Chương 6

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ba bạn trẻ vừa xuất hiện nơi cầu thang đã nghe bà Phương trách móc:

- Các con đi đâu mất biệt vậy? Ba chờ các con hoài không được, ổng đi ra ngoài cổng đón đoàn khách rồi. Họ hẹn mười một giờ sẽ có mặt. Thùy vô bếp với mẹ chuẩn bị cơm trưa. Châu bơm nước đầy hồ chứ. Phan đem khăn mặt mới và xà bông cục vào các phòng tắm, sau đó con đem mấy thùng nước suối cất phí dưới cầu thang cho mát. Rồi. Các con làm nhanh lên.

Lát sau, mọi người nghe tiếng bánh xe lăn trên con đường trải sỏi dẫn vào tận sân trước. Một chiếc xe du lịch mười lăm chỗ xuất hiện, ông Đặng rảo chân đi theo bên hông xe. Đoàn khách tham quan đã tới rồi đó.

Tiếng lao nhao ơi ới bắt đầu vang lên. Những người khách lần lượt ra khỏi xe, gồm một tài xế, tám người lớn và bảy trẻ em , trẻ nhỏ nhất khoảng mười tuổi và trẻ lớn nhát khoảng muời tám !

Thằng nhỏ mười tuổi lúc nào cũng loi nhoi như một con khỉ. Vừa nhảy xuống xe, cái miệng nó cứ hỏi không ngớt:

- Mẹ! Rừng đâu? Rừng đâu? Sao mẹ nói đi chơi rừng mà con chẳng thấy rừng đâu hết vậy? Rừng nằm phí trước hay rừng nằm phía sau?

Mẹ nó, một người phụ nữ trẻ ngoài ba mươi, vừa xách đồ ra khỏi xe vừa từ tốn trả lời:

- Lát rồi biết. Cứ yên tâm. Người ta sẽ dân mình đi vô rừng, tha hồ cho con chơi.

Thằng nhỏ níu tay mẹ nó, giựt lên giựt xuống:

- Nói người ta dẫn mình đi liền được không? Con muốn biết rừng nó như thế nào ? Con muốn chiến đấu với những con thú dữ con là Superman.

Người đàn ông đi phía sau, có vẻ là ba nó, lấy khăn tay lao mồ hôi trên trán:

- Cái thằng! Từ từ vô trong nhà đã. Phải nghỉ ngơi cho khỏe, ăn uống no nê rồi muốn đi đâu thì đi! ba khát nước lắm rồi!

Bà Phương đon đả mời khách lên lầu. Họ đã đặt bốn phòng riêng cho bốn gia đình. Còn ông tài xế nghỉ ngơi ở dưới đất. Ông tài xế chọn một phòng bình dân bên hông nhà. Công việc tiếp đón coi như tạm ổn. Khách khứa rửa tay rửa mặt xong xuôi, họ lũ lượt kéo xuống phòng khách trò chuyện và chờ ăn trưa. Hầu như ai cũng tự động khui nước suối uống, riêng thằng nhỏ mười tuổi lai nhải không ngớt:

- Con muốn uống Pepsi. Kiếm cho con một lon Pepsi. Pepsi. Pepsi. Pepsi.

Thù cố nén cái nhăn mặt, cô bước tới chiếc tủ lạnh khổng lồ kê ngay góc phòng, mở tủ lấy một lon Pepsi đưa cho nó. Ba thằng nhỏ lại gần chỗ Thùy:

- Trong này có cái gì khác uống được không cháu ?

Thùy mở rộng cánh cử tủ lạnh cho ông ta nhìn:

- Dạ, có đủ loại bia, nước giải khát, sữa tươi và kem.

Thằng nhỏ chợt hét lên:

- Sữa tươi. Lấy cho con chai sữa tươi. Con thích sữa tươi. Sữa tươi.

Ông ta trả lon nước ngọt cho Thùy:

- Cháu đổi cho nó chai sữa tươi đi. Thằng nhỏ này lộn xộn lắm.

Thùy giữ nét bình thản, nói nhỏ " Không sao" rồi đưa chai sữa tươi cho ông ta và cất lon Pepsi vô. Cô nghĩ bụng: chà, gặp đoàn khách như vầy là coi như khỏi đi đâu hết, cứ trực chiến với cái tủ lạnh cho đến khi nào họ rút quân thì thôi. Chẳng biết chừng nào ba bạn trẻ mới có thể tới gặp Sông Hương được...

Cả gia đình ông Đặng, bà Phương xúm lại phục vụ bữa cơm trưa cho đoàn khách. Chủ nhà lặng lẽ bưng lên dọn xuống rong lúc thực khách nói chuyện, cười giỡn không ngớt. Hai cô bé cột tóc đuôi ngựa thỉnh thoảng lại chỉ trỏ về phía Phan, thì thầm nho nhỏ, nhưng cậu vẫn tỉnh bơ làm công việc bồi bàn. Họ không biết cậu cũng dân thành phố như họ sao, vì được nghỉ hè nên làm công việc lặt vặt hệt như một du học sinh vậy....

Những gia đình khác tương đối đẽ chịu, họ chỉ ngồi rì rầm với nhau, thỉnh thoảng nhìn gó chung quanh và mỉm cười. Riêng gia đình của thằng nhỏ mười tuổi là ồn ào nhất. Ông bố cũng đòi hỏi không kém thằng con. Lúc đầu ông gọi món mực tươi xào thơm, sau đó đổi món cá chép chiên xù, và cuối cùng quyết định món tôm sú hấp nưóc cốt dừa. rất may họ chỉ ở đây ba ngày hai đêm. Nếu tua của họ kéo dài hơn nữa, chắc ba bạn trẻ phát điên lên.

Bữa ăn kéo dài tới một giờ trưa mới xong. Ông Dặng đề nghị đoàn khách ngủ trưa tới hai giờ chiều, sau đó ông sẽ hướng dẫn mọi người vô rừng tham quan. Họ đồng ý, ba bạn trẻ nhìn nhau, thở phào nhẹ nhõm. đợi khách lên cầu thang khuất bóng, gia đình ông Dặng ngồi vào cái bàn nhỏ và cùng ăn thật nhanh. Bà Phương cười:

- Đúng là lần đầu tiện gia đình ình làm dịch vụ du lịch, cái gì cũng bỡ ngỡ, nhưng các con làm rất giỏi. Cô chỉ tội nghiệp Phan, mang tiếng là đi nghỉ hè nhưng con phải phục vụ khách tiếp ba con. Phan vội vàng nói:

- Không sao đâu cô. Con thích như vậy. Ở không cũng buồn lắm.

Sau đó, Phan và Châu quét dọn lao chùi khắp nơi. Thùy tiếp tục chúi đầu trong bếp cùng bà Phương để nấy bữa chiều. Ba bạn trẻ loay hoay tới tám giờ tối mới được rảnh rang. Bà Phương đồng ý cho họ đi chơi tới chín giờ rưỡi tối. Bà dặn dò:

- Chín giờ rưỡi các con phải có mặt để ba mẹ khóa cửa nẻo. Nhà nghỉ của mình được khách nói tốt nhiều lắm, đừng để xảy ra mất mát mà mang tiếng xấu.

Ba bạn trẻ chạy nhanh lên gác xép và họ nhìn thấy ngay khuôn mặt chờ đợi của Sông Hương ở trong gương. Cô nhìn Phan, hỏi với giọng trách móc:

- Tui chờ các bạn lâu ơi là lâu . Các bạn làm chi mà mất biệt rứa?

Thùy vội vàng giải thích và Sông Hương vui vẻ ngay. Cô nói:

- Thầy tui đang uống trà ở dưới. các bạn thay áo dài đi rồi xuống coi bộ sưu tập hổ phách của thầy tui hỉ. Muốn hỏi gì thì cứ hỏi. Thầy tui hiền lắm.

Xuống dưới, Sông Hương dẫn ba bạn vào một căn phòng nhỏ. Cha Sông Hương đang ngồi uống trà một mình, vẻ mặt trầm ngâm suy nghĩ. Thấy ba bạn trẻ, ông đứng lên niềm nở mời tất cả ngồi vào những chiếc ghế mây nhỏ bao quanh cái bàn chữ nhật cũng đan bằng mây. Ông giống hệt một thầy đồ thời xưa vừa bước ra khỏi cuốn sách nghiêng cứu cổ. Ông hỏi bằng giọng trầm ấm:

- Chi đây? Các cháu muốn chi đây? Coi bộ sưu tập hổ phách phải không?

Ba bạn trẻ cùng dạ thật ngoan.

Ông đi lại cái tủ gỗ nhỏ được đặt chồng lên một cái tủ gỗ lớn , mở ra và ngắm nghí một lúc rồi vẫy tay kêu ba bạn trẻ lại gần:

- Lại đây! Cứ tự nhiên ngắm nghía nhưng đừng rờ bàn tay vô hỉ. Ông né ra cho ba bạn len vào rồi vặn to cây đèn hột vịt. Ngọn lửa tỏ sáng lên đủ cho cả bọn ồ lên trước bộ sưu tập lạ lùng chưa từng thấy. Mà dù thấy trước mắt cũng khó tin trên đời lại có một bộ sưu tập tuyệt vời như vậy.

Trên một ngăn kệ được lót vải điều đỏ là vài chục cục hổ phách đủ mọi hình dáng xếp ngay hàng thẳng lối. Hổ phách là nhựa của một loại cây quý. khi thân cây có vết thương, nhựa chảy ra, gặp không khí và két thành một thẻ rắn, màu vàng đậm , trong suốt. Có cục hổ phách mang hình cây đàn ghita. Chỗ lõm của thân đàn trong thật mềm mại. Có cục hổ phách mang hình ngôi sao năm cánh. Nhưng nếu nó có sáu cánh thì nó lại giống hệt một con sao biển. Nhưng quý hơn hết thảy là cục hổ phách có quyện theo một con côn trùng chết ở trong đó. Kia là con ong nằm nghiêng nghiêng. Nọ là con châu chấu nhỏ màu nâu. Đẹp hết biết... Hình như  Phan đã đọc một bài báo đưa tin rằng :" Người ta đã phát hiện ra miếng hổ phách, trong đó ướp xác một con bò cạp có tuổi thọ một ngàn năm."

Cặp mắt của Phan bắt đầu di chuyển và "chiếu tướng" vào một thanh kiếm đặt ở ngăn kệ trên. Thanh kiếm dài khoảng sáu tấc, kể cả chuôi. Bao kiếm được chạm trổ ròng rắn gì đó, dưới ánh đèn dầu phan nhìn không rõ. Chuôi kiếm có khắc chữ tất nhiên là chữ Nho.

Phan huých nhẹ Châu và hất cằm chỉ vào thanh kiếm. Châu gật đầu. Thùy hiểu ý cũng gật đầu. vậy là ba bạn trẻ "ý lớn gặp nhau', giờ đây họ quan tâm thanh kiếm nhiều hơn tới mấy cục hổ phách.Khi ba bạn trẻ lui về ghế mình ngồi, cha Sông Hương hỏi:

- Sao ? Các cháu thấy đẹp không?

Phan nghiêm trang nhìn ông, trả lời:

- Dạ đẹp, nhưng bọn cháu lại muốn hỏi bác về thanh kiếm kia.

Cậu ngoảnh mặt nhìn về phía cánh cửa tủ vẫn mở toang, nói tiếp.

-Thanh kiếm đó là của bác?

Cha Sông Hương cười nhẹ:

- Vậy là coi hổ phách nhưng thắc mắc tới thanh kiếm. đúng là tinh thần tráng sĩ. Thiệt ra thanh kiếm đó là của tổ tiên tui. Tổ tiên tui chính là phó tướng Phạm Hào, một vị tướng lĩnh thân cận của vua Quang Toản, một người bạn chí cốt của tướng Trần Quang Diệu. Sau khi Nguyễn Ánh cấu kết với ngoại xâm giành ngôi báu, tổ tiên tui bị bắt và bị xử chém. Trước khi chết, ông trao thanh kiếm lại cho người con trai trưởng, tức là ông cố tui, dặn dò phải ráng cắp kiếm đi tìm cho ra dòng họ của vua Quang Trung mà thờ phượng. 

Châu ngắt lời:

- Người con trai trưởng đó có tìm ra không ạ?

Cha Sông Hương lắc đầu:

- Không. Bởi vậy thanh kiếm này được truyền hết đời này sang đời kia. Ông cố dặn dò ông nội tui. Ông nội tui dặn dò cha tui. Cha tui dặn dò tui. Nhưng hơn một trăm năm trôi qua, tui nghĩ dòng họ vua Quang Trung chẳng còn ai nữa, mà còn thì cha chẳng biết tìm ở mô? Nếu tìm ra, nếu tìm ra , biết ngài có đánh thắng được các triều vua nhà Nguyễn hay không, cha định bán nó đi. Nếu lái buôn nào trả giá cao hơn cha sẽ bán.

Sông Hương kêu lên:

- Thầy! Răng thầy muốn bán đồ gia bảo của dòng họ?

Cha Sông Hương nghiêm khắc nhìn cô:

- Con gái con đứa biết chi mà nói. Ý của thầy đã liệu, không được cản.

Không khí chợt nặng nề hẳn, bốn bạn trẻ nhìn nhau chưa biết phải cáo từ ra sao thì cha Sông Hương đứng dậy, dịu giọng nói:

- Các cháu ngồi chơi với Sông Hương hỉ. Tui đi ngủ sớm.

Ba bạn trẻ đứng dậy:

- Cháu chào bác. Cháu cảm ơn bác.

Ông khép nhẹ cánh cửa tủ rồi ra khỏi phòng. Còn lại bốn bạn trẻ ngồi với nhau, Sông Hương thở dài:

- Thầy tui kỳ lạ ghê nơi. Không dưng đòi đem bán thanh kiếm gia bảo đi.

Thùy nói:

- Thường, nếu người ta có ý định bán một món đồ quý giá nào đó, tức là người ta đang kẹt tiền. biết đâu cha chị kẹt tiền thiệt? 

Sông Hương ngơ ngác:

- Nhà tui có làm chi mô mà thiếu tiền?

Châu góp ý: 

- Có thể bạn không biết. Có thể nguời lớn giấu bạn vì cho rằng đó không phải là chuyện của bạn.
Sông Hương cụp đôi mắt xuống, mặt buồn dàu dàu:

- Để tui hỏi lại thầy me tui coi sao. Tui không muốn thầy tui bán nó đi.

Châu sôi nổi, cậu vung tay lên:

- Mình cũng không muốn đều đó. Bọn lái buôn trong thời đại của bạn không biết gì về giá trị của đồ cổ cả. Họ sẽ trả cho cha bạn một số tiền rẻ mạt. Thanh kiếm đó mà mang vào thời đại của mình , nó sẽ là vật vô giá. Nó sẽ được trưng bày trong viện bảo tàng để mọi người cùng chiêm ngưõng. Đây, thanh kiếm của phó tướng Phạm Hào , một người từng hầu cận bên vua Quang Toản!

Càng nói, Châu càng hào hứng. Cậu ta không ngờ mình đang nói năng diễn tả rất kịch tính. Phan nghiêng đầu nói nhỏ với Thùy:

- Giống Thành Lộc ghê không.

Châu đỏ mặt, im bặt.

Thùy đặt hai tay lên đầu gối, hỏi Sông Hương:

- Cha chị không hề khóa cánh cái tủ đó sao?

Sông Hương lắc đầu:

- Không. Ai ăn trộm ăn cướp mô mà khóa? Người dân ở đây thiệt thà lắm. Mình rớt tiền, họ kêu họ réo mình cho bằng được. Tui sống ở đây cả năm trời mà chẳng nghe ai nói bị mất mát cái chi.
Thùy hỏi tiếp:

- Ông vua nào đang cai trị nước Việt Nam?

Sông Hương trả lời:

- Vua Thành Thái mới lên ngôi, nhưng ngài không cai trị nước mô, mà mọi quyền hành nằm trong tay người Pháp. Thiên hạ nói lén với nhau, ngài chỉ là vị vua bù nhìn, là con rối, chi chi đó,... Thầy tui mong muốn vận nước được thay đổi, nhưng dân chúng nghèo quá, biết làm răng được. Phải chi vẫn còn con cháu của vua Quang Trung! 

Châu lắc đầu:

-Never! Không hề! Triều đình nhà Nguyễn còn kéo dài tới năm 1945 mới chấm dứt. Và cũng từ đó, nền quân chủ phong kiến lạc hậu không còn nữa. Vận nước bắt đầu thay đổi, nhưng chỉ e là cha bạn không còn để nhìn thấy điều đó.

Sông Hương nhìn Châu buồn bã lắc đầu:

- Thời tương lai của bạn có nhiều điều khó hiểu quá. Tui chẳng hiểu chi hết. Thôi mình đi ra ngoài trước chơi. Đêm ni có trăng, trời đẹp lắm.

Bốn bạn trẻ kéo nhau ra ngoài hiên. Tới lúc này Thùy mới để ý thấy khối bê tông hình vuông, cao hai thước, sừng sững dưới ánh trăng sáng ngời. Thùy reo lên:

- A! Trước cửa nhà em cũng có khói bê tông này nữa! nó còn y nguyên sau một trăm năm! Nó để làm gì vậy chị? Ai đúc nó vậy?

Sông Hương nói:

- Tui nghe cha tui giải thích như ri: Trước khi tổ tiên tui mất, ông dặn rằng ngôi nhà của dòng họ Phạm phải dựng tháp đài để con cháu vua Quang Trung biết rằng đây là một dòng họ trung thành với vua. Dù sống ở mô, dù ở đàng trong hay đàng ngoài, trước sân nhà của dòng họ Phạm phải dựng tháp đài. Hồi đầu, tháp đài chỉ bằng tre, lần lần thay bằng gỗ, chừ thì đúc hẳn một cục xi măng! Thứ ni mắc tiền lắm.

Bốn bạn trẻ im lặng. Khung cảnh buổi tối vắng vẻ và hiu quạnh lạ thường. Tiếng côn trùng kêu ri rỉ như thở than. Tiếng Sông Hương phá tạn sự yên lặng:

- Các bạn có sách báo chi hay hay cho tui mượn một đi! Lâu lâu có người tặng thầy tui một quyển truyện bằng tiếng Pháp. Tui nghe thầy đọc cũng thú vị lắm. Nhưng tui thích tự mình đọc bằng chữ Quốc ngữ hơn.

Thùy vui vẻ:

- Truyện hả? Tưởng gì? Thờ của tụi em nhiều truyện lắm. Chỉ sợ không có tiền mua thôi. Chị thích đọc... truyện tranh không? Em cho chị mượn nguyên bộ Đôrêmon của nhà xuất bản Kim đồng, chị coi ná thở luôn. Nếu chị thích đá banh thì em cũng có nguyên bộ Đường dẫn đến Khung Thành. còn nếu chị thích truyện chữ, thể loại điều tra, thì em có nguyên bộ Tứ Quái TKKG. Hồi hộp hết biết luôn. 

Phan, Châu và Sông Hương bật cười trước những lời giới thiệu ngộ nghĩnh và liếng thoáng của Thùy. Cô cũng cười theo. Sông Hương nói:

- Em nói chi chi mà chị chẳng hiểu một xíu xiu nào. Thôi thôi, em cho chị mượn truyện có hình cũng được. Không hiểu nghĩa của chữ thì chị ngó hình.

Thùy hứa:

- Em sẽ lục lọi trong tủ sách của em, và sẽ đem cho chị mượn trong khoảng thời gian sớm nhất. Ngày mai có thể phục vụ khách, không qua chơi được. Còn bây giờ... khuya rồi đó.

Phan và Châu hiểu ý cô em gái. Thời xưa ít có ai dám thức khuya tới chín giờ tối đâu. Đặc biệt là các thiếu nữ khuê phòng. Bốn nạn trẻ kéo nhau lên gác xép và chia tay nhau. Phan dành đi cuối cùng. Lần này thì cậu lên tiếng trước:

-Sông Hương, chúc bạn ngủ ngon.

Lời chúc quá " tân thời" làm Sông Hương ngớ ngẩn ra , nhưng cô mỉm cười và gật đầu. 

Ba bạn trẻ rời khỏi gác xép, xuống cầu thang. Khẽ khàng di dọc trước dãy hành lang trước mặt phòng ngủ của khách du lịch, ba bạn nghe tiếng cười nói ồn ào bên trong những cánh cửa đóng kín vọng ra. Thùy lắc đầu, nói nhỏ:

- Ngày mai sẽ có thêm nhiều thử thách mới.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro