cau 9:nhiem vu qua trinh dh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nhiệm vụ dạy học

2.1. Cơ sở xác định các nhiệm vụ dạy học

Căn cứ vào:

-         Mục tiêu đào tạo

-         Sự tiến bộ khoa học và công nghệ

-         Đặc điểm tâm – sinh lý học sinh

-         Đặc điểm hoạt động dạy học của nhà trường.

2.2. Nhiệm vụ dạy học: Dạy học có 3 nhiệm vụ sau:

a) Nhiệm vụ 1: Điều khiển, tổ chức học sinh nắm vững hệ thống tri thức phổ thông cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn của đất nước về tự nhiên, xã hội – nhân văn, đồng thời rèn luyện cho họ hệ thống kỹ năng, kỹ xảo tương ứng.

- Tri thức: Sự hiểu biết của con người về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội- nhân văn.

- Tri thức PT cơ bản: Là những tri thức đã được lựa chọn và xây dựng từ các lĩnh vực khoa học khác nhau. Đó là những tri thức tối thiểu nhất, cần thiết nhất giúp học sinh có thể tiếp tục học lên ở bậc học cao hơn, ở các trường dạy nghề hoặc bước vào cuộc sống tự lập.

- Tri thức hiện đại: Là những tri thức phản ánh các thành tựu mới nhất của văn hóa, khoa học công nghệ, phù hợp với chân lý khách quan, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.

- Kỹ năng: Là khả năng hoàn thành công việc nhất định dựa trên kiến thức đã biết về vấn đề đó. Kỹ xảo là sự lặp lại công việc nào đó đến mức tư động hóa.

b) Nhiệm vụ 2: Tổ chức, điều khiển học sinh hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất trí tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy độc lập, sáng tạo

- Sự phát triển trí tuệ nói chung có nét đặc trưng riêng bởi sự tích lũy vốn tri thức và các thao tác trí tuệ thành thạo, vững chắc của con người. Đó là quá trình chuyển biến về chất trong quá trình nhận thức của người học.

- Sự phát triển năng lực hoạt động trí tuệ được thể hiện ở các yếu tố sau:

+ Tính định hướng của hoạt động trí tuệ

+ Bề rộng của hoạt động trí tuệ

+ Chiều sâu của hoạt động trí tuệ

+ Tính linh hoạt của hoạt động trí tuệ

+ Tính mềm dẻo của hoạt động trí tuệ

+ Tính độc lập của hoạt động trí tuệ

+ Tính nhất quán của hoạt động trí tuệ

+ Tính phê phán của hoạt động trí tuệ

+ Tính khái quát của hoạt động trí tuệ.

c) Nhiệm vụ 3: Tổ chức, điều khiển học sinh hình thành cơ sở thế giới quan khoa học, những phẩm chất đạo đức nói riêng và phát triển nhân cách nói chung

- Thế giới quan là hệ thống những quan điểm về thế giới, về những hiện tượng trong tự nhiên và xã hội. Nó quy định xu hướng chính trị, tư tưởng, đạo đức và những phẩm chất khác; nó chi phối cách nhìn nhận, thái độ và hành động của mỗi cá nhân.

- Bên cạnh việc hình thành cho người học thế giới quan khoa học cần bồi dưỡng cho họ những phẩm chất đạo đức theo mục đích giáo dục đã đề ra như làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước và chủ nghĩa xã hội, năng động, tự chủ, sáng tạo, thích ứng nhanh với yêu cầu CNH- HĐH đất nước.

* Mối quan hệ giữa 3 nhiệm vụ: Trong QTDH, 3 nhiệm vụ trên có quan hệ mật thiêt với nhau, tác động, hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện mục đích GD có hiệu quả.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro