6. China Town

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Thực chất, già đi không phải là gì khác ngoài việc không còn e sợ quá khứ của bản thân.

Stefan ZWEIG


Chiếc xe vượt qua phố Bowery rồi rẽ vào phố Mott. Alice tìm thấy một chỗ đậu xe đằng trước một tiệm thảo dược Trung Hoa. Khoảng trống không hề rộng, nhưng cô vẫn thực hiện được một động tác vào chuồng hoàn hảo để lách vào giữa một chiếc xe tải giao hàng và một chiếc xe kiêm cửa hàng bán điểm sấm di động.

- Nếu tôi nhớ không nhầm thì tiệm cầm đồ nằm ở phố này, mé dưới kia, Gabriel nói rõ trong lúc sập cửa chiếc Honda.

Alice theo anh sát gót sau khi đã chốt cửa xe.

Không mất thời gian, họ ngược lên trục đường chính của khu phố. Phố Mott là một con phố chật hẹp đông đúc và hết sức náo nhiệt; một dãy những tòa nhà xây bằng gạch sẫm màu, trang bị cầu thang sắt bên ngoài, xuyên qua Chinatown từ Bắc xuống Nam.

Trên vỉa hè là một dãy các cửa hiệu đủ loại với cửa kính chi chít chữ tượng hình: những tiệm xăm mình và châm cứu, những tiệm nữ trang, những tiệm bán đồ hiệu nhái, những tiệm bán gia vị và đồ ăn sẵn trong đó có những sạp hàng bày xác rùa mổ phanh, bên trên lủng lẳng một lố vịt quay treo trên móc.

Chẳng bao lâu sau họ đã tới trước một mặt tiền nhà màu xám bên trên có treo một bóng đèn tuýp khổng lồ hình rồng. Biển hiệu Pawn Shop - Buy - Sell - Loan nhấp nháy trong ánh sáng ban ngày.

Gabriel đẩy cửa bước vào tiệm cầm đồ. Alice đi theo anh, tiến bước dọc một hành lang u tối dẫn tới một căn phòng rộng kín bưng được chiếu đèn màu xanh lục. Trong phòng phảng phất mùi mồ hôi khen khét.

Trên những tầng giá kim loại chất đống hàng trăm thứ bà rằn: ti vi màn hình phẳng, túi xách hàng hiệu, nhạc cụ, thú nhồi rơm, tranh trừu tượng.

- Đưa đồng hồ của cô đây, Gabriel nói rồi chìa tay ra.

Đứng dựa vào chân tường, Alice ngần ngừ. Lúc chồng cô qua đời, cô đã vứt bỏ, dĩ nhiên là rất chóng vánh, mọi thứ đồ dùng - quần áo, sách vở, đồ gỗ - nhắc cô nhớ đến người đàn ông mà cô từng yêu thắm thiết đến nhường ấy. Giờ thì cô chỉ còn giữ mỗi chiếc đồng hồ đeo tay của anh: một chiếc hiệu Patek Philippe bằng vàng hồng với lịch vạn niên và chu kỳ mặt trăng mà Paul thừa hưởng từ ông nội.

Theo dòng năm tháng, chiếc đồng hồ đã trở thành một thứ bùa, một mối liên kết vô hình nối cô với ký ức về Paul. Ngày nào Alice cũng đeo chiếc đồng hồ này, mỗi sáng đều lặp lại những động tác mà chồng cô khi xưa vẫn thường làm: thắt chặt lớp dây da quanh cổ tay, nhấc nút bấm, lau mặt số. Vật này giúp cô nguôi ngoai, đem lại cho cô cảm giác - dĩ nhiên là có phần giả tạo, nhưng giúp cô an tâm biết mấy - rằng Paul vẫn đang đâu đó bên cạnh cô.

- Làm ơn đi nào, Gabriel nài nỉ.

Họ tiến thẳng về phía một cái quầy được bảo vệ bằng tấm vách kính gân thép, đứng sau quầy là một chàng trai trẻ người châu Á với dáng điệu ái nam ái nữ và vẻ ngoài chải chuốt: kiểu đầu cầu kỳ, quần jean bó, kính gọng to, vest ôm sát mở cúc để lộ chiếc áo phông màu chóe in hình các nhân vật của Keith Haring.

- Tôi có thể giúp gì cho hai vị? chàng thanh niên người Trung Quốc vừa hỏi vừa vuốt mượt một lọn tóc ra sau tai.

Vẻ kiểu cách của anh chàng đối lập hẳn với bầu không khí cáu bẩn toát ra từ nơi này. Alice cởi chiếc đồng hồ đang đeo trên tay ra với vẻ tiếc nuối rồi đặt nó lên quầy.

- Được bao nhiêu?

Chủ tiệm cầm đồ vớ lấy chiếc đồng hồ và xem xét kỹ dưới mọi góc độ.

- Chị có giấy tờ gì chứng minh chiếc đồng hồ này là hàng xịn không? Giấy chứng nhận hàng chính hãng chẳng hạn?

- Tôi không mang theo, cô vừa làu bàu vừa liếc xéo cậu ta.

Cậu nhân viên thao tác chiếc đồng hồ có phần thô bạo, chơi đùa với các kim đồng hồ, vặn đi vặn lại nút điều chỉnh.

- Dễ hỏng lắm đấy, cô nạt.

- Tôi chỉnh ngày giờ thôi mà, cậu ta phân trần mà không buồn ngẩng đầu lên.

- Nó vẫn chỉ đứng giờ mà! Thôi, đủ rồi đấy! Cậu có nhận cầm chiếc đồng hồ này hay là không nào?

- Tôi nhận cầm với giá 500 đô, anh chàng người châu Á đề nghị.

- Cậu điên rồi! Alice nổi đóa và giật lại chiếc đồng hồ từ tay cậu ta. Đây là đồ cổ đấy! Giá trị của nó gấp trăm lần thế!

Cô toan rời khỏi tiệm thì Gabriel cầm cánh tay cô kéo lại.

- Cô bình tĩnh đi nào! anh vừa ra lệnh vừa kéo cô ra một góc. Chứng ta không phải đang bán chiếc đồng hồ của chồng cô, nhất trí không nào? Chỉ là cầm thôi. Chúng ta sẽ quay lại chuộc ngay khi giải quyết xong mọi chuyện.

Cô lắc đầu.

- Không có chuyện đó đâu. Chúng ta sẽ tìm ra một giải pháp khác.

- Cô thừa biết làm gì có giải pháp nào khác! anh cao giọng, dằn từng tiếng. Nghe này, thời gian gấp lắm rồi. Chúng ta cần bỏ bụng thứ gì đó cho lại sức và chúng ta sẽ chẳng thể làm bất cứ chuyện gì nếu không có tiền. Cứ ra ngoài đợi tôi và để tôi thưong lượng với gã này đi.

Alice cay đắng đưa cho anh chiếc đồng hồ rồi rời khỏi tiệm.

Vừa ra đến ngoài phố, cô bỗng nghẹn thở vì một mùi gia vị, mùi cá hun khói và mùi nấm lên men mà vài phút trước cô còn chưa ngửi thấy. Những luồng hơi này bỗng khiến cô buồn nôn. Con co giật buộc cô cúi gập người để nôn ra một tia mật vàng chua lòm từ dạ dày trống rỗng. Cảm thấy váng vất, cô vịn tay vào tường, đứng thẳng dậy.

Gabriel nói đúng. Nhất định cô phải bỏ bụng gì đó.

Cô dụi mắt và nhận ra nước mắt đang giàn giụa trên hai má. Cô cảm thấy chân đứng không vững. Khu phố này khiến cổ tức thở, người cô chỉ chực lả đi. Cô đang trả giá cho những gắng sức đã thực hiện trước đó. Cổ tay cô trầy xước giờ đang nóng ran lên, các thớ cơ đau nhức khủng khiếp.

Và nhất là, cô cảm thấy hết sức đơn độc, phiền muộn và rối bời.

Những hình ảnh chóp nhoáng chói lòa diễu nhanh trong tâm trí cô. Đoạn liên quan đến chiếc đồng hồ đã làm sống dậy một quá khứ đau thương. Cô nhớ Paul. Nhớ lần đầu tiên họ gặp gỡ. Nhớ niềm thán phục cô đã cảm thấy lúc bấy giờ. Nhớ sự mãnh liệt mà tình yêu mang đến cho cô: một sức mạnh có khả năng triệt tiêu mọi nỗi sợ hãi.

Những ký ức trồi lên bề mặt, tuôn trào trong tâm trí cô với sức mạnh của một mạch nước phun.

Những ký ức về chuỗi tháng ngày hạnh phúc sẽ không bao giờ còn quay trở lại.

Tôi còn nhớ...

Ba năm về trước

Paris

Tháng Mười một 2010

Những trận mưa như trút, những dòng thác nước tuôn hào.

- Rẽ phải đi Seymour, đằng kia kìa: phố Saint- Thomas-d'Aquin.

Hai chiếc cần gạt nước liên tục di chuyển tới lui cũng hầu như không thể gạt hết dòng thác mưa đang trút xuống Paris. Bất chấp nhũng cú gạt của cần cao su, màn nước trong mờ ngay lập tức đã lênh láng trên bề mặt kính chắn gió đằng trước xe.

Chiếc xe dân dụng của chúng tôi đang rời đại lộ Saint-Germain để lao vào trục đường chính chật hẹp dẫn tới quảng trường nhà thờ.

Bầu trời đen kịt. Từ tối qua, con dông đã nhấn chìm tất cả. Phía trước chúng tôi, cảnh vật dường như hóa lỏng. Trán tường của nhà thờ đã biến mất trong màn mây. Những chi tiết trang trí và những bức chạm nổi thấp mờ nhạt trong sương mù. Chỉ duy những thiên thần bằng đá khuất trong hốc tường là vẫn còn thấy rõ dưới con mưa như trút.

Seymour vòng qua quảng trường nhỏ rồi đậu xe trên khoảng trống dành cho xe giao hàng ngay đối diện với phòng khám phụ khoa.

- Chị có nghĩ sẽ mất nhiều thời gian không?

- Không quá hai mươi phút, tôi hứa. Bà bác sĩ phụ khoa đã xác nhận cuộc hẹn qua mail rồi. Tôi đã báo trước là mình đến trễ.

Seymour kiểm tra các tin nhắn trên màn hình điện thoại.

- Nghe này, phía trên kia có một quán bia. Trong lúc đợi chị tôi sẽ đi mua cho mình một chiếc sandwich rồi gọi về sở để xem Savignon và Cruchy đã hỏi cung đến đâu rồi.

- OK, nhắn cho tôi biết nếu cậu có tin gì mới nhé. Hẹn lát nữa gặp lại, và cảm ơn đã đi cùng, tôi vừa nói vừa sập cửa xe lại sau lưng.

Con mưa rào quất thẳng vào người tôi. Tôi nhấc áo khoác lên che mưa cho khỏi ướt đầu rồi chạy thật nhanh cho hết quãng đường dài khoảng chục mét từ chỗ chiếc xe đến phòng khám. Cô thư ký mất gần một phút để mở cửa cho tôi. Khi rốt cuộc cũng vào đến sảnh, tôi nhận thấy cô ta đang dở cuộc điện thoại. Cô ta ra hiệu xin lỗi tôi rồi chỉ cho tôi đi về phía phòng chờ. Tôi đẩy cửa bước vào rồi ngồi phịch xuống một chiếc ghế bành da.

Từ sáng tới giờ, tôi đã trải qua một con ác mộng chỉ vì căn bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu quái ác bỗng nhiên phát tác. Một nỗi khổ ải dai dẳng đích thực: những con đau vùng bụng dưới, cứ năm phút lại buồn tiểu một lần, cảm giác rát buốt không thể chịu nổi mỗi lần đi tiểu và thậm chí là trong nước tiểu còn lẫn cả máu.

Để thêm phần rắc rối, ta có thể nói rằng chuyện này thực sự rơi đúng vào một ngày không thích hợp. Hai mươi tư giờ qua, đội của tôi đã có mặt trên tất cả các mặt trận. Chúng tôi đang lèo lái để có được lời thú tội của một tên sát nhân trong khi chẳng có bằng chứng chắc chắn chống lại hắn, và lại vừa vướng vào một vụ án mới: một phụ nữ bị giết ngay tại nhà, trong một tòa nhà bình dị nằm trên phố Faisanderie thuộc quận 16. Một giáo viên mầm non trẻ tuổi, bị siết cổ dã man bằng một đôi tất da chân. Bây giờ là 15 giờ. Seymour và tôi từ 7 giờ sáng đã có mặt tại hiện trường. Chúng tôi cũng phụ trách luôn việc điều tra hàng xóm láng giềng của nạn nhân. Tôi còn chưa ăn gì, tôi thấy nôn nao và có cảm giác như đang đi tiểu ra những lưõi dao lam.

Tôi vớ lấy hộp phấn lăn lóc trong túi xách và soi gương để chỉnh trang lại đầu tóc cho gọn gàng. Mặt tôi trông như ma cà rồng, quần áo thì ướt sũng và tôi có cảm giác người mình đang bốc mùi hôi rình.

Tôi hít thở sâu để cảm thấy yên lòng. Đây không phải lần đầu tiên tôi chịu đựng những con đau kiểu này. Dù cho nó rất kinh khủng nhưng tôi vẫn biết rằng nó rất dễ chữa lành: một liều kháng sinh và một ngày sau, mọi triệu chứng sẽ biến mất. Tôi đã nằn nì hỏi mua ở hiệu thuốc trước nhà nhưng dược sĩ nhất định không muốn bán cho tôi bất kỳ loại thuốc gì nếu không có đơn thuốc.

- Cô Schäfer phải không?

Một giọng đàn ông buộc tôi phải rời mắt khỏi hộp phấn để nhìn về phía chiếc áo blu hắng. Thế chỗ bà bác sĩ phụ khoa của tôi là một anh chàng điển trai với làn da trắng, khuôn mặt vuông chữ điền với mái tóc vàng gợn sóng được đôi mắt biết cười thắp sáng.

- Tôi là bác sĩ Paul Malaury, anh chàng tự giới thiệu trong lúc chỉnh cặp kính đồi mồi.

- Nhưng tôi đã đặt hẹn với bác sĩ Poncelet cơ mà nhỉ...

- Đồng nghiệp của tôi đang đi nghỉ. Chị ấy hẳn đã báo trước cho cô biết việc tôi đến làm thay.

Tôi cáu tiết.

- Không hề, ngược lại thì có: bà ấy đã viết mail xác nhận sẽ gặp tôi.

Tôi rút điện thoại ra rồi cho hiển thị bức thư điện tử ra màn hình để làm bằng chứng. Trong lúc đọc lại thư, tôi nhận ra rằng gã trai kia nói đứng: trước đó tôi đã đọc lướt qua thư nhưng chỉ chú ý đến đoạn xác nhận cuộc hẹn, chứ không chú ý đến thông báo đi nghỉ.

Khỉ thật.

- Cô vào đi, anh ta nhẹ nhàng đề nghị.

Tôi vẫn còn lưỡng lự vì bối rối. Tôi hiểu đàn ông quá rõ nên chẳng bao giờ muốn có một bác sĩ phụ khoa là đàn ông. Tôi vẫn luôn thấy dường như thật hiển nhiên khi một phụ nữ hiểu được một phụ nữ khác rõ hơn. Vấn đề tâm lý, nhạy cảm, riêng tư. Hết sức cảnh giác, tuy nhiên tôi vẫn theo anh ta vào phòng khám, quyết chí không kéo dài cuộc gặp.

- Tốt lắm, tôi nói. Tôi vào đề luôn nhé bác sĩ: tôi chỉ cần một loại kháng sinh để chữa chứng viêm bàng quang. Bác sĩ Poncelet thường cho tôi một liều kháng khuẩn duy nhất, loại...

Anh ta nhướng mày nhìn tôi và cắt ngang màn trường thoại của tôi:

- Thứ lỗi cho tôi, nhưng cô không định kê đơn thuốc thay tôi đấy chứ? Cô sẽ hiểu là tôi không thể kê một loại kháng sinh cho cô chừng nào còn chưa khám.

Tôi cố kìm nén cơn giận nhưng hiểu rằng mọi chuyện sẽ phức tạp hơn dự kiến.

- Tôi đang giải thích để anh hiểu là tôi mắc chứng viêm bàng quang mãn tính. Không cần thực hiện chẩn đoán nào khác đâu.

- Dĩ nhiên, thưa cô, nhưng ở đây tôi mới là bác sĩ.

- Thì quả đúng vậy, tôi không phải bác sĩ. Tôi là cảnh sát và công việc đang ngập đầu ngập cổ! Thế nên anh đừng có làm tôi mất thời gian với một xét nghiệm ngu ngốc sẽ kéo dài hàng giờ đồng hồ!

- Ấy thế mà đó chính là chuyện sắp diễn ra đấy, anh ta nói rồi chìa cho tôi một que thử nước tiểu. Và tôi cũng sẽ hướng dẫn cô tới một phòng thí nghiệm để tiến hành kiểm tra tế bào vi khuẩn.

- Anh ngoan cố nhỉ? Đưa tôi mấy loại kháng sinh này, và chúng ta xong chuyện!

- Nghe này, cô hãy biết điều và thôi cư xử như một con nghiện đi! Cuộc đời này đâu chỉ có thuốc kháng sinh.

Tôi bỗng cảm thấy vừa mệt mỏi vừa ngu ngốc. Một con đau nhói nữa giằng xé phần bụng dưới. Con mệt mỏi tích tụ từ khi tôi gia nhập đội Hình sự trào dâng trong tôi như dung nham của một ngọn núi lửa. Quá nhiều đêm thức trắng, quá nhiều bạo lực và cảnh tượng ghê rợn, quá nhiều bóng ma không tài nào xua đi được.

Tôi cảm thấy mình đã sức cùng lực kiệt, trống rỗng. Tôi cần ánh nắng, cần một chầu tắm nước nóng, một kiểu đầu mới, một tủ quần áo nữ tính hon và hai tuần nghỉ ngơi xa Paris. Xa bản thân.

Tôi nhìn gã trai, thanh lịch, trau chuốt, bình thản. Gương mặt điển trai của anh ta tươi tắn, nụ cười ấm áp, cái bĩu môi duyên dáng. Mớ tóc vàng đến khó tin và xoăn thành lọn khiến tôi phẫn nộ. Ngay cả những nếp nhăn nhỏ quanh mắt anh ta cũng dễ thương. Còn tôi, tôi cảm thấy mình xấu xí và ngu xuẩn. Một con ngốc lố bịch đang trình bày với anh ta về những rắc rối gặp phải với cái bàng quang.

- Mà cô có uống đủ nước không nhỉ? anh ta nói tiếp. Cô có biết rằng phân nửa nạn nhân của chứng viêm bàng quang có thể được chữa khỏi chỉ đơn giản nhờ uống đủ hai lít nước mỗi ngày?

Tôi không còn lắng nghe anh ta nữa. Đó là sức mạnh của tôi: cơn chán nản của tôi chưa bao giờ kéo dài quá lâu. Giống như những ánh đèn chóp, những hình ảnh bùng nổ trong đầu tôi. Xác người phụ nữ nơi hiện trường tội ác sáng nay: Clara Maturin, bị siết cổ dã man bằng một đôi tất da chân chất liệu ni lông. Đôi mắt chị ta lồi ra, gương mặt sững lại trong nỗi kinh hãi. Tôi không có quyền lãng phí thời gian. Không có quyền để bản thân lơi là. Tôi phải tóm cổ tên sát nhân trước khi hắn lại ra tay lần nữa.

- Thế còn phương pháp điều trị bằng lá thuốc thì sao? anh chàng tóc vàng bảnh trai hỏi. Cô có biết các loài cây trồng cũng có thể trở nên hết sức hữu ích, đặc biệt là nước ép man việt quất.

Bằng một động tác vừa đột ngột vừa thô bạo, tôi vòng ra đằng sau bàn làm việc của bác sĩ và giật một tờ mới tinh từ cuốn sổ chuyên để kê đơn thuốc.

- Anh nói đúng, tôi sẽ tự mình kê đơn thuốc!

Anh chàng kinh ngạc đến độ không phác nổi cử chỉ nào để ngăn tôi lại.

Tôi quay gót rồi rời đi sau khi đóng sầm cánh cửa.

* * *

Paris, quận 10.

Một tháng sau

tháng Mười hai 2010

7 giờ sáng.

Chiếc Audi chạy xuyên màn đêm rồi lao ra quảng trường Colonel-Fabien. Anh sáng của thành phố phản chiếu trên mặt tiền bề thế bằng bê tông và kính hình lưọn sóng của trụ sở đảng Cộng sản. Tròi lạnh như Bắc Cực. Tôi chỉnh hệ thống sưởi lên mức cao nhất rồi tiến vào bùng binh để bắt kịp phố Louis-Blanc. Tôi bật radio trong khi vượt kênh Saint-Martin.

- Đài France Info, bây giờ là 7 giờ, bản tin được Bernard Thomasson giới thiệu tới quý vị.

- Chào Florence, chào quý vị. Vào ngày trước đêm Giáng sinh, vẫn là những hiện tượng thời tiết xấu có nguy cơ độc chiếm tin tức thời sự ngày hôm nay.

Quả nhiên, đài khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát đi một báo động cam vì e ngại vào cuối buổi sáng Paris sẽ bị ảnh hưởng bởi một cơn bão tuyết.

Cơn bão này sẽ khiến giao thông khu vực Ȋle-de- France bị rối loạn nghiêm trọng...

Đêm Giáng sinh khốn kiếp. Những nghĩa vụ gia đình khốn kiếp. May mà mỗi năm chỉ có một dịp Giáng sinh. Nhưng đối với tôi, mỗi năm một lần vẫn là quá nhiều.

Vào giờ này buổi sáng, Paris vẫn còn chưa phải đối diện với con bão sắp kéo đến, nhưng cũng chỉ được ít thời gian nữa thôi. Tôi tranh thủ dòng xe cộ thông thoáng để phóng thật nhanh tới trước ga Đông rồi tiến vào đại lộ Magenta, lao hết tốc lực xuyên qua địa phận quận 10 từ Bắc xuống Nam.

Tôi ghét mẹ, tôi ghét em gái, tôi ghét em trai. Và tôi căm thù những cuộc gặp mặt hằng năm lúc nào cũng biến thành ác mộng này. Berenice, em gái tôi, hiện sống tại London, nơi con bé điều hành một galery nghệ thuật nằm trên phố New Bond. Fabrice, anh trên Berenice, hiện làm việc trong ngành tài chính tại Singapore. Mỗi năm họ lại cùng vợ chồng con cái tới nghỉ hai ngày tại biệt thự của mẹ tôi gần Bordeaux, để mừng lễ Giáng sinh trước khi bay tới những địa điểm mới lạ và ngập tràn ánh nắng: quần đảo Maldives, đảo Maurice, quần đảo Caribe.

(...) Bison Futé cũng cực lực cảnh báo tránh sử dụng ô tô riêng trong địa phận Paris cũng như các quận giáp ranh phía Tây. Một biện pháp phòng ngừa dường như rất khó áp dụng trong ngày trước đêm Giáng sinh này. Tòa thị chính cho thấy bản thân họ cũng hết sức lo lắng khi e sợ tuyết sẽ được tiếp nối bằng váng băng ngay từ đầu buổi tối, khi nhiệt độ trở nên bất lợi.

Phố Réaumur, rồi phố Beaubourg: tôi xuyên qua phía Tây khu Marais rồi tới trước quảng trường Tòa thị chính đang oằn xuống dưới những đèn đuốc trang trí. Đằng xa, bóng hai tòa tháp sừng sững và những mũi tên của nhà thờ Đức Bà nổi bật trên nền trời đêm.

Mỗi năm, hầu như chỉ với một vài biến tấu, cùng một vở kịch ấy được trình diễn trong vòng hai ngày: mẹ tôi ca ngợi thành công của Berenice và Fabrice trong việc lựa chọn cách sống và sự nghiệp của hai người ấy. Mẹ sẽ ngây ngất trước lũ nhóc nhà họ, khen ngọi vì thành tích học tập và cung cách gia giáo của chúng. Những cuộc trò chuyện luôn xoay quanh cùng những chủ đề sau: nhập cư, chuyện thuế khóa gây bực mình, french bashing.

Đối với mẹ, đối với họ, tôi không tồn tại. Tôi không phải họ hàng thân thích gì của họ. Tôi là một dạng con gái bà mụ nặn nhầm, không duyên dáng thanh lịch, cũng chẳng lấy gì làm ưu tú. Một nữ công chức bất đắc chí. Tôi là con gái của bố tôi.

Tình hình lưu thông khó khăn có nguy cơ mở rộng tới một vài tuyến tàu điện ngầm và tàu liên vùng.

Vận tải hàng không cũng vấp phải vấn đề tương tự.

Các sân bay của Paris đang đối mặt với một ngày đen tối, có tới hàng nghìn hành khách buộc phải chôn chân nơi mặt đất.

Ngược lại, đợt tuyết rơi dày đặc này hẳn đã chừa ra vùng thung lũng sông Rhône cũng như khu vực quanh biển Địa Trung Hải. Tại Bordeaux, Toulouse và Marseille, nhiệt độ dao động từ 15 °C đến 18°C. Trong khi tại Nice và Antibes, quý vị có thể dùng bữa trưa ngoài sân hiên, vì quả thật nhiệt độ chỉ ở mức 20°C.

Chán ngấy cảnh bị những kẻ ngu ngốc này phán xét. Chán ngấy vì những lời nhận xét của họ vừa dễ đoán vừa nhai đi nhai lại: "Vẫn chưa có bồ hả?" "Vần chưa có bầu sao..." "Tại sao lại ăn mặc như con dở thế kia?" "Tại sao vẫn sống cái kiểu ấu trĩ thế?" Chán ngấy những bữa ăn chay để giữ dáng và đảm bảo sức khỏe của họ: những loại hạt dành cho lũ chim, cây diêm mạch kinh tởm, những miếng đậu phụ, món súp lơ nghiền.

Tôi lái xe vào phố Coutellerie để băng qua kè theo lối cầu nhà thờ Đức Bà. Nơi này thật kỳ diệu: bên trái là những tòa nhà lịch sử của bệnh viện Hôtel-Dieu, bên phải là mặt tiền của tòa Conciergerie và nóc của tháp Đồng hồ.

Mỗi chuyến quay trở về ngôi nhà của gia đình lại khiến tôi có cảm giác đang lộn lại quãng thời gian ba mươi năm về trước, khơi lại những vết thương thời thơ ấu và những rạn nứt của tuổi thiếu niên, làm sống dậy những cuộc xung đột giữa các anh chị em trong cùng một gia đình, làm sống dậy một nỗi cô đơn tuyệt đối.

Năm nào tôi cũng tự nhủ đây là lần cuối, và năm nào tôi cũng lại sa đà quen thói. Mà không thực sự hiểu tại sao. Một phần trong tôi xúi giục tôi cắt đứt vĩnh viễn mối quan hệ, nhưng phần kia lại thiết tha với việc trông thấy mặt họ vào cái ngàv tôi sẽ tới, ăn vận như công chúa, sánh vai cùng một anh chàng hoàn hảo dưới mọi góc độ.

Tả ngạn. Tôi chạy xe dọc bờ kè, rồi rẽ trải vào phố Saints-Pères. Tôi cho xe chạy chậm lại, bật đèn hiệu rồi đỗ xe tại góc phố Lille. Tôi đóng sập cửa xe, xỏ chiếc băng tay công vụ màu cam rồi bấm chuông điện thoại nội bộ của một tòa nhà vừa được hoàn thiện mặt ngoài.

Tôi giữ ngón cái ấn trên nút chuông chừng ba mươi giây. Ngay từ đầu tuần, ý tưởng này đã hình thành trong đầu và yêu cầu tôi tiến hành vài tìm kiếm. Tôi biết mình đang làm một việc điên rồ nhưng ý thức được việc đó cũng chưa đủ ngăn tôi lại.

- Vâng, có chuyện gì thế? một giọng ngái ngủ hỏi.

- Paul Malaury phải không? Cảnh sát tư pháp đây, vui lòng mở cửa.

- Ơ nhưng...

- Cảnh sát đây, mau mở cửa đi!

Một trong những cánh cửa nặng nề nơi lối vào bật mở kèm tiếng cạch. Tôi bỏ qua thang máy để leo thang bộ bốn bậc một lên tận tầng tư rồi gõ cửa.

- Được rồi, được rồi!

Người đàn ông ra mở cửa cho tôi đúng là anh chàng bác sĩ phụ khoa điển trai của tôi, nhưng sáng nay trông anh chàng bối rối ra mặt: quần đùi, áo phông cũ, mớ tóc vàng xoăn chẳng thành hàng lối, gương mặt lộ rõ vẻ ngạc nhiên, mệt mỏi và lo lắng.

- Ê này, nhưng tôi biết cô, cô là...

- Đại úy Schäfer, đội Hình sự. Anh Malaury, tôi thông báo để anh biết anh đã bị quản thúc kể từ giờ phút này, 7 giờ 16 phút sáng thứ Năm ngày 24 tháng Mười hai. Anh có quyền...

- Xin lỗi, nhưng đây chỉ có thể là một sự nhầm lẫn! Tôi bị quản thúc vì lý do gì kia chứ?

- Giả mạo và sử dụng đồ giả mạo. Vui lòng theo tôi.

- Đây là một trò đùa chăng?

- Đừng buộc tôi phải gọi các đồng nghiệp của tôi lên đây, anh Malaury.

- Ít ra tôi cũng có thể mặc quần âu và áo sơ mi chứ?

- Vậy thì làm ơn nhanh lên cho. Cứ đem theo một chiếc áo vest dày nhé, hệ thống sưởi chỗ chúng tôi đang bị hỏng.

Trong khi anh chàng mặc quần áo, tôi liếc quanh nội thất bên trong. Căn hộ phong cách Haussmann đã được sửa sang thành một dạng xưởng với lối trang trí tinh giản. Người ta đã dỡ bỏ vài tấm vách, tẩy trắng sàn lát sọc chữ chi, nhưng vẫn giữ lại hai lò sưởi bằng cẩm thạch và phào tường.

Đằng sau một cánh cửa, tôi nhìn thấy một cô gái tóc hung tuổi chừng đôi mươi, quấn quanh người tấm chăn, đang nhìn tôi với đôi mắt tròn xoe. Sự chờ đợi kéo dài tưởng chừng vô tận.

- Mau lên thôi, Malaury! tôi vừa đập cửa vừa gọi to. Đâu cần đến mười phút để mặc quần chứ!

Anh chàng bác sĩ rời khỏi phòng tắm, quần áo chỉnh tề. Không thể chối cãi là anh chàng đã tìm lại được vẻ đẹp trai lồng lộng của mình và mặc chiếc áo vest vải tweed, chiếc quần âu kẻ ô, áo khoác đi mưa và đi đôi giày cao cổ đánh xi. Anh chàng nói vài lời nhằm trấn an cô nàng tóc đỏ rồi theo tôi ra cầu thang.

- Các đồng nghiệp của cô đâu? anh chàng hỏi khi đã xuống đến phố.

- Tôi đi một mình thôi. Dù sao thì tôi cũng sẽ không huy động đội can thiệp của cảnh sát quốc gia để lôi anh ra khỏi giường đâu...

- Nhưng đây đâu phải xe cảnh sát nhỉ?

- Đây là một chiếc xe công vụ đã được giả trang. Đừng có nhiều chuyện nữa và lên ngồi ghế trước đi nào.

Anh chàng lưỡng lự, rồi cuối cùng cũng ngồi vào ghế cạnh tôi.

Tôi khởi động xe rồi chúng tôi im lăng chạy xe trong lúc ngày bắt đầu rạng. Chúng tôi xuyên qua quận 6 và Montparnasse trước khi Paul quyết định thắc mắc:

- Được rồi, nghiêm túc mà nói thì trò xiếc này là gì vậy? Cô thừa biết hồi tháng trước tôi đã có thể kiện cô vì ăn trộm đơn thuốc! Cô phải cảm ơn nữ đồng nghiệp của tôi: chính chị ấy đã thuyết phục tôi từ bỏ ý định bằng cách tìm cho cô cả tá những tình tiết giảm nhẹ. Nói thật với cô là thậm chí chị ấy đã dùng từ "gàn dở".

- Tôi cũng vậy, tôi đã tìm hiểu thông tin về anh, Malaury ạ, tôi vừa nói vừa rút từ trong túi áo ra những tài liệu đã được sao chụp.

Anh chàng giở tập giấy ra và vừa bắt đầu đọc vừa nhướng mày.

- Đây chính xác là cái gì thế?

- Những bằng chứng cho thấy anh đã lập những chứng nhận tạm trú giả cho hai nữ công dân Mali vốn không có giấy tờ để họ có thể đệ đơn xin thẻ cư trú.

Anh chàng tìm cách chối.

- Thế thì sao? Đoàn kết, bác ái mà bị coi là tội ác sao?

- Về mặt pháp luật, người ta gọi hành động đó là "giả mạo và sử dụng đồ giả mạo". Hình phạt lên tới ba năm tù giam và nộp 45.000 euro.

- Tôi cứ nghĩ trong trại giam đang thiếu chỗ kia đấy. Vả lại đội Hình sự chuyển sang phụ trách những vụ việc kiểu này từ khi nào vậy?

Chúng tôi đang không còn xa Montrouge mấy nữa. Tôi cắt ngang đại lộ Thống chế, men theo một đoạn đường vành đai từ quốc lộ A6 để tới "Aquitaine", tuyến đường nối Paris với Bordeaux.

Khi nhận ra ngã tư hai tầng Wissous, Paul bắt đầu lo lắng thực sự.

- Nhưng cô đang đưa tôi đi đâu vậy?

- Tói Bordeaux. Tôi chắc chắn là anh khoái rượu vang...

- Không, cô đang đùa chứ gì!

- Chúng ta sẽ đón Giáng sinh ở nhà mẹ tôi. Anh sẽ được tiếp đón nồng hậu, rồi anh sẽ thấy.

Anh chàng ngoái lại, nhìn xem chúng tôi có bị theo dõi không, cố gắng đùa cợt để tự trấn an.

- Tôi thấy rồi: trong xe có camera. Cảnh sát các cô đang tiến hành một chưong trình camera giấu kín chứ gì?

Vừa tiếp tục chạy xe, tôi vừa dành vài phút để mạnh dạn giải thích với anh chàng phi vụ mặc cả mà tôi ấp ủ trong đầu: tôi sẽ bỏ qua chuyện anh chàng làm chứng nhận tạm trú giả và đổi lại, anh chàng nhận lời giả làm chồng sắp cưới của tôi trong dịp Giáng sinh.

Anh chàng ngồi lặng đi một lúc và nhìn tôi không rời mắt. Thoạt tiên anh chàng hết sức nghi ngờ cho đến khi chợt nhận ra:

- Ôi Chúa ơi, điều tệ nhất chính là cô không hề đùa, phải vậy không? Cô thực sự đã dựng lên cái bẫy này vì không đủ can đảm tự chịu trách nhiệm về những lựa chọn trong đời mình trước gia đình. Chà chà! Cô không cần tới gặp bác sĩ phụ khoa đâu, mà là bác sĩ tâm lý mới đúng.

Tôi cam chịu đòn tấn công, và sau vài phút thinh lặng, tôi quay trở lại mặt đất. Dĩ nhiên anh chàng nói đúng. Tôi chỉ là một kẻ hèn nhát. Vả chăng, đúng ra thì tôi đang chờ đợi điều gì nhỉ? Mong anh chàng sẽ thích thú tham gia vào trò chơi đóng giả nho nhỏ của tôi sao? Bỗng nhiên tôi cảm thấy mình đúng là đại ngốc. Đó là điểm mạnh và cũng là điểm yếu của tôi: nghe theo bản năng hơn là lý trí. Chính nhờ bản năng mà tôi đã giải quyết được vài vụ điều tra khó nhằn, thành tích ấy giúp tôi gia nhập đội Hình sự ở tuổi ba mươi tư. Nhưng đôi khi những linh cảm của tôi trật lất và khiến tôi chệch hướng. Giờ thì tôi thấy ý tưởng giới thiệu anh chàng này với gia đình vừa vô duyên vừa chẳng ổn tẹo nào.

Mặt đỏ lựng vì xấu hổ, tôi đầu hàng:

- Anh nói đúng. Tôi... tôi xin lỗi. Tôi sẽ vòng xe lại rồi đưa anh về nhà.

- Trước tiên cô gặp trạm xăng nào thì dừng lại đã. Xe cô sắp cạn xăng rồi kìa.

* * *

Tôi đổ đầy bình xăng. Các ngón tay dính nhớp và hơi xăng khiến đầu óc tôi quay cuồng. Khi quay về xe, tôi mới phát hiện ra Paul Malaury không còn ngồi trong xe nữa. Tôi ngẩng lên và nhìn thấy anh chàng qua cửa kính của khu nhà hàng, đang vẫy vẫy ra hiệu tôi qua đó.

- Tôi gọi cho cô một tách trà rồi đấy, anh chàng nói vậy rồi mòi tôi ngồi.

- Chọn sai bét, tôi chỉ uống cà phê thôi.

- Chuyện ấy quá đơn giản, anh chàng mỉm cười rồi đứng dậy để ra máy tự động lấy cà phê cho tôi.

Ở gã trai này có điều gì đó khiến tôi lúng túng: nét điềm đạm, hết sức phong nhã kiểu Anh, cung cách giữ đẳng cấp trong mọi hoàn cảnh.

Hai phút sau anh chàng trở lại, đặt trước mặt tôi một cốc cà phê và chiếc bánh sừng bò bọc trong khăn giấy.

- Không thể ngon bằng đồ của tiệm Pierre Hermé, nhưng cũng không tệ như vẻ bề ngoài, anh chàng cam đoan nhằm làm không khí bớt căng thẳng.

Như để nhấn mạnh lời đã nói, anh chàng đánh chén ngon lành chiếc bánh ngọt rồi cố nén ngáp.

- Phải nói là cô đã lôi tôi ra khỏi giường từ lúc 7 giờ! Đúng cái hôm tôi có cơ hội ngủ nướng!

- Tôi đã bảo sẽ đưa anh về còn gì. Anh vẫn còn thời gian để quay vào giường với tình nương.

Anh chàng nhấp một ngụm trà rồi hỏi:

- Phải thú thực là tôi không hiểu cô lắm: tại sao lại muốn đón lễ Giáng sinh cùng những người rõ ràng là khiến cô khó chịu hơn là vui thích?

- Bỏ qua chuyện đó đi, Malaury. Như anh đã nói rồi đấy, anh đâu phải bác sĩ tâm lý.

- Thế còn bố cô, ông ấy nghĩ sao về chuyện này?

Tôi gạt phăng câu hỏi đó.

- Bố tôi mất lâu rồi.

- Đừng có bịa chuyện với tôi nữa đi! anh chàng thốt lên, chìa cho tôi chiếc smartphone.

Tôi nhìn màn hình trong khi đã biết trước sẽ nhìn thấy gì trên đó. Trong khi tôi đổ xăng, Malaury đã kết nối điện thoại với Internet. Không chút ngạc nhiên là những tìm kiếm đó đã khiến anh chàng đọc được loạt tin tức thời sự cách đây vài tháng có nhắc đến thất bại của bố tôi.

Cựu "siêu cảnh sát" Alain Schäfer bị kết án hai năm tù giam.

Cách đây ba năm, vụ bắt giữ ông quả thực đã gây nên một cơn địa chấn trong giới cảnh sát tại Lille. Ngày 2 tháng Chín 2007, đại tá cảnh sát Alain Schäfer bị lực lượng thanh tra cảnh sát IGS bắt giữ tại nhà riêng vào lúc sáng sớm, ông bị tra hỏi về những mối quan hệ cá nhân.

Sau một cuộc điều tra kéo dài nhiều tháng, lực lượng thanh tra nội bộ ngành đã đưa ra ánh sáng sự tồn tại của một hệ thống hối lộ quy mô lớn và biển thủ do vị quan chức cấp cao của lực lượng cảnh sát tư pháp phía Bắc này thiết lập.

Vốn là mẫu cảnh sát kiểu cũ, đáng kính, thậm chí là được đồng nghiệp ngưỡng mộ, Alain Schäfer thừa nhận "đã vượt quá giới hạn" khi duy trì những mối quan hệ thân thiết với nhiều gương mặt quen thuộc trong giới băng đảng giang hồ. Đặc biệt, đối tượng đã sa đọa tới mức biển thủ ma túy và cần sa trước khi đưa vào niêm phong để trả công cho những kè cung cấp tin.

Hôm qua, tòa tiểu hình Lille đã công nhận viên cựu cảnh sát phạm tội "hối lộ thụ động", "cấu kết với kẻ gian", "buôn bán chất ma túy" và "vi phạm bí mật nghề nghiệp"...

Mắt tôi mờ đi và nhanh chóng rời khỏi màn hình. Tôi thuộc lòng những chuyện ô nhục liên quan đến bố tôi.

- Cuối cùng anh cũng chỉ là một tên nhóc thọc mạch!

- Chính miệng cô lại nói ra điều đó sao? Cô cho phép đi, mà chính bệnh viện mới xem nhẹ lòng từ tâm...

- Được rồi, bố tôi đang ngồi tù, có sao không?

- Có lẽ cô nên tới thăm ông ấy nhân dịp Giáng sinh, không phải sao?

- Lo chuyện của anh đi!

Anh chàng vẫn cố nài.

- Tôi có thể hỏi cô ông ấy đang bị giam ở đâu không?

- Chuyện đó thì có liên quan gì đến anh?

- Ở Lille chăng?

- Không, ở Luynes, gần Aix-en-Provence. Vợ thứ ba của ông ấy sống ở đó.

- Tại sao cô không tới thăm ông ấy nhỉ?

Tôi thở dài và cao giọng:

- Bởi vì tôi không nói chuyện với ông ấy nữa. Chính ông ấy đã khiến tôi muốn theo đuổi cái nghề này. Đấy là hình mẫu lý tưởng trong mắt tôi, người duy nhất khiến tôi tin tưởng, và ông ấy đã phản bội lại niềm tin đó. Ông ấy đã nói dối tất cả mọi người. Tôi sẽ không đời nào tha thứ cho ông ấy.

- Bố cô có giết ai đáu.

- Anh không thể hiểu được đâu.

Tôi tức tối đứng bật dậy, đã quyết tâm bước ra khỏi cái bẫy tự mình chui đầu vào. Anh chàng cầm cánh tay tôi giữ lại.

- Cô có muốn tôi đi cùng không?

- Nghe này, Paul, anh tử tế lắm, lịch sự lắm và rõ ràng là môn đồ của đức Đạt Lai Lạt Ma, nhưng chúng ta đâu có quen biết nhau. Tôi đã gây phiền phức cho anh, tôi xin lỗi vì chuyện đó. Nhưng cái ngày tôi muốn gặp lại bố mình, tôi cũng cóc cần anh có mặt, OK?

- Cô muốn sao cũng được mà. Tuy nhiên, lễ Giáng sinh, dịp hội hè này... có lẽ chính là thời điểm thích họp, không phải sao?

- Anh làm tôi bực mình rồi đấy. Chúng ta đâu phải đang đóng phim Disney.

Anh chàng khẽ nở một nụ cười. Dù không hề muốn, tôi vẫn nghe thấy mình đang lưu ý anh chàng:

- Kể cả có muốn thì tôi cũng không thể. Ta không thế cứ thế xông vào phòng tiếp khách của một nhà tù. Cần phải có giấy phép, cần phải...

Anh chàng không bỏ lỡ cơ hội.

- Cô là cảnh sát kia mà. Có lẽ cô có thể thu xếp chuyện đó qua điện thoại.

Cuối cùng tôi cũng tham gia trò chơi của anh chàng và quyết định tiến hành phép thử.

- Chúng ta nói chuyện nghiêm túc nhé, Aix-en-Provence cách đây bảy giờ chạy xe. Với cơn bão tuyết đang chuẩn bị trút xuống Paris, chúng ta sẽ không thể quay về thủ đô được đâu.

- Thôi nào, chúng ta sẽ thử xem sao! anh chàng lên tiếng. Để tôi cầm lái.

Một ngọn lửa thắp lên trong lồng ngực tôi. Cảm thấy bất ổn, tôi ngần ngừ vài giây. Tôi muốn nhượng bộ ý tưởng điên rồ này, nhưng lại không chắc về động cơ của bản thân. Tôi thực sự mong muốn gặp lại bô hay chỉ hào hứng với viễn cảnh được trải qua vài tiếng đồng hồ với gã trai xa lạ này, người rõ ràng sẽ không phán xét tôi dù tôi có nói gì có làm gì chăng nữa?

Tôi tìm kiếm đôi mắt anh chàng và yêu mến những gì nhìn thấy trong đôi mắt ấy.

Tôi ném chùm chìa khóa xe cho Paul, anh chàng liền bắt gọn.

* * *

Évry, Auxerre, Beaune, Lyon, Valence, Avignon...

Chúng tôi theo đuổi hành trình siêu thực men theo tuyến đường Mặt trời. Lần đầu tiên kể từ rất lâu rồi, tôi mới lơ là cảnh giác với một gã đàn ông. Tôi để mặc anh chàng; tôi để anh chàng chở đi. Chứng tôi nghe những ca khúc trên radio, ăn những miếng bánh bơ nho nhỏ và bánh quy Pépito. Vụn bánh và nắng ấm trải khắp nơi. Như một ấn tượng ban đầu về những kỳ nghỉ, về Provence, về Địa Trung Hải. về tự do.

Tất cả những gì tôi cần.

* * *

Paul thả tôi xuống trước lối vào nhà tù Luynes lúc 13 giờ 30. Suốt quãng đường đi, tôi đã gạt sang bên ý nghĩ về cuộc chạm trán lần này với bố. Đứng im trước mặt tiền khô khan giăng đầy camera giám sát, tôi không thể thoái lui nữa rồi.

Nửa tiếng sau tôi trở ra, mắt ngân ngấn nước, nhưng nhẹ nhõm. Vì đã gặp lại bố. Vì đã nói chuyện với bố. Vì đã gieo được hạt giống hòa giải mà tôi cứ ngỡ không thể nữa. Bước đầu tiên này rõ ràng chính là điều tốt đẹp nhất mà tôi từng làm kể từ nhiều năm nay. Và có được điều ấy là nhờ một gã trai mà tôi vừa mới quen. Người đã biết cách nhìn ra ở tôi điều gì đó khác với những gì tôi muốn trưng ra cho gã thấy.

Tôi không biết anh đang che giấu điều gì, anh Malaury ạ, phải chăng anh cũng gàn dở giống tôi hoặc đơn giản là một gã trai không giống những gã trai khác, nhưng dù sao cũng cảm ơn anh.

Cất được một gánh nặng, tôi ngủ thiếp ngay trên xe.

* * *

Paul mỉm cười với tôi.

- Tôi đã nói với cô là bà tôi có một căn nhà bên bờ biển Amalfi chưa nhỉ? Cô đã tới Ý dịp Giáng sinh bao giờ chưa?

Khi tôi mở mắt ra, chúng tôi vừa vượt qua biên giới Ý. Hiện giờ, chúng tôi đang ở San Remo và mặt trời đang lặn dần. Xa Paris, xa Bordeaux, xa mưa bão và số nhà 36.

Tôi cảm thấy anh chàng đang nhìn tôi chăm chú. Tôi có cảm giác đã quen biết anh chàng từ lâu lắm. Tôi không hiểu làm thế nào một mối liên hệ mật thiết như vậy có thể hình thành nhanh chóng đến thế giữa hai chúng tôi.

Có những khoảnh khắc hiếm hơi trong đời khi một cánh cửa mở ra và khi cuộc sống tặng bạn một cuộc gặp gỡ mà bản thân bạn không còn mong đợi nữa. Cuộc gặp gỡ với một người bù trừ cho bạn, chấp nhận bạn như con người bạn vốn có, nhìn nhận bạn trọn vẹn, đoán biết và chấp nhận những mâu thuẫn trong bạn, nhũng nỗi sợ hãi, mối hận, cơn giận dữ của bạn, dòng thác bùn hắc ám chảy trong tâm trí bạn. Và xoa dịu nó. Người chìa cho bạn một tấm gương mà khi soi mình trong đó, bạn không còn thấy sợ hãi nữa.

* * *

Chỉ một khoảnh khắc là đủ. Một ánh mắt. Một cuộc gặp gỡ. Để khiến một cuộc đời xáo trộn. Đúng người, đứng thời điểm. Kiểu đồng lõa vốn thất thường của sự tình cờ.

Chúng tôi đã trải qua đêm Giáng sinh trong một khách sạn tại Roma.

Ngày hôm sau, chúng tôi men theo bờ biển Amalfi, xuyên qua thung lũng Rồng tới tận những khu vườn cheo leo của vùng Ravello.

Năm tháng sau, chúng tôi thành vợ chồng.

Tháng Năm, tôi biết tin mình sắp trở thành mẹ.

* * *

Có những khoảnh khắc trong đời khi một cánh cửa mở ra và khi cuộc sống của bạn trượt trong ánh sáng. Những khoảnh khắc hiếm hơi khi điều gì đó bật chốt bên trong bạn. Bạn bồng bềnh trong trạng thái phi trọng lượng, bạn lái xe trên một tuyến xa lộ không hề có ra đa. Những lựa chọn trở nên rõ ràng, những câu trả lời thế chỗ những câu hỏi, nỗi sợ nhường chỗ cho tình yêu.

Cần biết đến những khoảnh khắc ấy.

Chúng hiếm khi kéo dài.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro