cau 7

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 7: Khái quát sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường trong thời kì đổi mới từ Đại hội VI-X ?

v    Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội VIII:3 ý

Thứ nhất KTTT không phải cái riêng có của CNTB mà là thành tựu chung của nhân loại:

-                      KTTT có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài. KTTT đã có mầm mống từ trong XH nô lệ, hình thành trong XH phong kiến và phát triển cao trong XH TBCN.

-                      So sánh KTTT và KTHH

Ø    Giống nhau:

+ cùng bản chất: đều nhằm sản xuất ra để bán, đều nhằm mục đích giá trị và đều trao đổi thông qua quan hệ hàng hóa – tiền tệ.

+ dựa trên cơ sở phân công lao động xã hội và các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, làm cho những người sản xuất vừa độc lập vừa phụ thuộc lẫn nhau. Trao đổi mua bán là phương thức giải quyết mâu thuẫn trên.

Ø    Khác nhau:

+ KTHH ra đời từ KTTN, nhưng còn ở trình độ thấp, chủ yếu là sản xuất hàng hóa với quy mô nhỏ bé, kỹ thuật thủ công, năng suất thấp.

+ KTTT là KTHH phát triển cao, đạt đến trình độ thị trường trở thành yếu tố quyết định đến sự tồn tại hay không tồn tại của người sản xuất hàng hóa.KTTT lấy khoa học,  công nghệ hiện đại làm cơ sở và nền sản xuất xã hội hóa cao.

-                      CNTB không sản sinh ra KTHH, do đó KTTT với tư cách là KTHH ở trình độ cao không phải là sản phẩm riêng của CNTB mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại.

Thứ hai KTTT còn tồn tại khách quan trong thời kì quá độ lên CNXH:

-                      Tính tất yếu khách quan phải phát triển KTTT trong thời kì quá độ lên CNXH

·         KTTT là 1 kiểu tổ chức kinh tế, là trình độ phát triển cao của KTHH

·         KTTT chỉ đối lập với KT tự nhiên , chứ không đối lập với các chế độ xã hội.

·         KTTT tồn tại ở nhiều  phương thức sản xuất khác nhau

·         KTTT vừa có thể liên hệ với chế độ tư hữu, vừa có thể liên hệ với chế độ công hữu và phục vụ cho chúng.

·         Trong thời kì quá độ có những cơ sở kinh tế là điều kiện tồn tại và phát triển của KTTT và phát triển KTTT là cần thiết cho quá trình xây dựng CNXH. Vì vậy mô hình phát triển tổng quát của nước ta là: “phát triển KTHH nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước”

      Đặc trưng của mô hình:

+ Các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, cạnh tranh và hợp tác với nhau

+ Các đơn vị kinh tế lựa chọn lĩnh vực kinh doanh và phương án tổ chức sản xuất theo sự hướng dẫn của thị trường

+ Nhà nước quản lí nền kinh tế để định hướng, dẫn dắt các thành phần kinh tế, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội.

Thứ ba Sự cần thiết phải sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng XH ở nước ta:

Kinh tế thị trường có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế xã hội vì đặc trưng chung của KTTT:

-          Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh

-          Giá cả do thị trường quyết định, hệ thống thị trường phát triển đồng bộ và hoàn hảo.

-          Nền kinh tế có tính mở cao và vận hành theo quy luật vốn có của nền kinh tế thị trường

-          Có hệ thống pháp quy kiện toàn và sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.

v    Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội IX đến Đại hội X

Đại hội IX(4/ 2001):

-                      Mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ hóa độ đi lên CNXH: KTTT định hướng XHCN.

·   Khái niệm nền KTTT định hướng XHCN theo đại hội IX :

·   KTTT định hướng XHCN là 1 kiểu tổ chức kt vừa tuân theo quy luật của KTTT vừa dựa trên cơ sở và chịu sự dẫn dắt chi phối bới các nguyên tắc và bản chất của CNXH .

·   Điểm phát triển: trước đây KTTT chỉ như 1 công cụ, 1 cơ chế quản lý; hiện nay KTTT như 1 chỉnh thể, là cơ sở kinh tế của sự phát triển theo định hướng XHCN.

·   Thế mạnh của thị trường là để “ phát triển LLSX, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của CNXH, nâng cao đời sống của nhân dân”.

·   Tính định hướng XHCN: thể hiện ở 3 mặt của QHSX: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối.

-                      Bản chất của KTTT định hướng XHCN: không phải là kinh tế kế hoạch hóa tập trung, cũng không phải là KTTT TBCN và cũng chưa hoàn toàn là KTTT XHCN vì nó chưa có đầy đủ các yếu tố XHCN

Đại hội X:Tính định hướng XHCN trong phát triển KTTT ở nước ta thể hiện qua 4 tiêu chí:

1.                  Về mục đích phát triển: nhằm thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”, giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất và không ngừng  nâng cao đời sống nhân dân, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, khuyến khích làm giàu.

2.                  Phương hướng phát triển: phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế trong đó KTNN giữ vai trò chủ đạo , là công cụ chủ yếu điều tiết nền kinh tế.

3.                  Về định hướng xã hội và phân phối: thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội

+Lĩnh vực xã hội: kết hợp tăng trưởng kinh tế với  tiến bộ và công bằng xã hội

+Lĩnh vực phân phối: nhiều hình thức phân phối trong đó phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế và phúc lợi xã hội là chủ yếu

4.                  Về quản lý: phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân, đảm bảo vai trò quản lý, điều tiết của nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng. 

Đại hội X  hoàn thiện nhận thức và chủ trương về nền kinh tế nhiều thành phần:

+Trên cơ sở 3 chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể và tư nhân), hình thành nhiều hình thức sở hữu và 5 thành phần kinh tế: KTNN, KT tập thể, KT tư nhân(cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), KTTB nhà nước, KT có vốn đầu tư nước ngoài.

+KTNN giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước điều tiết và định hướng nền kinh tế

+KTNN và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong các động lực của nền kinh tế.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro