PHẦN 2: CÁC LOẠI HÌNH BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG (11)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

II. TỔ CHỨC TÒA SOẠN VÀ QUY TRÌNH XUẤT BẢN BÁO ĐIỆN TỬ

1. Tổ chức bộ máy quản lý

Báo điện tử nước ta tổ chức bộ máy quản lý theo hai hướng chính là Báo điện tử của cơ quan báo in và Báo điện tử thuộc Bộ ngành, tổ chức.

2. Xuất bản báo điện tử

2.1. Quy trình

Đầu vào của BĐT có bốn quy trình: tin, bài do phóng viên tòa soạn đi thực tế để viết (được gọi là thông tin độc quyền tự khai thác); tin, bài biên tập, sử dụng lại từ các báo khác; tin bài biên dịch từ các trang báo nước ngoài và cuối cùng là nguồn hợp tác

của các cộng tác viên. Trong các nguồn thông tin này thì thông tin tự khai thác được đánh giá cao và các báo đang cố gắng đẩy tỉ lệ loại thông tin này ngày càng tăng.

Quá trình biên tập và xuất bản BĐT được thực hiện hoàn toàn online; tin, bài được gửi vào địa chỉ của từng chuyên mục, biên tập viên (chủ trang, thư ký tòa soạn) biên tập và người chịu trách nhiệm chính như tổng biên tập, phó tổng biên tập, thư ký tòa soạn quyết định đăng tải hay không. Quy trình này được rút ngắn so với báo in và tăng quyền tự chủ cho các thư ký toà soạn, tổng thư ký tòa soạn trong việc quyết định đăng tải những thông tin thông thường, không mang tính "nhạy cảm".

2.2. Viết cho báo điện tử

Để viết cho BĐT, ngoài việc cần nắm vững những đặc điểm của BĐT thì người viết còn cần phải quan tâm tới những đặc điểm của công chúng BĐT. Hai yếu tố này tạo nên những đặc điểm khác biệt trong cách viết cho BĐT so với các loại hình báo chí khác.

2.2.1. Đặc điểm công chúng báo điện tử

Các nghiên cứu về cách thức tiếp nhận thông tin trực tuyến của công chúng cho thấy người đọc chỉ lướt qua các trang hơn là đọc từng trang một cách chăm chú. Độc giả của BĐT thường năng động hơn so với độc giả báo in, khán thính giả của phát thanh, truyền hình; họ chủ động tìm kiếm thông tin chứ không thụ động thu nhận những gì báo chí cung cấp.

Mỗi tờ báo có công chúng định hướng của mình. Vì BĐT có thể được công chúng trên toàn cầu đón nhận, do vậy cần cân nhắc để quyết định nên viết cho người xem ở phạm vi nào: địa phương, hay quốc gia quốc tế.Ngoài ra, người đọc báo điện tử còn có những đặc điểm khác: Có trình độ so với mặt bằng của xã hội, ham hiểu biết, ưa khám phá.

Tuổi đời còn khá trẻ (so với công chúng của báo, đài).

Thực dụng: hay nôn nóng, thiếu kiên nhẫn, thích mọi cái được chuẩn bị sẵn sàng [dù là sự tập hợp) do đọc khó hơn.

Có điều kiện và khả năng sử dụng công nghệ hiện đại.

Có khả năng tự nhận biết và xử lý thông tin, đọc chủ động nhưng không phải lúc nào cũng biết mình muốn gì.

Có nhu cầu thông tin cao nhưng quỹ thời gian hạn hẹp.

Công chúng ngày càng đòi hỏi thông tin đơn giản, dễ hiểu, tiết kiệm được thời gian nhưng mang lại lượng thông tin cao, hiểu được đối tượng của mình, các BĐT sẽ tìm ra cách đáp ứng thông tin tốt nhất.

2.2.2. Một số nguyên tắc viết cho báo điện tử

Đây là loại hình báo chí hiện đại, vì thế đòi hỏi người viết phải có phương pháp, kĩ năng, tác phong làm báo phù hợp. Dưới đây là một sổ nguyên tắc chung mà người viết cần lưu ý:

- Có tư duy truyền thông đa phương tiện:

Trước khi viết và biên tập tin, bài cho BĐT, hãy suy nghĩ cách tốt nhất để thể hiện câu chuyện: dung âm thanh (audio), hình ảnh (video), đồ họa (graphics), hay chữ (text); hoặc là kết hợp tất cả các phương tiện này; liệu có phải sử dụng liên kết (link) hay không

Xây dựng một kế hoạch và coi đó là kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động sáng tạo của mình, từ việc thu thập thông tin tới quá trình viết và hoàn thành tác phẩm. Tránh viết một mạch rồi sau đó mới tính đến chuyện bố sung các yếu tố khác.

- Có cách thu thập thông tin phù hợp:

Do chất liệu để xây dựng nên tác phẩm báo chí trực tuyến khác so với báo in, phát thanh, truyền hình nên cách thu thập thông tin cũng có những điểm khác biệt, phóng viên báo in thường chủ yếu tập trung vào khai thác thông tin. Phóng viên truyền hình thường chăm chú vào hình ảnh và luôn tìm cách để có những khuôn hình ăn nhập với lời. Còn phóng viên BĐT phải liên tục suy nghĩ về nhiều yếu tố khác nhau và cách để liên kết, sử dụng chúng hợp lý...

+ Ảnh trên BĐT có ý nghĩa quan trọng. Nó không chỉ khiến cho bài viết được trình bày đẹp hơn, "bắt mắt" hơn, mà còn làm tăng giá trị và độ tin cậy của thông tin. Trong các loại hình báo chí thì BĐT được cho là có độ tin cậy thông tin thấp nhất vì nó được xuất bản dễ dàng. Một người cũng có thể làm một trang báo phong phú. Vì lẽ đó, bên cạnh việc trích dẫn, trích nguồn thì ảnh cũng góp phần làm tăng tính xác thực của thông tin. Bức ảnh chỉ đạt khi được cắt cúp cận cảnh, phù hợp với nội dung tin, bài và làm sáng tỏ thêm thông tin cho tin, bài. Còn các đoạn phim cần phóng đơn giản và zoom vào cận cảnh. Chỉ sử dụng âm thanh khi cảm thấy chúng có khả năng truyền tải thông tin cao và hấp dẫn. Những nhân vật phỏng vấn thú vị sẽ thu hút sự quan tâm của công chúng.

Lý giải: Độc giả không chỉ muốn biết ai, cái gì, ở đâu và khi nào, mà cả tại sao nó lại xảy ra và tại sao nó quan trọng... trong vô vàn trang web với lượng thông tin khổng lồ, chỉ có trang web nào lý giải được thông tin, giúp người đọc định hướng trong nhận thức thì mới thành công.

+ Đầu đề BĐT (title, title): Ngắn gọn, mạnh, ẩn tượng, cuốn hút, nếu không người đọc sẽ không nhấp chuột vào để đọc tiếp. Ranh giới giữa tính hấp dẫn với giật gân, câu khách nhiều khi là rất nhỏ. Nói quá một chút, thiếu trung thực một chút có thế sẽ khiến người đọc thất vọng. Đầu đề dài 4 - 8 chữ, tối đa là 12 chữ sẽ trình bày vừa một dòng, nhìn không bị rối và nhìn đẹp mắt hơn. Đối với người đọc, đầu đề ngắn dễ gây ấn tượng, dễ nhớ hơn. Đầu đề BĐT phải cụ thể, rõ ràng, nêu được chủ đề bài viết, nghĩa là có khả năng đứng độc lập vì trên trang chủ hoặc trang trong chủ yếu chỉ xuất hiện danh sách đầu đề. Nếu đầu đề viết chung chung, người đọc sẽ không vào đọc.

+ Viết lead (sapo, mào đầu]: Điều cốt yếu khi viết cho BĐT là phải nhanh chóng thông báo cho người đọc biết câu chuyện viết về điều gì và nó có ý nghĩa gì đối với họ (tại sao họ phải đọc câu chuyện này).

Một tác phẩm báo chí trực tuyến thường được xây dựng theo kiểu "mô hình chữ T". Theo đó Lead sẽ là phần gạch ngang ở trên, có nhiệm vụ tóm tắt câu chuyện, và nếu có thể, cho biết luôn tầm quan trọng, cần thiết của câu chuyện. Lead không cần phải thông báo kết cục của sự kiện mà chỉ cần làm nhiệm vụ kích thích, dẫn dắt người đọc đến với toàn bộ câu chuyện. Sau Lead phần còn lại của tác phẩm được coi như phần đầu của chữ T. Có thế viết phần này theo bất kì cấu trúc nào miễn là hợp lý. Chẳng hạn, có thể viết theo hình tháp thông thường hay lối kể chuyện được triển khai theo trình tự thời gian sự kiện diễn ra. Cũng có thể hình dung cấu trúc hình tháp ngược đế viết.

Lead là cấu trúc bắt buộc đối với BĐT. Điều này đòi hỏi người viết phải biết cách giúp người đọc nhanh chóng nhận biết được thông tin quan trọng nhất trong bài báo và lý do tại sao cần phải đọc.

Không chồng chất thông tin: Nhiều tờ báo mạng khó khăn khi tường thuật trực tiếp một sự kiện nóng. Họ chồng chất liên tục các sự kiện và tình tiết và cứ như thế, bài báo sẽ trở thành một mớ thông tin hỗn độn, khiến người đọc khó theo dõi. Loại báo này chỉ phù hợp với những ai theo sát sự kiện liên tục trong nhiều giờ và có nhu cầu nắm toàn bộ diễn biến của sự kiện (chẳng hạn vụ cháy ITC, vụ bắt cóc con tin...] do vậy cần cân nhắc để câu chuyện luôn là một sản phẩm hoàn hảo cho độc giả và thông tin quan trọng nhất phải được nêu trong Lead.

+ Chia nhỏ bài báo: Những khối chữ dày đặc trên màn hình máy tính sẽ gây khó khăn cho người đọc. Thay vì viết một bài báo dài, nên viết nhiều bài nhỏ có độ dài chỉ khoảng 1 - 2 màn hình, mỗi bài viết sâu và một chủ đề. Trên màn hình người ta không đọc thông tin theo từng dòng mà theo khối, vì vậy khi viết cho BĐT cần cắt thông tin theo từng khối hay từng đoạn ngắn.

+ Ngắn gọn nhưng hấp dẫn: Các bài báo trực tuyến quá dài thường chỉ có số ít người đọc trọn vẹn những bài đó. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng mỗi sự kiện, vấn đề đều có thể giải quyết trong một lượng từ tối đa là 800 chữ. Đây có thể coi là một yêu cầu đối với BĐT. Tuy nhiên, công chúng có thể đọc các bài báo dài trên mạng miễn là bài báo đó có lí do chính đáng để phải dài và nó có khả năng thu hút sự chú ý của người đọc. Nếu bài báo dài có thế dùng tít xen (còn gọi là tít con) để chia bài báo thành vài chủ đề nhỏ trong một chủ đề lớn, như vậy trình bày sẽ thoáng hơn, dễ đọc hơn, khi kéo thanh trượt để đọc thì người đọc dễ dàng xác định được vị trí của từng phần nội dung trong bài.

Viết chặt chẽ, sinh động, dễ đọc: Viết cho web là sự kết hợp viết cho báo in và viết cho phát thanh, truyền hình. Để giúp công chúng dễ nắm bắt được thông tin dễ dàng, cần viết câu khẳng định đơn giản, chủ động, một mệnh đề, mỗi câu chuyện tải một ý.

- Viết sinh động, truyền tải những động từ mạnh và danh từ sắc sảo; tạo ra một giọng điệu riêng để độc giả có thể nhận biết được bạn từ trong biển thông tin khổng lồ của BĐT. Có thể sử dụng khiếu hài hước, hoặc viết theo kiểu nhẹ nhàng hay lập luận sắc sảo có chính kiến. Văn phong hội thoại, đối thoại (văn nói) phát huy vai trò hữu hiệu đối với BĐT. Công chúng trực tuyến dễ chấp nhận các kiểu viết độc đáo, tuy nhiên cũng cần phải thận trọng. Viết quá sáo rỗng, văn hoa hay ướt át lại là sai lầm. Khác với độc giả của báo in, công chúng của BĐT có vô số lựa chọn.

BĐT chỉ cho phép người đọc có cơ hội xem lướt một số tít, chuyên mục, lời dẫn được thể hiện ở trang chủ mà không thế xem lướt qua nội dung từng tin trước khi chọn một tin, bài để đọc. Cho nên ngôn ngữ BĐT không chỉ dễ hiểu, dễ tiếp nhận ở phần nội dung mà trước hết nó phải dễ hiểu, dễ tiếp nhận ngay từ tít, lead.

Viết từng đoạn ngắn, câu ngắn. Cần sử dụng các yếu tố đồ hình như hộp dữ liệu, biểu bảng, biểu đồ, tranh ảnh... trong việc chuyển tải thông tin thay vì chỉ dùng chữ viết. Ngôn ngữ BĐT phải làm cho bạn đọc nắm được nhiều thông tin nhất trong một lượng chữ, hình ảnh cô đọng, súc tích nhất.

- Viết cụ thể, tránh lối viết mơ hồ, chung chung:

+ Do chỉ đọc được rất ít thông tin từ trang chủ nên người đọc thường không biết họ sẽ đọc được gì sau các siêu liên kết. Và thường là người ta không nhấp chuột vào những đầu đề mà người ta không đoán biết bài báo đó viết về cái gì. Do vậy, tốt hơn hết là hãy nói cho công chúng biết họ sẽ được đọc gì.

+ Các nghiên cứu cho thấy công chúng BĐT thích đọc các đầu đề trực tiếp hơn là những đầu đề văn hoa hoặc chung chung. Đầu đề văn hoa, trừu tượng không thể nhanh chóng nêu được nội dung câu chuyện, và do vậy khó có thể lôi cuốn người đọc nhấp chuột vào.

- Sử dụng liên kết:

+ Nhiều người e ngại rằng nếu họ thiết lập các đường lên kết với các trang web khác thì sẽ mất độc giả. Điều này không đúng. Công chúng muốn vào các trang làm tốt việc liên kết với các trang có giá trị. Nếu họ thấy một trang web có thể tin cậy được, họ sẽ quay trở lại với trang đó.

+ Nhà báo phải có trách nhiệm thẩm định và cân nhắc kỹ khi thực hiện việc liên kết với các trang khác. Tuyệt đối tránh việc liên kết với các trang chuyên cung cấp thông tin giả hoặc những trang có nội dung xấu. Hãy lựa chọn những liên kết có thể giúp làm tăng giá trị cho cầu chuyện, tạo điều kiện cho công chúng có thêm thông tin về các nhân vật liên quan hoặc tới các câu chuyện khác. Bằng việc liên kết với các câu chuyện khác để cung cấp thông tin nền và thông tin bối cảnh, người viết có điều kiện tập trung vào sự kiện, vào diễn biến chính mà không chẻ nhỏ câu chuyện, lặp lại các chi tiết thông tin cũ.

+ Trên trang web có thế xây dựng các hồ sơ, mỗi bộ hồ sơ chứa đựng nhiều thông tin về một chủ thể nhất định, điều này giúp người đọc nắm thông tin rất hiệu quả và có hệ thống.

Tóm lại, BĐT là một ngành công nghiệp mới mở. Do vậy, hiện không thể có một quy luật thống nhất và bất biến. Tất cả chỉ là ý tưởng và lời khuyên mà thôi. Hãy cố gắng suy nghĩ ra những cách khác nhau để truyền tải thông tin. Tuy nhiên, dù thế nào cũng không được quên những điều căn bản của báo chí: các dữ kiện cần được kiểm chứng, viết sắc sảo, sinh động và trực tiếp, tôn trọng các quy ước về đạo đức báo chí.

2.3. Một số lưu ý khi viết cho báo mạng điện tử

- Càng ngắn càng tốt: Ngôn ngữ đơn giản, ngắn gọn sẽ chuyển tải suy nghĩ của người viết hiệu quả hơn là những câu dài. Ngắn gọn súc tích sẽ khiến người đọc dễ tiếp thu. Một trang báo kéo dài, bạn đọc phải cuộn màn hình liên tục mà không hết thì bạn đọc sẽ rời bỏ trang đó.

- Viết trực tiếp: Chớ lòng vòng, hãy nói thẳng vào câu chuyện, đi thẳng vào chủ đề, nhằm thẳng vào đối tượng. Ngay từ đầu đề và phần mào đầu, cần cho người đọc biết bài viết hoặc tin này đề cập tới vấn đề gì, đừng làm mất thời gian của người đọc.

+ Viết sinh động, hấp dẫn: Là một yêu cầu quan trọng đối với người làm báo mạng. Người đọc báo mạng hoàn toàn chủ động về đường đi của mình, họ có thể nhấn chuột vào để đọc tiếp hoặc sẽ nhanh chóng chuyển sang tin, bài khác, trang bài khác nếu có nhiều thông tin "bắt mắt" hơn.

+ Dùng câu chủ động: làm cho câu văn sáng nghĩa và mạch văn sẽ mạnh mẽ hơn.

+ Dùng động từ mạnh: rất "đắt" trong việc mô tả, nhưng cẩn thận khi dùng tính từ hoặc trạng từ đi kèm, có thể vi phạm tính khách quan của thông tin.

- Nêu rõ nguồn tin và trích dẫn: So với các loại hình báo chí truyền thống, việc xuất bản báo mạng dễ dàng hơn rất nhiều, do vậy độ tin cậy của thông tin cũng thấp hơn. Nguồn tin khiến độc giả tin tưởng ở bạn. Trích dẫn câu nói của nhân vật cũng làm tăng độ thuyết phục, tin cậy của thông tin.

- Kết nối: Nên tạo cơ hội để độc giả có thể kết nối sang các nội dung hỗ trợ chi tiết bên ngoài trang của bạn. Nói chung các bài báo đều dẫn nguồn, nhưng thế mạnh trên website là người viết có thể đưa độc giả đến thẳng với các nguồn tin hỗ trợ. Nên ghi lại đường dẫn của các nguồn tin khi đi thu thập thông tin để tạo hyperlink trong bài.

- Trình bày phù hợp: Hãy phá những khối chữ đặc kịt, xám xịt và buồn tẻ bằng cách sử dụng các danh mục (list), tít xen, làm nổi bật bằng những câu gây chú ý (box).

- Soát lỗi chính tả: Hãy đọc kỹ để sửa hết lỗi chính tả vì chẳng ai chấp nhận được điều khó chịu này.

- Ngôn ngữ BĐT gần với văn phong nói hơn là văn viết. Để đảm bảo cho độc giả hiểu ngay từ cái liếc nhanh, ngôn ngữ báo mạng có xu hướng mang phong cách nói: kể, đơn giản, dễ hiểu, bình dị.

- Thông tin phải thực sự có giá trị hoặc thu hút sự quan tâm của độc giả, bằng không độc giả sẽ không click vào. Đó là những thông tin mới, nóng; chưa được biết đến, lạ, bất thường; nhân vật

nổi tiếng; những thông tin gần gũi với độc giả về địa lý, văn hóa, tâm lý tiếp nhận, những tin tức sát sườn với độc giả...

3. Những yêu cầu đối với người làm báo điện tử

Đây là loại hình báo chí hiện đại đòi hỏi phương pháp, kỹ năng, tác phong làm báo phù hợp. Cách làm báo "văn phòng", ngôi cắt dán hoặc đăng tải nguyên bài từ báo "mẹ" đang dần được thay thế bằng hoạt động săn tin của phóng viên. Thực tế cho thấy, chỉ có những trang BĐT nào luôn cập nhật được thông tin nóng hổi, có cách viết hiện đại mới thu hút được sự quan tâm của người đọc. Vì thế, việc lấy tin trực tiếp, chụp ảnh, ghi âm hoặc quay hình, xác minh sự thật và bình luận tin một cách chuyên nghiệp; tôn trọng các tiêu chuẩn vì chính xác và khách quan... vẫn là những yêu cầu được các nhà báo của BĐT quan tâm.

Đối với BĐT, ngoài việc cập nhật tin bài liên tục, có lượng thông tin cáo, cách thể hiện theo lối làm báo hiện đại, giảm bớt tin, những bài dài dòng, khô khan, nặng tính báo cáo... vẫn là những yêu cầu quan trọng.

Sự bùng nổ thông tin như hiện nay đang đặt ra yêu cầu kiểm định và đánh giá thông tin ngày càng chặt chẽ đổi với các nhà báo. Trên thực tế đã có không ít thông tin đăng tải trên báo mạng sai với thực tế hoặc cách đưa tin thiếu khách quan... gây khó chịu cho người đọc. Trực tiếp có mặt tại hiện trường để lấy tin, viết bài lại là yêu cầu vô cùng quan trọng đối với phóng viên.

4. Vấn đề đánh giá chất lượng các báo điện tử

BĐT Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh chóng mặt về số lượng, tuy nhiên không lúc nào số lượng cũng tỉ lệ thuận với chất lượng. Việc đánh giá chất lượng của một trang BĐT là không dễ dàng. Hiện nay, căn cứ mà nhiều báo dựa vào là các chỉ số đo lường về số lượng người truy cập được các trang web nước ngoài như alexa.com hay google.toolbar cung cấp. Tuy nhiên, những thông tin này cũng không chính xác, chỉ có tính chất tương đối. Mặt khác, đây là một chỉ số quan trọng nhưng việc dựa vào duy nhất một chỉ số để đánh giá là chưa đầy đủ và thiếu khách quan.

Nếu các cơ quan báo chí truyền thống có được tên tuổi, thương hiệu một phần quan trọng là dựa vào uy tín của cơ quan chủ quản thì BĐT còn đòi hỏi một giao diện bắt mắt, dễ đọc, tổ chức thông tin hợp lý với nhiều tiện ích; thông tin cập nhật nhanh chóng, chính xác; cách viết sinh động, hấp dẫn, thu hút được người xem...

Hiện nay, một số BĐT dùng "chiêu thức" rút tít, giật gân gây sự chú ý hoặc đưa những hình ảnh hở hang, thông tin đời tư của các ca sĩ, diễn viên, người mẫu... để nhằm "câu view" (số lượng người truy cập) nhưng điều đó cũng khiến cho không ít người đọc thấy phản cảm. Để xây dựng thương hiệu, thu hút quảng cáo, tiến tới bán thông tin như một số trang báo nước ngoài đang làm thì chất lượng thông tin vẫn là ưu tiên hàng đầu.

5. Xu thế phát triển của báo điện tử

5.1. Lấy tốc độ cập nhật thông tin làm trọng tâm

Đưa tin nhanh là một lại thế và cũng là một tiêu chí hàng đầu của các báo điện tử. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các tờ báo điện tử, đế có thể thu hút độc giả các tờ báo mạng phải đẩy nhanh tốc độ cập nhật thông tin. Những sự kiện thời sự nóng (breaking news) là trận địa nóng bỏng nhất. Họ thường huy động sức mạnh tổng lực cho những sự kiện này. Để chạy đua đưa tin sớm nhất, trước hết, báo điện tử có thể chỉ chạy một cái tít và một câu mở đầu tin để thông báo sự kiện mới xảy ra. Sau đó họ mới bổ sung dần thông tin, ảnh, các dữ liệu khác.

Đối với những sự kiện lớn được công chúng quan tâm đặc biệt, họ còn có thể tường thuật trực tiếp sự kiện bằng hình ảnh (web TV) và bằng chữ để độc giả có thể theo dõi liên tục sự kiện đang diễn ra.

Nhưng vấn đề quan trọng đầu tiên là làm thế nào để có được thông tin sớm nhất. Ngoài số lượng phóng viên có hạn của mình theo dõi từng lĩnh vực, các báo chỉ có thể dựa vào mạng lưới đông đảo cộng tác viên và cộng đồng bạn đọc thân thiết gắn bó với tờ báo. Tờ báo nào xây dựng được đội quân này đông đảo hùng mạnh thì càng có nhiều cơ hội tiếp nhận được thông tin nhanh.

Một xu hướng mới của báo điện tử là công chúng tham gia ngày càng nhiều vào nội dung tờ báo. Trong rất nhiều trường hợp, bạn đọc không chỉ thông báo sự kiện cho báo mà họ còn ghi hình chụp ảnh và tường thuật sự kiện. Chẳng hạn như trong thảm họa sóng thần Nhật Bản xảy ra vào 1 1 / 3 / 2 0 1 1 , nhiều khách du lịch châu u đã viết nhật ký trực tuyến (blog) tường thuật sự kiện và chụp ảnh, quay camera nhiều hình ảnh đưa lên mạng Internet, sau đó được nhiều báo sử dụng.

Trong khi đó, một số đài ở Việt Nam với số lượng phóng viên lên tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người nhưng số phóng viên này lại chưa được huy động đế giúp báo điện tử nâng cao sức cạnh tranh thông tin. Nguyên nhân của tình trạng này trước hết là do chưa có cơ chế để mọi phóng viên trong cơ quan đều có trách nhiệm săn tin. Mặt khác, viết tin và làm các sản phẩm cho báo điện tử cũng có những yêu cầu riêng và đòi hỏi sức ép về thời gian, kỹ năng sử dụng mạng Internet cùng các thiết bị ngày càng tinh xảo phức tạp như máy tính xách tay, máy ảnh, máy camera, xử lý ảnh bằng kỹ thuật số, dựng hình... Đây là một thách đố lớn đối với nhiều nhà báo quen viết cho báo in hàng ngày, nhất là những nhà báo lớn tuổi.

5.2. Kết hợp nhiều loại hình trên tờ báo điện tử

Giờ đây khi vào một trang báo điện tử, công chúng không chỉ được đọc bài viết của phóng viên mà còn có thể theo dõi được cả bài viết đó dưới nhiều loại hình khác như là phát thanh, clip. Để có thể thu hút công chúng và tận dụng tối đa ưu thế của công nghệ, các tờ báo mạng ngày nay đã kết hợp nhiều loại hình truyền thông vào tờ báo trực tuyến của mình. Từ cập nhật bài viết của báo in, xây dựng các chưang trình phát thanh, xem các clip... Điều đó đã tạo ra sự đa dạng cho tờ báo điện tử.

Cùng một sự kiện được đưa tin, bên cạnh bài viết về vấn đề đó còn có vài bức ảnh để minh họa cho bài viết. Nếu như sự kiện đó có ảnh hưởng lớn thì tòa soạn có thể phát triển ra thành các bài tin ảnh, một bài phát thanh và thậm chí sẽ thực hiện cả một clip để kết hợp tạo ra hiệu quả thông tin tốt nhất. Với sự phát triển của cơ sở hạ tầng kỹ thuật và tốc độ đường truyền Internet nhanh chóng, không có khó khăn gì để thực hiện những điều đó.

5.3. Web 2.0 - Xu hướng tất yếu của báo điện tử

Công nghệ Web 2.0 đang xuất hiện khắp nơi trong thế giới Internet và tác động lớn đến thói quen duyệt web của người sử dụng. Tuy nhiên, chưa một khái niệm nào về xu hướng này đủ bao quát và thỏa mãn tất cả mọi người. Thuật ngữ Web 2.0 là một khái niệm khá trừu tượng, mặc dù Web 2.0 được xem là tương lai của báo điện tử toàn cầu những ứng dụng của nó ra sao thì ngay cả tổng biên tập của nhiều tờ báo vẫn còn nhận định rất mơ hồ về nó. Web 2.0 không phải là cái gì hoàn toàn mới mà nó là sự phát triển của web hiện tại.

* Web 1.0: Chủ yếu là phương tiện phát tin gồm các website "đóng" của các hãng thông tấn hay các công ty nhằm mục đích tiếp cận độc giả hay khách hàng hiệu quả hơn.

* Web 2.0 là phương tiện chia sẻ thông tin. Ở đó, người tiêu dùng đang dần trở thành người sản xuất ra những nội dung thông tin cho chính mình. Web 2.0 còn được gọi là mạng xã hội hay tờ báo công dân.

Khái niệm Web 2.0 đầu tiên được Dale Dougherty - Phó chủ tịch của O'Reilly Media - đưa ra tại hội thảo Web 2.0 lần thứ nhất do O'Reilly Media và Media Live International tổ chức vào tháng 10/2004.

Web 2.0 còn được gọi là mạng xã hội, thế hệ thứ hai của cộng đồng cư dân mạng. Ở đó, thông tin do chính độc giả tạo ra. Web 2.0 cho phép mọi người có thể đưa lên mạng bất cứ thông tin gì. Với số lượng người tham gia rất lớn, đến mức độ nào đó, qua quá trình sàng lọc, thông tin sẽ trở nên vô cùng giá trị.

Một đặc điểm quan trọng của báo chí Web 2.0 đó là sự tương tác giữa độc giả và tòa soạn. Trong mô hình này, độc giả chính là tác giả của bài báo. Trong cuộc sống hằng ngày, khi muốn nêu ra quan điểm, ý kiến hay phản ánh về một sự việc nào đó, độc giả gửi tin bài tới cho tòa soạn. Những tin bài của độc giả sẽ tạo ra một cái nhìn đa chiều hơn. Danny Dagan - Trưởng ban đại diện báo điện tử của News Group Digital (Vương quốc Anh) - nhấn mạnh trong bài báo cáo của mình: "Hãy đế độc giả tạo ra cuộc đối thoại" - hay có thể hiểu độc giả chính là tác giả của bài báo. Theo ông, những bài viết của độc giả thường có chất lượng cao vì họ không phải chịu những sức ép của tòa soạn và được viết trong tâm trạng nhiều cảm hứng. "Nếu bạn coi thường ý kiến của độc giả, bạn đã hoàn toàn sai lầm" - Danny khẳng định.

Những tập đoàn báo chí trên thế giới đang áp dụng Web 2.0 như tờ The Sun (Anh), News24.com (Nam Phi), The Asashi Shimbun (Nhật Bản), Sinchew-i.com (Malaysia], Sanoma (Phần Lan), Los Angeles Times (Mỹ), Gatehouse Media (Mỹ)...

Như vậy với việc sử dụng Web 2.0 càng thấy được xu hướng phát triển ngày càng chiếm vị trí quan trọng so với các loại hình báo chí khác của báo điện tử. Như các chuyên gia nhận định: "chỉ trong vòng 5 năm tới, báo điện tử sẽ trở thành một phương tiện thông tin đại chúng được nhiều người đọc nhất trên thế giới. Đó là khi mạng Internet toàn cầu đã có mặt ở khắp mọi nơi và máy tính đã được phổ cập tới tất cả mọi gia đình. Đặc biệt là khi nó đã được kết hợp với hàng loạt các chức năng giải trí khác như xem phim, mua bán, kết bạn... qua Internet".

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro