Đề cương câu hỏi triết

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

 Câu 1: Vì sao ở thế kỉ 17-18 lại hình thành chủ nghĩa duy vật siêu hình?

Trả lời:

          + Chủ nghĩa duy vật siêu hình bắt nguồn từ phương  pháp luận siêu hình, và là hình thức thứ 2 của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thể hiện trong triết học phương tây thế kỉ 17-18.

          + Chủ nghĩa duy vật siêu hình xem xét các sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ đơn lẻ, thể hiện tính chất riêng biệt, không ràng buộc lẫn nhau trong vận động và phát triển

          + Sở dĩ thế kỉ 17-18 hình thành nên CNDV siêu hình vì trong thời kì này, khoa học đã có những thành tựu đáng kể về toán học, vật lý, song vẫn chỉ trên nền cơ học cổ điển. Bởi vậy cách nhìn của con người về các sự vật hiện tượng tuy có sự thay đổi, song về bản chất đó vẫn là sự biểu hiện bên ngoài của sự vật, hoặc là cách nhìn phiến diện về 1 mặt nào đó. Ví dụ: Talét coi vật chất là nước, Acsimet coi vật chất là không khí, hêraclít coi vật chất là lửa, Đêmôcrít coi vật chất là nguyên tử. …. Mọi sự phân biệt về chất đều bị quy giản về sự phân biệt về lượng, mọi sự vận động đều bị quy về sự dịch chuyển vị trí trong không gian, mọi hiện tượng phức tạp đều bị quy về cái giản đơn mà từ đó chúng được tạo thành. Niềm tin vào chân lí trong cơ học đã khiến các nhà khoa học đồng nhất vc với khối lượng, coi vận động của vc chỉ là biểu hiện của vận động cơ học, nguồn gốc vận động nằm ngoài vc. Chính vì vậy, quan điểm về vc thời kì này mang tính siêu hình, máy móc.

Câu 2: Theo vật lý học có các tia không nhìn thấy.Các tia này có phải là vật chất hay không,vì sao?(giải thích theo CNDV biện chứng)

Trả lời:

          + Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chụp lại, chép lại, phản ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác của con người. Rõ ràng các tia luôn tồn tại khách quan, như ánh sáng mặt trời, các bức xạ anpha, beta, gamma, tia X…. và nó được con người cảm nhận khi tiếp xúc trực tiếp (ánh sáng) hay gián tiếp (tia X) qua giác quan của con người.

          + Khoa học hiện đại là cơ sở cho các quan niệm triết học hiện đại, theo vật lý học hiện đại, các tia đó là các chùm các hạt có khối lượng, có vận tốc và mang năng lượng. Mặt khác, các tia vật lý ấy có thể  gây nên cảm giác ở con người khi nó trực tiếp, hoặc gián tiếp tác động đến giác quan của con người, rồi được con người nhận thức,tổng kết thành tri thức và ghi chép lại.  Ví dụ: Chụp X-quang, các bức xạ phát ra các chùm tia anpha, bêta, gama của các chất phóng xạ được dùng nhiều trong điều trị căn bệnh ung thư….vì thế theo quan niệm của CNDVBC các tia này cũng là vật chất.

Câu 3: Các phạm trù có tính khách quan hay không,vì sao?

Trả lời:

          +V.I.Lênin viết:  “Những khái niệm của con người là chủ quan trong tính trừu tượng của chúng, trong sự tách rời của chúng, nhưng là khách quan trong chỉnh thể, trong quá trình, trong kết cuộc, trong khuynh hướng, trong nguồn gốc”.

          + Nội dung của phạm trù mang tính khách quan.

          + Mặc dù là kết quả  của tư duy song nội dung phản ánh của nó lại là thực tế  khách quan, nó ra đời dựa trên thực tiễn, do đó nội dung của  phạm trù mang tính khách quan.Thế giới khách quan luôn luôn vận động, phát triển, phạm trù cũng vận động, phát triển và ngày càng được bổ sung  thêm, do đó phạm trù còn mang tính sinh động, linh hoạt.

          + Do đối tượng nghiên cứu chi phối, mỗi bộ môn khoa học có một hệ thống phạm trù riêng của mình. Thí dụ, trong toán học có phạm trù "số", "hình", "điểm", "mặt phẳng", "hàm số".... Trong vật lý học có các phạm trù "khối lượng", "vận tốc", "gia tốc", "lực",v.v.. Trong kinh tế học có các phạm trù "hàng hoá", "giá trị", "giá cả", "tiền tệ", "lợi nhuận" ...  Khác với điều đó, các phạm trù của phép biện chứng duy vật như "vật chất", "ý thức", "vận động", "đứng im", "mâu thuẫn", "số lượng", "chất lượng", "nguyên nhân", "kết quả" .... là những khái niệm chung nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất của toàn bộ thế giới hiện thực, bao gồm cả tự nhiên, xã hội và tư duy. Các phạm trù được hình thành bằng quá trình khái quát hóa, trừu tượng hóa những thuộc tính, những mối liên hệ vốn có bên trong của sự vật, vì vậy nội dung của nó mang tính khách quan mặc dù hình thức thể hiện của nó là chủ quan.

Câu 4: Lấy 2 ví dụ trong thực tế chứng minh:thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.

Trả lời:

          + C.Mác đã viết : "vấn đề tìm hiểu tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không, hoàn toàn không phải là vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý, nghĩa là chứng minh tính hiện thực và sức mạnh, tính trần tục của tư duy của mình".  

          + Thực tiễn chính là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý. Ví dụ:

1.     Sau chiến tranh 1975, nhà nước ta đưa nền kinh tế đi theo chủ nghĩa cộng sản, hay nói cách khác là bắt đầu thời kì bao cấp, hàng hóa được nhà nước phân phối theo chế độ tem phiếu, hàng hóa không được mua bán tự do trên thị trường, không được phép vận chuyển tự do hàng hoá từ địa phương này sang địa phương khác. Phân phối hàng hóa, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt. Chế độ hộ khẩu được thiết lập trong thời kỳ này để phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người. Lương đôi khi cũng được trả bằng hiện vật. Đời sống nhân dân khổ cực, phong cách làm việc lười biếng, ỷ lại. Đó chính là thất bại lớn trong chính sách của nhà nước, đưa nền kinh tế trở nên trì trệ và tù đọng. Từ sau 1986 khi đổi mới xóa bỏ bao cấp, nền kinh tế đã đi lên rõ rệt. Rõ ràng đây chính là thực tiễn để kiểm tra các đường lối của nhà nước.

2.     Nhà nước đang cân nhắc xây dựng dự án đường sắt cao tốc bắc nam, rất nhiều ý kiến phản đối vì nước ta còn nghèo không nên lãng phí tiền của để làm việc đó, nhiều ý kiến khác lại cho rằng nó cần thiết để phát triển đất nước, vì thực nghiệm ở các nước phát triển khác điều đó luôn mang lại lợi ích lớn, như Mỹ, Nhật Bản, Anh….. Chính vì chưa có thực tiễn tại Việt Nam, cụ thể là chưa bao giờ có 1 đường sắt cao tốc nên sự hiệu quả hay không của đường sắt cao tốc bắc nam vẫn đang là một vấn đề của đất nước. Ta không thể vội vã áp dụng lý thuyết từ nước ngoài về để áp vào Việt Nam.

Câu 5:Tại sao khi nghiên cứu về vđ xã hội,CNDV biện chứng lại xuất phát từ sản xuất vật chất?

Trả lời:

+ CNDV biện chứng lấy vật chất làm bản chất của mọi thực tại, và vật chất tạo ra tư tưởng

+ Chính vì thế khi nghiên cứu về các vấn đề xã hội, CNDVBC xuất phát từ sản xuất vật chất. Sxvc là yêu cầu khách quan của sự sinh tồn xã hội, và là cơ sở căn bản phân biệt con người với động vật. Và đó cũng là cơ sở để hình thành nên các mối quan hệ xã hội, các tầng lớp và phân hóa trong xã hội.

+ Khi xã hội càng lên cao, các vấn đề xã hội nảy sinh càng nhiều. Trước kia trong thời kì nguyên thủy, ăn ở chung, lương thực không có thừa. Sang thời kì công cụ, lương thực tạo ra không những đủ ăn mà còn dư thừa, sẽ có 1 số người được hưởng phần dư đó và tạo ra vị thế đặc quyền. Dần dần xã hội chiếm hữu nô lệ ra đời. Phân hóa cao hơn nữa, ta lại có các nhà nước được tổ chức một cách chặt chẽ hơn nữa. Tất cả là nhờ có sản xuất vật chất. Người có địa vị là người có của cải vật chất nhiều, dư thừa, người lao động thì chỉ đủ ăn.

          + Khi phương thức sản xuất thay đổi, xã hội cũng thay đổi bằng các cuộc cách mạng xã hội, toàn bộ kết cấu, kinh tế, giai cấp, xã hội quan điểm chính trị , pháp luật, đạo đức, nhà nước cũng thay đổi.

          +Vì thế, sản xuất vật chất chính là cội nguồn của các vấn đề XH.

Câu 6: Lấy 2 ví dụ thực tế chứng minh: Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội.

Trả lời:

          Lịch sử xã hội cho thấy, nhiều khi tồn tại xã hội cũ đã mất đi, nhưng ý thức xã hội cũ tương ứng vẫn còn tồn tại dai dẳng, điều đó biểu hiện ý thức xã hội muốn thoát ly khỏi sự ràng buộc của tồn tại xã hội, biểu hiện tính độc lập tương đối. Sở dĩ có biểu hiện đó là do những nguyên nhân sau:

+Một là, sự biến đổi của tồn tại xã hội do tác động mạnh mẽ, thường xuyên và trực

tiếp của những hoạt động thực tiễn của con người, thường diễn ra với tốc độ nhanh mà ý thức xã hội có thể không phản ánh kịp và trở nên lạc hậu. Hơn nữa, ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội nên nói chung chỉ biến đổi sau khi có sự biến đổi của tồn tại xã hội.

+Hai là, do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán cũng như do tính lạc

hậu, bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội.

+Ba là, ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của những nhóm, những tập đoàn người,

những giai cấp nhất định trong xã hội. Vì vậy, những tư tưởng cũ, lạc hậu thường được các lực lượng xã hội phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhằm chống lại các lực lượng xã hội tiến bộ. Những ý thức lạc hậu, tiêu cực không mất đi một cách dễ dàng.

          Ví dụ: 1. Nhà nước phong kiến đã không còn tồn tại ở Việt Nam, nhưng tư tưởng phong kiến vẫn còn tồn tại ở Việt nam cho đến tận bay giờ. Như nhà phải có con trai để nối dõi và làm trụ cột trong gia đình, còn con gái thì phải “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu”….tư tưởng trọng nam khinh nữ, thông gia phải môn đăng hộ đối. Một số các hủ tục lạc hậu vẫn tồn tại tới ngày nay.

                   2. Trong suốt 5 thế kỷ, kể từ lúc Giáo Hoàng Innocent IV sáng lập ra Tòa Án Giáo Hội vào năm 1252, qua những đánh giá khác nhau, Tòa Án Giáo Hội đã truy bức, giết hại từ một triệu đến mười triệu người -đa số họ bị thiêu chết trên giàn lửa. Lợi dụng lòng tin vào Chúa, những tư tưởng tiến bộ, những phát minh khoa học trái với kinh thánh  đều bị giáo hội bác bỏ, che đậy, bị coi là chống đối lại giáo hội và bị tiêu diệt. Những nhà khoa học bị coi là phù thủy và phải nhận những cái chết oan uổng. Những điều đó chỉ nhằm củng cố quyền lực cho giáo hội, hoàn toàn đi ngược lại với phát triển xã hội, ngược lại các chân lý khoa học. Cho tới khi giáo hội không thể phủ nhận được chúng nữa thì các cuộc giết chóc mới được kết thúc.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro