CHƯƠNG 31: THẮC MẮC (1)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Hãy chấp nhận trường hợp tệ nhất trước khi bắt tay vào làm một việc gì đó"

Vậy thì trong hai chương trước chúng ta đã cùng đi qua hai cách rèn luyện lòng biết ơn là đặt tiêu đừng đặt kỳ vọng quá nhiều về một sự việc nào đó cùng với lại hãy nhìn xuống dưới để nhận thức được sự may mắn của bản thân. Vậy trong chương này tôi muốn làm rõ hơn về hai cách này vì tôi tin rằng có lẽ sau khi ứng dụng vào đời sống thì các bạn sẽ nảy ra những thắc mắc mới giống như đối với cách đầu tiên thì có thể bạn sẽ cảm thấy "Nếu đặt kỳ vọng không cao thì làm sao mà kết quả cao được? Ví dụ như là kiểm tra học ôn đã đời rồi ra 5 điểm vẫn phải cảm thấy biết ơn ư? Nếu vậy thì có nước bị ba mẹ đánh chết"

Còn với cách thứ hai thì có lẽ bạn sẽ hoài nghe rằng "Ơ thế suốt ngày nhìn xuống như thế thì có lòng biết ơn thật đấy. Nhưng còn đối với vấn đề về năng lực thì sao đây? Không lẽ nhìn cũng nhìn xuống dưới mình người có năng lực kém hơn mình? Rồi biết ơn? Vô lí thế không biết!". Những thắc mắc này rất thật tế đấy các bạn thân mến và chúng ta sẽ cùng nhau đi giải đáp từng cái một trong chương này nha. 

Khi đứng trước một quy tắc nào đó mới thì việc hoài nghi và tìm câu trả lời là rất cần thiết vì đó chính xác là quá trình mà chúng ta học tập và phát triển đấy. Đương nhiên rồi, tôi hoàn toàn khuyến khích các bạn cứ tư duy và động não còn những gì mình thắc mắc thì có thể ghi ra giấy rồi tự tìm lời giải đáp hoặc nếu bản thân nghĩ không ra thì tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác. Quá trình này rất thú vị và đáng để chúng ta bỏ chất xám ra suy nghĩ đấy. Rồi vậy chúng ta vô chủ đề chính luôn nào.

Đối với câu hỏi đầu tiên là về vấn đề của sự kỳ vọng thì nỗ lực mà chúng ta bỏ ra thật sự có quan hệ mật thiết với mức độ kỳ vọng của chúng ta. Ví dụ như bạn A là một học sinh lớp 7 và A có kỳ vọng đạt điểm 10 trong kỳ kiểm tra cuối năm sắp tới. Như vậy thì khả năng cao là A đó sẽ học hành siêng năng chăm chỉ hơn và do đó kết quả cũng có thể được cải thiện theo. Bên cạnh đó thì bạn B theo thuộc tốp 'ham chơi biếng học'  B chỉ trông mong mình được 5 điểm đủ qua môn là ngon lành rồi. Như thế thì hơn 90% là B sẽ chỉ lo ăn chơi chứ bài vở thì thôi miễn bàn đi chứ còn nói gì học hành. Và thế thì kết quả nó cũng nát bét theo luôn.

Đương nhiên cách thức số một để rèn luyện lòng biết ơn là không đặt kỳ vọng quá cao không đồng nghĩa với việc bạn phải đặt kỳ vọng thấp tè như trường hợp thứ hai của B đâu nhé. Việc không đặt kỳ vọng quá cao ở đây mang nghĩa là bạn phải đồng thời có khả năng đạt được mong muốn của mình và dự trước được tình huống không như ý.

Giống như A ở trên là một học sinh chăm ngoan có kỳ vọng muốn đạt điểm 10 đi. Thì bây giờ nếu áp dụng công thức thứ nhất mà tôi đã bảo vào thì không phải là kêu A hạ kỳ vọng xuống xíu xíu cho đỡ trèo cao ngã đau đâu. Vì kỳ vọng đặt điểm 10 là chuyện bình thường mà một học sinh chăm ngoan có khả năng với tới mà. Ấy vậy là đáp ứng được yêu cầu thứ nhất là phải có đủ năng lực đạt được kỳ vọng rồi. Qua yêu cầu thứ hai là phải chấp nhận được kết quả không như ý thì chưa chắc A đã làm được à nha.

Vì đơn giản rất có khả năng kỳ vọng của A sẽ là "Nhất định phải đạt được điểm 10". Trường hợp này khi ra bài kiểm tra được điểm 9 là buồn rười rượi với thất vọng não nề liền vì đơn giản là A không lường trước cái trường hợp xấu là bản thân không đạt được kỳ vọng của mình. Cuộc đời thiếu gì lúc chúng ta không đạt được như ý chứ đúng không mà nếu đặt kỳ vọng kiểu A vậy là thôi xong luôn rồi. Lúc ấy thì cuộc sống chỉ ngập tràn trong chán chường và thất vọng thôi.

Qua ví dụ trên thì tôi tin rằng bạn đã rõ hơn việc không đặt kỳ vọng quá cao là như thế nào rồi. Hay nói cách khác là đối với mọt số trường hợp nhất định thì không nên đặt kỳ vọng tuyệt đối kiểu như "Tôi phải...." Ấy vậy tới đây là thêm một câu hỏi thú vị khác nữa nè. Vậy nếu như không ép buộc bản thân phải thực hiện điều gì thì chúng ta có ích cố gắng hơn không? Vâng câu là trả lời là có đấy. Vậy nên tôi mới bảo là chỉ đối với một số trường hợp nhất định thôi.

Bởi vì vấn đề của "Sự kỳ vọngtuyệt đối" cũng có hai mặt lợi và hại. Xét về mặt lời là khi A muốn bản thân "Chắc chắn phải đạt được điểm 10" thì nỗ lực mà A bỏ ra sẽ nhiều hơn khi kỳ vọng của A là "Muốn đạt được điểm 10". Nhưng còn mặt hại là nếu như kết quả chỉ có 9,8 thì thất vọng là điều không thể tránh khỏi. Theo như quan điểm của tôi thì đối với những trường hợp mà bạn không hoàn toàn kiểm soát được kết quả thì hãy nhớ chừa lại cho mình đường lui.

Giống như việc bạn muốn đạt điểm cao và bạn cố gắng hết sức để đạt được mục tiêu đó. Nhưng bạn cũng nên lường trước đến những tình huống mà cái đề ra đúng ngay mấy cái bài mình không ôn hay hôm đó vừa cãi vã với cha mẹ xong nên đầu óc lú lẫn mà không ra được điểm số như mong muốn. Vậy nếu như bạn đã có có chuẩn bị sẵn tâm lí thì những sự kiện này làm sao mà đánh gục được bạn? Và lúc đó bạn có thể xem chúng là một bài học quý giá trong cuộc sống thay vì là một sự thất bại hay một vết nhơ của cuộc đời.

Và trong một số trường hợp khác thì "Sự kỳ vọng tuyệt đối" có thể làm công cụ để tiếp thêm sức mạnh cho bản thân để làm một điều gì đó. Công cụ này sẽ hữu dụng nhất khi bạn áp dụng với việc mà bạn hàon toàn kiểm soát đầu ra. Lấy ví dụ như việc việc thay đổi những thói quen nhỏ nhặt hằng ngày như đi ngủ, tập thể dục hay thói quen ăn uống rất thích hợp nhất để bạn áp dụng công cụ mang tên "Sự kỳ vọng  tuyệt đối" vì kết quả có làm hay không là hoàn toàn do bạn quyết định.

Nếu như thông thường thì bạn tự nhủ rằng "Tôi muốn chăm sóc sức khỏe mình bằng cách ngủ sớm"  thì đại đa số kết quả là chẳng bao giờ làm được bởi vì câu nói như thế còn nhẹ quá và nó chưa đủ chắc chắn vì chuyện bạn muốn và thứ bạn làm nó còn cách xa nhau một trời một vực đấy chứ. Trong những trường hợp như thế thì bạn không cần chừa cho mình đường lui đâu vì đường lui này đồng nghĩa với lại sự trì hoãn. Việc muốn thay đổi như muốn ngủ sớm hơn, học tốt hơn, siêng năng hơn mà không bắt chính mình thực hiện điều đó thì tất cả chỉ hoàn ảo tưởng mà thôi. 

Thật ra thì học một công thức mới hay cách gì mới cũng đòi hỏi sự linh hoạt hết cả vì nếu cứ cứng nhắc ôm khư cái công thức chuẩn nào đó là bạn mò hoài cũng chẳng ra được kết quả. Minh chứng rõ ràng nhất là mấy môn lắm công thức như Toán hay Lí gì thì cũng từ một công thức đơn giản ban đầu mới đẻ ra thêm nhiều công thức khác nhau nữa đấy. Vậy nên thế hệ sau này mới phải vật lộn với mấy cái công thức lượng giác đeo bám mãi trong những năm phổ thông đấy.

Vậy nên bạn hãy đừng ngần ngại mà áp dụng thử và chọn ra cái nào phù hợp nhất với chính mình. Vì chỉ khi áp dụng thử thì chúng ta mới có thể biết được đâu là điểm yếu hay điểm mạnh của những phương pháp này. Giống như những trường hợp mà nằm ngoài tàm kiểm soát của chính mình thì bạn chẳng cần dùng đên "Sự kỳ vọng tuyệt đối" đâu nhưng còn đối với những cái trong tầm kiểm soát thì cứ thế mà áp vào thôi. 

Vậy trong chương này chúng ta đã được cùng nhau tìm hiểu cách kỳ vọgn như thế nào thì cho phải rồi. Tóm lại, chúng ta chỉ cần đặt kỳ vọng cao cho những việc mình kiểm soát được còn những điều khác thì...cũng đặt kỳ vọng cao luôn nhưng chỉ là không cực đoan như kiểu "Nhất định phải...Không là tôi chết mất". Lưu ý là tôi hoàn toàn không khuyến khích đặt kỳ vọng thấp đâu nhé vì như vậy là thôi chả có ai cố gắng nữa rồi. Nhưng mà chúng ta chỉ cần làm sao cho bản thân mình vừa có thể tiến bộ nhưng vẫn vui vẻ hưởng thụ là được rồi.

Keep going and you will get there

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro