cau 1. ban chat, nguon goc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1. Trình bày nguồn gốc, bản chất của tôn giáo

Nguồn gốc của tôn giáobao gồm: nguồn gốc xã hội của tôn giáo, nguồn gốc nhận thức của tôn giáo, nguồn gốc tâm lý của tôn giáo

Ngồn gốc xã hội

Sự bất lực của con người trước các thế lực tự nhiên.  Như chúng ta đã biết, mối quan hệ của con người với tự nhiên thực hiện thông qua những phương tiện và công cụ lao động mà con người có. Khi không đủ phương tiện, công cụ để đảm bảo kết quả, mong muốn trong lao động, người nguyên thủy đã tìm đến phương tiện tưởng tượng hư ảo, nghĩa là tìm đến tôn giáo. . Như vậy, không phải bản thân giới tự nhiên sinh ra tôn giáo, mà là mối quan hệ đặc thù của con người với giới tự nhiên, do trình độ sản xuất quyết định

Sự bất lực của con người trước các thế lực xã hội. Con người bế tắc với cuộc sống hiện thực nên tìm sự giải thoát trong đời sống tinh thần, họ tìm đến tôn giáo. V.I.Lênincho rằng, sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào một cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia, cũng giống y như sự bất lực của người dã man trong cuộc đấu tranh chống thiên nhiên đẻ ra lòng tin vào thần thánh, ma quỷ, vào những phép mầu. Theo Ph.Ăngghen “ Trong xã hộ tư sản hiện nay con người bị bởi những quan hệ kinh tế do chính họ tạo ra, bởi những tư liệu sản xuất do chính họ sản xuất ra, như là bởi một lực lượng xa lạ. Do đó co sở thực tế của việc phản ánh có tính chất tôn giáo của hiện thực vẫn tiếp tục tồn tại và cùng với cơ sở đó thì chính ngay sự phản ánh của nó trong tôn giáo cũng tiếp tục tồn tại.”

Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo gắn liền với đặc điểm của của quá trình nhận thức. Đó là một quá trình phức tạp và mâu thuẫn, nó là sự thống nhất một cách biện chứng giữa nội dung khách quan và hình thức chủ quan. Những hình thức phản ánh thế giới hiện thực càng đa dạng, phong phú bao nhiêu thì con người càng có khả năng nhận thức thế giới xung quanh sâu sắc và đầy đủ bấy nhiêu. Thực chất nguồn gốc nhận thức của tôn giáo cũng như của mọi ý thức sai lầm chính là sự tuyệt đối hoá, sự cường điệu mặt chủ thể của nhận thức con người, biến nó thành cái không còn nội dung khách quan, không còn cơ sở “thế gian”, nghĩa là cái siêu nhiên thần thánh

Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo. Những trạng thái tâm lý tiêu cực là một trong những nguồn gốc nảy sinh ý thức tôn giáo. Trong cuộc sống, nững trạng thái tâm lý mang tính tiêu cực như cô đơn, bất hạnh, đau khổ, nỗi kinh hoàng…dễ dẫn con người ta đến với tôn giáo. Con người tìm đến với tôn giáo để mong được sự an ủi, che chở, cứu giúp. Sự thành đạt, may măn, hạnh phúc, trong cuộc sống nhiều khi lại được hiểu là do thần thánh ban cho. Ngoài ra, các yếu tố như thói quen, truyền thống, phong tục, tập quán cũng là những nguyên nhân tâm lý dẫn đến sự hình thành và phát triển tình cảm và niềm tin tôn giáo.

Như vậy: Tôn giáo không chỉ là những sự bất lực của con người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên và xã hội, do thiếu hiểu biết dẫn đến sợ hãi và tự đánh mất mình do đó phải dựa vào thánh thần mà còn hướng con người đến một hy vọng tuyệt đối, một cuộc đời thánh thiện, mang tính “Hoàng kim nguyên thủy”, một cuộc đời mà quá khứ, hiện tại, tương lai cùng chung sống. Nó gieo niềm hi vọng vào con người, dù có phần ảo tưởng để mà yên tâm, tin tưởng để sống và phải sống trong một thế giới trần gian có nhiều bất công và khổ ải.

Bản chất của tôn giáo hiểu theo 2 quan niệm cơ bản đó là quan điểm ngoài Macxit và quan điểm Macxit.

Các quan điểm ngoài Macxit về bản chất tôn giáo.

Chủ nghĩa duy tân khách quan với các đại biểu như Platoon (427-347TCN), ph.hê.Ghen (1770-1831)…theo họ, tôn giáo là một sức mạnh kì bí thuộc “tinh thần” tồn tại vĩnh hằng, là cái chủ yeus đen lại sinh khí cho con người.

Chủ nghĩa duy tân lại cho tôn giáo là thuộc tính vốn có trong ý thức của con người, tồn tại không lệ thuộc vào hiện thực khách quan

Một số nhà thân học xem tôn giáo là niềm tin vào cái thiêng liêng, huyền bí, ở đó ẩn chứa sức mạnh siêu nhiên có thể giúp con người thoát khỏi khổ đau và có được hạnh phúc. Niềm tin vào cái thiêng, cái siêu nhiên ở đây chính là niềm tin vào thượng đế. Như vậy, niềm tin vào cái “tối thượng” (thượng đế) chính là tôn giáo.

Chủ nghĩa duy vật trước Mac (từ Đêmôcrít “460-370tcn” đến Ph.bê cơn “1561-1621”…)thì L.phoi Ơ Bắc (1840-1872) là người có quan điểm tiến bộ nhất về tôn giáo. Ông cho rằng: không phải thượng đế sang tạo ra con người mà ngược lại, chính con người sáng tạo ra thượng đế theo mẫu hình của con người.

Các nhà xã hội học tư sản: Eminle.Durkhein, Max Weber…tuy đã cí cái nhìn mới về tôn giáo nhưng nhìn chung đều cho tôn giáo là một hoạt động mang tính xã hội, là cái chung cho một nhóm xã hội, là thái độ ứng xử của con người trong cộng đồng xã hội. họ chủ yếu đi sâu phân tích chức năng xã hội, vai trò và ảnh hưởng của tôn giáo, song lại tách tôn giáo ra khỏi đời sông tinh thần phong phú của con người, không htaays được ranh giới các hiện tượng tôn giáo và phi tôn giáo.

Quan điểm Macxit về bản chất của tôn giáo.

Tôn giáo là hiện tượng thuộc đời sống tinh thần của xã hội, chịu sự quy định của đời sống vật chất, xuất phát từ quan điểm vật chất quyết định ý thức.

Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử, một sản phẩm của thời đại lịch sử nhất định.

C.Mac cho rằng không phải tôn giáo sáng tạo ra con người mà chính con người tạo ra tôn giáo. Tôn giáo là tiếng tở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân.

Như vậy, C.Mac đã làm rõ bản chất xã hội của tôn giáo. Tôn giáo không phải là cái tự có mà là sản phẩn của con người xã hội, cũng tức là phương thức tồn tại của con người.

Tôn giáo là sự phản ánh xã hội con người vào trong ý thức của con người, song sự phản ánh đó chỉ là sự phản ánh phi lý tính, hoang đường, bóp méo hiên thực, để rồi sau đó lấy cái phi lý, hoang đường làm chuẩn mực để giải thích hoặc chi phối hiện thực của con người.

Tôn giáo là sản phẩm của ý thức con người, là sự phản ánh của ý thức con người về trạng thái xã hội trong đó con người sống. Vì thế tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt phản ánh cái tồn tại của xã hội sinh ra nó.

Trong tác phẩm “chống Đuy Rinh”, Ph.Ăngghen đã làm rõ bản chất của tôn giáo trên cơ sở xem tôn giáo như là một hình thái ý thức xã hội: “tất cả mọi tôn giáo chẳng qua là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc của con người, những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trân thế mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”.

Như vậy, Ph.Ăngghen 1 lần nữa khẳng định tôn giáo là 1 hình thái ý thức xã hội, phản ánh 1 cách hư ảo về thế giới bên ngoài nhằm đền bù cho những bất lực của con người trong cuộc sống hàng ngày.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro