chuyen phap luan 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

II-2

CHUYỂN PHÁP LUÂN

Sáng ngày 14 tháng 6 âm lịch năm Dậu, đức Thế Tôn ngự đi khất thực về thọ thực xong. Ngài mới ngự đến vườn Lộc Giả để thuyết pháp để độ 5 vị Kiều Trần Như. Ngài phải đi bộ 18 do tuần. Chư Phật lúc quá khứ, khi ngự đi thuyết pháp lần đầu tiên đều dùng thần thông bay đi, chỉ có đức Thế Tôn của chúng ta hiện tại ngự đi bộ, vì Ngài trông thấy duyên lành của một người ngoại đạo tên Upakàjivaka nên Ngài chỉ nghĩ rằng: "Nếu Như Lai dùng thần thông bay đi thì người ngoại đạo này sẽ không gặp được Như Lai để hỏi thăm và ca tụng Như Lai thì sau này sẽ không có duyên lành để xuất gia đúng theo Giáo Pháp".

Khi Ngài đang ngự đi, hào quang 6 màu sáng rỡ. Người ngoại đạo tên Upakà trông thấy tướng mạo và hào quang của đức Thế Tôn lấy làm lạ, phân vân không biết chư thiên hoặc chi chi nên kính cẩn đến gần lễ phép hỏi: "Này thầy, lục căn của thầy thật thanh tịnh, trong người của thầy có hào quang 6 màu chiếu sáng. Thầy tên chi? Xuất gia với ai? Ai là thầy của thầy?"

- Này Upakàjivakha, tâm của Như Lai không còn ham mê trong trần cảnh, dứt bỏ tất cả các ác pháp, không còn Ái dục, chấp Ngũ Uẩn. Ta là người cao cả hơn tất cả chúng sanh trong Tam Giới, tự ta đắc quả vô thượng Chánh Ð?ng Chánh Giác, thì có ai làm thầy Như Lai? Như Lai là đấng có 10 hồng danh mà chư thiên và Phạm Thiên hằng ca tụng. Nay Như Lai ngự đến vườn Lộc Giả chuyển Pháp Luân, đánh trống pháp cho chúng sanh thức tỉnh trong giấc mộng vô minh, và thấy rõ các pháp.

Khi Upaka nghe vậy mới nghĩ rằng: "Thầy Sa Môn này nói giọng rất thanh tao, lời nói dịu ngọt, thân hình thật đẹp", thầy mới phát tâm trong sạch nói rằng: "Thật thầy là người có nhiều công đức tự mình Giác Ngộ. Vậy thầy là người được tên là Anantajina (có nghĩa là Thắng Hoá Ðến Nơi Cùng Tột). Thầy là người hơn tất cả chúng sanh."

Ðức Thế Tôn muốn cho thầy vun trồng thêm mầm tin nên Ngài mới dạy thêm rằng: "Này Upakàjivakha, những người hết phiền não trong thế gian này là người thắng hoá trong mọi nơi. Không còn một nhân vật nào bằng Như Lai. Vì vậy Như Lai cũng đáng có tên là Anantajina như ngươi đã tặng."

Thầy ngoại đạo ấy nghe thế liền gật đầu tán thưởng và nói: "Thật đúng như vậy". Rồi bỏ đi.

Chiều ngày rằm tháng 6 âm lịch năm Dậu.

Năm thầy Kiều Trần Như tắm xong rồi đàm đạo với nhau. Khi ấy lại nhớ đến đức Thế Tôn nói với nhau rằng: "Này các bạn, sau khi chúng ta bỏ ra đi, không biết thầy Sa Môn Cồ Ðàm ở nơi nào, giờ đây đang ngồi đâu, đang làm gì, không biết Ngài có nghĩ nhớ đến chúng ta chăng?"

Nói vừa dứt lời thì đức Thế Tôn cũng vừa ngự đến, hào quang sáng ngời, 5 ông trông thấy hào quang sáng ngời rực rỡ lấy làm lạ và kinh sợ. Mỗi ông ngó một hướng coi ánh sáng ấy từ đâu đến. Có một ông thấy trước nên mới gọi các vị kia rằng: "Các bạn ơi, thầy Sa Môn Cồ Ðàm đi tìm ta. Ngài đã bỏ sự hành đạo tinh tấn, đi khất thực ăn, khác thường nhiều lắm, thì làm sao đắc quả vô thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác được? Chắc ông ở một mình buồn nên tìm đến chúng ta. Nếu ông ta thích nơi nào thì ngồi nơi ấy".

Tuy cả 5 vị đồng ý với nhau. Nhưng khi đức Thế Tôn ngự đến thì các ông không thể ngồi yên được vì oai đức của đức Thế Tôn, các ông lăng xăng, ông thì tiếp bát, ông thì múc nước rửa chân. Ðức Thế Tôn an vị xong, 5 thầy mới hỏi: "Này thầy Cồ Ðàm, thầy mạnh giỏi chớ? Ði khất thực cũng được đầy đủ chớ?"

Khi nghe các vị ấy gọi tộc của Ngài như vậy. Ngài mới dạy rằng: "Này các thầy, các thầy không nên gọi Như Lai như vậy, vì Như Lai đã đắc quả vô thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác rồi. Vậy các thầy hãy nghiêng tai thính pháp. Như Lai sẽ giải nơi vô sanh bất diệt là Niết Bàn, các thầy hành theo lời của Như Lai thì sẽ được hưởng hương vị của quả vô sanh bất diệt là đại Niết Bàn".

Mặc dầu đức Thế Tôn dạy như thế, các thầy cũng vẫn gọi tộc của Ngài. Ðức Thế Tôn mới dạy rằng: "Này các thầy, các thầy hãy nhớ lại coi, từ trước tới nay. Như Lai từng nói với các thầy như thế này bao giời chưa? Vậy các thầy hãy lắng tai nghe thính pháp".

Khi ấy các thầy không dám gọi ngay tộc của Ngài nữa. Nên Ngài bắt đầu thuyết pháp đầu tiên là Chuyển Pháp Luân.

* * *

Nơi đây xin nhắc sơ lược về bài kinh Chuyển Pháp Luân. Quý vị muốn xem rõ xin xem trong quyển Kinh Tụng của Ðại đức Hộ Tông dịch nguyên văn (xem phần I-1 ở trên).

Trong bài Chuyển Pháp Luân tóm lại Ðức Phật dạy: Không nên hành theo 2 điều thái hoá, nên hành theo Trung đạo. Sau ấy là pháp Tứ Diệu Ðế.

Nhân tiện đây tôi xin cống hiến quí vị phép Tứ Diệu Ð? theo Chú giải và Phật ngôn hầu quí vị tiện bề nghiên cứu. Tôi có ý định giải pháp này từ lâu, nhưng chưa có dịp.

Ðức Thế Tôn được gọi là bậc Chánh Ðẳng Chánh Giác là nhờ nơi Ngài Giác Ngộ được Tứ Diệu Ðế. Và Tứ Diệu Ðế là pháp mà ngoài ra đức đại Giác Ngộ không ai hiểu thấu.

Ariyasacca là Phạn ngữ, ta dịch là Tứ Diệu Ðế. Trước hết ta nên hiểu thêm về tiếng gọi Ariyasacca.

Ariya có nghĩa là cao quý hay thánh. Sacca có nghĩa là thật. Ariyasacca có nghĩa là sự thật cao quí hay Diệu Đế, hay sự cao quí của bậc Thánh Nhơn, vì Phàm Nhơn mà thông hiểu và thấu đáo các pháp ấy tức nhiên không còn luân hồi nữa. Trở thành thánh. Tiếng nói Ariyasacca thật cao quí ấy có 2 ý nghĩa là:

- Ariyasacca: thật cao quí mầu nhiệm. Ý nói sự thật của 4 pháp ấy thật là cao sâu mầu nhiệm. Người còn phiền não không bao giờ nhận định được, nếu không phải là đấng Đại giác thì không thể nào nhận định nổi.

- Ariyasacca: thật cao quí mầu nhiệm. Ý nói người thông đạt được ý nghĩa cao sâu mầu nhiệm của 4 pháp ấy thì người ấy trở nên bậc vĩ nhân cao quí tuyệt đối trong cõi Ta-bà này.

Xin giải thêm ý nghĩa của câu thứ nhất. Tứ Diệu Ðế là sự thật cao quí nói về pháp có đầy đủ nguyên nhân cao quí mầu nhiệm ví như kim cương có sự quí riêng của nó, là phẩm chất đẹp quí có giá trị thật cao ai ai cũng ưa chuộng. Nó không phải là vật mà có ngày kia phải thay đổi mầu sắc hay phẫm của nó. Không phải như những vật khác vì thời gian mà làm giảm mất giá trị vì nó củ.

Câu thứ nhì: câu này có một ít làm cho ta phân vân hoài nghi vì nó làm cho người trở nên cao quí. Vì vậy tôi (soạn giả) xin đặt ra câu hỏi và trả lời để làm rõ lý ra cho quí vị dễ hiểu hơn.

Vấn: Tại sao Tứ Diệu Ðế làm cho người trở nên cao quí?

Ðáp: Ý câu này nói rằng: Khi nào người hiểu và thực hành triệt để theo pháp Tứ Diệu Ðế, tâm của người ấy sẽ thay đổi từ chỗ còn ham mê thích thú trong Tam Giới trở nên người không còn mến tiếc ham muốn gì trong Tam Giới dầu là Ngũ Uẩn này.

Vấn: Ta chỉ biết rằng: Ðây Khổ, Tập, Diệt, Đạo, như thế ta cũng trở thành cao quí sao?

Ðáp: Người hiểu đây là Khổ, Tập, Diệt, Đạo như ông nói nhưng không thực hành theo, thì không có ích chi hết. Cũng như con két biết nói tiếng người nhưng chính nó không rõ ý nghĩa, nếu có biết chăng chỉ biết sơ sơ vậy thôi. Vì vậy không làm cho người ấy trở nên cao quí.

Sở dĩ nói rằng: Làm cho người cao quí khi người ấy học hiểu xong pháp Tứ Diệu Ðế rồi lại sáng triệt để thực hành theo bước đầu tiên là làm cho người tuần tự dứt bỏ phiền não cho đến khi hoàn toàn trong sạch Phiền Não, không còn khổ. Trí tuệ thấy thật sự Khổ, nhân sanh Khổ, diệt được Khổ và đạo pháp hành diệt tắt Khổ, hay là con đường đi đến nơi không còn khổ nữa.

Người hiểu thấu rõ rệt như thế nghĩa là người thấy bằng tuệ nhãn hay cũng gọi là pháp nhãn. Người ấy trở nên người cao thượng vì người ấy không còn làm tội lỗi và còn trở thành luân hồi nữa.

Sự hiểu biết Tứ Diệu Ðế một có định nghĩa rõ rệt, người hiểu và thực hành đúng theo mới đắc đạo được mới gọi là cao quí.

Hiểu như chúng ta không khác nào cái hiểu của trẻ con còn bé chỉ biết vàng chớ không hiểu giá trị của vàng và không biết dùng vàng để làm chi cho có ích.

Dưới đây là định luật của người mà gọi là hiểu rõ Tứ Diệu Ðế:

Khổ, Tập, Diệt, Đạo, mỗi điều chia làm 3 giai đoạn khác nhau mà người cần phải hiểu 3 giai đoạn này gọi là Ba Luân. Ba luân nhân cho 4 điều khổ, tập, diệt, đạo ra 12 điều gọi là 12 thể. Ðây là định luật mà người hiểu Diệu Ðế thực sự đều hiểu rõ rệt.

Người hiểu Khổ có 3 luân là:

- Sự Khổ có thật.

- Nên biết có Khổ

- Khổ mà người ấy đã thấy rõ rồi

Người hiểu Tập có 3 luân:

- Ái dục là nhân làm cho sanh Khổ thật.

- Nên hiểu rõ mặt của Ái dục

- Ái dục là người đã thấy rõ rồi.

Người hiểu Diệt có 3 luân là:

- Diệt có thật.

- Nên hiểu rõ Diệt

- Diệt mà người đã hiểu rõ rồi

Người hiểu rõ Đạo có 3 luân là:

- Đạo có thật

- Nên hiểu rõ Đạo

- Đạo mà người hiểu rõ, đầy đủ rồi.

Ðiều nên chú ý là: Sự hiểu rõ pháp Tứ Diệu Ðế có khác hơn sự hiểu thường. Vì cái hiểu của pháp Tứ Diệu Ðế còn cần phải hành theo chính chắn là diệt trừ phiền não, và biết rõ rằng: Trong tâm không còn tí phiền não nào cả. Ví như người bịnh biết chính mình đang thọ bịnh và biết:

- Đây là thuốc.

- Đây là thuốc chữa bịnh của ta đang bịnh.

- Ðã uống thuốc ấy và nhờ thuốc ấy mà bịnh tình cũng đang thuyên giảm từ từ, và chắc rằng sẽ đến nơi lành mạnh.

Người bịnh này ví như chúng sanh đầy phiền não đang bị đau khổ trong biển luân hồi, người này lại học được pháp Tứ đế, hành theo pháp ấy, và cũng nhờ vậy mà từ diệt được phiền não như người uống thuốc bịnh thuyên giảm lần lần, rồi mạnh hẳn, nghĩa là giải thoát hẳn.

-ooOoo-

I-3

LUẬN VỀ KHỔ

Trong pháp Tứ Diệu Ðế pháp mà đức Đại giác đặt trước nhất là Khổ.

Khi vừa nghe tiếng Khổ thì không ai lấy làm lạ. Vì ai ai cũng đều có nếm qua mùi vị của khổ không ít thì nhiều. Người sanh ra trong đời không ai không khổ mặc dầu là vị trưởng giả hay nhà vua. Nếu ta hỏi lại ai ai cũng đều biết đời là khổ, thậm chí có người bảo: Khi đứa trẻ sơ sanh khóc ra tiếng "khổ a, khổ a", nhưng người ấy hiểu như thế nào có đắc được quả đạo gì! Vì người ấy chỉ hiểu cái vỏ bên ngoài của khổ, hay biết khổ mà không thực hành để diệt trừ khổ. Người hiểu khổ như thế khác hơn cái hiểu bằng trí tuệ của đức Giác Ngộ một trời một vực. Cái hiểu của con người là hiểu bằng thức tánh. Còn cái hiểu của bậc Thánh Nhơn bằng tuệ. Chúng sanh biết khổ nhưng chưa biết phương pháp tránh khổ hay diệt khổ. Trái lại càng làm nhiều khổ. Cũng như người cầm ngọn đuốc chạy ngược gió bị lửa táp vào mặt nóng la khóc, than van nhưng lại không bỏ ngọn đuốc ấy vì sợ mất ánh sáng của ngọn đuốc ấy. Tôi xin ví như tài, sắc, lợi, danh hay thất tình lục dục

Còn các bậc Thánh Nhơn nhất là Ðấng Giác Ngộ biết khổ, biết nguyên nhân sanh khổ, và biết nguyên nhân diệt khổ.

Ví như 2 nhân vật người bị và bác sĩ. Người bịnh chỉ biết rằng: Ta đang bịnh bị hành hạ, khổ sở, nhưng không biết làm sao hết bịnh. Còn bác sĩ biết nguyên nhân phát sanh bịnh. Biết cách ngăn ngừa sự ấy và hơn nữa có thuốc và biết cách trị dứt bịnh ấy nữa. Vì 2 sự hiểu biết khác nhau như thế ấy nên bác sĩ và người bịnh khác nhau. Người bịnh lâm bịnh chỉ còn chờ chết và chưa hết phải chịu khổ vì chứng bịnh ấy. Ðây chính là chúng sanh tuy biết khổ nhưng không có phương pháp nào làm sao để giải thoát khổ.

Ðoạn trên nhắc cho quí vị thấy rằng: Sự hiểu biết của chúng sanh, của Thánh Nhơn khác nhau chỗ biết bằng trí tuệ, và biết bằng sự nhận thức của thức tánh. Vì chúng sanh biết khổ bằng thức tánh nên không giải thoát được. Nhưng ví dụ tôi đem lại đoạn trên để quí Ngài hiểu rõ thêm biết khổ hay hiểu khổ có khác hơn sự Giác Ngộ không.

Bài pháp đầu tiên của đức Đại giác là bài DHAMMACAKKAPPAVATTANA SUTTA nghĩa là KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN. Trong ấy đại khái như đã nói trên. Nơi đây tôi xin giải thích pháp Tứ Diệu Ðế.

* * *

Trong Tứ Diệu Ðế hay pháp thứ nhất gọi là Khổ. Trong cái khổ này có thể chia ra làm 2 phần là:

1) Sabhàvadukkha: Khổ có từ khi có ta và cái khổ này là khổ theo dính bên ta không bao giờ xa ta. Mà hiện nay các bậc trí thức hay chánh phủ đang diệt khổ ấy, nhưng chắc hẳn là không được. Khổ ấy trong bài Chuyển Pháp Luân đức Thế Tôn có dạy rằng: Idam kho pana bhikkhave dukkham ariyasaccam. Này các thầy Tỳ Khưu, đây là khổ thật sự là:

Jatipi dukkhà: Sanh Khổ.

Jàràpi dukkhà: Lão Khổ

Maranampi dukkham: Tử Khổ.

2) Ðiều thứ nhì gọi là Pakinnakadukkha: Khổ phụ thuộc hay có thể gọi là khổ đến sau là:

Soka: Buồn rầu thất vọng

Parideva: Than van.

Dukkha: Khổ Khổ

Domanassa: Uất ức, phiền phức.

Upàyàsàpi dukkhà: Tâm nóng nảy, xốn xang.

Ayampi sampayogo dukkho: Gặp những việc mà mình không ưa thích là khổ.

Piyehe vippayogo dukkho: Bị xa lìa những vật thương yên mến tiếc.

Yampiccham na lapati tampi dukkham: Sự yêu mến mà không được gần là khổ.

Khổ tóm lại có một là:

Sankhitena pancupàdànakkhandhà dukkhà - Nói tóm lại, sự chấp lấy Ngũ Uẩn này là Khổ.

Theo bài kinh Chuyển Pháp Luân cho ta thấy rằng: Ðức Thế Tôn chia Khổ ra làm 2 phần là Khổ thật sự và Khổ mới đến sau này. Khi dạy xong 2 Khổ ấy, Ngài còn lại tóm lại một lần nữa cho chúng ta thấy rõ phiền não làm cho khổ nên Ngài dạy rằng: Chung qui là những người còn chấp lấy Ngũ Uẩn nên khổ.

Nếu tôi giải tỷ mỷ của Khổ, tôi tin rằng chỉ choán lấy giấy và làm cho quí vị chán đọc thôi, vì vậy tôi nên nói tóm lại là khổ là nền tảng của đời sống là cái khổ thật sự. Còn những cái khổ tới sau là những cái khổ khi mà người ta đã có thân này rồi.

Khổ đến sau có chỗ Phật gọi là Akantudukkha, Khổ khách quan. Khổ này quí vị đã hiểu nhiều xin miễn giải.

Khổ thật sự, nghĩa là khổ ấy theo dính liền với ta bắt đầu từ khi ta thọ sanh vào lòng mẹ. Theo lời dạy trong bài kinh Chuyển Pháp Luân thì khổ này có 3 là:

Jàti dukkha: Sanh Khổ

Jarà dukkha: Già Khổ

Marana dukkha: Tử Khổ.

Theo chúng ta thường nghe và biết rằng: Sanh, lão, bịnh, tử là 4 cái khổ thật sự. Nhưng trong Phạn ngữ không kể khổ đau, vì khổ đau là khổ đến khi sanh, hay khi trong lòng mẹ, nhưng khi đau phải do một lý do nào chứ không phải như già và chết, vì già từng giờ phút của thời gian qua. Còn đau lâu lâu mới đến một lần chứ không phải từng giờ từng phút như già. Sau này chú giải mới nói rõ thêm đau vào và vì quen miệng nên nói già, đau, chết. Chớ thật sự trong bài Chuyển Pháp Luân thì không nói đến đau là khổ thật sự.

Giải 3 cái Khổ thật sự:

JÀTI (SANH)

Sanh đây ý nói là bắt đầu sanh vào lòng mẹ. Xin nhắc lại quí vị là khổ sanh đây chỉ là người sanh vào lòng mẹ chớ không nói cái khổ của bà mẹ sanh. Sanh khổ ấy chia ra làm 3 thời kỳ:

- Khổ khi còn trong bụng mẹ

- Khổ khi sanh ra

- Khổ do nơi sanh, nghĩa là khi sanh có thân này là có già, đau, chết và những cái khổ đến sau nữa.

Vạn vật trong vũ trụ này kể cả thân hình ta đều do nơi sự phối hợp của tứ đại. Nhưng những đồ vật dùng lâu người ta gọi là cũ. Những thân hình ta dùng lâu là cũ mà gọi là Già, mặc dầu là 2 tiếng phát âm khác nhau nhưng cũng một ý nghĩa là tới chỗ hư hoại. vạn vật trong vũ trụ có khác nhau về hình thể, màu sắc... Nhưng cùng chung một thể là già, cũ, rồi tiêu hoại.

Nên trong chú giải có câu hỏi: Thân hình ta đây bắt đầu già từ bao giờ?

Ðáp: Theo lời Phật dạy và người đời hiểu cái Già có 2 lối khác nhau là:

- Người đời thường hiểu cái Già là khi bắt đầu vào 60, 70, hay 80 tuổi mới gọi là già. Vì người đời khi ấy mới thấy rõ sự thay đổi của hình dáng bên ngoài.

- Về phương diện đạo đức thì trái lại thân này thay đổi từng sát na, nghĩa là một sát na qua thì thân này đã già rồi và vạn vật trong đời và người đều thay đổi mà chính bản thân của người cũng không biết sự thay đổi ấy, nên chỉ không biết mình đã gìa. Chỉ có khác là cái Già thực hiện rõ rệt thôi.

Ðức Thế Tôn có dạy Già ấy có thể chia ra 3 phần là:

1) Appaticchannajarà: Già không hiện rõ. Nghĩa là người đời trông thấy đứa bé càng ngày càng lớn than hình tráng kiện đó là nơi do sự thay đổi mọi vật trong châu thân chính là già, nhưng đời thường cho đó là sự lớn của con người, nhưng người đó biết đâu khi qua mỗi sát na là người đã già vì cái Già này không hiện ra rõ rệt để người ngó thấy, nên ai ai cũng ưa thích và hãnh diện trong tuổi này. Và đây cũng là 1 lý do chỉ cho ta thấy rằng người chưa thấy được phép Tứ Diệu Ðế

Nếu quí vị tự ý và muốn biết thì hỏi các nhà nghiên cứu về vi trùng học thì quí Ngài sẽ cho quí vị biết rằng những vi trùng và những hạt máu trong châu thân ta đều thay đổi từng sát na một. Còn Ðức Phật thì dạy các tế bào của ta thay đổi và chết đi rồi những cái khác thay vào.

2) Parijina: Già làm cho thân này có phần thay đổi đối với người có thể nhận thấy được. Ý nói, khi được 4 hay 5 hoặc 60 tuổi người thấy có thay đổi một vài bộ phận rõ rệt làm cho ta thấy cái thay đổi ấy, chừng đó mới chịu gọi là già. Có lắm người còn muốn giấu cái Già bằng cách nhuộm tóc lại ....

3) Paripakka: Già khú, ý nói già đến đổi không làm gì được. Chính bản thân mình cũng không kiểm soát được mình, như tay run, chân không nhấc nổi để đi...

Người đời khi thấy người già khú ấy mới nhận thức là Già Khổ. Vì người già tới độ ấy chỉ còn đợi tử thần đến đem đi chớ không còn làm gì được nữa.

Hiện giờ, nếu ta nói đến già thật là khó hiểu nổi, chỉ còn có hỏi các cụ thì mới biết cái Già Khổ như thế nào. Riêng tôi mới 50 tuổi, chỉ thấy tóc bạc, ngoài ra chưa thấy gì hơn, vì mắt cận thị từ lâu. Nhưng tôi thấy ngày kia không xa, tôi không còn dùng thân tứ đại này vào đâu được, nên chỉ hiện thời, tôi cố tiện tặn từng giờ phút một để làm việc lợi ích cho mình ngày vị lai.

Già còn có thể chia ra làm 2 phần là:

1) Già làm giảm sức mạnh của cơ thể. ý nói chúng ta ai cũng có phận sự rất nặng trên vai, mà càng lớn phận sự ấy càng chồng chất nặng thêm lên mãi mãi. Như khi ta còn nhỏ học lớp nhỏ không khó lắm, càng lớn càng học cao thì cái khó chồng thêm mãi. Ðến khi lớn lên phải sanh sống không thể nhờ nơi cha mẹ gia đình mãi được, thì phận sự càng nặng. Ta có những cái khổ nhất mà không thể tránh khỏi là Già, Ðau, Chết, khi có vợ ta cũng có cái Già, Ðau, Chết như ta, đã một thân mà còn nặng trĩu phương chi lại thêm một thân nữa như ta, mà có lẽ còn nặng thêm nữa là nếu gặp bà vợ đòi thêm son, phấn, quần áo đẹp, hay hột xoàn, vàng ròng v.v... thì quí vị có nặng tới độ nào. Khí có thêm một đứa con thì cái lo thêm nữa, đến 2, 3, 4 đứa thì cái nặng càng gấp bội. Nhưng khổ nổi khi gánh càng nặng tuổi thọ lại càng nhiều nghĩa là đã già và cộng thêm vào bịnh hoạn thường đến với tuổi già.

Già làm giảm sức nơi đây ta có thể ví dụ như một chiếc xe hơn. khi còn mới ít hư và đẹp, chạy nhanh mau. Nhưng khi dùng nhiều ngày chở quá nặng hay chạy đằng xa, thì nólại hư mau. Khi đã cũ rồi lại càng hư liền liền, như toàn thân này khi càng già càng bịnh thường hơn.

2) Già đem sự bịnh hoạn lại. ý nói rằng: Khi cái Già đã đến thì không bao giờ đưa hạnh phúc đến bao giờ, cái mà nó đưa đến là sự bịnh hoạn, như mắt mờ, tai điếc răng r?ng tóc bạc, tay chân run rẩy v.v...

Nếu có ai hỏi: Cái gì đem bịnh hoạn đến cho ta? Tôi tin rằng quí Ngài sẽ không ngần ngại đáp rằng: già đem bịnh hoạn đến cho ta.

MARANA (CHẾT)

Chết là gì? - Chết là sự bỏ xát thân này lại, và không đem những gì theo được mặc dù là vật thương yêu nhất đời. Sau khi thần thức ra khỏi thân này thì thân này từ từ thay đổi sình lên và hôi thúi, đến cùng là tan rã còn lại một đống xương trắng.

Người đã chết thì không còn hành động gì được, và không dùng vào đâu được với cái xác thân hôi thúi ấy. Ðời người không khác nào cây đèn có đủ dầu, tim, khi có lửa châm vào bắt cháy đến khi hết dầu lại tắt. Tuổi thọ con người ví dầu trong đèn, ngày nào đó dầu phải cạn và tắt, người sống đây thọ yểu không khác nào đèn có dầu nhiều ít vậy thôi chớ có một điểm giống nhau là tắt. Khi người hết tuổi thọ không thể sống thêm được dầu một phút, cũng như đèn hết dầu cũng không thể cháy thêm được một giây nào. Khi ngọn đèn tắt ta không tìm thấy ngọn lửa đã mất cũng như không thể tìm được cái sống của người đã chết.

Sự khổ của chết không thể dùng lời mà tả cho được vì mọi người chúng ta đều còn sống, phải chăng chỉ có người sắp chết và đã chết mới nhận thấy cái khổ ấy. Khổ chết ta có thể kết luận vắn tắt là: Làm mất cả sự an lạc của cả đời người. Sự an lạc ấy là nhà cửa, của cải, thân quyến. Nhất là cái xác thân này.

Phận sự của Khổ đế

Khổ Diệu Ðế nhất này, Ðức Thế Tôn dạy phải biết rõ khổ một cách vi tế như vị bác sĩ hiểu rõ căn bịnh, nguyên nhân sanh bịnh và phương pháp trị tuyệt bịnh.

Phật ngôn

Dukkham ariyasaccam pariannyya - Khổ Diệu Ðế này người nên nhận thức cho rõ ràng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro