Em yeu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nguyên nhân bị bệnh đau dạ dày

Ngoài những nguyên nhân hiếm gặp như như do hút thuốc lá, lo âu, căng thẳng thần kinh thường xuyên, ăn uống không điều độ... Hầu hết trường hợp mắc bệnh là do nhiễm vi khuẩn Helicobacterpylori, loại vi khuẩn làm tăng tiết chế axít dạ dày, đồng thời còn tiết ra độc chất gây viêm loét dạ dày - tá tràng.

Viêm hay loét dạ dày tá tràng có triệu chứng gần giống nhau, tuy nhiên diễn biến khác nhau. Để xác định bệnh chính xác, bệnh nhân cần được chẩn đoán huyết thanh hoặc bằng phương pháp nội soi. Loét dạ dày - tá tràng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như thủng ổ loét, xuất huyết, hẹp môn vị. Còn viêm dạ dày ít gây biến chứng nặng nhưng bệnh có thể chuyển thành ung thư dạ dày.

Biểu hiện và cách phòng ngừa

Người mắc bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng có thể bị đau bụng vùng trên rốn, đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi hoặc ợ chua, rối loạn bài tiết như són phân hoặc tiêu chảy. Ngoài các triệu chứng trên, bệnh nhân còn có thể bị đau nửa đầu, tê các đầu ngón tay, nổi mẩn ngứa ngoài da.

Để phòng ngừa bệnh, chúng ta nên ăn đồ chín, uống nước sạch. Khi có triệu chứng bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa.

ăn kiêng

Những người mắc bệnh viêm loét dạ dày không nên kiêng cữ quá đáng; quan trọng là phải biết ăn đúng cách. Điều này không chỉ giúp dạ dày không bị đau mà còn có thể giúp bạn chữa khỏi bệnh.

Vết loét dạ dày sẽ lớn hơn nếu bệnh nhân hay uống rượu.

Bữa ăn phải là thời điểm thư giãn tâm hồn. Một bầu không khí vui vẻ, kích thích sự ngon miệng sẽ là liều thuốc bổ cho dạ dày. Với người đau dạ dày, việc suy nghĩ nhiều, lo lắng, căng thẳng sẽ làm bệnh tiến triển trầm trọng hơn. Khi ăn, không nên "nhồi" vào dạ dày của bạn một khối lượng thức ăn lớn. Ăn no sẽ làm dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều axit có hại, dễ gây đau. Cần chia khẩu phần ra làm 4-6 bữa nhỏ, khoảng cách giữa các bữa đều đặn.

Nên ăn đúng giờ; ăn kỹ, nhai chậm để hàm răng "chia sẻ" một phần công việc của dạ dày. Bữa ăn tối nên cách giờ đi ngủ ít nhất 3 tiếng để không làm tăng lượng axit trong dạ dày.

Nên ăn

Sữa, trứng là hai thực phẩm tốt cho dạ dày, vừa giàu chất dinh dưỡng vừa trung hòa lượng axit. Ngoài ra, nên chọn những thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như gạo nếp, bột sắn, bánh mì... Thức ăn nên nghiền nát hoặc chế biến dạng lỏng để giảm số lần co bóp của dạ dày.

Thực phẩm nên tránh là loại có vị chua như dưa muối, cà muối, mẻ, trái cây chua nhiều axit. Các loại gia vị có tính kích thích như hành, tỏi, ớt, tiêu... cũng không có lợi cho người đau dạ dày. Đồ ăn quá mặn (mắm, tương, chao...) thường làm tăng sự bài tiết axit của dạ dày, gây ra các cơn đau

Bạn có thể thực hiện một số cách chữa trị đơn giản dưới đây:

- Chọn ít cà pháo, rửa sạch, một đầu để nguyên, một đầu dùng dao rạch bốn khía theo chiều dọc, đem hấp chín, để nguội hẳn, xé thành miếng, hoà với một lượng tỏi vừa đủ đã được giã nát, bột gừng, xì dầu, dầu thơm và dấm. Ăn loại này có thể phòng được bệnh dạ dày.

Cà pháo có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi khí; tỏi có tác dụng diệt vi khuẩn rất mạnh; gừng là vị thuốc bổ cho dạ dày; dấm tăng cường sự thèm ăn. Nên dùng thường xuyên loại này, nó không những có thể phòng được bệnh dạ dày mà dùng lâu dài còn có tác dụng chữa bệnh loét dạ dày.

- Chuẩn bị 10g chè khô, 3 củ tỏi, 3g muối ăn. Trước tiên, đem tỏi rửa sạch, giã nhỏ, cho chè và muối ăn vào, giã nhẹ, đảo đều, đổ vào chảo sao khoảng 5 đến 7 phút. Sau lấy ra dùng khoảng 200g, đổ nước sôi vào ngâm, khi ngấm nước, đổ ra uống; bã thuốc có thể rót tiếp nước và uống lại vài lần.

- Dùng 3g chè xanh, 3g gừng khô thái thành sợi nhỏ, thả vào cốc, lấy nước vừa sôi đổ vào ngâm 10 phút. Dùng thay trà, uống thường xuyên. Bài thuốc này có thể trị bệnh viêm dạ dày cấp tính.

cách đây 6 tháng

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#dnhuy