Cẩm nang học tập-Kỹ năng đọc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Create By [email protected]

Kỹ năng đọc

.Đọc có cân nhắc...

.Cách ghi chép khi đọc sách ...

.Đọc các tư liệu khó, phức tạp...

.Tốc độ đọc và hiểu ...

.Đánh dấu và gạch dướ...i

.Phương pháp đọc SQ3R...

...Cách đọc những bài luận...

I.Đọc có cân nhắc

Học ko suy nghĩ là phí sức

Khổng tử.

Phương pháp đọc có cân nhắc:

Hãy tự hỏi những điều này khi đọc:

Phương pháp đọc có cân nhắc:

Đề tài của bài đọc, hoặc quyển sách bạn đang đọc là gì?

Vấn đề nào đang được nêu ra?

Tác giả đã kết luận gì về vấn đề ấy?

Những lý do nào được đưa ra để chứng minh cho quan điểm của tác giả?

Người viết dùng sự thật, lý thuyết hay niềm tin của bản thân?

Sự thật có thể được chứng minh.

Lý thuyết còn đang cần được chứng minh, không nên nhầm lẫn với sự thật.

Ý kiến có thể có hoặc không được xây dựng trên cơ sở lập luận vững chắc.

Bản thân niềm tin không cần được chứng minh.

Tác giả dùng từ trung lập hay có xen lẫn cảm xúc cá nhân? Người đọc biết cân nhắc là người có cái nhìn xuyên thấu bề mặt ngôn từ, để thẩm định lý lẽ bên trong.

Khi bạn quyết định chấp nhận hay không chấp nhận ý kiến của người viết, cần củng cố quyết định của mình bằng những lý do xác đáng.

Những đặc điểm của người đọc có cân nhắc:

Trung thực với bản thân

Tránh sự chi phối

Biết vượt qua vướng mắc.

Đặt câu hỏi.

Xây dựng phán đoán trên bằng chứng cụ thể

Tìm mối quan hệ nối kết các sự việc

Có tư duy độc lập

II.Cách ghi chép khi đọc sách

Đọc là tập thể dục cho tinh thần

Richard Steele,

người Anh 1672-1729

Đầu tiên hãy đọc một phần của chương cần đọc:

Đọc một lượng vừa đủ để có khái niệm về nội dung mình sẽ đọc. Đừng ghi chú mà hãy tập trung vào nội dung.

Khi đọc lần đầu, ta rất dễ bị thôi thúc bắt tay vào ghi chú ngay, nhưng đấy ko phải là phương pháp hiệu quả. Nếu ghi chú vào thời điểm này, ta chỉ đang chép lại máy móc tất cả thông tin mà chưa hiểu thấu đáo.

Tiếp theo, đọc lại lần nữa:

Tìm ý chính, và ý phụ.

Gấp sách lại

Tường thuật lại nội dung quyển sách sẽ giúp bạn chủ động trong quá trình nắm bắt thông tin.

Tiếp đến, ghi chép các thông tin:

Đừng sao chép thông tin trực tiếp từ sách

Chỉ ghi một số chi tiết chính để hiểu

Xem Sơ đồ khái niệm về một hệ thống các cách ghi và sắp xếp ghi chép.

Xem lại, và đối chiếu những ghi chép của bạn với sách giáo khoa,

xem xem bạn có thực sự đã hiểu bài chưa.

III.Đọc các tư liệu khó, phức tạp

Khó khăn là một người

thầy nghiêm khắc

Edmund Burke 1729 - 97

Người Anh/Ailen

Chọn khối lượng vừa đủ

để bắt đầu

Nắm được cách bố trí, hệ thống của tư liệu

Lướt qua tư liệu để tìm: tựa đề, đề mục chính, đề mục phụ, câu chủ đoạn để biết được nội dung tổng quát. Chú ý các biểu đồ, đồ thị, và sơ đồ.

Nếu có phần tóm lược

ở trước và sau tư liệu, hãy đọc nó. Tìm đọc những câu hỏi, bài luyện tập chính

Đọc những gì bạn hiểu rõ nhất

để xác định độ khó. Chừa lại những gì ko hiểu.

Dùng phương pháp "nhìn ra nơi khác"

Trong khi đang đọc thỉnh thoảng dừng đọc và đặt những câu hỏi kích thích cho việc đọc.

Tự đi tìm câu trả lời.

Tìm mối liên hệ nhưng ko phải để ghi nhớ mà để hiểu.

Tra cứu nghĩa của những từ quan trọng mà bạn ko thể suy ra từ ngữ cảnh.

Đọc cho đến hết

Đừng nản chí. Bạn càng đọc, thì sẽ dần sáng ra. Sau khi đọc xong, suy ngẫm lại những gì đã học được, và đọc lại những chổ chưa hiểu.

Sắp xếp những bài ghi chú

thành một hệ thống khái niệm. Chú ý đến mối liên hệ giữa các thông tin.

Đừng chỉ dùng từ ngữ.

Dùng kí hiệu, hình ảnh minh hoạ, màu sắc, thậm chí cả chuyển động để hình dung và hệ thống ý. Dùng bất cứ phương pháp nào bạn cần.

Bạn vẫn ko thể hiểu?

Đừng nổi cáu! Xếp sách lại, hôm sau đọc tiếp.

Nếu cần, hãy lặp lại, nhớ lại thông tin, dù trong lúc ngủ, não của bạn vẫn đang làm việc. Đây gọi là "phương pháp đọc phân tán".

Khi bạn đã có một hệ thống khái niệm trong đầu, đọc lại lần nữa.

Lần này nếu bạn vẫn chưa hiểu, hãy cầu cứu giáo sư, người cố vấn học tập, hoặc các chuyên gia. Chúc may mắn!

IV.Tốc độ đọc và hiểu

Đọc là luyện tập thể dục cho trí óc

Richard Steele,

người Anh 1672-1729

Tốc độ đọc

Mỗi loại tài liệu cho bạn một tốc độ đọc nhất định.

Đọc một quyển tiểu thuyết lôi cuốn sẽ nhanh hơn một bài sinh vật.

Sách viết cũng tuỳ quyển,

mà chất lượng khác nhau, do đó mức độ khó hiểu cũng khác nhau.

Đầu mỗi học kỳ, hãy đo tốc độ của mình theo mỗi quyển sách.

Xem thử bạn đọc được bao nhiêu trang trong 1 giờ. Khi đã nắm dược tốc độ của mình, bạn sẽ có kế hoạch cụ thể cho thời gian biểu khi học.

Hiểu:

Lướt qua chương cần đọc:

tìm những phần quan trọng.

Thường những phần dài và nhiều chú thích, nhiều biểu dồ là những phần quan trọng.

Nếu bạn đang thiếu thời gian, hãy bỏ qua những phần phụ kia.

Đọc câu đầu tiên của mỗi đoạn thật kĩ.

Để ý đề mục và câu mở đoạn, sau đó gấp sách lại, và tự hỏi bạn biết gì về chủ đề trước khi đọc.

Tập trung vào các danh từ, và giới từ chính, các cụm danh động từ.

Ví dụ:

Classical conditioning is learning that takes place when we come to associate two stimuli in the environment. One of these stimuli triggers a reflexive response. The second stimulus is originally neutral with respect to that response, but after it has been paired with the first stimulus, it comes to trigger the response in its own right.

Thay vì đọc từng chữ, hãy làm một sơ đồ như sau:

Classical conditioning = learning = associating two stimuli

1st stimulus triggers a response

2nd stimulus = originally neutral, but paired with 1st --> triggers response.

Thay vì cứ đọc đi đọc lại đoạn văn ấy, hãy ghi chú theo cách này. Vì khi đã ghi ra những ý chính của bài, bạn ko cần thiết phải quan tâm đến bài đó nữa.

V.Đánh dấu và gạch dưới

Trong thực tế, chúng ta đọc vì nhu cầu viết.

Việc đọc cũng giống như viết lại ý của người khác.

Jean-Paul Sartre, 1905-80 người Pháp

Đọc một phần bất kỳ của tài liệu

mà bạn cảm thấy xoay xở được.

Đọc lại lần nữa,

Đánh số những ý liên quan.

Gạch dưới:

Ý chính

Ví dụ của các ý chính

Địng nghĩa hoặc từ lạ

Ghi chú những câu hỏi,

tóm ý, và thuật lại ý vào những phần trống trong sách.

Hãy xây dựng cho mình một hệ thống có thể liên kết các nguồn thông tin khác nhau

VI.Phương pháp đọc SQ3R

Tôi, hoặc tìm ra phương

pháp cho mình, hoặc phải phục tùng

phương pháp của kẻ khác

Wm. Blake 1757 - 1827 người Anh

3 R's:

S=Survey: Khảo sát

Q=Question: đặt câu hỏi

Read=đọc

Review=đọc lại

Recite=ghi nhớ

Trước khi đọc, khảo sát bài đọc

Survey

Tiêu đề, đề mục chính và phụ

Chú thích dưới hình ảnh, và đồ thị

Xem lại câu hỏi, hoặc các hướng dẫn đọc của giáo viên.

Xem đoạn đầu và cuối

Xem phần tóm tắt.

Khi đang khảo sát, hãy đặt những câu hỏi sau:

Question

Biến tiêu đề thành câu hỏi

Đọc các câu hỏi ở cuối bài

Nhớ lại những gì giáo sư nói khi giao bài cho bạn

Mình đã biết gì về vấn đề này rồi?

Lưu ý:

Nếu cần hãy viết ra và suy ngẫm. Phương pháp này gọi là SQW3R

Khi bắt đầu đọc

Read

Tìm câu trả lời choc ác câu hỏi đã nêu

Trả lời các câu hỏi đầu và cuối chương

Đọc lại chú thích dưới tiêu đề, biểu đồ, hình minh hoạ...

Chú ý tất cả các từ in đậm hay in nghiên

Học các hướng dẫn về biểu đồ

Đọc chậm lại khi gặp đoạn khó

Dừng lại để đọc kĩ những chỗ khó hiểu

Đọc từng phần một và ghi nhớ khi kết thúc một phần.

Ghi nhớ sau khi đọc hết một phần

Review

Chỉ đặt câu hỏi về những gì mới đọc. Hoặc tóm tắt bằng lời của riêng mình .

Ghi chú thông tin từ bài đọc, nhưng diễn đạt thông tin đó bằng lời của mình.

Gạch dưới ý quan trọng

Dùng phương pháp học thuộc hiệu quả nhất cho mình. Mẹo: bạn càng dùng nhiều giác quan khi học, thì càng nhớ nhanh và nhớ lâu.

Học công hiệu gấp ba: Nhìn, nói, nghe

Học công hiệu gấp tư: Nhìn, nói, nghe, viết

Dò lại bài, một quá trình lâu dà

Recite

Ngày 1:

Đặt ra những câu hỏi cho ý chính bạn đã ghi chú

Ngày 2:

Đọc lại để "kết thân" với những khái niệm quan trọng. Che phần thông tin, đọc câu hỏi và cố trả lời từ trí nhớ của mình. Dùng các biện pháp ghi nhớ hữu dụng. Làm những thẻ nhớ. (flashcard), hoặc các công cụ học bài tương tự.

Ngày 3, 4, 5:

Luân phiên học bằng flashcard, và từ những bài ghi chú

Cuối tuần:

Dùng sách học, làm một bản biểi nội dung, trong đó liệt kê toàn bộ tiêu đề, đề mục chính phụ. Làm một bản đồ thông tin. Tập nhớ lại và nói to bài học trong lúc nhìn vào bản đồ thông tin.

Thường xuyên lặp lại bước trên. Được vậy, bạn sẽ ko cần nhồi nhét khi kỳ thi đến.

VII.Cách đọc những bài luận

Không có logic nào mang tính ngẫu nhiên

Ludwig Wittgenstein 1889 - 1951

Chú ý: Phương pháp này có thể áp dụng khi:

đọc một quyển sách, một chương sách, bài báo, và tất cả các bài đọc khác.

Tiêu đề là gì?

Tiêu đề cho ta biết gì về nội dung bài đọc?

Bạn đã có kiến thức gì về vấn đề được nêu?

Bạn dự đoán bài này sẽ nói gì về vấn đề ấy? (khi đã biết được thời điểm và tác giả bài viết)

Bài này được viết khi nào?

Bạn biết gì về các bài viết về chủ đề ấy vào thời điểm đó?

Nếu có, thì bạn có dự đoán là bài viết nói về vấn đề gì không?

Ai viết?

Bạn có đoán là họ sẽ viết gì không?

Học vị của người này? Họ có hay làm việc và chịu ảnh hưởng của ai không?

Bạn có biết những địng kiến của tác giả?

Bạn có từng đọc qua những bài viết cùng chủ đề của tác giả?

Bắt đầu đọc và đánh dấu những thông tin quan trọng

Tìm hiểu xem vấn đề nào đang được thảo luận?

Vấn đề ấy có liên hệ gì với tiêu đề?

Ý chính là gì? Luận điểm của bài?

Tác giả đưa những chứng cứ nào để biện minh cho luận điểm ấy?

Bạn cần nhớ gì trong lúc và sau khi đọc?

Bạn có bắt gặp thông tin nào đáng giá về một vấn đề mình đã biết hoặc chưa biết? Bạn cần ghi chú vị trí của thông tin đó. Nếu đang làm dự án, hãy ghi chú vào hồ sơ nghiên cứu.

Tác giả có liệt kê nguồn thông tin nào bổ ích có thể cần trong tương lai? Hãy đáng dấu. Nếu đang làm dự án, hãy ghi chú vào hồ sơ nghiên cứu thông tin trích dẫn.

Sau khi đã hoàn tất bài đọc, hãy suy ngẫm:

Bạn đã học được những gì?

Điều đó có bổ sung, liên quan đến kiến thức mình đã có?

Lý lẽ của bài có thuyết phúc ko?

Dù ko thuyết phục, nhưng từ kiến thức cá nhân, bạn có nghĩ rằng có thể nội dung bài viết vẫn đúng?

Bạn có nghĩ ra những lý lẽ nào phản bác lại nội dung chính, cho dù lý lẽ nêu ra trong bài rất thuyết phục?

Bài viết này liên quan thế nào đến các bài trước đây, xét trong bối cảnh nền tảng kiến thức?

Lập một bảng tóm tắt về bài viết vừa đọc!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro