PHẦN 2: CÁC LOẠI HÌNH BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG (12)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 7: CÁC LOẠI HÌNH BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG KHÁC

I. BÁO CHÍ CÔNG DÂN

1. Một số quan niệm về báo chí công dân trên thế giới

Báo chí công dân (citizen journalism) có rất nhiều những tên gọi khác nhau như: báo chí tham gia (participatory journalism), báo chí công cộng (public journalism] hay báo chí đám đông (mass journalism)...

Đây là một thuật ngữ vừa mang tính cụ thể vừa mang tính trừu tượng, vì thế có nhiều những quan điểm khác nhau về hiện tượng truyền thông này: Theo Charlene Porter ông đưa ra quan niệm rằng: "Báo chí công dân là nền báo chí mà ở đó mỗi công dân là một phóng viên, một nhà báo trong kĩ nghệ truyền thông". Theo nghĩa này cho chúng ta thấy để trở thành nhà báo công dân thì trước hết họ phải có kiến thức truyền thông.

Oh Yeone Ho người khởi xướng tổ chức Oh my news đã khẳng định rất quả quyết khi đưa ra thuật ngữ này: "Mỗi công dân là một nhà báo". Dưới góc độ nghiên cứu, các nhà lý luận phương Tây đã rút ra những kết luận: báo chí công dân là là khái niệm để chỉ hoạt động truyền thông của những nhà báo không chuyên. Hiểu một cách rộng, báo chí công dân là hoạt động thu thập, phân tích và chia sẻ những thông tin trên phương tiện truyền thông đại chúng (chính xác là trên môi trường Internet) của những người không phải là nhà báo.

Trong bài viết "We media how audiences are shapping the future of new and information", Shayne Bownman và Chris Willis đưa ra định nghĩa báo chí tham dự là hoạt động của các công dân muốn góp một phần vai trò tích cực trong tiến trình thu thập tường thuật, phân tích, phổ biến tin tức và thông tin.

Như vậy có thể thấy dù xuất hiện dưới những tên gọi khác nhau nhưng ngay từ đầu chúng ta phải khẳng định rằng tất cả chúng ta đều có một đặc điểm đó là tôn trọng nguyên tắc tính dân chủ và gắn với những phương tiện truyền thông hiện đại. Chính điều đó đã làm nên tính đặc trưng cơ bản của trào lưu này.

2. Những quan niệm về báo chí công dân tại Việt Nam

Khi thuật ngữ "báo chí công dân" xuất hiện tại Việt Nam lập tức dân luận đã tung ra trên mạng, báo chí, sách báo rất nhiều những ý kiến lời bình về trào lưu này. Đặc biệt khi sử dụng trên Internet, thuật ngữ báo chí công dân đã trở thành đề tài nóng hổi mang ra tranh luận. Vì thế, để đưa ra một thuật ngữ báo chí công dân đầy đủ, báo giới nước ta đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực. Dưới đây là một số cách nhìn về báo chí công dân của công chúng đặc biệt là những người dùng mạng: ông Vũ Mạnh Cường - nguyên Phó Tổng biên tập Báo Lao động khi hội thảo về đề tài "Blog: Báo chí công dân" đã chia sẻ: "Báo chí công dân là một trào lưu mà ở đó nhà báo nghiệp dư và nhà báo ngoài nghiệp dư có thể tự do tham gia viết bài, chia sẻ thông tin về mọi vấn đề xoay quanh cuộc sống thực tiễn. Ví dụ: Ở Việt Nam, câu chuyện chấn động của sinh viên Đại học Bách khoa giết bạn gái một cách dã man, vụ cảnh sát chặn bắt xe taxi vượt đèn đỏ, Nhật ký Trần Tuyên - chàng trai bị máu trắng là những ví dụ sinh động về việc báo chí chính thống sử dụng nguồn tin của báo công dân" (Theo Vietbao.com).

Nhà báo Hải Đăng trong bài viết "Nhà báo vỉa hè lái nhà báo saigon"cũng nêu ra quan điểm: báo chí công dân là một hình thức cụ thể của phương tiện truyền thông công cộng. Thực chất, nó phản ánh khía cạnh hợp tác làm việc, thảo luận giữa các nhà báo chuyên nghiệp và các nhà báo không chuyên nghiệp.

Nhà báo Lê Quang, Thông tấn xã Việt Nam đã phân tích: Báo chí công dân là bước phát triển tất yếu của công nghệ truyền thông cho những người muốn trở thành nhà báo công dân bằng hình ảnh, SMS, Fax để chuyển tải mọi thông điệp thông qua không gian ảo.

Những quan niệm trên đây cho chúng ta thấy, mỗi nhà báo, mỗi nhà truyền thông, tùy từng góc độ tiếp cận khác nhau sẽ có những quan điểm khác nhau. Đó là những cơ sở để hình thành nên một khái niệm đầy đủ nhất về báo chí công dân. Song giữa các quan niệm trên cũng có những nét tương đồng, khẳng định tính công khai, dân chủ hóa báo chí như ta đã nói ở trên, tạo ra môi trường tự do sẻ chia thông tin của những người ngoài ngành báo, gói gọn thông qua mạng lưới truyền thông.

Vậy, khái niệm báo chí công dân được hiểu như sau: Báo chí công dân là loại hình báo chí mà ở đó mỗi công dân được xem như là một nhà báo, họ có thể tự do cung cấp, chia sẻ thông tin về mọi vấn đề của xã hội, ở mọi lúc, mọi nơi thông qua hệ thống truyền thông xã hội (hệ thống truyền thông toàn cầu).

3. Sự hình thành và phát triển của báo chí công dân 3.1. Đặc điểm

Khái niệm báo chí công dân (Citizen Journalism, hay còn gọi là báo chí đường phố - Street journalism) manh nha xuất hiện tại Hoa Kỳ vào năm 1988 sau cuộc tranh cử của George Bush và Đảng cộng hòa, nghĩa là hơn 3 thế kỷ sau khi tờ báo truyền thống đầu tiên được phát hành trên thế giới (thế kỉ XVII tại nước Anh và sau đó phát triển thành tờ The Daily Courant). Trào lưu này nảy sinh như một phản ứng từ niềm tin vào các phương tiện truyền thông đã bị xói mòn. Jay Rosen, giáo sư báo chí tại Đại học NewYork là một trong những người đầu tiên cổ súy cho phong trào này. Nói một cách nôm na, "báo chí công dân" là những người đưa tin không chính thống với "nhà xuất bản" mang tính chất toàn cầu là Internet. Sự xuất hiện và bùng nổ của Blog, Facebook, Youtube cũng đã kéo theo sự bùng nổ của làn sóng báo chí công dân trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, trước khi khái niệm "báo chí công dân" xuất hiện, trên thực tế, sự tham gia của công dân vào công việc truyền thông của báo chí đã có từ lâu, thông qua các hình thức như Hộp thư bạn đọc, Đường dây nóng. Tuy nhiên, chỉ khi các trang mạng xã hội, hoặc các trang nhật ký điện tử xuất hiện thì "báo chí công dân" mới thực sự lộ diện như một làn sóng mới.

+ Năm những nhà hoạt động xã hội ở Seattle (Hoa Kỳ) lập ra Trung tâm truyền thông độc lập (Independent Media Center - IMC) đầu tiên để bày tỏ phản ứng trước việc tổ chức hội nghị WTO tại đây trong khi các kênh truyền thông chính thống không hề đại diện cho tiếng nói và nguyện vọng của họ. Từ đó, IMC đã được thiết lập ở hơn 20 00 thành phố khắp thế giới.

+ Cùng lúc với sự phát triển của các trung tâm IMC, những kênh thông tin của các "nhà báo công dân" bắt đầu bùng nổ trên các kênh của Internet dưới các hình thức như weblog, chat rooms, forum, wikis... Ở Hàn Quốc, website Ohmynews.com ra đời năm 2000 trở thành tờ báo trực tuyến nổi tiếng mọi mặt với khẩu hiệu: "Mỗi công dân là một nhà báo". 8 0% tin bài trên website này thường là do cư dân mạng cộng tác.

+ Năm 2001, website ThemePackInsider.com của Hoa Kỳ trở thành tờ báo trực tuyến đầu tiên giành giải thưởng báo chí quan trọng của Hiệp hội Báo chí Trực tuyến Hoa Kỳ và Khoa báo chí Đại học New York. Ý tưởng cốt lõi trong triết lý và hệ thống giá trị của báo chí công dân (Civic Journalism) là niềm tin cho rằng báo chí có một nghĩa vụ đối với đời sống cộng đồng.

Sự ra đời của báo chí công dân gắn liền với sự bùng nổ của khoa học kĩ thuật và các sản phẩm công nghệ truyền thông. Thế kỉ XXI là thời khắc mà bất kì ai ghi âm các cuộc điện thoại bằng những chiếc máy mp3 bỏ túi, hay ghi hình mọi lúc mọi nơi với chiếc máy điện thoại cầm tay của mình. Chỉ cần 5 phút, họ đã có thể đưa mẩu hội thoại, đoạn ghi âm hay hình ảnh của mình lên các trang dịch vụ miễn phí: Megaupload, Yousendit, Flickr, Youtube..., để rồi chưa đến vài giờ sau những blog hoặc các diễn đàn đã tràn ngập những lời phân tích hoặc bình luận của độc giả về sự kiện.

3.2. Phương tiện truyền thông với báo chí công dân

Sự phát triển của khoa học công nghệ đóng vai trò mấu chốt trong việc hình thành báo chí công dân. Những phương tiện máy móc rẻ, tận dụng những thiết bị phổ biến hiện nay như thiết bị di động, laptop... đã thay đổi hoàn toàn quá trình thu thập trao đổi thông tin xã hội.

Có nhiều loại hình báo chí công dân, với cách thức tham gia khác nhau. Như đã nói, các Blog cá nhân hay diễn đàn có thể trở thành những trang tin tức khi cần, với ưu điểm là đặc điểm cập nhật nhanh chóng và chuyển tải lượng đề tài lớn, bao quát, và không bị giới hạn kiểm duyệt. Các tờ báo chính thống hiện nay cũng có những mục ghi nhận những phản hồi của độc giả, đó cũng là hình thức làm báo công dân ở những mức độ giới hạn hơn. Ngay cả Wikipedia cũng là báo chí công dân, bởi nội dung của nó được độc giả cộng tác biên soạn nên. Lại có những trang Web mà thông tin của nó hoàn toàn do độc giả cung cấp, ví dụ như NowPublic hay Cyber Journalist. Những tờ báo công dân trực tuyến này thường có đội ngũ biên tập kiểm duyệt, kiểm chứng thông tin và kiểm tra ngôn ngữ trước khi cho đăng những bài của độc giả. Đây cũng chính là mô hình mà công chúng báo chí hướng tới.

Người tham gia làm báo cũng ít nhiều được đào tạo bài bản về báo chí, có những kỹ năng thành thạo để làm báo hoặc đôi khi họ cũng là những người dân hết sức bình thường, khi gặp những sự kiện có tính chất chính trị - xã hội hoặc những nội dung sẽ được công chúng quan tâm, họ sử dụng những công cụ sẵn có để lưu lại những tư liệu về sự việc đó và gửi về các cơ quan báo chí hoặc các website điện tử. Và những công cụ sẵn có như máy ảnh, điện thoại họ đã giúp công chúng thấy được những hiện tượng đó. Và với sự phát triển như hiện nay, khi ai ai cũng có khả năng sở hữu các thiết bị thu và lưu trữ thông tin thì những bài báo lại càng nhiều những tư liệu hữu ích.

Những người trước kia chỉ là độc giả, này có thể sử dụng bàn phím và máy chụp hình, máy ghi âm để tham gia vào trận chiến, tạo ra sự thay đổi ngoạn mục trong lĩnh vực báo chí truyền thông. Thế mạnh của báo chí công dân nằm ở chỗ số lượng của các nhà báo công dân cực kì đông đảo, mọi lúc, mọi nơi. Không chỉ số lượng bản tin phong phú mà các bản tin còn có chiều sâu, đa chiều, chân thực và được tương tác kiểm chứng của nhiều người qua nhiều góc độ khác nhau.

Phương tiện truyền thông trong báo chí công dân vô cùng đa dạng, phong phú. Nhu cầu của con người về các sản phẩm giải trí đang không ngừng gia tăng cũng là lúc các phương tiện truyền thông của báo chí công dân phát triển, tùy thuộc vào các nội dung tin mà người làm báo có thể sử dụng linh hoạt các thiết bị sẵn có. Hiện nay, thị trường viễn thông di động đang có những bước nhảy vọt trong kỉ nguyên số với các tính năng như quay phim, chụp ảnh, ghi âm tích hợp trong một thiết bị và chất lượng của các thiết bị ngày càng tinh xảo, giá cả phù hợp đang là mảnh đất trời phú cho nhà báo công dân làm báo.

4. Blog

4.1. Khái niệm blog

Blog là một phương thức truyền thông cá nhân hình thành từ cuối những năm 1990 và bùng nổ từ năm 2 0 04 tới nay. Đây là một hình thức truyền thông phổ biến trên thế giới và tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về blog. Một số cách hiểu được phân loại theo những góc nhìn khác nhau như sau:

Góc nhìn của các nhà cung cấp dịch vụ: Theo Yahoo!360°: "Blog là một cách gọi tắt của weblog, về cơ bản, blog là một dạng ghi chép trực tuyến. Bạn có thể viết hoặc đăng bất cứ cái gì bạn thích: cập nhật về cuộc sống của bạn theo quan điểm chính trị, một chuyến đi thú vị, một thực đơn ưa thích, loại âm nhạc bạn đang nghe... bất cứ cái gì là sở thích của bạn."

Còn theo blogger.com: "Mỗi blog là một nhật ký cá nhân [personal Diary). Một cuốn Pulpit hàng ngày. Một khoảng không gian tương tác. Một hộp tin ảo (soap box) về chính trị. Một kênh thông tin. Một tập hợp các liên kết. Nơi của những suy nghĩ riêng tư, những ghi nhớ về thế giới. Blog là tất cả những gì bạn muốn. Hiện có hàng trăm blog như thế, đủ mọi quy mô và hình dáng không có quy tắc nào cho chúng."

Góc nhìn của những nhà nghiên cứu truyền thông: Trong cuốn sách "Thế giới phẳng", blog được đề cập như là một trong mười nhân tố làm phẳng thế giới và được định nghĩa: "Một blog là một hộp tin tức ảo của riêng bạn, ở đó mỗi sáng thức dậy bạn có thể nói với cả thiên hạ điều bạn đang nghĩ, về bất cứ chủ đề nào theo hình thức cột báo hoặc một bản tin hoặc chỉ là một bài viết ngắn ròi đưa những nội dung này lên địa chỉ Web của bạn và sau đó cả thiên hạ sẽ tới xem. Nếu những người khác thích ý kiến của bạn, họ sẽ liên kết tới blog của bạn từ blog của họ hoặc tới những nội dung khác, giống như những tin tức hoặc bình luận trực tuyến."

Tuy có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng nhìn chung blog có các điểm chính sau:

Thứ nhất: Blog là phương tiện truyền thông dưới dạng website của cá nhân hoặc nhóm.

Thứ hai: xét về mặt kĩ thuật, blog tuân theo trình tự sắp xếp về mặt thời gian, các thông tin hoặc bài viết mới luôn được đưa lên đầu. Đây là yếu tố giúp blog có tính chất cập nhật cao, thông tin luôn mới và đảm bảo luôn tiếp cận được những thông tin đầu tiên của người viết.

Thứ ba: xét về nội dung, blog thường là tập hợp các bài viết, bản tin, bình luận hàng ngày của các cá nhân. Các nội dung này có thể là những dạng thức truyền thông khác nhau như: ảnh, phác họa, file âm thanh hoặc video.

4.2. Đặc trưng của blog

Tính cá nhân: Tính cá nhân là một trong những đặc trưng tạo nên sức hút của blog. Blog đã tôn trọng và tạo điều kiện cho con người thực hiện quyền được thông tin và tiếp nhận thông tin trên phương diện cá nhân. Blog đã thêm tiếng nói cá nhân bên cạnh dòng thông tin chính thống của báo chí.

Blog được gắn với thuật ngữ: Open Diary - tức cuốn nhật ký mở. Blog là sản phẩm riêng của một cá nhân, chứa đựng những thông tin, vấn đề riêng tư mà chủ nhân của nó có nhu cầu chia sẻ. Đó là một trong những bản năng tất yếu của con người. Với sự hỗ trợ của mạng Internet, quá trình thực hiện nhu cầu trên được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Những thông tin trên blog được thể hiện qua góc nhìn của mỗi blogger. Thông tin mang tính chủ quan. Đa số các blogger trước hết chỉ tập trung vào cái gì mà họ quan tâm. Blog là một phương tiện hữu hiệu và giản đơn để các cá nhân thực hiện quyền tự do riêng tư của mình. Bản sắc cá nhân trên blog không chỉ thể hiện ở nội dung mà còn ở cả hình thức viết blog. Việc chọn chủ đề, màu chữ, phông chữ, âm thanh... chính là phản ánh tính cách cá nhân của từng người. Với sự hỗ trợ của phần mềm tiện ích, nhu cầu sáng tạo của cá nhân được thỏa mãn một cách đầy đủ nhất. Đó chính là lý do mà blog đã trở thành một cơn sốt trong thời gian ngắn và trở thành một kênh truyền thông cá nhân.

Thành phần blogger cũng khá đa dạng, không chỉ tập trung cho giới trẻ mà các chính trị gia, nhà nghệ thuật, nhà báo cũng làm blog. Blog mang tính cá nhân, thể hiện cái tôi cao hơn diễn đàn, bộc lộ tính cách, và là nói cá nhân đó hòa nhập cộng đồng.

Tính cộng đồng: Blog được coi là một hình thức đặc trưng của cộng đồng ảo. Nguồn thông tin xuất phát từ một cá nhân và được lan truyền chia sẻ rộng rãi đến các nhóm đối tượng của công chúng. Blogger có thể chủ động chọn lựa những nhóm đối tượng chính của mình.

Thông tin trên blog không chỉ đơn thuần mang tính cá nhân mà còn hướng tới tính cộng đồng. Cộng đồng được tạo lập khi thông tin đến với đối tượng tiếp nhận, thu hút được sự quan tâm của những nhóm đối tượng nhất định. Trong không gian ảo không phân biệt màu da, tôn giáo, tín ngưỡng, sắc tộc, lứa tuổi, quốc tịch... Tất cả các nhân tố đều có thể tham gia vào quá truyền thông với công cụ duy nhất là mạng Internet. Với sự hiện đại hóa của các thiết bị số như máy tính xách tay, điện thoại di động và mạng Wifi... Việc tham gia truyền thông của công dân ngày càng trở nên đơn giản và tiện lợi. Đó là điều kiện để tính cộng đồng của blog được phát huy.

Đa số các blog đều hướng về một đề tài nhất định. Tính cộng đồng cũng chính là một trong những biểu hiện xã hội của blog. Tính cộng đồng của blog được phát huy khi blog viết về những vấn đề thu hút sự quan tâm của công chúng trong và ngoài nước. Từ đó, một sổ blog đã trở thành một diễn đàn mà tất cả công chúng đều có thể phát huy ý kiến của họ.

Các cộng đồng hình thành từ phạm vi nhỏ hẹp trong một nhóm công chúng nhỏ cùng chia sẻ một mối quan tâm chung cho tới phạm vi lớn. Tuy nhiên sức kết nối của blog chính là tính cộng đồng nói chung. Trên thực tế, cộng đồng ảo rất thật, một cộng đồng mà trên đó nhu cầu về giao tiếp, chia sẻ, có tiếng nói được thực hiện.

Tính không chính thống: Thông tin trên blog là thông tin không chính thống, đây là đặc trưng cơ bản để phân biệt blog với báo chí. Mỗi ấn phẩm của cơ quan báo chí đều là cơ quan phát ngôn đại diện cho tiếng nói của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hay cơ quan uy tín nhất định. Sự hoạt động của các cơ quan báo chí chịu sự kiểm định nghiêm ngặt của các cơ quan có thẩm quyền đã được thực thi bằng những quy định trong việc thể hiện thông tin trên báo chí.

Blog là tiếng nói cá nhân, thể hiện quyền tự do ngôn luận, tự do trao đổi thông tin cá nhân. Các blogger có thể đưa lên blog tất cả thông tin mà mình quan tâm dưới nhiều hình thức và cách tiếp cận khác nhau từ những nguồn tin được chọn lọc qua quá trình nhận thức hay gián tiếp từ các báo chí chính thống.

Những quan điểm, chính kiến cá nhân từ blogger và các bình luận đều được đưa ra một cách tự do và không bị ảnh hưởng từ hoặc kiểm duyệt từ bất kỳ cơ quan tổ chức nào. Blog đã vượt qua tất cả các rào cản, mọi bí mật hoặc sự bưng bít thông tin đều bị phá vỡ. Trong khi báo chí luôn chịu sức ép nặng nề từ cơ quan chủ quản và chính quyền hay các cơ quan quyền lực trong việc đưa thông tin thì blog không như vậy. Đây cũng chính là lợi thế nhưng cũng chính là hạn chế khi thông tin chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như chủ quan cá nhân, góc nhìn, không chịu sự quản lý ngặt nghèo nên thông tin trên blog là thông tin không chính thống.

4.3. Vai trò của blog đối với các phương tiện truyền th ô n g khác Một số blog không phải của những người nổi tiếng nhưng cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của công chúng. Bên cạnh việc chủ nhân của những blog này thể hiện rõ tính cách, lối hành văn thu hút, cách trình bày ấn tượng thì một điều có thể nhận thấy rõ: Blog được quan tâm nhất hiện nay là viết theo phương pháp, phong cách báo chí.

Sự kiện 1 1 / 9 / 2 0 0 1 và chiến tranh Iraq là những dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của blog. Những câu chuyện bí mật, những thông tin ngoài lề, những tin tức nóng nhất liên tục được đăng tải trên hàng trăm nghìn blog khác nhau.

Tuy vậy, weblog không thể thay thế cho các phương tiện truyền thông truyền thống mà chỉ đóng góp một phần tiếng nói cho truyền thông. Hãng Lexis Nexis của Hoa Kỳ đã đề nghị 333 chuyên gia kinh tế và 1167 người tiêu dùng ở độ tuổi 15-64 lựa chọn 3 hình thức truyền thông mà họ ưa thích nhất, trong đó có 50% cho biết họ vẫn thích theo dõi tin tức qua truyền hình, nhất là những sự kiện quan trọng như các đại lễ, tin tức chính trị... 42% thích nghe radio, và 6% chọn blog.

Khi blog mang tính báo chí thì thông tin trong blog lại không mang tính cá nhân nữa. Theo sự nở rộ của nó với blog mang thông tin nhiều chiều và không thể quản lý được về nội dung thông tin và mức độ ảnh hưởng của nó tới cộng đồng và xã hội một cách rộng lớn hơn.

4.4. Blog có phải là báo chí công dân

Có nhiều loại hình báo chí công dân, với mức độ ảnh hưởng và cách thức tham gia khác nhau. Như đã nói ở trên, các blog cá nhân hay diễn đàn có thể trở thành những trang tin tức khi cần, với đặc điểm là cập nhật nhanh nhạy và lượng đề tài bao quát; bởi trên đó thông tin rất ít khi bị giới hạn hay kiểm duyệt. Các tờ báo chính thống hiện nay cũng đều có mục ghi nhận những phản hồi của độc giả, đó cũng là hình thức báo chí công dân.

Trong một hội nghị bàn tròn trực tuyến trên TS Rebecca McKinnon, người đã quyết định rời bỏ vị trí của một nhà báo nổi tiếng của CNN để tham gia vào một dự án phát triển weblog tại trường đào tạo về chính sách công Kennedy School of Government Của Đại học Harvard, nói rằng: "Tất cả mọi người đều có thể trở thành nhà báo thông qua weblog. Ai cũng có thể tạo ra những phương tiện truyền thông...''.

Thực ra, vai trò của weblog cùng các phương tiện thông tin truyền thông trực tuyến phi chính thống khác... đang đóng vai trò ngày một quan trọng trong đời sống xã hội. Nó bổ sung cho dòng truyền thông chính thống, giúp kết nối mọi người tốt hơn, thu hút lượng người tham gia nhiều hơn, có tính linh động và khả năng tương tác vượt trội. Những gì mà weblog làm được trong suốt thời gian xảy ra động đất và sóng thần ở châu Á hay bão Katrina tàn phá New Orleans là một minh chứng sống động cho nhận định trên.

Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì mô hình báo chí công dân ngày càng được các báo chú trọng và phát triển. Đây được xem như là đội ngũ cộng tác viên đông đảo bên cạnh lực lượng phóng viên của tờ báo góp phần quan trọng vào sự phát triển của các tờ báo. Do đó hiện nay, rất nhiều tờ báo đều chú trọng phát triển lực lượng cộng tác rộng rãi trong quần chúng.

Khi công nghệ đang phát triển không ngừng cũng là lúc báo chí công dân ngày càng có điều kiện và có vai trò quan trọng trong hoạt động báo chí. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực không thể không nhắc tới những mặt tiêu cực của báo chí công dân, những trang cá nhân, diễn đàn, những blog cá nhân chứa các thông không lành mạnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến dư luận.

Không còn nghi ngờ gì nữa, weblog cũng như các trang web cá nhân góp phần lấp đầy các khoảng trống của truyền thông nhất là trong trường hợp báo chí chính thống cũng phải dựa vào báo chí công dân trong điều kiện khó khăn ở thực địa như vụ sập cầu treo ở Lai Châu vừa qua.

Những năm trở lại đây, trong danh sách nguồn tin thân cận của các phóng viên không thể thiếu các địa chỉ blog và các blogger. Các weblog không phải là những nhà báo nhưng có khả năng viết báo như các phóng viên chuyên nghiệp, bình luận các vấn đề, thuật lại những kỉ niệm của bản thân.

Tuy nhiên weblog không phải là một sản phẩm của báo chí, blogger cũng không phải là một sản phẩm của truyền thông hay một nhóm người cụ thể. Đăng tải những thông tin về một chủ đề nào đó tùy thuộc vào sở thích và góc nhìn của mỗi blogger, và Blogger chính là biểu hiện cụ thể và sinh động nhất và là một loại hình của báo chí công dân.

5. Khoảng cách giữa thông tin trên blog với thông tin trên báo chí chính thống

5.1. Độ chủ quan

Một phóng viên báo chí có thể viết gì mình muốn nhưng khi thông tin đến được với công chúng thì phải thông qua khâu biên tập. Ở khâu này, những ý kiến chủ quan và những nội dung không phù hợp sẽ được chỉnh sửa theo những nguyên tắc chung nhất về tin tức theo các quy định của pháp luật về báo chí. Còn đối với blogger, họ tự cân nhắc, tự viết và tự phân tích và công bố các sản phẩm của mình một cách nguyên vẹn lên Internet. Họ cũng là người tự chịu trách nhiệm cuối cùng trước mọi thông tin mà mình đưa ra. Sự tự do này mang đến cho blogger quyền đưa ra quan điểm, góc nhìn chủ quan vào thông tin mà họ cung cấp.

Chính vì vậy, những thông tin trong blog giàu sức biểu cảm hơn do chứa đựng những yếu tố chủ quan, ý tứ văn chương và những bình luận về nhiều sự kiện, hiện tượng trong xã hội hon Báo chí chính thống.

5.2. Độ chân thực

Tính chân thực là yếu tố hàng đầu tạo nên sức mạnh và độ tin cậy của thông tin trong blog đối với công chúng. Họ viết blog không để kiếm tiền, thêm vào đó blog phần lớn hoạt động độc lập, không chịu sức ép từ tổ chức, cá nhân nào nên đưa tin một cách trung thực nhất so với báo chí chính thống.

Các thông tin còn đặc biệt có giá trị thu hút khi thông tin đưa ra cảm nhận là của chính người trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến sự kiện. Nó mang lại cho người đọc những cảm xúc như người trong cuộc. Trong khi đó, các nhà báo phần lớn lại thu thập thông tin từ những người trực tiếp tham gia hoặc liên quan tới sự kiện rồi viết lại dưới góc độ người xem xét, đồng thời họ còn chịu chi phối của tòa soạn, luôn nhấn mạnh tính khách quan và các quy chuẩn ngôn ngữ báo chí nên sự kiện chưa lột tả được hết những suy nghĩ, những cảm xúc chân thực nhất từ người trong cuộc.

Như vậy, báo chí có tính chính xác vì phải trải qua nhiều khâu, kiểm duyệt kỹ càng, nhưng lại thiếu đi những cảm xúc chân thực mà blog lại làm được điều đó.

5.3. Độ phong phú

Nếu như báo giới hạn chế theo chuyên mục, chuyên trang và đối tượng mà tờ báo đó hướng tới thì blog không quan trọng điều đó. Những thông tin được đưa trên blog hết sức phong phú không giới hạn... Miễn là vấn đề mà blogger quan tâm và muốn chia sẻ. Cách thể hiện bài viết không cần phải theo khuôn mẫu màu theo cảm xúc, cảm hứng và cách trình bày của từng cá nhân tham gia viết blog.

5.4. Độ lan tỏa

Thế mạnh của blog mà không có tờ báo nào có được là ở chỗ sức lan tỏa cực nhanh của thông tin. Đặc tính kết nối thành mạng lưới những người sử dụng blog trở thành kênh hữu hiệu để lan tỏa chứ không cần chờ thời gian biên tập, hay phát hành theo định kì như báo chí chính thống.

Bình quân một chủ đề hấp dẫn của blog được gửi đi theo 1 kiểu người gửi cho 5 người khác thì chỉ sau 10 vòng gửi tăng theo cấp số nhân này, tin nhắn sẽ đến với 500.000 người.

5.5. Độ cập nhật

Khác với cơ quan báo chí luôn có định kỳ về giờ phát hành, phát sóng hoặc thời điểm cập nhật thông tin thì với blog hầu như những định nghĩa đó không tồn tại. Mức độ cập nhật của blog phụ thuộc vào cảm hứng và thời gian của người sử dụng. Như vậy, thông tin trên báo chí có tính ổn định, trong khi đó thông tin trên blog lại phụ thuộc vào cảm hứng, cho nên về độ cập nhật thì blog thật vượt trội, nhưng về độ ổn định không thể bằng với báo chí chính thống hiện nay.

Mặc dù cùng với sự ra đời của các phương tiện truyền thông cá nhân và sự hỗ trợ của các phần mềm kết nối hiệu quả, các blogger đã có mặt ở khắp nơi để đưa thông tin đến với công chúng tuy nhiên không chịu bất cứ sự kiểm duyệt nào.

6. Ưu điểm và hạn chế của báo chí công dân và blog

6.1. Ưu điểm

Những người trước kia chỉ được biết với vai trò độc giả, nay lại dùng bàn phím để tạo ra những tác phẩm có sức thu hút và lan tỏa trên Internet. Dùng các phương tiện kĩ thuật cá nhân để tham gia vào "trận chiến", tạo ra sự thay đổi ngoạn mục trong lĩnh vực báo chí chính thống. Thế mạnh của báo chí công dân là số lượng các nhà báo công dân đông đảo, có mặt mọi lúc, mọi nơi, mọi địa điểm. Không chỉ số lượng tác phẩm gia tăng mà nội dung thông tin cũng đa chiều, chân thực vì có sự tham gia, hưởng ứng của nhiều người dưới nhiều góc độ khác nhau.

Những câu chuyện của blogger không phải là câu chuyện của người khác mà là câu chuyện của chính bản thân mình nên tin tức sẽ sinh động, đáng tin hơn đối với công chúng, blog với những nội dung bám sát thực tiễn sẽ tạo ra tính chất giám sát xã hội một cách chặt chẽ như làm sáng tỏ các vụ án tham nhũng hoặc các vấn đề cần được công khai.

Nghiên cứu cho thấy, báo chí công dân cũng giúp nâng cao dân trí và trách nhiệm xã hội của công dân đối với cộng đồng. Qua việc viết và đưa tin, độc giả buộc phải suy nghĩ khách quan, đặt câu hỏi và bỏ công tìm hiểu sâu hơn vào vấn đề, điều mà họ thường bỏ qua khi chỉ ngồi đọc thông tin của báo chí. Những hoạt động này, giúp gắn kết con người với báo chí và môi trường xung quanh một cách có trách nhiệm và hiệu quả nhất.

Với lợi thế là tốc độ lan truyền không giới hạn, thông tin phong phú, kênh truyền đa dạng, hiệu quả hơn bất kì tờ báo chính thống nào. Không những thế, sự phát triển của báo chí công dân và các nhà báo "vỉa hè" đã phá vỡ đi thế độc tôn của báo chí chính thống. Giới báo chí những năm trước khi tồn tại báo chí công dân vẫn đồn đại về những thế lực của hội đồng báo chí, tức những nhóm nhà báo "ăn rơ" với nhau trong một số lĩnh vực, cùng "đẩy", cùng "đánh" hoặc cùng "bưng bít"... một số vấn đề, một doanh nghiệp hay một nhân vật nổi tiếng nào đó. Nay do có sự ra đời của báo chí công dân những hội đồng này ít nhiều bị lung lay, hoặc tan vỡ trước "dòng thác" thông tin mạng, thông tin blog... Trưởng phòng đối ngoại của một doanh nghiệp khá lớn ở Việt Nam thú nhận, việc dùng quan hệ thân thiết với nhà báo, thậm chí dùng tới cả công văn để kiểm soát thông tin đã trở nên bất lực. Đơn cử như việc bức ảnh hớ hênh hở trọn vòng một của một người mẫu vốn là đại diện hình ảnh cho một hãng xe hơi sang trọng và danh tiếng được đăng tải. Ngay khi sự việc được tiết lộ hãng xe này lập tức đề nghị các nhà báo quen chặn và tháo gỡ các hình ảnh này. Nhưng không kịp và không thể khi báo chí công dân đã vào cuộc và phát tán trên blog hoặc các mạng xã hội khiến cho cuộc chạy đua thông tin của báo chí chính thống trở nên quyết liệt hơn.

6.2. Hạn chế

Báo chí công dân phụ thuộc vào số lượng độc giả quyết định tham gia đóng góp, cũng như trình độ của người đóng góp. Vì vậy, có những trang báo công dân có số lượng ít ỏi, hay chất lượng kém sút, hoặc cả hai. Vì một phần những người đưa tin không phải là những nhà báo chuyên nghiệp, bản tin họ đưa ra còn có những ý kiến chủ quan cá nhân, và chứa nhiều thông tin sai lệch do thiếu điều kiện và các ban ngành kiểm chứng thông tin.

Từ năm 2007, một hội thảo về các vấn đề của blog và blogger (một phần của báo chí công dân) đã được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh với tên gọi Blog trong thế giới thật Trong thế giới thật, có khá đông blogger là nhà báo, cả những nhà báo giữ vị trí quan trọng trong quản lý báo chí đồng thời cũng là những blogger hoặc những blogger nổi tiếng và ngược lại. Hầu hết các tờ báo mạng tại Việt Nam đều có các trang mục liên quan tới blog. Nhiều tờ báo giấy cũng dành đất để tải những vấn đề nóng bỏng của thế giới blog Việt. Sự cộng hưởng và bắt tay này đã tạo ra những cái "bắt tay" này đã tạo nên một không khí mới và cải thiện những hạn chế của báo chí công dân hiện nay. Tuy nhiên, vẫn phải nhìn nhận nghiêm túc tính hai mặt của loại hình báo chí này. Sự không kiểm soát, kiểm duyệt về nội dung và các vấn đề liên quan tới quan điểm và tính nhạy cảm của các vấn đề liên quan tới chính trị là điểm hạn chế nhất của loại hình báo chí công dân ưu việt này.

Ví dụ trong trường hợp chương trình Người xây tổ ấm trên VTV3 Đài Truyền hình Việt Nam, nhân vật Lượm với câu chuyện đời thương tâm được người viết dựng lên trong tưởng tượng để tham dự một cuộc thi do báo điện tử Vietnamnet tổ chức. Những thông tin không chuẩn xác đó lại được các phóng viên, biên tập viên Đài truyền hình Việt Nam sử dụng xây dựng thành một câu chuyện khi tới với công chúng nó như là một câu chuyện có thật. Khi câu chuyện vỡ lở cũng bởi sự vào cuộc của báo chí công dân, khán giả bất bình, không chỉ thế nhiều câu chuyện cảm động của chương trình cũng được đặt dấu hỏi chấm về tính chân thực và tinh thần trách nhiệm của người làm báo về việc khai thác báo chí công dân trong kỉ nguyên số.

Hay vào thời điểm đầu tháng 8 / 2 0 1 4 , trên mạng Internet xuất hiện một bài tập làm văn với đề bài "Các em hãy viết một lá thư gửi cho người thân". Nội dung dưới dạng lá thư của một cô con gái nhỏ gửi bố đi công tác ngoài đảo. Sau khi bản này được đưa lên mạng, một số tờ báo đã lấy lại và đăng tải. Cụ thể, báo điện tử Đất Việt ngày 7 /8 /2 0 1 4 có bài viết: "Bài văn của trẻ khiến giáo viên và phụ huynh ngã ngửa". Cùng ngày, báo Tiền phong đăng bài viết "Chú công an phường ngày nào cũng đến ăn cơm" trên chuyên trang Tấm gương. Đến ngày 8 / 8 /2 0 1 4 báo điện tử Kiến thức đăng bài viết "Xôn xao con gái gửi thư cho bố công tác xa". Cũng thời điểm này, nhiều trang thông tin điện tử, mạng xã hội đã lấy lại hoặc biên tập lá thư này để đăng tải. Bộ Thông tin và Truyền thông nói đây là "thông tin sai sự thật, thiếu kiểm chứng, gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội và lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, ảnh hưởng không tốt đến chính sách hậu phương quân đội của Đảng và Nhà nước"(1). Ba tờ báo trên đã đăng tải nội dung thông tin vi phạm Điểm a, Khoản 5, Điều 8 trong Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 1 2 /1 1 / 2 0 1 3 của Chính phủ về "Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản". Bộ Thông tin và Truyền thông đã ký quyết định xử phạt hành chính 3 tờ báo điện tử Đất Việt, Tiền phong và Kiến thức, mỗi tờ 60 triệu đồng đồng thời yêu cầu các cơ quan trên chấm dứt hành vi vi phạm, nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, kiểm soát, kiểm chửng chặt chẽ thông tin trước khi đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, đảm bảo tuân thủ pháp luật để không để xảy ra các sai sót tương tự.

Nhìn chung lại, độc giả cần phải biết được những nhược điểm của báo chí công dân, phải dè dặt và cần thiết lập về nguồn tin, sự kiểm chứng trước khi tiếp xúc với loại hình đầy mới mẻ này. Mặt khác công dân khi đọc tin phải đọc bằng con mắt "soi mói - đó là lời khuyên dành cho những người sử dụng báo chí công dân. Và khi phát hiện ra những lỗ hổng truyền thông lại tự mình tổ chức và sử dụng Internet để thiết lập ra một bài báo công dân khác. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro