CHƯƠNG 13: POMODORO

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Hãy thư giãn trước khi cơ thể và trí óc bạn thấy mệt mỏi"

Khi học tập hay làm việc đa phần mọi người đều cho rằng học càng nhiều càng tốt nhưng sự thật là chất lượng của việc học sẽ được quyết định thông qua việc chúng ta học như thế nào. Việc học hay làm việc liên tục không nghỉ ngơi là không được khuyến khích vì khi ấy chẳng những năng suất kém do cơ thể mệt mỏi mà còn gia tăng các nguy cơ về những bệnh liên quan đến tinh thần như stress, trầm cảm nữa. 

Như hai chương trước chúng ta đã tìm hiểu về cách rèn luyện kỹ năng tập trung thì chương này chúng ta sẽ đi đến một khái niệm khác đó chính là cách học kết hợp thư giãn phương pháp Pomodoro. Và vì mọi thứ nên có sự cân bằng và hài hòa nên việc tập trung trong quá lâu cũng không được các nhà khoa học khuyến khích vì khi tập trung làm việc thì não bộ cần phải sử dụng nhiều năng lượng cho một công việc duy nhất nhằm tạo ra năng suất tốt nhất. 

Và não bộ con người cũng cần được nghỉ ngơi và thư giãn để nạp thêm năng lượng giống như những thiết bị điện tử và đặc biệt là điện thoại khi xài nhiều quá thì cũng bị nóng máy đấy. Và như tôi có gợi ý ở chươnG trước, chúng ta có thể làm việc 45 phút nghỉ 15 phút hay bất cứ khung giờ nào tùy theo hoàn cảnh cụ thể của mỗi người và công việc mà chúng ta cần làm. Để tôi lấy ví dụ nếu bạn cần làm một công việc cũng không đòi hỏi sáng tạo tư duy quá nhiều như việc học (theo tôi) thì bạn có Thể tham khảo phương pháp học 45 phút nghỉ 15 phút.

Mặt khác, nếu bạn làm những công việc đòi hỏi tính sáng tạo và tư duy nhiều như thiết kế, viết lách, Content officer thì bạn nên thử áp dụng phương pháp quả cà chua - một phương pháp rất phổ biến hiện nay và cũng được nhiều người áp dụng. Đầu tiên chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về nguồn gốc của phương pháp này nhé. 

Phương pháp này tên gọi gốc là Pomodoro và được sáng lập vào những năm 1980 nhờ một sinh viên người Ý mang tên Francesco Cirillo và hiện ông đang giữ chức CEO. Trong thời gian này, ông nhận thấy khả năng tập trung của mình giảm mạnh dẫn đến hiệu suất kém trong việc giải quyết những bài tập được giao. Và chính điều đó đã dẫn ông đến phương pháp nghỉ ngắn giữa các phiên làm việc thay vì làm việc xuyên suốt một khoảng thời gian dài không ngừng nghỉ. Cụ thể ông đưa ra một phiên làm việc gồm 25 phút và có một khoảng nghỉ ngắn 5 phút giữa mỗi phiên.

Trong mỗi phiên làm việc 25 phút này, ông gọi đó là một Pomodoro - tiếng Ý khi dịch ra tiếng Việt là quả cà chua. Kết quả sau khi thực hiện thử phương pháp này, ông nhận thấy khả năng tập trung tăng cao đi kièm với hiệu suất công việc và đặc biệt là sự sáng tạo. Không chỉ vậy, mà thời gian nghỉ ngơi giữa mỗi phiên làm việc còn có tác dụng làm giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp bộ não thư giãn hay thậm chí là xua tan hoàn toàn sự mệt mỏi. Phương pháp này không chỉ dành riêng cho những người làm việc cần sự sáng tạo mà dành cho tất cả những ai cần nó. Điều đó có nghĩa là gì?

Có nghĩa là bạn cứ thử những phương pháp trong đây và chọn cái nào phù hợp với bạn nhất. Bởi vì không có một phương pháp tiêu chuẩn nào cho tất cả mọi người cả và mỗi người chúng ta đều có những nhu cầu cũng như cơ địa khác nhau và việc lựa chọn cũng như điều chỉnh những phương án trong đây là một điều tôi rất khuyến khích các bạn làm. 

Và đương nhiên rồi, đừng rập khuôn sáo rỗng mà hãy sáng tạo và tìm tòi ra thứ thích hợp với mình nhất. Giống như tôi đôi khi làm 45 phút chỉ nghỉ 10 phút nếu tôi thấy đó là đã đủ. Vậy hãy thử những phương pháp trên và hỏi bản thân mình "Cái nào sẽ là phù hợp với mình nhất? Nếu không phải cái nào ở trên thì học bao nhiêu phút và nghỉ ngơi bao nhiêu phút khiến mình thấy thoải mái?"

Hãy trả lời những câu hỏi trên và đưa ra giải pháp riêng cho chính mình. Đó chắc chắn là một quá trình tuyệt vời khi chính mỗi người chúng ta quyết định thứ gì là thoải mái nhất và phù hợp nhất cho chính mình mà chẳng phải là ai khác. Thế nên, nếu phương pháp Pomodoro này hữu dụng với bạn thì hãy áp dụng ngay hôm nay với những bài học hằng ngày rồi một đống những dự án đang xếp hàng chờ. Rồi đến trong những lúc ôn thi mệt mỏi với deadline ngập đầu không thở nổi cũng đừng quên áp dụng phương pháp này (hoặc cái thích hợp với bạn nhất). Bây giờ chúng ta sẽ đi sâu vào cách để thực hiện phương pháp Pomodoro.

Bước 1: Chọn công việc mình sẽ làm. Lưu ý đây là công việc chứ mấy cái game hay bộ truyện cần cày thì không cần cái phương pháp cà chua cà chiếc gì đâu nhá.

Bước 2: Đặt đồng hồ hẹn giờ 25 phút cho một phiên là việc và nhào vô bàn làm việc làm liền

Bước 3: Mỗi khi hết một phiên thì nghỉ 5 phút giữa giờ.

Bước 4: Sau khi nghỉ giải lao hết 4 phiên thì tặng bản thân một thời gian nghỉ dài hơn khoảng 10-15 phút

Bước 5: Xem xét hiệu quả công việc và điều chỉnh thời gian theo năng suất, chất lượng hiệu quả công việc và cảm giác tinh thần bằng cách trả lời các câu hỏi

"Hiệu quả này so với bình thường thì có khác biệt gì không?"

"Sự khác biệt đó là tốt hơn hay tệ hơn?"

"Sau khi làm việc hay học tập nguyên ngày vậy mình có cảm thấy ủ rũ mệt nhoài, mắt nhắm, mắt mở cần nước tăng lực hay caffein tỉnh táo không? Nếu có thì làm sao để cải thiện?"

Phương pháp Pomodoro này đặc biệt có rất nhiều ứng dụng để hỗ trợ chúng ta. Thông thường thì nếu bạn lười như tôi thì lấy điện thoại ra bấm đồng hồ hẹn giờ hay đơn giản là tự mình canh được rồi. Nhưng nếu bạn sợ bản thân tập trung quá đến mức mà không biết giờ giấc gì luôn thì bạn có thể tham khảo một số ứng dụng như Tomato Timer, Marirana Timer hay Tomighty. Đương nhiên là máy móc thì đáng tin hơn rồi phải không vì đôi khi chúng ta hay kiểu "Uầy đợi tí làm việc sắp xong rồi nên thên xíu nữa thôi" mà thêm xíu hoài là lố giờ ăn uống các thứ mất công hại sức khoẻ bao tử cũng như mắt của bản thân.

Thật ra bình thường thì chỉ cần làm đến bước 4 là đã hoàn thành rồi nhưng theo tôi thì bước 5 này cũng rất quan trọng như một sự định hướng và kim chỉ nam trêm hành trình tìm ra những gì hợp với mình nhất. Và sự thật là trên đời này không có thứ tốt nhất hay hoàn hảo nhất mà chỉ tồn tại cái phù hợp nhất mà thôi. Vì thế mà "Hạnh phúc là khi ta tìm được những gì hợp với ta nhất". Đừng quên tìm kiếm đấy nhé.

Đặc biệt nguyên tắc này khác biệt ở chỗ nó có nguyên tắc kỹ lưỡng đấy. Trong đây sẽ có 4 nguyên tắc lớn nhất.  Sau đây là hai nguyên tắc đầu tiên

1) Trong một Pomorodo - tức một phiên làm việc 25 phút thì không có sự gián đoạn. 

Vấn đề này rất quan trọng đấy vì điều này có nghĩa là bạn sẽ không có nói chuyện tám tám một tí với đồng nghiệp hay bạn bè rồi cũng không có đứng dậy mua ly cà phê rồi ăn miếng bánh lót dạ cho có năng lượng. Việc thư giãn relax đó thì cứ để cho giờ nghỉ ngơi rồi hẵng làm và trong một Pomodoro này chỉ được phép làm những việc cần làm mà bước 1 trên bạn đã xác định. Nếu như một Pomodoro bị gián đoạn thì "Game over" - bạn đành phải bắt đầu bấm giờ và làm lại từ đầu thôi vì để làm việc hiệu quả thì sự tập trung là chắc chắn không thể thiếu.

2) Chỉ làm một việc duy nhất

Điều này có nghĩa lac trong một Pomodoro hay là 25 phút nhất định đó thì bạn không có nhảy qua thiết kế poster rồi bay lại viết bài quảng cáo hay đồng thời mở mười mấy cái tab trên thanh tác vụ. Tắt hết và chỉ chừa lại một vài những tab cần thiết cho một công việc thôi nha bạn thân mến vì như trong quyển "Hành động không mệt, nghĩ mới mệt" tôi đã giới thiệu về tầm quan trọng của single-task hay là chỉ tập trung vào một nhiệm vụ trong một khoảng thời gian xác định. 

Việc nhảy qua công việc khác liên tục mệt như khi bạn chơi trò nhảy cóc vậy đó, nếu bạn chưa chơi thì có thể thử tìm trên mạng và chơi luôn cho biết. Và khi phải chuyển liên tục từ công việc sang công việc khác thì bộ não chúng ta đã tiêu tốn rất nhiều năng lượng chỉ để dành cho lúc chuyển tiếp đó. Ví như bạn vừa nấu ăn vừa lau nhà thì mỗi khi chuyển từ nấu ăn sang lau nhà bộ não bạn phải xử lí thông tin 'cầm cái gì lau' hay là 'nãy bạn lau nhà đến khúc nào rồi', 'giờ bắt đầu lau ở đâu' và quay về nấu ăn thì bộ não lại phải cập nhật tình huống 'nấu ăn thế nào rồi', 'đồ ăn khét chưa các thứ',...

One thing at a time! Remember that!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro