Hạng Vũ và Ngu Cơ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Mình sưu tầm.

Sống 31 năm, 24 tuổi Hạng Vũ đã làm tướng quân dẫn đầu hàng vạn tướng lĩnh khởi nghĩa chống Tần, 26 tuổi, ông đã trở thành Tây Sở Bá Vương, tự mình phân phong thiên hạ. Chỉ chừng ấy cũng đủ thấy vì sao cái tên Sở Bá Vương lại lừng lẫy đến như vậy trong con mắt của các nhà viết sử cổ kim. Trong cách bình giá của mình, nhà viết sử nổi tiếng đời Hán, Tư Mã Thiên vẫn đánh giá Hạng Vũ cao hơn hẳn Lưu Bang, dẫu ông ta là vị vua sáng lập triều Đại Hán thịnh trị.

Tuy nhiên, một mãnh tướng uy dũng vô song nhưng lại thiếu vắng một tầm nhìn sắc sảo của một nhà chiến lược không phải là điều chủ yếu giúp hình ảnh của Sở Bá Vương lắng đọng trong tâm trí của nhiều người. Điều được người đời sau nhắc đến nhiều nhất về Hạng Vũ, có lẽ chính là cuộc tình đầy bi kịch của Hạng Vũ và Ngu Cơ, cuộc tình đã khiến Sở Bá Vương phải đánh đổi bằng cả giang sơn và sinh mạng của mình.

Thanh mai trúc mã
Những năm Tần Thủy Hoàng mới thống nhất thiên hạ, bách tích được hưởng những ngày không chiến tranh ngắn ngủi, người dân thị trấn Nhan Tập, huyện Thuật Dương thường thấy một cậu thiếu niên anh tuấn, cao lớn hơn người từ huyện khác sang thăm bà ngoại. Thăm bà ngoại, ấy sẽ là chuyện bình thường nếu như trong lần ấy, chàng thiếu niên 15 tuổi không biết ma xui quỷ khiến ra sao lại dừng chân bên cây cầu gỗ ở đầu thì trấn nhìn xuống dòng sông trong vắt chảy qua huyện Thuật Dương. Bởi rằng, cái nhìn ấy là khởi đầu cho câu chuyện tình “thiên cổ tuyệt xướng” mà các văn nhân đời sau đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực.

Trong ánh chiều tà đang phủ lên dòng sông trong vắt, ánh mắt chàng thiếu niên Hạng Vũ mà sau này sẽ trở thành Sở Bá Vương uy chấn thiên hạ dừng lại bên hình ảnh người con gái đang giặt đồ bên sông. Vẻ đẹp của cô gái ấy, một người suốt ngày làm bạn với kiếm cung, binh pháp như chàng thiếu niên không biết dùng từ nào để miêu tả cho trọn vẹn. Chỉ biết rằng, không chỉ ánh mắt, mà cả đôi chân của cậu dường như cũng bị đóng đinh trên chiếc cầu gỗ nhỏ. Chỉ biết, người thiếu niên dường như cảm thấy mình đã yêu người con gái ấy. Cậu thì thầm với chính mình: “Người phụ nữ ấy ắt phải là tiên nữ giáng phàm”.

Đến nhà bà ngoại, hỏi ra thiếu niên mới biết cô gái ấy con nhà họ Ngu, tên Cơ, xinh đẹp lại rất giỏi giang. Thiếu niên cả mừng, vội vàng về nhà nói với mẹ về người con gái trong mộng của mình. Chiều lòng người cháu sớm mất cha, Hạng Lương đồng ý đến cầu thân với gia đình họ Ngu. Ngu gia biết gia đình họ Hạng nay không được như trước nhưng đời đời làm tướng, được kết thân với họ Hạng là vinh dự cho Ngu gia, đương nhiên đồng ý. Ngu Cơ cũng mừng thầm, đợi ngày gặp ý trung nhân.

Nhưng trời chẳng chiều lòng người, Hạng Lương không may giết người, gia đình lại đang thất thế, để tránh báo thù đành phải đem Hạng Vũ trốn đến đất Ngô Trung. Hạng Vũ và Ngu Cơ xa cách nhau từ đó. Đến năm 209 TCN, Trần Thắng, Ngô Quảng dấy binh chống lại nhà Tần, tại Giang Nam, mới 24 tuổi, Hạng Vũ cùng chú mình cũng dấy binh hưởng ứng. Trong số bộ tướng tham gia nghĩa quân của mình, Hạng Vũ gặp lại Ngu Tử Kỳ, anh trai của Ngu Cơ, người con gái mà vị tướng dũng mãnh xông pha khắp các chiến trường đánh nam dẹp bắc vẫn không thể quên được. Gặp lại Ngu Tử Kỳ, Hạng Vũ cũng mới biết rằng, Ngu Cơ một mực từ chối tất cả mối mai, chờ đợi Hạng Vũ gần chục năm trời. Hạng Vũ mừng hơn ai hết, lập tức cho đón Ngu Cơ về cạnh bên mình. Mối tình thanh mai trúc mã những tưởng đứt đoạn, nay được nối lại trong những giọt nước mắt xen lẫn buồn vui.
Vô danh, vô phận
Quân Hạng Vũ càng đánh càng mạnh. Sau khi chém Tống Nghĩa, phá Vương Ly làm nên trận Cự Lộc lừng lẫy, Hạng Vũ lúc này đã trở thành một thượng tướng đứng đầu đoàn hùng binh tiến xuống Quan Trung, tấn công Hàm Dương tiêu diệt tàn quân nước Tần. Những lúc này, Ngu Cơ luôn ở bên cạnh Hạng Vũ trong những cuộc bắc chiến nam chinh dẫu rằng chẳng có thân phận gì. Người ta chỉ gọi nàng là Ngu mỹ nhân và chỉ biết rằng, nàng là người con gái được thượng tướng quân đứng đầu chư hầu Hạng Vũ sủng ái tột cùng. Ngu Cơ đồng ý tất cả, bởi điều nàng cần nhất chỉ là được ở cạnh người đàn ông của mình.

Mỗi lần Hạng Vũ ra chiến trường, Ngu Cơ lại một mình ngồi trong lều đợi Hạng Vũ trở về. Khi Hạng Vũ chiến thắng trở về, Ngu Cơ lại múa kiếm làm vui cho Hạng Vũ trên những bữa tiệc khải hoàn khao tướng sỹ. Là phụ nữ nhưng Ngu Cơ lại mê võ từ nhỏ. Rồi sau nay học múa, nàng cũng chỉ thích múa cùng kiếm. Có lẽ cũng vì thế mà Ngu Cơ mới dành trọn mình cho vị tướng quân anh dũng khí phách trùm thiên hạ như Hạng Vũ.

Không chỉ biết chia vui cùng Hạng Vũ, Ngu Cơ còn là người phụ nữ biết sẻ chia mỗi khi người Hạng Vũ mệt mỏi và gặp phải trở ngại. Trong lần, Hạng Vũ nghe tin chú mình là Hạng Lương đã tử trận vì bị Chương Hàm đánh úp, Hạng Vũ phải cùng Lưu Bang đang đánh huyện Trần Lưu phải rút quân về phía Đông. Khi quân đã hạ trại nghỉ ngơi, Hạng Vũ trở về lều với thần sắc mệt mỏi và đau khổ. Nhìn thấy Hạng Vũ trở về mà không hề có tiếng cười hả hê, khí thế bừng bừng của những lần chiến thắng, Ngu Cơ biết rằng đã có chuyện chẳng lành. Đợi Hạng Vũ bình tĩnh trở lại, với khuôn mặt niềm nở, giọng nói nhẹ nhàng, Ngu Cơ hỏi Hạng Vũ về tình hình nơi tiền tuyến. Đến lúc ấy, nàng mới biết rằng chú Hạng Lương đã tử trận. Đau đớn khôn nguôi nhưng Ngu Cơ không lộ ra vẻ kinh sợ. Nàng biết, nếu tỏ ra kinh sợ, Hạng Vũ sẽ còn thấy đau khổ hơn. Ngu Cơ rất nhanh cho người bày tiệc rượu nàng đã chuẩn bị sẵn, dùng mỹ tửu và sự dịu dàng của mình giúp Hạng Vũ quên đi nỗi buồn.
Cứ như vậy, mỗi khi Hạng Vũ dẫn quân chính chiến, Ngu Cơ lại là cổ vũ, gửi gắm Hạng Vũ những tình cảm sâu nặng và hy vọng của mình, mong Hạng Vũ bình an chiến thắng trở về. Và cứ như vậy, nàng trở thành người phụ nữ không thể thiếu vắng trong cuộc đời người dũng tướng Hạng Vũ.

hạng vũ trong ''tần thời minh nguyệt
Hạng Vũ vốn là dũng tướng, tính cách thô bạo nhưng lại nhất mực chung tình. Sau khi Lưu Bang tiến vào Hàm Dương, một mồi lửa đốt sạch cung điện nhà Tần, bao nhiêu châu báu của cải nhà Tần, Hạng Vũ cho chở hết đến Bành Thành. Thế nhưng tất cả mỹ nữ trong cung A Phòng, Hạng Vũ cho thả hết, không giữ một người. Đó là chuyện hiếm thấy ở một chiến tướng kiêu hùng và nhiều khi tàn nhẫn như Hạng Vũ. Nhưng ít ai biết rằng, đó cũng chỉ là “ngàn vàng” mua tiếng cười của người đẹp Ngu Cơ.

Sau khi tiêu diệt quân Tần, Hạng Vũ tự xưng là Tây Sở Bá Vương, tự mình phân phong cho chư hầu thiên hạ. Nhưng cũng vì thế, các lộ chư hầu bất mãn, âm mưu chống lại Hạng Vũ. Trong số đó, người đặc biệt nguy hiểm chính là Lưu Bang.

Khi chiến tranh Hán – Sở mới bắt đầu, Hạng Vũ chiếm ưu thế tuyệt đối, sau vì quá nóng nảy lại khí khái, nhân từ cả với kẻ địch, Hạng Vũ ngày càng bị đẩy vào vị thế bất lợi. Trong năm thứ 4 của cuộc chiến Hán Sở, Hạng Vũ đụng độ vị tướng lắm mưu mẹo Hàn Tín của Lưu Bang trong trận chiến Cai Hạ nổi tiếng trong lịch sử. Ngu Cơ ở doanh trại lo lắng bất an chờ đợi Hạng Vũ trở về. Nhưng lần này, Hạng Vũ đã bị quân Hàn Tín mai phục. Dù nhờ cây họa kích trên tây và sự yểm trợ của những tướng quân thân cận, Sở Bá Vương đã thoát ra khỏi những vòng vây trùng trùng của quân Hán nhưng quân Sở 10 phần đã mất đến 8. Từ khi khởi binh đến nay, thất bại lớn như vậy, đây có lẽ là lần đầu tiên Hạng Vũ gặp phải.

Giờ đây, quân Hán đang bao vây doanh trại quân Sở đến con kiến chui cũng khó lọt. Hàn Tín lại là kẻ lắm mưu, đã soạn ra khúc Sở ca, cho người hát ở khắp nơi. Từng câu từng chữ đều ai oán khiến cho những tàn binh nước Sở ai ai cũng rớt nước mắt nhớ quê, chẳng còn lòng dạ nào cầm binh khí nữa. Rồi từng đợt từng đợt binh lính lợi dụng bóng tối bỏ trốn khỏi doanh trại quân Sở.

Bá Vương biết điều ấy. Trong bóng đêm, ông ngồi uống rượu giải khuây. Trước mặt Bá Vương là người phụ nữ mà ông yêu thương. Đứng trước con chiến mã đã nhiều năm cùng mình rong ruổi chiến trường, đứng trước người phụ nữ đã cùng sẻ chia với mình những lúc vui buồn, Sở Bá Vương đã không nén được sự bi phẫn:

Sức bạt núi, khí thế uy nghi,

Không gặp thời, ngựa truy không đi,

Ngựa không đi, biết làm sao tính,

Nàng Ngu, nàng Ngu, biết làm sao?

Hạng Vũ biết rằng, thời khắc thất bại của mình đã đến. Ông không luyến tiếc sự nghiệp, không hối hận, không kêu than. Điều mà ông cảm thấy lo lắng nhất chính là số phận của người phụ nữ đã cùng ông sẻ chia những ngọt bùi cay đắng trong những ngày qua. Chẳng phải nghĩ nhiều cũng biết rằng, sau khi ông chết, số phận Ngu Cơ sẽ vô cùng bi thảm. Chính bởi thế, câu hát: “Nàng Ngu, nàng Ngu, biết làm sao đây?” là tiếng ca đau đớn tột cùng từ tận đáy lòng Hạng Vũ.

Nghe Hạng Vũ đau khổ bi than, Ngu Cơ không kìm được những giọt nước mắt. Nàng cũng cầm thanh kiếm của Hạng Vũ lên vừa múa vừa hát rằng:

Quân Hán lấy hết đất,

Khúc Sở vang bốn bề.

Trượng phu chí lớn cạn,

Tiện thiếp sống làm chi.

Tiếng hát vừa dứt, thanh kiếm cũng đã kết thúc cuộc sống của Ngu Cơ. Không muốn mình trở thành mối lo lắng của Hạng Vũ, Ngu Cơ đã quyết định hy sinh tính mệnh của mình để kích thích ý chí chiến đấu của Hạng Vũ. Hạng Vũ ôm thi thể Ngu Cơ khóc lớn. Chôn cất Ngu Cơ xong, Hạng Vũ mang theo nỗi đau đớn tột cùng cầm gươm phá vòng vây quân Hán. Nhưng cuối cùng, vị Sở Bá Vương lẫy lừng thiên hạ cũng không thoát được sự truy kích của quân Hán. Đến bờ Ô Giang, không còn đường thoát, Hạng Vũ đã tự tận. Năm đó, Hạng Vũ 31 tuổi.

p/s: do sách sử ghi mỗi cái mỗi khác nên việc Hạng Vũ có phải là người có tính cách tàn bạo hay không cũng chưa chắn chắn.Tuy nhiên nếu xem qua ''tần thời minh nguyệt'' ắt hẳn nhiều người sẽ rất thích tính cách của chàng thiếu niên Thiếu Vũ( tức là Hạng vũ sau này)
nhân vật này vừa tài giỏi,kiên cường mạnh mẽ nhưng cũng rất nghịch ngợm,và suy cho cùng Hạng Vũ không phải là người ác hay xấu xa
Hạng vũ đại bại là do Lưu Bang bội ước và câu kết với trương lương lập kế tiêu diệt ông,bên cạnh đó Lưu Bang cũng bị đánh giá là người dùng thủ đoạn để lợi dụng kẻ khác.
và Lưu bang cũng không kém cạnh gì về việc tàn ác của mình.cho nên hai người này ngang sức ngang tài,tuy nhiên so với Lưu Bang thì Hạng vũ được nhiều người biết đến và kính nể hơn
Lưu Bang kém hẳn Hạng Vũ về sức mạnh, tài cầm quân và sự gắn bó thương yêu tướng sĩ. Hơn nữa, về tư cách cá nhân, Lưu Bang cũng không bằng Hạng Vũ. Trong Sử ký, Tư Mã Thiên đã thẳng thắn viết về người khai lập ra triều đại mà ông đang sống rằng: Lưu Bang xuất thân là một nông dân ham chơi, mê rượu và gái, ngạo mạn khinh người. Nhưng bù lại, ông có bản lĩnh chính trị rất cao. Những điều gọi là nhân nghĩa của Lưu Bang, thực ra cũng chỉ là thủ đoạn chính trị, mị dân thời đó. Lưu Bang đã tỏ ra nhân nghĩa hơn một Hạng Vũ quá tàn bạo mà thôi

Cái gọi là sự nhân nghĩa của Lưu Bang trong thời loạn chỉ là thủ thuật để lấy thiên hạ. Bản thân Lưu Bang là người có thừa thủ đoạn để lợi dụng không chỉ những viên võ tướng như Hàn Tín, Bành Việt, Anh Bố, mà ngay cả với kẻ sĩ đầy mưu lược như Trương Lương cũng vậy. Trương Lương giúp Lưu Bang xong, thấy Lưu Bang ra tay lần lượt thanh trừng các tướng, đã sợ hãi bỏ đi tu tiên để thoát nạn
Tóm lại, Hạng Vũ chỉ có cái tài làm tướng, không có tài để làm vua, còn Lưu Bang không có phẩm chất để làm tướng nhưng có đủ phẩm chất để làm vua. Ngay các tướng của Lưu Bang, điển hình là Hàn Tín cũng thẳng thắn nói rằng việc Lưu Bang giành được thiên hạ là mệnh trời chứ sức người thì không làm nổi. 
Câu chuyện tình bi tráng của Hạng Vũ với Ngu Cơ được đời sau nhắc mãi như một câu chuyện đẹp đẽ, trong sáng chứ không mưu mô, lừa gạt, "ông ăn chả bà ăn nem"của vợ chồng Lưu Bang - Lã Trĩ. Những tình tiết đó cho thấy tài năng, tư cách của Hạng Vũ gây được thiện cảm nhất định với đời sau.

tổng hợp từ nhiều nguồn

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro