CHƯƠNG 37: TINH THẦN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Hãy lắng nghe con tim của bạn để biết mình muốn và nên làm gì"

Cuộc sống có rất nhiều ngã rẽ và mỗi khi chúng ta đứng trước những ngã rẽ cuộc đời thì sự phân vân và hoang mang bỗng dưng choáng ngợp ngợp lấy tâm hồn khiến con người ta cảm thấy khó mà hít thở nổi. Nên thi vào trường nào, muốn làm công việc gì, muốn sống một cuộc đời như thế nào,... luôn là những câu hỏi khiến chúng ta đau đầu và hoảng loạn tột cùng. Vậy nếu bạn cũng đang bắt gặp những trường hơp như trên thì chương này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách thức để kết nối với con người thật bản thân để tìm ra những gì mình muốn theo đuổi hay những việc mình nên làm.

Trong chương này tôi sẽ nêu ra bốn phương pháp mà tôi cảm thấy rất tâm đắc để cho các bạn cùng tham khảo và mong rằng bạn cũng sẽ có cảm giác khác như vậy khi áp dụng những phương pháp này. 

1) Lắng nghe tiếng nói nội tâm

Để nhận biết những nhu cầu về tinh thần của bản thân như mục đích cuộc sống thì bạn cần phải lắng nghe chính mình. Chắc hẳn bạn dã nghe nhiều về những lợi ích tuyệt vời của việc lắng nghe trong giao tiếp rồi. Vậy thì việc giao tiếp với bản thân hay với nơi sâu thẳm nhất mà chứa đựng con người thật của chúng ta cũng cần phải có sự lắng nghe. Để lắng nghe được thì lại cần tĩnh lặng. Có thể tâm hồn bạn sẽ biết rõ nhất bạn muốn và cần cái gì. Hãy lắng nghe nó và chuẩn bị sẵn tinh thần để đón nhận những thay đổi mới sẽ diễn ra trong cuộc đời bạn.

Vậy thì nói trừu tượng như lắng nghe tiếng nói nội tâm thì tật sự là lắng nghe cái gì? Đó chính là bước chậm lại và dành ra cho bản thân vài phút thảnh thơi để lắng nghe nhịp thở của mình. Và trong quá trình ấy thì hãy quan sát suy nghĩ của bản thân một cách chậm rãi và bình tĩnh. Tốt nhất là đừng nên phán xét gì về những suy nghĩ của bạn hết dẫu chúng có vô lí đến mức nào đi chăng nữa.

Khi mới bắt đầu tập thiền thì tôi vẫn cảm thấy rất khó để mà không đánh giá những suy nghĩ của mình vì chúng đa phần toàn là những suy nghĩ vớ vẩn chẳng giúp ích gì được cho cuộc sống của tôi cả. Nhưng mà càng đánh giá thì trải nghiệm thiền càng trở nên tồi tệ và tệ đến mức mà tôi đã bỏ hành thiền khoảng mấy tháng sau đó. Và bây giờ thì tôi cũng biết rằng lí do thì đơn giản là bởi vì đấu tranh với bản thân lúc nào cũng mệt mỏi cả. Và cái cách mà tôi xua đuổi những suy nghĩ của mình cũng giống như một cuộc trò chuyện mà hai bên đều muốn áp chế đối phương.

Kết quả nhận được chỉ có sự cáu kỉnh mà thôi và nếu như thế thì bạn có dành cả ngày để ngồi thiền thì bạn cũng chẳng lắng nghe được gì đâu. Vì khi phán xét điều gì là không nên thì chúng ta chẳng muốn lắng nghe gì cả. Hãy nhớ rằng những suy nghĩ hay cảm xúc của chúng ta cũng cần được tôn trọng. Và tôn trọng chính là tiền đề của sự gắn kết bất kể với bản thân hay là với người khác. Vậy nên hãy cố gắng thiền hành mỗi ngày một ít trong nhiều ngày. Bạn có thể chỉ thiền 3 phút thôi cũng được nếu bạn cảm giác như thế là đã đủ.

Và đừng quên coi đó là một trải nghiệm để bạn kết nối với bản thân để bạn có thêm động lực nhé. 

2) Quan tâm đến cảm xúc tiêu cực

Có lẽ bạn sẽ khá ngạc nhiên khi nhìn đến phương pháp này nhưng cảm xúc tiêu cực đôi khi cũng là những người thầy tuyệt vời đấy. Chúng ta đã quá quen thuộc với những lời khuyên hãy nhìn đời một cách tích cực lên hay hãy chú ý đến những điều tích cực trong cuộc sống. Nhưng lại không có mấy ai chỉ bảo ta vậy với cảm xúc tiêu cực thì phải làm thế nào? Chúng ta phải xử lí chúng ra sao? Và vì vậy nên ta trốn tránh những cảm xúc tiêu cực của bản thân...

Đáng tiếc rằng đó lại chẳng phải là một cách giải quyết tuyệt vời về lâu dài vì chúng ta cũng bắt đầu cáu gắt với những cảm xúc tiêu cực của chính mình. Và điều chúng ta cần nhớ rằng bản thân cảm xúc tiêu cực thật ra không vẫn tệ như chúng ta nghĩ đâu và để minh chứng cho điều đó thì bạn hãy lấy giấy bút ra và phân tích về những lần mà bạn cảm thấy tồi tệ nhất trong cuộc sống.

Như vậy thì chúng ta sẽ rút được những bài học kinh nghiệm quý giá do cảm xúc tiêu cực ban tăng đấy. Hãy tự hỏi chính mình rằng:

"Khi nào bạn có những cảm xúc tiêu cực như chán nản, giận dữ hay cáu gắt. Khoảng khắc bạn thấy tồi tệ nhất là khi nào?"

"Tại sao bạn lại cảm thấy như vậy? Hay nói cách khác nhân tố chính dẫ đến những xúc cảm đó là gì?

"Lúc đó bạn đã làm gì? Và kết quả như thế nào?"

3) Nghĩ về thành công hay thất bại của bạn

Bây giờ thì bạn có thể thử nghĩ về những điều thành công khiến bạn tự hào trong cuộc sống hay những điều khiến bạn phiền lòng và phân tích chúng. Đó cũng là một cách để kết nối với bản thân đấy vì thành công và thất bại đối với mỗi người là mỗi khác nên chúng là những khái niệm đuọc sinh ra dựa trên hệ giá trị riêng của mỗi người. 

Vậy bây giờ hãy nghĩ về chúng và viết ra bạn đã hành động như thế nào để đạt được thành công đó hay là gặp phải thất bại? Quá trình đó diễn ra như thế nào? Nếu được làm lại thì bạn có làm khác đi không? Hãy hỏi chính bản thân mình và hãy đào sâu vào những giá trị cốt lõi và tìm ra cách thức bạn đánh giá thành công cũng như thất bại của mình. 

Giống như tôi từng xem rằng việc học tập mà không nằm trong top 10 của lớp là một sự thất bại rất đáng buồn nhưng sau khi nghĩ kỹ về chúng thì tôi thấy thật ra cũng chẳng có gì to tát lắm. Bởi vì không nằm trong top 10 cũng đâu đồng nghĩa vơi việc tôi học dốt hay bị mọi người chê trách gì đâu. Suy cho cùng thì đó cũng chỉ là xiềng xích mà tôi tự đặt cho chính mình thôi và giá trị này không làm tôi cảm thấy thoải mái hay tốt đẹp hơn. Vậy đơn giản là vứt chúng đi thôi.

Bạn cũng hãy tìm ra những giá trị hay những tiêu chuẩn khiến bạn cảm thấy tốt đẹp để thực hiện theo.

4) Tập yoga

Việc tập yoga có thể nghe có vẻ hơi khó khăn với một số người nhưng tôi hoàn toàn khuyên bạn nên thử. Không phải ai cũng sẽ có cảm giác tuyệt vời khi thực hành những bộ môn yoga hay thiền. Nhưng bạn hãy làm hết sức mình trong vòng 2 tháng. Có thời hạn luôn đấy bạn vì nhều khi những môn thể thao khién chúng ta tập một ngày rồi bỏ vội vàng với lí do "Tôi đã tập rồi đấy thôi nhưng tôi không thích"

Sự thật là tập kiểu đó thì cũng như không vì thời gian quá ngắn để có thể định đoạt được rằng đó là việc bạn không thích hay đơn giản chỉ là bạn thấy nản quá nên không muốn tập? Rất đáng để suy nghẫm đấy các bạn. Với tôi thì tập yoga cho phép tua chậm lại những khoảnh khắc của cuộc sống - một điều mà chúng ta sẽ chẳng bao giờ để bản thân thực hiện trong thế giới hối hả như ngày nay. Và vì vậy mà những giây phút tập yoga toát lên sự yên bình và nhẹ nhàng đến kỳ diệu.

Nhiều khi nếu bạn đã tập thử thì bạn cũng có thể cảm thấy chán nhưng như tôi nói đấy, khoan bỏ vội. Bạn hãy thử hỏi bản thân mình tại sao lại cảm thấy chán? Có phải là có gì đó sai sai trong cách thức mình tập luyện không? Câu trả lời có thể là do yoga tập mệt quá hoặc là nhàn quá. Hoặc cũng có khả năng là bạn chỉ thực hiện một số động tác trong mấy ngày liền nên cảm thấy ngán ngẩm. 

Bất kể là gì nhưng khi biết được nguyên nhân thì chúng ta có thể tìm giải pháp rồi. Nếu như bạn cảm thấy quá mệt mỏi với giáo trình trong lớp yoga thì bạn có thể nghỉ và tự lên mạng tìm tập theo sở thích và nhu cầu của mình. Còn nếu bạn thấy yoga nhàm quá thì cũng có thể lên Youtube search theo từ khóa "Tập yoga giữ dáng" là kết quả tập cho muốn xỉu lăn tại chỗ luôn còn được nữa. Hoặc là bạn cảm thấy mình tập có vài động tác quen thuộc thì lại lên Google tìm "Những động tác hay trong yoga". Kết quả chỉ có bạn tập không nổi thôi chứ thiếu gì động tác.

Một người hướng dẫn tốti là vô cùng cần thiết cho bất kì một bộ môn nào. Nếu bạn có hứng thú và muốn thử bộ môn này thì kênh "Yoga with Adriene" trên Youtube chắc chắn là một lựa chọn tuyệt vời. Cô ấy có hàng trăm video miễn phí mà bạn có thể thực hành theo để tìm hiểu sâu hơn về chính bản thân mình hay chỉ đơn thuần là tặng mình một số giây phút yên ả ở thời khắc hiện tại. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro