PHẦN 2: CÁC LOẠI HÌNH BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG (14)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

IV. ẢNH BÁO CHÍ

1. Khái niệm

Ảnh báo chí là một hình thức thông tin bằng ảnh, phản ánh về những sự kiện, hiện tượng đang diễn ra trong hiện thực khách quan thông qua ảnh đơn hoặc nhóm ảnh một cách chân thực, sinh động, có chú thích kèm theo, nhằm đem lại cho độc giả một lượng thông tin mới sinh động.

2. Đặc điểm của ảnh báo chí

- Ảnh báo chí phải đảm bảo được sự gắn kết giữa yếu tố thông tín và yếu tố nghị luận

Thông tin là những nội dung cần thông báo, là lượng thông tin được chuyển tải qua nội dung và hình thức bức ảnh. Nghi luân

là tầng nhận thức thứ 2, nó phản ánh tư duy chiều sâu của tác giả và tác phẩm và là nhận thức, quan điểm, thái độ của nhà báo.

- Ảnh báo chí gắn kết thông tin giữa ngôn ngữ hình ảnh và chú thích

Ảnh chụp ở bất cứ đâu cũng đều có giá trị nhưng ảnh báo chí thì khác, nó phải có nội dung mang tính chất chính trị - xã hội. Ngoài ra, khi đến với công chúng, nhất thiết phải có chú thích để giải thích những nội dung thông tin tiềm ẩn, công chúng nhìn nhận được thông tin trên báo chí chỉ là bằng chứng cho chân thực về đề tài muốn được nhắc đến chứ không cần thiết công chúng phải giải mã thông tin. Thông thường, các tác phẩm ảnh báo chí luôn đi kèm theo những phần nội dung ngôn ngữ để cùng ảnh kể lại câu chuyện một cách chân thực khách quan nhất.

Ví dụ: Bức ảnh này giành được giải Pulitzer cho tác phẩm ảnh báo chí. Trong ảnh, một con kền kền đang chờ đợi để... rỉa xác một em bé đang chết dần vì đói ở Sudan. Bức ảnh đã cho thấy hết sự khốc liệt của nạn đói diễn ra tại Sudan. Tác phẩm đã cho thấy bản năng nghề nghiệp của nhà nhiếp ảnh khi "chộp" được một khoảnh khắc vàng. Nhưng chỉ ba tháng sau khi nhận được giải thưởng danh giá cho bức ảnh "Kền kền chờ đợi" này, Kevin Carter đã tự sát vì bị ám ảnh bởi những ký ức đáng sợ anh được chứng kiến ở những nước thuộc thế giới thứ ba - sự chết chóc, những xác người chết đói, những cuộc xung đột đẫm máu và nỗi đau mất mát của con người... Rõ ràng, nếu không có ngôn từ và chú thích ảnh thì công chúng khó mà hiểu hết được thông điệp của bức ảnh, và khi công chúng không hiểu được thông điệp thì quá trình truyền thông của nhà báo coi như thất bại.

- Ảnh báo chí phản ánh con người và sự kiện trong trạng

thái động

Ví dụ: Bức hình của nhiếp ảnh gia chiến trường nổi tiếng Nick Út, người từng nhận giải Pulitzer cho lĩnh vực báo chí, đã ghi lại hình ảnh năm đứa trẻ chạy trong sợ hãi trước cuộc tấn công bất ngờ của không quân Mỹ với bom napal vào khu dân cư. Bức ảnh này đã được truyền đi khắp thế giới và đưa đến cho nhân loại yêu chuộng hòa bình khi đó một cái nhìn chân thực nhất về cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành tại Việt Nam. Kể từ đây cuộc chiến được các phóng viên quốc tế chân chính phản ánh liên tục dưới một góc độ mới trung thực và nhân đạo đúng theo tinh thần nhân bản của báo chí. Những nhà lịch sử và chính trị gia trên thế giới dần có nhận định rõ ràng hơn về cuộc chiến này qua những bức ảnh thời sự. Đây là một trong những bức ảnh có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên đất Mỹ, chỉ bằng một bức ảnh đàu tiên này mà hàng loạt cuộc biểu tình chống chiến tranh đã diễn ra trên khắp nước Mỹ và rất nhiều nước khác, góp phần cổ vũ nhân dân Việt Nam chiến đấu và chiến thắng. Trong ảnh là cô bé Phan Thị Kim Phúc hay còn được biết với cái tên Em bé Napal, sinh năm 1963. Bức ảnh được chụp ngày 8 /6 /1 9 7 2 tại Trảng Bàng, khi đó Kim Phúc 9 tuổi, da thịt và áo quần em bị đốt cháy do bắt lửa từ quả bom napal, em bị phỏng nặng, Phúc đang trên đường di tản khỏi ngôi làng cùng những đứa trẻ khác.

Độc giả luôn đòi hỏi thông tin phải đúng, chính xác, không can thiệp vào đối tượng, hình ảnh không gượng ép. Do đó, đòi hỏi người chụp phải am hiểu phương pháp phóng sự và biết lựa chọn thời cơ bấm máy chính xác, phản xạ tư duy nhanh trước sự kiện.

- Ảnh báo chí mang tính tài liệu

Ví dụ: Đây là bằng chứng cho thấy "sức mạnh quân sự mới" của loài người có thể huỷ diệt trên diện rộng và đưa một thành phố lớn về "thời kỳ đồ đá", đám mây hình nấm kia trong thực tế bao trùm cả thành phổ Nagasaki của Nhật, khiến 80.000 người chết ngay lập tức sau khi một luồng sức ép cực lớn phát ra từ quả bom nguyên tử tác giả. Ảnh phải mang phản ánh sự kiện trong xu thế vận động của xã hội. Tác phẩm ảnh phải mang trong nó tính thẩm mỹ.

3. Phương pháp ảnh phóng sự

Theo Từ điển tiếng Việt, cụm từ phương pháp được hiểu theo

hai nghĩa:

- Là cách nhận thức, nghiên cứu hiện tượng của tự nhiên và

đời sổng xã hội.

- Là hệ thống các cách thức sử dụng để tiến hành một hoạt động nào đó.

Cũng theo Từ điển tiếng Việt, phóng sự là thể văn chuyên miêu tả những việc thật có tính chất thời sự xã hội (bản thân mỗi bức ảnh đều có chất văn, đó là cách nghĩ, cách nhận thức và thể hiện)

Phương pháp phóng sự trong ảnh báo chí là cách thức thê hiện quan niệm của tác giả bằng việc miêu tả chân thật sự kiện thông qua thời cơ bấm máy. Phương pháp phóng sự là phương pháp cơ bản của ảnh báo chí, nó được hình thành trong quá trình vận động của loại hình thông tin này trên báo.

4. Thể loại phóng sự ảnh báo chí

Những điều tiên quyết càn thiết của một phóng sự ảnh là phải được chụp theo phương pháp phóng sự vầ để nâng cao chất lượng của từng bức ảnh đơn cần xử lý chính xác thời cơ bấm máy.

a. Sự khác biệt của thể loại phóng sự ảnh với các thê loại khác

- T hể loại ảnh tin

Là ảnh đơn, hoàn toàn đứng độc lập với tin bài viết. Chú thích của ảnh tin đầy đủ các nội dung gần như của tin viết, nó phải trả lời được 5 câu hỏi:

1. Đối tượng trong ảnh là ai? 2. Sự kiện xảy ra ở đâu?

3. Xảy ra trong thời gian nào?

4. Diễn biến của sự kiện ấy ra sao?

5. Kết quả thu được thế nào?

Nó khác với tin viết ở chỗ, chú thích cô đọng, đi thẳng vào

những câu hỏi trên mà không cần thông tin phụ, không giải thích nguồn gốc diễn biến như trong tin viết.

Đối tượng của ảnh tin rất rộng, bao gồm tất cả mọi vấn đề

trong đời sống xã hội, có thể là phát biểu của một nguyên thủ; hội họp trong chính phủ; một pha bóng đẹp trong một trận đấu; chân dung người thắng trận (tươi cười; chân dung kể thất bại (gương mặt buồn); người lao động tốt; kể phá sản; đời sống của những

người nghèo khó... Ảnh tin là một lát cắt tiêu biểu, là khoảng thời gian cao trào nhất trong sự kiện.

- Thể loại ảnh tường thuật

Có người gọi thể loại này bằng tên, tin tường thuật bằng ảnh vì mỗi bức ảnh trong thể loại này đều có thể đứng riêng như một ảnh tin. Ảnh tường thuật bao gồm một nhóm ảnh, thường được sử dụng kế lại một cách khá đầy đủ diễn biến, quá trình xảy ra sự kiện.

Phóng viên thể hiện ảnh tường thuật không thể chủ động lựa chọn hình ảnh như phóng sự ảnh mà hoàn toàn lệ thuộc vào diễn biến của sự kiện, họ chỉ được chủ động được trong việc lựa chọn thời cơ bấm máy. Ảnh tường thuật trình bày sự kiện thông qua thời gian nối tiếp nhau xảy ra trong sự kiện hoặc không gian cụ thể nào đó của sự kiện.

Ví dụ:

+ Khi Tổng Bí thư về thăm một tỉnh nào đó, ảnh tường thuật

thường diễn đạt sự kiện theo thời gian nối tiếp nhau trong sự kiện.

+ Ảnh tường thuật hoạt động sản xuất của một tổng công ty nào đó không thể sắp xếp vấn đề qua thời gian. Vị trí ảnh nào ở đâu, phụ thuộc vào ý định thể hiện của tác giả và ban biên tập.

- Thể loại ảnh chân dung

Thường dùng để diễn đạt một con người cụ thể nào đó, họ có tên tuổi, địa chỉ, có những hoạt động xã hội tích cực hoặc có thân phận đặc biệt. Cách diễn đạt ảnh chân dung có thể là chụp đặc tả ánh mắt, gương mặt trong bối cảnh điển hình hoặc con người đó trong một hoạt động thường nhật tiêu biểu.

Phóng sự ảnh có sự khác biệt thế nào với thể loại trên?

- Phóng sự ảnh khác với ảnh tin và ảnh chân dung ở chỗ, ảnh tin và ảnh chân dung thường sử dụng ảnh đơn, còn phóng sự ảnh thường sử dụng một nhóm ảnh.

- Phóng sự ảnh và ảnh tường thuật giống nhau là đều sử dụng một nhóm ảnh, đều có cấu trúc gần giống nhau như đều có tít, đều sử dụng một nhóm ảnh để thông tin sự kiện, mỗi bức ảnh đều có chú thích riêng, có một tin hoặc bài viết kèm theo (tít, nhóm ảnh, chú thích, bài viết).

Tuy về hình thức giống nhau trong cấu trúc nhưng bản chất thông tin của hai thế loại này lại rất khác nhau. Phóng sự ảnh được hình thành thường do nhận thức tồn tại khách quan thông qua nhận thức chủ quan của nhà báo. Phóng viên không bị lệ thuộc máy móc bởi sự kiện và thời gian, không gian cụ thể xảy ra sự kiện.

Thông thường, ảnh tường thuật được triển khai và hoàn thành tác phẩm trong một thời gian rất nhanh, còn phóng sự ảnh không lệ thuộc vào điều này, nó có thể được hoàn thành rất nhanh trong một vài giờ nhưng cũng có thể trong một vài tháng. Tính thời sự của phóng sự ảnh không phụ thuộc vào thời gian nhanh hay chậm mà phụ thuộc vào vấn đề, chủ đề mà tác giả lựa chọn

Nhóm ảnh của ảnh tường thuật không cần có một ảnh chính (ảnh đỉnh) nhưng trong phóng sự ảnh luôn luôn bắt buộc phải có tối thiểu một ảnh đỉnh. Trong những phóng sự ảnh cùng một chủ đề nhưng nhiều vấn đề người ta có thể sử dụng một số ảnh đỉnh, mỗi ảnh đỉnh đại diện cho một vấn đề của phóng sự.

Trong nhiều năm qua, thể loại phóng sự ảnh chưa được dùng nhiều trên báo hàng ngày và báo tuần ở nước ta. Có nhiều lý do để lý giải vấn đề trên, song những lý do chính là:

- Thời kỳ trước đây chúng ta chưa có nhiều kinh phí để thực hiện. Đến nay, nhiều tờ báo chưa có đội ngũ phóng viên ảnh chuyên nghiệp, chưa được đào tạo bài bản, họ không hiểu rõ chất liệu, phương pháp khai thác thông tin, vấn đề cho một phóng sự, không hiểu cách trình bày một phóng sự. Do vậy, phóng sự ảnh tuy là một thể loại khai thác sự kiện một cách sâu sắc, diễn đạt đa chiều sự kiện nhưng còn ít được sử dụng trên báo chí nước ta.

- Trong phóng sự ảnh, một vấn đề được mổ xẻ đa chiều, xuất phát từ cảm nhận của tác giả về sự kiện, vai trò "cái tôi" được thể hiện rõ thông qua việc chọn chi tiết. Phóng sự ảnh mặc dù là một thể loại thông tin sự kiện thời sự nhưng bản chất của nó gần gũi với chất "văn chương", tác giả thỏa sức lựa chọn chi tiết thông qua từng ảnh đơn.

Qua quá trình phân tích và kế thừa qua những tri thức chung các quan niệm về phóng sự ảnh của các nhà lý luận trên thế giới và Việt Nam, có thể tạm đưa ra khái niệm về phóng sự ảnh như sau:

Phóng sự ảnh là một thể loại ảnh báo chí thông tin sự kiện bằng một nhóm ảnh cùng một chủ đề, trình bày một cách gắn kết,

sinh động, logic về con người, sự việc, vấn đề có thật thông qua sự cảm nhận của "cái tôi'' tác giả, đem đến cho độc giả một lượng thông tin thăm mỹ.

+ Cấu trúc thể loại phóng sự ảnh báo chí

Do phóng sự ảnh có đặc điểm riêng, phản ánh sâu rộng sự kiện, dưới góc nhận thức của chính tác giả và trong việc lựa chọn từng ảnh đơn nên nó có cấu trúc riêng. Xét về cấu trúc hình thức, phóng sự ảnh không khác biệt với thể loại ảnh tường thuật nhưng nội dung, bản chất của hai thể loại này hoàn toàn khác biệt nhau. Đó là sự khác biệt về cách đặt tựa đề (tít), cách đặt ảnh và chọn ảnh, ngôn ngữ bài viết...

Trong cấu trúc của một phóng sự ảnh có bốn phần: Tựa đề (tít); Lời dẫn (Chapeau); Nhóm ảnh; Chú thích của từng ảnh đơn.

+ Tít của phóng sự có nhiều hình thức diễn đạt. Các hình thức này đều tập trung nêu rõ chủ đề của phóng sự. Tít của phóng sự ảnh gần với tít của thể loại phóng sự bài viết, của thể loại ký sự và ghi chép.

+ Lời dẫn trong phóng sự ảnh

Lời dẫn trong phóng sự ảnh được đặt trước nhóm ảnh và bài viết, thường được dùng để giới thiệu xuất xứ, nguồn gốc, bối cảnh chính trị xã hội của tác phẩm. Lời dẫn trong phóng sự ảnh có thể do phóng viên tự viết hoặc do tòa soạn viết.

Lời dẫn trong phóng sự ảnh thường để giải thích về những vấn đề chính xung quanh sự kiện được tác giả chọn trình bày trong phóng sự.

Lời dẫn trong phóng sự ảnh có thể sử dụng ngôn ngữ văn học hoặc ngôn ngữ nghị luận, phụ thuộc vào vấn đề của tác phẩm.

Ngôn ngữ giản dị thường rất dễ đi vào lòng người. Lời dẫn trong phóng sự ảnh còn có tác dụng gây ấn tượng mạnh đối với người đọc khi chỉ ra những nét đặc trưng độc đáo của vấn đề.

Trong phóng sự ảnh "Võ Lăng - Làng nghề tượng gỗ" có lời dẫn như sau: Nét đặc biệt là người làm tượng không cần nhìn mẫu, không một nét phác họa chì mà hoàn toàn làm theo trí nhớ. Dưới bàn tay người thợ Võ Làng hiện ra những Đức ông phương phi đầy đặn, những Phật Bà Quan m phúc hậu, từ bi, những Tượng Cô tươi tỉnh, sắc sảo, những ông Thiện hiền lành, những ông Ác dữ tợn...

Lưu ý:

- Lời dẫn trong phóng sự ảnh không được lấy từ một đoạn nào đó trong bài viết, vì nếu làm như vậy rất dễ gây ức chế cho độc giả.

- Không phải phóng sự ảnh nào cũng cần lời dẫn. + Tập hợp ảnh trong phóng sự

- Số lượng ảnh trong một phóng sự

Đã là một "phóng sự ảnh" thì không thể chỉ có một ảnh. về mặt lý thuyết, trong một phóng sự ảnh thì phải có từ hai ảnh trở lên nhưng trong thực tế từ trước tới nay, hầu như rất ít phóng sự chỉ dùng 2 ảnh. Số lượng ảnh trong một phóng sự ảnh phụ thuộc vào: Vấn đề của sự kiện, quá trình tham gia của tác giả trong sự kiện và phụ thuộc vào "đất" (diện tích được bố trí) trên trang báo dành cho phóng sự. Phóng sự ảnh thường có từ 3 ảnh trở lên; có những phóng sự ảnh có tới trên 20 bức ảnh.

Trong mỗi phóng sự ảnh thường có một ảnh đỉnh (ảnh chính) nhưng cũng có phóng sự ảnh có một số ảnh đỉnh.

Bất cứ một phóng sự ảnh nào cũng chỉ có một chủ đề. Ảnh đỉnh trong phóng sự ảnh diễn đạt khía cạnh chính của chủ đề hoặc vấn đề chính yếu nhất của phóng sự. Nhìn vào bức ảnh này, độc giả có thể hình dung ra nội dung chính mà tác giả đang định thể hiện: về vấn đề gì; địa điểm của phóng sự ảnh này ở đâu; con người của phóng sự này là ai, làm nghề nghiệp gì...

Đối với những phóng sự ảnh có tới một số ảnh đỉnh bởi chủ đề của phóng sự ảnh này chứa một nội hàm thông tin rộng, nhiều khía cạnh thông tin hoặc nhiều vấn đề trong cùng một chủ đề. Nếu dùng một ảnh đỉnh, độc giả khó phân định được vấn đề riêng rẽ của các sự kiện. Ví dụ, một tờ báo tuần chỉ có thể đăng được một phóng sự ảnh trong mùa lễ hội, trong khi lễ hội vào mùa xuân lại khá nhiều. Do vậy, tờ báo có thể đăng các lễ hội này trong một phóng sự ảnh với tít: "Mùa xuân, mùa lễ hội". Trong phóng sự có thể đăng những nét chính yếu của các lễ hội: chùa Hương, chùa Thầy, chùa Tây Phương... Mỗi lễ hội này cần có một ảnh đỉnh để phân định đặc điểm riêng từng địa phương.

- Cách trình bày ảnh trong một phóng sự

Trong số các thể loại có cấu trúc gần với phóng sự ảnh là thể loại ảnh tường thuật. Chúng ta hãy so sánh cách đặt ảnh khác nhau của hai thể loại này.

Đối với ảnh tường thuật: Thường dùng để kể lại sự việc qua không gian hoặc tiến trình về thời gian sự kiện. Mỗi bức ảnh đều là một ảnh tin, nếu đứng riêng lẻ. Do vậy, những bức ảnh này phải hoàn thiện một sự kiện, nhìn vào ảnh, người đọc hình dung ra quá trình xảy ra sự kiện. Các sự kiện trong ảnh tường thuật bình đẳng với nhau về mức độ thông tin. Do vậy, khi trình bày ảnh tường thuật trên trang báo, các bức ảnh này thường có kích cỡ bằng nhau, chỉ khác nhau bởi khuôn hình ngang hoặc dọc (Phụ thuộc vào vấn đề mà tác giả càn khuôn hình). Nếu trong thể loại này, tác giả hoặc bản báo tự đặt kích thước ảnh lớn nhỏ khác nhau sẽ làm cho tác phẩm trở nên lộn xộn, người đọc có thể hiểu nhầm: điểm nhấn của sự kiện nằm tại các ảnh khổ rộng hơn.

Phóng sự ảnh: Là cầu nối giữa thông tin chính luận và nghệ thuật, là ý tưởng của tác giả trong quá trình lựa chọn từng hình ảnh. Do vậy, việc trình bày ảnh trong một phóng sự khác các thể loại khác.

Khi tiếp cận với một chủ đề cụ thể, tác giả hoàn toàn chủ động hoạch định kế hoạch lựa chọn hình ảnh và khuôn hình, chủ động chọn ảnh nào chụp đặc tả, cận cảnh, trung cảnh hoặc toàn cảnh. Góc độ chụp và khuôn hình ngay khi chụp đã gắn với ý định trình bày của tác giả. Do vậy, khi đưa ảnh vào phóng sự, việc đặt ảnh nào ở đâu, nhằm mục đích gì đều bắt đầu từ ý định thể hiện của tác giả. Phóng sự ảnh sẽ trở nên nhàm chán và đơn điệu nếu bức ảnh nào cũng có kích thước bằng nhau, người đọc sẽ không hiểu điểm nhấn của phóng sự ở đâu.

Do vậy, trong phóng sự ảnh cần ảnh có bố cục khuôn hình ngang và bố cục dọc. Khi trình bày, cần có các kích thước ảnh lớn, nhỏ, dài ngắn khác nhau. Các bức ảnh trong một phóng sự ảnh có tác dụng liên kết thông tin và bổ sung thông tin cho nhau.

- Những điều cần lưu ý khi chọn ảnh phóng sự:

Kích thước lớn nhỏ của các bức ảnh trong một phóng sự ảnh phụ thuộc vào " đất" của bản báo dành cho phóng sự.

Trên các báo cáo dùng ảnh chuyên nghiệp như Báo ảnh Việt Nam, việc sử dụng phóng sự ảnh khá nhiều. Tờ báo dành số lượng trang khá thích hợp cho từng phóng sự, do vậy ảnh trong các phóng sự rõ ràng, thế hiện đúng ý định thể hiện của các tác giả, chất lượng phóng sự khá tốt. vẫn còn khá nhiều báo sử dụng phóng sự ảnh theo kiểu "ăn đong", không có phóng sự ảnh thường xuyên, do vậy, sổ trang dành cho phóng sự ảnh không ổn định. Nhiều khi, phóng viên có số lượng ảnh khá nhiều, nhưng "đất chật" nên tỷ lệ các bức ảnh phải đặt nhỏ lại, do vậy chất lượng thông tin của ảnh bị giảm sút, ảnh hưởng đến chất lượng toàn bộ phóng sự.

Trước khi dàn dựng một phóng sự ảnh, cần phải xác định trước "đất" trên số báo có diện tích là bao nhiêu để chọn số lượng ảnh cho thích hợp. Nếu ảnh nhỏ quá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thông tin.

Mỗi ảnh là một chi tiết của phóng sự cho nên không đưa hai, ba... bức ảnh có gần một nội dung thông tin vào trong một phóng sự, dù rằng những bức ảnh này được chụp ở những địa điểm khác xa nhau.

+ Chú thích cho từng bức ảnh trong một phóng sự

Ta hãy hình dung một loại hình truyền thông khá dễ tiếp nhận là truyền hình, nếu trong một tin truyền hình hay một phóng sự truyền hình chỉ có hình ảnh, không có lời bình sẽ vô cùng nhàm chán vì người xem truyền hình không đủ thông tin về sự kiện, không biết vấn đề đó đang diễn biến ra sao, ờ nơi nào và đặc biệt không hiểu ý kiến của nhà báo, người đại diện cho thông tin muốn thể hiện điều gì qua vấn đề đó chính xã hội gì về vấn đề đó. Phóng sự ảnh là một thể loại thông tin của báo chí, do vậy, nếu thiếu chú thích sẽ làm cho độc giả cảm thấy rất khó chịu. Phóng sự ảnh có đặc điểm là thông tin vấn đề bằng một chuỗi ảnh, có phần giải thích, bình luận hoặc miêu tả vấn đề qua bài viết, do vậy chú thích của từng bức ảnh trong phóng sự thường là:

- Gọi tên nhân vật trong ảnh

- Mô tả sự kiện trong ảnh

- Làm rõ nghĩa, lý giải những vấn đề mà bản thân bức ảnh không thể nói rõ được bản chất của sự việc, sự kiện.

+ Bài viết cho phóng sự ảnh

Đặc trưng của một phóng sự ảnh là phản ánh sự kiện, vấn đề bằng ảnh, nội dung thông tin chính cũng bằng hình ảnh thông qua cảm nhận của tác giả. Chất liệu của một phóng sự ảnh là thông tin sự kiện giàu chất liệu nghệ thuật. Dung lượng thông tin trong một phóng sự ảnh là khá nhiều, nó phản ánh đa chiều, đa diện về một sự kiện, một vấn đề. Ngôn ngữ của ảnh là miêu tả sự kiện, diễn biến đạt vấn đề cụ thể, qua cách nghĩ của tác giả và dùng ý ảnh để thông tin.

Do vậy, nếu chỉ có ảnh, không thể đáp ứng được sự tò mò tìm hiểu về sự kiện của độc giả. Bài viết cho phóng sự ảnh là thông tin hỗ trợ, giải thích cho độc giả về bản chất sự việc, diễn đạt cảm nghĩ, nhận định của tác giả về sự kiện.

Với mỗi dạng thông tin về những vấn đề, lĩnh vực khác nhau trong phóng sự ảnh, bài viết cho phóng sự sẽ có các ngôn ngữ khác nhau. Tuy vậy, ngôn ngữ chung nhất của phóng sự ảnh dùng bài viết vẫn là ngôn ngữ phóng sự, là sự kết hợp bút pháp tường thuật, miêu tả và nghị luận.

Ví dụ: Trong bài "Ngôi thành của ký ức". Bài viết về Hoàng Thành Thăng Long (Dương Trung Quốc). Hà Nội có nhiều vùng đất thiêng. Vùng Hò Tây với cảnh quan thơ mộng, khoáng đãng trời nước và tràn trề những truyền thuyết từ thuở còn là khúc chảy của dòng sông Cái, nơi tụ cư của những ấp trại làng quê. Khi xưa Hồ Gươm nước xanh có Rùa Thần làm nên một biểu tượng của thành phố "Vì hòa bình": đánh xong giặc, người anh hùng trả lại vũ khí cho thần linh. Vùng Đống Đa - Ngọc Hồi nổi gò đống chôn xác giặc và là biểu tượng vươn tới cho một quốc gia định đô nơi Rồng bay. Và, khu phố cổ ngang dọc những ngôi nhà gợi cảm như "Cô gái Lọ Lem"chứa đựng bên trong dáng vẻ rêu phong, cũ nát là một bề dày đô hội của Kẻ Chợ...

Có một vùng đất chốn xưa là trung tâm chính trị của quốc gia Đại Việt, là chốn thâm nghiêm nơi cung cấm của vua chúa, vậy mà cho đến nay vẫn được coi là "cấm địa", càng làm khao khát nỗi mong muốn chiêm ngưỡng những gì còn lại sau một thiên niên kỷ tồn tại của kinh thành...

Cuộc khai quật cuối năm 1998 nhen lên niềm hy vọng có thể tìm kiếm được dưới lòng đất những dấu tích của quá khứ vàng son. Ẩn sâu dưới bốn tấc đất, những nền móng cũ được tìm thấy chỉ cho thấy dấu tích của sự đảo lộn và đổ vỡ, hầu như không còn một hiện vật còn nguyên vẹn, một tầng văn hóa không bị đào xới, pha tạp. Còn trên mặt đất, những tên gọi đẹp đẽ như: Lau Công chúa" chỉ còn là một công trình kiến trúc thực dân với những dầm sắt chữ I, mái giả cổ đổ bê tông, cầu thang sắt và gạch hoa... (trích).

Nhiều phóng sự ảnh có bài viết ngắn. Trong phóng sự, tự thân các bức ảnh đã diễn đạt khá đầy đủ nội dung của chủ đề. Bài viết nhằm bổ sung thông tin thường là những phóng sự chân dung.

Trong phóng sự "Nguyễn Quang Trung với những nếp nhà", toàn bộ bài viết như sau: Sinh Đường ở cổ Đô - Ba Vì - Hà Tây 11) - một vùng quê giàu truyền thống văn chương và hội họa - Nguyễn Quang Trung tốt nghiệp trường Cao đổng nhạc họa. Tranh Nguyễn

Quang Trung sắc màu ấm áp, giản dị. Đề tài ảnh vẽ thường bắt nguồn từ cuộc sống đời thường. Những mái nhà nhấp nhô của làng quê, của phố xá, thuyền bè đông đúc nơi cửa biển, bến sông. Những gian trưng bày, triển lãm cá nhân lần thứ tư của anh ở Hà Nội, Nguyễn Quang Trung đã thông minh khai thác khái niệm trừu tượng của từ "Nhà" trong tiếng Việt, tận dụng sự nhạt nhòa, mềm mại của kỹ thuật vẽ lụa và bồng gam màu nóng ấm đã đưa vào tranh của anh một ước mơ giản dị, nhẹ nhàng về một cuộc sống hạnh phúc trong từng nếp nhà.

- Bài viết có thể sử dụng ngôn ngữ tự sự. Thông thường những phóng sự ảnh này được hình thành bắt đầu từ cảm xúc về một vùng quê, vùng đất, nó gần với chất liệu của ký sự - tác giả có nhiều trăn trở, cảm thông chia sẻ...

Biển trong tiềm thức mọi người bao giờ cũng đẹp. Biển lung linh đỏ rực lúc rạng đông; rạng rỡ, đoan trang trong buổi chiều tà nhuộm ánh hoàng hôn; tự tin, hùng dũng lúc thủy triều xô dài trên bờ cát.

Nhiều lần ra với biển, có thể trong vai khách du lịch đến Hạ Long, Sầm Sơn, Đồ Sơn, Nha Trang, Cửa Đại, Cửa Tùng... Và cũng nhiều lần trong vai người làm báo theo tàu ngư dân đánh bắt cá xa bờ. Tôi càng thấu hiểu nỗi truân chuyên, đời sóng nước của những con người sống với biển...

Trong phóng sự ảnh "Nhớ về Hà Nội" của Lê Phức, có sử dụng thêm ảnh tư liệu, gần với chất liệu của ký sự, do vậy ngôn ngữ trong bài viết mang đậm chất tự sự, ngắn nhưng giàu cảm xúc:

Có rất nhiều điều để nhớ về Hà Nội: Mặt Hồ Gươm lung linh ánh mây trời; Hoa sữa rơi đầy hè phố Nguyễn Du; Đàn cò trắng trên hàng cây Chò Xanh phố Lò Đúc; Gánh "tào phớ" mát dịu lúc trưa hè; và cả bác "quất, quất ơ..." với chiếc chiếu manh nhàu nát lang thang nơi sân ga Hàng cỏ... Mỗi người một kỷ niệm. Mỗi nghề có một nỗi buồn thương. Còn với nhà nhiếp ảnh những gì đã lọt vào ống kính gần đều là quý. Mọi sự rồi cũng đi qua, chỉ còn lại ảnh mình với năm tháng như những chứng nhân một thời để trân trọng.

Đây phố cổ Hàng Đào nổi tiếng nghề bán buôn tơ lụa. Kia chiếc cầu Long Biên vắt qua sông Hồng như một biểu tượng Thăng Long thời thuộc địa. Ồ Câu Giấy hoang sơ mà thân thiết. Còn đây, khu Đấu Sảo điển hình lối kiến trúc Pháp. Và cụ đồ cặm cụi nghiên bút vì ai đó đang mong phúc, lộc, thọ..., cô gái ngoại thành vo gạo nơi cầu ao... Và còn biết bao hình ảnh Hà Nội được ghi từ những năm cuối thế kỷ, càng ngâm càng thích. Không nệ cổ đâu, đấy là truyền thống, là cội nguồn mà chỉ có nhiếp ảnh mới làm thức tình được quá khứ một cách chân thật để nhắc nhở hiện tại và hướng về tương lai.

Tóm lại, trong phóng sự, bài viết thường đề cập tới những vấn đề liên quan tới sự kiện hoặc mở rộng vấn đề xung quanh ý ảnh mà tác giả lựa chọn.

Hai loại ngôn ngữ thường được sử dụng nhiều nhất cho bài viết trong phóng sự ảnh là ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ sự kiện. Ngôn ngữ trong phóng sự ảnh phóng khoáng nên có thể sử dụng bút pháp mô tả, kể chuyện và nghị luận. Sử dụng bút pháp nào là chủ yếu cho một phóng sự phụ thuộc vào vấn đề thông tin và ý định chuyển tải thông điệp của tác giả.

Cấu trúc trong bài viết của phóng sự ảnh không bị lệ thuộc vào cấu trúc chung của một bài báo (mở đầu, giải quyết vấn đề và kết luận) mà có thể chuyển thẳng ý tưởng thông tin, cảm xúc trải dọc theo bài viết.

b. Thể loại ảnh tin

Ảnh tin hay tin ảnh, là thông tin bằng ảnh về các sự kiện, hiện tượng đang diễn ra trong hiện thực khách quan, có chú thích rõ ràng về nội dung của sự kiện, hiện tượng đó.

Ảnh báo chí từ lâu đã trở thành một loại hình thông tin sắc bén, có khả năng phản ánh chính xác và sức thuyết phục cao. Tuy nhiên, giá trị thông tin của ảnh báo chí chỉ dừng ở mức thông tin chứ chưa được nghiên cứu một cách cụ thể.

Ảnh tin đứng độc lập, không phụ thuộc vào tin, bài. Hình ảnh là đỉnh điểm của sự kiện, vấn đề và phản ảnh mọi khía cạnh đời sống xã hội. Ví dụ: Sự kiện Đại hội Đảng, thông cầu...

- Vấn đề khai thác: Là các hiện tượng, sự kiện, chân dung con

người gắn với hoạt động cụ thể.

- Chú thích đủ: ai, ở đâu, thời gian nào, diễn biến ra sao, kết

quả thế nào?

Tóm lại: Tiêu chí một bức ảnh báo chí

+ Đủ tiêu chí: Ảnh và chú thích.

+ Trình bày trên trang báo phù hợp với mục đích thông tin.

- Cần tránh:

+ Thấy sao chụp thế

+ Không khai thác đủ thông tin trong sự kiện

+ Không có ý nghĩa xã hội

+ Ảnh và chú thích mập mờ, trái nghĩa.

Như vậy, nhiếp ảnh đang ngày càng thể hiện vị thế, và vai trò quan trọng của mình trong hoạt động báo chí, ngay cả khi nó đứng độc lập như một thể loại: tin ảnh, phóng sự ảnh, hay khi đứng song song cùng các bài viết khác. Những khuôn hình cô đọng, súc tích nhất về một nội dung hay một nhân vật nào đó được nhà báo ghi lại và đăng tải lên các phương tiện thông tin đại chúng có vai trò to lớn, tác động trực tiếp và tạo ấn tượng sâu đậm đối với độc giả. Trong số các thể loại ảnh báo chí thì thể loại ảnh thời sự vẫn chiếm đa số và là đề tài lớn đối với các nhiếp ảnh gia, nhà báo, phóng viên ảnh và nhận được sự quan tâm đặc biệt của công chúng.

Ảnh báo chí khác ảnh nghệ thuật ở chỗ: ảnh báo chí lấy thông tin, sự kiện làm cốt lõi, trọng tâm, sự kiện càng được phát hiện sớm, đáp ứng được mối quan tâm của công chúng thì ảnh đó càng có giá trị và ngược lại. Ảnh nghệ thuật chú trọng tới tính thẩm mỹ, thu hút thị giác của khán giả, tính thông tin trong ảnh nghệ thuật bị xem nhẹ, thậm chí là không có. Nói cách khác, chức năng thông tin, phản ánh hiện thực một cách sinh động và chân thật là yêu cầu quan trọng nhất của ảnh báo chí. Ảnh báo chí không chỉ phản ánh hiện thực khách quan mà ở đó vai trò cá nhân của tác giả bộc lộ khá rõ qua sự phân tích, lý giải sự kiện mà còn ở cái tôi qua quan điểm và lập trường, quan điểm đối với sự kiện mà tác giả đã mô tả. Và đối với một phóng viên ảnh chuyên nghiệp, yếu tố cơ bản về kĩ thuật phải được thể hiện trong ảnh báo chí.

Một bức ảnh báo chí được đánh giá cao là một tác phẩm phản ánh trung thực hiện thực khách quan, không bịa đặt, không dàn dựng, bố trí. Nó phải ghi lại được những khoảnh khắc cao trào nhất, có ý nghĩa và có sức hấp dẫn nhất trong dòng thác sự kiện. Thông tin phải thật nhanh đến người xem, gây xúc động, chứ không phải nhìn ngắm qua loa.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro