C16: Những người lính Cụ Hồ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Mẹ ơi, con đã về! Không phải ai cũng được nói câu đó với mẹ sau ngày kết thúc chiến tranh. Rất nhiều người đã phải nằm lại ở một nơi nào đó trong chiến trường. Còn chúng tôi, những người lính được trở về với mẹ là những người may mắn nhờ hồng phúc gia đình và nhờ có đồng đội đã hi sinh nhường chỗ cho để trở về"

Mở đầu là niềm vui vỡ òa của những người lính Cụ Hồ  đó là khi nghe tin địch đầu hàng, quân ta chiến thắng ngay trên đường hành quân, thật ngỡ ngàng không tin nổi "chiến tranh đã kết thúc rồi sao" khi mới vài phút trước thôi họ vẫn trong tư thế sẵn sàng hy sinh.

''Chúng tôi sẽ về lại nơi mình đã từng sống, nơi mà từ đó mình bắt đầu bước chân đi để trở thành người lính. Trở về để lại làm những người dân thường sau những năm khoác áo lính. Trở về để làm tiếp mọi dự định, mọi công việc năm xưa phải bỏ dở..."

Hóa ra con đường về nhà của người lính thời hậu chiến cũng khúc khuỷu lắm ổ gà, ổ trâu khiến họ phải bước thấp bước cao vượt qua. Có quá nhiều việc để bắt đầu gây dựng cuộc sống mới, để hòa nhập với gia đình và xã hội, để phụng dưỡng cha mẹ hay thăm hỏi bạn bè. Cuộc sống của các anh sắp tới không chỉ là của riêng mình mà phải sống thêm cả phần người khác - đó hình như là món nợ sinh tử mà mỗi người lính khi bước ra khỏi cuộc chiến phải mang theo bên mình.

Không còn bom rơi pháo nổ, không còn những đêm dài hành quân mà chả biết mình có được đón thêm một buổi bình minh... và khi không khí hân hoan của ngày 30/4/1975 đã lắng xuống, hậu phương đón các anh đã khắt khe hơn nhiều. Từ chuyện giám định thương tật để làm chế độ chính sách đến việc phân biệt đối xử khi học Đại học, những án kỷ luật tàn tích thời quân ngũ đôi khi có thể "nhấn chìm" số phận một con người. Nhưng vượt trên tất cả, với tinh thần bộ đội Cụ Hồ, các anh phải tìm cách hòa nhịp thật nhanh với cuộc sống đời thường. Không còn "ăn mày dĩ vãng", ngủ quên trên chiến thắng để sống thực tế hơn. Thực tế chứ không phải thực dụng, vì thực dụng có chứa cả những cái vẻ bần tiện, nhỏ nhen và thủ đoạn.

Và nếu như thời gian có quay trở lại, các anh vẫn sẵn sàng cầm súng chiến đấu để bảo vệ những điều nhỏ bé, giản dị của đất nước với niềm tin bất diệt: ... "chúng tôi sẽ lại chiến thắng"!

Có một điều luôn làm chị canh cánh trong lòng cho tới mãi sau này. Đó là lúc lên đường anh còn dặn chị: "Nếu anh không về thì sau ngày đất nước thống nhất thì em hãy đi tìm anh và chỉ có em mới tìm lại được anh thôi". Lúc chia tay chẳng ai lại nghĩ người mình yêu ra đi không có ngày trở về,mâu.a.epp  nên chị nhận bừa cho anh yên lòng,vậy đấy.re

Thời gian trôi đi, sự vật thay đổi khiến việc tìm lại hài cốt anh không hề đơn giản. Sau hàng chục lần đi về vào chiến trường Khe Sanh, mãi đến năm 2007, chị mới nhận được thông tin anh hy sinh tại khu vực cao điểm 222 ở làng Cát, huyện Đăkrông (Quảng Trị). Dù muốn đưa anh về, nhưng đêm đó chị lại nằm mơ thấy anh: "Em có đủ tiền bạc cũng không thể đưa anh về đâu. Bởi vì, nhiều đồng đội của anh ở đường 9 Khe Sanh chưa về được. Qua năm có Đoàn bộ đội 968 tỉnh Quảng Trị tìm kiếm hài cốt liệt sĩ thì lúc đó em hãy đi theo đoàn đưa anh về".

Đúng tháng 5 năm 2008, chị nhận được lời mời đi theo đoàn và chị đã tìm được anh giữa rừng già đại ngàn, với chiếc đèn 3 pin mà trước khi anh đi chị đã ghi chữ "tặng anh". Vậy là chị đã thực hiện được lời hứa với anh trước lúc lên đường.

Chị cố giấu nỗi buồn đi , đạp xe về thăm bố mẹ anh. Lúc đó ông cụ đang ngồi uống nước trên chiếc chõng bằng tre, chị đến gần ông cụ nói nhỏ: "Thầy ơi, anh ....". Chưa kịp nói hết lời thì ông cụ đã khoát tay ra hiệu dừng lại: "Con đừng nói nữa, thằng kia(Cuba) nó đã về báo mộng cho thầy, thầy biết rồi. Con đừng nói với u con, bà ấy đang ốm, sợ không chịu nổi".

Rồi bố mẹ anh Tiến lần lượt qua đời, cô em gái đã trưởng thành. Rồi chị Liên cũng lấy chồng, anh cũng là một sĩ quan quân đội. Là một người lính, anh rất trân trọng tình yêu đầu của chị. Mỗi năm, đến Ngày giỗ liệt sĩ hay ngày Thương binh - Liệt sĩ, cả nhà chị lại làm mâm cơm để hương khói cho người đã hy sinh trên chiến trường khốc liệt...
.
.
.
.
.
.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro