Chương 49

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Sông Hương và Thùy chạy lúp xúp băng qua sân trước, nhảy lên hàng hiên để vào nhà. Bà mẹ Sông Hương đang đứng bán hàng, ngước lên nhìn và ngạc nhiên. Giọng bà quở trách:

- Chi rứa, Sông Hương? Chi mà chạy rứa? Con gái con đứa “chưa đi đã chạy, chưa nói đã cười” là con gái hư.

Sông Hương phớt lờ câu nói của bà mẹ, cô vừa thở hổn hển vừa hỏi:

- Me ơi, thầy mô rồi?

Bà mẹ quơ tay chỉ về phía căn phòng trong:

- Thầy mi đang đọc sách trong nó. Ni, đừng quấy rầy thầy mi.

Mặc kệ lời cấm đoán của bà, Sông Hương kéo Thùy chạy vô trong. Bà mẹ bực tức la lên:

- A, cái con ni hắn khùng rồi. Tui nói hai ba câu mà hắn có nghe lời tui mô? Chừ hắn ăn mặc theo lối Tây. Hắn nhiễm cách sống của Tây rồi.

Thùy vội vàng kéo tay Sông Hương lại, để giải thích cho bà hiểu câu chuyện khẩn cấp đang xảy ra trong rừng. Cô không muốn bà hiểu lầm rằng Sông Hương bị nhiễm cách sống của ba anh em cô:

- Thưa bác, tụi con có việc rất gấp, cần sự giúp đỡ của bác trai. Nếu bác trai không vô rừng can thiệp kịp, sẽ có nhiều người chết oan.

Sông Hương tức tưởi nói:

- Con và Thùy cũng suýt chết rồi đây nì. Hắn bắn mấy phát tên sau lưng tụi con, may mà tụi con
tránh được.

Hai người khách đang đứng mua hàng, nghe vậy xúm lại hỏi tới tấp:

- Sao? Chuyện gì đó? Ai giết ai đó? Mấy người chết? Ở đâu?

Thế là Thùy phải kể lại câu chuyện, còn Sông Hương chạy tọt vô trong đi tìm ông cha. Vài phút sau, cha Sông Hương hốt hoảng đi ra ngoài, cũng vừa lúc Thùy tạm kể xong câu chuyện gay cấn.

Không nói không rằng, ông với tay lấy cái mũ nỉ đội lên đầu, đi thẳng ra cửa. Sông Hương và Thùy đi theo. Bà mẹ Sông Hương vội vàng réo to:

- Sông Hương! Mi ở nhà, không được đi theo thầy mi. Nguy hiểm lắm.

Ông cha Sông Hương quay lại, giọng bực bội:

- Đàn bà không biết chi thì đừng nói. Bạn bè hắn đang gặp nguy hiểm trong rừng, hắn không đi
cứu thì ai đi cứu? Chừ mấy cha con tui đi tới nhà ông Tú Quyền trước, rồi tới nhà ông Giảng sau. Có thêm hai ông nớ, hy vọng “cái thằng” sẽ chịu nghe lời.

Rồi ông quay qua nhìn Sông Hương với Thùy:

- Hai đứa mi ăn mặc gọn gàng như rứa là được rồi. Xông xáo vô rừng mà ăn mặc lượt bượt làm chi?

Sông Hương và Thùy nhoẻn miệng cười nhẹ nhõm. Hai cô không dám chạy nữa nhưng cố gắng sãi dài những bước chân để đi theo cho kịp ông.

Mới đi được khoảng mấy trăm thước, hai người lính mã tà từ đâu đó không biết rập rập chạy theo cha Sông Huong. Miệng họ kêu réo chí chóe:

- Ê! Ông Huế! Ông Huế dừng lại!

Ba cha con quay lại nhìn. Hai người lính mã tà, tay vịn chặt nón trên đầu, hấp tấp chạy tới chỗ ba
người đang đứng:

- Ông định đi đâu vậy?

Cha Sông Hương ngạc nhiên:

- Tui đi mô mược (*) kệ tui, mắc chi tới hai anh mà hai anh hỏi?

Một người lính mã tà ngang ngược:

- Nhưng bây giờ tui hỏi thì ông có trả lời không? Hả?

(*)mặc kệ

Cha Sông Hương thủng thẳng nói:

- Chừ hai anh hỏi thì tui sẵn sàng trả lời. Tui đi qua làng bên, tới nhà người bạn tui là ông Tú Quyền để uống rượu nói chuyện choi, Chắc hai anh biết ông Tú rồi hả?

Người lính đó chỉ vào Sông Hương và Thùy:

- Ông đi gặp bạn ông, uống rượu nói chuyện chơi, vậy ông dắt theo hai đứa con gái để làm gì? Tui
nghe làng xóm họ đồn ông đi bắt thằng nghĩa quân, phải không? Ai cho phép ông? Chuyện bắt nghĩa
quân là chuyện của quân đội Pháp. Ông phải về đồn trình báo vói Thiếu ủy Rô-be. Nhanh lên!

Cha Sông Hương vẫn bình tĩnh:

- Bởi rứa tui mới hỏi hai anh có biết ông Tú không? Ông Tú dạy học ở làng bên. Tui dẫn hai đứa
con gái ni qua nhà ông nớ, xin ông thương tình mà dạy cho tụi nó một ít chữ. Sau này, tụi nó có thể làm việc cho Tây thì gia đình tui mới được mát mặt mát mày. Có cần tui vô đồn thưa với Thiếu úy Rô-be rằng, hai anh làm khó dễ tui trong khi tui dẫn con tui đi xin học không?

Người lính mã tà nãy giờ đứng nghe, giờ mới lên tiếng:

- Vậy là không phải ông đi bắt thằng nghĩa quân?

Cha Sông Hương ngạc nhiên, ông xòe hai tay trước mặt:

- Nghĩa quân ở mô mà bắt? Tui làm chi có vũ khí súng ống mà đi bắt nghĩa quân? Hai anh nhìn kỹ
tui đi. Hai tay trơn nì. Lại thêm hai đứa con gái yếu đuối nì. Răng mà đuổi nghĩa quân cho kịp?

Hai tên mã tà đuối lý, cuối cùng đành phải để cho cha Sông Huong và hai cô gái ra đi. Họ đứng nhìn theo mãi cho tới khi chắc chắn rằng ba cha con rẽ chân đi vào ngôi làng của ông Tú Quyền, họ mới chịu quay về đồn.

Mặc kệ hai tên lính mã tà đúng theo dõi từ xa, cha Sông Huong nói:

- Với mấy thằng mã tà nớ, tụi mi đừng tỏ ra sợ sệt mà hắn lấn mình. Một bọn “thượng đội hạ đạp” như nhau. Trước mặt quan lớn thì hắn khúm na khúm núm như một con sên. Trước mặt mình thì hắn quát tháo nạt nộ như một con ngoáo ộp. Mấy thằng nớ hèn hạ lắm.

Làng của ông Tú Quyền được trồng nhiều tre hơn, mang hình ảnh của một ngôi làng Bắc bộ nhiều hơn. Theo lời cha Sông Hương, dân trong làng này hầu hết là người Bắc di cư. Họ tập trung nhau lại một chỗ và tạo thành làng. Thùy nghĩ bụng, hèn gì mà ông Tú Quyền nói tiếng Bắc, trong khi cha Sông Hương nói tiếng Huế. Sục nhớ tới ông Giảng, Thùy bèn hỏi:

- Thưa bác, còn ông Giảng người gì? Người Bắc hay người Huế? Và vì sao ba ông kết bạn tâm giao
với nhau?

Cha Sông Hương im lặng suy nghĩ một lát như hồi tưởng chuyện cũ, rồi ông mới trả lời bằng một giọng chậm rãi:

- Ông Tú Quyền với tui là đồng môn với nhau, Hồi xưa bọn tui học chung trường, chung lớp, chung thầy. Thi hỏng, ông Tú Quyền về quê rồi sau đó ông
theo cả làng di cư vô trong ni. Năm ngoái gia đình tui rời bỏ kinh thành, nghe đồn vùng đất ni làm ăn tốt, nên bồng bế nhau tới đây mà dựng lên một ngôi nhà. Đất lành thì chim đậu, chớ răng nữa? Ông Giảng là người gốc gác vùng ni, là một sĩ phu có khí tiết lắm. Ông chủ trương không thân Tây, nhưng đấu tranh phải ôn hòa và không bạo động. Thấy ông
chung chí hướng, bọn tui tìm tới hỏi thăm. Ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên, bọn tui cảm thấy tâm đầu ý hợp quá, nên kết bạn tâm giao với nhau luôn.

Cha Sông Hương im bặt. Ông không muốn kế tiếp nữa. Trong đầu ông vẫn còn tư tưởng phong
kiến: “Con gái con đứa, hắn biết chi mà nói cho hắn nghe?”. Thùy cũng hiểu vậy nên cô không chấp.

Chấp làm gì cái ông già cổ hủ, tính ra là một trăm năm mươi tuổi so với tuổi mình?

Ba người rẽ vào con đường mòn nhỏ rứt, dẫn tới một ngôi nhà tranh vách đất nhưng tương đối khá rộng rãi và khang trang. Một con chó phèn từ trong nhà xổ ra. Nó nhảy lên định sủa, nhưng thấy người quen nên cụp đuôi xuống, miệng rít rít khe khẽ, bốn chân chạy tới chạy lui ra vẻ mừng rỡ lắm.

Cha Sông Hương vuốt ve đầu con chó, đi thẳng vào nhà trong, miệng chào to:

- Anh Tú có nhà không hỉ?

Một phụ nữ áng chừng ngoài bốn mươi vén tấm màn che nơi phòng trong, đi ra. Bà đon đả với cha Sông Hương:

- Chào anh Trầm. Anh mạnh giỏi chứ? Giời ôi, lâu quá không thấy anh ghé nhà chơi. Anh uống bát
nước vối cho đỡ khát nhé?

Cha Sông Hương vội vàng từ chối:

- Cảm ơn chị, tui không khát mô. Anh Tú có nhà không chị? Tui muốn gặp anh Tú có chuyện khẩn cấp lắm.

Bà vợ ông Tú Quyền chắc lưỡi:

- Giời ôi, tiếc cho anh quá. Cả buổi sáng anh ấy vẫn ở nhà chứ có đi đầu đầu. Chỉ vừa mới dời chân ra khỏi nhà cách đây một khắc thôi. Nghe nói đi xem đất xem đai cho ông nào đấy, tôi chả biết nữa.

Cha Sông Hương mừng rỡ:

- Rứa thì tui biết rồi. Thôi để tui đi cho được việc. Cảm ơn chị Tú hỉ.

Sông Hương và Thùy khoanh tay cúi đầu chào rồi theo cha ra ngoài. Bà vợ ông Tú Quyền cũng đi theo để giữ con chó. Giọng bà cứ thánh thót như chim:

- Hai cô con gái nhớn của anh đó hả anh Trầm? Xinh quá. Cô nào cô nấy ăn vận tân thời quá. Đã mối mai cho cô nào chưa đấy?

Cha Sông Hương cười khẽ nhưng không ngoái đầu nhìn lại bà ta:

- Mối mai chi chị ơi. Tụi nớ hắn còn nhỏ xíu.

Ra khỏi nhà ông Tú Quyền, ba người rảo bước còn nhanh hơn lúc nãy. Ông Trầm lầm bầm có vẻ
bực bội:

- Cứu người gấp như cứu hỏa, rứa mà mấy cái ông ni hở chưn ra là đi, hở chưn ra là đi. Tìm ông mô cũng khó như tìm thiên lôi. E tìm thiên lôi còn dễ hơn.

Họ vượt qua sáu ngôi nhà rồi rẽ vào ngôi nhà thứ bảy. Cũng nhà tranh vách đất thôi, nhưng bên
hông nhà là một khoảnh đất trồng chừng vài chục cây cau. Gió thổi nhè nhẹ, những tàu lá cau phất phơi xào xạc sao mà họp với khung cảnh nhà tranh vách đất quá. Thành ra, theo Thùy, chỉ có nhà này là đẹp hơn cả.

Mới bước chân vô tới đầu nhà, ba người đã nghe tiếng nói cười ha hả. Ông Trầm mừng rỡ nhìn hai cô gái:

- Khỏe cho bọn mình rồi. Thầy nghe có tiếng ông Giảng ở trong nớ luôn. Rứa là chui vô một hang
mà gặp được hai con cọp.

Vừa thấy mặt ông Trầm từ xa, ông Tú Quyền đã cất giọng sang sảng:

- Ai thế nhỉ? Mặt trời nào chói sáng thế nhỉ? Anh Phiến này, rồng mà đến nhà tôm thì đại cát cho anh rồi! Vào đây chơi anh Trầm ơi! Tụi này đang bàn tới phong thủy giùm cho anh Phiến, chủ nhà đây. Có thêm ý kiến của anh nữa là nhất rồi!

Cha Sông Hương chắp tay xá xá hết thảy mọi người đang ngồi quanh bàn rượu. Họ “nhậu” theo
phong cách thời xưa, mỗi người cầm một chung rượu nhỏ xíu, y hệt chung nước lã đặt ở bàn thờ ông địa. Ông Giảng đứng dậy:

- Dzô đây ngồi làm một chung rượu cho ấm bụng đi anh Trầm.

Cha Sông Hương lại chắp tay xá xá lần nữa rồi nói:

- Vô phép các anh, nhưng cho tui gặp riêng anh Tú và anh Giảng một xí. Tui có chuyện khẩn cấp cần tới hai anh ni.

Rồi cha Sông Hương lui ra ngoài, đúng đợi. Hiểu ý bạn, ông Tú Quyền và ông Giảng nhanh chóng rời bàn rượu.

Ông Trầm chỉ vắn tắt hỏi hai người bạn một câu:

- Hai anh có nghe nói tới bóng ma rừng không?

- Có. Hắn chỉ là một thằng nghĩa quân, dưới trướng ông Báo Điền...

Ông Giảng gật gù cắt lời:

- Tui biết ông Báo Điền. Ổng trúng đạn cối của Tây, vết thương nặng lắm.

Ông Trầm chỉ vào Thùy, kể tiếp:

- Sáng ni hắn bắt được một mụ đàn bà, là dì của con cháu ni. Hắn giám mụ ta trong cái chòi lá rách trên bãi đầm lầy.

Tới phiên ông Tú Quyền cắt ngang:

- Vậy à? Hắn trốn trong cái chòi lá rách đấy à? Vậy mà chả ai biết cả!

Ông Trầm bình thản kể tiếp:

- Hai thằng anh trai của con cháu ni đi tìm dì hắn. Tụi hắn phát hiện ra cái chòi lá rách trên bãi đầm lầy. Tụi hắn van xin thằng nghĩa quân thả dì mình ra, nhưng thằng nớ một mục biểu mụ ta là do thám của Tây, nên dứt khoát không thả. Thằng nghĩa quân bắn năm sáu mũi tên ác lắm, suýt trúng hai thằng nhỏ, suýt trúng luôn hai đứa con gái ni.

Nì, bọn mình phải tôi nhanh để thuyết phục hắn buông vũ khí. Không thể để hắn giết hại bừa bãi đàn bà và trẻ con như rứa được.

Ông Giảng chau mày:

- Nghĩa quân có nhiều thằng tuyệt vọng quá mà làm liều. Chắc thằng này đang rơi vào trường hợp đó. Thấy ai cũng tưởng là một thám, là Việt gian. Vậy tụi mình đi tới gặp nó liền đi. Ba ông già quay trở vô, chắp tay xá xá cả bàn rượu. Ông Giảng thay mặt nói:

- Mấy ông anh thứ lỗi cho tụi này nghen. Tụi này có chuyện gấp phải đi. Chuyện sống chết đó. Tụi

này hẹn mấy ông anh khi khác.

Những người ngồi noi bàn rượu nhao nhao lên, chẳng ai biết ai muốn nói cái gì. Ông Trầm, ông
Giảng, ông Tú Quyền quay đầu đi thẳng. Vốn là thổ địa ở đây, ông Giảng vừa đi vừa quơ tay nói:

- Tụi mình đi đường tắt vô cùng cho gần. Đám con gái chịu nổi gai góc không?

Thùy mạnh dạn nói:

- Để cứu được dì con và hai anh trai của con, con chấp nhận mọi hy sinh.

Ông Tú Quyền la lên:

- Hay lắm! Hay lắm! Nữ nhi mà có chí khi lắm! Này, hình như tôi gặp con bé này rồi hay sao đấy, phải không anh Trầm?

Cha Sông Hương gật đầu:

- Con gái tui với ba anh em hắn từng theo bọn mình vô rừng hái hổ phách.

Ông Tú Quyền vui vẻ:

- A, tôi nhớ rồi. Hai thằng anh của nó rất bảnh trai. Chọn một thằng làm rể được rồi, anh Trầm oi.

Dám đi vô rừng cứu dì nó là dũng cảm lắm.

Ông Trầm cũng đùa giỡn theo hai ông bạn già:

- Thằng mô cũng được. Hắn ưng thằng mô, tui gả cho thằng nớ.

Thùy liếc qua Sông Hương. Mặt cô gái ủng hồng lên. Thùy nghĩ thầm trong bụng: “Sao, chị chấm anh nào? Anh Phan hay anh Châu?”. Nhưng rồi cô lại thấy tội nghiệp cho cô gái. Biết đâu cha Sông Hương nói đùa mà thiệt.

Thời phong kiến, con gái mười lăm mười sáu có chồng được rồi.

Lấy anh từ thuở mười ba,

Đến nay mười tám thiếp đà năm con.

Ra đường thiếp hãy còn son,

Về nhà thiếp đã năm con cùng chồng...

Hè sang năm, khi Phan quay trở lại thăm, biết đâu Sông Hương đã tay bằng tay bế? Ờ, biết đâu

đó...

Mải suy nghĩ, Thùy không tin là nhóm người đã băng hết con đường tắt, vào thẳng tới trong rừng bằng lối khác, hoàn toàn xa lạ đối với Thùy. Họ chỉ cần lội qua con suối, đi thêm bảy tám trăm thước nữa là tới vùng chiến sự nóng bỏng. Giờ này hổng biết anh Phan và anh Châu đang làm gì? Chắc hai anh sốt ruột lắm.

Hai anh ơi, nhóm cứu viện tới rồi nè...

Có tiếng Phan và Châu từ trên cây gọi xuống:

- Các bác ơi! Sông Hương ơi! Thùy ơi!

Hai cậu trai mừng rỡ tuột xuống đất khi thấy quân cứu viện tới.

Nãy giờ họ trèo trên cây để quan sát bóng ma rừng cho tiện. Nếu anh ta tới gần, họ sẽ trèo lên: cành cao hơn. Họ cũng nắm thóp là anh ta quá kiệt sức vì đói, khó lòng mà leo lên cây bắt họ cho nổi.

Phan nói với ba ông già:

- Anh ta điên rồi các bác ơi! Cứ xách cung tên chạy ra chạy vô năm lần bảy lượt. Miệng la hét đòi bắn chết hết bọn do thám. May là anh ta không đụng tới dì Ngọc của tụi con.

Châu lên tiếng:

- Đụng tới sao nổi. Dì Ngọc chỉ đẩy một cái là anh ta té nhào xuống đầm lầy.

Ông Giảng chép miệng:

- Tội nghiệp. Nó hóa cuồng rồi. Đâu, mấy cháu dẫn tui tới chỗ nó coi. Hy vọng là nó còn nhận ra tui.

Nhóm bảy người dân thành hàng ngang đi về phía bãi đầm lầy. Họ thấy bóng ma rừng ngồi chồm
hổm ủ rũ nơi đầu cây cầu khỉ. Anh ta gục mặt xuống đầu gối, dáng vóc tiều tụy xơ xác. Mọi người chậm rãi tiến tới thêm vài bước rồi tự động dừng lại khi cách anh ta khoảng mười thuộc. Anh ta không hay biết gì cả.

Ông Giảng đằng hắng rồi nói lớn bằng giọng sang sảng:

- Quân của Báo Điền phải không? Đứa nào đó?

Bóng ma rừng giật mình, anh ta ngẩng mặt lên và giương cung ra. Ông Giảng giơ tay lên, nói còn to hơn lúc nãy nữa, giọng ông rền vàng:

- À, thằng Quyết Thắng. Mày có nhận ra tao không? Hai Giảng đây. Ông Hai Giảng đây. Bạn cũ
của ông Báo Điền đây. Quyết Thắng, nhớ lại đi, con.

Ông Hai Giảng đây mà. Cái lẫn tao tới trại chơi với chủ mày, trong bữa cơm tối, mày đứng bên cạnh và rót rượu cho tao. Nhớ không con? Rồi gì nữa? Trời mưa rả rích, tao biểu tụi mày xúm dzô trong nhà trong, tạo đọc thơ Lục Vân Tiên cho tụi mày nghe.

Quán rằng: Ghét việc tầm phào

Ghét cay ghét đắng, ghét vào tận tâm

Ghét đòi Kiệt, Trụ mê dâm

Để dẫn đến nỗi sa hầm sấy hang

Ghét đòi U, Lệ đa đoan

Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần

Ghét đòi Ngũ, Bá phân vân

Chuộng bể dối trá làm dân nhọc nhằn

Ghét đời Thúc, Quý phân bằng

Sóm đầu tối đánh, lằng nhằng rối dân.

Quyết Thắng, mà còn nhớ ông Hai Giảng này không con?

Bóng ma rừng bàng hoàng, anh thả cây cung rớt xuống đất, hai tay giơ ra và lảo đảo đi tới.

Ông Giảng lật đật bước nhanh lại.

Bóng ma rừng òa ra khóc:

- Ông Hai ơi, ông Báo Điền bị thương nặng lắm, nghĩa quan tan nát hết rồi.

Hai người đàn ông ôm chặt nhau.

Người nghĩa quân khóc nức nở, toàn thân anh ta run bần bật trong vòng tay siết chặt của ông
Giảng. Anh ta gục đầu lên vai ông già, khóc hu hu như một đứa trẻ thơ. Ông Giảng lầm rầm vỗ về:

- Được rồi. Có ông Hai đây rồi, không còn gì

phải lo nữa. Có ông Hai đây.

Thùy cúi mặt, mắt cô chớp chớp nhanh để hai giọt nước mắt rớt xuống đất.

Cô kín đáo liếc sang Sông Hương. Cô gái đang kéo ống tay áo thun chùi nước mắt tỉnh bơ. Lại còn sụt sịt thiệt to nữa chứ. Thế là Thùy cũng bật ra òa khóc theo...



Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro