Câu 1. thể chế chính trị? đặc điểm?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Thể chế có thể hiểu là những  thiết chế chính trị. Đó chính là những quy định, luật lệ của 1 chế độ xã hội. thể chế có thể hiểu là sự tổng hợp chuẩn mực pháp lý trong các quan hệ xã hội, sự thiết lập các tổ chức nhà nước và xã hội. nó còn là hình thức này hay hình thức khác của cấu trúc xã hội.

          Khái niệm thể chế chính trị được hiểu theo 3 cấp độ:

+ Là những chuẩn mực, quy định, quy chế, quy phạm, luật lệ, nó phản ánh mối quan hệ chức năng giữa các bộ phận của một tổng thể_chỉnh thể trong đời sống xã hội. + thể chế chính trị được coi là một trong những dạng thức cấu trúc, tổ chức, phân bố theo những chức năng của hệ thống xã hội. + Thể chế được hiểu là tổng hợp gồn cả hai cáp độ trên mà cấp độ này làm cơ sở của cấp độ kia.

          Tóm lại, Thể chế chính trị là hệ thống các định chế, các giá trị, các chuẩn mực hợp thành những nguyên tắc tổ chức và phương thức vận hành của 1 chế độ chính trị. Nó là hình thức thể hiện các thành tố của hệ thống chính trị thuộc thượng tầng kiến trúc và là cơ sở chính trị, xã hội quy định tính chất, nội dung của chế độ xã hội nhằm bảo vệ quyền lực và lợi ích của giai cấp cần quyền.

           Đặc điểm của thể chế chính trị của Vn hiện nay.

+ chế độ chính trị - xã hội ở Vn hiện nay là chế độ XHCN. Ý thức hệ ở vn là chủ nghĩa Mac-lênin và tư tưởng HCM, phấn đấu cho lý tưởng, mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH.

+ mô hình thể chế chính trị ở nước ta là nhất nguyên chứ không phải là đa nguyên về chính trị.

+ Vn không có chế độ đa đảng, không có đảng đối lập. đảng cầm quyền và đảng duy nhất cần quyền là đảng cộng sản.

+ Nhà nước Vn có cơ cấu tổ chức: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Song cơ quan lập pháp ở việt nam được tổ chức theo mô hình một viện là quốc hội. Vn xây dựng nhà nước pháp quyền nhưng không theo cơ chế tam quyền phân lập mà quyền lực tập chung thống nhất, thuộc về nhân dân. Các cơ quan nhà nước hoạt động theo cơ chế phân công phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Có phân công, phân cấp nhưng đảm bảo quyền lực thống nhất, không phân chia quyền lực. Nhà nước pháp quyền XHCN Vn là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đảng lãnh đạo nhà nước để bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.

+ Trong cơ cấu hệ thống chính trị ở việt nam, ngoài đảng, nhà nước  còn có mặt trận tổ quốc việt nam với tư cách là một lien minh chính trị rộng lớn bao gồm nhiều tổ chức thành viên và các nhân những người tiêu biểu.

+trong cải cách thể chế chính trị ở VN hiện nay phải đối mặt chống quan liêu, tham nhũng bị co là quốc nạ, là nguy cơ đối với sự ổn định và phát triển bền vững của XH, là thách thức  lớn trong hội nhập quốc tế hiện nay.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro