Chương 58

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Sáng hôm sau, Sông Hương chui qua chiếc gương thời gian để qua gặp Thùy. Cô gái bắt gặp Thùy đang ngồi nhổ cỏ nơi sân trước. Sông Hương lại gần và đụng nhẹ vào vai Thùy, giọng sôi nổi lên:

 - Chào Thùy. Túi qua, thầy me tui khen ngợi em quá. Thầy me tui nói em là con gái mà rất can đảm. Thầy me tui muốn cảm ơn em nhưng không thấy em mô cả. Thùy sung sướng, hỉnh mũi lên, nhưng cô chỉ nói một cách khiêm tốn: 

- Có gì đâu. Nhưng sao chị biết chuyện mẹ chị bị mất tiền?

Đúng là một câu hỏi lãng xẹt. Sông Hương mỉm cười, cô gái ngồi xuống bên cạnh Thùy, vừa nhổ cỏ phụ Thùy vừa trả lời ngay: 

- Túi qua, đi chơi về là thầy me tui kể lại cho tui nghe liền. Thầy tui nói Thùy ứng xử nhanh nhẹn và dũng cảm hệt như tính cách của một nam nhi. Tui bèn nhắc lại câu mà hồi chiều tui đã nói với thầy, rằng con gái có thể làm được những điều mà con trai làm. Nhưng thầy tui vẫn chưa tin mô... 

Thùy dừng tay nhổ cỏ, ngắt lời: 

- Cha chị không tin nam nữ bình đẳng hả? Ổng nói sao? 

Sông Hương hồn nhiên giơ một nhánh bông mười giờ lên: 

- Ui chao, tui nhổ lầm một cành hoa rồi nì. Nhưng không can chi. Cành hoa ni còn nhỏ lắm, chưa có nụ mô. À, thầy tui nói, lẽ ra Thùy không nên làm như rứa, vì những công việc nguy hiểm chỉ dành cho nam giới, không dành cho nữ giới. Có lẻ vì Thùy quá tiếc tiền giùm thầy me tui mà đánh liều thôi. Chớ nữ giới không bao giờ làm được những điều của nam giới. 

Thủy cười nắc nẻ: 

- Trời ơi, công nhận cha chị cổ lỗ sĩ quá. Vậy cha chị có nhận xét về chị Mừng không? Ở thời em, nhưng diễn viên nhập vai “khá" như chị Mừng thì không có nhiều đâu nghe. Chị ấy diễn y như thiệt. 

Sông Hương cũng cười theo: 

- Có. Thầy tui nói chị Mừng rất giỏi, nhưng chỉ vì tiếc một bụm tiền xu thôi.

Rồi giọng nói cô gái có phần ngập ngừng đi: 

- Thùy nì, túi qua, bọn tui hoàn tòan không cảm thấy vui vì thiếu vắng Thùy. Ai cũng tiếc cho buổi sinh nhật của Châu gặp quá nhiều sự cố. 

Thùy chơm chớp mắt: 

- Em biết. 

Sông Hương nhăn trán như đang cố tìm các từ ngữ để diễn tả ý mình: 

- Có nghe chị Mừng nói, tui mới biết dì Ngọc bày ra trò bầu cua tôm cá gian lận để lấy tiền của phu đồn điền. Tui muốn gặp cha mẹ Thùy để trỉnh bày rằng Thùy và Kim Chi đã bị dì Ngọc lừa đảo, chớ không phải Thùy muốn... 

Thùy đặt tay lên tay Sông Hương, cắt ngang:

 - Em cảm ơn chị, nhưng chuyện cũ bỏ qua đi. Thật ra, lúc đó, tính tham lam trong người em quá mạnh mẽ sau khi nó bị đi Ngọc đánh thức đậy. Nó bắt em phải lấy cho bằng được cái máy của Kim Chị, Nó muốn em phải sở hữu đồ vật của người khác. Thấy Sông Hương tròn mắt ra vì chưa bắt kịp ý nghĩ của mình, Thùy chậm rãi giải thích thêm:

- Trong lúc đứng bên ngoài cửa sổ để theo dõi bên trong, em quan sát rất kỹ nét mặt của từng người phu đồn điển. Sau khi cái tính tham lam ẩn sâu trong người họ bị dì Ngọc đánh thức, họ không còn là những người hiền lành chơn chất nữa, mà trở thành những kẻ sẵn sàng sát phạt nhau, muốn gom đồng xu của người bên cạnh vào đồng xu của mình. Và em cũng vậy. 

Sông Hương nhẹ nhàng nói: 

- Và Thùy cũng muốn cái máy của Kim Chi biến thành cái máy của Thùy? 

Thấy Thùy tư lự gật đầu. Sông Hương thở dài: 

- Trò chơi bầu cua tôm cá của dì Ngọc ghê gớm thật. Rất may là túi qua có mặt chị Mừng và Thùy.

Thùy tươi hơn một chút. Cô có vẻ kể công: 

- Đúng dzậy. Chỉ cần quan sát một chút là em thấy dì Ngọc gian lận ngay. Nếu bả muốn ra con cua thi bả dán ba bốn con cua vô cục xúc xắc. Nếu bả muốn ra con cá thì bả dán bốn năm con cá vô cục xúc xắc. Em liền chơi trò “dĩ độc trị độc” ngay. Thế là chị Mừng lấy lại hai vốc tiền xu nặng túi một cách ngon ơ. Có vậy dì Ngọc mới chịu từ bỏ trò gian lận xấu xa đó. 

Sông Hương khẽ gật đầu: 

- Ờ, xấu xa lắm. 

Hai cô gái chuyện trò tới đây thì Phan và Châu đi ra. Thùy nhìn chằm chằm vào mặt hai anh trai: 

- Bộ anh Phan với anh Châu định rủ chị Sông Hương đi đâu hả? Bật mí cho em biết với, được không? 

Châu cười cười: 

- Tụi anh đâu có rủ Sông Hương đi đâu. Tại tối qua Sông Hương nói công chúa và công nương trong triều nhà Nguyễn rất sung sướng. Khi họ lấy chồng, đám cưới của họ rình rang lắm. Công nương đãi tiệc bốn ngày ba đêm. Công chúa đãi tiệc bảy ngảy sáu đêm. Anh nhớ ra sáng nay nhà ông Thìn rước dâu, anh bèn rủ Sông Hương đi coi một cái đám cưới thời nay cho biết. 

Cặp mắt Thùy sáng rực, cô la lên: 

- Vậy em đi nữa. Nhà ông Thìn ngoài đường lộ cái đó. Đi bộ vài phút là ra tới nơi ngay. Em nghe con Mai Phương nói họ chọn giờ tốt nên đi rước dâu rất sớm. Chắc sắp về tới rồi. 

Thế là bốn bạn trẻ sánh vai nhau, theo con đường rải đá đi ra ngoài cổng. Phan và Châu có cách đi giống hệt nhau, hai cậu cho tay vào túi quần jeans, vừa đi vừa dùng mũi giày đá hất những hòn đá nhỏ.Hai cậu tự động nhường cho Sông Hương và Thùy đi giữa, coi như bổn phận của mình là phải bảo bọc hai “người đẹp”.

Tiếng nhạc nước ngoài bắt đầu vọng tới tai bốn người bạn trẻ. Thùy hất cằm ra phía ngoài đường lộ.

- Đó. Đám cưới đó. Chỉ cần nghe tiếng nhạc là em biết ngay. 

Phan bắt bẻ cô em gái: 

- Tại sao không là một quán cà phê nào đó, mà phải là một đám cưới? 

Thùy cười cười giải thích: 

- Bởi vậy mới biết anh không phải là người gốc ở đây. Quán cà phê tuy vặn âm thanh rất lớn, nhưng không hề lan xa tới tận chỗ này. Còn đám cưới? Họ cũng vặn nhạc lớn nhưng họ nối luôn sợi dây vào loa phóng thanh, phát ra khắp bốn phương tám hướng. 

Chỉ có đám cưới mới dùng bốn cái loa phóng thanh lận. 

Phan trợn mắt:

 - Bốn loa phóng thanh? Dữ nghen! Ở thành phố, xe hơi quảng cáo mì ăn liền chỉ dùng một loa thôi, cũng đủ cho cả xóm kéo tới, bu đen nghịt. 

Sông Hương chen vào câu chuyện của hai anh em: 

- Mì ăn liền là cái chi? Thùy búng tay tróc tróc để cản câu giải thích của Châu sắp buột ra khỏi miệng:

 - Anh khỏi cần nói nhiều. Lát nữa coi xong đám cưới, tụi mình về nhà và mỗi đứa nấu một tô mì lẩu Thái để ăn sáng đi. Chị Sông Hương sẽ được “thấy tận mắt, ăn tận miệng”. Hổng cần nghe anh quảng cáo suông. 

Sông Hương thấy mình sắp được thưởng thức thêm một món ăn ngon của thời đại tương lai, cô gái thích thú nhoẻn miệng cười với Thùy, như muốn thay cho lời cảm ơn Thùy. 

Bốn bạn trẻ đã ra tới ngoài lộ cái. Ngôi nhà bên kia đường được che rạp, che dù tùm lum. Người ra kẻ vào rất lộn xộn. Chắc là vì đoàn xe rước dâu sắp về tới. Ai nấy đều cố tâm diện đồ lên để mình nổi bật hơn người khác. Những màu sắc chói mắt nhất chính là những màu sắc nổi bật nhất. Nào vàng chanh, nào xanh đọt chuối, nào cam sáng, nào tím ngắt... Phụ nữ thì cứ váy ngắn chen chúc với váy dài. Đàn ông thì diện veston cứng ngắc. Nhìn mà thương cảm cho họ. 

Sông Hương nhíu mày nhìn họ nhà trai đang lăng xăng chạy tới chạy lui. Giọng cô đầy vẻ thắc mắc: 

- Đám cưới mà răng không ai mặc áo dài rứa? Họ ăn mặc chỉ chi mà giống Tây giống U quá hè. 

Thùy trả lời: 

- Thì thời này họ ăn mặc theo người nước ngoài không à. Áo dài xưa rồi. 

Từ xa, một đoàn xe rước dâu gồm bốn chiếc chạy tới. Đi đầu là xe hoa được kết đầy bông tươi màu trắng với màu đỏ trên nóc. Tiếp theo sau là ba chiếc xe mười lăm chỗ ngồi chở nghẹt người của đàng trai lẫn đàng gái. 

Đoàn xe dừng lại. Một người đản ông nhanh nhẹn. chạy tới mở cửa cho cô đâu chú rể. Sông Hương “úi” lên một tiếng khi thấy chú rể mặc veston đen, còn cô dâu mặc xoa-rê đó chới lòe xòe cái đuôi lết trên đất. Sông Hương lẩm bẩm: 

- Lạ ghê hè. Cô dâu mặc áo đầm phùng. Hồi nhỏ, tui đã thấy cái áo ni một lần rồi. Bà người Pháp tóc vàng, mũi lõ mặc nó chớ không phải người Việt mặc nó. 

Thùy mỉm cười, cũng lẩm bẩm theo: 

- Một trăm năm sau, thời trang không có gì thay đối hết. 

Khi khách khứa đã ngồi đầy vào mười cái bàn trờn có che dù mát rượi, tiếng một ông giả nào đó ong óng vang ra từ bốn cái loa phóng thanh: 

- Kính thưa ông Chủ tịch xã.. Kính thưa ông Trưởng công an xã... Kính thưa nhị vị thân sinh của chú rể Trần Văn Mùi... Kính thưa nhị vị thân sinh của cô dâu Lê Thị Dậu... Đồng kính thưa bà con hai họ... Hôm nay bà con ta vui vẻ tề tựu lại đây để... 

Sông Hương nhìn sang ba anh em Phan, Châu, Thùy: 

- Có! Thời tui, khi người ta bắt đầu làm lễ đám cưới, người ta cũng nói năng như rứa. Hoàn toàn hông khác một chút xíu nào. 

Thùy khẽ nhún vai: 

- Biết sao được. Phong tục tập quán lưu truyền hàng trăm năm nay mà. Thôi, coi đám cưới như vậy đủ rồi nghe. Bây giờ tụi mình về nhà ăn mi lầu Thái đi. Em đói bụng quá rồi. 

Bốn bạn trẻ quay về nhà. Châu hỏi Sông Hương: 

- Sao? Bạn thấy đám cưới thời nay thế nào? Năm năm nữa, bạn có muốn tổ chức đám cưới của bạn giống như vây không?

Sông Hương hồng hồng đôi má:

 - Châu kỳ ghê. Răng năm năm nữa tui có đám cưới được? 

Cái tật Châu là thích đùa đai, giọng cậu ta nhão nhoét: 

- Sao không có? Người xưa cách đây một trăm năm có câu “Nữ thập tam, nam thập lục”. Tức là họ khẳng định con gái được quyền lấy chồng lúc mười ba tuổi. Bạn đã mười lăm rồi, coi chừng bạn... 

Thủy thừa biết Châu sắp nói chữ “ế" nên cô đập mạnh vào vai anh trai:

 - Xì-tốp! Em cấm anh nói tiếp nữa! 

Sông Hương có vẻ giận Châu thành ra cô gái không nói năng gì hết. Mặt cô hơi xìu xịu và hàng lông mày cô hơi chau lại. Thấy vậy Phan và Thùy cũng im lặng theo. Thế là cậu Châu ta bối rối, mũi giày cứ hất bốc bốc vào mấy hòn đá xanh. Cho đáng đời cái miệng con trai mà lúc nào cũng nói lách chách, không chịu suy nghĩ. 

Bốn bạn trẻ đi vào trong bếp, mượn cô Hằng bốn cái tô và một ấm nước sôi. Sau đó, họ mang mọi thứ vào phòng ăn chung và Thùy bắt đầu rót nước sôi vào bốn tô mì lẩu Thái bốc mùi thơm phưng phức. Chỉ tới lúc này Sông Hương mới nguôi giận. Cô gái hít hà làn khói từ tô mì ăn liền đang bay lên trước mặt mình. Mắt cô khẽ nhắm và hàng lông mi khẽ rung rung: 

- Thơm quá. Ở thời các bạn, răng mà món ăn chỉ cũng thơm ngon đặc sắc. Cuộc sống của các bạn tự do và sung sướng. Tui chỉ muốn làm một người thường ở thời đại này hơn làm một công nương cảnh vàng lá ngọc ở thời đại tui. 

Châu thở phào. Vậy là cậu ta biết Sông Hương hết giận cậu ta rồi. Cậu ta tự nhủ thầm, kể từ nay mình muốn nói gì cũng phải “uốn lưỡi bảy lần” trước khi nói! 

Kể ra đây cũng là một bài học mà cậu ta cần rút kinh nghiệm. 

——————————————————

Mọi người có phát hiện lỗi chính tả nào thì báo giúp mình nhé. Đêm mà đọc chương này không biết có ai thèm ly mì lẩu Thái giống mình không hỉ? So với thời gian truyện được viết chắc cũng hơn hai mươi năm rồi thì mì lẩu Thái vẫn ngon phải không các bạn? 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro