Câu 5. tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước vn từ 1992 đến nay

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo hiến pháp năm 1992(18/4/1992), và sửa đổi, bổ sung một số điều của hiến pháp năm 1992 của năm 2002 về cơ bản, cơ cấu bộ máy nhà nước gồm 5 loại cơ quan có những thay đổi về: nguyên thủ quốc gia, cơ quan dân cử, cơ quan hành pháp-hành chính, cơ quan kiểm sát, cơ quan xét xử.

1.     Nguyên thủ quốc gia.

-         Từ năm 1992, nguyên thủ quốc gia là chủ tịch nước, thay thế cho hội đồng nhà nước trong hiến pháp năm 1980. Đây k chỉ thay đổi đơn thuần về tên gọi mà là sự thay đổi về nguyên tắc tổ chức, cách tổ chức này giúp cho nguyên thủ quốc gia có thể phát huy được vai trò của cá nhân, nhanh chóng quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền cho phép của quốc gia.

-         Chủ tịch nước theo hiến pháp là người đứng đầu nhà nước được quốc hội bầu do chủ tịch quốc hội giới thiệu từ đề cử của ban chấp hành TW.

-         Đến nay, chủ tịch nước có 12 quyền hạn theo hiến pháp, trong đó quan trọng nhất là: công bố hiến pháp, luật, pháp lệnh. nhiệm kỳ của chủ tịch nước là 5 năm, k quy định giói hạn số nhiệm kỳ được làm chủ tịch nước. hiện nay ông trương tấn sang là chủ tịch nước (2011)

2.     Các cơ quan dân cử( cơ quan quyền lực) gồm quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp.

-         Quốc hội. là cơ quan quan trọng nhất trong hệ thống chính trị ở VN, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân việt nam và là cơ quan quyền lực cao nhất của nước CHXHCNVN. Quốc hội có 3 chức năng chính: lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; gián sát tối cao hoạt động của nhà nước. Quốc hội tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập chung dân chủ; làm việc theo chế độ hôi nghị và quyết định theo đa số. Các cơ quan của quốc hội gồm: ủy ban thường vụ quốc hội, hội đòng dân tộc và các ủy ban của quốc hội.

+ UB thường vụ  quốc hội ( trước đây chức năng của cơ quan này thuộc hội đồng nhà nước). là cơ quan hoạt động thường xuyên, cao nhất của quốc hội. UB thường vụ quốc hội bao gồm chủ tịch quốc hội, phó chủ tịch quốc hội, các ủy viên.

+ Hội đồng dân tộc và các ủy ban của quốc hội. là các cơ quan của quốc hội quyết định số lượng ủy ban, bầu các thành viên của hội đồng dân tộc và các ủy ban của quốc hôi.

-         Quốc hội có quyền quyết định dự toán, quyết toán, phân bổ ngân sách nhà nước ở TW. Quốc hội có quyền quyết định các vấn đề lien quan đến quyền và lợi ích của quốc gia. Quốc hôi họp thường lệ mỗi năm 2 kỳ do ủy ban quốc hội triệu tập. chức vụ dứng đàu quốc hội việt nam là chủ tịch quốc hội, hiện nay ông Nguyễn sinh Hùng đảm nhiệm từ năm 2011.

3.     Các cơ quan hành pháp- hành chính gồm: chính phủ, các bộ cơ quan ngang bộ, các cơ quan trực thuộc chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp.

-         Cơ quan hành pháp- hành chính ở TW được đổi tên từ hội đồng bộ trưởng thành chính phủ. Sự thay đổi này là sự chuyển từ nguyên tắc hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo sang nguyên tắc kết hợp giữa trách nhiệm tập thẻ của chính phủ và trách nhiệm của cá nhân thủ tướng chính phủ.

+ chính phủ là cơ quan chấp hành của quốc hội, đồng thời là cơ quan hành chính cao nhất của nước CHXHCNVN. Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, công tác đối ngoại của nhà nước, đàn phán, ký kết các điều ước quốc tế nhân danh nước CHXHCNVN; bảo đảm hiệu lực cảu bộ máy nhà nước từ TW đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành hiến pháp, pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân; bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn óa của nhân dân. Đứng đầu chính phủ là thủ tướng chính phủ, có nhiệm kỳ 5 năm, không quy định giới hạn được làm thủ tướng. hiện nay, ông Nguyễn tấn Dũng là thủ tướng chính phủ (2010).

+  Thủ tướng. có nhiệm vụ lãnh đạo công tác của chính phủ, có quyền đề nghị quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các bộ, các cơ quan ngang bộ và một số quyền hạn và nhiệm vụ khác.

+ Các phó thủ tướng do thủ tướng đè nghị quốc hội phê chuẩn, là người giúp việc cho thủ tướng và được thủ tướng ủy nhiệm khi vắng mặt.

+ Các bộ và cơ quan ngang bộ do quốc hội quyết định thành lập hoặc bãi bỏ theo đè nghị của thủ tướng chính phủ. Nhiệm vụ và quyền hạn là lãnh đạo công tác của các bộ, các cơ quan ngang bộ và các coq quan thuộc chính phủ, ubnd các cấp , xây dựng và kiện toàn bộ máy hành chính thống nhát từ trung ương tới cơ sở…

-         HĐND & UBND các cấp vè số lượng giảm hơn so với hiến pháp năm 1980, nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của các cơ quan chính quyền ở địa phương, HĐND có quyền qyết định phân bổ ngân sách ở địa phương.

4.     Cơ quan kiểm sát, xét xử. về cơ bản chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức vẫn được quy định như hiến pháp năm 1980. Riêng chế độ bầu thẩm phán đã được thay thế bằng chế độ bổ  nhiệm nhằm tăng cường hơn tính đọc lập trong xét xử của tòa án nhân dân. Ngoài ra, viện kiểm sát nhân dân tốc cao được quy định thêm chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các tổ chức kinh tế, nhằm đáp ứng tình hình mới khi các doanh nghiệp được thành lập ngày càng nhiều do chính sách đổi mới kt của Đảng Và Nhà nước.

-         Đến năm 2001, theo sửa đổi, bổ sung hiến pháp năm 1992 đã quyết định viện kiểm sát nhân dân chỉ tập chung thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, còn chức năng kiểm sát các lĩnh vực khác chuyển giao cho các cơ quan tương ứng thực hiện.

-         Trong quá trình đổi mới và sắp xếp lại cơ cấu tổ chức chính phủ mới theo hướng tinh gọn hơn, sáp nhập một số bộ và cơ quan thuộc chính phủ đẻ giảm vớt đầu mối chính phủ và thuộc chính phủ. So sánh các giai đoạn ta thấy hệ thống hành chính ở VN hiện nay bao gồm 4 cấp

-                     C.ấp TW: quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ, tòa án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao

-                     Nước CHXHCNVN

-                     Cấp tỉnh

Tỉnh

TP trực thuộc TW

-                     Cấp huyện

-                     Huyện

TP trực thuộc tỉnh, thị xã

Quận, thị xã

Huyện

-                     Cấp cơ sở

-                     Xã, thị trấn

-                     Phường, xã

-                     Xã, thị trấn

Bên trong xã, phường, thị trấn còn có các tên gọi tùy theo vùng miền như: làng, thôn, ấp, khóm, buôn, bản, khu phố, tổ dân phố.

-         Chính phủ và UBND các cấp hợp thành hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ở VIệt Nam

-         Hiện nay, cải cách hành chính được đảy mạnh trên cả 4 lĩnh vực: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức và cải cách tài chính công.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro