CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRẺ EM

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRẺ EM

1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN.

a, TRẺ EM.

- Trong triết học, TE đc xem trong MQH biện chứng vs sự phát triển XH.

- Trong TLH, TE đc dùng để chỉ giai đoạn đầu của sự phát triển nhân cách con người.

- Về góc độ XHH thì đó là nhóm ở trong giai đoạn đầu tiên của quá trình XHH?

- Về luật pháp, người ta thường coi đó là lứa tuổi vị thành niên.

- Công ước quốc tế về quyền trẻ em (CRC), điều 1 trong CRC đã nêu rõ: " trong phạm vi công ước này, TE có nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng vs TE đó quy định tuổi thành niên sớm hơn".

Theo CRC: người chưa thành niên=TE=dưới 18 tuổi

Ở VN: Người chưa thành niên                         khác                                trẻ em.

+TE dưới 16 tuổi     + Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.             +  TE dưới 16 tuổi

           -> Như vậy: ở cả văn bản quốc gia và văn bản quốc tế thì TE vẫn đc hiểu là những người dưới 18 tuổi.

- Tuy nhiên, về mặt luật pháp của VN thì trẻ em vẫn thống nhất là người dưới 16 tuổi.

( Theo công ước quốc tế: TE là những người dưới 18 tuổi)

B, TE CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT.

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em không đủ Điều kiện thực hiện được quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền học tập, cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội để được an toàn, hòa nhập gia đình, cộng đồng.

- Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm các nhóm sau đây:

+ Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ;

+ Trẻ em bị bỏ rơi;

+ Trẻ em không nơi nương tựa;

+ Trẻ em khuyết tật;

+ Trẻ em nhiễm HIV/AIDS;

+ Trẻ em vi phạm pháp luật;

+ Trẻ em nghiện ma túy;

+ Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở;

+ Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực;

+ Trẻ em bị bóc lột;

+Trẻ em bị xâm hại tình dục;

+ Trẻ em bị mua bán;

+ Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo;

+ Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc.

-  BẢO VỆ TE:   là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảođảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý cáchành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. 

- Bảo vệ trẻ em là việc t/h các biện pháp phù hợp để:

+ Đảm bảo TE đc sống an toàn lành mạnh.

+ Phòng ngừa, ngăn chặn và xử lí các hành vi xâm hại TE.

+ Trợ giúp TE có hoàn cảnh đặc biệt.

C, CÁC VẤN DỀ VỀ BẢO VỆ TE.

- X.hại thể chất, tình dục, cảm xúc hoặc TLXH.

- Buôn bán và bóc lột tình dục TE vì mđích thương mại.

- TE LĐ trong môi trường độc hại và bóc lột LĐ.

- TE không đc cha mẹ chăm sóc.

- Sao nhãng trẻ.

- Các phong tục truyền thống có hại cho trẻ ( tảo hôn, thương cho roi cho vọt,...)

- TE vi phạm PL.

- TE bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.

D, CÁC YẾU TỐ GÂY TỔN THƯƠNG CHÍNH.

- Các yếu tố rủi ro chính về bảo vệ TE.

+ Nghèo và khủng hoảng kinh tế.

+ Đô thị hóa và di cư.

+ Thái độ và tập quán VHXH (thương cho roi cho vọt)

+ Các vấn đề về môi trường và thiên tai. (xảy ra thiên tai -> ngươi lớn chết -> TE không nơi nương tựa).

+ Thiên tai và các vấn đề môi trường: tăng nguy cơ trẻ em mồ côi, tai nạn, tử vong, sang chấn tâm lý.
+ Xung đột vũ trang: đe dọa tính mạng của trẻ em, tăng xâm hại tình dục trẻ em, sử dụng trẻ em trong xung đột vũ trang.

+ Các vấn đề vầ sức khỏe cũng đe dọa tình hình bảo vệ trẻ em.

+ Yếu kém về thể chế làm gia tăng nguy cơ xâm hại trẻ em.

* Các yêu cầu bảo vệ trẻ em. (Điều 47).

1. Bảo vệ trẻ em được thực hiện theo ba cấp độ sau đây:

a) Phòng ngừa;

b) Hỗ trợ;

c) Can thiệp.

2. Bảo vệ trẻ em phải bảo đảm tính hệ thống, tính liên tục, có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cấp, các ngành trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.

3. Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em. Việc bảo vệ trẻ em phải tuân thủ các quy định của pháp luật, quy trình, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

4. Trẻ em được ưu tiên bảo vệ tại gia đình, gia đình nhận chăm sóc thay thế. Việc đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội là biện pháp tạm thời khi các hình thức chăm sóc tại gia đình, gia đình nhận chăm sóc thay thế không thực hiện được hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

5. Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em phải được cung cấp thông tin, được tham gia ý kiến với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong việc ra quyết định can thiệp, hỗ trợ để bảo vệ trẻ em.

6. Coi trọng phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em; kịp thời can thiệp, giải quyết để giảm thiểu hậu quả; tích cực hỗ trợ để phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

* Cấp độ phòng ngừa: (Điều 48)

1. Cấp độ phòng ngừa gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với cộng đồng, gia đình và mọi trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức về bảo vệ trẻ em, xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em, giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị xâm hại hoặc rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

2. Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ phòng ngừa bao gồm:

a) Tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng, gia đình, trẻ em về mối nguy hiểm và hậu quả của các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em; về trách nhiệm phát hiện, thông báo trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;

b) Cung cấp thông tin, trang bị kiến thức cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em về trách nhiệm bảo vệ trẻ em, kỹ năng phòng ngừa, phát hiện các yếu tố, hành vi gây tổn hại, xâm hại trẻ em;

c) Trang bị kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ để bảo đảm trẻ em được an toàn;

d) Giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em;

đ) Xây dựng môi trường sống an toàn và phù hợp với trẻ em.

* Cấp độ hỗ trợ: (Điều 49).

1. Cấp độ hỗ trợ bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi hoặc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhằm kịp thời phát hiện, giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em.

2. Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ hỗ trợ bao gồm:

a) Cảnh báo về nguy cơ trẻ em bị xâm hại; tư vấn kiến thức, kỹ năng, biện pháp can thiệp nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ xâm hại trẻ em cho cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người làm việc trong cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và trẻ em nhằm tạo lập lại môi trường sống an toàn cho trẻ em có nguy cơ bị xâm hại;

b) Tiếp nhận thông tin, đánh giá mức độ nguy hại, áp dụng các biện pháp cần thiết để hỗ trợ trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;

c) Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật này;

d) Hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và gia đình của trẻ em được tiếp cận chính sách trợ giúp xã hội và các nguồn trợ giúp khác nhằm cải thiện điều kiện sống cho trẻ em.

* Cấp độ can thiệp: (Điều 50).

1. Cấp độ can thiệp bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em và gia đình trẻ em bị xâm hại nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại; hỗ trợ chăm sóc phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

2. Các biện pháp bảo vệ trẻ em cấp độ can thiệp bao gồm:

a) Chăm sóc y tế, trị liệu tâm lý, phục hồi thể chất và tinh thần cho trẻ em bị xâm hại, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần can thiệp;

b) Bố trí nơi tạm trú an toàn, cách ly trẻ em khỏi môi trường, đối tượng đe dọa hoặc đang có hành vi bạo lực, bóc lột trẻ em;

c) Bố trí chăm sóc thay thế tạm thời hoặc lâu dài cho trẻ em thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật này;

d) Đoàn tụ gia đình, hòa nhập trường học, cộng đồng cho trẻ em bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi;

đ) Tư vấn, cung cấp kiến thức cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, các thành viên gia đình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt về trách nhiệm và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc, giáo dục hòa nhập cho trẻ em thuộc nhóm đối tượng này;

e) Tư vấn, cung cấp kiến thức pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;

g) Các biện pháp hỗ trợ trẻ em bị xâm hại và gia đình của trẻ em quy định tại khoản 1 Điều 43, khoản 1 Điều 44 và điểm d khoản 2 Điều 49 của Luật này;

h) Theo dõi, đánh giá sự an toàn của trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại.

* Công tác bảo vệ trẻ em.

- Công tác bảo vệ trẻ em được hiểu là trách nhiệm của các bên liên quan, ủa toàn xã hội theo pháp luật quy định cộng tác hướng tới đảm bảo sự an toàn cho mọi trẻ em.

- Bảo vệ và chăm sóc trẻ em cần sự bảo vệ dặc biệt.

- Các thủ tục hành chính có tính chuyên nghiệp và các chương trình cung cấp dịch vụ ở các cấp được thiết lập để đảm bảo rằng mọi trẻ em được bảo vệ và được an toàn, đồng thời đảm bảo được một đội ngũ nhân lực có đủ kiến thức năng lực để bảo vệ trẻ em.

* Trách nhiệm của người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã: (Điều 53)

1. Đánh giá nguy cơ và xác định các nhu cầu của trẻ em cần được bảo vệ.

2. Tham gia quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi.

3. Tư vấn, cung cấp thông tin, hướng dẫn trẻ em và cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em tiếp cận dịch vụ bảo vệ trẻ em, trợ giúp xã hội, y tế, giáo dục, pháp lý và các nguồn trợ giúp khác.

4. Tư vấn kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em cho trẻ em, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình, cộng đồng.

5. Kiến nghị biện pháp chăm sóc thay thế và theo dõi quá trình thực hiện.

6. Hỗ trợ trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em là người bị hại, người làm chứng trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng theo quy định tại Điều 72 của Luật này.

* Mục tiêu của công tác bảo vệ trẻ em.

- Đảm bảo an toàn cho mọi trẻ em và đảm bảo trẻ không bị tổn hại từ các hình thức sau:

+ Do hành vi cố ý của một người đối với một đứa trẻ (hành vi có chủ định).

+ Do hành vi phát sinh của một người gây tổn hại cho trẻ (hành vi gián tiếp).

- Ngăn ngừa những hành động phát sinh có thể gây hại cho TE.

- Phục hồ cho những trẻ đã chịu những hậu quả do tổn thương gây nên.

- Bảo vệ trẻ em hiện nay được chia thành hai học phần chính:

+ Hệ thống bảo vệ trẻ em: được hiểu bao gồm những thành phần của xã hội có trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn chăm sóc và bảo vệ cho trẻ em. Mỗi hệ thống bảo vệ trẻ em đều có khung chính sách và pháp lý để định hướng cho cơ cấu bảo vệ trẻ em. Mỗi quốc gia sẽ có quyết định để lựa chọn những bộ phận nào trong xã hội có trách nhiệm bảo vệ trẻ em.

+ Cấu trúc bảo vệ trẻ em: là cấu trúc hợp pháp về hoạt động bảo vệ trẻ em của một quốc gia, nó là một cấu trúc tổ chức được thành lập để đảm bảo an toàn và bảo vệ trẻ em. Nó có thể bao gồm: các hệ thống tổ chức chính thức như là chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức phi chính thức là những người quan tâm bảo vệ trẻ em nhưng không được trẻ thù lao.

* Công tác xã hội với trẻ em: là một phần trong các lĩnh vực chuyên biệt của ngành công tác xã hội vs mục tiêu đem lại sự hỗ trợ cho trẻ em trong hoàn cảnh khó khăn, giúp bảo vệ trẻ em và góp phần vào nên an sinh cho trẻ em.

- CTXH với TE sử dụng các kỹ năng của CTXH chuyên nghiệp nhằm hỗ trợ, giúp đỡ những TE có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn, mang lại cho TE niềm tin vào cuộc sống, để các em có thể phát triển nhân cách đầy đủ, toàn diện.

- Theo Beatrice Pompy:..................................................

- Riêng với lĩnh vực BVTE: CTXH BVTE là việc sử dụng những kiến thức kỹ năng CTXH chuyên nghiệp trong quá trình làm việc với TE, gia đình và cđ nhằm hỗ trợ , phòng ngừa, giải quyết, phục hồi việc xâm hại, bóc lột và sao nhãng trẻ.

* CTXH với TE bao gồm những nội dung như sau:

- Các chức năng của CTXH và các nhu cầu đặc biệt của TE: trị liệu, hỗ trợ, phục hồi, bảo vệ liên quan đến TE có nhu cầu đặc biệt.

- Các lĩnh vực thực thi của CTXH với TE: cộng đồng, trường học, bệnh viện, các cơ sở XH.

- Cá vai trò của NVCTXH với TE.

*Các lĩnh vực thực hành của CTXH với TE gồm: 

- BVTE.

- Sức khỏe của TE.

- SK tâm thần.

- Khuyết tật.

- Phúc lợi gia đình và TE.

- Trên cơ sở đó NVCTXH có thể thực hiện các nội dung sau:

+ BVTE bị LD/XH.

+ Chăm sóc TE

+ Thực hiện các chương trình giáo dục về đời sống gia đình.

+ Thực hiện các chương trình CTXH và trường học.

+ Các chương trình hốc trợ gia đình.

+ Các chương trình về sức khỏe tâm thần.

+ Can thiệp với các cá nhân nghiện rượu và ma túy.

+ Làm việc với các cá nhân phạm tội.

+ Xây dựng và thực hiện các chương trình CSSK TE.

* Lưu ý: 

- CTXH với TE đc thực thi trong bối cảnh gia đình môi trường sống toàn diện của trẻ, do đó CTXH với gia đình cũng gắn bó chặt chẽ với các vấn đề của trẻ.

- Thực hành CTXH lấy gia đình làm trọng tâm: con người trong bối cảnh toàn diện (môi trường sống).

- CTXH trước các vấn đề của gia đình: gia đình đơn thân, gia đình bạo lực, gia đình tội phạm, gia đình lạm dụng trẻ em.

- Vai trò của NVXH trong gia đình.

- An sinh XH trong gia đình.

II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TRẺ EM.
1. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN NHÂN ĐẠO.
- Trẻ em cũng như một sô nhóm yếu thế khác vẫn là đối tượng của các nhóm hoạt động nhân đạo, từ thiện.

- Đặc biệt là đối với các đối tượng là TE.

2. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN DỰA TRÊN KHẢ NĂNG THỰC TẾ VÀ THỤ HƯỞNG BỊ ĐỘNG.

- Phương pháp này là nấc thang cao hơn phương pháp tiếp cận nhân đạo, chủ yếu là tinh thần nhân đạo và tình thương.

3. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN DỰA TRÊN QUYỀN TRẺ EM VÀ LẤY TRẺ EM LÀM TRUNG TÂM.

- Thep phương pháp này thì: " TE không phải là đối tượng tiêu phí mà là đốitượng đầu tư".

- Như vậy cần chú ý đến quá trình đánh giá thực trạng để từ đó đề xuất giải quyết phù hợp cần chú ý -> lấy TE làm trung tâm.

- Hiểu biết bối cảnh và thực trạng lịch sử, VH, chính trị,... nới trẻ em gia đình và cộng đồng là một nhân tố cơ bản của chuwng trình lấy trẻ em làm trung tâm.

- Hiểu biết đầy đủ về chương trình này sẽ mang lại sự thay đổi có ảnh hưởng tích cực đối với trẻ em, gia đình, cộng đồng và các thiết chế.

- Cách tiếp cận này lấy trẻ em làm trung tâm, quan tâm đến nhu cầu quyền của trẻ em và những vấn đề tạo điều kiện sinh sống, phát triển cho trẻ.

- Trong thực tế người ta thường gắn hai khái niệm "trẻ em và phát triển xã hội" thước đo cho sự phát triển xã hội. Chính là xem xét xã hội đó đầu tư cho trẻ em như thế nào.

Bởi vì:

- Trẻ em là người ít có quyền lực nhất trong xã hội.

- Thời thơ ấu là cơ hộ tốt nhất để trẻ em phát triển về mặt sinh học và xã hội.

- Thất bại trong việc hỗ trợ để trẻ phát triển thời thơ ấu sẽ để lại hậu quả nặng nề, lâu dài, và không thể thay đổi cá nhân và to lớn → khả năng phát triển của xã hội.

- Trẻ em là tác nhân xã hội năng động như người lớn.

- Những kinh nghiệm mà trẻ phải trải qua do sự đối xử của xã hội người lớn sẽ ấn định cách tiếp cận sau này của trẻ đời sống xã hội tương lai.

- Khi tiếp cận các vấn đề của trẻ em cần lưu ý một số hạn chế sau:
+ Thiếu thông tin chuyên biệt về trẻ.
+ Không nhận ra sự đóng góp của trẻ.
+ Không có sự tham gia của trẻ em trong các hoạt động có liên quan đến trẻ em.
+ Sự đeo đuổi lợi ích của người lớn mà không nghĩ đến lợi ích của trẻ em.
+ Không quan tâm đến mô hình chuẩn từ thời thơ ấu của trẻ.

-------------Hết chương 1-------------------------

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro