loại là báo và tạp chí. Báo gồm có: Báo hàng ngày (là những tờ báo phát hành mỗi ngày một kỳ vào buổi sáng hoặc buổi chiều); báo nhiều kỳ trong tuần (là những tờ báo phát hành khoảng 5 - 6 kỳ/tuần); báo một số kỳ trong tuần (là những tờ báo có số kỳ xuất bản từ 2 - 4 kỳ trong tuần); báo tuần (là những tờ báo xuất bản định kỳ 1 kỳ/tuần); báo nửa tháng (bán nguyệt san) hay hàng tháng (nguyệt san] chủ yếu là những ấn phẩm phụ xuất bản giữa tháng hoặc cuối tháng của các tờ báo hàng ngày, các tờ báo nhiều kỳ, một số kỳ trong tuần hoặc tuần báo.

Tạp chí là những ấn phẩm định kỳ có nội dung chuyên sâu vào một hay một số vấn đề, lĩnh vực của đời sống xã hội, khoa học kỹ thuật,... Định kỳ xuất bản của tạp chí có thể là 1 tuần, nửa tháng, 1 tháng, 2 tháng. Cũng có tạp chí xuất bản 3 ,4 ,5 hoặc 6 tháng/kỳ. Hiện cả nước có gần 400 tạp chí các loại.

II. NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ YẾU TỐ ĐỂ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN BÁO IN

Báo chí ra đời và phát triển dưới sự tác động, chi phối của nhiều yếu tố điều kiện như nhu cầu thông tin giao tiếp, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, chế độ chính trị - xã hội của mỗi nước và mối quan hệ giao lưu quốc tế. Tất cả gắn bó chặt chẽ với nhau tạo thành tiền đề cho sự nảy sinh, sự vận động của các bộ phận trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời, quy định tính chất, quy mô, vai trò của báo chí đối với mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi lĩnh vực của đời sống chính trị - xã hội.

1. Nhu cầu giao tiếp thông tin

Khi xã hội loài người hình thành thì nhu cầu thông tin - giao tiếp cũng xuất hiện. Qua giao tiếp xã hội, những mối quan hệ

người với người được tạo lập và ngày càng gắn bó với nhau hơn. Xã hội ngày càng phát triển, phạm vi hoạt động của con người ngày càng tăng. Theo đó, các hình thức giao tiếp cũng tăng lên và đa dạng hơn. Từ những truyền thống xa xưa như những câu vè lưu truyền trong dân gian, tiếng mõ làng (Mẹ Đốp - Lý Trưởng), những cuộc "giảng thập điều" trong sinh hoạt đình làng,... đến những tờ huấn thị dán ở đình làng tựa như tờ Acta diurma của người La Mã thời xưa cùng các bước tiến trong các lĩnh vực khác trở thành điều kiện cho quá trình thông tin - giao tiếp được mở rộng.

Giao tiếp đã làm cho con người tự hiểu mình và hiểu xã hội.

Quá trình giao tiếp đã giúp con người tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong lao động sản xuất, học tập để truyền lại cho các thế hệ sau. Mặt khác, một khi thông tin được lựa chọn một cách có ý thức và có mục đích rõ ràng thì sẽ có sức thuyết phục, có thể làm thay đổi cách nghĩ, ý kiến của từng người và do đó làm thay đổi cả dư luận, hình thành với những quan điểm và hành động của con người phù hợp với nhu cầu xã hội. Mối quan hệ giữa thông tin - giao tiếp và sự tác động qua lại về mặt thông tin chính là sự trao đổi thường xuyên thông tin, tin tức về các sự kiện, hiện tượng và các quá trình khác nhau của thực tế nhằm quản lý các đối tượng của thế giới xung quanh, quản lý chính bản thân con người, quản lý những tập thể con người. Đó là điều kiện không thể thiếu được để xã hội vận động và phát triển, để mỗi người tồn tại và phát triển.

Quá trình trao đổi thông tin sẽ giúp con người tự tìm ra

phương thức, con đường, phương tiện hợp lý hơn để tăng cường khả năng thông tin, cách phổ biến thông tin sao cho nhanh hơn, rộng hơn và hiệu quả hơn. Chính điều đó đã thúc đẩy quá trình ra đời và phát triển của báo chí nhằm đáp ứng nhu càu thông tin ngày càng cao của con người.

2. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ đóng vai trò hết sức quan trọng. Trước hết là kỹ thuật in. Với việc phát minh ra máy in typo vào năm 1450, Gutenberg - nhà phát minh người Đức, đã được coi là cha đẻ của ngành công nghiệp in ấn. Nhưng trên thực tế, "kỹ thuật in ấn đã xuất hiện ở Trung Quốc từ thế kỷ III TCN".

Ở Việt Nam, đến thế kỷ XV, nghề in mới phát triển do công của tiến sĩ Lương Như Hộc (1 420 - 1501], vốn học được kỹ thuật in sách sau nhiều lần đi sứ sang Trung Quốc rồi về dạy cho người dân Liễu Tràng, huyện Gia Lộc - Hải Dương (nay thuộc hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên). Kỹ thuật in lúc đó là khắc chữ lên tấm gỗ, sau đó quét mực để in lên giấy. Liễu Tràng về sau trả thành nơi có những thợ in rất khéo tay và gần như là nơi in sách ở duy nhất ở nước ta thời bấy giờ. Lương Như Hộc được coi là ông tổ của nghề in ở nước ta.

Ở châu Âu, mặc dù kỹ thuật in ấn ra đời sau Trung Quốc nhưng những cải tiến tiếp sau phát minh đầu tiên của Gutenberg đã khiến cho ngành này nhanh chóng phát triển. Chính những bước tiến về khoa học kỹ thuật đã tạo điều kiện cho sự ra đời của những tờ nhật báo có số lượng phát hành ngày càng lớn.

3. Trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội

Như chúng ta đã biết, sự phát triển - văn hóa - xã hội của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều tự đặt ra nhu cầu, đòi hỏi về thông tin khác nhau và nhu cầu này lại phụ thuộc rất nhiều vào chính sự phát triển của nền kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi nước.

Những nguyên nhân kinh tế - xã hội có ảnh hưởng quyết định đến sự xuất hiện của báo chí. Thế kỷ XVI - XVII, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh, việc buôn bán giữa các nước tăng lên, điều đó làm nảy sinh nhu cầu thông tin về thương mại và những tin tức khác về tình hình trong mỗi nước và tin tức thế giới.

Những tờ báo đầu tiên trước hết dành cho các nhà buôn nhằm cung cấp tin tức về thị trường buôn bán, giá cả, nguõn hàng, sự dao động giá hàng hóa trong nước và thế giới,... Các nhà xuất bản đã đáp ứng được những mối quan tâm của giai cấp tư sản đang lên trong việc cung cấp thông tin kinh tế.

Xã hội ngày càng phát triển, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, nhu cầu thông tin càng lớn. Công chúng báo chí không chỉ đòi hỏi thông tin về kinh tế mà còn về các lĩnh vực chính trị, văn hóa, khoa học, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng, môi trường, đời sống,...

Các loại hình báo chí như phát thanh, truyền hình, internet xuất hiện nhằm đảm bảo tốc độ truyền phát, số lượng nội dung thông tin. Nếu kinh tế kém phát triển sẽ khó có điều kiện mua sắm thiết bị để xây dựng các đài, phương tiện máy móc in ấn. Công chúng báo chí bị thu hẹp do không có khả năng về kinh tế, tài chính để tiêu thụ những sản phẩm do báo chí phát ra.

Bên cạnh trình độ kinh tế, văn hóa, xã hội, các vấn đề như truyền thống dân tộc, luân lý, đạo đức, luật pháp,... trình độ học vấn cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các khía cạnh hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí đến cách sử dụng ngôn ngữ, các thể loại báo chí, đến cách thức giao tiếp của các phương tiện thông tin đại chúng với công chúng và các hình thức phát hành báo chí trong xã hội cũng như ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành và phát triển của báo chí.

4. Sự tác động của chế độ chính trị - xã hội

Đây là mối quan hệ hữu cơ, gắn bó mật thiết và chi phối lẫn nhau. Vì sự phát triển thông tin báo chí đều phụ thuộc vào thái độ, quan điểm của chế độ chính trị xã hội. Do vậy, các thế lực chính trị xã hội khi lên nắm chính quyền đều sử dụng báo chí như một công cụ, vũ khí lợi hại đế bảo vệ lợi ích của chính mình, coi báo chí như một phương tiện hữu ích để quản lý xã hội. Sự khác nhau ở chỗ, lợi ích như thế nào và mục đích quản lý xã hội theo định hướng nào. Nếu thể chế chính trị mang tư tưởng tiến bộ, cách mạng vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, vì sự tiến bộ chung của xã hội thì sẽ xây dựng nền báo chí cách mạng tiến bộ; còn một khi thiết chế xã hội đó đi ngược lại quyền lợi của dân tộc, phản động, bảo thủ, trì trệ thì lại xây dựng cho mình một nền báo chí chỉ nhằm bảo vệ cho lợi ích một số người, đi ngược lại trào lưu dân chủ và tiến bộ xã hội, lịch sử nhân loại từ xa xưa cho đến nay đã chứng minh điều đó rất rõ ràng. Chế độ hà khắc của chính quyền Taliban ở Afghanistan đối với báo chí là một ví dụ. Từ đó có thể nói rằng, xã hội nào thì có nền báo chí đó. Báo chí là tấm gương phản ánh thể chế chính trị - xã hội của mỗi quốc gia - mỗi dân tộc.

Ở Việt Nam, tuy báo chí ra đời muộn nhưng được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, chúng ta đã xây dựng được một nền báo chí cách mạng tiên tiến. Với mục đích và sự nghiệp cao quý vì con người, báo chí cách mạng Việt Nam đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hòa bình và tiến bộ trên thế giới.

5. Mối quan hệ giao lưu quốc tế

Trong hoạt động báo chí hiện đại, không thể thiếu được quan hệ giao lưu quốc tế. Những thông tin về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, thể thao, an ninh quốc phòng, môi trường và nhiều vấn đề khác ngày càng được đông đảo người dân quan tâm. Những thông tin do báo chí cung cấp giúp công chúng tự điều chỉnh hành vi, xác định thái độ ứng xử, phưang pháp hành động nếu thông tin đó phù họp với lĩnh vực mà họ đang quan tâm. Mặt khác, thông tin báo chí còn giúp công chúng nâng cao nhận thức, góp phần tích cực vào việc hình thành đời sống tinh thần lành mạnh trong xã hội.

Mối quan hệ giao lưu quốc tế có ảnh hưởng lớn đến sự ra đời và phát triển thông tin đại chúng ở các quốc gia. Sự ảnh hưởng đó được biểu hiện qua việc trao đổi các phương tiện kỹ thuật làm báo như máy ảnh, camera, máy in và các thiết bị cần thiết cho hoạt động báo chí - xuất bản. Những kinh nghiệm tổ chức và vận hành các cơ quan truyền thông đại chúng cũng được phổ biến rộng rãi. Các khuynh hướng tư tưởng trong báo chí cũng được lan rộng khắp thế giới. Việc trao đổi kinh nghiệm làm báo, hoạt động phóng viên cũng được diễn ra thường xuyên trong thời đại bùng nổ thông và toàn cầu hóa truyền thông đại chúng.

Ở Việt Nam, quan hệ giao lưu quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta ngay từ những ngày đầu khi báo chí mới hình thành như phương thức làm báo, kỹ thuật in, phát sóng, thể loại báo chí,... Ngày nay, mối quan hệ này càng có ý nghĩa trong điều kiện mở rộng và đa dạng hóa thông tin báo chí. Nó tạo cơ hội cho báo chí nước nhà sớm tiếp cận với nền báo chí hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin - giao tiếp ngày càng tăng của nhân dân.

Tóm lại, trong hoạt động báo chí hiện đại, quan hệ giao lưu quốc tế ngày càng đóng vai trò quan trọng, là cầu nối giữa các quốc gia, dân tộc, làm tăng hiệu quả truyền thông đại chúng.

III. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BÁO IN

1. Trên thế giới

1.1. Thời kỳ tiên báo chí

Thời kỳ này được tính bằng mốc từ thế kỷ XV trở về trước. Thời gian này mới chỉ xuất hiện một số hình thức ấn phẩm thông tin gần giống với báo chí. Ví dụ, năm 1485, ở I-ta-li-a xuất hiện những tờ báo tuyên truyền tin tức chiến tranh...

Những tờ báo đã xuất hiện từ rất lâu ở cả phương Đông và phương Tây. Thời nhà Hán [Trung Quốc) có lệ các vị hoàng đế phát mỗi năm vài kỳ các thông báo cho những đơn vị hành chính về những sự kiện và chủ trương của triều đình, được gọi là Hán triều để báo. Tại Châu u, thế kỷ XVI, một số người ở Venice làm những bản thông tin hàng hóa có tên gọi là gazeta. Ban đầu không bán, nhưng về sau các gazeta được bán với giá 1 đồng xu.

Các hình thức thông tin nói trên chưa được công nhận là báo chí, bởi vì chưa đáp ứng được các tiêu chí của một sản phẩm báo chí. Tuy nhiên, những hình thức thông tin này được coi là yếu tố tiền đề để cho ra đời loại hình báo in sau này.

1.2. Thời kỳ ra đời báo in hiện đại

Thời kỳ này được tính bằng giai đoạn đầu thế kỷ XVI, với việc ra đời hàng loạt các tờ báo, tạp chí, bản tin định kỳ ở cắc nước phương Tây. Dưới đây là mốc đánh dấu sự ra đời của các tờ báo, tạp chí, bản tin định kỳ đầu tiên trên thế giới:

- Năm 1605, tờ tạp chí xuất bản định kỳ hàng tuần đầu tiên trên thế giới có tên là Tijdingen ra đời tại nước Bỉ.

- Năm 1609, Avisa Relation Oder Zeitung là tờ báo tuần định kỳ đầu tiên trên thế giới ra đời tại Đức.

- Năm 1631, Nouvelles Ordinaires (Tin tức thường ngày) là tờ tin định kỳ đầu tiên trên thế giới ra đời tại Pháp.

- Năm 1660, Leipziger Zeitung là tờ nhật báo định kỳ đầu tiên ra trên thế giới ra đời ở Đức.

Thời kỳ này còn được gọi là thời kỳ báo chí quý tộc, bởi chỉ có tầng lớp thượng lưu, những ông chủ tư sản mới có quyền xuất bản báo và đọc báo. Các ấn phẩm báo chí thời kỳ này chủ yếu phục vụ mục đích thông tin thương mại cho các ông chủ tư sản, do vậy giá bán báo thường rất đắt và số lượng bản in rất ít. Báo in thời kỳ này chỉ đơn thuần thực hiện chức năng thông tin.

1.3. Thời kỳ hoàng kim của báo in

Đến giữa thế kỷ XVIII, cách mạng công nghiệp đẩy mạnh kỹ thuật làm báo, các tờ báo trở thành công cụ truyền đạt thông tin, tri thức hiệu quả. Thời kỳ hoàng kim được tính bằng giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Vào giai đoạn này, báo in ra đời ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nhiều đối tượng và thành phần xã hội đều có thê làm báo, đọc báo. Các sản phẩm báo in định kỳ được phát hành rộng rãi trong đời sống xã hội và trở thành món ăn tinh thần quan trọng đối với công chúng.

Báo in thời kỳ này không dừng lại ở việc đảm nhiệm đơn thuần chức năng thông tin như thời kỳ mới ra đời mà đã đảm nhiệm các chức năng xã hội khác. Nó trở thành vũ khí quan trọng trong đấu tranh chính trị của các giai cấp xã hội. Các nước phương Tây đã coi báo chí là "quyền lực thứ tư" trong một thiết chế nhà nước (đứng ngang hàng với quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp), đó là quyền tạo dư luận xã hội. Điều này được báo giới phương Tây khẳng định sau hàng loạt sự kiện mà báo chí đã làm thay đổi cả một thể chế hoặc một cá nhân chính trị. Ví dụ như bài báo của Zoola với tựa đề "Tôi tố cáo"mô tả vụ kiện Đrâyphuýt, một ông chủ tư sản kếch xù ở Pháp được đăng trên tờ Rạng Đông (Pháp) ngày 1 3 / 1 / 1 8 9 8 . Bài viết đã tạo ra một làn sóng dư luận xã hội mạnh mẽ, làm cho những ông chủ tư sản phải kiêng nể báo chí. Hoặc sự kiện Oa-tơ-ghết ngày 1 8 / 6 / 1 9 7 2 tại Mỹ cũng là một ví dụ điển hình để báo chí phương Tây ca tụng quyền lực của báo chí. Đó là việc tờ Washington Post đã tiết lộ tin những kẻ đặt máy nghe trộm tại trụ sở Đảng dân chủ (Mỹ). Sau sự kiện vỡ lở do báo chí thông tin, hàng loạt nhân vật chóp bu của Nhà trắng phải từ chức vì sức ép của dư luận, trong đó có tổng thống Mỹ đương nhiệm Richard Nixon.

1.4. Thời kỳ báo in phát triển cạnh tranh với các loại hình báo chí mới

Thời kỳ này được tính từ cuối thế kỷ XX đến nay. Những năm đầu thế kỷ XX, phát thanh và truyền hình ra đời nhờ sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật điện tử. Tuy nhiên, phải đến những năm cuối thế kỷ XX, ngành phát thanh và truyền hình mới phát triển mạnh mẽ nhờ vào những tiến bộ của công nghệ điện tử - viễn thông hiện đại. Đặc biệt là sự ra đời của Internet vào những năm cuối thập kỷ 60 của thế kỷ XX và phát triển mạnh mẽ ả đầu thế kỷ XXI. Đây là điều kiện quan trọng cho sự ra đời loại hình báo chí mới, đó là báo mạng điện tử với tính năng truyền thông đa phương tiện nổi trội, nhiều tiện ích.

Các loại hình báo chí mới ra đời và phát triển mạnh mẽ đã tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt với loại hình báo in truyền thống. Trong sự cạnh tranh khốc liệt này, các tòa soạn báo in đã và đang tích cực cải thiện nội dung và hình thức sản phẩm, phát huy các thế mạnh, khắc phục những hạn chế để thu hút độc giả.

2. Ở Việt Nam

Ở Việt Nam, sự ra đời của tờ Gia Định báo ngày 01/4/1865 đánh dấu mốc quan trọng đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam. Trước đó, năm 1862 đã xuất hiện tờ công báo của quân đội viễn chinh Pháp ở Nam Kỳ in bằng tiếng Pháp (Bulletin Officeil de 1'expedition dela Cochinchine). Có thể nói rằng, nền văn minh báo chí châu u đã theo gót chân đội quân thực dân Pháp du nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên, bản thân cuộc sống cùng các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam đã tiếp nhận, dung hòa công cụ văn minh đó, biến nó thành một sản phẩm Việt Nam phục vụ cho những nhu cầu của xã hội Việt Nam. Cho đến đầu thế kỷ XX, báo chí đã có mặt trên khắp ba miền đất nước.

Tại Hà Nội, ấn phẩm đầu tiên mang tính chất của một tờ báo cả về nội dung lẫn hình thức là tờ Đại Việt tân báo ra số 1 ngày 7 /5 / 1 9 0 5 . Chủ nhiệm của báo này là người Pháp tên là Ecnext Babuyt và chủ bút là Hàn Thái Dương - người Việt Nam. Trước Đại Việt tân báo, từ năm 1892, ở Hà Nội đã xuất bản tờ công báo có tên Đại Nam đồng văn nhật báo do Schneider (người Pháp) làm chủ nhiệm và Nguyễn Văn Vĩnh làm chủ bút. Phải đến năm 1907, tờ này mới được chuyển thành tờ báo theo đúng nghĩa. Mặc dù báo chí ra đời muộn hơn nhưng vai trò địa lý, chính trị quan trọng của mình, Hà Nội đã nhanh chóng trở thành một trung tâm hàng đầu cả về nguồn tin, tác giả, tiêu thụ báo, đòng thời cũng là nơi tập trung nhiều cơ quan báo chí.

Ngày 2 1 / 6 /1 9 2 5 , báo Thanh Niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã xuất bản số đầu tiên, đánh dấu sự khởi đầu ra đời và phát triển của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Sau báo Thanh Niên, Chủ tịch Hò Chí Minh và các nhà cách mạng Việt Nam còn xuất bản bí mật các tờ báo như: Công Nông, Lính kách mệnh, Đỏ... Ngày 0 1 / 8 /1 9 4 1 , báo Việt Nam độc lập do Nguyễn Ải Quốc sáng lập và trực tiếp chỉ đạo đã ra số đầu tiên tại Cao Bằng góp phần tích cực chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng 8 /1 9 4 5 thành công.

Trong những thập niên 20, 30 của thế kỷ XX, báo in đã có những bước phát triển vượt bậc với những tờ báo, tạp chí như: Trung Bắc tân văn (1 913 - 1945), Đông Dương tạp chí (1913 - 1917), Nam Phong tạp chí (19 17 - 1925), Thực nghiệp dân báo

(1920 - 1933), Tribune Indochinoise (1926 - 1941], Tiếng dân (19 27 - 1943), Hà thành ngọ báo (19 27 - 1929), Phụ nữ tân văn (1929 - 1943), Phụ nữ thời đàm (1930 - 1934),...

Sau Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945 đã tạo điều kiện cho báo chí cách mạng phát triển mạnh mẽ, trở thành nền báo chí chính thống của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Các tờ báo như: báo Cứu quốc - cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Đông Dương, báo Lao động - cơ quan ngôn luận của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, báo Hồn nước của Đoàn Thanh niên cứu quốc, báo Độc lập - cơ quan ngôn luận của Đảng Dân chủ Việt Nam đã được in và phát hành công khai ở Hà Nội.

Trong suốt hai cuộc kháng chiến xây dựng và bảo vệ đất nước, lực lượng báo chí Việt Nam ngày càng lớn mạnh và phát triển không ngừng. Tính đến ngày 2 6 /1 2 / 2 0 1 3 , toàn quốc có 838 cơ quan báo chí in với 1.111 ấn phẩm, trong đó các cơ quan Trung ương có 86 báo, 507 tạp chí; địa phương có 113 báo, 132 tạp chí; có 70 báo điện tử, 19 tạp chí điện tử và 265 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí(1).

Báo chí ờ Việt Nam nói chung, báo in nói riêng giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Báo chí là phươne tiện thông tin thiết yếu của đời sống xã hội; là công cụ, phương tiện quan trọng của Đảng và Nhà nước trong công tác tư tưởng, văn hóa; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước tời nhân dân. Báo chí thực hiện các nhiệm vụ quan trọng như: tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu nhân to mới, điên hình tiên tiến; tham gia góp phần phát triển kinh tế - xã hội; giới thiệu hình ảnh đất nước, con người, nền văn hóa Việt Nam với the giới; mờ rộng giao lưu hợp tác quốc tế; phê phán những mặt trái, tiêu cực và đau tranh tích cực trên mặt trận chống tham nhũng... 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro