do thi thu hien

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Hä vµ tªn: Đỗ Thị Thu Hiền

Líp : D-k56

MÔI TRƯỜNG KHÍ QUYỂN

I . Môi trường là gì?

"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên."

Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Ðó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.

Môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo... Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...

"Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường".

Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.

Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu.

Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.

II. Môi trường Khí quyển

1- Khí quyển

Khí quyển là lớp vỏ không khí bao bọc xung quanh Trái đất được cấu tạo bởi những đơn chất và hợp chất hóa học khác nhau. Đặc điểm nổi bạt nhất của khí quyển là hầu hết các nguyên tố tồn tại ở trạng thái khí với hai nguyên tố chính là nitơ và oxi tồn tại chủ yếu ở trạng thái phân tử tự do N2, O2.

Môi trường không khí bao quanh con người là không khí ẩm , bao gồm không khí khô, hơi nước các chất gây độc hại, các loại bụi vũ trụ, bụi mặt đất, vi khuẩn, nấm vi rút, phấn hoa, khí phóng xạ, các loại khí của các chất hữu cơ, vô cơ dễ bay hơi .

Khí quyển của trái đất được chia thành nhiều tầng, nhiều lớp khác nhau đó là:

- Tầng đối lưu.

- Tầng bình lưu.

- Tầng trung lưu.

- Tầng nhiệt lưu.

- Tầng điện li.

2- Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí là hiện tượng làm cho không khí sạch thay đổi thành phần và tính chất do bất cứ nguyên nhân nào, có nguy cơ gây tác hại đến thực vật và động vật, đến môi trường xung quanh, đến sức khỏe con người.

Hay: Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi.

Các chất và tác nhân gây ô nhiễm không khí gồm :

• Các loại oxit như: nitơ oxit (NO, NO2), nitơ đioxit (NO2 ), SO2 , CO, H2S và các loại khí halogen (clo, brom, iôt).

• Các hợp chất flo.

• Các chất tổng hợp (ête, benzen).

• Các chất lơ lửng (bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật : nitrat, sunfat, các phân tử cacbon, sol khí, muội, khói, sương mù, phấn hoa.

• Các loại bụi nặng, bụi đất, đá, bụi kim loại như đồng, chì, sắt, kẽm, niken, thiếc, cađimi...

• Khí quang hoá như ozôn, FAN, FB2N, NOX, anđehyt, etylen...

• Chất thải phóng xạ.

• Nhiệt độ.

• Tiếng ồn.

Sáu tác nhân ô nhiễm đầu sinh ra chủ yếu do quá trình đốt cháy nhiên liệu và sản xuất công nghiệp. Các tác nhân ô nhiễm không khí có thể phân thành hai dạng: dạng hơi khí và dạng phần tử nhỏ. Tuy nhiên, phần lớn các tác nhân ô nhiễm đều gây tác hại đối với sức khỏe con người.

Tác nhân ô nhiễm được chia làm hai loại: sơ cấp và thứ cấp. Sunfua đioxit sinh ra do đốt cháy than đó là tác nhân ô nhiễm sơ cấp. Nó tác động trực tiếp tới bộ phận tiếp nhận. Sau đó, khí này lại liên kết với ôxy và nước của không khí sạch để tạo thành axit sunfuric (H2SO4) rơi xuống đất cùng với nước mưa, làm thay đổi pH của đất và của thuỷ vực, tác động xấu tới nhiều thực vật, động vật và vi sinh vật. Như vậy, mưa axit là tác nhân ô nhiễm thứ cấp được tạo thành do sự kết hợp SO2 với nước. Cũng có những trường hợp, các tác nhân không gây ô nhiễm, liên kết quang hoá với nhau để tạo thành tác nhân ô nhiễm thứ cấp mới, gây tác động xấu. Cơ thể sinh vật phản ứng đối với các tác nhân ô nhiễm phụ thuộc vào nồng độ ô nhiễm và thời gian tác động.

Ô nhiễm thứ nhất chỉ do khói xe dùng xăng có chì thải ra, ngoài chì ra khói xe còn thải ra những chất độc khác như thán khí (carbon dioxide, CO2), CO và nitrous oxide. Gần đây báo chí nói nhiều đến tác dụng của các loại khí này trên khí hậu của toàn trái đất. Bình thường tia nắng từ mặt trời hâm nóng trái đất, một phần sức nóng đó sẽ được dội ngược ra không gian dưới dạng các tia hồng ngoại (infrared rays). Nếu những loại khí như CO2 hoặc NO2 được thải ra nhiều quá trong bầu khí quyển bao quanh mặt đất, phần năng lượng trong các tia hồng ngoại đó sẽ bị giữ lại nhiều hơn và trái đất sẽ càng ngày càng nóng lên; hiện tượng này được gọi là "green house effect", tương tự như tác dụng trong một nhà kiếng trồng cây, lớp kiếng (thủy tinh) giữ không cho sức nóng ra ngoài.

Một đe dọa thứ hai cho không khí chúng ta đang thở là các chất Chlorofluorocarbon, viết tắt là CFC. Chất hóa học này không có mùi, không độc và không bắt lửa và được dùng trong kỹ nghệ lạnh (tủ lạnh, máy lạnh xe hơi) cũng như trong việc chế tạo các sản phẩm bằng chất plastic xốp (ly, khay ăn, lớp cản nhiệt insulation foam) và một số thuốc xịt (aerosol). Lúc được thải ra trong không khí, các chất này bay lên các tầng khí quyển cao và có khả năng xói mòn lớp Ozone bao quanh trái đất.

Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cá thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau, làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng.

Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh ô nhiễm, người ta chia tác nhân ô nhiễm ra làm hai loại: nguồn thiên nhiên và nguồn nhân tạo.

* Nguồn thiên nhiên:

- Núi lửa phun ra những nham thạch nóng nhiều khói bụi giàu sunfua, ngoài ra còn metan và một số khí khác.

- Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra sấm chớp, cọ sát giữa các thảm thực vật khô như: tre, cỏ các đám cháy này thường lan truyền nhanh có nhiều bụi và các khí.

- Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất xa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi.

- Các quá trình thối rữa xác động thực vật cũng phát thải ra nhiều khí độc như: NH3, H2S, CH4...

* Nguồn nhân tạo:

Nguồn ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng nhưng chủ yếu do hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải, do đốt nhiên liệu hóa thạch, hoạt động nông nghiệp và các hoạt động khác.

Các khí nhân tạo nguy hiểm nhất đối với sức khoẻ con người và khí quyển trái đất đã được biết đến gồm: Cacbon đioxit (CO2); Dioxit Sunfua (SO2).; Cacbon monoxit (CO); Nitơ oxit (N2O); Clorofluorocacbon (còn gọi là CFC) và Mêtan (CH4).

a. Cácbon đioxit (CO2): CO2 với hàm lượng 0,03% trong khí quyển là nguyên liệu cho quá trình quang hợp để sản xuất năng suất sinh học sơ cấp ở cây xanh. Thông thường, lượng CO2 sản sinh một cách tự nhiên cân bằng với lượng CO2 được sử dụng cho quang hợp. Hai loại hoạt động của con người là đốt nhiên liệu hoá thạch và phá rừng đã làm cho quá trình trên mất cân bằng, có tác động xấu tới khí hậu toàn cầu.

b. Ðioxit Sunfua (SO2): Ðioxit sunfua (SO2) là chất gây ô nhiễm không khí có nồng độ thấp trong khí quyển, tập trung chủ yếu ở tầng đối lưu. Dioxit sunfua sinh ra do núi lửa phun, do đốt nhiên liệu than, dầu, khí đốt, sinh khối thực vật, quặng sunfua,.v.v... SO2 rất độc hại đối với sức khoẻ của người và sinh vật, gây ra các bệnh về phổi khí phế quản. SO2 trong không khí khi gặp oxy và nước tạo thành axit, tập trung trong nước mưa gây ra hiện tượng mưa axit.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro