câu 3. hình khối và thanh sắc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 3. Trình bày những đặc trưng cơ bản của nghệ thuật thanh sắc và nghệ thuật hình khối việt nam.

I.                  Nghệ thuật thanh sắc.

          1.Tính biểu trưng:

          Giống như nghệ thuật ngôn từ và nghệ thuật hình khối, nghệ thuật thanh sắc Việt Nam cũng có tính biểu trưng như một nét dặc thù tiêu biểu nhất: Mục đích của nghệ thuật ở đây là thông qua những biểu tượng để nhằm diễn đạt nội dung chứ không phải hình thức, cái cốt lõi chứ không phải các chi tiết phụ trợ. Điều này khác hẳn với truyền thống nghệ thuật phương Tây đi theo con đường tả thực

          Giống như trong nghệ thuật ngôn từ, tính biểu trưng, trong NGHệ THUậT THANH Sắc Việt Nam thể hiện trước hết ở nguyên lý đối xứng, hài hòa. Âm nhạc cổ truyền việt nam chỉ có nhịp chẵn (nhịp 2/4). Từng câu nhạc cũng chia thành các ô chẵn một cách cân đối (2,4,6,8,16,32). Sự cân xứng, hài hòa này thể hiện rõ rệt nhất trong nghệ thuật múa. Nghệ thuật múa Việt Nam tuân thủ luật âm dương rất chặt chẽ. Đội hình múa phổ biến là các đội hình hình tròn và vuông. Quan niệm về cái đẹp của người Việt múa nói chung và múa tuồng chèo nói riêng xây dựng trên cơ sở những mối tương quan cặp đôi giữa các bộ phận của cơ thể, các phần của động tác:Thượng hạ tương phù : động tác phải có trên có dưới, có gốc có ngọn, có đầu có đuôi, có tiến có lùi,... - các bộ phận này phải phù hợp với nhau tạo nên một chỉnh thể;Tả hữu tương ứng : động tác phải có phải có trái, có trước có sau,..

          Tính biểu trưng trong nghệ thuật thanh sắc Việt Nam còn được thực hiện bằng thủ pháp ước lệ, chỉ dùng một bộ phận, một chi tiết để gợi cho người xem nghĩ đến, hình dung ra sự thực ngoài đời. Bằng những động tác ước lệ với một cái roi, diễn viên có thể làm cho người xem hình dung dược dễ dàng cảnh cưỡi ngựa; với một mái chèo để hình dung cảnh đi thuyền; với một vòng tròn đề hình dung cảnh vượt hàng trăm dặm dường xa,...

          Tính biểu trưng ước lệ trong nghệ thuật thanh sắc còn được thực hiện một cách xuất sắc bằng thủ pháp mô hình hóa. Trong tuồng các nhân vật được phân thành các loại gọi là đào, kép, lão, mụ, vua, quan, tướng, soái ....Đào chia thành đào chiến là những nữ tướng cầm quân ra trận; đào thương là những có gái gặp nhiều đau khổ; đào lẳng là những cô gái ong bướm lẳng lơ (như Thị Màu); đào cảnh là những cô gái nhàn hạ loại tiều thư, công chúa,... Kép được chia theo cách vẽ mặt thành kép đỏ là những anh hùng trung dũng văn võ kiêm toàn, kép đen là những hảo hán bộc trực (như Hớn Minh trong vở Lục Vân Tiên): kép xanh là những hào kiệt nơi rừng núi, kép trắng đỏ lốm đốm là kẻ lòng dạ phản trắc, tráo trở... Lông mày, bộ râu cũng là những mô hình nói lên tính cách nhân vật: mày lưỡi mác là kẻ anh hùng; mày nhọn mũi dùi là kẻ nham hiểm; mày viền nét đỏ là kẻ nóng tính; râu quai nón lởm chởm là kẻ có sức mạnh; râu năm chòm dài là người trung dũng; râu ba chòm dài là người đôn hậu; râu chuột, râu dê là kẻ hèn hạ, ti tiện; râu cáo là kẻ quỷ quyệt ranh ma,... Loại hình cải lương xuất hiện vào những năm 20 của thế kỷ XX ở Nam Bộ – nơi chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây sớm

3. Tính biểu cảm, tính tổng hợp và tính linh hoạt của nghệ thuật Thanh Sắc Việt Nam

          Bên cạnh tính biểu trưng, nghệ thuật thanh sắc Việt Nam với tính cách là sản phẩm của một nền văn hóa nông nghiệp trọng âm còn mang TÍNH BIỂU CẢM cao độ. Âm nhạc và các làn điệu dân ca Việt Nam đều mang đậm chất trữ tình với nhịp điệu chậm và chú trọng luyến láy, âm sắc trầm,... gợi nên tình cảm quê hương với những nỗi buồn man mác,... Không chỉ âm nhạc và dân ca, mà cả múa cũng không ầm ĩ, ồn ào. Múa của người Việt không có những động tác mạnh mẽ nhảy cao, nhảy dài, những bước xoạc cẳng rộng, những động tác quay tròn cho áo váy tung lên như ở phương Tây. Ngược lại, phổ biến là những đường nét tròn trĩnh, uốn lượn mềm mại, không gãy góc, đôi chân khép kín,.. . 

          Nét phổ biến trong múa nữ còn là sự kín đáo, tế nhị - kín đáo tế nhị trong cách ăn mặc; kín đáo tế nhị trong động tác : động tác che nửa mặt bằng chiếc quạt, bằng chiếc nón quai thao.. Khác với các dân tộc gốc du mục thiên về múa chân, người Việt nông nghiệp múa tay là chính.Sân khấu Chèo gần gũi với cuộc sống nông thôn, tính biếu cảm của nó thể hiện ở chỗ vai trò của người phụ nữ luôn được nhấn mạnh và tô đậm : từ bi như Thị Kính, lẳng tính như Thị Mầu (chèo Quan Âm Thị Kính ); hiếu thảo như Thị Phương (chèo Trương Viên); tiết hạnh như Châu Long (chèo Lưu Bình Dương Lễ) ; si tình và phụ bạc như Súy Vân ( chèo Ki m Nhan ) , . . .

          Tính Tổng Hợp của văn hóa nông nghiệp Việt Nam cũng bộc lộ rõ nét trong nghệ thuật thanh sắc.Khác với sân khấu phương Tây, trong sân khấu truyền thống Việt Nam không hề có sự phân biệt các loại hình ca, múa, nhạc - tất cả đều có mặt đồng thời trong một vở diễn, một đêm diễn, một đoạn diễn. 

Không phải ngẫu nhiên mà người Việt Nam có cách nói tưởng chừng phi lí : xem hát chèo, xem hát tuồng, xem hát bội. Đây chính là cách nói tổng hợp để diễn đạt một khái niệm tổng hợp về một nền nghệ thuật tổng hợp có cả xem (diễn) và nghe (hát). Sân khấu truyền thống Việt Nam là sự tổng hợp của mọi thể thơ, mọi loại văn, mọi điệu hát, mọi phong cách ngôn ngữ - từ thơ, văn, phú cho đến ăn lối nói bằng văn xuôi và khẩu ngữ dân gian. Tất cả luôn đan xen vào nhau như trong thực tế ngoài đời .Sân khấu truyền thống Việt Nam còn tổng hợp các thể loại bi, hài..., trong khi sân khấu phương Tây phân biệt rành mạch từng thể loại. Trong tuồng chèo không bao gìơ thiếu yếu tố hài. Trong vở chèo Quan Âm Thị Kính, không có gì bi hơn là cuộc đời của Thị Kính, nhưng cũng không có gì hài hơn những cảnh Thị Mầu lên chùa, xã trưởng - mẹ Đốp,... Người xem khóc đấy rồi lại cười ngay đấy. Tất cả luôn đan xen vào nhau như trong thực tế ngoài dời.

           Nghệ thuật Việt Nam còn bộc lộ rõ TÍNH LINH HOẠT của văn hóa nông nghiệp. Nhờ thủ pháp biểu trưng ước lệ mà nghệ thuật thanh sắc Việt Nam có thể đưa lên sân khấu bất cứ cái gì - từ cảnh người đàn bà trở dạ đẻ cho đến con voi. Âm nhạc truyền thống không đòi hỏi mọi nhạc công chơi giống hệt nhau. Chỉ cần bắt đầu và kết thúc giống nhau và chơi đúng theo hơi quy định (ví dụ bắt đầu bằng chữ "xang", kết thúc bằng chữ "xê" theo hơi Nam hay hơi Xuân), còn ở các phách giữa thì mỗi nghệ nhân có thể bộc lộ hết tài năng của mình.

           Sân khấu truyền thống không đòi hỏi diễn viên tuân thủ chặt chẽ bài bản của tích diễn. Nắm vững cái thần của vở, người nghệ nhân tùy trường hợp có thể biến báo lời diễn cho thích hợp. ..Chính sự linh hoạt này là lí do cắt nghĩa tại sao một bản nhạc, một tích tuồng chèo của ta thường có nhiều dị bản.

Tính linh hoạt còn thể hiện ở sự giao lưu mật thiết giữa sân khấu với người xem . Sàn diễn thường là bốn manh chiếu giữa sân đình. Khác với phương Tây muốn tạo ra ảo giác thực nên phải đẩy người xem ngồi ra xa, sân khấu biểu trưng Việt Nam công khai coi mọi thứ trên sàn diễn đều là ước lệ nên để cho người xem ngồi vây kín sát tận mép chiếu. Người xem có thể bình phẩm khen chê hoặc chen vào những câu ngẫu hứng mà người diễn phải có phản ứng thích hợp. Quan hệ "diễn viên - khán giả" ở văn hóa nông nghiệp rõ ràng là mang tính dân chủ hơn nhiều so với quan hệ diễn viên - khán giả" ở các nền văn hóa phương Tây. 

Điều này dẫn đến sự hình thành một loại lời thoại đặc biệt trong sân khấu cổ truyền là tiếng đế. "Tiếng đế" trở nên mang tính nước đôi : nó vừa là tiếng nói của người xem ở ngoài vở diễn, lại vừa là một bộ phận của vở diễn. Với tư cách của người xem, thấy chỗ nào thắc mắc thì hỏi, chỗ nào vô lý thì bác lại, chỗ nào đáng cười thì cứ việc châm biếm, mỉa mai,...Tiếng đế làm cho không khí của vở diễn trở nên uyển chuyển linh hoạt - đang bi chuyển thành hài, đang nghiêm trang chuyển thành đùa cợt. Sự giao lưu của sân khấu với người xem còn thể hiện ở vai trò của người cầm chầu. Phường chèo, phường tuồng đến diễn ở một làng nào, làng đó sẽ cử ra một người cầm chầu, ngồi sát chiếu diễn với chiếc trống chầu trong tay, giữ chịch cho đêm hát. Đó phải là người sành nghệ thuật, thuộc nhiều tích, biết nhiều làn điệu để đại diện cho dân làng nói lên tiếng nói đánh giá thưởng phạt khen chê. Việc cầm chịch và khen chê thưởng phạt được thể hiện qua tiếng trống chầu. Trong trường hợp đặc biệt, người cầm chầu có thể cho hiệu lệnh đuổi diễn viên khỏi chiếu diễn, bác Thơ phải đưa người khác thế vào...Sự giao lưu của sân khấu với người xem còn bộc lộ trong múa rối nước. ở đây có những con rối chuyên lo việc giao lưu với khán giả (điển hình là nhân vật chú Tễu) : đi mời khán giả ăn trầu, dẹp trật tự, giáo trò, khép trò,...Lại cũng do kỹ thuật trên nước phức tạp, dễ xảy ra tình huống bất ngờ nên diễn viên rối nước thường có khả năng rất cao trong việc ứng diễn, ứng tác một cách linh hoạt.

II. Tính biểu trưng của nghệ thuật hình khối Việt Nam

Giống như nghệ thuật ngôn từ, nghệ thuật thanh sắc và hình khối Việt Nam cũng có tính biểu trưng như một nét dặc thù tiêu biểu nhất : Mục đích của nghệ thuật ở đây là thông qua những biểu tượng để nhằm diễn đạt nội dung chứ không phải hình thức, cái cốt lõi chứ không phải các chi tiết phụ trợ. Điều này khác hẳn với truyền thống nghệ thuật phương Tây đi theo con đường tả thực. Trong nghệ thuật hình khối thì chủ nghĩa tự nhiên (naturalisme) thống trị ở phương Tây : Ngay cả những đề tài tưởng tượng như thiên thần bay lượn, Thiên chúa giáng trần, v.v. người ta cũng vẽ một cách rất thực .

          1. Tính biểu trưng của nghệ thuật hình khối.

Trong NGHỆ THUẬT HÌNH KHỐI, biện pháp đơn giản nhất để thể hiện tính biểu trưng là nhấn mạnh. Đồng thời với nhấn mạnh là giảm thiểu và lược bỏ. Nhấn mạnh cái này thì giảm thiểu và lược bỏ cái kia.Nghệ thuật hình khối Việt Nam chú trọng diễn tả nội tâm, tình cảm nhân vật, do vậy mà sơ sài, giản lược về mặt hình thức; nếu dựa vào đó để đánh giá trình độ nghệ thuật của tác giả thì sẽ sai lầm. Chẳng hạn, hình người trong bức trai gái đùa vui ở đình Hương Lộc (Nam Hà, tk. XVII) được chạm bằng những nhát đục to, thô, tạo nên những mảng, khối; nhưng những hình hoa lá trang trí trên cây cột phía sau lại hết sức tinh tế. Hơn thế nữa, chính những nhát đục thô sơ ấy lại tạo nên bốn nhân vật với bốn thế giới nội tâm khác hẳn nhau.người bạn trai ôn cô gái thì bạo dạn, cô bạn gái thì tâm trạng ngập ngừng, vừa như muốn hất tay bạn ra, lại vừa như muốn níu giữ lại. Người bạn gái ngồi phía bên trái còn lúng túng khó xử. Người bạn trai ngồi bên phải thì, với tính cách bạo dạn phóng khoáng của đàn ông, anh ta khoái chí cười ngả cười nghiêng, hở rốn hở răng, tay chỉ vào hai bạn... Mỗi người một vẻ, tạo nên những thế đối lập phản ánh rất chính xác tâm lí nhân vật: đối lập nam - nữ, người trong cuộc - người ngoài cuộc...Nghệ thuật hình khối Việt Nam chú trọng làm nổi bật trọng tâm của đề tài với sự đầy đủ , trọn vẹn của nó , bất chấp yêu cầu về tính hợp lý của hiện thực - cái mà hội họa châu âu gọi là góc nhìn, là luật viễn thị. Trên trống đồng, hình chim bay ngang được vẽ với đôi cánh giang theo phương thẳng đứng như nhìn từ trên xuống.

Thủ pháp "nhìn xuyên vật thể" (chiếu X-quang) này ta cũng thấy trên bức chạm gỗ Chèo thuyền ở đình Phủ Lưu (Hà Bắc, đầu tk.XVll) : Nhìn con thuyền từ bên ngoài, ta thấy cả người cầm lái và chân của những người chèo thuyền lẽ ra bị che khuất trong lòng thuyền.Nghệ thuật hình khối Việt Nam còn chú trọng làm nổi bật nhân vật trung tâm hoặc phân biệt vị trí xã hội bằng cách phóng to hoặc thu nhỏ kích thước của chúng. Trên bức tranh Đám cưới chuột, con mèo (đại diện cho tầng lớp thống trị) được phóng to, con ngựa (vật cưỡi của con chuột) được thu nhỏ, thành ra con mèo to hơn con ngựa nhiều lần. Việc phóng to - thu nhỏ không chỉ áp dụng trong việc xử lí các các nhân vật mà còn áp dụng đối với cả các bộ phận của nhân vật. Bức chạm gỗ Tiên cưỡi hạc ở đền Hai Bà Trưng (Vĩnh Phú) đã khắc khuôn mặt và đôi cánh cô tiên to rõ (tiên phải đẹp và có cánh) còn thân mình chân tay thì thu nhỏ lại.

          Không chỉ dừng ở mức thu nhỏ, nghệ thuật hình khối Việt Nam còn áp dụng thủ pháp lược bỏ. Trên các tác phẩm hội họa, điêu khắc, từ truyền thống Đông Sơn cho đến sau này, không bao giờ có chi tiết thừa. Cảnh Đánh vật trên bức tranh dân gian Đông Hồ chỉ có hai chi tiết duy nhất cần thiết để tạo nên không khí hội hè là hai tràng pháo, ngoài ra không có cỏ cây, hoa lá, không có cả người xem (hai đô vật ngồi chờ lượt kiêm luôn chức năng người xem).

Rất phổ biến là các mô hình trang trí mang tính triết lý sâu sắc. Bộ Tứ LINH với Long (rồng) biểu trưng cho uy lực, cho nam tính; li (long mã) hoặc lân (kì lân, một con vật tưởng tượng đầu sư tử rất hiền lành, ăn cỏ, không hề làm hại một sinh vật nào) biểu trưng cho ước vọng thái bình, quy (rùa) biểu tượng cho sự sống lâu và phượng (phụng) biểu tượng cho nữ tính. Cặp rồng-phượng biểu tượng cho hạnh phúc lứa đôi. Tứ linh kết hợp thêm với 4 con vật nữa để thành BáT VậT. Bốn con vật đó là ngư - phúc - hạc - hổ. Ngư (cá) gắn với truyền thuyết "cá hoá rồng" biểu tượng cho sự thành đạt. Chữ "phúc" nghĩa là phúc đức viết gần giống với chữ "bức" nghĩa là "con dơi", vì vậy người xưa lấy con dơi để biểu tượng cho phúc đức.. Để tạo mô hình và biểu tượng, người Việt rất hay dùng thủ pháp liên tưởng bằng ngôn từ: người dân Nam Bộ bày mâm ngũ quả ngày Tết với 5 thứ trái cây ; mãng cầu (na), sung, dừa, đu đủ, xoài, để hiểu thành (do đọc chệch thành ) : Cầu sung túc ,vừa đủ xài.

Một trong những mô hình rất phổ biến là mô hình ý NGHĩA PHồN Thực. Dấu hiệu điển hình nhất của nó là số nhiều : Tượng cóc đàn, tranh gà đàn, lợn đàn,.v.v.. Biểu tượng âm dương cũng là một dấu hiệu điển hình không kém nói lên ý nghĩa phồn thực : hình âm dương thay các xoáy lông trên lưng lợn, hình âm dương trên trống, v.v.. Các biến thể của âm dương như rồng- phượng - mặt trời,... những thứ có liên quan đến mùa màng và tiếng sấm như bông lúa, con cóc, cái trống,... cũng đều trực tiếp thể hiện ước vọng phồn thực - con cháu đông đúc và mùa màng tốt tươi

Mọi nghệ thuật đều phản ánh khát vọng của con người vươn tới một cái gì khác với cái mà người ta đang sống. Loại hình văn hóa gốc du mục do trong cuộc sống thường ngày coi thường và chế ngự thiên nhiên nên trong nghệ thuật bộc lộ khát vọng trở về với tự nhiên. Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp do thường ngày sống hoà hợp với thiên nhiên nên trong nghệ thuật bộc lộ khát khao thoát khỏi tự nhiên trong chốc lát để vuơn tới cái biểu trưng ước lệ.

3. Tính biểu cảm, tính tổng hợp và tính linh hoạt của nghệ thuật Hình khối Việt Nam

Tính biểu cảm

          Người Việt Nam tuy phải chịu cảnh chiến tranh liên miên, nhưng với bản tính trọng tình cảm, hiếu hòa, nên hầu như trong suốt cả lịch sử nghệ thuật hình khối, không hề sáng tạo ra những tác phẩm hội hoạ, điêu khắc về đề tài chiến tranh với cảnh đầu rơi máu chảy rùng rợn là mảng đề tài khá thịnh hành ở các nền văn hóa trọng dương. Trong khi đó, tranh tượng thể hiện những tình cảm đằm thắm của con người thì lại rất nhiều. Cảnh trai gái đùa vui cùng một đề tài tình cờ có tới hai bức chạm với hai cách thể hiện khác nhau ở hai địa phương khác hẳn nhau Cảnh tắm ao cũng khá phổ biến, cảnh hứng dừa với cô gái nhí nhảnh và hớ hênh một cách đáng yêu trong động tác nâng vạt váy để đón cặp dừa do chàng trai trên cây thả xuống.

Khuynh hướng biểu cảm, tính trọng tình của người Việt Nam đã tạo nên con Rồng hiền lành từ nguyên mẫu là con cá sấu hung ác. Với bàn tay khối óc của các nghệ nhân Việt Nam, ông Hộ Pháp to lớn ngày đêm canh giữ nơi cửa Phật cũng rất hài hòa : cạnh ông ác có ông Thiện rất hiền lành; ngay cả quỷ sứ đầu trâu mặt ngựa dưới thập điện Diêm vương dưới nét chạm khắc của các nghệ nhân cũng không hề ác độc.

Tính Tổng Hợp của văn hóa nông nghiệp Việt Nam cũng bộc lộ rõ nét trong nghệ thuật hình khối .ở nghệ thuật hình khối, trong quan hệ giữa hình thức và nội dung, tính tổng hợp thể hiện ở sự tổng hợp của biểu trưng và biểu cảm. Có những tác phẩm mang hình thức biểu trưng còn nội dung thì biểu cảm : các bức chạm trai gái đùa vui, tắm ao là những ví dụ.

          Ngược lại, có những tác phẩm mang hình thức biểu cảm còn nội dung thì biểu trưng : những con rồng biểu trưng cho uy lực và quyền năng lại có hình dáng rất mềm mại dịu dàng.Về phong cách thể hiện, có sự tổng hợp của biểu trưng và tả thực. Tranh đám cưới chuột phá vỡ trình tự tuyến tính trước sau của đoàn rước mà cắt đôi để xếp theo thứ tự trên dưới, phá vỡ tỉ lệ kích thước thông thường của các con vật theo lối biểu trưng; nhưng lại vẽ 12 con chuột mỗi con một vẻ, tất cả đều rất chính xác, tỉ mỹ theo lối tả thực.Tính tổng hợp còn thể hiện trên nhiều phương diện rất đa dạng : tổng hợp không gian và thời gian (tranh Bản đồ canh nông của Hàng Trống); tổng hợp văn và võ, tiên và người (bức chạm Tiên - người cưỡi rồng ở đình Phù Lưu, Hà Bắc) ; tổng hợp sơn và thuỷ, lửa và nước, đất và trời, âm và dương (bức chạm đá Rồng lên ở bia Lam Sơn, Thanh Hoá); v.v.. Nghệ thuật Việt Nam còn bộc lộ rõ TÍNH LINH HOẠT của văn hóa nông nghiệp. Nhờ thủ pháp biểu trưng ước lệ mà nghệ thuật hội họa Việt Nam có thể diễn tả bất cứ cái gì từ cái nhìn xuyên vật thể đến sự tổng hợp của các góc nhìn, của không gian và thời gian.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro