Chương 2. Ngựa, ngựa, đi ra.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng



Nhưng mà, mùa thu này chị đã trở thành cô dâu, chuyện 2 chị em cùng mở cửa hàng có lẽ không thể trở thành hiện thực. Tôi và chị gái cách nhau 7 tuổi. Ngày xưa chị vừa cõng đứa em là tôi ngủ ngon lành trên vai chị nhưng cũng vừa rất muốn chơi đuổi bắt hay trò Ishikeri (một trò chơi dân gian xưa của Nhật Bản). Nhìn chị Fusae của tiệm đậu hũ vừa cõng em gái Kazue vừa chơi, chị gái tôi rất ghen tỵ. Nhưng vì nguy hiểm và đã phải năn nỉ mẹ mãi mẹ mới cho mượn em gái, nên nhất quyết không dám chơi, chỉ cõng em mà thôi. Chị Fusae bảo là vì mọi người ở nhà quá bận rộn nên mới bị bắt trông em, nhưng chị gái tôi thì nghĩ rằng việc trông nom em gái là bởi vì bố mẹ đã công nhận mình là một người lớn, vì thế chị rất vui và không cảm thấy khó chịu. Khi chị ngủ tôi ngủ trên lưng chị, khi chị chạy nhảy tôi cũng ở trên lưng chị. Khi chơi đồ hàng, chị đặt tôi nằm trên cái chiếu rơm trải dưới gốc cây thông, và cho tôi ăn quả của cây Mizuhikiso. Dần dần, tôi đã bắt chước theo giọng nói của chị, nhớ những câu nói của chị, học cách chị chơi, ở phía sau chị chọc ghẹo, còn học chị trêu chọc con bé chị không ưa.

Thời đó có rất nhiều trò chơi được yêu thích như nhảy dây, nhảy lò cò, tung bóng, chơi dây, xâu hạt. Chị gái như là người bảo hộ mạnh mẽ của tôi, chị tự tạo ra những luật chơi đặc biệt dễ dàng hơn cho một mình tôi. Bất cứ lúc nào, như khi Yoshio của cửa hàng gạo bắt nạt tôi, "người mẹ dũng mãnh" ấy đã quát  Yoshio thật gay gắt và cào vào má nó. Người chị với thái độ dữ dằn, mạnh mẽ khiến tôi quên cả việc khóc. Chị giữ rất nhiều món đồ cất trong ngăn kéo bàn, chị vuốt thẳng những tờ giấy vàng bọc sô cô la sau khi ăn hết rồi gom lại. Ngoài ra chị còn gom những hạt ô mai sau đó đánh sạch chúng bằng kem đánh răng, tôi cũng học theo, rửa tay sau đó đánh bóng những hạt đó rồi giữ như những viên ngọc. Lớn hơn một chút, chị sưu tập những phong thư hay giấy sách có in hình hoa hay hình cô gái. Ngay lập tức, tôi, mặc dù không biết viết chữ nhưng cũng muốn có những thứ đó. Chị gái dạy cho tôi rất nhiều thứ kì quặc. Ví dụ như lấy mu bàn tay lau dãi. Hay nếu như đưa ta lên mũi rồi niệm thần chú " phân chó phân chó" thì mu bàn tay sẽ bốc lên mùi phân chó thật. =)))))

Chị gái tôi còn biết gọi ngựa và bò từ cây thông trong vườn. Chị vừa gõ nhịp vừa hát rồi gõ vào thân cây thông nghe bộp bộp.

"Ngựa ngựa đi ra, bò bò đi ra, khỉ khỉ đi ra."

Chị xòe bàn tay ra hết cỡ rồi siết chặt tay đến mức tay chuyển sang màu đỏ, cứ gõ liên tục nhiều lần vào một vị trí, vỏ cây sẽ tự tách ra khỏi thân.

"Được rồi, được rồi."

Tiếng chị gái reo lên, rồi xoay ngang xoay dọc cái vỏ cây thu được.

"Cái này đã quá, không phải khoác lác, mọi người nhìn này, đây không phải mũi sao?"

Từ mảnh vỏ cây lúc thì biến thành ngựa, lúc là thỏ, có lúc lại là đàn măng đô lin, lúc lại thấy cái còi.

Tôi cũng bắt chước theo, vừa nói " bò bò mau ra, kẻ khoác lác kẻ khoác lác mau ra" vừa gõ lên vỏ cây thông, nhưng cái vỏ mãi chẳng tách ra mà chỉ thấy đau tay thôi.

"Bé Aki, em thử gõ lên chỗ này xem."

Chị gái vừa tìm chỗ vỏ cây dễ tách cho tôi vừa nói, tôi vươn tay ra vừa háo hức gõ, "không biết cái gì sẽ xuất hiện nhỉ?" Cây thông này ông tôi trồng từ 50 năm trước, chiều ngang cũng vừa bằng sải tay của người lớn, tán cây vừa đủ chạm tới cái ao nhỏ trong góc vườn. Tôi thường chơi ở cái xích đu được treo trên cây thông ấy. Vỏ của cây thông này vỡ vụn rồi dính vào tay, hơn nữa còn có thứ gì như nhựa thông dinh dính. Chúng tôi thường tách vỏ thông ra, từ những góc kẽ hở giữa các vỏ cây, chảy ra một dòng nhựa thông lấp lánh như giọt nước mắt. Giọt nhựa ấy dần lớn lên. Chị gái tôi khi thấy vậy liền đưa tay hướng đến kẽ hở nhỏ ấy để hứng lấy giọt nhựa thông. Nhựa thông trong suốt tựa như hồ dán loại cao cấp, khi chạm vào thì có thể kéo dài ra nhẹ nhàng. Chị tôi dùng ngón cái và ngón trỏ kẹp nhựa thông lại, rồi làm như miệng cá vàng đớp đớp, ở giữa hai ngón tay sẽ xuất hiện sợi chỉ màu trắng rất dính. Rồi chị gái tôi còn biết tạo ra tiếng lộc cộc như viên thuốc bỏ vào trong một cái lon nhỏ từ sợi chỉ trắng như mây ấy. Sau đó, sợi chỉ đó biến thành làn khói trắng, lấp đầy những khoảng trống giữa các ngón tay, dính hết cả vào tay. Thật là kì lạ nhưng cũng thật là thú vị. Ở giữa thân cây và vỏ có dòng nhựa thông tỏa sáng lấp lánh, khi dán đồ các ngón tay trở nên đen xì. Tay và quần áo cũng bị lấm bẩn, dính dính, khi chọc vào sợi len trên cổ tay áo cảm thấy thật là khó chịu. Nhưng cảm giác ngón cái và ngón trỏ dính lấy nhau, lôi kéo nhau, xúc cảm không thể nói ra này tôi lại không hề chán ghét mà cảm nhận.

Cả cây Maki xếp thành một hàng với cây thông cũng là một người bạn của tôi. Sau khi thu hoạch lá của cây Maki, tôi cắt 2 bên đi một chút, sau đó uốn nó thành hình vòng cung theo hướng của bầu mắt rồi đeo vào lỗ mũi là thành khuyên mũi. Gương mặt của chị khi đã ép chặt lá cây Maki vào mắt, nhìn giống như tù trưởng của bộ tộc da đỏ Anh điêng vừa đáng sợ vừa lập dị. Trong số những cây Maki, chỉ có một cây vào mùa thu ra quả có hình Daruma (một loại đồ chơi nổi tiếng của Nhật). Phía dưới Daruma (quả của cây Maki) lúc nào cũng có màu xanh dương, chỉ có trên đầu có màu đỏ sau đó dần dần chuyển sang màu tím đậm. Những quả màu tím đậm rất là ngọt và ngon, bọn Yoshinaga hay trèo lên cây, hái quả chỗ cao. Mấy đứa đó rất nghịch ngợm, chúng cho chúng tôi những thứ chúng tôi có, quăng mấy cái dép để phá chúng tôi trong trò đồ hàng, chỉ có lúc cây Maki ra trái thì chúng mới không trêu chọc.

Rồi khi chị gái tôi vào học trường nữ sinh thì chị bắt đầu học tranh sơn dầu, tôi vẫn còn học trường tiểu học, phải tiếp tục sử dụng những dụng cụ vẽ cũ. Việc học sinh tiểu học học tranh sơn dầu thì được coi là một việc quá mức xa xỉ, khiến cho tôi, người luôn bắt chước mọi chuyện chị gái làm, phải đau đầu suy nghĩ có nên bắt chước việc vẽ tranh sơn dầu như là việc bắt chước mài hạt ô mai, sưu tầm đồ dùng học tập hay không.

Khi tôi vừa bắt đầu học tranh sơn dầu cũng là lúc chiến tranh nổ ra. Không khí đang yên bình, bỗng ồn ào tiếng hô " tàu chìm rồi tàu chìm rồi ", tin đồn những chiến hạm của Mỹ - Anh đều bị đánh chìm xuống đáy biển. Nhưng những việc đó chỉ diễn ra trong chốc lát, trải qua nửa năm Nhật Bản mới vừa mở rộng về phía nam đã bị Mỹ phản công cướp lại từng hòn đảo. Đồ ăn hay phương tiện di chuyển đều không được tự do lưu thông, "kẻ địch quá khoe khoang rồi", "chúng không chỉ muốn chiến thắng đâu" những tấm poster như vậy được treo đầy các cửa tiệm, dụng cụ vẽ và bút dầu cũng không còn và cửa tiệm cũng đã đóng cửa. Một cửa hàng quen đã làm cho chúng tôi một khung cây, mẹ tôi đã dùng cái đó để đập vải bông bằng sợi đay, làm thành vải vẽ. Rồi chúng tôi từ những miếng vải xung quanh người, đầu tiên lấy ra để chơi sau đó dùng học vì không có bông nên bỏ Monpe vào tạo nên một mảnh vãi rất mịn gọi là Sufu, rồi đi tới công trường.

Năm Showa 20 (năm 1945) Okinawa rơi vào tay Mỹ, ngày cuộc không kích đáng sợ đó bắt đầu mà không có một tiếng còi báo hiệu, cả Nhật Bản bị nhấn chìm trong lửa đặc biệt là Tokyo và Osaka. Trong lúc đó, tỉnh Hiroshima để ngăn chặn cuộc thả bom bất ngờ, học sinh tiểu học trong thành phố được tập trung lại, rời bố mẹ ở thành phố để trở về vùng nông thôn vào trong các ngôi chùa hay kinh thành để ở và học tập. Em trai tôi lúc đó học lớp 4 vì cơ thể yếu ớt, mẹ tôi không thể để em tham gia đoàn di cư, nên đã để em tham gia Enko cùng mẹ trở về quê. Vì vậy mà chỉ còn tôi và chị ở trong căn nhà vắng lặng thênh thang. Nhà tôi vốn là tiệm cung cấp tảo biển các loại. Thời đó, mua bán giao thương chủ yếu chịu ảnh hưởng phần lớn của quân đội, nên một tháng trước ba tôi đã rời nhà để đưa kobu (một loại tảo) đến tỉnh Karafuto.

Chị gái tôi sinh ra đã là một người lạc quan, cũng đã sẵn sàng cho hôn ước, "Người vợ theo chồng là tốt nhất" chị luôn nói như vậy, nên dù không được phát gạo, không có công việc, cũng vẫn luôn nói  "đừng lo lắng nếu bây giờ đi chắc chắn sẽ ổn thôi". Chị tôi thỉnh thoảng trở về quê nơi mẹ đang sinh sống, hoặc ghé qua thăm họ hàng, tiện thể nhận khoai tây và bí ngô luôn. Vì tôi đang tuổi ăn tuổi lớn nên đồ trợ cấp chẳng thấm vào đâu.

Một ngày nọ, trên đường trở về sau khi mua đồ, chị tôi gặp kẻ móc túi.

Trên tàu đông đúc người, khi không chú ý chiếc ví liền bị mất, tìm mãi vẫn không thấy. Chị mới nói lớn lên "nếu tôi không có ví tiền tôi sẽ phải cõng đống hành lý to đùng này đi bộ tới tận Yokogawa lận, vì vậy làm ơn hãy trả chiếc ví cho tôi với" không ngờ tên móc túi trả lại thật. "Bởi vậy mới nói trên đời vẫn còn người tốt."

Có vẻ chị gái mặc dù gặp tên móc túi nhưng vẫn rất vui vẻ. Tôi kết thúc công việc ở công trường, đứng dậy than đói sau đó vội vã muốn về nhà ăn cơm. Chị gái từ từ đứng lên nói:

"Coi kia, luộm thuộm quá đi, có giống tên ăn mày không? Chà, cũng còn bột mì có nên làm dango (một loại bánh của Nhật) không nhỉ?"

Trong bếp vọng ra tiếng cộc cộc cộc, trên bàn bếp chiếc cối đã bắt đầu quay bên cạnh chị tôi,

"Này nhanh lên, làm cho chị cái này, chị mệt sắp chết rồi."

Nghe chị nói vậy tôi liền muốn gào khóc. Nhưng khi nhìn thấy đôi tay trắng muốt của chị bỏ từng hạt từng hạt lúa mì vào trong cối đá, rồi xoay mạnh cái chày, không hiểu từ lúc nào tôi bị lôi kéo bắt theo nhịp độ các động tác của chị, ngày hôm ấy, giống như những chuyện đã xảy ra ở công trường, tôi bắt đầu thấy hứng thú.

Chị em chúng tôi hiểu rất rõ ưu điểm cũng như nhược điểm hay điều khó khăn của nhau. Chỉ cần nghe tiếng là có thể hiểu rõ suy nghĩ của nhau, tôi cũng có thể cảm nhận được niềm hạnh phúc của chị lúc này. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#chul46