CHƯƠNG 28: BIẾT ƠN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Những gì miễn phí thì không có quý"

Như chúng ta đều biết rằng biết ơn là một gia vị không thể thiếu trong món ăn mang tên hạnh phúc. Và đa phần trong rất nhiều cuốn sách self-help vẫn thường khuyên con người nuôi dưỡng lòng biết ơn. Vậy bạn có bao giờ tự hỏi rằng tại sao biết ơn lại dẫn đến hạnh phúc không? Hay vốn dĩ biết ơn bản chất nó là gì và nó sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ cũng như hành vi của chúng ta như thế nào? Những câu hỏi này luôn làm tôi cảm thấy rất hứng thú và muốn tìm tòi và tôi tin rằng bạn cũng thế. Vậy chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu nhé.

Trước hết thì định nghĩa của biết ơn hiểu theo một cách đơn giản sẽ là cảm giác trân trọng, yêu quý với những gì mình đang có cũng như mình được tặng. Và cái cảm giác trân trọng này bắt nguồn từ việc nhận thức được giá trị của những thứ mình đang sở hữu. Rất nhiều cuốn sách đề cao lòng biết ơn nhưng chưa chắc cuốn sách nào cũng sẽ dạy chúng ta nuôi dưỡng lòng biết ơn. Và việc biết được rằng biết ơn chính là một kỹ năng, cũng giống như sự tập trung hay khiếu ăn nói sẽ giúp chúng ta giúp nhiều trong hành trình nuôi dưỡng lòng biết ơn.

Vì vậy, bạn chỉ cần ghi nhớ trong đầu rằng biết ơn là một thứ chúng ta có thể rèn luyện, nó không phải là bản năng hay bẩm sinh đã có mà ai trong chúng ta cũng có khả năng đạt được. Khắc cốt ghi tâm sự thật này thì tôi tin rằng bạn đã có sự chuẩn bị khá tốt rồi đó. Còn bây giờ thì chúng ta sẽ đi đến với một câu hỏi thú vị đó là "Làm cách nào để nhận thức được giá trị của những thứ mình đang sở hữu?" hay nói cách khác "Giá trị của chúng cụ thể sẽ là gì?". Bắt đầu thấy hơi hack não nhưng lại vẫn không kém phần hấp dẫn rồi phải không. Những câu hỏi như thế này sẽ tốn khá nhiều chất xám của bạn đấy nhưng câu trả lời của chúng lại sẽ mở ra một cánh cửa mới cho chúng ta với nhiều điều thú vị.

Nào bây giờ thì hãy suy nghĩ một tí thôi nào. Bạn hãy thử thật sự suy nghĩ trước khi đọc tiếp nhé vì đây cũng là một phương pháp đọc chủ động đấy. Khi chúng ta đọc một quyển sách hay một bài báo nào đó thì chúng ta đừng chỉ đơn thuần dừng lại ở việc đọc mà hãy tham gia vào quá trình đó - quá tình tìm kiếm những kiến thức mới hữu ích cho chính mình để ứng dụng vào cuộc sống, quá tình để tư duy và suy ngẫm hay cũng chính là quá tình để bắt gặp chính mình trong những dòng chữ bất kỳ nào đó...

Sau khi suy nghĩ xong thì tôi tin rằng bạn vẫn còn rất nhiều vướng mắc vì thậm chí bạn chẳng biết mình giá trị của những gì mình đang sở hữu là gì thì làm cách nào đi đến cách để nhận thức và trân trọng những giá trị này cơ chứ. Rồi với cả "Những thứ mà mình đang sở hữu" rốt cuộc là cái gì? Tuy rằng nhiều nghi vấn thật nhưng các bạn hãy đừng nản lòng nhụt chí vì quá tình tìm kiếm câu trả lời chính là bằng cách tìm ra và giải đáp những câu hỏi liên quan đấy mà. Hấp dẫn mà đúng không?

Vậy thì chúng ta cùng giải đáp từ từ nhé. Ở đây thì những thứ mà chúng ta đang sở hữu bao hàm nhiềt thứ đa dạng và vô số kể như có một thân thể khỏe mạnh, lành lặn không ốm đau bệnh tật hay vẫn còn có thể gặp người thân và gia đình, rồi được đi học hoặc có việc làm,....Thật sự là kể đến sáng mai cũng chưa hết nên việc chúng ta biết được giá trị của những thứ này góp phần to lớn vào mức độ hạnh phúc của mỗi người. Vậy "Giá trị của chúng sẽ là gì?". Câu trả lời là không có một lời giải đáp chính xác nào cho mọi trường hợp cả. Bạn khoan hãy thất vọng vì giá trị của những thứ mà chúng ta đang có này là hoàn toàn do bạn định đoạt đấy. Hay nói cách khác, chính bản thân chúng ta là người định giá cho những gì mình đang có.

Tôi nhớ cô tôi từng nói rằng "Những gì miễn phí thì không có quý" nhưng sự thật liệu có phải như thế? Những thứ chúng ta được ban tặng ngay từ thuở lọt lòng như sinh mạng này hay có đủ tay, đủ chân lại chẳng thừa hay thiếu ngón nào đều được tính vào "đồ miễn phí" hết đấy nhưng giá trị của chúng thì căn bản là tiền bạc bao nhiêu cũng chẳng thể nào mua được. Bây giờ nếu người khác bảo bỏ ra một tỉ để mua đôi mắt bạn thì bạn có chịu không? Có khi bạn đập vào mặt họ và chửi "Đồ thần kinh" luôn đấy chứ chả phải dạng vừa đâu.

Nhưng chúng ta thường hay không xem trọng những thứ này và vì thế mà câu "Những gì miễn phí thì không có quý" không chỉ nói đến nghĩa đen thông thường là giá trị của bản thân những món đồ miễn phí mà là đang ám chỉ đến cái giá trị mà những đồ miễn phí được gán cho. Có một quy luật rất phổ biến và thường thức trong cuộc sống là những gì càng hiếm thì càng có giá trị mà cái giá trị của nó là do con người đề cao. Cũng như việc kim cương và than chì đều cấu tạo từ cacbon đấy thôi nhưng cấu trúc khác nhau và độ quý hiếm khác nhau là giá cả chênh lệch hẳn ra. 

Một viên kim cương dù là nhỏ cũng đòi hỏi bạn phải có ít nhất 100 triệu đồng mới mua nổi còn than chì thì cứ ra tiệm tạp hóa cầm theo 10 ngàn là mua xài đã luôn rồi. Chúng ta thường hay có xu hướng quý trọng những gì là hiếm hoi, là khó có nhưng những thứ dễ có chúng ta thường chẳng bận tâm là bao. Bằng chứng là ai trong chúng ta cũng đều nghe phải "Giữ gìn sức khỏe" nhưng có biết bao nhiêu bạn trẻ bây giờ có thói quen tập thể dục đều đặn, ngủ sớm hay là ăn uống điều độ.

Rất nhiều người trong chúng ta biết rằng  ngủ trễ sẽ gây hại cho sức khỏe, không tập thể dục sẽ tăng cao nguy cơ dẫn đến các bệnh thoái hóa khớp rồi béo phì và dẫn đến hàng ngàn các hệ lụy khác bao gồm những bệnh lý về tim mạch. Còn việc ăn uống không điều độ, lành mạnh thì cũng lầ một trong những hung thủ chính của căn bệnh béo phì hay các căn bệnh liên quan đến dạ dày. Nhưng kiến thức là một chuyện còn việc thực hành lại là một chuyện khác vì chúng ta ôm suy nghĩ rằng "Bây giờ vẫn chưa sao mà nên thôi không cần quan tâm lắm đâu"

Suy nghĩ đó khiến chúng ta liên tục sa đà vào những thói quen xấu và không lành mạnh nhưng bạn là người làm chủ cuộc đời chính mình mà. Nếu bạn cứ để bản thân sa đà như thế thì một ngày không xa đâu, bạn sẽ phát hiện ra rằng suy nghĩ như thế đang đánh cắp đi sức khỏe - một thứ tài sản quý nhất của mỗi con người - từng ngày đấy. Và đến khi mà bạn phải vung tiền ra để chữa bệnh thì tôi phải nói là bao nhiêu cũng chẳng đủ đâu. 

Vì thế nên con người ta mới có câu "Mất đi rồi mới biết trân quý" nhưng tôi tin rằng chúng ta không cần phải mất đi rồi mới biết quý trọng, mới bàng hoàng vỡ lẽ trong cơn hối hận muộn màng rằng bản thân mình trước kia đã hành động dại dột như thế nào. Con người là một sinh vật đặc biệt và vượt trội nhất trong hơn 10 triệu loài sinh vật trên toàn Trái Đất là bởi vì chúng ta có khả năng hình dung và dự đoán được những gì sẽ xảy ra. Vậy tại sao chúng ta không áp dụng nguyên lí này hay những ưu điểm vượt trội của của bản thân để giúp bản thân sống từng ngày một cách trọn vẹn hơn?

Dẫu tôi vẫn hoàn toàn tán thành quan điểm "Khi mất đi con người mới biết quý trọng" nhưng tôi cũng vững tin được chúng ta cũng có thể tập trân trọng những gì mình đang có thông qua sự rèn luyện lòng biết ơn. Tuy rằng mức độ trân trọng của chúng ta đối với sự vật hay người nào đó có lẽ sẽ không to lớn hay mãnh liệt bằng sau khi chúng ta đã cảm nghiệm cảm giác mất đi nhưng ít nhất thì có vẫn hơn không. Và khi ấy ít nhất chúng ta sẽ không trở thành nô lệ cho hối hận và day dứt và chúng ta có thể tự tin không để chúng gặm nhấm tâm hồn mình vì đơn giản là ta đã làm hết sức rồi.

Trong chương sau, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về một vài cách để xây dựng lòng biết ơn mà tôi đã ứng dụng trong cuộc sống. Thực sự chúng đã khiến cuộc đời trở nên đẹp đẽ và nhiệm màu đến lạ thường khi nhìn đời qua lăng kính của sự biết ơn. Và tôi mong rằng thông qua chương này, bạn sẽ bắt đầu nhận thức được giá trị của những gì miễn phí. Không phải chúng không quý đâu các bạn thân mến mà là do con người ta chưa học cách biết trân quý chúng thôi. Nào, tôi rất mong rằng sẽ được đồng hành cùng bạn ở chương sau đấy.

Take good care for yourself. I love you, guys!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro