Tôi nhớ mọi chuyện

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Tôi còn nhớ...

Ba tháng trước

Ngày 12 tháng Bảy 2013

Một bầu không khí kinh sợ bao trùm thủ đô.

Một tuần trước, vào giờ tan sở, một vụ khủng bố đã khiến Paris nhuốm máu. Một nữ nhân khủng bố liều chết mang một thắt lưng chất nổ đã cho mình phát nổ trong một chiếc xe buýt chạy trên phố Saint-Lazare. Hậu quả thật kinh khủng: tám người chết, mười một người bị thương.

Cũng vào ngày hôm đó, một chiếc ba lô chứa một bình ga bên trong nhồi đầy đinh được tìm thấy trên tuyến số 4, tại trạm Montpamasse-Bienventìe. May mắn là đội gỡ mìn đã kịp tháo kíp nổ trước khi nó gây ra những thiệt hại khôn lường. Nhưng kể từ đó là nỗi kinh hoàng bao trùm.

Bóng ma của những cuộc khủng bố năm 1995 lảng vảng trong tâm thức mọi người dân. Mỗi ngày, các cuộc sơ tán khỏi các công trình lớn lại tăng lên. "Sự quay trở lại của chủ nghĩa khủng bố" chiếm lĩnh tất cả các mặt báo và trở thành ton mở đầu mỗi bản tin thời sự. SAT, phân đội chống khủng bố của đội Hình sự, chịu sức ép lớn nên đã tăng cường những đợt càn quét trong giới Hồi giáo, những nơi chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa vô chính phủ và phe cực tả.

Thoạt tiên, các cuộc điều tra của họ không liên quan đến tôi. Cho đến khi Antoine de Foucaud, phân đội phó SAT, đề nghị tôi tham gia hỏi cung một trong những kẻ tình nghi đã bị tạm giữ ba lần và đang dần đến thời hạn thả. Trong những năm 1970, khi mới vào nghề, Foucaud từng làm việc nhiều năm cùng bố tôi trước khi mỗi người nhận một công tác khác. Ông cũng từng là một trong những thầy dạy của tôi trong trường cảnh sát. Nói cho đúng thì ông luôn yêu mến tôi và thậm chí truyền cho tôi những kinh nghiệm khi tiến hành hỏi cung.

- Đội chúng ta cần con giúp lần này, Alice ạ.

- Bác muốn con làm gì ạ?

- Đã hon ba ngày qua chúng ta cô gắng khai thác gã này nhưng hắn nhất định không mở miệng. Con thì có thể làm được.

- Tại sao? Bởi vì con là phụ nữ sao?

- Không, bởi vì con biết cách.

Thông thường, một lời đề nghị tương tự hẳn sẽ khiến tôi phấn khích. Tuy nhiên, lần đó lại không hề có luồng adrenalin nào xuất hiện và tôi là người đầu tiên thấy lạ về chuyện đó. Tôi chỉ cảm thấy một con mệt mỏi cùng cực và mong muốn được về nhà. Một con đau nửa đầu dữ dội đã hành hạ tôi từ sáng hôm ấy. Đó là một tối hè oi bức. Không khí ngột ngạt, Paris ngạt thở dưới bầu không khí ồ nhiễm và cả ngày đã kéo dài lê thê. Số nhà 36 đã biến thành một lò lửa. Không điều hòa, không quạt thông gió. Tôi cảm thấy những quầng mồ hôi nhóp nháp đang dính chặt vào áo sơ mi. Tôi thèm đến chết đi được một lon Coca Light ướp lạnh nhưng máy bán đồ uống tự động lại hỏng.

- Nghe này, nếu người bên bác không thể làm được gì thì con không biết việc mình tham gia vào có ích lợi gì.

- Thôi nào, Foucaud cô nài, ta đã từng thấy con làm nên kỳ tích rồi mà.

- Con sẽ lãng phí thời gian của bác thôi. Con không nắm được hồ sơ, con...

- Bên bác sẽ chuyển cho con tất cả những tài liệu cần thiết. Taillandier đã đồng ý rồi. Con ra trận và buộc hắn phải khai ra một cái tên. Sau đó, chúng ta sẽ tiếp quản.

Tôi lưỡng lự, nhưng tồi có thực sự được lựa chọn không nhỉ?

Chúng tôi ngồi trong một căn phòng áp mái bố trí hai chiếc quạt máy. Trong vòng một giờ, hai sĩ quan SAT chỉ dẫn tường tận cho tôi về đối tượng tình nghi. Gã đàn ông tên Brahim Rahmani, biệt danh "tay buôn đại bác" hoặc "chuyên gia pháo hoa", đã bị phân đội phòng chống khủng bố để mắt tới lâu nay. Hắn bị tình nghi đã cung cấp thuốc nổ cho nhóm khủng bố đã làm nổ tung chiếc xe buýt trên phố Saint-Lazare. Trong một cuộc khám xét, người ta đã tịch thu được tại nhà hắn những lượng nhỏ C4, PEP 500, những bánh nhựa, những chiếc điện thoại được biến thành kíp nổ, cũng như một kho vũ khí thực sự: những khẩu súng đủ kích cỡ, những thanh sắt, những chiếc áo chống đạn. Sau ba ngày tạm giữ, gã đàn ông này tuyệt đối không thừa nhận bất cứ chuyện gì với các điều tra viên, và việc phân tích ổ đĩa cứng cũng như những thư điện tử trao đổi của hắn trong những tháng gần đây không đủ để chứng minh hắn có tham gia, dù là gián tiếp, vào các vụ khủng bố.

Đây là một vụ thú vị nhưng phức tạp. Vì trời nóng nên tôi khó lòng tập trung được. Hai đồng nghiệp của tôi nói nhanh, kể cho tôi hàng đống chi tiết mà tôi hầu như không nhập tâm được. Trong khi bình thường trí nhớ của tôi rất tuyệt thì lần này, vì sợ quên, tồi cần một tập giấy để ghi lại toàn bộ.

Nói xong, họ dẫn tôi tới tận lối thông của tầng dưới nơi có phòng hỏi cung. Foucaud, Taillandier: toàn bộ cấp trên đã có mặt ở đó, đằng sau một ô cửa kính không tráng gương, nóng lòng xem tôi vào việc. Lúc này tôi cũng vậy, tôi rất muốn bước vào trường đấu.

Tôi đẩy cửa bước vào phòng.

Bên trong phòng bốc lên thứ hơi nóng ngột ngạt khó chịu. Bị còng tay vào chiếc ghế tựa, Rahmani đang ngồi đằng sau một chiếc bàn gỗ gần như không lớn hon chiếc bàn học sinh. Đầu hắn cúi gằm, mồ hôi vã đầm đìa. Hắn hầu như không nhận ra sự hiện diện của tôi.

Tôi xắn tay áo sơ mí rồi lau những giọt mồ hôi đang lấm tấm trên mặt. Tôi đã mang theo một chai nhựa đựng nước để tạo mối liên hệ. Bỗng nhiên, thay vì đưa chai nước cho tên nghi phạm, tôi lại mở chai ra và uống một ngụm dài.

Thoạt tiên, nước khiến tôi thấy dễ chịu, rồi bỗng nhiên tôi có cảm giác chân mình nhủn ra. Tôi nhắm mắt, cơn chóng mặt thoáng qua buộc tôi phải dựa vào tường để định thần lại.

Khi mở mắt ra, tôi đã bị mất phương hướng. Trong đầu tôi chỉ còn một khoảng trắng lớn, trống rỗng. Và một nỗi kinh hoàng khủng khiếp: kinh hoàng vì đã bị đưa đến một nơi hoàn toàn xa lạ.

Tôi cảm thấy chao đảo liền ngồi xuống ghế, đối diện với gã đàn ông rồi hỏi gã:

- Nhưng anh là ai thế? Và tôi đang làm gì ở đây thế này?

Tôi còn nhớ mọi chuyện...

Một tuần trước

Thứ Ba ngày 8 tháng Mười 2013

Mười tám giờ. Paris. Cuối một ngày thu đẹp trời.

Mặt trời là là lặn nơi chân trời đang soi sáng thủ đô, phản chiếu trên những ô cửa kính của các tòa nhà, dòng sông, những ô kính chắn gió của xe cộ, và trút một dòng ánh sáng giữa các đại lộ. Một làn sóng ánh sáng làm lóa mắt và cuốn theo mọi thứ trên đường nó di chuyển.

Tói ven công viên André-Citroën, xe tôi tách khỏi những đám tắc đường để men theo đoạn đường dốc bằng bê tông dẫn tới một con tàu kính đặt trước sông Seine. Mặt tiền của bệnh viện châu Âu Marie-Curie giống như mũi một tàu theo trường phái vị lai đang đỗ lại phía Nam quận 15, vừa khít với góc bo tròn của ngã tư phố, tặng một tấm gương cho cây cối trên phố Judée và cho rặng sơn trà trồng hai bên sân trước.

Bãi đỗ xe. Lối đi quanh co bằng bê tông. Các cánh cửa trượt dẫn vào một khoảng sân trong rộng rãi nằm ở vị trí trung tâm. Giàn thang máy. Phòng chờ.

Tôi có cuộc hẹn với giáo sư Évariste Clouseau, giám đốc Viện não quốc gia, cơ sở chiếm toàn bộ tầng trên cùng của tòa nhà này.

Clouseau là một trong những chuyên gia của Pháp về bệnh Alzheimer. Tôi đã gặp ông cách đây ba năm, trong một cuộc điều tra do phân đội của tôi tiến hành về vụ sát hại người anh trai sinh đôi của ông, Jean-Baptiste, trưởng khoa tim mạch trong cùng bệnh viện. Hai anh em họ thù nhau đến mức khi biết mình mắc chứng ung thư tuyến tụy, Jean-Baptiste đã quyết định tự tử, và khiến tất cả mọi người đều nghĩ rằng đây có thể là một vụ ám sát mà tất cả các đầu mối đều dẫn tới người em trai. Vào thời đó, vụ việc đã gây chấn động dư luận. Évariste thậm chi đã bị tạm giam trong một thời gian ngắn trước khi chúng tôi có thể làm sáng tỏ sự thật. Sau khi được thả, ông nói với Seymour rằng chúng tôi đã giải thoát ông khỏi địa ngục và ông sẽ biết ơn chúng tôi suốt đời này. Đó không phải là những lời chót lưõi đầu môi: khi tôi gọi cho ông, một tuần trước, để hẹn tới khám, ông đã tìm ngay ra một chỗ trống trong thời gian biểu của mình nội trong ngày hôm ấy.

Sau thất bại của tôi trong cuộc hỏi cung tên nghi phạm khủng bố, tôi đã rất nhanh chóng lấy lại được bình tĩnh và trí nhớ. Sự đãng trí của tôi chỉ kéo dài không quá ba phút, nhưng nó đã diễn ra trước mắt tất cả mọi người. Taillandier đã buộc tôi phải nghỉ phép, rồi chặn đứng đường quay lại của tôi bằng cách đòi một bản báo cáo đình chỉ của bác sĩ chuyên ngành. Tôi đã buộc phải đi khám sức khỏe tổng thể và điều trị với bác sĩ tâm lý một lần nữa. Trái với mong muốn của tôi, người ta đã chỉ định tôi phải nghỉ dưỡng bệnh một thời gian dài.

Chuyện này không gây ngạc nhiên cho bất cứ ai: từ nhiều năm nay, Taillandier không hề giấu giếm ý định tống khứ tôi khỏi đội Hình sự. Nếu sau vụ Vaughn, cô ta chưa thể làm được việc ấy, thì thời điểm này đúng là một cơ hội ngàn vàng để cô ta phục hận. Nhưng tôi đã quyết không để mình rơi vào thế bị động. Tôi đã cấp báo với công đoàn, xin tư vấn của một luật sư chuyên về luật lao động và tự đi khám nhiều bác sĩ để có được những xác nhận y khoa chứng nhận sức khỏe của mình hoàn toàn bình thường.

Tôi không thực sự thấy lo. Tôi có tinh thần, khao khát tranh đấu và tìm lại chỗ đứng nghề nghiệp của mình. Dĩ nhiên, hiện tượng mất trí nhớ ngắn ngủi và đột ngột này là có thật, và nó xảy ra với tôi như với tất cả mọi người khi có những lần đãng trí, nhưng tôi đổ riệt cho cơn trầm cảm, cho cơn mệt mỏi và lao lực, cho không khí nóng bức...

Vả lại, đó chính là những gì các bác sĩ đã nói khi tôi tới khám. Ngoại trừ một người trong số họ, người đã đề cập đến nguy cơ mắc một chứng bệnh thần kinh và yêu cầu tôi chụp scan.

Thà tấn công còn hơn phòng thủ, tôi đã quyết định ra tay trước và đi khám riêng với một bác sĩ uy tín trong ngành. Tôi đã nhờ cậy Clouseau, ông đã chỉ định tôi thực hiện một loạt các kiểm tra và phân tích. Tuần vừa rồi, tôi đã chôn chân trọn một ngày trời trong cái bệnh viện chết tiệt này, chịu đựng một ca chọc hút vùng thắt lưng, tiến hành chụp cộng hưởng từ, chụp xạ hình cắt lớp, xét nghiệm công thức máu và các bài trắc nghiệm trí nhớ. Clouseau đã hẹn tôi hôm nay tới nhận kết quả.

Tôi tự tin. Và kiên nhẫn chờ tới lúc được trở về với công việc. Tối nay, thậm chí tôi đã dự định sẽ ra ngoài ăn mừng vụ đó cùng ba cô bạn thời đại học: Karine, Malika và Samia. Chúng tôi sẽ đi uống cocktail trên đại lộ Champs- Élysées và...

- Giáo sư sẽ tiếp chị.

Cô thư ký dẫn tôi vào một phòng làm việc nhô cao trên sông Seine. Đằng sau bàn làm việc - một món đồ gỗ kỳ cục được tạo nên từ một chiếc cánh máy bay nhẵn thín và sáng lấp lánh như một tấm gương Evariste Clouseau đang gõ trên bàn phím laptop. Thoạt nhìn, ông chẳng ra dáng chuyên gia thần kinh chút nào: tóc tai bù xù, nước da mai mái, gương mặt bơ phờ, râu ria không ngay hàng thẳng lối. Nhìn ông, người ta cứ tưởng ông đã chơi bài poker cả đêm và nốc hàng ly Single Malt. Bên dưới áo blu của ông lộ ra chiếc sơ mi ca rô cài khuy xộc xệch và một chiếc áo len màu đỏ thẫm với các mũi đan không đều nhau có vẻ như được một người bà đan cho trong lúc say bí tỉ.

Bất chấp vẻ bề ngoài cẩu thả như vậy, Clouseau vẫn khiến người ta tin tưởng và danh tiếng của ông đã nói thay cho ông: những năm gần đây, ông tham gia xây dựng những tiêu chuẩn mới nhằm chẩn đoán bệnh Alzheimer và Viện Não quốc gia mà ông quản lý, là một trong những cơ quan đi đầu trong nghiên cứu và điều trị các bệnh nhân mắc chứng này. Khi các phương tiện truyền thông nhắc đến chứng bệnh Alzheimer trong một phóng sự hoặc một bản tin, họ thường tìm đến phỏng vấn ông đầu tiên.

- Chào cô Schäfer, cô ngồi xuống đi.

Trong vài phút, mặt trời đã lặn hẳn. Bóng tối lờ mờ vây bọc căn phòng. Clouseau gỡ cặp kính đồi mồi rồi liếc nhìn tôi với ánh mắt của loài cú trước khi bật một ngọn đèn bàn cũ kỹ bằng đồng thau và thủy tính màu trắng sữa. Ông ấn một nút trên bàn phím laptop, kết nối với một màn hình phẳng treo trên tường. Tôi đoán chính những kết quả kiểm tra sức khỏe của mình đang xuất hiện trên tấm bảng dạ quang.

- Tôi sẽ nói thật với cô, Alice ạ, kết quả phân tích chỉ dấu sinh học của cô rất đáng lo ngại.

Tôi lặng thinh. Ông đứng dậy và giải thích:

- Đây là ảnh thu được sau khi chụp cộng hưởng từ não cô. Cụ thể hơn thì đây là những hình ảnh về phần não thuộc thùy thái dương, một vùng đóng vai trò chủ chốt trong trí nhớ và định vị không gian.

Ông dùng bút điện tử khoanh một vùng trên màn hình.

- Phần này đang bị teo nhẹ. Ở tuổi cô, chuyện này hơi khác thường.

Vị bác sĩ chuyên khoa thần kinh để tôi tiếp nhận thông tin đó trước khi cho hiển thị một bức ảnh khác.

- Tuần trước, cô đã trải qua buổi kiểm tra thứ hai: chụp xạ hình. Chúng tôi đã tiêm vào cơ thể cô một thiết bị vạch dấu kèm một nguyên tử phóng xạ có khả năng tự cố định trên não cô cũng như làm rõ những khả năng suy giảm chuyển hóa glucide.

Tôi không hiểu được lấy một từ nào. Ông tỏ ra có khả năng sư phạm hơn.

- Tức là chụp xạ hình cắt lớp cho phép hiển thị hoạt động của nhiều vùng não bộ khác nhau và...

Tôi cắt ngang lời ông:

- Được rồi, kết quả là gì?

Ông thở dài.

- Người ta có thể nhận thấy rõ một hiện tượng chớm tổn thương trong một vài vùng não bộ.

Ông tiến lại gần màn hình lớn rồi dùng bút chỉ vào một đoạn hình ảnh y khoa.

- Cô thấy những vệt đỏ này không? Chúng biểu hiện những mảng amyloïde hình thành giữa các nơ ron thần kinh của cô.

- Những mảng amyloïde ư?

- Những lớp đọng protein gây ra một vài chứng bệnh thoái hóa thần kinh.

Những lời đó giáng mạnh vào tâm trí tôi, nhưng tôi không muốn nghe thấy chúng.

Clouseau tiếp tục với một tài liệu khác: một trang đầy những con số.

- Sự tập trung khả nghi của protein amyloỉde được khẳng định bởi kết quả phân tích chất lỏng não tủy trích trong chọc hút vùng thắt lưng. Lần chọc hút cũng cho thấy sự xuất hiện của protein Tau gây bệnh, điều này xác nhận rằng cô đang mắc một dạng Alzheimer sớm.

Sự im lặng chụp lên phòng làm việc. Tôi choáng váng, thủ thế, không thể suy nghĩ nổi.

- Nhưng không thể có chuyện ấy được. Tôi... tôi chỉ mới ba mươi tám tuổi.

- Chuyện này quả thực rất hiếm, nhưng vẫn xảy ra.

- Không, ông nhầm rồi.

Tôi từ chối chẩn đoán này. Tôi biết không có cách điều trị hiệu quả cho căn bệnh này: không có phác đồ đặc trị nào, không có vắc xin.

- Tôi hiểu cảm giác của cô, Alice ạ. Ngay lúc này, tôi khuyên cô không nên phản ứng nóng vội. Hãy dành thời gian suy nghĩ. Không có gì buộc cô phải thay đổi lối sống ngay lúc này...

- Tôi không mắc bệnh!

- Đây là một tin rất khó chấp nhận ạ, Alice, Clouseau tiếp tục nói bằng giọng hết sức dịu dàng. Nhưng cô còn trẻ và chỉ mới chớm mắc bệnh. Những phác đồ điều trị mới hiện đang được thử nghiệm. Cho tới giờ vẫn chưa sẵn có những phương tiện chẩn đoán hiệu quả, chúng ta vẫn luôn xác định được bệnh tật quá muộn. Những chuyện kiểu này đang thay đổi và...

Tôi không muốn nghe thêm nữa. Tôi đứng phắt dậy rồi rời khỏi văn phòng không ngoái đầu lại.

* * *

Đại sảnh. Dãy thang máy dẫn ra sân giữa. Lối đi ngoằn ngoèo bằng bê tông. Bãi đỗ xe. Tiếng động cơ xe gầm rú.

Tôi đã hạ toàn bộ cửa kính xe. Tôi lái xe với mái tóc bay phần phật trong gió, radio trên xe bật to hết cỡ. Tiếng ghi ta của Johnny Winter trong bản Further up on the Road.

Tôi cảm thấy dễ chịu. Hoạt bát. Tôi sẽ không chết. Tôi có cả cuộc đời trước mặt.

Tôi tăng tốc, vượt các xe khác, bấm còi. Kè Grenelle, kè Branly, kè Orsay... Tôi không bệnh tật. Trí nhớ tôi hoàn toàn ổn. Người ta vẫn nói với tôi như thế ở trường, trong suốt quá trình học tập, rồi trong những cuộc điều tra tôi tiến hành. Tôi không quên bất cứ gương mặt nào, tôi ghi nhớ tất cả các chi tiết, tôi có khả năng đọc thuộc lòng hàng chục trang mà nhân viên phụ trách hồ sơ soạn thảo. Tôi nhớ mọi chuyện. Mọi chuyện!

Não tôi sôi sục, ba hoa, hoạt động hết tốc lực. Để tự thuyết phục mình trong chuyện này, tôi bắt đầu đọc ra tất cả những gì lướt qua tâm trí:

Sáu lần bảy bốn hai/ Tám lần chín bảy hai/ Thủ đô của Pakistan là Islamabad/ Thủ đô của Madagascar là Antananarivo/ Stalin mất ngày 5 tháng Ba năm 1953/ Bức tường Berlin được xây dựng trong đêm ngày 12 rạng sáng ngày 13 tháng Tám năm 1961.

Tôi nhớ mọi chuyện.

Loại nước hoa bà tôi thường dùng tên là Đêm Paris, nó có mùi cam bergamote và hoa nhài/ Apollo 11 hạ cánh xuống Mặt trăng ngày 20 tháng Bảy 1969/ Bạn gái của Tom Sawyer tên là Becky Thatcher/ Buổi trưa, tôi đã ăn một suất cá tráp trộn nước xốt cải cay tại quán Dessirier; Seymour gọi một suất "fish and chic"; mỗi người chúng tôi dùng thêm một tách cà phê và hóa đon thanh toán lên tới 79,83 euro.

Tôi nhớ mọi chuyện.

Ngay cả khi không được ghi vào bìa đĩa thì chính Eric Clapton đã chơi ghi ta trong ca khúc When My Guitar Gently Weeps thuộc Album trắng của nhóm Beatles/ Cần phải nói "je vous saurais gré" chứ không phải "je vous serais gré"/ Sáng nay, tôi đã đổ xăng ở trạm BP trên đại lộ Murat; xăng không chì 98 với giá 1,684 euro một lít; tôi đổ đầy bình hết 67 euro/ Trong phim Thần Chết theo chân, Alfred Hitchcock xuất hiện ngay sau phần giới thiệu mở đầu phim; cửa lên xuống của một chiếc xe buýt khép lại sau khi thả ông xuống vỉa hè.

Tôi nhớ mọi chuyện.

Trong các tiểu thuyết của Conan Doyle, Sherlock Holmes không bao giờ nói: "Sơ đẳng, Watson thân mến ạ"/ Mã thẻ thanh toán của tôi là 9728/ Số thẻ thanh toán là 0573 5233 3754 61/ Mật mã là 793/ Bộ phim đầu tay của Stanley Kubrick không phải là Nụ hôn của kẻ sát nhân mà là Sợ hãi và Ham muốn/ Năm 1990, trọng tài bắt trận đấu giữa Benfica và Olympique de Marseille đã công nhận một bàn thắng mắc lỗi chạm tay của Vata tên là Marcel van Langenhove. Bố tôi đã từng khóc vì chuyện đó/ Tiêu ngữ của Paraguay là Le guaraní / Tiêu ngữ của Botswana là Le Pula/ Chiếc mô tô ông tôi thường đi là một chiếc Kawasaki H1 / Năm hai mươi tuổi, bố tôi thường lái một chiếc Renault 8 Gordini màu "Xanh Pháp".

Tôi nhớ mọi chuyện.

Mã cửa tòa nhà nơi tôi sống là 6507B, mã mở thang máy là 1321A/ Thầy dạy nhạc của tôi năm lớp sáu tên là Piguet. Thầy dạy chúng tôi thổi sáo bản Nàng như một áng cầu vồng của nhóm Stones/ Tôi đã mua hai chiếc CD đầu tiên trong đời vào năm 1991, khi đang học năm đầu trung học: Gió trên thảo nguyên của Noir Désir và Khúc ứng tác của Schubert của hãng Deutsche Grammophon do Krystian Zimerman trình diễn/ Tôi đạt điểm 16/20 môn Triết trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học. Chủ đề bài luận là "Phải chăng đam mê luôn là chướng ngại vật cho nhận thức về bản thân?"/ Bấy giờ tôi đang học lớp 12. Thứ Năm, chúng tôi có tiết kéo dài ba tiếng ở phòng 207; tôi ngồi ở hàng thứ tư cạnh Stéphane Muratore và đến cuối ngày, anh chàng đưa tôi về nhà trên chiếc scooter Peugeot ST khó nhọc leo dốc.

Tôi nhớ mọi chuyện.

Người đẹp của Đức vua dày 1.109 trang của nhà xuất bản Folio/ Chính Zbigniew Preisner đã sáng tác nhạc cho Cuộc sống hai mặt của Véronique/ Ngày còn sinh viên, số phòng ký túc của tôi là 308/ Thứ Ba, ở căng tin trường đại học, là ngày có món mì lasagne/ Trong phim Cô gái nhà bên, nhân vật do Fanny Ardant thủ vai tên là Mathilde Bauchard/ Tôi còn nhớ những cơn rùng mình khi nghe đi nghe lại trên chiếc iPod đầu tiên ca khúc That's My People, trong đó NTM thu một khúc dạo đầu của Chopin / Tôi còn nhớ mình ở đâu vào ngày 11 tháng Chín năm 2001: trong một phòng khách sạn, đang nghỉ tại Madrid, với một người tình hơn tuổi. Một cảnh sát trưởng đã có gia đình trông giống bố tôi. Hai tòa tháp đôi sụp đổ trong không khí xanh lục đó/ Tôi còn nhớ quãng thời gian khó khăn đó, nhớ những gã đàn ông độc hại mà tôi căm ghét đó. Trước khi tôi hiểu rằng cần phải tự yêu lấy bản thân mình đôi chút rồi mới có thể yêu thương những người khác...

* * *

Tôi tiến vào cầu Invalides, tới đại lộ Franklin-Roosevelt rồi lái vào đoạn đường dốc xuôi xuống bãi đỗ xe ngầm. Tôi đi bộ tới chỗ hẹn với đám bạn gái, tận Motor Village trên Rond-point des Champs-Élysées.

- Hello, Alice!

Mấy cô nàng đang ngồi trên sân hiên của quán cà phê Fiat và nhấm nháp stuzzichini. Tôi ngồi cùng họ và gọi một ly spritz đồng quê rồi uống một hơi cạn sạch. Chúng tôi buôn bán đủ thứ chuyện, cười đùa, tám những chuyện ngồi lê đôi mách mới nhất, những vấn đề với bạn trai, quần áo, công việc. Chúng tôi gọi một chầu Pink Martini rồi cụng ly vì tình bạn của bốn đứa. Rồi chúng tôi đi quậy tưng bừng, chứng tôi thử nhiều bar: Moonlight, Tầng mười bốn, Londonderry. Tôi nhảy nhót, để nhiều gã đàn ông xáp lại gần, đong đưa, động chạm. Tôi không bệnh tật gì. Tôi gợi tình. Tôi sẽ không chết. Tôi sẽ không suy sụp. Tôi không muốn là người đàn bà có trí nhớ đứt đoạn. Tôi sẽ không úa tàn như một bông hoa bị ngắt quá sớm. Tôi uống: Bacardi Mojito, sâm banh tím, Bombay tonic... Tôi sẽ không chết trong cảnh não không còn nguyên vẹn, chửi bới các hộ lý rồi vừa chén mứt quả vừa nhìn xa xăm.

Mọi thứ xoay mòng mòng xung quanh. Tôi đã ngà ngà say, vui vẻ. Say sưa với tự do. Thời gian dần trôi. Giờ đã hơn nửa đêm. Tôi ôm hôn các cô bạn rồi lại đi về phía bãi đỗ xe ngầm. Tầng hầm thứ tư. Đèn mù mờ. Mùi nước tiểu. Gót giày tôi nện trên mặt sàn bê tông. Buồn nôn, khó chịu. Tôi lảo đảo. Trong vài giây, con say của tôi nhuốm màu buồn tủi. Tôi cảm thấy tức thở, phờ phạc. Họng tôi nghẹn đắng và mọi thứ trồi lên bề mặt: hình ảnh não tôi bị những mảng lão suy tấn công, nỗi sợ bị suy sụp. Một bóng đèn tuýp đã quá mệt mỏi đang nhấp nháy và kêu lạo xạo như một chú dế. Tối lấy chùm chìa khóa ra, bấm nút mở cửa tự động rồi gục lên vô lăng. Mắt tôi ầng ậc nước. Một tiếng động... Có ai đó trên ghế sau! Tôi ngẩng phắt dậy. Bóng đen của một khuôn mặt ló ra từ bóng tối.

- Khốn kiếp, Seymour, cậu làm tôi sợ chết khiếp!

- Chào Alice.

- Cậu làm quái gì ở đây thế?

- Tôi đang chờ đến lúc chị còn lại một mình. Tôi đã nhận được cuộc gọi của Clouseau nên thấy lo cho chị.

- Vậy bí mật y khoa nằm ở đâu chứ, mẹ kiếp?

- Ông ấy chẳng cần nói gì với tôi cả: đã ba tháng nay bố chị và tôi đã e ngại thời điểm này rồi.

Tôi bật đèn trần xe để nhìn Seymour kỹ hơn. Cả mắt cậu ấy cũng ầng ậc nước, nhưng cậu ấy đưa ống tay lên gạt nước mắt rồi đằng hắng.

- Quyết định phụ thuộc vào chính chị, Alice ạ, nhưng tôi nghĩ phải hành động thật nhanh. Đó chính là điều chị dạy tôi trong công việc: không bao giờ khất lần đến ngày mai, túm thẳng cặp sừng bò tót và không buông ra nữa. Chính vì điều đó mà chị là cảnh sát giỏi nhất: bởi chị không tiếc sức, bởi chị luôn là người đầu tiên xông ra mặt trận và bởi chị luôn ra đòn trước.

Tôi sịt mũi.

- Không ai muốn ra đòn trước với bệnh Alzheimer.

Tôi nhìn qua kính chiếu hậu và thấy cậu ấy mở một túi giấy nhỏ. Cậu ấy rút từ trong đó ra một vé máy bay và một quyển sách nhỏ bìa được minh họa bằng một tòa nhà cao và rộng được xây bên bờ hồ.

- Chính mẹ tôi đã nhắc với tôi về cơ sở điều trị ở bang Maine này, bệnh viện Sebago Cottage.

- Mẹ cậu tới đó làm gì?

- Như chị biết đấy, mẹ tôi mắc chứng Parkinson. Cách đây mới hai năm, bà vẫn còn run rẩy khủng khiếp, và cuộc sống của bà đúng là địa ngục. Một hôm, bác sĩ riêng của mẹ tôi đề xuất một cách điều trị mới: người ta đã cấy vào não bà hai điện cực nhỏ xíu được nối liền với một hộp kích cấy dưới xương đòn. Hơi giống một máy kích tim.

- Cậu đã kể với tôi từ đầu chí cuối câu chuyện này rồi, Seymour à, và chính cậu đã công nhận rằng các xung điện này không ngăn được bệnh tiến triển.

- Có lẽ vậy, nhưng chúng đã xóa bỏ những triệu chứng khó chịu nhất và lúc này mẹ tôi đã khá hơn nhiều.

- Bệnh Alzheimer chẳng có gì liên quan tới bệnh Parkinson hết.

- Tôi biết, cậu ấy nói rồi đưa tôi cuốn sách khổ nhỏ, nhưng hãy nhìn bệnh viện này mà xem: họ sử dụng phương pháp kích thích não sâu để chiến đấu chống lại những triệu chứng của bệnh Alzheimer. Những kết quả đạt được bước đầu rất đáng khích lệ. Chuyện này không dễ dàng gì, nhưng tôi đã tìm được cho chị một chỗ trong chương trình của họ. Tôi đã thanh toán mọi chi phí, nhưng ngày mai chị phải lên đường. Tôi đã đặt cho chị một vé máy bay tới Boston.

Tôi lắc đầu.

- Giữ lại tiền của cậu đi, Seymour. Toàn bộ chuyện này chẳng ích gì đâu. Tôi sắp chết, chấm hết.

- Chị có cả đêm nay để cân nhắc mà, cậu ấy cố nài. Trong lúc chờ đợi, tôi sẽ đưa chị về nhà. Tình trạng của chị lúc này không nên lái xe.

Quá mệt nên không thể cãi lại Seymour, tôi ngồi sang ghế cạnh lái và nhường lại vô lăng cho cậu ấy.

Đồng hồ chỉ mười hai giờ mười bảy phút đêm khi camera giám sát của bãi đỗ xe ghi lại hình ảnh chúng tôi đi khỏi đó.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro