Câu 7: Nội dung tư tưởng HCM về văn hóa vào đạo đức.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 7: Nội dung tư tưởng HCM về văn hóa vào đạo đức.

I.Nội dung tư tưởng HCM về văn hóa.

1.Quan điểm về xây dựng 1 nên văn hóa mới

HCM đưa ra Năm điểm lớn định hướng cho việc xây dựng nền văn hóa dân tộc:

-Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường.

-Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.

-Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có lien quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội.

-Xây dựng chính trị: dân quyền

-Xây dựng kinh tế.

2.Quan điểm của HCM về các vấn đề chung của văn hóa.

a)Quan điểm về vị trí và vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội

Một là, văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng.

Ở đây HCM đặt văn hóa ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội và các vấn đề này có quan hệ mật thiết với nhau.

-Trong quan hệ với chính trị, xã hội: HCM cho rằng, chính trị, xac hội có được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng.

-Trong quan hệ với kinh tế, HCM chỉ rõ kinh tế là thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hóa.

Hai là, văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế.

-Văn hóa phải ở trong KT- CT, có ngĩa là văn hóa phải tham gia thực hiện những nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế.

-Và điều đó cũng có nghĩa là KT – CT cũng phải có tính văn hóa, điều mà CNXH và thời đại đang đòi hỏi.

b)Quan điểm về tính chất của nền văn hóa

Mặc dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau song nền văn hóa mới mà chúng ta xây dựng theo tư tưởng HCM luôn bao hàm ba tính chất: tính dân tộc, tính khoa học và tính đại chúng.

Tính dân tộc của nền văn hóa:

§Được HCM biểu đạt bằng nhiều khái niệm, như Đặc tính dân tộc, cốt cách dân tộc, nhằm nhấn mạnh chiều sâu bản chất rất đặc trưng của văn hóa dân tộc, giúp phân biệt, không nhầm lẫn vơi các dân tộc khác.

§Không chỉ thể hiện ở chỗ biết giữ gìn, kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mà còn phải phát triển những truyền thống tốt đẹp đó cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới của đất nước.

Tính khoa học : của nên văn hóa mới thể hiện ở tính hiện đại, tiên tiến, thuận lợi với trào lưu tiến hóa của thời đại.

Tính đai chúng: của nền văn hóa được thể hiện ở chỗ nền văn hóa ấy phải phục vụ nhân dân và do nhân dân xây dựng lên.

c)Quan điểm về chức năng của văn hóa.

Chức năng của văn hóa rất đa dạng, phong phú. HCM cho rằng, văn hóa có ba chức năng cơ bản sau đây:

Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp.

-Chức năng cao quý nhất của văn hóa là phải bồi dưỡng, nêu cao tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho nhân dân, loại bỏ được những sai lầm và thấp hèn có thể có trong tư tưởng, tình cảm mỗi con người.

Hai là, mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí.

-Mục tiêu nâng cao dân trí của văn hóa trong từng giai đoạn cách mạng có thể có những điểm chung và riêng. Song, tất cả đều hướng vào mục tiêu chúng là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Ba là,bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh; hướng con người đến chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân.

-Phẩm chất và phong cách được hình thành từ đạo đức, lối sống, thói quen của cá nhân và phong tục tập quán của cả cộng đồng. Phẩm chất và phong cách có quan hệ gắn bó với nhau.

-Văn hóa giúp con người hính thành những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh thông qua phân biệt cái đẹo, lành mạnh với cá xấu xa, hư hỏng, cải tiến bộ với cái lạc hậu, bảo thủ.

3.Quan điểm của HCM về một số lĩnh vực chính của văn hóa.

a)Văn hóa giáo dục.

-HCM đã phê phán gay gắt nền giáo dục phong kiến (kinh viện, xa rời thực tế, bất bình đẳng…) và nền giáo dục thực dân (ngu dân, dối trá…)

-HCM cho rằng, việc xây dựng một nền giáo dục của nước Việt nam mới phải được coi là nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa chiến lược, cơ bản và lâu dài.

-HCM đã đưa ra 1 hệ thống quan điểm rất phong phú và hoàn chỉnh về giáo dục, định hướng cho nền GD phát triển đúng đắn, góp phần quan trọng vào xây dựng CNXH và đấu trau thống nhất nước nhà.

b)Văn hóa văn nghệ

HCM đã đưa ra 3 quan điểm chủ yếu sau:

Một là, văn hóa – văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng.

Hai là, văn nghệ phải gắn với thực tiễn của đời sống nhân dân.

Ba là, phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại của đất nước và dân tộc.

c)Văn hóa đời sống

Văn hóa đời sống thực chất là đời sống mới, được HCM nêu ra với 3 nội dung; đạo đức mới, lối sống mới và nếp sống mới. Ba nội dung này có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đạo đức mới giữ vai trò chủ yếu. Bởi vì, chỉ có thể dựa trên 1 nên đạo đức mới, thì mới xây dựng được lối sống và nếp sống mới.

II.Nội dung tư tường HCM về đạo đức.

1.Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức.

Đạo đức là cái gốc của người cách mạng.

-Tư tưởng đạo đức HCM rất sâu sắc, phong phú, cả về lý luận và thực tiễn, đã trở thành 1 bộ phận vô giá của văn hóa dân tộc và nhân loại, một sức mạnh to lớn làm nên mọi thắng lợi của cách mạng

-HCM khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối.

-Tư tưởng đạo đức HCM là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tế làm thước đo. Chính vì vậy, HCM luôn dặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn với đức tài, lời nói luôn đi đôi với hành động và hiệu quả trên thực tế.

Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội.

-Theo HCM, sức hấp dẫn của CNXH chưa phải là ở lý tưởng cao xa, ở mức sống vật chất dồi dào, ở tư tưởng được tự do giải phóng, mà trước hết là ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản ưu tú…

2.Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng

Trung với nước, hiếu với dân

-HCM cho rằng, trung với nước phải gắn liền hiếu với dân. Vì nước ta là nước của dân, còn dân lại là chủ nhân của nước; cán bộ là đầy tớ của dân chứ không phải là “quan cách mạng”.

-Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước, giữ nước; là suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng.

-Hiếu với dân thể hiện ở chỗ thương dân, tin dân, phục vụ dân hết lòng.

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

-Cần là siêng năng, chăm chỉ; lao động có kế hoạch, có hiệu quả, có năng suất cao với tính thần tự lực cánh sinh

-Kiệm là tiết kiệm (thời gian, công sức…) của nước, của dân; không xa xỉ, không hoang phí…

-Liêm là tôn trọng của công và của dân. Phải “trong sạch, không tham lam” tiền, địa vị, danh vọng.

-Chí công vô tư là công bằng, công tâm, không thiên tư, thiên vị: làm việc gì cũng không nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì dân tộc, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.

Thương yêu con người, sống có tình nghĩa

-Tình yêu thương con người phải được xây dựng trên lập trường giai cấp công nhân, thể hiện trong mối quan hệ hằng ngày với bạn bè, đồng chí, an hem…

Có tinh thần quốc tế trong sáng

-Chủ nghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo đức cộng sản chủ nghĩa. Nó bắt nguồn từ bản chất giai cấp công nhân, nhằm vào mối quan hệ rộng lớn, vượt qua khỏi quốc gia dân tộc.

3.Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới

Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức

-Nói đi đôi với làm, HCM coi đây là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong xây dựng một nền đạo đức mới.

-Nêu gương về đạo đức là một nét đẹp của truyền thống văn hóa phương Đông. Nói đi đôi với làm phải gắn liền với nêu gương về đạo đức.

-Một nền đạo đức mới chỉ có thể xây dựng trên một cái nền rộng lớn, vững chắc, khi những chuẩn mực đạo đức trở thành hành vi đạo đức hàng ngày của toàn xã hội.

Xây đi đôi với chống

-Xây dựng đạo đức mới, đạo đức cách mạng trước hết phải được tiến hành bằng việc giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới.

-Xây phải đi đôi với chống, với việc loại bỏ cái sai, cái xấu, cái vô đạo đức trong đời sống hàng ngày.

Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

-Một nền đạo đức chủ có thể được xây dựng trên cơ sở tự giác tu dưỡng đạo đức của mỗi người

-Đạo đức cách mạng là đạo đức dấn thân, đạo đức trong hành động vì độc lập tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Chỉ có trong hành động, đạo đức cách mạng mới bộc lộ rõ những giá trị của mình.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hpro