dap an CÂU HỎI ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.     Trình bày sự hiểu biết của bạn về ngành kỹ thuật? Các lĩnh vực chủ yếu mà người kỹ sư làm việc là gì? Trình bày về chức năng phân tích và thiết kế của người kỹ sư? (9 lĩnh vực)

Trả lời

1.1 sự hiểu biết của bạn về ngành kỹ thuật : Để trả lời ý đầu cần trình bày được một trong các gạch đầu dòng sau:

– ” Kỹ thuật là sự ứng dụng của các nguyên tắc toán và khoa học khác vào thực tế để thiết kế, chế tạo và vận hành các cấu trúc, máy móc, quá trình, hệ thống một cách kinh tế và hiệu quả”.

    - ”Kỹ thuật là lĩnh vực ở đó kiến thức về khoa học tự nhiên và toán học – có được thông qua học tập, nghiên cứu, thí nghiệm và thực hành - được quyết định để phát triển cáccách thức khai thác một cách kinh tế các vật liệu và năng lực thiên nhiên vì lợi ích của con người”.

  -” Kỹ thuật la sự ứng dụng của khoa học đẻ phục vụ các nhu cầu của cuộc sống”.

  - ”Kỹ thuật là nghệ thuật hoặc khoa học của việc ra quyết định thực tế”.

 - “Kỹ thuật không phải là khoa học… Khoa học là khám phá tự nhiên. Kỹ thuật là sản phẩm nhân tạo”.

1.2 Các lĩnh vực chủ yếu mà người kỹ sư làm việc: Hàng không, vũ trụ, ô tô, cơ sinh, nhiệt, chế tạo, vật liệu, luyện kim, robotics.

1.3 Trình bày về chức năng phân tích và thiết kế của người kỹ sư:

Chức năng phân tích:

   Người kỹ sư chủ yếu làm việc với các vấn đề mô hình hóa. Sử dụng các nguyên tắc toán học, vật lý và khoa học kỹ thuật, khai thác các phần mềm ứng dụng kỹ thuật, người kỹ sư phân tích đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong giai đoạn khởi đàu của các đề án thiết kế, cung cấp các thong tin và trả lời các câu hỏi bằng các thông tin không đòi hỏi chi phí cao. Do vậy mỗi một kỹ sư đều phải biết tìm hiểu và phân tích bất cứ một vấn đề, nó giúp cho các kỹ sư có khả năng giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả và triệt để hơn, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra.

 Chức năng thiết kế:

    Người kỹ sư thiết kế có nhiệm vụ chuyển đổi các khái niệm và thông tin ở bước phân tích sang kế hoạch, dự án chi tiết, các thông số quyết định việc phát triển và chế tạo sản phẩm.

Khi có nhiều phương án khả thi, người kỹ sư thiết kế cần quan tâm các yếu tố: như giá thành sản phẩm, tính sẵn có của vật liệu, tính dễ chế tạo và các yêu cầu công tác… để có lựa chọn phù hợp. Khả năng sáng tạo đi đôi với tư duy phân tích, quan tâm các đặc tính chi tiết… là các yêu cầu quan trọng cảu người kỹ sư thiêt kế. Như vậy một kỹ sư muốn thực thi một đề án thì phải biết tự đặt ra các dụ kiến, dự định của mình về đề tài, dự án của mình để có thể thực hiên tốt.

Kỹ thuật gồm những chức năng nào?

2.     Kỹ thuật gồm những chức năng nào?(6 chức năng)

2.1   khoa học ứng dụng

2.2  Sáng tạo và giải quyết vấn đề

2.3  Tối ưu hóa

2.4  Ra quyết định

2.5  Giúp đỡ người khác

2.6  Nghề nghiệp

3.     Thế nào là tính tối ưu hóa có giới hạn trong kỹ thuật? Trình bày tính khả thi của một đề án kỹ thuật để chứng tỏ nó đặc trưng cho chức năng tối ưu hóa có giới hạn?

(4 khía cạnh của tính khả thi)

4.     Trình bày khái quát về các nghề kỹ thuật? Các tiêu chuẩn thỏa mãn nghề nghiệp?

5.     Các chiến lược học tập thành công là gì? Mô tả ý nghĩa và nội dung của các chiến lược đó?

Trả lời

5.1  Các chiến lược học tập thành công:

5.1.1    xác định rõ mục tiêu và quyết tâm hoàn thành mục tiêu đó

5.1.2    xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu học tập

5.1.3    biết học và rút kinh nghiệm từ thất bại

5.2  Mô tả ý nghĩa và nội dung của các chiến lược đó

Xác định mục tiêu. 

Mỗi một con người đều có mục tiêu của mình và đặc biệt là sinh viên chúng ta. Bạn đang học một trường kỹ thuật và mục tiêu của bạn là tốt nghiệp ngành kỹ thuật mà bạn đã chọn. Kỹ thuật là một lĩnh vực học tập có rất nhiều đòi hỏi sự cố gắng của người học. Nhiều sinh viên thông minh, có năng khiếu cũng có thể bị thất bại nếu không quyết tâm thực hiện mục tiêu học tập. 

Trước hết, bạn cần tự trả lời câu hỏi: bạn quyết tâm đạt được mục tiêu chính là tốt nghiệp hay bạn mong muốn đạt được mục tiêu đó? 

Nếu bạn chỉ mong muốn đạt được mục tiêu, bạn cần thay đổi suy nghĩ của mình. Nếu chỉ đơn thuần mong muốn đạt mục tiêu, bạn sẽ có thể tự cho mình thất bại, bạn có thể cho rằng, bạn luôn có một lựa chọn khác. 

Do vậy để thành công, bạn chỉ có một lựa chọn: tự cam kết với mình, hãy phấn đấu để học tập thành công. Để duy trì được quyết tâm đó, bạn luôn nhớ rằng:  

- Bạn đã chọn học kỹ thuật vì những lý do chính đáng của chính bạn; 

- Duy trì sự tập trung và nhắc nhở mình lý do và tính đúng đắn của sự lựa chọn đó; 

- Hãy tin tưởng ở khả năng của mình; bạn sẽ thành công; 

Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của việc xác định mục tiêu là bạn hãy viết nó ra, hãy viết tất cả những mục tiêu của bạn ra giấy; 

- Hãy chia nhỏ thành các mục tiêu cụ thể, càng chi tiết càng tốt; 

- Dán chúng ở nơi dễ nhìn thấy nhất; 

- Xây dựng kế hoạch các việc cần làm để thực hiện từng mục tiêu đó; 

v Kế hoạch thực hiện. 

Để thu được thành công cho cả một mục tiêu lớn. Hãy xây dựng kế hoạch hành động cho từng giai đoạn ngắn, từng tuần, từng học kỳ hay cả một năm học một cách cụ thể. Bạn hãy tập học cách xây dựng cho mình những kế hoạch và thực hiện những kế hoạch đó từ nhỏ tới lớn. 

Hãy tìm hiểu toàn bộ chương trình đào tạo của ngành bạn đang học; hãy lập kế hoạch phấn đấu cho từng kỳ. Hãy phân tích cẩn thận và lập ra kế hoạch chi tiết để thực hiện từng mục tiêu nhỏ. 

Học từ thất bại. 

Khi bạn thử làm những công việc mới, việc thử nghiệm và sai sót là không thê tránh khỏi. Vì vậy, trong quá trình phấn đấu cho mục tiêu tốt nghiệp khóa đào tạo, bạn sẽ có thể có những thất bại nhỏ, thất vọng chán nản. Thất bại là thuộc tính cố hữu, là một phần của quá trình học tập ngành kỹ thuật. Tuy nhiên, cách bạn xử sự với thất bại mới quyết định sự thành công hay không cho cả quá trình học tập. 

Để vượt qua vấn đề khó khăn, các nhà nghiên cứu giáo dục kỹ thuật đã tổng kết và đưa ra các giai đoạn: 

- Giai đoạn 1: Cố gắng làm quen với vấn đề một cách chi tiết, xác định rõ mục đích, khẳng định quyết tâm là sẽ không có gì ngăn cản được bạn. 

- Giai đoạn 2: Thử một số giải pháp thông dụng. 

- Giai đoạn 3: Bạn hãy thu nhỏ phạm vi tìm kiếm lời giải và tập trung cao độ để tìm giải pháp cho vấn đề. Bạn làm như vậy thì bạn sẽ tìm thấy lời giải ở giai đoạn này. 

Sự kiên nhẫn là điều bạn có để hoàn thành giai đoạn 3. Tính kiên nhẫn giúp bạn: 

- Tính khéo léo tăng lên cùng khả năng kiên nhẫn. 

- Tính kiên nhẫn hết sức cần thiết duy trì tư duy của bạn để từ đó, bạn có thể đạt đến thành công. 

- Tính kiên nhẫn cho phép bạn đạt đến tầm tư duy hiệu quả

6.     Trình bày về các mô hình đánh giá chất lượng?

7.     Tại sao cần thiết phải học nhóm?

7.1  Học nhóm cung cấp cho bạn cơ hội học tập

7.2  Học nhóm kích thích bạn năng động

7.3  Học nhóm giúp bạn rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm – hầu hết các công việc kỹ thuật trong tương lai đều được thực hiện bởi các nhóm làm việc

8.     Nêu sự giống và khác nhau giữa giải quyết 1 vấn đề kỹ thuật với giải 1 bài toán?

8.1  Giống nhau:

8.1.1    Đều yêu cầu người làm đưa ra lời giải cho câu hỏi.

8.1.2    Đều sử dụng các công thức tính toán và đòi hỏi sự tư duy của người làm

8.2  Khác nhau

8.2.1    Giải quyết một vấn đề kĩ thuật

8.2.1.1         Nhiều trường hợp không thể áp dụng cách giải tương tự

8.2.1.2         Kết quả không chắc chắn đúng, không có nhiều kết quả đúng

8.2.1.3         Gỉa thiết thường không hoàn toàn đúng

8.2.1.4         Dư liệu không đầy đủ dẫn đến phải thu thập thêm

8.2.1.5         Chưa chác giải quyết được

8.2.1.6         Thường có nhiều câu trả lời đúng

8.2.1.7         Hiếm khi bắt gặp những bài toán, vấn đề có đầy đủ đủ dữ liệu cần thiết cho lời giải.

8.2.1.8         Người kỹ sư có thể giải quyết vấn đề chưa từng được giải trước đó

8.2.1.9         Các bài toán kỹ thuật thường cá biệt tới mức không thể sử dụng cách thức thông thường đã có trước đó để giải quyết

8.2.2    Giải quyết một bài toán

8.2.2.1         Giải theo cách tương tự

8.2.2.2         Có 1 câu trả lời đúng

8.2.2.3         Giả thiết là đúng

8.2.2.4          Dũ liệu cho đầy đủ chính xác

8.2.2.5         Giải được ra kết quả

8.2.2.6         Thông thường gần như chỉ có một câu trả lời đúng

8.2.2.7         Có đầy đủ dữ liệu và thông số để giải.

8.2.2.8         Chỉ giải quyết được bài toán đã có thể giải quyết trước đó

8.2.2.9         Có thể bắt đầu giải quyết bài toán bằng một cách đã được giới thiệu

9.     Liệt kê các bước của ba phương pháp giải quyết các vấn đề kỹ thuật? Nêu nội dung và ý nghĩa của các bước đó?

9.1  Không có một chiến lược nào giải quyết được mọi vấn đề kỹ thuật. Các kỹ sư phải sử dụng nhiều phương pháp giải quyết vấn đề khác nhau. Để đáp ứng với yêu cầu đa dạng trong kỹ thuật, 3 phương pháp giải quyết vấn đề thường được sử dụng là: phương pháp khoa học, phương pháp phân tích kỹ thuật và phương pháp thiết kế kỹ thuật.

15.1. Phương pháp khoa học.

Cốt lõi của phương pháp khoa học là đưa ra một giả thuyết, tiến hành thử nghiệm, từ kết quả thử nghiệm sẽ có thể công nhận hoặc loại bỏ giả thuyết đã đặt ra.

VD: (tự lấy)

15.2. Phương pháp phân tích kỹ thuật.

Với phương pháp này, trước hết vấn đề được xác định rõ rang, tiếp đó, dữ liệu cần thiết sẽ phải được thu thập, các công cụ phân tích phải được chọn lọc và lời giải được tính toán bằng máy tính.

VD: Xác định chế độ làm việc của dây chuyền sản xuất enzim (tự làm)

15.3. Phương pháp thiết kế kỹ thuật.

Trong phương pháp thiết kế kỹ thuật, bạn phải xác định vấn đề một cách cẩn thận, phải thu thập dữ liệu, đưa ra các phương án khác nhau, phân tích và lựa chọn phương án, tiến hành thực thi và đánh giá giải pháp được chọn. Yếu tố quan trọng nhất của giải pháp cho các vấn đề thiết kế là phải xác định được vấn đề.

VD: (tự lấy)

10.                        Nêu đặc điểm việc xác định vấn đề và nêu giả thuyết của phương pháp khoa học? Cho ví dụ

11.                        Nêu các đặc trưng cần thiết để xác định vấn đề một cách cụ thể và rõ ràng? Cho ví dụ phân tích

11.1       Bao hàm: bao gồm tất cả những giả thuyết và lời giải xác đáng

11.2       Loại trừ: không chứa những giả thuyết và lời giải ko liên quan

11.3       Giới hạn định lượng

11.4       VD: cần vận chuyển 600 người trong 1 tuần lên tầng 7 với số tiền là 100 triệu, thi công trong 1 tháng ở nhà a16.

tính bao hàm: có thể sử dụng cầu thang bộ hay thang máy

tính loại trừ: chỉ liên quan tới việc vận chuyển người, ko lien quan tới các lời giả khác như nguồn điện nguồn nước…

tính giới hạn định lượng: giới hạn trong 1 tháng, định lượng là 100 triệu

12.                        Nêu sự khác biệt giữa phương pháp phân tích kỹ thuật và phương pháp thiết kế kỹ thuật?

12.1       Trong phân tích, ta chỉ đi tìm một lời giải còn trong thiết kế cần tạo nhiều lời giải.

12.2       Trong phân tích, ta tính toán cho một lời giải còn trong thiết kế phải lựa chọn lời giải dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá.

12.3       Trong thiết kế ta nhất thiết phải thực thi lời giải còn trong phân tích ta không nhất thiết phải thực thi lời giải

13.                        Phân biệt hai khái niệm "giả thuyết" và "giả thiết"? Hãy lấy một ví dụ giải quyết một vấn đề kỹ thuật bằng phương pháp khoa học để thấy rõ cách sử dụng các giả thiết và giả thuyết?

13.1       Phân biệt hai khái niệm "giả thuyết" và "giả thiết"

13.1.1            Giả thiết là những điều kiện giả định nhằm lý tưởng hóa một số điều kiện nhất định dể tiến hành kiểm chứng hay loại bỏ giả thuyết. Mỗi nghiên cứu cần có giả thiết xác định làm nền tảng điểm tựa cho nghiên cứu đó.

13.1.2            Giả thuyết là nhận định sơ bộ hay kết luận giả định về vấn đề nghiên cứu. Mỗi giả thuyết sẽ cung cấp một hướng để tìm kiếm thông tin có thể giải quyết vấn đề

13.2       ví dụ giải quyết một vấn đề kỹ thuật bằng phương pháp khoa học để thấy rõ cách sử dụng các giả thiết và giả thuyết

13.2.1           Khi bạn bật quạt, quạt không hoạt động. Trong đầu bạn sẽ đặt ra các giả định về nguyên nhân quạt không hoạt động như là các giả thuyết sau:

13.2.1.1     Quạt đã bị cháy;

13.2.1.2     Phích cắm quạt bị lỏng;

13.2.1.3     Cơn mưa chiều nay đánh hỏng trạm biến áp

13.2.1.4    Bạn quên chưa trả tiền điện;

13.2.1.5     Dây cắm quạt bị đứt

Để giai quyết vấn đề, bạn sẽ lần lượt đi kiểm nghiệm các giả thuyết trên; lần lượt loại bỏ các giả thuyết không thoải mãn (ví dụ với giả thuyết 1, thư thay quạt mới mà vẫn không hoạt động). Mỗi khi đi kiểm nghiệm một giả thuyết, bạn đã giả thiết rằng, các khả năng khác (để quạt không hoạt động) là không xảy ra. Ví dụ, khi thay quạt mới để kiểm nghiệm giả thuyết 1, bạn ngầm định đã giả thiết rằng không xảy ra mất điện, phích cắm không lỏng…

14.                        Nêu các phương pháp kiểm chứng một giả thuyết? Lấy ví dụ minh họa? Thế nào là chấp nhận giả thuyết một cách có điều kiện?

14.1       các phương pháp kiểm chứng một giả thuyết là một bước quan trọng  trong phương pháp khoa học. Bước kiểm chứng này có thể được thực hiện bằng nhiều cách. Cách thông dụng nhất,giả thuyết được kiểm nghiệm bằng việc tiến hành các thí nghiệm. Một thí nghiệm ở đây có thể là sự thăm dò,lấy mẫu thử của một hệ thống đã được thiết kế

14.2       Ví dụ:để kiểm chứng xem một hệ thống kiểm tra mới có cải thiện năng suất hay không? Ta có thể tách riêng một dây chuyền sản xuất và cho chạy thử hệ thống mới. các thí nghiệm thường được thực thi trên một mô hình thu nhỏ của một hệ thống hoặc là sử dụng các mô hình toán học.

14.3       Chấp nhận giả thuyết có điều kiện là: chúng ta chấp nhận giả thuyết dưới những điều kiện được kiểm chứng cho đến khi có thêm các dữ liệu được thu thập

15.                        Dùng phương pháp khoa học để giải quyết vấn đề về: ảnh hưởng của cường độ dòng điện đến công suất đầu ra của một lò nung bằng điện trở. Giả sử rằng lò nung đó có điện trở không đổi. Kiểm nghiệm giả thuyết sử dụng công thức sau:

15.1       Công suất = cường độ dòng điện x hiệu điện thế

15.2       Hiệu điện thế = cường độ dòng điện x điện trở.

15.3       Xét một lò nung bằng điện trở:

         -)Với: +) R=const

                    +)P=U.I

                    +)U=I.R

Bước 1:cường độ dòng điên ảnh hưởng như thế nào đến công suất đầu ra?

Bước 2:giả sử: +) P~I     (1)

                         +) P~I2  (2)

Bước 3:theo công thức:  P=I.U                        P=I.(I.R)                   GT(1): là sai             

                                   U=I.R        =>                          =>

                                   R=const                 R=const                GT(2):là đúng

Bước 4: kết luận: vậy bình phương cường độ dòng điện tỉ lệ thuận với áp suất đầu ra của một lò nung với điện trở không đổi.

16.                        Nêu các loại định luật vật lý quan trọng thường được sử dụng trong phương pháp phân tích kỹ thuật? Cho ví dụ một số vấn đề kĩ thuật sử dụng phương pháp phân tích mà có lựa chọn một trong các định luật vật lý đã nêu.

16.1       các loại định luật vật lý quan trọng thường được sử dụng trong phương pháp phân tích kỹ thuật

16.1.1           Các định luật bảo toàn như: khối lượng, momen động lượng, momen quay, năng lượng.Các định luật bảo toàn là cơ sở cho nhiều tính toán kỹ thuật.

16.1.2           -Các định luật chuyển động quan trọng như: Định luật I Newton( còn gọi là định luật quán tính), Định luật II Newton về chuyển động( F = m.a), Định luật III Newton về chuyển động( còn gọi là định luật tác dụng và phản tác dụng

16.1.3            các định luật cơ bản mà chúng mô tả quan hệ giữa các thuộc tính có thể đo được của hệ.Có 3 định luật quan trọng là:Định luật Hooke( F = k.x), Định luật Ohm( U = I.R), Định luật chất khí lí tưởng( p.V = n.R.T)

16.2       ví dụ

16.2.1            Để xác định ảnh hưởng của cường độ dòng điện đến công suất đầu ra của một lò nung bằng điền trở( giả sử lò nung có điện trở không đổi) ta có thể sử dụng công thức: P = U.I; U = I.R

17.                        Nêu tên các cách cơ bản để phát hiện lỗi trong tính toán kỹ thuật? Cách sử dụng chúng ? Tại sao chỉ nên sử dụng các ký hiệu khi giải các biểu thức toán, thay số chỉ thực hiện ở bước cuối cùng? Cho ví dụ minh hoạ?

17.1       các cách cơ bản để phát hiện lỗi trong tính toán kỹ thuật

17.1.1           Sử dụng logic để tránh các câu trả lời không có tính vật lý: vì hầu hết các công thức và đại lượng toán học đều có tính vật lý, các két quả trong tính toán kỹ thuật đưa ra các đại lượng vật lý nên tính toán logic dc dung để hạn chế các kp ko có ý nghĩa (kết quả ko có tính vật lý ví chúng ko thể xảy ra 1 cách vật lý)

17.1.2           Sử dụng phương pháp này cách tốt nhất là tự đặt ra câu hỏi kết quả có ý nghĩa gì không đây là bước quan trọng nhất trong tính toán kỹ thuật. đừng baoh tính toán kỹ thuật mà ko nghĩ xem kp có hợp lý hay ko

17.1.3           Sử dụng logic để kiểm tra việc sử lý các biểu thức

17.1.4           Kiểm tra một biến có thay đổi như mong muốn khi các biến khác thay đổi hay không

17.1.5           Sử dụng dự đoán để kiểm tra lời giải

17.1.6           Trên nền tảng kiến thức đã được học ta có thể áp dụng vào để đưa ra những dự đoán cho những bài toán kỹ thuật

17.1.7           Sử dụng thứ nguyên để kiểm tra lời giải

Là sử dụng các đại lượng và đơn vị đo đã được quy định

17.2       Cách sử dụng chúng 

17.3       chỉ nên sử dụng các ký hiệu khi giải các biểu thức toán, thay số chỉ thực hiện ở bước cuối cùng

17.3.1           ngắn gọn, dễ nhớ 

17.3.2           -rút ngắn thời gian tính toán các biểu thức

17.3.3           -để đơn giản hoá về vấn đề

17.3.4           -giảm bớt sai số trong quá trình tính toán

17.3.5           -tránh nhầm lẫn

17.3.6           -áp dụng cho các bài toán tương tự

17.3.7           thay số chỉ thực hiện ở các bước cuối cùng: vì mỗi số liệu tương ứng với các ký hiệu khi giải các biểu thức nếu ta xác định đúng biểu thức thì việc thay số liệu vào sẽ dễ dàng, chính xác và hiệu quả

17.4       ví dụ minh hoạ

17.5       t= ((1-P)P)/(At.kt(1+P)) + t0

17.5.1           sd dự đoán đẻ kt lời giải: các dự đoán có thể dung để kt lời giải và cũng có thể dung để fat hiệ lỗi trong công thức toán học

17.5.2           sd từ nguyên để kt lời giải (kt đơn vị): đánh giá lời giải của các bài toán khoa học

18.                        Một học sinh tính vận tốc tới hạn của một người nhảy dù nặng 70 kg như sau:

Lực tác dụng lên người gồm: Lực hút của trái đất: Fg = m.g và lực cản không khí: . Biết hệ số cản Cd = 0.22, tiết diện cắt ngang khi rơi của người nhảy dù A=9000 cm2, mật độ không khí r=1225 g/m3, gia tốc trọng trường là g = 9.8 m/s2.

Khi đạt vận tốc tới hạn thì gia tốc của người là 0 thì tổng hợp lực tác dụng lên người cũng bằng không. Nên ta có:

Vậy vận tốc tới hạn của người nhảy dù là :

 Þ = 5.65´10-4 (m/s)

Hãy sử dụng các phương pháp kiểm tra kết quả để kiểm tra lời giải? Tính lại kết quả nếu cần thiết.

19.                        Chọn phương pháp phù hợp để giải bài toán sau: Cho rằng bạn và một người bạn đang ở trên một chiếc thuyền. Ma sát giữa thuyền và nước là không đáng kể. Khi thuyền đứng yên trên mặt hồ, bạn muốn đổi vị trí nên đứng dậy và bước đi. Bạn bỗng thấy chiếc thuyền chuyển động. Hãy giải thích hiện tượng trên và xác định vận tốc di chuyển của thuyền và người bạn ở thời điểm bạn bắt đầu bước đi nếu vận tốc của bạn là 0,7m/s. Giả thiết khối lượng của bạn là 70kg , khối lượng của cả thuyền và người bạn là 120 kg.

Bài trên đây sử dụng phương pháp phân tích kỹ thuật:

1.     Xác đinh bài toán: Bài toán đã xác định rõ ràng

2.     Thu thập dữ liệu và kiểm tra tính chính xác của số liệu

Cần phải xác địn vận tốc di chuyển của thuyền tại thời điểm bạn bước đi với vận tốc 0,75m/s và giải thích hiện tượng. Giả sử vận tốc của bạn là không đổi trong quá trình di chuyển. Các dữ liệu cần thiết cho bài toán đã đầy đủ và hợp lý

3.     Lựa chọn phương pháp phân tích

Các dữ liệu cho trước của bài toán là vận tốc và khối lượng. Như vậy quan hệ ở đây là một biểu thức liên hệ giữa vận tốc và khối lượng đây chính là động lượng.  (ký hiệu lấy theo cơ lý thuyết ).

trước khi người di chuyển thì thuyền đứng yên và ma sát giữa thuyền và mặt hồ là không đáng kể. Vậy có thể áp dụng định luật bảo toàn động lượng để giải bài toán. Trước  khi di chuyển thì động lượng của hệ bằng 0.  

4.     Dự đoán kết quả

Vận tốc của thuyền sẽ nhỏ hơn vận tốc của bạn.

5.     Giải bài toán (hình 19)

Giả sử gọi v1 là vận tốc của người, v2 là vận tốc của thuyền. M1 và M2 là vận tốc của người và thuyền và người

Theo định luật bảo toàn động lượng có:  hay    thay số vào  (m/s)

6.     Kiểm tra kết quả

Phân tích này không có sai sót.

 (Đáp số v = -0.42m/s)

20.                        Chọn phương pháp phù hợp để giải bài toán sau: Một xylanh kín được chia làm hai phần bằng nhau bởi một pitong cách nhiệt. Mỗi phần có chiều dài l0 = 35cm chứa một lượng khí giống nhau ở 300C nung nóng một phần thêm 100C và làm lạnh phần kia đi 100C. Hỏi pittong di chuyển một đoạn bằng bao nhiêu?

20.1       B1.Xác định bài toán: Bài toán đã được xác định rõ rang, sd pp phân tích

20.2       B2. thu thập dữ liệu và kiểm tra tính chính xác của chúng: các dữ liệu cần thiết đề bài đã cho hoàn toàn đầy đủ và chính xác

20.3       B3. lưạ chọn phương pháp phân tích

20.3.1           Chọn định luật vật lý: dluat khí lý tưởng PV= nRT

20.3.2                     Xác định mối lien hệ giữa số liệu ( nhiệt độ của mỗi phần và chiều dài của mỗi phần)  kết quả cần xác định quãng đường di chuyển của pitong

20.3.3           Ta có: P1=P2 <=> nRT1/V1 =  nRT2/V2 <=> T1/V1 =T2/V2 <= > T1/((pi/d^2)/4 (l0+dental) = T2/((pi/d^2)/4 (l0-dental) <= > dental= l0. (T1-T2)/ (T1+T2)

20.4       B4. dự đoán kết quả: pitông chuyển động một đoạn rất nhỏ

20.5       B5. giải bài toán

20.5.1           giả sử dental(cm) là quãng đường pitông chuyển động sau khi thay đổi nhiệt độ, nhiệt độ phần nung nóng them 10 độ là T1,làm lạnh 10 độ là T2 ( T1=40, T2=20)

20.5.2           dental= 11.67cm

20.6       B6. kiểm tra kết quả Phân tích này là đơn giản và không có gì sai sót. Quang dg pitong cd la 11.67. gaio dộng nhỏ hơn chiều dài l0

21.                        Nêu thế nào là một buổi vận dụng trí tuệ để tạo ra nhiều giải pháp trong thảo luận nhóm? Nêu các phương pháp để tạo để tạo ra các ý tưởng mới trong một buổi thảo luận vận dụng trí tụê?

21.1       Muốn có một buổi thảo luận tập thể để tạo ra các ý tưởng mới hiệu quả cần: Trước hết các bạn cần lắm vững những ý chính của giờ học lý thuyết mà giáo viên đưa ra trong giờ học lý thuyết.

Đọc và tìm hiểu một cách cụ thể bài học thông qua giáo trình;

Tự làm các bài tập thảo luận, câu hỏi thảo luận. Vì bài thảo luận có vai trò hết sức quan trọng.

Cố gắng tìm các bài tập, câu hỏi có lien quan tới nội dung bài giảng.

Nếu các nội dung lý thuyết khó hiểu, hãy tìm đọc các ví dụ tương ứng - hay các mục câu hỏi - trả lời trong sách - điều này giúp bạn tiếp cận vấn đề dễ hơn.

Cố gắng tìm hiểu các thông tin có liên quan tới buổi thảo luận, để phục vụ cho những ý kiến được đề xuất trong buổi thảo luân.

Tự tin khẳng định mình trước tất cả mọi người, luôn đưa ra ý kiến riêng cho mình và phục vụ cho buổi thảo luân. Trình bày chủ đề của minh một cách tự tin và triệt để làm sao thu hút được càng nhiều người cùng tham gia thảo luận về chủ đề của mình càng tốt. Cuối cùng là làm sao để giao viên đưa ra cho mình những ý kiến tốt cho chủ đề của mình

22.                        Trình bày về các phương pháp tạo ý tưởng mới? Lấy ví dụ minh họa?

22.1       Bảng liệt kê: liệt kê các cách mà 1 đối tượng có thể thực hiện đc

22.1.1           VD: cải tạo 1 dây truyền sx đĩa CD, bảng liệt kê có thể gồm: dây truyền có thể sx đc sp khác, day truyền đc thiết kế lại và nhỏ hơn trước…

22.2       Liệt kê thuộc tính: 1 kỹ thuật khác đc các cá nhân trong nhóm sd để tạo lên bảng các thuộc tính của thiết bị cần fair cải tiến và các giái trị hoặc giải pháp cho từng thuộc tính lien quan

22.2.1             VD: tạo ra ý tưởng cho việc sưởi ấm trong ngôi nhà thong minh, có thể quan tâm tới 3 thuộc tính: nhiên liệu ( than, dầu, diện…), pp truyền nhiệt ( bức xạ, đối lưu, cưỡng bức…) mt truyền nhiệt ( ko khí, nc or các chất lỏng…)

22.3       Kỹ thuật quan hệ bắt buộc ngẫu nhiên: đặc biệt hiệu quả khi cần tạo ra ý tưởng hoàn toàn mới. ở đây là bắt buộc đưa ra mối quan hệ 2 đối tượng or 2 thứ bt ko lien quan j đến nhau, 1 trong 2 la đói tượng trong đề án dag nghiên cứu, đối tựng còn lại chọn ngấu nhiên để tạo ra sự kích thích ý tưởng mới

22.3.1           VD: : tạo ra ý tưởng cho việc sưởi ấm trong ngôi nhà thong minh quan hệ với oto, ta có thể sd chất chống đông làm mt truyền nhiệt, gắn bánh xe vào lò sưởi để di chuyển qua các fong, mái nhà =pin mặt trời để lấy nl cho việc sưởi ấm

23.                        Trình bày nội dung của phương pháp thiết kế kỹ thuật “Quẳng qua tường” khi thiết kế một sản phẩm mới? Nhược điểm của phương pháp này là gì? Tại sao phải có sự trao đổi giữa các bộ phận khi thiết kế?

23.1       Phương pháp thiết kế ’’ quẳng qua tường’’ 

23.1.1           Phòng kỹ thuật thiết kế sản phẩm mới.

23.1.2           Họ quẳng bản thiết kế qua tường để chuyển cho phòng thị trường.

23.1.3           Phòng thị trường thay đổi thiết kế để nó thân thiện với khách hàng hơn.

23.1.4           Phòng thị trường quẳng thiết kế qua tường để chuyển cho phòng sản xuất

23.1.5           Phòng sản xuất thay đổi thiết kế để có thể chế tạo sản phẩm dễ và rẻ hơn

23.1.6           Phòng sản xuất quẳng bản thiết kế lại ngược về phòng kỹ thuật

23.1.7           Đọc và thảo luận cho tới khi bản thiết kế được hoàn thiện

Ưu điểm của phương pháp thiế kế ‘quẳng qua tường’ là phương pháp thiết kế tiểu chuẩn, vì vậy sẽ là một lợi thế rất lớn nếu sản phẩm là sản phẩm tiểu chuẩn đã được thiết kế trước đó. Nhưng nó sẽ là một bất lợi nếu thiết kế sản phẩm mới bằng phương pháp này.

 Để sản phẩm có vòng đời ngắn để tăng năng suất và lời nhuận đồng thời tuân thủ những quy định bắt buộc về các tiêu chuẩn của một sản phâm thì các kỹ sư thiết kế sản phẩm phải liên hệ với các bộ phận khác trong công ty vì những lý do sau :

 - Thứ nhất, sản phẩm phải được chế tạo. Trong thiết kế của họ, các kỹ sư nên kể đến những khó khăn khi chế tạo và lắp ráp sản phẩm. Thêm vào đó, phải quan tâm đến ảnh hưởng của quá trình sản xuất đến môi trường.

 - Thứ hai, sản phẩm phải bán được. Điều đó đòi hỏi các kỹ sư phải nghĩ đến giá thành của nó.

 - Thứ ba, sản phẩm phải được sử dụng. Do đó, các dịch vụ bán hàng, sửa chữa và hỗ trợ sản phẩm phải được quan tâm từ bản thiết kế đầu tiên.

 - Cuối cùng, sản phẩm phải được vứt bỏ sau khi sử dụng. Tác động của chúng đến môi trường phải là nhỏ nhất. Điều đó liên quan đến tác động đến môi trường sau tiêu dùng khi người tiêu dùng vứt bỏ sản phẩm.

•         NHƯỢC ĐIỂM:

•         Vấn đề thiết kế theo kiểu trên thường không hiệu quả

•         *)Phải có sự trao đổi giữa các bộ phận khi thiết kế sản phẩm mới:Thứ nhất sản phẩm phải được chế tạo.

•         Thứ hai, sản phẩm phải bán được.

•         Thứ ba, sản phẩm phải được sử dụng

•         Cuối cùng, sản phẩm phải được vứt bỏ sau khi sử dụng- tức là tác động của chúng đến môi trường là nhỏ nhất.

24.                        Trình bày khái quát về các chiến lược thiết kế mới? Cho ví dụ

24.1       Thiết kế đồng thời: là pp thiết kế hệ thống mà ở đó tất cả các yếu tố of vòng đời sản phẩm dc kể đến. cá yếu tố đó bao gồm sx, dk chất lượng, yêu cầu người dung, hỗ trợ người dung và vứt bỏ sau khi sd, bao gồm thiết kế cho chế tạo và thiết kế cho môi trường

24.1.1           Vd: thiết kế và chế tạo đồ chơi

24.2       Thiết kế lại: miêu tả những thây đổi cơ bản của pp kỹ thuật, phần mềm hệ thống và kinh doanh

24.2.1           Vd: cuộc đổi mới của Apple và Microsoft 8/2000 apple giới thiệu 1 máy tính để bàn khác thường power mac G4 cube ( là 1 mt rất mạnh, thiết kế ấn tượng.. mẫu này bị chỉ trích do thiếu các khe cắm nâng cấp, cổng ra…

24.3       Thiết kế ngược: quá trình sd từng phần của 1 vật hay hệ thống để xác định nguyên lý lm việc của n, k.thuat dc sd theo 2 cách

24.3.1            Có thể sd để nắm lấy các ý tưởng mới từ những đối thủ cạnh tranh

24.3.2           kthaut nguoc co the sd để chế tạo các bản coppy của các chi tiết của thiết bị cũ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro