CHƯƠNG 38: NĂNG SUẤT

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Làm sao để gia tăng năng suất của chính mình? Bằng cách nào để có thể học tập hay làm việc ít hơn mà hiệu quả lại cao hơn?

Có lẽ đó cũng là những vấn đề mà bạn đang bận tâm. Chúng ta ai lại chẳng hứng thú với cảnh tượng mình chỉ cần ngồi học vài tiếng trong trường hay ở nhà rồi ăn chơi thoải mái mà điểm vẫn cao bình thường cơ chứ. Vậy thì trong chương này chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu cách thức để đạt được điều đó qua ba phương pháp. Và tôi chắc với các bạn rằng những cách thức này sẽ rất độc đáo và mới lạ nhưng thật sự rất đáng để bạn thử.

1) Thích những gì bạn làm

Nếu bạn cũng quan tâm về việc làm sao để tạo ra năng suất trong học tập cũng như công việc thì có thể bạn đã tìm kiếm và áp dụng rất nhiều cách nhưng kết quả thì cũng chẳng có gì khác biệt cho lắm. Tôi cũng đã từng như thế cho đến khi tôi tìm được một video nói về năng suấtt của Ali Abdaal - một Youtuber trên mạng. Trong đó có một phương pháp mà tôi cảm thấy rất hiệu quả và tâm đắc đó chính là "Thích những gì bạn làm thay vì làm những gì bạn thích".

Và một quy luật đáng kinh ngạc đó là "Khi chúng ta thích những gì mình làm thì tự động chất lượng của công việc sẽ tăng cao thôi". Mà điều quan trọng là thích những gì mình làm chứ không phải làm những gì mình thích đâu nhé. Vì có rất nhiều chuyện chúng ta không thích nhưng vẫn phải làm thôi như học hành hay làm việc chẳng hạn. Và việc tập để hưởng thụ chúng là vô cùng cần thiết nếu bạn đang muốn nâng cao năng suất học tập cũng như hiệu quả làm việc của mình.

Bởi vì đơn giản là thử hỏi có ai mặt mày cau có mỗi khi học hành mà lại đạt được thành tích học tập xuất sắc không? Rất hiếm luôn các bạn mà tôi để ý những người bạn của tôi điểm cao hay thành tích tốt đều có một đam mê nào đó với việc học cả. Lại lấy ví dụ như bạn thích học Hóa thì điểm Hóa bạn tự nhiên sẽ cao hơn những môn khác đúng không. Vậy thì chúng ta có thể nhận ra quy luật tất yếu là năng suất thường đi đôi với cảm giác hứng thú với một công việc nào đó. Nên để tăng được hiệu quả thì hãy học cách hưởng thụ quá trình.

Vậy làm sao để hưởng thụ bây giờ? Nếu như không thích học thì mỗi phút ngồi học khác gì cực hình đâu mà còn đòi hưởng thụ cho bằng được? Vậy thì điều cần làm đầu tiên của bạn là thay đổi suy nghĩ của chính mình bằng cách tìm những trải nghiệm tích cực trong quá trình học. Không lẽ mỗi giây phút ngồi học đều chán ngắt và chẳng có gì hấp dẫn như nhau? Tôi tin chắc câu trả lời là không đâu vì cuộc sống thì làm gì mà được tô điểm bởi một gam màu xám của sự chán chường vô vọng như thế chứ. Chí ít cũng sẽ có những bài tập hay những môn học rồi những tiết học mà bạn cảm thấy hứng thú hơn bình thường.

Thử chú ý đến những điều tốt đẹp và tuyệt vời trong lúc học và tự nhủ với chính mình rằng "Ờm..Có lẽ học cũng không quá tệ đấy chứ" và như thế là bạn đã dần thay đổi cách nhìn về chúng rồi đấy. Phương pháp thứ hai để bạn có thể hưởng thụ những gì mình làm đó là thiết kế không gian sao cho phù hợp với sở thích của bạn. Một không gian tốt sẽ giúp chúng ta có một tâm trạng tốt nên việc đầu tư cho không gian học tập cũng như làm việc là vô cùng cần thiết.

Nếu bạn ở trong trường thì hãy đảm bảo rằng nơi bạn học đừng có chất chồng đồ ăn hay thức uống rồi những chai nhựa đến dầu mỡ của món bánh tráng trộn. Nhìn như thế thì hứng thú học hành là đảm bảo bay hết sạch không chừa một mống gì. Hãy giữ cho nơi bạn ngồi học được gọn gàng và sạch đẹp để mỗi lần bạn ngồi học thì cảm thấy thoải mái và dễ chịu.

Ở nhà thì có thể tự do thiết kế chỗ ngồi của bạn. Một chiếc ghế dựa đủ mềm để không bị đau lưng, một chiếc bàn gỗ cứng cáp hay một chậu cây kiểng xinh xinh. Bất kể bạn thích cái gì thì hãy thiết kế không gian học tập là làm việc của bạn y như vậy. Nếu có thể thì hãy đặt một vài chậu cây xanh nhỏ trước bàn học vì các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thêm cây xanh vào không gian làm viẹc có thể giúp chúng ta giảm stress hiệu quả. 

Một khi bạn ngồi vào một nơi mà bạn thích thì tâm tình sẽ tự nhiên thoải mái nên làm việc hay học tập cũng sẽ dễ dàng hơn. Và cứ yên tâm là năng suất cao cũng sẽ tự đến. Trường hợp mà nó không tìm đến thì bạn cũng đã có một trải nghiệm tuyệt vời rồi nên cũng không có gì buồn phiền và nuối tiếc.

2) Rút ngắn thòi gian làm việc lại

Phươpng pháp này khá phổ biến với tên gọi "Định luật Parkinson". Phương pháp này nói ngắn gọn là bạn cho mình bao nhiêu thời gian để làm một việc thì bạn cũng sẽ dùng hết thôi. Ví dụ như ban cho chính mình 3 tiếng để làm mộtt cái Powerpoint thì bạn sẽ làm được mà bạn cho mình 10 tiếng để làm thì bạn cũng làm y chang như vậy. Nên cốt lõi của định luật này là rút ngắn khỏang thời gian lại cho một công việc dự kiến nào đó.

Đương nhiên lúc sử dụng phương pháp này bạn cũng cần cẩn thận vì đa số chúng ta sẽ làm cho ngắn quá mức luôn. Con người ta được biết là không giỏi dự đoán khả năng của những việc xảy ra trong tương lai. Thông thường chúng ta hay tính toán lệch thời gian để làm một việc gì đó như ăn uống thì ta nghĩ mình chỉ ăn 15 phút thôi nhưng ta quên tính vào cả thơi gian đi mua đồ ăn, xếp hàng rồi kẹt xe hay tán gẫu với đồng nghiệp.

Và bên cạnh đó thì việc rút ngắn thời gian quá mức có thể gây ra stress khá nặng vì bạn cảm giác như có cái gì đang rượt mình vậy. Nên để tránh trường hợp này thì hãy bấm thời gian mỗi khi bạn làm một công việc nào đó và trong lúc đó hãy đảm bảo bạn không lướt mạng xã hội hay trả lời tin nhắn trừ khi đó là một phần trong công việc của bạn. Bạn có thể tính sai chứ yên tâm là cái điện thoại thì không bao giờ đâu nên jan cứ yên tâm mà thử. 

Sau khi biết được mình sẽ mất bao lâu để làm một công việc thì bạn lấy đó làm tiêu chuẩn cho công việc tương tự trong tương lai. Việc này sẽ giúp bạn không lãng phí thời gian vào những điều không liên qua như đang tìm cách giải bài Toán cái tìm một hồi không hiểu sao vô Messsnger tìm là thôi hỏng luôn rôi. Bài Toán đó ít nhất 30 phút mới giải xong được luôn quá. 

Và khi bạn cảm thấy rằng có thể mình sẽ hoàn thành được việc này trong thời gian ngắn hơn thì đừng ngại thử sức. Nhưng quan trọng là đừng để đó như một trải nghiệm tồi tệ mà bạn phải chạy đua với thời gian. Như vậy thì mệt mỏi về thể xác lẫn tinh thần lắm chứ năng suât, chất lượng, hiệu quả đâu thì vẫn chưa thấy được. Nên nhớ là bước đầu tiên là khiến bản thân cảm thấy thoải mái luôn rất quan tọng và hãy tuân thủ theo nếu bạn muốn có năng suất cao.

3) Làm việc hay học tập liên tục

Làm việc tập trung mà không gián đoạn sẽ khiến cho năng suất của bạn cao cực kỳ luôn và điều đó là tôi chắc chắn. Bạn sẽ thấy hiệu quả khác nhau khi bạn làm việc liền trong 30 phút và chia nhỏ ra hai phiên cứ mỗi 15 phút là đi nghỉ ngơi. Việc này có lẽ hơi ngược với phương pháp Podomoro một ít nhưng việc đó là tùy cảm nhận của mỗi người thôi. Đôi khi một số công việc thiên về sáng tạo hay phải xài não nhiều thì áp dụng phương pháp Podomoro là tuyệt vời luôn nhưng đó cũng không phải là chuẩn mực duy nhất. 

Theo tôi thì linh hoạt vẫn là tốt nhất và khi nào bạn thấy mình nên nghỉ ngơi thì nghỉ thôi. Có một vài công việc mà bạn làm liền trong 1 tiếng sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với chia ra hai phiên đấy. Đương nhiên là vấn đề này luôn tùy thuộc mỗi người và bạn hãy linh hoạt điều chỉnh khung thời gian sao cho phù hợp với bản thân bạn. Phương pháp thì không có đúng hay sai mà chỉ có hợp hay không hợp mà thôi. Hợp thì giữ mà không hơp thì vứt đi, đơn giản vậy thôi các bạn thân mến.

Khi bạn cảm thấy cảm hứng tuôn trào hay hứng thú học tập đang tăng cao thì cứ cuốn theo đó đi là đảm bảo năng suất cao ngất ngưỡng luôn. Còn khi nào mệt mệt rồi thì đừng cố mà cứ ngồi nghỉ một tí, không sao hết rồi làm tiếp có khi lại là một lựa chọn tốt hơn là cứ làm bất chấp cơ thể đang mệt không chịu nổi.

Cuối cùng thì phương pháp mà đi đôi với hành động thì luôn là lí tưởng nhất. Vậy nên hãy cứ chọn một cái nào đó mà bạn cảm thấy đơn giản và dễ thực hiện nhất rồi làm luôn trong hôm nay. Nhưng quan trọng nhất vẫn là  tìm kiếm những gì khiến chính mình thoải mái và dễ chịu. Khi ấy thì năng suất sẽ tự tìm đến.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro