Chương 65

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ra ngoài , Sông Hương đi xăm xăm xuống bếp: 


- Chết cha, để tui hỏi chị Mừng coi còn cái chi ngọt ngọt để ăn chơi không. Hình như tui nhớ là trong tủ hết sạch thức ăn rồi. 

Thùy kéo tay Sông Hương lại, chỉ lên gác xép: 

- Thôi, khỏi mắc công. Đi qua nhà em lấy bánh của mẹ em nè. Bánh ngọt thời hiện đại ngon hơn và lạ miệng hơn. 

Sông Hương sáng mắt lên: 

 - Ừ hỉ. Răng tui quên trời. Tui thiệt là lú lẫn.

Hai chị em chạy nhanh lên gác xép và xuống cầu thang, đi vào bếp của Nhà nghỉ Thiên Nhiên. Thùy mở tủ, liếc sơ qua rồi lựa mấy gói bánh xốp sôcôla, bánh quy kẹp kem hiệu Kinh Đô. Trước khi quay ra, cô còn quơ tay lấy thêm một hộp bánh mặn 

A.F.C màu xanh, hiệu Đức Phát. Loại xanh mặn này, ăn riết cũng phát ghiền luôn! 

Năm phút sau, Sông Hương và Thùy xuất hiện trong cản phong nhỏ thấp sáng đèn cầy, trên tay lỉnh kỉnh ôm mây gói bánh và mấy cái đĩa kiểu. Mẹ Sông Hương đã có mặt. Bà ngạc nhiên kêu lên nho nhỏ: 

- Ủa, Sông Hương, bánh ở mô mà nhiều rứa con? 

Thùy nhoẻn miệng cười: 

- Da, con đem tới từ hồi nãy... nhưng mà cơn để dưới bếp.

Cha Sông Hương nhấp nhổm trên ghế: 

-Chà, bánh nì ngon đó hè. Bánh Tây hả cháu? 

-Dạ. 

Với hai bàn tay khéo léo của một nhà ảo thuật, Thuy xé vỏ bao, trút bánh ra dĩa và những cái vỏ bao biến mất vô chỗ nào đó không ai biết. Sông Hương đứng lom khom bén cạnh, thoăn thoắt sắp bánh thành một khối vuông vức. Rồi, hai tay bưng đĩa bánh đầy, Thùy mời cha Sông Hương: 

- Tiền chủ hậu khách. Cháu mới bác ăn banh uống trà giải lao. 

Cha Sóng Hương một tay nhón lấy cái bánh quy kẹp kem, một tay đỡ cái đĩa, quay sang mời vị khách quý: 

- Mời anh thưởng thức bánh Tây. Mình nói thằng Tây hắn ác độc, nhưng đồ chi của hắn cũng hơn hẳn của mình. 

Ông Quang Học cắn miếng bánh nhỏ nghe “rốp” một tiếng. Những vụn bánh li ti màu vàng kem pha lẫn màu nâu bám trên môi ông. Ông đưa lưỡi liếm và tấm tắc khen ngon: 

- Ngon lắm. Tui chưa từng được ăn miếng bánh nào thơm lừng như vầy. Ở quê tui, quà vặt chỉ có bánh tráng nướng, chè đậu xanh. Chấm hết. Quanh đi quẩn lại, mấy đứa con nít được bẻ cho miếng bánh tráng nướng là mừng lắm. 

Ăn hết cái bánh quy kẹp kem, cha Sông Hương cầm cái bánh xốp lên, ngắm nghía một cách thích thú: 

- Anh có biết màu nâu là màu chi không?

Ông Quang Học lắc đầu: 

- Không. Sao họ pha màu nâu vô bánh hay quá vậy? Bánh có mùi gì mà thơm lạ thơm lùng vậy? 

Cha Sông Hương cười khà khà:

 - Sôcôla đó. Màu tự nhiên của sôcôla. Món nì mấy thằng Tây ưng ăn gứm(*) lắm. Hôm trước mấy cháu nhỏ nì có cho con gái tui một thanh sôcôla rất to. Hắn bẻ một miếng mời tui, một miếng mời me hắn. Chà, ngon thấm cuống họng. Ăn được một lần mà nhớ suốt đời.

Thùy đánh trống lãng bằng cách bưng đĩa bánh mời bà mẹ Sông Hương, và sau đó cô kéo chị Mừng vô trong phòng, cùng ăn bánh uống trà luôn cho vui. Ai nấy chộn rộn vừa ăn vừa nói chuyện tào lao, không khí dưới ánh sáng ngọn nến rộn rã lên hẳn. Nhưng hình như dì Ngọc đã bay ra khỏi quỹ đạo thân tình đó. Dì chằm chằm nhìn về phía chiếc tủ đựng thanh kiếm Bảo Long. Dì đứng lên và len ra phía sau mọi người để đi tới chiếc tủ. Không ai nói năng gì với dì, và cũng chẳng ai để ý tới chuyện dì âm thâm rời bỏ hàng ngũ. Dì Ngọc đứng đó một lát rồi nhẹ tay kéo ngăn tủ ra.

Chà, dưới ánh sáng lung linh của đèn cầy, thanh kiếm cổ chói ngời như một món báu vật. Những nét chạm khắc trên vỏ kiếm hiện ra vô cùng tỉnh xảo. Dì Ngọc nghĩ bụng, quả là một thanh bảo kiếm vô giá. Nhưng rồi dì tự phản đối, không, phải có giá chớ. Giá của nó bét lắm cũng vài chục cây vàng... 

Dì Ngọc cầm thanh kiếm quý đi thẳng vào một cửa hiệu bán đồ cổ trên đường Trần Hưng Đao. Ông 

chủ tiệm người Hoa có cái bụng bự như thùng nước lèo đon đả bước ra đón chào: 

- A, người lẹp. Lâu quá ngộ không thấy người  lẹp tới lây puôn pán. Ngộ tưởng người lẹp theo chồng li Mỹ rồi chớ. 

Di Ngọc cười hề hề: 

- Đi Mỹ cái con khỉ! Có tiền thì ở đây vẫn sướng hơn. 

Ông chủ người Hoa đứng chống tay trên mặt tủ kinh: 

- Phải. Phải. Có tiền thì ở lây sướng hơn. Muốin có tiền, người lẹp cứ cho ngộ coi món hàng li, rồi người lẹp sẽ có tiền ngay. 

Dì Ngọc đặt một cái bọc dài dài trên mặt tủ kính, sát ngay cùi chỏ ông ta. Mặt dì vênh lên, mô dưới trề ra: 

- Đây. Cứ coi đi. Nhắm trả giá được thì cứ trả.

Ông chủ người Hoa thận trọng tháo sợi dây cột miệng bọc, nheo mắt nhìn vào trong và “chà!” lên một tiếng. Ông ta hít vào một hơi rồi cho tay và trong bọc, lấy thanh kiếm cổ ra ngoài. Ông ta cần nó giơ ra xa ngắm nghía rồi kéo lại gần ngắm nghía. Ông ta thận trọng cầm cán kiếm rút ra một nửa: Lưỡi thép cổ không sáng lên, nhưng chất màu đem xỉn của sắt thô mới thật là bí ẩn và quyến rũ. 

Di Ngọc sốt ruột hối thúc: 

- Coi gì mà coi lâu dữ vậy cha? Mòn hết kiếm của người ta bây giờ! 

Ông chủ người Hoa ngước lên nhìn dì Ngọc: 

- Ở lâu ra thanh kiếm páu này vậy? Người lẹp lấy nó ở lâu? Dì 

Ngọc gắt gỏng một cách điệu nghệ: 

- Thích thì trả giá. Không thích thì đưa đây đừng hỏi nhiều lời. 

Ông chủ người Hoa khư khư nắm chặt thanh gươm trong tay. Suy nghĩ một lát, ông ta hỏi ướm: 

- Người lẹp lòi pao nhiêu tiền? 

- Thì ông nói thử nghe chơi. 

Ông chủ người Hoa cười cầu tài: 

- Thanh kiếm này rất cổ. Ngộ tính là nó khoảng hai trăm năm tuổi. Pây giờ ngộ trả người lẹp mười hai lượng vàng. Chịu không? Không còn giá nào hơn lâu! 

 Dì Ngọc bĩu môi: 

- Mười hai lượng vàng? Hổng tới bảy mươi triệu? Thôi đi cha nội. Mười lăm thì ông được quyền âcất. Không thì trả tui. 

Ông chủ người Hoa nhăn nhó: 

- Mười lăm thì tui bỏ xử li xin ăn còn sướng hơn! Mười ba là chắc giá!

Dì Ngọc làm mặt nghiêm một cách chuyên nghiệp : 

- Thôi, trả cho tui. Để tui đi chỗ khác bán. Ông chủ người Hoa lật đật: 

- Mười ba rưỡi. Dứt giá luôn. Nếu hồng chịu người lẹp có quyền dời gót ngọc.

Dì Ngọc giựt lấy thanh kiếm, quay ra. Đi vài bước, không nghe ông ta kêu, đi Ngọc chột dạ. Ra tới cửa, vẫn không nghe kêu, dì Ngọc bèn quay vảo: 

- Đồng ý mười ba rưỡi. Trả tiền mặt cho tui đi. Hôm nay giá vàng bao nhiêu một lượng vậy? 

Ông chủ người Hoa làu bàu mấy tiếng, ngắm nghía nghía lại thanh gươm báu thiệt kỹ và cất nó và trong tủ kính. Sau đó, ông ta mở ngăn kéo, lấy ra một cọc tiền giấy 100.000 đồng mới tinh... 

Dì Ngọc mỉm cười một mình. Mới nghĩ tới đó, dì đã thấy mê tơi rồi. Những tờ giấy bạc mới cứng thơm phức trong lòng bàn tay. Phen này thì đời dì lên hương. Dì sẽ gút-bai luôn cái nghề trực điện thoại quèn ở cái nơi khi ho cò gáy này! 

Dì Ngọc khẽ đậy ngăn tủ lại và để ý thấy cán cửa tủ không hề có ổ khóa. Những người nguyên thủy này thiệt tình quá. Họ làm như trong thời của

họ không hề có ăn cắp hoặc ăn trộm vậy. Dì sẽ dạy cho họ một bài học về tính cần thận mới được, 

Nghĩ như vây, dì Ngọc thư thái trong lòng, len lén quay về chỗ cũ. Cứ tưởng không ai để ý tới hành động của dì Ngọc, thật ra vân có một người luôn luôn quan sát dì. Chị Mừng đấy. Từ sau vụ “lắc bầu cua gian lận” của dì Ngọc, chị Mừng luôn cảnh giác mọi hành vi cử chỉ của dì mỗi khi dì xuất hiện. Ánh mắt thèm khát của dì khi nhìn thấy thanh kiếm Bảo Long đã nói lên suy nghĩ thầm kín trong lòng dì. Chính ánh mắt đó khiến chị Mừng lo lắng. Chị biết dì Ngọc sẽ tìm mọi cách đánh cắp thanh kiếm quý đó. 

Cha Sông Hương nói một câu pha trò khiến mọi người bật cười. Dì Ngọc tuy không hiểu gì, cũng cười theo. 

Chợt, đì đằng hắng rồi nói to với Thùy: 

- Thùy ơi, bánh Kinh Đô ngon quá. Sao mầy không lấy thêm mấy bịch nữa đặng ổng mang về quê làm quà cho lũ con nít? Nghe kể tụi nó ăn bánh tránh nướng mà phát thương. Tao thấy ở trong tủ còn cả đống mà. 

Ngồi cách dì Ngọc cả thước mà Thùy tức nghẹn cả cổ họng. Người ta đã đặn dì đừng có phát biểu linh tinh, vậy mà dì cũng ráng nói hùn vô vàicâu nghe lãng xẹt hà! Châu ngồi bên cạnh dì, vội vàng nhắc nhở nho nhỏ: 

-Di có thể xì-tốp câu chuyện trà dư tửu hậu của dì được rồi đó. Nếu dì cảm thấy không còn gì để nói dì có quyền về sớm. 

Dì Ngọc “quê” tím mặt, nhưng dì cắn răng im lặng. Rõ ràng mình đã hứa với mấy đứa nhỏ là mình sẽ im lặng. Sở dĩ mình nói hóng lên mấy câu là mình muốn chứng tỏ nãy giờ mình vấn đang tham gia câu chuyện lăng nhăng của họ, chớ không phải mình chỉ quan tâm tới mỗi thanh kiếm báu đó. Chứ mấy câu chuyện vua chúa của ông ta kế nghe nhạt phèo, tụi nó tưởng mình thèm nghe lắm hả? Xí! 

Chị Mừng ra hiệu cho Sông Hương. Và hai chị em biến mất khỏi căn phòng. 

Khoảng mười phút sau, cha Sông Hương đứng lên, tế nhị nói: 

-Trời đã khuya rồi, mà khách quý của chúng ta cũng khá mỏi mệt. Tui đề nghị các cháu cho phép khách quý ngả lưng một chút. À, nghe nì, ngày mai gia đình tui lưu khách quý ở chơi thêm một ngày nữa, các cháu có thể giúp gia đình tui tiếp đãi khách quý được không? 

Ba anh em vội vàng reo lên: 

-Dạ được ạ. 

Mọi người lục tục đứng dậy đi ra khỏi phòng. Dì Ngọc ghé miệng vào tai bà mẹ sông Hương, hỏi nhỏ: 

-Tối nay khách quý ngủ ở đâu?

Bà mẹ Sông Hương chỉ vào chiếc phản nhỏ ở phòng ngoài: 

-Tụi tui định khiêng chiếc phản nớ vào trong ni cho ôn nằm. Ôn không quen khí hậu miền cao. Ôn sợ ban đêm trời sẽ lạnh. 

Dì Ngọc gật đầu, khuôn mặt một thoáng đăm chiêu. 

Bốn dì cháu làm bộ ra về bằng cửa trước, rồi sau đó, họ vòng qua cửa sau và đứng đợi tín hiệu rủa Sông Hương. Mấy phút sau, Sông Hương mở cửa bếp cho họ vào và bốn dì cháu rón rén bước lên cầu thang gỗ

Đứng trước cái gương thời gian, Sông Hương giữ tay Thùy lại và nói: 

-Các bạn ơi, tui muốn bàn với các bạn chuyện ngày mai mình đi chơi với ôn Quang Học. Vài phút cối, 

Dì Ngọc lầu bầu: 

-Tụi bây bàn gì thì bàn đi. Tao về trước. Nè về khuya đừng làm ồn kẻo mấy người khách họ than phiền. 

Thùy gật đầu: 

- Dạ, tụi cháu biết mà. 

Đợi dì Ngọc chúi đầu vào mặt gương và quay trở về thời hiện tại, Sông Hương mới kế cho ba anh em Phan-Châu-Thùy nghe những nghỉ ngờ của chị Mừng. Sông Hương tin chắc dì Ngọc có ý định ăn cắp thanh kiếm Bảo Long. Sông Hương thấy dì Ngọc mở ngăn tủ và đứng ngắm thanh kiếm thật lâu. Trước khi ra về, dì Ngọc còn hỏi mẹ Sông Hương xem tối nay khách quý ngủ ở đâu. Nghe trả lời khách quý sẽ ngủ ở căn phòng trong, dì Ngọc đi xụ mặt xuống... 

Châu hùng hùng hổ hổ nói bằng giọng hết sức giận dữ. 

- Biết ngay mà. Hồi trưa, lúc ăn cơm, nghe bả  hỏi tới hỏi lui chuyện thanh kiếm là mình thấu suốt tim đen của bả rồi. Cái tật tham lam của bả không bỏ được. 

Phan nhận xét: 

- Như vậy khuya nay dì ta chưa ra tay đâu. Có thể là khuya mai. 

Thùy búng ngón tay cái “tróc”: 

- Em vừa nghĩ ra một ý rất hay. Giống y hệt tiểu thuyết hình sự luôn. Tụi mình sẽ tương kế tựu kế m gài bẫy dì. 

Sông Hương thắc mắc, nhìn Thùy hỏi: 

- Tiểu thuyết hình sự là cái chi? 

Thùy cười mím chi, giải thích thiệt gọn: 

- Là loại truyện mà trong đó có một thám tử chuyên đi bắt những kẻ xấu. Mình sẽ là các thám tử tìm cách canh giữ một thanh gươm báu. Không để nó lọt vào tay những kẻ tham lam. 

Sông Hương nhìn ba anh em bằng đôi mắt tin cậy: 

-Tui tin tưởng nơi các bạn. Cố hết sức giúp gia ra đình tui nghe? 

Châu nói to với vẻ đầy ấn tượng:

- Bọn mình sẽ cố hết sức. Sông Hương mỉm cười và bốn bạn trẻ chia tay nhau. 

Thùy chợt nhớ: 

- À,mấy đĩa bánh ngọt còn dư, chị nhớ cất kỹ vô tủ kéo mèo hay chuột gì đó ăn vụng nhé?

Mợi người cười ồ và lần lượt chúi đầu vào mặt gương thời gian. Sông Hương khẽ nắm bàn tay Phan: 

- Ngủ ngon hỉ? 

Đôi mắt họ chạm nhau. Tròng mắt đen của cô gái lung linh như đang phản chiếu một ảo ảnh. Phan im lặng. Cậu trả lời bằng cách bóp thật nhẹ bàn tay mềm mai của cô bạn gái. 

———————————————
Hồi nãy mình vừa mới tra giá vàng hôm nay do không mua vàng nên không biết giá 🤣, nhưng khoảng 58trđ/ lượng. Dì Ngọc nếu bán thanh kiếm được 13 lượng thì đổi ra cũng hơn 750 trđ. Chà với số tiền lớn như vậy chắc bả cao chạy xa bay luôn quá 🤣🤣🤣

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro