CHƯƠNG 27: BOREDOM

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Khoảng thời gian nhàm chán, rãnh rỗi thực ra không tệ như chúng ta vẫn nghĩ"

Tôi tin chắc rằng ai trong chúng ta cũng đều trải qua cảm giác 'chán như con gián' rồi. Đó là cảm giác khi mà chẳng có cái gì mới lạ hay hấp dẫn xuất hiện cả rồi lại chẳng có gì để làm. Đôi khi dư thời gian đến mức không biết làm sao để giết thời gian cho bằng hết được luôn đấy. Thì cái vấn đề về ảnh hưởng của sự chán nản vẫn luôn được coi là đề tài nóng sốt của các nhà tâm lí học nhưng cũng có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng sự nhàm chán thật ra vẫn có lợi cho chúng ta theo nhiều cách khác nhau. Nghe có vẻ khá ngược đời nhưng đó lại là sự thật đấy các bạn thân mến. Còn cách thức như thế mà sự nhàm chán mang đến lợi ích cho chúng ta nào thì chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thông qua chương này nhé.

Đầu tiên là chúng ta thường xuất hiện cảm giác chán nản khi chẳng có cái gì để làm cả và chúng ta cũng chẳng có hứng thú lam gì. Mỗi khi như thế thì bạn sẽ làm gì? Đứng dậy đi bật Tivi để xem tin tức thời sự? Xem trận đá bóng gần đây hay lên trang mạng xã hội lướt web rồi đăng status "Một ngày rãnh rỗi" các thứ. Nếu bạn cảm thấy chán nản không có cái gì làm thì lời khuyên tốt nhất của tôi cho bạn là không cần làm gì hết. Mới đầu nghe thì có vẻ rất khó chấp nhận được vì không làm cái quỷ gì thì chán lại càng thêm chán rồi?

Cứ từ từ rồi chúng ta sẽ cùng nhau phân tích ngay đây thôi. Các nhà thần kinh học đã nghiên cứu về não bộ con người và kết luận rãnh rỗi không làm gì không đồng nghĩa với việc "Giết thời gian". Có thể đối với những người bận rộn thì việc ngồi không mà chẳng làm gì tưởng chừng như là một chuyện hết sức vô lí và không cần thiết nhưng thực chất bộ não và cơ thể chúng ta cần những khoảngthời gian như thế. Giống như cách mà bộ não chúng ta cần có giấc ngủ vậy thì việc ngồi không và không làm gì cả cũng giúp ích rất nhiều cho não bộ.

Theo những nhà thần kinh học thì sự chán nản có thể kích thích sự sáng tạo, năng suất và hiệu quả công việc. Bạn cứ thử nhớ lại thì đôi khi bạn sẽ thấy rằng bản thân hay nghĩ ra những ý tưởng tuyệt vời hay lời giải đáp cho một bài toán khó nhằm nào đó vào những lúc thư giãn, nhẹ nhàng như đi tắm hay đang hút bụi chẳng hạn. Vậy nên những thời gian chán nản và chẳng cần phải làm việc tập trung gì cả là cần thiết là sức khỏe tinh thần của chúng ta. Nếu bạn để ý thì rất nhiều nhà văn nổi tiếng đã bảo rằng những ý tưởng tuyệt diệu nhất của họ đến từ những lúc họ đang tắm, ăn hay thậm chí là trong giấc mơ luôn đấy.

Tron nhịp sống bộn bề như xã hội ngày nay thì việc ngồi xuống mà chẳng làm gì nghe có vẻ thật đáng chê trách nhưng đó lại là một cách làm thông minh nếu bạn biết sử dụng sự chán nản để tạo ra năng suất, hiệu quả cũng như chất lượng trong việc. Một lần nữa thì đây lại là vấn đề về việc "Bạn sử dụng những gì mình có như thế nào". Nếu như việc ngồi không mà không làm gì trong vòng 15 phút đối với bạn là một cực hình thì bạn chỉ cần bắt đầu từ 5 phút mỗi ngày thôi. Mà 5 phút này lấy ở đâu ra bây giờ? 

Đơn giản lắm các bạn thân mến, nếu như bạn có áp dụng phương pháp Pomodoro (phương pháp quả cà chua mà tôi đã giới thiệu ở các chương trước) trong việc học hay lúc làm việc thì bạn chỉ cần tận dụng khoảng thời gian nghỉ giữa giờ 5 phút này mà ngồi yên không làm gì là được rồi. Đương nhiên bạn không phải chỉ có thể ngồi mà còn có thể đứng lên rồi đi qua đi lại hay nằm trên giường mà hít thở. Bất kể bạn làm gì nhưng cốt lõi ở đây là để não bộ bạn thư giãn mà chẳng cần thúc ép nó làm việc hay tập trung gì cả. 

Bằng cách để nó bay bổng như thế nên đôi khi có thể bạn sẽ chợt nắm bắt được một ý niệm đột phá nào đấy thì sao. Đương nhiên, cái này phải thử mới biết được và như phong cách quen thuộc mà chúng ta vẫn hay làm: Hãy bắt đầu từ hôm nay luôn đi các bạn thân mến. Bạn có thể bắt đầu bằng 2-3 phút không làm gì cũng ổn nếu bạn thấy điều đó là đã đủ. Thật sự ban đầu khi ngồi không chẳng làm gì tôi cũng có cảm giác tội lỗi vì đã để thời gian trôi qua một cách vô bổ lắm cơ. Nếu bạn đã áp dụng theo cách như trên thì có lẽ bạn cũng sẽ hiểu cảm giác ngồi một chỗ hay đi qua đi lại mà đôi mắt cứ lia tới lia lui cái to-do list của mình đấy.

Vì rằng còn một tá chuyện chưa hoàn thành lại chưa kể đến mấy bộ phim đang chờ cày nữa là mà tôi phải ngồi không một chỗ chẳng làm được gì. Thế mới tức đấy chứ. Nhưng mà dần dà thì tôi lại cảm thấy quý những khoảng thời gian không làm gì như thế lắm vì chúng để cho tôi thời gian suy nghĩ trên trời dưới đất luôn. Bình thường não của chúng ta rất hay thích đi du lịch khắp nơi và hiếm khi chịu ngồi yên một chỗ lắm nhưng khi chán đến cùng cực đến chẳng còn gì để suy nghĩ thì não bộ tôi thực sự quay về với hiện tại.

Và cảm giác đó tuyệt vời lắm các bạn khi tôi có thể cảm nghiệm được từng phút giây hiện tại theo một cách đặc biệt mà sự nhàm chán đem lại. Hay một cái là quay về hiện tại xong là tôi cảm thấy hết chán luôn rồi. Rất mới lạ mà cũng rất tuyệt vời. Mới bắt đầu chắc chắn bạn sẽ cảm thấy chán muốn xỉu và người bạn vẫn luôn muốn tìm cái điện thoại hay cái remote Tivi để bật lên xem nhưng hãy tránh xa chúng ra vì rằng có một số trải nghiệm mà chỉ có một vài cảm giác nhất định mới mang đến được cho chúng ta thôi. 

Hãy tận dụng khoảng thơi gian rảnh mà chẳng cần làm gì hết để tạo ra cho chính mình một cái to-be list - một khoảng thời gian để bản thân chỉ quay về với thực tại trong từng khoảnh khắc để có thể quan sát hơi thở nhịp nhàng của chính mình hay là đi dạo vòng quanh khu phố và lắng nghe tiếng chim hót cũng như tiếng lá cây xào xạc quanh mình. Một khi quay về với thực tại thì tinh thần và não bộ bạn sẽ được sạc đầy năng lượng trở lại. Hãy để sự chán nản là bàn đạp cho bạn tiếp tục công việc hay quá trình học tập của mình với một nguồn năng lượng tràn trề và sự tập trung cao độ.

Trong một bài báo tôi từng đọc ở trang Forbes thì tôi bắt gặp một định nghĩa khá thú vị của khoảng thời gian trống mà chúng ta không cần phải làm gì cả. Người Italy gọi đó là "il dolce far niente" - nghĩa là sự dịu ngọt của khoảng thời gian rảnh rỗi. Nhưng cụm từ này dịch qua tiếng Anh thì cụm từ sát nghĩa nhất là "Kiliing time" và rồi thì người Việt chúng ta hay thường sử dụng từ "Giết thời gian" đấy. Tôi thấy sự dịch nghĩa kiểu này có gì đó rất ý nghĩa. Vì khi một từ tiếng Italy qua nước Mỹ - một đất nước ngập tràn với những công việc bộ bề và lịch trình dày đặc thì việc không làm gì chính là "Killing time" đối với họ. 

Do ảnh hưởng của văn hóa nên mỗi nước lại có một định nghĩa khác nhau mà khi dịch qua Tiếng Việt thành "Giết thời gian" thì nghe là thấy đáng chê trách rồi. Trong bài báo đó thì việc không làm gì cũng được sánh với những khoảng lặng trong âm nhạc vậy và tôi cảm thấy cách so sánh này rất lãng mạn và trực quan. Vì bất cứ một bản nhạc nào mà chúng ta nghe thì cũng đều có những khoảng ngắt nghỉ, im lặng cả. 

Những khoảng lặng này có thể sẽ nằm ở đầu, ở giữa hay ở cuối nhưng một việc chắc chắn rằng những khoảng im lặng tưởng chừng bình thường này đã góp phần rất quan trọng về sự thành công của một bản nhạc. Nếu như không có những khoảng nghỉ thì một bản nhạc dù hay cấp mấy cũng chỉ còn lại toàn là tiếng ồn thôi. Bộ não con người cũng vận hành theo cách tương tự như thế: Việc ngồi yên và không làm gì giúp bộ não chúng ta có thời gian nghỉ ngơi để làm việc hiệu quả hơn và sáng tạo hơn.

Bạn để ý rằng mỗi khi bạn muốn nghĩ ra một ý tưởng đột phá hay sáng tạo nào đó thì rặng mãi mà chẳng ra không? Bộ não con người kì lạ lắm các bạn thân mến vì mỗi khi nghĩ nát não mà chẳng ra được một mống ý tưởng gì cho cái dự án đang làm mà những lúc đang thư giãn như chơi video game hay nghe nhạc, xem truyền hình thực tế thì ý tưởng nó nảy ra một cách chóng mặt luôn. Và nếu như bạn đang phải cuống cuồng vật lộn để hoàn thành những công việc đòi hỏi sự sáng tạo như viết bài quảng cáo, làm video, thiết kế poster cho dự án các thứ thì bạn nên thử để cho não bộ thời gian để nghỉ ngơi, chẳng cần làm gì cả. Nghe có vẻ không đáng tin nhưng sự sáng tạo thường hay xuất hiện vào những lúc ta không ngờ nhất. 

Now, let's take a rest together!


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro