Chương 53

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cơm chiều đã xong, Sông Hương cũng đã có mặt. Cô thật nhã nhặn trong bộ áo thun, quần jeans và mái tóc đuôi ngựa cột túm lên gần đỉnh đầu. Cô chẳng khác nào một người đẹp châu Á của đầu thế kỷ hăm mốt. Xinh xắn và “mốt”, nhưng vẫn có nét thùy mị của một thiếu nữ phương Đông.

Hai chiếc xe đạp còn dựng nơi hàng hiên. Bốn bạn trẻ vẫn còn loay hoay nơi phòng khách chung.

Chợt có tiếng người lao xao bên ngoài, rồi Kim Chi và cha mẹ cô bước vào. Cha Kim Chi là phó phòng ban nào đó của Công ty cao su Phước Hòa. Ông có dáng vẻ trầm tĩnh của một người công chức “sớm vác ô đi, tối vác ô về”. Mái tóc hoa râm, vầng trán có nhiều nếp nhăn, mắt có túi và một cái nọng mỡ rung rinh bên dưới cằm.

Cha Kim Chi gõ nhè nhẹ vào quầy tiếp tân, giọng ông vang to:

- Cho tui gặp ông chủ nhà một chút đi.

Bốn bạn trẻ nhìn ra và Thùy có vẻ ngạc nhiên khi thấy Kim Chi đang đứng sau lưng cha con nhỏ.

Mặt Kim Chi quạu cũng như có ai dán lên đó một lớp giấy bồi, Ông Đặng lật đật bước tới gần:

- Chào ông. Tui là chủ nhà đây. Ông cần gì phải không?

Cha Kim Chi nói năng rất lịch sự:

- Chào ông. Tui là cha cháu Kim Chi, bạn của con gái ông.

Ông Đặng nhã nhặn gật đầu:

- Dạ, đúng rồi. Hai đứa nó chơi thân với nhau từ nhỏ. Nhưng có chuyện gì không ông?

Mọi người đúng nghệch mặt ra lắng nghe câu chuyện. Không ai hiều mục đích của cuộc viếng thăm này. Chỉ có Thùy là linh cảm tới một điều không hay sắp xảy ra.

Đúng vậy. Cha Kim Chi từ tốn nói:

- Hồi chiều, Kim Chi có ghé qua đây chơi với con gái ông. Nó cầm theo cái máy bấm xếp gạch. Nó chơi lắc bầu cua với con gái ông và nó thua, bị con gái ông lấy luôn cái máy bấm xếp gạch của nó.

Tất cả đồng loạt quay qua nhìn Thùy. Cô đứng chết trân trước những ánh mắt trách móc của mọi người. Cô sững sờ, không ngờ chuyện chỉ có vậy mà Kim Chi về méc cha mẹ nó, để họ qua đây mắng vốn cô trước mặt gia đình cô.

Cha Kim Chi vẫn đều giọng:

- Tui không biết là ở nhà ông có tổ chức sòng bầu cua, chơi ăn tiền, mà chơi với một số tiền quá lớn. Cái máy bấm xếp gạch đó, tui mua gần cả trăm ngàn đó. Nếu biết thì tui đã không cho nó tới đây chơi đâu.

Mặt ông Đặng đỏ lên và rồi hơi tái xanh đi.

Nghĩa là cơn tức giận của ông đang lên tới cực điểm, nhưng ông cố gắng giữ một giọng nói thật bình tĩnh:

- Thưa ông, gia đình tui làm ăn hoàn toàn chân chính. Vợ chồng tui chỉ biết lấy sức lao động ra để đổi lấy đồng tiền. Tui không hề biết gì về chuyện sòng bầu cua mà ông vừa nói, bởi vì tui không bao giờ tổ chức cờ bạc trong nhà. Tui rất xấu hổ trước sự việc này, tui chân thành xin lỗi ông.

Rồi ông Đặng quay qua Thùy, giọng nghiêm hẳn đi:

- Thùy, con xin lỗi bạn con và đem trả cái máy bấm xếp gạch cho bạn con ngay.

Thùy nhìn thẳng vào mặt Kim Chi, nói xẵng:

- Tại sao con phải xin lỗi nó? Có chơi thì có chịu chớ. Nó thua con thì nó phải chung cho con. Tại sao nó về nhà méc cha mẹ nó?

Bà Phương thảng thốt kêu lên:

- Thùy! Mẹ không ngờ con dám nói năng như vậy trước mặt ba mẹ? Ai cho con tổ chức chơi bầu cua trong nhà mình? Nhà mình là nhà làm ăn, đâu phải là sòng bài?

Thùy cúi mặt xuống:

- Dì Ngọc rủ tụi con chơi bầu cua, chớ con đâu có tổ chức đâu.

Ông Đặng nói gằn từng tiếng một:

- Ba biểu con đem cái máy ra trả cho bạn con ngay! Có nghe không?

Thùy vùng vằng đi mạnh chân vô trong phòng riêng, sau đó cô cầm cái máy bấm xếp gạch đi tới trước mặt Kim Chi, nhét vào tay con nhỏ:

- Nè! Trả nè! Từ rày đừng có qua đây chơi nữa nghen!

Kim Chị giựt cái máy bấm xếp gạch, hứ lên một tiếng:

- Tao mà thèm qua đây? Mày gọi điện cho tao, mày than buồn rồi rủ tao qua chơi, nhớ không hả?

Thùy cũng hứ lên và quay ngoắt đi trở vô phòng riêng. Bà Phương lật đật tới trước mặt cha mẹ Kim

Chi, giọng tha thiết:

- Thưa ông bà, con dại thì cái phải mang. Tui không ngờ con gái tui nó hư đốn như vậy, vợ chồng tui chân thành xin lỗi ông bà và mong ông bà bỏ qua cho. Tui hứa sẽ dạy dỗ nó cẩn thận hơn.

Cha Kim Chi trầm giọng:

- Tui tưởng ông bà tổ chức bài bạc ở nhà thì tui qua đây để góp ý. Nhưng không phải vậy. Chỉ là chuyện của hai đứa con nít mà làm phiền tới bốn

người lớn, tui cũng áy náy quá.

Ông Đặng đan hai tay vào nhau, để trước ngực:

- Vợ chồng tui nên cảm ơn ông bà mới phải. Vì nếu ông bà không nói thì tụi tui hoàn toàn không biết gì cả. Mong ông bà đừng để bụng chuyện này. Tui sẽ “làm việc” với nó ngay.

Ông Đặng bà Phương tiễn khách ra tận ngoài sân trước rồi mới chịu quay vào trong nhà. Mặt ông
hầm hầm. Ông vừa đi tới phòng Thùy vừa quát to:

- Thùy đâu? Ba không ngờ con lại có thói bài bạc ăn tiền với bạn bè! Ba cấm con đụng tới cái món “bác thằng bần” đó! Cấm tiệt! Con nghe chưa?

Thùy uất ức cãi lại:

- Con mà thèm chơi ba cái trò bầu cua tôm cá sao? Tại dì Ngọc cứ bắt tụi con chơi. Con đặt con Cá. Nó đặt con Gà. Sau khi dì Ngọc lắc cà mèn thì có Cá mà không có Gà, nên dì Ngọc lấy cái máy bấm xếp gạch của nó chung cho con. Chớ con đâu có lấy đồ của nó!

Ông Đặng nhìn quanh:

- Bà Ngọc đâu rồi? Bà Ngọc đâu?

Quầy tiếp tân của dì Ngọc vắng tanh. Dì đã lặn mất tăm từ đời nào mà không ai biết. Ông Đặng đấm tay xuống mặt quẩy, giọng hăm he:

- Rồi bả sẽ biết tay tui. Dám rủ rê con gái tui bài bạc, làm danh tiếng tui bị sỉ nhục. Tui không để cho bả yên đâu.

Ông quay sang nhìn Thùy:

- Ba cũng không bỏ qua tội của con. Thái độ hỗn xược của con làm ba rất buồn lòng. Ba phạt con bằng cách không cho con đi chơi với Phan và Châu. Tối nay con phải ở nhà, để suy nghĩ lại cách cư xử của con trước mặt người lớn sao cho phải phép.

Thùy mở to mắt, ngạc nhiên kêu lên:

- Ba! Sinh nhật của anh Châu mà!

Ông Đặng gật đầu:

- Nhưng con không xứng đáng tham dự cuộc vui đó. Con không chứng tỏ là con biết lỗi. Ba muốn nghe lời nhận lỗi thành khẩn của con.

Mặt Thùy đanh lại, cô nói to:

- Con không có lỗi gì hết á!

Ông Đặng bỏ đi:

- Vậy thì con cứ ở nhà và suy nghĩ thêm.

Bà Phương nghiêm khắc nhìn Thùy. Bà không hiểu tại sao hôm nay con gái bà lì lợm và bướng bỉnh như vậy, dám lớn tiếng cãi lại cha mẹ. Bà không nói một lời nào bênh vực Thùy, chỉ đặt tay lên vai Châu và đẩy cậu đi ra cửa:

- Các con đi chơi đi. Chơi thiệt vui nghe. Mẹ chúc mừng sinh nhật của con.

Châu nói nhỏ:

- Dạ. Con cảm ơn mẹ.

Bà Phương cũng đẩy Phan và Sông Hương đi theo Châu ra ngoài cửa. Ba bạn trẻ ngoái đầu nhìn Thùy áy náy, nhưng họ chẳng biết phải làm gì trong tình huống này. Họ lặng lẽ dắt xe đạp đi bộ một đoạn, sau đó Phan nói:

- Châu, cậu chở Sông Hương nghe. Mình đạp xe một mình thôi.

Châu đồng ý ngay:

- Ừ. Sông Hương ngồi lên xe đi. Cấm bạn không được buồn đó, bạn phải nhớ hôm nay là sinh nhật của mình và mình muốn bạn thiệt vui.

Sông Hương trả lời giọng êm ru:

- Nếu tui đừng nghĩ tới Thùy thì tui sẽ vui lắm.

Châu cười cười:

- Vậy thì đừng nghĩ tới nó, được không?

Tiếng bánh xe đạp rào rạo trên lớp đá xanh thay cho câu trả lời của Sông Hương. Châu dồn sức xuống đôi chân, cố guồng những vòng xe nằng nặng. Cậu ta háo hức trước ý nghĩ hãy còn trẻ con: Tối nay cậu ta sẽ là một nhân vật quan trọng và mọi người, mọi ánh mắt sẽ đổ dồn vào cậu ta. Cậu ta sẵn sàng dài cổ chờ đợi suốt ba trăm sáu mươi bốn ngày để có được ngay hôm nay!

Thùy ngồi nơi bàn học, gục mặt khác tấm tức một hồi rồi mới dịu xuống. Nước mắt cô nhỏ loang lỗ xuống mặt bàn. Cô dùng ngón tay trỏ chạm vào giọt nước mắt, và về thành một dấu chấm hỏi. Tại sao? Ừ, tại sao?

Tại sao Thùy dứt khoát muốn lấy cái máy bấm xếp gạch của Kim Chi, mặc cho con nhỏ nói rằng đó chỉ là một trò chơi và khăng khăng đòi lại? Tại sao Thùy nổi nóng trước mặt cha mẹ Kim Chi và nói năng hỗn xượt, cứ như một người nào khác chớ không phải đó là Thùy? Tại sao những lời dụ dỗ của dì Ngọc, cộng với mấy cục xúc xắc bầu cua bằng giấy bồi lại mê hoặc được Thùy?

Phải rồi, đó là nghệ thuật “chiều khách" của dì Ngọc. Dì làm cho người ta ham mê trò bài bạc, làm cho người ta muốn thử vận may rủi của mình. Nếu được hên rồi thì muốn hên hoài. Nếu lỡ bị thua thì muốn gỡ vốn lại.

Chắc chắn dì Ngọc có một âm mưu gì đây. Di định mở một sòng bầu cua phải không? Nhưng mở ở đâu? Loanh quanh ở đây thì không thể nào được, vì công an xã truy quét các tệ nạn xã hội tương đối gắt gao. Chỉ có một nơi an toàn cho dì, một nơi dân trí còn rất thấp để dì có thể móc tiền họ một cách dễ dàng, nơi bên kia chiếc gương thời gian!

Thùy đứng bật dậy. Không. Dì Ngọc không được làm như vậy. Dì không có quyền phá hoại cuộc sống bình yên của những người phu đồn điền nghèo khổ và đáng thương này. Họ phải làm lụng hết sức vất vả mới kiếm ra đồng tiền. Họ không thể tiêu xài phung phí mồ hôi và nước mắt vào cuộc đỏ đen của dì Ngọc được. Phải ngăn chặn dì Ngọc lại!

Thùy nhẹ nhàng mở cửa phòng, nghiêng đầu ra ngoài quan sát. Phòng tiếp tân không có ai cả. Ông
Đặng đang mải mê xem một trận đá banh quốc tế trong phòng khách chung. Còn bà Phương và cô Hằng đang bận rộn trong bếp như thường lệ. Đây là dịp thuận tiện để Thùy chuồn lên gác xép mà không bị phát hiện. Còn chờ gì nữa?

Vài phút sau, Thùy len lén bước xuống cầu thang gỗ nhà Sông Hương và định vòng ra cửa sau để tìm chị Mừng. Không hiểu sao Thùy lại dừng chân, cô đứng nép nơi bức vách ngăn, thò đầu quan sát gian phòng ngoài bán quán tạp hóa. Biết đâu chị Mừng đang quét dọn ở đây thì sao?

Một bóng người lúi húi đằng sau cái bàn, nơi hộp đựng tiền bán hàng của mẹ Sông Hương. Không phải là bà mẹ Sông Huơng, cũng không phải là chị Mừng mà là một người đàn ông. Một người phu đồn điền mặc bộ bà ba đen bạc thếch, đang tìm cách mở nắp hộp để ăn cắp tiền.

Thùy hoảng sợ, đúng chết lặng phía sau bức vách ngăn, miệng ú ớ không ra lời, làm như tiếng nói bị tắc nghẹn ở đâu đó trong cổ họng. Mình phải làm gì đây? Cha mẹ Sông Hương đi đâu mà để nhà cửa trống huếch trống hoắc như vậy? Chị Mừng đi đâu mà người lạ vô nhà ăn trộm không biết? Nhưng vài giây sau, Thùy lấy được bình tĩnh. Cô nghĩ bụng: Anh ta phải sợ mình chớ sao mình lại sợ anh ta? Kẻ trộm nào mà không sợ chủ nhà? Mình cứ mạnh dạn bước ra ngoài kêu cứu đi.

Nghĩ là làm. Thùy bước vài bước ra gian nhà ngoài, miệng la to:

- Ê! Làm gì vậy? Ăn trộm tiền của người ta hả? Bớ người ta, ăn trộm tiền! Chị Mừng ơi, ăn trộm tiền! Chị Mừng ơi!

Người phu đôn điển hoảng hốt quay đầu lại nhìn Thùy. Hai tay anh ta đang bạn một mở tiền xu.

Mặt anh ta tái xanh. Cặp mắt anh ta trắng dã, trợn trừng ngó quanh, tìm đường thoát thân. Anh ta không thể đi vòng qua cái bàn được vì Thùy đang đúng chặn ở ngay đó.

Chi Mừng từ đằng sau chạy ra đằng trước miệng lắp bắp:

- Thùy hả? Chuyện chi rứa em? Ai ăn trộm cái chi?

Thùy vẫn đứng cản đường người phu đồn điền, cô không còn sợ nữa sau khi nghe tiếng nói của chị Mừng:

- Chị Mừng ơi, có kẻ trộm vô nhà mình ăn cắp tiền!

Chị Mừng vừa tới thì người phụ đồn điền cũng vừa đánh liều nhảy ngang qua mặt bàn mà chạy thoát ra ngoài. Chị Mừng thảng thốt kêu to lên:

- Úi ! Có kẻ trộm thiệt mà! Thầy cô ơi! Có kẻ trộm!

Cha mẹ Sông Hương, kẻ trước người sau, hớt hơ hớt hải từ trong phòng đọc sách chạy ra. Trên tay ông cha còn cầm cuốn sách. Trên tay bà mẹ còn cầm cây quạt lá. Chị Mừng chỉ trỏ ra ngoài cửa:

- Thằng kẻ trộm hắn lấy đi một bụm tiền xu!

Con phải chạy theo hắn để đòi tiền lại! Thùy ơi, em đi với chị!

Ông cha Sông Hương cản lại:

- Không được. Con gái con đứa, tay yếu chưa mềm, làm răng mà chạy đi bắt kẻ trộm được? Để tau đi báo cho tụi lính mã tà biết.

Chị Mừng kéo tay Thùy:

- Đợi thầy đi báo cho tụi lính mã tà thì hắn chui mất biệt xuống dưới đất rồi. Thùy ơi, mình chạy nhanh đi, kẻo không kịp!

Chị Mừng và Thùy vừa chạy trờ ra tới ngoài đường đất thì thấy cái bóng đen đen của người phu đồn điền còn thấp thoáng đằng xa. Hai chị em hộc tốc chạy theo. Chị Mừng đi chân không, bàn chân chị nhẹ nhàng giậm xuống đất nên hầu như không gây ra tiếng động. Thùy cũng có chạy bằng đầu ngón chân mà thôi, mũi giày Bitis của cô chỉ chạm khẽ nền đất, hạn chế tối đa âm thanh “bịch bịch” mà cô vẫn thường gây ra mỗi khi chạy trong vườn.

Người phu đồn điền chạy miết tới tận cuối làng rồi khuất dạng đằng sau dãy hàng rào cây lá um tùm. Thùy hơi chậm chân lại. Cô ngờ ngợ nhìn ngôi nhà ẩn sau hàng rào nở đầy bông màu hồng phấn, có tên “sớm nở tối tàn”. Ngôi nhà quen quá. Ánh đèn sáng hắt ra ngoài các khung cửa số tạo nên một khung cảnh quen thuộc. Chẳng phải đây là ngôi nhà mà ba anh em Thùy đã từng ghé vào để thăm dì Ngọc sao? Chẳng phải đây là ngôi nhà của “người chồng trong mộng” của dì Ngọc sao? Phải quá đi chớ. Chính là nó đó.



Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro