CHƯƠNG 19: ĐỐI NHÂN XỬ THẾ (3)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Hãy lắng nghe, hãy thông cảm và hãy thấu hiểu"

Như chương trước tôi đã hứa, chương này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách giải quyết mâu thuẫn với những người thân quen nếu như ở trong hai tình huống trên. Bây giờ chúng ta sẽ cùng tổng kết lại hai tình huống trên và cách ứng xử của T và H nhé. Thì như tình huống đầu tiên chúng ta đã thấy là dẫu cho có T im lặng, tuân theo mệnh lệnh của bố mẹ thì việc bất đồng về quan điểm cũng như sở thích và suy nghĩ vẫn hình thành rào chắn giữa hai bên. Còn với tình huống thứ hai của H khi tính tình cô cứng rắn cãi lại bố mẹ thì sự việc chỉ biến chuyển theo chiều hướng tệ hơn thôi chứ chẳng khá khẩm hơn được miếng nào.

Vậy là im lặng làm theo cũng không được mà cãi lại cũng không xong? Vậy chúng ta chỉ có một cách là lấy giao điểm của hai tình huống này sẽ ra được cách giải quyết tốt nhất. Có nghĩa là chúng ta sẽ không im lặng, cũng không cãi lại mà chọn cách nói chuyện nhẹ nhàng hơn và bình tĩnh hơn. Điều đó khó lắm các bạn ạ mà nói thiệt chứ mỗi khi cãi nhau hay nghe ba mẹ chửi mà cố nhịn để không lớn giọng cãi lại là đã khó muốn chết rồi chứ còn nói chuyện nhỏ nhẹ nữa thì là một cái level đỉnh cao luôn rồi.

"Nhưng một chuyện khó không có nghĩa là không làm được". Bạn hãy nhớ câu nói quyền năng này mỗi khi đối diện với một cái gì đó mới lạ, một thử thách mới hay bước ra khỏi vùng an toàn với hàng ngàn thứ quen thuộc của mình. Khi mà bạn thực hiện những gợi ý trong đây tôi nêu ra thì cũng là một minh chứng cho việc bước ra khỏi vùng an toàn và thử những cái gì đó mới lạ đấy và như chúng ta đều biết, bước đầu tiên để thay đổi cách nghĩ hay để bắt đầu một cái gì đó xa lạ là rất thử thách.

Cái thử thách ở đây không chỉ đơn thuần dừng lại ở mức độ khó của sự việc hay nói cách khác nó không nằm ở sự vật, sự việc bản chất của chúng mà là chúng ta phải vượt qua được chính mình. Một rào cản lớn nhất đó chính là tiếng nói nội tâm của mình kiểu "Thôi thôi, thử làm cái gì chứ như bây giờ là đã ô kê con dê rồi. Cứ như vậy đi" và nếu như chúng ta để những suy nghĩ như vậy dẫn dắt hành động thì cứ yên tâm là sẽ chẳng có khó khăn gì đâu vì căn bản cái vùng an toàn của mình ta còn chưa bước ra khỏi nữa thì làm gì đụng độ được khó khăn.

Thì như vậy nên những lời mà chúng ta nói với chính mình luôn có một sức mạnh to lớn đến mức chẳng có một ngôn từ nào có thể diễn tả nổi. Bạn biết tại sao không? Vì ngôn từ sẽ dấn đến cảm xúc và xúc cảm lại là thuyền trưởng của hành động và kết quả của hành động lại tiếp tục ảnh hưởng đến niềm tin của chúng ta và những từ ngữ ta nói với chính mình. Chúng như một cái vòng tuần máu với tâm nhĩ tâm thất vậy đấy và nói theo một cách khác thì ngôn từ sẽ là khởi điểm của hành động

Vậy thì bình thường ví như gặp chuyện gì khó khó ấy thì thay vì nói "Cái này cũng làm được nhưng mà khó quá...Haizzz" thì chúng ta cùng nhau chơi một trò chơi hen. Giờ bạn hãy đảo vị ngữ và chủ ngữ của câu trên lại thử đi nào. Bingo! Thế là chúng ta có một câu mới "Cái này cũng khó đấy nhưng vẫn làm được". Bạn thấy không? Nghe vô là thấy khí thế khác hẳn rồi. Câu đầu ta nói nghe sao mà chỉ thấy nản gì đâu luôn vậy còn câu thứ hai là nghe cảm giác có chút gì đó mùi vị của thử thách và bắt đầu có động lực rồi đó. Vì bộ não con người đam mê thử thách và những điều mới lạ đấy các bạn thân mến.

Nhưng những thử thách này phải vừa tầm với khả năng của chúng ta thì ta mới mê chứ thử thách trên trời thì chúng ta đã sớm dẹp qua một bên cho đỡ chướng mắt rồi. Quay lại vấn đề chính là cách giải quyết những mâu thuẫn bằng việc 'trò chuyện' thay vì 'tranh cãi'. Hai cụm từ này khác biệt hoàn toàn với nhau đấy các bạn à vì và sự khác biệt ấy được thể hiện rõ ràng nhất thông qua biểu hiện của chúng. Biểu hiện của một cuộc 'tranh cãi' sẽ là hai bên lớn tiếng đàn áp nhau. Đó là sự thật mà đa số chúng ta phải công nhận vì trong những trận 'tranh cãi' thì thường không có chỗ có lí lẽ chen chân vô luôn đấy.

Bạn biết vì sao không? Vì khi đó hai bên đã bị sự tức giận chi phối mà thường thì cơn giận hay đè bẹp lý trí không ngóc đầu lên nổi luôn đấy. Nên trong những cuộc 'tranh cãi' thì thắng thua thường được xác định bằng bên nào hung hăng hơn, to tiếng hay dữ dằn hơn thì bên đó giành phần thắng. Nhưng đa số những cuộc tranh cãi như vậy không kết thúc êm đẹp đâu mà bên còn lại chắc chắn sẽ tìm cách trả thù. Cái này giống trong những bộ phim cổ trang mà đánh đánh giết giết mà đặc biệt là nam phụ bị nam chính đánh bại ôm mối hận trong lòng rồi tu luyện võ công cái thế, tìm cách báo thù rửa hận để thành boss phản diện chính các thứ. Nói vậy là thấy dễ hiểu quá luôn rồi hen.

Rồi còn biểu hiện của một cuộc 'trò chuyện' thì điềm đạm hơn rất nhiều. Một cuộc trò chuyện chính hiệu sẽ có một bên nói và một bên nghe thôi chứ không có cái kiểu "Mày nói một câu, tao quật lại mười câu" như trong những trận cãi vã. Và hơn hết nữa là những cuộc trò chuyện thường dùng cả cái đầu - tức lý trí để phân tích tình huống, để cân nhắc lợi hại và đồng thời còn có sự góp mặt của trái tim - để bao dung và thấu hiểu với cảm giác đối phương, để dành cho nhau sự tôn trọng và để lắng nghe thật lòng. 

Nếu như một cuộc tranh cãi luôn có có sự lớn tiếng đàn áp hay muốn khuất phục đối phương để tôn vinh hay chứng minh cho bản ngã, cho cái tôi của mình thì một cuộc trò chuyện sẽ nhẹ nhàng hơn và điềm đạm hơn vì nó dựa trên cơ sở của sự thấu hiểu và cảm thông. Trong một cuộc trò chuyện, những người tham gia thực sự muốn trao đổi những ý kiến, những tâm tư nguyện vọng cũng như suy nghĩ, tình cảm của mình và họ muốn được lắng nghe, chỉ có vậy thôi.

Vậy quay trở về với tình huống thứ nhất của T đi. Tình huống của T với ba mẹ chắc chắn không được coi là một cuộc tranh cãi rồi vì cô im lặng từ đầu đến cuối và nghe theo sự sắp đặt của bố mẹ mà nhưng giữa họ vẫn không được coi là một cuộc trò chuyện cũng vì cái lí do trên luôn. Mà quan trọng hơn là giữa họ đâu có sự thấu hiểu hay chia sẻ đâu. Ba mẹ T không để ý đến việc cô thích học hay làm cái gì còn T dù không thích nhưng vẫn không phản đối quyết định của bố mẹ nên giữa họ vẫn tồn tại một rào chắn vững chắc mà đôi bên vô tình tạo ra.

Vậy tình huống này thì để tạo ra được sự thấu hiểu thì hai bên phải chia sẻ và đó cũng là con đường duy nhất. Sẽ ra sao nếu như T chịu mở lòng ra và nói với bố mẹ về ước mơ của cô, về dự định tương lai cũng như mong muốn và sở thích của cô. Và khi cô chịu mở lòng nói ra để trò chuyện với bố mẹ thì họ cũng sẽ sẵn sàng làm điều tương tự. Đó là sự thật đấy các bạn vì mọi người xung quanh ta đối xử với ta bằng chính cái cung cách ta đối với họ. Điều đó đúng với 99% trường hợp tỏng những mối quan hệ.

Biết đâu được khi đó bô mẹ T cũng sẽ chia sẻ những lo lắng mà họ luôn ấp ủ về tương lai về của con gái của mình: Đó có thể là lo cho kinh tế, sức khỏe, sự nghiệp của con các thứ. Sau cuộc trò chuyện này dù kết quả là gì thì có một điều chắc chắn là khoảng cách giữa họ đã được rút bớt lại nhờ đôi bên đã sẵn lòng chia sẻ với nhau. 

Tuong tự như thế, H cũng có thể yêu cầu ngồi xuống nói chuyện nhẹ nhàng với bố mẹ mình trước khi những cuộc cãi vã chỉ hòng dùng lời lẽ làm tổn thương đối phương diễn ra dưới một mái ấm gia đình. Một cuộc trò chuyện ngắn ngủi thôi có lẽ cũng đã đủ để cho bố mẹ H nhận thấy sở thích của con gái đồng thời cũng cho H thấy được lo lắng của những bậc làm cha làm mẹ. Vì phụ huynh thì ai chẳng mong con mình học tốt cơ chứ và khi có kiến thức thì mới có cơ sở vững chắc để thực hiện ước mơ của chính mình cơ chứ.

Nhưng tiếc rằng những suy nghĩ và nguyện vọng ấy đã được hai bên chôn cất kỹ trong tâm và không nguyện nói ra cho đối phương. Nhưng sau cùng khi H thi trượt hết 3 nguyện vọng trong đợt tuyển sinh lên lớp 10, ba mẹ cô cũng không vô tình như họ đã nói mà sẵn sàng bỏ tiền ra cho cô được học trường tư dẫu gia cảnh họ cũng chỉ tàm tạm thôi. Tôi thấy điều đó rất đáng để suy ngẫm đấy. 

Communication is the short-cut to get on well with others!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro